Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2055/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đức Quyền
Ngày ban hành: 17/06/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2055/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 17 tháng 06 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ THỦY LỢI TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/01/2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Quyết định số 1339/2012/QĐ-UBND ngày 09/5/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục thẩm định phê duyệt quy hoạch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 3402/QĐ-UBND ngày 27/9/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương lập Quy hoạch tổng thể thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 128/QĐ-UBND ngày 14/01/2011 và Quyết định số 760/QĐ-UBND ngày 15/3/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề cương và dự toán dự án Quy hoạch tổng thể thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 3641/QĐ-UBND ngày 05/11/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập Hội đồng thẩm định dự án: Quy hoạch tổng thể thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Biên bản họp Hội đồng thẩm định Dự án ngày 16/01/2013 và Báo cáo thẩm định Dự án: Quy hoạch tổng thể thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ngày 03/5/2013 của Hội đồng thẩm định Dự án;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 65/TTr-SNN&PTNT ngày 09/5/2013 về việc phê duyệt dự án: Quy hoạch tổng thể thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, kèm theo hồ sơ, tài liệu có liên quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, gồm các nội dung sau:

I. Phạm vi nghiên cứu:

Toàn bộ vùng diện tích của tỉnh Thanh Hóa có xét đến ảnh hưởng của các khu vực phụ cận liên quan đến lưu vực sông trên địa bàn tỉnh, bao gồm các lưu vực: Sông Mã, sông Hoạt, sông Yên và sông Bạng.

II. Mục tiêu quy hoạch:

- Trên cơ sở hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi; phương hướng, tiêm năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đề xuất các giải pháp tổng thể về thủy lợi nhằm chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Đảm bảo phát triển bền vững và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước các lưu vực sông; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Quy hoạch tổng thể thủy lợi tỉnh Thanh Hóa nhằm từng bước ổn định và phát triển sản xuất, đảm bảo an toàn cho nhân dân, nâng cao mức đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, tiêu thoát và chống lũ góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

III. Nhiệm vụ quy hoạch:

1. Nhiệm vụ chung:

- Rà soát quá trình phát triển và bảo vệ nguồn nước; đánh giá sự phù hợp của quá trình phát triển thủy lợi trong việc thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Đề xuất các giải pháp tổng thể về thủy lợi, thủy lợi gắn với thuỷ điện ở các hồ đập, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Nhằm đảm bảo phát triển bền vững và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở các lưu vực sông vùng nghiên cứu.

- Nghiên cứu xây dựng các công trình cấp, thoát nước, phòng chống lũ; các công trình cửa sông để hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn, tiêu thoát nước cho vùng ven biển.

- Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển thủy lợi đến 2020 và định hướng đến 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong vùng dự án.

2. Nhiệm vụ cụ thể:

a) Về cấp nước:

- Cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp với tần suất đảm bảo từ P=75% lên P=85%. Với diện tích lúa được tưới ổn định từ 125.000ha đến 130.000ha. Diện tích màu và cây công nghiệp được tưới từ 50.000ha đến 60.000ha; cấp nước tạo nguồn cho dân sinh và các ngành kinh tế khác, gồm:

+ Tạo nguồn cấp nước phục vụ dân sinh trong vùng.

+ Tạo nguồn cấp nước nuôi trồng thủy sản với diện tích từ 5.500ha đến 6.000ha.

+ Cấp nước cho sinh hoạt nông thôn đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày - đêm.

+ Tạo nguồn cấp nước cho công nghiệp và kinh tế tập trung như: Khu kinh tế Nghi Sơn; Khu công nghiệp Lễ Môn; Khu công nghiệp Đình Hương - Tây Ga; Khu công nghiệp Tây Nam thành phố Thanh Hóa; Khu công nghiệp Bỉm Sơn; Khu công nghiệp Lam Sơn; Khu công nghiệp Bãi Trành; Khu công nghiệp Ngọc Lặc...

- Xác định khả năng đáp ứng nguồn nước cho các ngành kinh tế trong vùng từng giai đoạn trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Các giải pháp cấp nước tổng thể có tính đến sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, như: Phương án đẩy mặn, cấp nguồn nước cho dân sinh và các cụm công nghiệp tập trung, phương án công trình để cấp nước tưới và nuôi trồng thủy sản...

b) Về tiêu thoát:

- Đảm bảo tiêu thoát nước phục vụ sản xuất với tần suất P = 10%.

- Đánh giá khả năng tiêu thoát các công trình hiện có.

- Xác định tiêu chuẩn tiêu úng: Tần suất mưa tiêu, thời kỳ tiêu.

- Đề xuất các giải pháp tổng thể tiêu úng cho các vùng hạ du các lưu vực sông đảm bảo tiêu thoát cho vùng trũng úng thường xuyên.

c) Về chống lũ:

- Đảm bảo chống lũ trên các triền sông theo chiến lược phát triển thủy lợi toàn Quốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Đánh giá hiện trạng phòng chống lũ ở các lưu vực sông.

- Đề xuất các giải pháp chống lũ cho các lưu vực sông. Trong đó triền sông Mã đảm bảo với tần suất P = 1%; sông Chu P = 0,6%. Các triền sông còn lại đảm bảo với tần suất P = 10%.

- Đảm bảo quy định về quy trình vận hành liên hồ do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Về xâm nhập mặn:

Nghiên cứu các giải pháp đẩy mặn, ngăn mặn tạo nguồn nước ngọt để đảm bảo sản xuất cho vùng đồng bằng ven biển.

e) Về tác động môi trường:

Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường.

f) Về đảm bảo giao thông đường thủy:

Phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông Vận tải để phát huy tốt giao thông đường thủy ở các tuyến sông, kênh đã có và trong quy hoạch.

IV. Phân vùng Quy hoạch:

Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có tổng cộng 2.524 công trình thủy lợi đầu mối. Trong đó có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng, 891 trạm bơm tưới, tiêu các loại. Được phân bố theo các vùng như sau:

1. Phân vùng cấp nước tưới: Gồm 7 vùng.

Vùng 1: Thượng nguồn sông Mã, gồm các huyện: Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Mường Lát và Cẩm Thủy.

Vùng 2: Lưu vực sông Bưởi gồm huyện Thạch Thành và 11 xã huyện Vĩnh Lộc.

Vùng 3: Bắc sông Mã gồm các huyện: Hà Trung, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, thị xã Bỉm Sơn và 5 xã thuộc huyện Vĩnh Lộc.

Vùng 4: Nam sông Mã - Bắc sông Chu gồm: huyện Yên Định, 17 xã thuộc huyện Ngọc Lặc, 16 xã thuộc huyện Thọ Xuân và 15 xã, thị trấn huyện Thiệu Hóa.

Vùng 5: Lưu vực sông Âm gồm huyện Lang Chánh và 5 xã thuộc huyện Ngọc Lặc;

Vùng 6: Thượng nguồn sông Chu gồm: 15 xã, thị trấn thuộc huyện Thường Xuân và 6 xã thuộc huyện Như Xuân, 1 xã thuộc huyện Như Thanh.

Vùng 7: Nam sông Chu gồm các huyện: Triệu Sơn, Nông Cống, Đông Sơn, TP. Thanh Hóa, Quảng Xương, thị xã Sầm Sơn, Tĩnh Gia và một phần các huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Như Thanh, Như Xuân.

2. Phân vùng tiêu: Gồm 06 vùng.

Vùng 1: Thượng nguồn sông Mã, gồm các huyện vùng đồi núi cao của tỉnh Thanh Hóa: Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn, Bá Thước, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc.

Vùng 2: Thượng nguồn sông Chu, gồm: huyện Thường Xuân, một phần diện tích huyện Như Xuân và huyện Lang Chánh.

Vùng 3: Lưu vực sông Bưởi, gồm các huyện: Thạch Thành, Vĩnh Lộc.

Vùng 4: Bắc sông Mã, gồm: Thị xã Tam Điệp, 24 xã và 1 thị trấn của huyện Hà Trung, toàn bộ huyện Nga Sơn, huyện Hậu Lộc và 43 xã của huyện Hoằng Hóa; 05 xã và thị trấn Tào Xuyên của TP. Thanh Hóa.

Vùng 5: Đồng bằng Nam sông Mã - Bắc sông Chu, gồm: Huyện Yên Định, 16 xã phía Bắc huyện Thọ Xuân và 15 xã phía Bắc huyện Thiệu Hóa.

Vùng 6: Nam sông Chu, gồm các huyện: Tĩnh Gia, Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống, Quảng Xương, Triệu Sơn, Đông Sơn, TP. Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn và phần còn lại của huyện Thọ Xuân và huyện Thiệu Hóa.

V. Giải pháp quy hoạch:

1. Quy hoạch cấp nước tưới và nuôi trồng thủy sản:

a) Vùng 1 (Thượng nguồn sông Mã): Nâng cấp, hoàn chỉnh 42 hồ chứa, 204 đập dâng, 10 trạm bơm tưới. Xây dựng mới 48 công trình và kiên cố hoàn thiện hệ thống kênh tưới.

b) Vùng 2 (Lưu vực sông Bưởi)

- Xây dựng mới đập Chòm Mo tại xã Thành Trực, huyện Thạch Thành trên dòng chính sông Bưởi để tạo nguồn cho vùng. Xây mới 11 đập đâng và 2 trạm bơm.

- Sửa chữa, nâng cấp 15 hồ chứa, 7 đập dâng, 23 trạm bơm tưới và kiên cố hoàn thiện hệ thống kênh tưới.

c) Vùng 3 (Vùng Bắc sông Mã)

- Xây dựng đập ngăn mặn trên sông Lèn gồm 2 tuyến, tuyến 1 tại xã Hưng Lộc huyện Hậu Lộc phía sau ngã ba kênh De - sông Lèn, tuyến 2 tại xã Đa Lộc huyện Hậu Lộc cách cửa Lạch Sung khoảng 3,5 ÷ 4,0km để tạo nguồn nước cấp và đẩy mặn cho vùng. Nạo vét 6km đầu sông Lèn (từ ngã Ba Bông về hạ lưu) để lấy thêm nguồn nước từ sông Mã vào sông Lèn.

+ Xây dựng âu ngăn mặn trên sông Càn tại xã Nga Phú huyện Nga Sơn; nạo vét sông Càn để tận dụng nguồn nước từ kênh Vách Bắc chuyển xuống và từ các kênh tiêu phía Ninh Bình chảy về để cấp nước cho các xã Nga Thái, Nga Phú, Nga Điền.

+ Sửa chữa, nâng cấp hoàn chỉnh 12 hồ chứa, 77 trạm bơm tưới; xây dựng mới 5 tram bơm tưới và kiên cố hoàn thiện hệ thống kênh tưới, kênh nội đồng trong vùng.

d) Vùng 4 (Nam sông Mã - Bắc sông Chu)

- Lấy nước từ hồ Cửa Đạt bằng hệ thống kênh Bắc Cửa Đạt để tiếp nguồn tưới thay thế toàn bộ khu tưới hiện nay do hệ thống trạm bơm Kiểu (Nam sông Mã) phụ trách là 6.000ha. Tưới thay thế cho 157 trạm bơm lấy nước dọc sông Mã, sông Chu và sông Cầu Chày với diện tích canh tác 17.407ha. Tưới thay thế và hỗ trợ nguồn cho 7 hồ chứa có diện tích lưu vực nhỏ, khả năng sinh thủy kém để đảm bảo tưới 256ha. Kết hợp với đập Cửa Khâu để tưới đảm bảo cho 720ha.

- Nâng cấp hoàn chỉnh 30 hồ chứa, 15 đập dâng và kiên cố hệ thống kênh tưới trong vùng; xây dựng mới 7 hồ chứa, 2 đập dâng và 1 trạm bơm tưới.

Trong thời gian hệ thống kênh Bắc hồ Cửa Đạt chưa xây dựng xong vẫn sử dụng hệ thống công trình hiện có để phục vụ cấp nước để đảm bảo các hoạt động sản xuất và sinh hoạt trong vùng.

e) Vùng 5 (Lưu vực sông Âm): Nâng cấp hoàn chỉnh các hồ chứa, đập dâng xuống cấp nằm ngoài khu tưới của kênh Bắc hệ thống Cửa Đạt gồm: 15 hồ chứa, 33 đập dâng và xây dựng mới 26 công trình đầu mối.

f) Vùng 6 (Vùng thượng nguồn sông Chu): Nâng cấp hoàn chỉnh 15 hồ chứa, 34 đập dâng, kiên cố hoàn thiện hệ thống kênh tưới nội đồng và xây dựng mới 12 công trình hồ, đập.

g) Vùng 7 (Vùng Nam sông Chu): Nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống kênh Bái Thượng đảm bảo mặt cắt thiết kế để tăng cường khả năng chuyển tải nước cho cuối nguồn, giảm thiểu tổn thất; tăng khả năng tưới tự chảy và tưới thay thế cho 79 trạm bơm. Nâng cấp hoàn chỉnh 103 hồ chứa, 48 trạm bơm, kiên cố hoàn thiện hệ thống kênh tưới nội đồng và xây dựng mới 7 hồ chứa, 1 trạm bơm.

2. Giải pháp tiêu thoát và chống lũ:

2.1. Tiêu thoát:

a) Đối với các vùng: Vùng 1, vùng 2, thượng nguồn sông Bưởi, lưu vực sông Bạng và vùng đồi núi huyện Như Xuân: Tiêu úng hoàn toàn dựa vào địa hình sông suối tự nhiên.

b) Vùng hạ du sông Bưởi

- Nạo vét các trục tiêu để tăng khả năng tiêu tự chảy khi mực nước sông Bưởi chưa cao, gồm các trục tiêu: Cổ Tế, Yên Phú, Đông Sơn - Cự Lý, Yên Dạ huyện Thạch Thành. Sóc Sơn 1, Sóc Sơn 2 huyện Vĩnh Lộc.

- Xây dựng mới trạm bơm tiêu để tiêu cho vùng trũng thấp, gồm: Trạm bơm Tụng Bò, Đồng Xác xã Thanh Hưng, Mã Nứa xã Thành Kim, Hóm Sâm Thạch Bình, Duyên Linh xã Thạch Đồng, huyện Thạch Thành và các trạm bơm Cổ Tế xã Vĩnh Long, Ao Su xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.

c) Vùng 4 (Bắc sông Mã): Nạo vét 39 trục tiêu, sửa chữa, nâng cấp 19 trạm bơm và xây dựng mới 4 trạm bơm.

d) Vùng 5 (đồng bằng Nam sông Mã - Bắc sông Chu): Nạo vét 8 trục tiêu, sửa chữa, nâng cấp 4 trạm bơm và xây dựng mới 3 trạm bơm.

e) Vùng 6 (Nam sông Chu)

+ Nạo vét 64 trục tiêu thuộc các hệ thống tiêu Quảng Châu, sông Lý, sông Hoàng, sông Nhơm, sông Rào - sông Đơ và kênh Than.

+ Sửa chữa, nâng cấp 30 trạm bơm và xây dựng mới 20 trạm bơm.

2.2. Chống lũ

- Nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới các trạm đo mưa tự ghi, trạm đo mực nước tự ghi, trạm theo dõi lũ ống, lũ quét, xây dựng chương trình mô hình dự báo, mạng truyền và cập nhật dữ liệu để nâng cao năng lực dự báo và cảnh báo.

- Đối với hệ thống sông Mã, sông Chu cần củng cố đê cho đủ mặt cắt, xây dựng hồ chứa phía thượng nguồn để tham gia cắt lũ, chống lũ trên triền sông Mã đảm bảo với tần suất P = 1%; sông Chu P = 0,6%.

- Đối với hệ thống sông Yên, sông Bạng:

+ Hoàn chỉnh hệ thống đê, bờ bao, các cống tiêu nội vùng không cho lũ ngoại lai trên sông ở giai đoạn lũ lớn xâm nhập vào nội vùng.

+ Sửa chữa, nâng cấp, xây mới các trạm bơm để đảm bảo tiêu cho các vùng trũng thấp.

+ Nâng cấp các tuyến đê sông Hoàng, sông Nhơm, sông Bạng, sông Yên chống lũ đảm bảo với tần suất P = 10%.

+ Nâng cấp các trục tiêu nội đồng đảm bảo chống được lũ tần suất P = 10%.

- Đối với các tuyến đê biển: Nâng cấp và hoàn chỉnh các tuyến đê biển đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng như các tuyến đê biển huyện Hậu Lộc, huyện Hoằng Hóa, huyện Nga Sơn, huyện Tĩnh Gia, thị xã Sầm Sơn.

VI. Danh mục công trình cần nâng cấp và làm mới:

Tổng số công trình quy hoạch đầu tư sửa chữa, nâng cấp và làm mới là 1.107 công trình. Trong đó: Tổng số công trình phục vụ tưới và cấp nước nuôi trồng thủy sản (NTTS) là 861 công trình; công trình phục vụ tiêu thoát là 211 công trình; công trình phục vụ chống lũ 35 công trình. Được phân đầu tư theo các giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn từ nay đến năm 2015:

Tổng số công trình sửa chữa, nâng cấp và làm mới là 132 công trình. Trong đó: Sửa chữa, nâng cấp là 123 công trình, làm mới 9 công trình. Cụ thể như sau:

- Về tưới: Sửa chữa, nâng cấp 96 công trình; làm mới 7 công trình.

- Về tiêu thoát: Sửa chữa, nâng cấp 19 công trình; làm mới 2 công trình.

- Về chống lũ: Sửa chữa, nâng cấp 8 công trình.

2. Giai đoạn từ năm 2016 đến 2020:

Tổng số công trình sửa chữa, nâng cấp và làm mới là 220 công trình. Trong đó: Sửa chữa, nâng cấp là 174 công trình, làm mới 46 công trình. Cụ thể như sau:

- Về tưới: Sửa chữa, nâng cấp 107 công trình; làm mới 26 công trình.

- Về tiêu thoát: Sửa chữa, nâng cấp 51 công trình; làm mới 20 công trình.

- Về chống lũ: Sửa chữa, nâng cấp 16 công trình.

3. Giai đoạn sau năm 2020:

Tổng số công trình sửa chữa, nâng cấp và làm mới là 755 công trình. Trong đó: Sửa chữa, nâng cấp là 648 công trình, làm mới 107 công trình. Cụ thể như sau:

- Về tưới: Sửa chữa, nâng cấp 533 công trình; làm mới 92 công trình.

- Về tiêu thoát: Sửa chữa, nâng cấp 104 công trình; làm mới 15 công trình.

- Về chống lũ: Sửa chữa, nâng cấp 11 công trình.

VII. Kinh phí đầu tư và phân kỳ đầu tư:

1. Tổng kinh phí đầu tư của dự án:      22.368 tỷ đồng. Trong đó:

- Cấp nước nông nghiệp và NTTS:           15.542 tỷ đồng;

- Tiêu úng:                                             2.225 tỷ đồng;

- Chống lũ:                                            4.601 tỷ đồng.

Tổng kinh phí đầu tư không bao gồm kinh phí cho giải pháp phi công trình chống lũ và kinh phí đầu tư của các dự án cấp nước sinh hoạt và công nghiệp (dự án: Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt).

2. Phân kỳ đầu tư:

a) Giai đoạn từ nay đến năm 2015: Tổng kinh phí 5.279 tỷ đồng. Trong đó:

- Cấp nước nông nghiệp và NTTS:           3.517 tỷ đồng;

- Tiêu úng:                                             622 tỷ đồng;

- Chống lũ:                                            1.140 tỷ đồng.

b) Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020: Tổng kinh phí 9.734 tỷ đồng. Trong đó:

- Cấp nước nông nghiệp và NTTS:           6.844 tỷ đồng;

- Tiêu úng:                                             734 tỷ đồng;

- Chống lũ:                                            2.156 tỷ đồng.

c) Giai đoạn sau năm 2020: Tổng kinh phí 7.355 tỷ đồng. Trong đó:

- Cấp nước nông nghiệp và NTTS:           5.181 tỷ đồng;

- Tiêu úng:                                             869 tỷ đồng;

- Chống lũ:                                            1.305 tỷ đồng.

VIII. Các sản phẩm của Dự án được phê duyệt kèm theo Quyết định này:

1. Bản đồ số hóa tỷ lệ 1/100.000:

- Bản đồ Hiện trạng thủy lợi tỉnh Thanh Hóa.

- Bản đồ Quy hoạch công trình thủy lợi phục vụ cấp nước.

- Bản đồ Quy hoạch các công trình thủy lợi phục vụ tiêu úng.

- Bản đồ Vùng ảnh hưởng mặn do ảnh hưởng biến đổi khí hậu.

2. Báo cáo:

- Báo cáo tổng hợp.

- Báo cáo tóm tắt.

- Báo cáo hiện trạng và phương hướng phát triển KT-XH.

- Báo cáo thủy văn nguồn nước.

- Báo cáo thủy nông.

- Báo cáo thủy công, kinh tế.

- Báo cáo thủy lực kiệt, mặn sông Mã.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 2. Triển khai thực hiện:

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức công bố Quy hoạch này theo quy định; theo dõi, chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, các công ty khai thác công trình thủy lợi, các đơn vị có liên quan trong tỉnh thực hiện đúng nội dung Quy hoạch được phê duyệt.

- Trên cơ sở Quy hoạch được duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan đề xuất chủ trương lập các quy hoạch thủy lợi chi tiết cho các vùng trong tỉnh.

- Căn cứ Quy hoạch này, các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm lập dự án đầu tư khi có chủ trương đầu tư; tổ chức triển khai thực hiện dự án theo đúng Luật Xây dựng 2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009; Luật Đấu thầu 2005 và Nghị định số: 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2055/QĐ-UBND ngày 17/06/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.358

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.133.206
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!