ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số
: 165/2003/QĐ-UB
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC ĐIỂM ĐỖ XE VÀ BÃI ĐỖ
XE CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội;
Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ
quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc
ban hành Quy định lập các đồ án Quy hoạch xây dựng đô thị;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Công chính Hà Nội và Công ty Khai thác
điểm đỗ xe tại Tờ trình số 432/DDX ngày 16/9/ 2003, và Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến
trúc tại công văn số 317/QHKT-TH ngày 12/9/2003,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Phê duyệt
Quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn Thành phố
đến năm 2020, do Viện Quy hoạch Đô thị – Nông thôn - Bộ Xây dựng lập và hoàn
thành tháng 8/2003, theo những nội dung chính như sau:
1. Phạm vi và
quy mô nghiên cứu:
- Phạm vi quy hoạch: trong ranh
giới hành chính của Thành phố Hà Nội và tuân thủ theo Quyết định
108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều
chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020.
- Quy mô quy hoạch là hệ thống
các điểm đỗ xe, bến bãi đỗ xe công cộng. (Các điểm, bến bãi của giao thông
chuyên ngành khác không đề cập trong quy hoạch này).
2. Mục tiêu:
- Làm cơ sở để quản lý và lập kế
hoạch đầu tư xây dựng hệ thống các điểm đỗ xe và bến bãi đỗ xe công cộng trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
- Giải quyết nhu cầu về đỗ xe
trên địa bàn thành phố đồng thời khai thác có hiệu quả quỹ đất xây dựng bến bãi
đỗ xe trước mắt và lâu dài.
- Đóng góp và hỗ trợ vào việc thực
hiện các chủ trương, chính sách kế hoạch và các dự án cụ thể của Thành phố Hà Nội
trong việc lập lại trật tự an toàn giao thông, xây dựng Thủ đô văn minh, xanh,
sạch, đẹp.
3. Nội dung chi
tiết:
3.1. Định hướng Quy hoạch mạng
lưới các điểm đỗ xe và, bến bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn thành phố đến năm
2020
3.1.1. Bến xe liên tỉnh:
a. Bến xe khách liên tỉnh: Gồm 6
bến với tổng diện tích 28,0 ha
- Vị trí được bố trí theo luồng
hành khách đối ngoại trên cơ sở các trục đường đối ngoại liên hệ giữa thành phố
với địa phương (Tỉnh, vùng, đô thị vệ tinh, v.v...). Bến xe khách liên tỉnh được
bố trí chủ yếu tại khu vực đường vành đai III.
- Quy mô được xác định trên cơ sở
khối lượng của dòng hành khách phục vụ và giới hạn phục vụ hiệu qủa khi dùng ô
tô vào vận tải hành khách (xe buýt). Tuỳ theo khối lượng của dòng hành khách,
trên cùng một hướng có thể bố trí 2 hoặc 3 bến xe, cần phải làm luận chứng kinh
tế - kỹ thuật tìm hình thức vận tải hiệu quả khác trước khi tăng số lượng bến
trên 1 hướng.
♦ Khu vực phía Bắc sông Hồng: 3
bến với tổng diện tích 13,5 ha
- Bến xe khách phía Đông-Bắc - Bến
xe khách Gia Thụy: xây dựng mới, sau năm 2010 chuyển bến xe khách Gia Lâm tới
bãi đỗ xe Gia Thuỵ-Gia Lâm phía Bắc nút cầu Chui. Bãi đỗ xe Gia Thuỵ chuyển một
phần ra bến xe tải Trâu Quỳ, một phần sang bến xe tải Yên Viên phía Bắc. Quy mô
bến xe khách là 5,0 ha và 5 ha còn lại xây dựng trung tâm dịch vụ kỹ thuật
phương tiện phía Bắc.
- Bến xe khách phía Bắc - Bến xe
khách Đông Anh: Theo quy hoạch đã phê duyệt, trên Quốc lộ (QL)3 phía dưới điểm
giao cắt với đường vành đai III phía Bắc khu vực Đông Anh. Quy mô bến xe là 5,0
ha.
- Bến xe khách phía Tây-Bắc - Bến
xe khách Tây Đông Anh: xây dựng mới, ngoài 2010 sẽ đảm nhận một phần của bến xe
khách Gia Lâm, bến xe khách Kim Mã hiện nay. Phục vụ các luồng hành khách theo
QL3, QL2 và quy mô của bến xe 3,5 ha.
♦ Khu vực phía Nam sông Hồng: 3
bến với tổng diện tích 14,5 ha
- Bến xe khách phía Nam - Bến xe
khách Thanh Trì: Đề xuất xây dựng mới, sẽ đảm nhận vai trò của bến xe khách
Giáp Bát hiện nay, để thuận tiện khai thác QL1A mới và cũ cũng như thuận tiện
trong chuyển tiếp giữa 2 loại hình giao thông đường sắt và đường bộ (phụ cận
khu vực gia đầu mối Thanh Trì). Quy mô của bến xe là 6,0 ha.
- Bến xe khách phía Tây Nam - Bến
xe khách Hà Đông: xây dựng mới, sẽ đảm nhận vai trò của bến xe Hà Đông và bến
xe Thanh Xuân hiện nay. Vị trí bên trong khu vực ngã tư giữa QL6 với đường vành
đai IV, quy mô bến là 5 ha. (Cùng phối hợp với Thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây để
triển khai xây dựng).
- Bến xe khách phía Tây Bắc - Bến
xe khách Mỹ Đình: Là bến theo điều chỉnh Quy hoạch chung (QHC) đã duyệt đang được
triển khai xây dựng. Quy mô bến xe là 3,5 ha.
b. Bến xe tải liên tỉnh: Gồm 9 bến
với tổng diện tích 66,5 ha
- Vị trí được xác định theo các
đầu mối tập hợp và trung chuyển hàng hoá, các luồng hàng hoá đối ngoại. Vị trí
bến xe tải liên tỉnh chủ yếu bố trí khu vực vành đai IV, khu vực ít bị ảnh hưởng
bởi hoạt động giao thông vận tải hành khách.
- Quy mô được xác định trên cơ sở
khối lượng của luồng hàng hoá, quy mô, tính chất của đầu mối hàng hoá cùng với
giới hạn phục vụ hiệu qủa.
♦ Khu vực phía Bắc sông Hồng: 4
bến với tổng diện tích 36,0 ha
- Bến xe tải phía Đông - Bến xe
tải Trâu Quỳ: Tuân thủ bến theo QHC đã duyệt, quy mô mở rộng đạt 10 ha, bao gồm
6 ha bến và 4 ha bãi, kho tàng (theo QHC đã duyệt 5 ha).
- Bến xe tải phía Bắc - Bến xe tải
Yên Viên: Dịch chuyển bến theo QHC đã duyệt lên phía Bắc, gắn kết với đầu mối
đường sắt phía Bắc là Yên Viên và nút giao thông giữa QL 1A với đường vành đai
IV. Quy mô 10 ha gồm 6 ha bến và 4 ha bãi, kho tàng. Bến theo QHC là 5 ha sẽ
chuyển sang điểm đỗ xe nội thị.
- Bến xe tải phía Tây Bắc - Bến
xe tải Phủ Lỗ: Đề xuất xây dựng mới, vị trí phía Bắc đường 18 mới (trên sông Cà
Lồ) thuộc góc phía Tây Bắc giữa QL 3 với Ql 18 mới. Quy mô 10 ha gồm 6 ha bến
và 4 ha bãi, kho tàng.
- Bến xe tải phía Tây-Bắc - Bến
xe tải Nam Hồng: Đề xuất xây dựng mới, phía Bắc khu công nghiệp Bắc Thăng Long,
trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài. Phục vụ luồng hành theo QL2, QL3, QL18.
Quy mô 6 ha gồm 4,5 ha bến và 1,5 ha bãi, kho tàng.
♦ Khu vực phía Nam sông Hồng: 5
bến với tổng diện tích 36,5ha
- Bến xe tải phía Nam - Bến xe tải
Ngũ Hiệp: Theo dự án Bãi đỗ xe tải Phía Nam Thanh Trì đang triển khai xây dựng
(thời điểm3/2002). Vị trí ở thôn Việt Yên xã Ngũ Hiệp huyện Thanh Trì, quy mô đến
năm 2020 là 12,5 ha gồm bãi đỗ, kho tàng.
- Bến xe tải phía Tây Nam - Bến
xe tải Hà Đông: Đề xuất xây dựng mới phục vụ theo QL6 và đường vành đai IV. Vị
trí phía ngoài ngã tư giữa QL6 và đường vành đai IV, gần ga Hà Đông. Quy mô 6
ha gồm 4,5 ha bến và 1,5 ha bãi, kho tàng. (Cùng phối hợp với Thị xã Hà Đông tỉnh
Hà Tây để triển khai xây dựng).
- Bến xe tải phía Tây Bắc - Bến
xe tải Xuân Phương: QHC Thủ đô đã xác định bến xe thuộc khu vực nút giao cắt giữa
đường 70 và QL 32 gồm đề pô xe điện và 2,4 ha xây dựng bến xe đầu mối, quy mô cần
thiết của bến xe tải Xuân Phương đạt 6 ha, bổ sung khu vực 2 của bến là 3,6 ha
thuộc góc phía Tây Bắc của nút giữa QL 32 với đường 70 và nằm kế phía Tây của Đề
pô xe điện. Khu vực 1 của bến là bến xe đầu mối 2,4 ha.
- Bến xe tải Thượng Cát: xây dựng
mới, bố trí khu vực cảng vật liệu Thượng Cát, quy mô 3,0 ha.
- Bến xe tải Khuyến Lương: xây dựng
mới, bố trí khu vực cảng hàng hoá Khuyến Lương, quy mô 3,0 ha.
3.1.2. Điểm đỗ xe và bãi đỗ xe:
- Bãi đỗ xe:
+ Bố trí tại các đầu mối giao
thông đối ngoại chính của khu công nghiệp.
+ Bố trí trong quỹ đất của khu
TDTT - Vui chơi, giải trí trên nguyên tắc phân nhỏ để tránh tập trung cục bộ
quá lớn.
+ Bố trí tại các đầu mối giao
thông hoặc nơi chuyển tiếp giữa giao thông đường bộ, thuỷ, sắt và đường không
và tại các chợ chính, chợ chuyên doanh, v.v...
- Điểm đỗ xe:
+ Điểm đỗ xe loại I : Là
các điểm đỗ cấp đô thị
+ Điểm đỗ xe loại II : Là
các điểm đỗ chính cấp quận, huyện
+ Điểm đỗ xe loại III : Là
điểm đỗ cấp phường - xã
Bảng:
Chỉ tiêu xác định quỹ đất mạng lưới điểm đỗ xe
TT
|
Khu vực áp dụng
|
Tỷ lệ theo đất XD đô thị
(%)
|
Chỉ tiêu theo dân số
(m2/người)
|
1
|
Khu vực hạn chế phát triển
|
2,0 - 2,5
|
1,5 - 2,5
|
2
|
Khu vực mở rộng phát triển
|
2,5 - 3,0
|
2,5 - 3,0
|
3
|
Khu vực phát triển xây mới
|
3,0 - 3,5
|
(*) 4,0 - 5,0
|
4
|
Khu chung cư cao tầng
|
(**) 4,0 - 5,0
|
(**) 4,0 - 5,0
|
Ghi chú: (*) Sử dụng chỉ tiêu cao để hỗ trợ cho khu hạn
chế và mở rộng phát triển
(**) Với chung cư trên 15 tầng, áp dụng chỉ tiêu
lớn là 5% hay 5m2/người
|
Bảng: Tổng hợp quỹ đất đỗ
xe đến năm 2020
TT
|
Quận huyện, khu ĐT
|
D.tích
(ha)
|
Dân số
(nghìndân)
|
Mật độ dân số (dân/km2)
|
Diện tích điểm đỗ (ha)
|
H.số tầng cao TB điểm đỗ
|
A
|
KHU HẠN CHẾ PHÁT TRIỂN
|
1
|
Quận Hoàn Kiếm
|
453,3
|
130
|
2.868
|
11,33
|
2,86
|
2
|
Quận Ba Đình
|
919,2
|
170
|
1.849
|
22,98
|
1,85
|
3
|
Quận Đống Đa
|
1008,5
|
255
|
2.528
|
25,21
|
2,55
|
4
|
3 phường Q. Tây Hồ
|
309,7
|
50
|
1.614
|
7,74
|
1,61
|
5
|
Bắc đường Minh Khai Q. Hai Bà
Trưng
|
768,0
|
195
|
2.539
|
19,20
|
2,54
|
|
Cộng A
|
3458,7
|
800
|
|
86,46
|
|
B
|
KHU MỞ RỘNG PHÁT TRIỂN
|
1
|
Khu vực quận Tây Hồ
|
998,3
|
70
|
701
|
29,95
|
0,70
|
2
|
Khu vực Q. Hai Bà Trưng
|
598,0
|
110
|
1839
|
17,94
|
1,84
|
3
|
Quận Cầu Giấy
|
1210,0
|
140
|
1.157
|
36,30
|
1,15
|
Khu ĐT phía Tây Q. Cầu Giấy
|
1376,0
|
63,0
|
458
|
41,28
|
0,46
|
4
|
Quận Thanh Xuân
|
913,0
|
135
|
1.479
|
27,39
|
1,43
|
Khu ĐT phía Tây Q.Thanh Xuân
|
750,0
|
45,0
|
600
|
22,50
|
0,33
|
5
|
Khu ĐT Nam Q. Hai Bà Trưng
|
592
|
27,0
|
456
|
17,76
|
0,47
|
6
|
Khu Nam Thăng Long
|
2285
|
110
|
481
|
68,55
|
0,48
|
|
Cộng B
|
8722,3
|
700
|
|
261,67
|
|
C
|
KHU PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG MỚI
|
1
|
Đô thị Bắc Thăng Long
|
3850,0
|
311
|
808
|
134,75
|
0,69
|
2
|
Đô thị Đông Anh
|
1430,0
|
105
|
734
|
50,05
|
0,62
|
3
|
Đô thị Cổ Loa
|
3245,0
|
256
|
789
|
113,57
|
0,68
|
4
|
Đô thị Gia Lâm - Sài Đồng
|
4295,0
|
328
|
764
|
150,32
|
0,65
|
|
Cộng C
|
12820,0
|
1000
|
|
448,69
|
|
|
Tổng cộng (A+ B+C)
|
25000,0
|
2500
|
|
796,82
|
|
3.2. Định hướng Quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và, bến bãi
đỗ xe công cộng trên địa bàn thành phố đến năm 2010
3.2.1. Bến xe liên tỉnh
a. Bến xe khách liên tỉnh, tổng
diện tích 12,7 ha
♦ Khu vực phía Bắc sông Hồng: 2
bến với tổng diện tích 5,0 ha.
- Bến xe khách Gia Lâm: Nâng cấp
cải tạo bến xe Gia Lâm hiện nay quy mô 2,5 ha.
- Bến xe khách Đông Anh (bến
phía Bắc-Đông Anh): Xây mới giai đoạn I là 2,5 ha trên tổng số 5 ha ở năm 2020.
♦ Khu vực phía Nam sông Hồng :
3 bến với tổng diện tích 7,7 ha.
- Bến xe khách phía Nam: Nâng cấp
cải tạo bến xe Giáp Bát hiện nay với quy mô 2,7 ha.
- Bến xe khách phía Tây Nam: Hà
Nội cùng phối hợp với Hà Tây để nâng cấp cải tạo bến xe Hà Đông (Hà Tây) với
quy mô 1,5 ha để phục vụ cho của ngõ Tây Nam Hà Nội cũng như của Hà Đông (Cùng
phối hợp với Thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây để cải tạo và quản lý khai thác).
- Bến Mỹ Đình: Hoàn thành và đưa
vào sử dụng bến xe khách phía Tây Bắc (Mỹ Đình), quy mô 3,5 ha.
b. Bến xe tải liên tỉnh, tổng diện
tích 30ha:
♦ Khu vực phía Bắc sông Hồng: 3
bến với tổng diện tính 13,0 ha :
- Bến xe tải Yên Viên (bến phía
Đông-Bắc): Bến xây mới, vị trí dịch chuyển lên phía Bắc khoảng 1,7 km so với vị
trí QH chung Thủ đô Hà Nội đã duyệt để gắn kết với đầu mối đường sắt, đầu mối
đường bộ khu vực nút giữa đường vành đai 4 với QL1A. Đến năm 2010 sẽ xây dựng mới
giai đoạn I là 5 ha bến và kho tàng, sau năm 2010 sẽ hoàn chỉnh theo quy hoạch
(quy mô đến năm 2020 là 10 ha gồm 6 ha bến, 4 ha bãi và kho tàng).
- Bến xe tải Trâu Quỳ (bến phía
Đông): Bến xây mới, vị trí tuân thủ theo QH chung Thủ đô Hà Nội đã duyệt, quy
mô mở rộng về phía sau đảm bảo đủ 10 ha. Vị trí trên QL 5 phía ngoài đường vành
đai 4 khu vực khu Công nghiệp Trâu Quỳ - Gia Lâm. Đến năm 2010 sẽ xây dựng mới
giai đoan I là 5 ha bến và kho tàng, sau năm 2010 sẽ hoàn chỉnh theo quy hoạch
(Quy mô đến 2020 là 10ha gồm 6ha bến và 4ha bãi, kho tàng).
- Bến xe tải Nam Hồng (bến phía
Tây-Bắc): Bến quy hoạch xây dựng mới, phục vụ khu vực Tây-Bắc theo QL 2, vị trí
tại xã Nam Hồng - Đông Anh phía dưới ngã tư giữa đường sắt phía Bắc với đường Bắc
Thăng Long-Nội Bài. Đến năm 2010 sẽ xây dựng mới giai đoạn 1 là 3 ha bến và kho
tàng, sau năm 2010 sẽ hoàn chỉnh theo quy hoạch (Quy mô đến năm 2020 là 6 ha gồm
4,5 ha bến và 1,5 ha bãi, kho tàng).
♦ Khu vực phía Nam sông Hồng: 3
bến với tổng diện tích 17,0 ha
- Bến xe tải Thanh Trì (bến phía
Nam): Theo dự án Bãi đỗ xe tải Phía Nam Thanh Trì đang triển khai xây dựng, phục
vụ khu vực phía Nam theo QL 1A cũ và mới. Vị trí tại thôn Việt Yên xã Ngũ Hiệp
huyện Thanh Trì. Đến năm 2010 sẽ xây dựng 10 ha sau năm 2010 sẽ hoàn chỉnh theo
quy hoạch. ( Quy mô đến năm 2020 là 12,5 ha gồm bãi đỗ và kho tàng.)
- Bến xe tải Hà Đông (bến phía
Tây Nam): Bến quy hoạch xây dựng mới phục vụ khu vực phía Tây Nam theo QL 6, vị
trí ở phía ngoài ngã tư giữa QL6 và đường vành đai IV, gần ga Hà Đông. Đến năm
2010 sẽ xây dựng mới giai đoạn I là 4 ha. (Quy mô đến năm 2020 là 6 ha và cần
có sự phối hợp với TX-Hà Đông tỉnh Hà Tây để triển khai).
- Bến xe tải phía Tây Bắc - Bến
xe tải Xuân Phương: QHC Thủ đô đã xác định bến xe thuộc khu vực nút giao cắt giữa
đường 70 và QL 32. Dự án đề xuất đến 2020 bến có quy mô 6 ha gồm 2 khu vực, khu
vực 1 là 2,4 ha thuộc góc phía Tây Nam của nút giữa QL 32 với đường 70, khu vực
2 là 3,6 ha thuộc góc phía Tây Bắc. Đến năm 2010 sẽ xây dựng 3,0 ha, trong đó gồm
2,4 ha bến đang triển khai dự án và 0,6 ha đầu tư xây dựng mới thuộc khu vực 2.
3.2.2. Bãi đỗ xe và điểm đỗ xe:
a. Bãi đỗ xe
Đến năm 2010, tập trung
hoàn thiện các bãi đỗ xe phục vụ các khu công nghiệp, các TDTT và các khu vui
chơi giải trí, các chợ đầu mối xây dựng đợt đầu. Cụ thể, xây dựng 13 bãi đỗ xe
phục vụ các khu công nghiệp lớn với diện tích 17,8 ha; 11 bãi đỗ xe phục vụ các
khu TDTT vui chơi giải trí với diện tích 30,1 ha; 02 bãi đỗ xe gắn theo các
công trình công cộng khác diện tích 4,0 ha, 02 bãi đỗ xe chuyên dụng diện tích
10 ha.
b. Điểm đỗ xe:
Đến năm 2010 nhu cầu diện
tích đất của các khu hạn chế phát triển, khu mở rộng phát triển và khu phát triển
xây dựng mới là 503,32 ha bao gồm: Trong đó bãi đỗ xe là 61,90 ha. Quỹ đất điểm
đỗ cho cả 3 khu vực là 441,42 ha.
3.3. Quy hoạch xây dựng đợt đầu,
các dự án ưu tiên đầu tư đến 2005
3.3.1. Quy hoạch xây dựng đợt đầu,
các dự án ưu tiên đầu tư đến 2005
a. Bến xe khách:
♦ Khu vực phía Bắc sông Hồng: 2
bến với tổng diện tích 5,0 ha.
- Bến xe khách Gia Lâm: Nâng cấp
cải tạo bến xe Gia Lâm hiện nay, quy mô 2,5 ha.
- Bến xe khách Đông Anh (bến
phía Bắc-Đông Anh): Xây mới giai đoạn I là 2,5 ha trên tổng số 5 ha ở năm 2020.
♦ Khu vực phía Nam sông Hồng :
4 bến với tổng diện tích 8,0 ha.
- Bến Giáp Bát: Nâng cấp cải tạo
bến xe Giáp Bát hiện nay, quy mô 2,7ha.
- Bến xe khách phía Tây Nam - Bến
Hà Đông: Hà Nội cùng phối hợp với Hà Tây để nâng cấp cải tạo bến xe Hà Đông (Hà
Tây) với quy mô 1,5 ha để phục vụ cho của ngõ Tây Nam Hà Nội cũng như của Hà
Đông.
- Bến Thanh Xuân: Nâng cấp 0,3
ha bến hiện nay vào khai thác tuyến ngắn
- Bến Mỹ Đình: Hoàn thành và đưa
vào sử dụng bến xe khách phía Tây Bắc (Mỹ Đình), quy mô 3,5 ha (đang hoàn thành
giai đoạn cuối dự án).
b. Bến xe tải:
♦ Khu vực phía Bắc sông Hồng: 3
bến với tổng diện tính 17,0 ha :
- Bến xe tải Yên Viên (bến phía
Đông - Bắc): Đến năm 2005 sẽ xây mới giai đoạn I là 5 ha bến và kho tàng.
- Bến xe tải Gia Thuỵ - Gia Lâm:
Đến năm 2005 khai thác bãi đỗ xe Gia Thụy với cả chức năng bến, quy mô xây dựng
10 ha (đã có dự án).
- Bến xe tải Hải Bối (bến phía
Tây - Bắc): Bến 2,0 ha, hiện có dự án xây dựng cùng chợ đầu mối Hải Bối - Đông
Anh (đã có dự án)
♦ Khu vực phía Nam sông Hồng: 4
bến với tổng diện tích 15,5 ha :
- Bến xe tải Thanh Trì (bến phía
Nam): Hiện đã lập dự án, quy mô đợt đầu 10,0 ha.
- Bến xe tải Phùng Khoang (bến
phía Tây Nam): Bến 1,5 ha, hiện có dự án xây dựng cùng chợ đầu mối Phùng Khoang
- xã Trung Văn (đã có dự án).
- Bến xe tải Xuân Phương (bến
phía Tây Bắc): Bến 2,0 ha, hiện có dự án xây dựng cùng chợ đầu mối Nhổn - Xã
Minh Khai - Từ Liêm (đã có dự án).
- Bến xe tải Kim Ngưu 2 (Phường
Hoàng Văn Thụ): Bến 2,0 ha, hiện có dự án xây dựng.
c. Đối với bãi đỗ xe và điểm đỗ
xe hiện trạng:
Cơ bản giữ lại những điểm
đỗ xe hiện trạng đang kinh doanh phục vụ nhu cầu đỗ xe trên địa bàn thành phố (
Công ty Khai thác điểm đỗ xe - Sở Giao thông Công chính Hà Nội quản lý). Tập trung
đầu tư để nâng cấp, tổ chức giao thông, xây dựng thêm các công trình hạ tầng kỹ
thuật và dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.
d. Xây mới bãi đỗ xe và điểm đỗ
xe:
♦ Bãi đỗ xe:
- Đến năm 2005, tập trung hoàn
thiện các bãi đỗ xe phục vụ các khu công nghiệp, các TDTT và các khu vui chơi
giải trí, các chợ đầu mối xây dựng đợt đầu.
- Tổng diện tích đất bãi đỗ xe:
42,6 ha (ở năm 2020 là 93,7 ha).
♦ Điểm đỗ xe
- Đến năm 2005 sẽ tập trung vào
các bãi và điểm đã được quy hoạch tổng thể.
- Khai thác các bến xe liên tỉnh
chưa xây dựng trong giai đoạn này để bố trí các điểm đỗ xe đầu mối, nhằm hỗ trợ
tổ chức giao thông và tăng sử dụng giao thông công cộng.
Tổng diện tích đất điểm đỗ
xe: 222,00 ha (gồm cả 42,6 ha bãi đỗ xe).
Điều 2:
- Giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì phối hợp với Sở
Giao thông Công chính tổ chức công bố Quy hoạch được duyệt cho các tổ chức, các
cơ quan và nhân dân biết, thực hiện; đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra xác nhận
hồ sơ bản vẽ kèm theo.
- Giao cho Sở Giao thông Công
chính chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát xây dựng, phát triển mạng lưới
các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn Thành phố đã duyệt, phối hợp
với chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng xử lý vi phạm theo thẩm quyền
và qui định của pháp luật.
- Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3:
Chánh Văn phòng HĐND & UBND Thành phố, Giám đốc các sở:
Quy hoạch Kiến trúc, Giao thông Công chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Địa
chính Nhà đất, Tài chính vật giá, và Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban ngành,
các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
-
|
T/M
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đỗ Hoàng Ân+
|