THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
18/2000/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 03 tháng 2 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 18/2000/QĐ-TTG NGÀY 03 THÁNG 02 NĂM 2000 ĐẦU TƯ DỰ ÁN
XÂY DỰNG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH (GIAI ĐOẠN 1)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Thông báo số 271 - TB / TW ngày 23 tháng 12 năm 1999 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam thông báo ý kiến cuả Bộ Chính trị về chủ
trương xây dựng đường Hồ Chí Minh;
Căn cứ vào Quyết định số 789/TTg ngày 24 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể xa lộ Bắc Nam (nay là đường Hồ Chí
Minh);
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (văn bản số 202/VPTT-DAXLBN ngày 20
tháng 01 năm 1999 và số 271 CV/ BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2000), ý kiến thẩm
định của Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư (văn bản số 64/TĐNN
ngày 19 tháng 5 năm 1999 và số 07/TĐNN ngày 01 tháng 02 năm 2000),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đầu tư dự án xây
dựng đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: đường Hồ Chí Minh
(giai đoạn1).
2. Phạm vi dự án:
- Điểm đầu: tại Hoà Lạc - Hà Tây
(điểm cuối của đường Láng - Hoà Lạc).
- Điểm cuối: ngã tư Bình Phước -
thành phố Hồ Chí Minh (điểm giao cắt quốc lộ 13 với xa lộ Đại Hàn).
Đường Hồ Chí Minh đi theo tuyến
quy hoạch qua các địa danh:
Hoà Lạc đ Xuân Mai đ Ngọc Lạc đ
Tân Kỳ đ Phố Châu đ Tân Ấp đ Khe Ve đ Khe Gát .
Từ Khe Gát, đường Hồ Chí Minh
được phân thành 2 nhánh:
+ Nhánh 1 dài 364 km, đi về phía
Đông và cách quốc lộ 1A khoảng 10 á 15 km theo tuyến quy hoạch xa lộ Bắc Nam
được duyệt qua các địa danh:
Khe Gát đ Bùng đ Cam Lộ đ Phà Tuần đ Hải Vân đ Hà Nha đ Thạnh Mỹ .
+ Nhánh 2 dài 514 km, đi về phía
Tây qua các địa danh:
Khe Gát đ đèo U Bò đ ngã ba Dân
Chủ đ Khe Sanh theo quốc lộ 9 tới Đăk Rông đ A Lưới đ Hiên đ Thạnh Mỹ .
Từ Thạnh Mỹ đi theo tuyến quy
hoạch xa lộ Bắc Nam qua: Ngọc Hồi đ Kon Tum đ Plei Ku đ Buôn Ma Thuột đ Đăk
Nông đ Chơn Thành đ ngã tư Bình Phước.
Để phát huy
hiệu quả vốn đầu tư, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an
ninh quốc phòng và bảo đảm giao thông Bắc Nam liên tục thông suốt, giai đoạn 1
tập trung đầu tư xây dựng các đoạn: Xuân Mai đ Cam Lộ và Thạnh Mỹ đ Ngọc Hồi
theo tuyến quy hoạch. Đồng thời, xây dựng nhánh 2 (bao gồm Khe Gát đ Khe Sanh
và Đăk Rông đ Thạnh Mỹ) .
3. Quy mô và
tiêu chuẩn kỹ thuật:
a) Đường:
Các đoạn có địa hình thuận lợi,
có lưu lượng vận tải lớn, thiết kế theo tiêu chuẩn hình học của đường cao tốc
(TCVN 5729-97) phù hợp với quy hoạch được duyệt; các đoạn có địa hình khó khăn
thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô tô thông thường (TCVN 4054-85). Mặt cắt ngang
trên toàn tuyến có quy mô 2 làn xe, đảm bảo bền vững, khuyến khích làm mặt
đường bêtông xi măng.
Quy mô và tiêu chuẩn kỹ
thuật theo bảng sau:
TT
|
Phân
đoạn
|
Chiều
dài (km)
|
Tiêu
chuẩn thiết kế
|
Quy
mô giai đoạn 1
|
1
|
Hoà Lạc - Xuân Mai
|
13
|
Đi trên QL21 hiện hữu
|
2
|
Xuân Mai - Tân Kỳ
|
297
|
TCVN 5729-97
|
Nền 9m, mặt 6m, gia cố lề 2 x
1m
|
3
|
Tân Kỳ - Bùng
|
233
|
TCVN 4054-85
|
Nền 9m, mặt 6m, cục bộ có thể
hẹp hơn, gia cố lề 2 x 1m
|
4
|
Bùng - Cam Lộ
|
157
|
TCVN 5729-97
|
Nền 9m, mặt 6m, gia cố lề 2 x
1m
|
5
|
Cam Lộ - Đăkrông
|
38
|
Đang đầu tư theo dự án QL9,
không thuộc phạm vi dự án này
|
6
|
Nhánh 2:
+ Khe Gát - Khe Sanh
+ Đăkrông- Thạnh Mỹ
|
514
244
256
|
TCVN 4054-85
|
Nền 7,5m, mặt 5,5 m, cục bộ có
thể hẹp hơn, gia cố lề 2 x 1m
|
7
|
Thạnh Mỹ - Ngọc Hồi
|
164
|
TCVN 4054-85
|
Nền 9m, mặt 6m, cục bộ có thể
hẹp hơn, gia cố lề 2 x 1m.
|
8
|
Ngọc Hồi - Kon Tum - Pleiku -
Buôn Ma Thuột - Chơn Thành
|
557
|
Đi trên QL14 hiện hữu
|
9
|
Chơn Thành - Ngã tư Bình Phước
|
69
|
Đi trên QL13 hiện hữu
|
|
|
|
|
|
|
b) Cầu:
- Khổ cầu: bằng bề rộng nền
đường.
- Tải trọng thiết kế: H30-HK80 +
người đi 300kg/m2.
c) Hệ thống công trình phòng hộ,
công trình phụ trợ và công trình an toàn giao thông xây dựng theo yêu cầu khai
thác của tuyến đường.
Khi thiết kế các công trình, cần
đối chiếu với đỉnh lũ năm 1999, đảm bảo giao thông thông suốt quanh năm.
4. Tiến độ
thực hiện:
Khởi công: đầu năm 2000.
Hoàn thành: năm 2003.
5. Tổng mức đầu tư
và nguồn vốn:
a) Tổng mức
đầu tư giai đoạn 1: khoảng 5.300 tỷ đồng
(Năm ngàn ba trăm tỷ đồng
- tính tại thời điểm lập dự án và ứng với mặt đường bê tông nhựa).
b) Nguồn vốn:
Vốn ngân sách cấp, kể cả vốn vay
ODA (nếu có).
6. Tổ chức thực hiện và huy động
lực lượng tham gia xây dựng công trình:
- Ủy quyền Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải:
+ Phê duyệt thiết kế kỹ thuật,
dự toán các hạng mục công trình.
+ Giao nhiệm vụ trực tiếp cho
các đơn vị tư vấn trong nước thuộc Bộ Giao thông vận tải và Bộ Quốc phòng:
. Khảo sát, lập hồ sơ thiết kế
kỹ thuật và dự toán.
. Giám sát thi công (độc lập
hoặc phối hợp với tư vấn Cu Ba).
- Cho phép Bộ Giao thông vận tải
mời tư vấn Cu Ba tham gia nhiệm vụ tư vấn giám sát thi công. Bộ Giao thông vận
tải tiến hành thảo luận với Bạn và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định.
- Giao Bộ Giao thông vận tải
phối hợp với Bộ Xây dựng thống nhất về mức chi phí tư vấn phù hợp với điều kiện
thực tế của dự án, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2000.
- Giao Bộ Giao thông vận tải
phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị xây dựng chuyên nghiệp của Trung ương (đối
với các đơn vị xây dựng chuyên nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Xây dựng, dựa
trên cơ sở đề xuất của hai Bộ) và địa phương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định.
- Các đơn vị chuyên nghiệp được
giao nhiệm vụ xây dựng:
+ Có trách nhiệm sử dụng tối đa
lực lượng lao động nhàn rỗi, lực lượng lao động tại các địa phương có tuyến đi
qua, không được chuyển nhượng hợp đồng; tuân thủ các quy định về trật tự an
toàn xã hội và bảo vệ môi trường.
+ Được tạm ứng tới 20% giá trị
hợp đồng và có nghĩa vụ tiết kiệm 5% giá trị dự toán xây lắp được duyệt.
Điều 2.
- Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận
tải.
- Đại diện chủ đầu tư: Ban Quản
lý dự án đường Hồ Chí Minh.
Điều 3. Phân giao nhiệm
vụ:
1. Bộ Giao
thông vận tải có nhiệm vụ:
- Tổ chức cắm mốc lộ giới quy
hoạch theo thứ tự ưu tiên và giao cho các địa phương quản lý chặt chẽ, trước hết
là những đoạn tuyến qua các khu vực đông dân cư.
- Phối hợp với các tỉnh, thành
phố và các ngành có liên quan chỉ đạo việc đền bù, giải phóng mặt bằng để đảm
bảo tiến độ xây dựng công trình.
2. Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài
chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Phối hợp thực hiện các biện pháp
huy động, bảo đảm nguồn vốn phù hợp tiến độ dự án.
3. Bộ Quốc phòng: tổ chức huy
động các lực lượng trực thuộc sử dụng phương tiện khí tài sẵn có thực hiện
nhiệm vụ rà phá bom mìn theo tiến độ dự án, đảm bảo an toàn và tiết kiệm. Chủ
động phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xác định các công trình quốc phòng có
liên quan đến tuyến đường.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: quy hoạch các hồ, đập thuỷ lợi, các khu vườn quốc gia, các vùng cây
nguyên liệu công nghiệp; trích trong chương trình trồng 5 triệu ha rừng để
trồng rừng dọc hành lang tuyến đường.
5. Bộ Xây dựng: kết hợp với các
địa phương quy hoạch các khu tái định cư, các đô thị, các khu công nghiệp mới,
các điểm dịch vụ... dọc tuyến đường.
6. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường: quy định về công tác bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng
và khai thác sau này.
7. Bộ Y tế: phối hợp với Bộ Giao
thông vận tải chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh, chữa bệnh trong quá trình
thi công.
8. Bộ Văn hoá
Thông tin: quy định về công tác bảo vệ các công trình văn hoá và các khu
di tích lịch sử trong quá trình xây dựng công trình.
9. Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội: xem xét và quy định các vấn đề liên quan đến chủ trương
huy động lao động nhàn rỗi và các chế độ đãi ngộ đối với lực lượng tham gia xây
dựng công trình theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải.
10. Tổng cục Du lịch: quy
hoạch các điểm và các tuyến du lịch gắn với đường Hồ Chí Minh.
11. Trung ương Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức động viên lực lượng thanh niên tham gia xây dựng
theo chương trình của Dự án. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đảm nhận nhiệm vụ trồng rừng dọc tuyến.
12. Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có tuyến đi qua:
- Chủ trì và chịu trách nhiệm
chính tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo tiến độ xây dựng, bố
trí đất đai cho tái định cư. Trong khi chờ Thủ tướng Chính phủ ra quyết định
thu hồi và cấp đất xây dựng công trình, các địa phương tạm thời giao đất cho
chủ đầu tư để triển khai xây dựng.
- Ưu tiên giải quyết các mỏ cung
cấp vật liệu cho xây dựng công trình. Chính phủ cho phép miễn thuế tài nguyên
đối với khối lượng vật liệu cung cấp cho xây dựng công trình.
- Tạo điều kiện thuận lợi về mặt
bằng thi công.
- Quản lý chặt chẽ mốc lộ giới
quy hoạch được Bộ Giao thông vận tải xác định và bàn giao cụ thể.
- Tổ chức huy động lực lượng lao
động nhàn rỗi theo kế hoạch và trên cơ sở hợp đồng giao việc với các đơn vị thi
công.
- Tổ chức công tác giữ gìn trật
tự an toàn xã hội trong quá trình xây dựng và bảo vệ công trình thuộc phạm vi
địa phương mình sau khi hoàn thành.
Điều 4. Bộ trưởng các Bộ,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.