Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1354/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Bùi Văn Tỉnh
Ngày ban hành: 03/08/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
----------------

Số: 1354/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 03 tháng 8 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

DUYỆT ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quyết định số 278/QĐ-UBND ngày 14/02/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2025;

Căn cứ Văn bản số 840/BXD-KTQH ngày 31/5/2011 của Bộ Xây dựng về việc thỏa thuận đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 757/BC-SXD ngày 15/7/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hòa Bình đến năm 2025, như sau:

1. Tên đồ án: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hòa Bình đến năm 2025.

2. Chủ đầu tư: Sở Xây dựng.

3. Quy mô lập quy hoạch: Toàn bộ địa giới hành chính thành phố Hòa Bình, diện tích: 14.784 ha.

Trong đó:

- Đất nội thị: Gồm 8 phường (Phương Lâm, Đồng Tiến, Chăm Mát, Tân Thịnh, Tân Hòa, Hữu Nghị, Thái Bình, Thịnh Lang).

- Đất ngoại thị: Gồm 7 xã (Yên Mông, Hòa Bình, Thống Nhất, Dân Chủ, Sủ Ngòi, Thái Thịnh và Trung Minh).

4. Ranh giới:

- Phía Bắc: Giáp huyện Thanh Sơn, Phú Thọ.

- Phía Nam: Giáp huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

- Phía Đông: Giáp huyện Kỳ Sơn và huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

- Phía Tây: Giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

5. Thời hạn lập quy hoạch

- Quy hoạch ngắn hạn đến năm 2015.

- Quy hoạch dài hạn đến năm 2025.

6. Mục tiêu:

- Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội thành phố Hòa Bình giai đoạn 2010-2020.

- Xây dựng phát triển thành phố Hòa Bình đến năm 2025 trở thành đô thị phát triển văn minh, hiện đại, có bản sắc, xứng tầm là một trong những đô thị trung tâm vùng Thủ đô Hà Nội. Có vị thế trong hệ thống đô thị Việt nam, có sức hấp dẫn về nhiều mặt ở khu vực Đông Nam Á.

- Làm cơ sở để lập đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, định hướng phát triển không gian kiến trúc đô thị, quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng theo quy định; là cơ sở quan trọng để thực hiện việc nâng cấp đô thị trong tương lai.

7. Tính chất, chức năng đô thị: Là đô thị loại III, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật là hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của toàn tỉnh.

8. Động lực phát triển đô thị:

- Nằm trong tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, phát triển đô thị vùng Thủ đô Hà Nội.

- Là cửa ngõ vùng Tây Bắc và Thủ đô Hà Nội có tiềm năng về du lịch, dịch vụ; cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú.

9. Dự báo quy mô dân số

- Tổng dân số hiện trạng: 90.048 người, trong đó:

+ Dân số nội thành 68.507 người.

+ Dân số ngoại thành 21.541 người;

- Dự báo quy mô dân số đến năm 2015: Từ 125.000 - 130.000 người, trong đó:

+ Dân số nội thành: 105.000 - 110.000 người.

+ Dân số ngoại thị: 20.000 người.

- Dự báo quy mô dân số đến năm 2025: Từ 195.000 - 200.000 người, trong đó: + Dân số nội thành: Từ 190.000 - 195.000 người.

+ Dân số ngoại thị: Dự kiến khoảng 5.000 người.

10. Định hướng sử dụng đất: Thực hiện theo Phụ biểu số 01 kèm theo quyết định này.

11. Định hướng phát triển không gian

a) Mô hình và hướng phát triển chung đến năm 2025:

- Hệ trục chính đô thị là hướng Đông Tây và Bắc Nam, điểm nhấn về không gian và trung tâm thành phố là Quảng trường khu trung tâm, điểm nhìn chính của trục đường giao thông chính là tượng đài Hồ Chí Minh.

- Lấy trục không gian xanh, mặt nước sông Đà làm trung tâm để bố cục quy hoạch.

- Lấy vành đai xanh sinh thái tự nhiên tại các huyện: Đà Bắc, Kỳ Sơn, Cao Phong để phối kết vừa làm phông giới hạn;

- Hình thái phát triển theo mô hình chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm (thành phố Hòa Bình) và các đô thị vệ tinh (Trung tâm huyện lỵ Cao Phong, Kỳ Sơn).

- Đô thị trung tâm với các không gian chức năng riêng biệt và gắn bó, theo mô hình đa trung tâm.

b) Phân vùng phát triển:

- Vùng phát triển đô thị gồm 8 phường nội thành hiện hữu và các xã ngoại thành (xã Trung Minh, xã Sủ Ngòi, xá Thống Nhất và xã Dân Chủ).

- Vùng phát triển sinh thái, du lịch, nhà ở sinh thái: Phát triển theo các xã ngoại thành và một phần của các xã nội thành dọc theo hướng Đông đường Quốc Lộ 6 “mới” và các xã: Yên Mông, Hòa Bình, Thái Thịnh.

12. Phân khu chức năng

a) Hệ thống các khu trung tâm:

- Trung tâm tổng hợp, văn hóa thương mại dịch vụ, thể dục thể thao: Bố trí phía Đông hồ Quỳnh Lâm.

- Trung tâm quảng trường đa năng: Quy mô khoảng 30 ha, được quy hoạch, xây dựng tổ hợp các công trình công cộng phục vụ các hoạt động chung của tỉnh.

- Khu trung tâm hành chính, chính trị tỉnh: Giữ nguyên vị trí hiện tại, trên địa bàn phường Phương Lâm, là điểm nhân trục khong gian đường Trần Hưng Đạo.

- Các cơ quan chức năng của tinh, được xây dựng mới và tập trung chủ yếu tại khu trung tâm Quỳnh Lâm.

- Trung tâm hành chính-chính trị thành phố Hòa Bình: Xây dựng mới tại bờ trái sông Đà.

b) Các khu, cụm công nghiệp tập trung: Tổng diện tích là 126,06 ha, bao gồm:

- Khu công nghiệp bờ trái sông Đà: Thuộc phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình; quy mô 86ha.

- Cụm công nghiệp, làng nghề:

Bao gồm:

+ Cụm công nghiệp Chăm Mát, quy mô khoảng 3,1ha, ngành nghề chủ yếu là thủ công mỹ nghệ, truyền thống, phục vụ du lịch.

+ Cụm công nghiệp tại xã Yên Mông: Tổng quy mô khoảng 41ha, ngành nghề chủ yếu là thủ công truyền thống, chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng.

- Đối với các xí nghiệp công nghiệp (nhà máy xi măng, nhà máy mía đường...) các nhà máy gây ô nhiễm môi trường đề nghị di dời ra khỏi thành phố, hạn chế phát triển công nghiệp trong khu vực nội thành, nội thị.

c) Khu ở: Tổng diện tích khu ở dự kiến đến năm 2025 là 1.253 ha (bình quân 50 m2/người) dự kiến phân bổ thành 4 khu dân cư như sau:

- Khu dân cư phía bờ trái sông Đà (bao gồm cả khu ở sinh thái Yên Mông):

+ Đất nội thị:

* Diện tích 607 ha, bình quân 80 m2/người.

* Phương án quy hoạch: Cải tạo chỉnh trang các khu ở hiện có thuộc phường Hữu Nghị, Tân Hòa, Tân Thịnh, Thịnh Lang bằng cách xen cấy nhà ở, tăng thêm công trình phúc lợi công cộng, như đường cây xanh và các công trình hạ tầng kỹ thuật;

- Đất ngoại thị:

+ Diện tích: 215 ha, bình quân 143 m2 / người

+ Phương án quy hoạch:

* Cải tạo chỉnh trang theo xu hướng nhà sàn truyền thống, nâng cao môi trường sống, giữ gìn bàn sắc dân tộc, gắn liền với khai thác du lịch.

- Khu dân cư phía bờ phải sông Đà:

+ Tổng diện tích: 455 ha, bình quân 48 m2/người.

+ Phương án quy hoạch:

* Cải tạo chỉnh trang các khu ở hiện có (khu phố cũ) thuộc các phường Đồng Tiến, Phương Lâm xây dựng các khu đô thị mới xung quanh Hồ Quỳnh Lâm.

* Khu dân cư Chăm Mát (diện tích đất ở 117ha, bình quân 39 m2/người: Cải tạo chỉnh trang khu ở hiện có xây dựng các khu đô thị mới phía Bắc và phía Nam khu vực.

YấN MễNG

 
- Khu đô thị mới Trung Minh: Dự kiến là các cụm biệt thự, nhà vườn, các trung tâm dịch vụ vui chơi giải trí nghỉ dưỡng.

- Các khu dân cư nông thôn:

+ Tổng số: 4.450 hộ (Bờ trái sông Đà 1.700 hộ bình quân 368m2/hộ; bờ phải sông Đà 2.750 hộ bình quân 580m2/hộ).

+ Diện tích đất ở nông thôn tại bờ trái sông Đà khoảng 62,6ha bình quân 92m2/người; bờ phải sông Đà khoảng 159,4 ha bình quân 145m2/người.

d) Các công trình công cộng, dịch vụ dô thị:

- Diện tích chiếm đất khoảng 336 ha, bao gồm:

+ Các công trình hành chính các cấp của đô thị: Được bố trí đầy đủ và đồng đều ở các trung tâm phường, xã, thành phố.

+ Các công trình dịch vụ đô thị các cấp: Bao gồm trường trung học phổ thông, bệnh viện đa khoa, nhà hộ sinh, khu thể thao, sân vận động, cung văn hóa, nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng, triển lãm trưng bày, nhà hát, cung thiếu nhi, siêu thị, trung tâm dịch vụ tổng hợp, vườn ươm, công viên thành phố, nghĩa địa....

+ Phương án quy hoạch: Chỉnh trang cải tạo các công trình hiện có và xây dựng mới các công trình dịch vụ đô thị theo hướng hiện đại đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ mới.

đ) Hệ thống công viên, cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao:

- Tổng diện tích khoảng 545ha, bao gồm:

+ Khu công viên, cây xanh:

* Phía bờ trái sông Đà: gồm công viên hồ Đúng, công viên hồ Thịnh Lang.

* Phía bờ phải sông Đà: Gồm công viên hồ Quỳnh Lâm, công viên Chăm Mát, công viên thể thao Trung Minh, một số công viên rừng ở Dốc Cun và xã Trung Minh, công viên sinh thái ven sông thuộc xã Yên Mông;

* Các vườn hoa ven sông, suối, ven đồi núi và trong lõi khu ở.

+ Khu thể dục thể thao:

* Khu liên hợp thể dục thể thao cấp tỉnh và vùng được xây mới bố trí tại bờ trái sông Đà với diện tích khoảng 20ha, phục vụ tập luyện thi đấu lớn, bao gồm sân vận động, nhà thi đấu, đào tạo vận động viên cấp cao bãi tập;

* Cải tạo sân vận động hiện có (tại phường Phương Lâm) đồng thời xây dựng 3 sân vận động cấp khu vực ở các khu đô thị mới: Trung Minh, bờ phải sông Đà, Chăm Mát (riêng ở Trung Minh có thêm nhà thi đấu).

* Tại các đơn vị ở hoặc liên đơn vị ở xây dựng các bãi tập luyện thi đấu thể dục thể thao thường xuyên.

e) Các khu du lịch, dịch vụ du lịch: Tổng diện tích 396 ha, bao gồm:

- Khu vực bờ trái sông Đà:

+ Xây dựng khu du lịch hồ Suối Đúng, khai thác mặt nước, cây xanh, các khu di tích, hang động (động Tiên Phi), cảnh quan danh thắng, các cơ sở kinh tế dịch vụ đô thị Bờ Trái để khai thác du lịch.

+ Khu vực lòng hồ sông Đà và Nhà máy thủy điện Hòa Bình: Xây dựng các cơ sở nghỉ dưỡng, trung tâm du lịch thăm quan di tích, thắng cảnh, du lịch thể thao (nhảy dù, bơi thuyền, leo núi).

+ Khu vực xã Yên Mông: Xây dựng khu nhà ở kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại hồ Đồng Beo, khai thác cảnh quan đồi núi mặt nước gắn kết công viên sinh thái sông Đà.

- Khu bờ phải: Xây dựng khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, phục vụ du lịch. Chú trọng khai thác mặt nước sông Đà,vùng cảnh quan ven sông và các đồi cao phía Đông (giáp quốc lộ 6 mới); tại khu vực Chăm Mát xây dựng các điểm khu du lịch quy mô nhỏ, đặc biệt các làng bản dân tộc truyền thống phục vụ tham quan phong tục tập quán, thủ công mỹ nghệ, kiến trúc nhà sàn...

- Khu Trung Minh: Xây dựng các công trình vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, khu sân gofl 36 lỗ, kết hợp với các loại hình du lịch thể thao leo núi, trượt dốc, đua thuyền trên sông, thi đấu thể thao có quy mô khoảng 300ha.

g) Các công trình tôn giáo, di tích lịch sử:

Tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa cách mạng, danh lam thắng cảnh, cơ sở tôn giáo phục vụ dân cư, du lịch như: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, hồ Hòa Bình, Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; các bản Mường ở xã Sủ Ngòi, xã Dân Chủ, di tích về chiến thắng Hòa Bình và đài tưởng niệm anh hùng Cù Chính Lan, động Tiên Phi, bảo tàng Hòa Bình; các danh lam thắng cảnh và đền miếu ven hồ Hòa Bình.

h) Các khu vực bảo tồn và cấm, hạn chế xây dựng:

- Cấm và hạn chế xây dựng trong các khu vực vành đai bảo vệ an toàn các khu quốc phòng, an ninh.

- Cấm và hạn chế xây dựng trong khu vực hành lang bảo vệ dọc hồ sông Đà, không gian cây xanh dọc sông Đà.

- Hạn chế phát triển đô thị trong các khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp có chức năng kết hợp làm vành đai sinh thái của thành phố.

i) Các công trinh đầu mối, khu vực xử lý rác và nghĩa địa:

- Tại bờ trái khu vực xã Yên Mông (gần tiếp giáp tỉnh Phú Thj) bố trí khu bãi rác và dự kiến xây dựng khu “Công viên nghĩa trang”, đảm bảo về môi trường và không gian cây xanh cách ly.

- Xây dựng phương án bảo vệ các khu đầu mối kỹ thuật (khu vực xử lý rác thải, nước thải, trạm biến thế,nhà máy nước, nghĩa địa, vườn ươm thành phố và khu vực tạo cảnh quan).

13. Thiết kế đô thị

a) Tổ chức hệ thống khu trung tâm:

- Giải pháp bố cục : Chặt chẽ, gắn bó nhưng thông thoáng phát triển theo hướng tạo các không gian mở;

- Giải pháp công trình: Hợp khối thành cụm công trình lớn cao tầng tạo điểm nhấn khu trung tâm, hình dáng kiến trúc hiện đại, màu sắc phù hợp với tổng thể chung. Đặc biệt khu trung tâm Chăm Mát khai thác các ý tưởng văn hóa truyền thống vào công trình như văn hóa mường, kiến trúc đặc trưng vùng Tây Bắc nhà sàn, họa tiết dân tộc.

b) Tạo cảnh quan các tuyến phố chính: Đường phố, hè phố, kiến trúc mặt phố, tường rào thống nhất về chiều cao bậc thềm, ô văng; Cây xanh đường phố phải phù hợp khí hậu và đặc thù khu vực.

c) Cửa ngõ chính đô thị: Tạo ấn tượng mạnh vào thành phố, có kiến trúc cảnh quan độc đáo, có không gian hấp dẫn lôi kéo, giải pháp thiết kế đô thị chủ yếu là hình tượng công trình kiến trúc, tổ hợp không gian.

d) Các điểm nhấn, điểm nhìn quan trọng:

- Điểm nhìn chính của thành phố là Tượng đài Hồ Chí Minh.

- Trung tâm Quỳnh Lâm: Điểm nhấn chính là không gian quảng trường trong đó 2 trục không gian mở ra hồ Quỳnh Lâm.

- Trục Thịnh Lang với 3 điểm nhấn đầu Đông, đầu Tây và ở trung tâm có không gian mở ra hồ công viên Thịnh Lang;

- Trung tâm Chăm Mát: Điểm nhấn chính là cụm công trình khu vực trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa và trung tâm hội chợ triển lãm;

- Trục trung tâm Trung Minh: Không gian mở ra sông Đà và là cửa ngõ đô thị;

- Các điểm nhấn phụ trợ khác: Trung tâm Chăm Mát, trục đường Thịnh Lang.

đ) Không gian công viên, cây xanh:

- Trục không gian xanh kết hợp mặt nước sông Đà là trục chủ đạo.

- Công viên, vườn hoa, cây xanh ven sông thiết kế giành giải liên tục ở 2 bên bờ sông gắn bó chặt chẽ với các công trình kiến trúc.

14. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật

a) Hệ thống giao thông:

- Giao thông đối ngoại:

+ Giao thông đường bộ: Là trục giao thông đường cao tốc Hòa Lạc - Thành phố Hòa Bình và đường tránh quốc lộ 6 mới.

+ Giao thông đường sắt nội vùng: Kết nối từ trung tâm Thủ đô Hà Nội qua đô thị Hòa Lạc và đi lên Hỏa Bình; chạy song song hành lang đại lộ Thăng Long, hành lang đường cao tốc Hòa Lạc- thành phố Hòa Bình, kết thúc tại khu vực Quỳnh Lâm.

+ Giao thông đường thủy: Giao thông đường thủy nối liền Hòa Bình, Phú Thành, Hà Nội. Sơn La (dọc theo sông Đà) với các luồng tuyến vận tải thủy chính; Việt Trì - Hòa Bình dài (57 km); hồ Hòa Bình - Vạn Yên (dài 95 km);

- Giao thông đô thị:

+ Thiết kế mạng lưới:

* Thiết kế tận dụng tối đa mạng lưới đường hiện trạng, phát triển cấu trúc mạng lưới đường trong đồ án được duyệt năm 2001, mỗi khu vực nêu trên có các trục đường chính đô thị với chức năng kết nối giao thông và chức năng tạo cảnh quan đô thị.

* Mạng đường cơ bản được thiết kế dạng lưới ô vuông, chú trọng thiết kế các trục đường chính liên kết 2 bờ sông Đà và liên kết giữa các khu đô thị mới như Yên Mông, Chăm Mát, Trung Minh với đô thị trung tâm.

* Nâng cấp mở rộng các tuyến đường tỉnh lộ qua thành phố; đường tỉnh lộ 434 đóng vai trò là đường chính kết nối đô thị Yên Mông với trung tâm thành phố, dự kiến mở rộng lên quy mô 30m; đường tỉnh 435 là tuyến chính kết nối trung tâm thành phố với cảng Thượng Lưu nâng cấp mở rộng lên quy mô đường cấp III.

- Cấp hạng và quy mô mạng lưới đường đô thị:

+ Đường chính đô thị.

* Đường trục chính lộ giới 60,0m (Bề rộng mặt đường: 2x8,0m= 16,0m; Hè đường: 2 x 10m = 20,0m; Bề rộng dải phân cách: 24m) là đại lộ quan trọng thuộc khu trung tâm Quỳnh Lâm.

* Đường nối từ Quốc lộ 6 vào khu vực quảng trường trung tâm Quỳnh Lâm, lộ giới 60,0m (Bề rộng mặt đường: 2x7,5m + 19m= 34,0m; Bề rộng hè đường: 2 x 10m = 20,0m; Bề rộng dải phân cách: 2x3,0m = 6,0m).

* Đường nối từ trung tâm Quỳnh Lâm xuống phường Chăm Mát, lộ giới 53,0m (Bề rộng mặt đường: 2x18m = 36,0m; Bề rộng hè đường: 2 x 6m = 12,0m; Bề rộng dải phân cách: 5,0m).

* Đường trục chính lộ giới 40,0m (Bề rộng mặt đường: 2 x 14,5m = 29,0m; Bề rộng hè đường: 2 x4,5 = 9,0m; Bề rộng dải phân cách: 2,0m).

* Đường trục chính lộ giới 42,0m (Bề rộng mặt đường: 2 x 14,5m = 29,0m; Bề rộng hè đường: 2 x5,0m = 10,0m; Bề rộng dải phân cách: 3,0m) là một phần của tuyến đường cao tốc Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình.

* Đường trục chính lộ giới 36,0m (Bề rộng mặt đường: 2 x 10,5m = 21,0m; Bề rộng hè đường: 2 x 6,0m = 12,0m; Bề rộng dải phân cách: 3,0m).

+ Đường liên khu vực: Là hệ thống các đường nối kết giữa các tuyến đường trục chính đô thị, liên kết giữa các khu chức năng chính của đô thị bao gồm các tuyến đường có mặt cắt như sau:

* Đường liên khu vực lộ giới 25,0m (Bề rộng mặt đường: 15,0m; Bề rộng hè đường: 2 x 5,0m = 10,0m).

* Đường liên khu vực lộ giới 27,0m (Bề rộng mặt đường:15,0m; Bề rộng hè đường: 2 x 6,0m = 12,0m).

* Đường liên khu vực lộ giới 30,0m (Bề rộng mặt đường: 18,0m; Bề rộng hè đường: 2 x 6,0m = 12,0m).

* Đường liên khu vực lộ giới 51,0m (Bề rộng mặt đường: 2x7,5 = 15,0m; Bề rộng hè đường: 2 x 6,0m = 12,0m; Bề rộng dải phân cách: 24m).

+ Đường khu vực: Là hệ thống các đường chính trong khu vực của đô thị, bao gồm các tuyến đường có mặt cắt như sau:

* Đường khu vực lộ giới 20,5-22,5m (Bề rộng mặt đường: 10,5m; Bề rộng hè đường: 2 x (5-6)m = 12,0m).

* Đường khu vực lộ giới 16,0m (Bề rộng mặt đường: 8,0m; Bề rộng hè đường: 2 x 4,0m = 8,0m).

- Công trình giao thông chính của đô thị:

+ Nút giao thông chính:

Quảng trường giao thông lớn của đô thị.

* Nâng cấp, cải tạo chỉnh trang quảng trường khu vực trước trụ sở Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

* Xây dựng mới quảng trường giao thông kết hợp cảnh quan tại trung tâm Quỳnh Lâm (cuối đường Chi Lăng kéo dài).

* Xây dựng quảng trường trung tâm thương mại khu Chăm Mát.

+ Hệ thống cầu lớn vượt sông Đà: Ngoài cầu Hoà Bình 1, xây dựng mới cầu Hòa Bình 2, Hoà Bình 3 và cầu Trung Minh (nằm trên tuyến đường Hoà Lạc - Hoà Bình).

- Hệ thống bến xe, cảng bến đường thủy:

+ Hệ thống cảng bến đường thuỷ nội địa:

* Cảng Hoà Bình (cảng Bến Ngọc): Là cảng tổng hợp, hàng hóa thông qua chủ yếu là vật liệu xây dựng và hàng hóa. Năng lực thông qua của cảng là 500.000T/năm vào năm 2020, cỡ tàu ra vào cảng là tàu tự hành trọng tải đến 200 tấn và xà lan;

* Cảng Ba Cấp: Hiện là cảng chuyên dụng, nâng cấp các công trình để đạt là cảng tổng hợp cấp IV với công suất dự kiến là 250.000 tấn/năm, cỡ tàu ra vào cảng 200 tấn, chiều dài bến 428m;

* Cảng Bích Hạ: Là cảng tổng hợp đầu mối của khu vực, phục vụ khai thác du lịch lòng hồ và vận chuyển hàng hoá lên khu vực Tây Bắc;

* Duy trì và nâng cấp hệ thống cảng bến nhỏ dọc sông Đà như cảng hạng nặng, cảng Kho Ba, cảng nhà máy xi măng;

* Duy trì hoạt động các bến đò ngang qua sông Đà đến khi xây dựng xong các cầu cứng.

- Bến xe đối ngoại:

+ Bến xe khách phía bờ phải sông Đà: Trong giai đoạn phát triển đến năm 2015 cải tạo nâng cấp bến xe hiện có, đầu tư xây dựng mới bến xe tiếp giáp Quốc lộ 6 và đường chi Lăng.

+ Bến xe khách phía bờ trái sông Đà: Quy hoạch tại phường Tân Hòa, điểm kết thúc tuyến đường cao tốc Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình.

+ Bến xe Chăm Mát: Trong giai đoạn phát triển đến năm 2015 phát triển hệ thống xe buýt đô thị. Giai đoạn phát triển đến năm 2025, khi hệ thống xe buýt phát triển sẽ chuyển đổi chức năng bến xe thành điểm đỗ đầu cuối của xe buýt.

- Hệ thống điểm đỗ xe nội thị: Chỉ tiêu tính toán điểm đỗ xe công cộng nội thị:

+ Đạt từ 3,0 m2 -3,5m2 đất đỗ xe trên 1 người dân đô thị.

+ Dành 2,5% -3% đất xây dựng đô thị để xây dựng hệ thống điểm đỗ.

+ Có thể đáp ứng số lượng phương tiện trong đô thị tính toán quy đổi với chỉ tiêu 100-150 xe con/1000 dân.

b) Chuẩn bị kỹ thuật:

- Định hướng quy hoạch san nền:

+ Phần nằm trong đê Ngòi Dong cũ: Cao độ nền xây dựng ≥ 21m.

+ Phần dự kiến phát triển trong phạm vi tuyến đê điều chỉnh cao độ nền xây dựng ≥ 23,0m.

+ Phần nằm ngoài đê: Chọn cao độ nền xây dựng ≥ 24m. Khu công viên cây xanh ≥ 22,5m.

+ Khu Yên Mông: San nền cục bộ, khu vực thung lũng ven sông Đà chọn cao độ nền xây dựng bằng đường tỉnh lộ 434 (≥ 21,5m);

+ Khu vực phường Phương Lâm, phường Đồng Tiến

* Nâng cao trình đê Quỳnh Lâm lên cao độ 25 ÷ 26m;

+ Khu vực trong đê Quỳnh Lâm: Phần mở rộng (phía ruộng) chọn cao độ nền xây dựng lớn hơn 20,0m.

+ Khu vực ngoài đê Quỳnh Lâm: Phần mở rộng chọn cao độ xây dựng khống chế lớn hơn 24,0m.

- Khu Chăm Mát:

+ Phía Nam Chăm Mát: San gạt cục bộ tạo mặt bằng để xây dựng công trình.

+ Khu vực phía Bắc ven Ngòi Chăm có cao độ san lấp ≥ 24m.

- Khu đô thị mới Trung Minh:

* Cao độ nền xây dựng ≥ 23,5m (bằng đường Quốc lộ 6); khu cây xanh công viên ≥ 22,5m;

* Các công trình xây dựng ven sườn núi nền chỉ san cục bộ cho từng công trình.

- Thoát nước mưa:

+ Sử dụng hệ thống thoát nước riêng độc lập với hệ thống thoát nước thải.

+ Khu vực bờ phải ( phường Phương Lâm, Đồng Tiến, Chăm Mát..): chia làm 2 lưu vực chính:

* Lưu vực 1: Nước mưa được dãn vào hệ thống cống về hồ Quỳnh Lâm sau đó được bơm ra Ngòi Chăm (Công suất trạm bơm Quỳnh Lâm dự kiến là 18 máy x 1.000m3/h).

* Lưu vực 2: Khu vực Chăm Mát (ngoài đê) nước được thoát theo hệ thống cống sau đó xả trực tiếp vào Ngòi Chăm và thoát ra sông Đà.

- Khu vực bờ trái (đô thị cũ): có 2 lưu vực thoát chính.

* Lưu vực 3: Nước được thoát ra suối Đúng sau đó ra sông Đà qua hệ thống lắp đặt van đóng mở một chiều.

* Lưu vực 4 (Khu vực hồ Dè, hồ Thịnh Minh):Nước mưa được thoát theo hệ thống cống đổ vào hồ Dè, hồ Thịnh Minh sau đó thoát qua Ngòi Dong dùng trạm bơm hoặc van đóng mở một chiều đổ ra sông Đà (Nâng cấp, cải tạo trạm bơm Ngòi Dong với công suất 9 máy x 1.000m3/h;

+ Khu đô thị mới Trung Minh, khu Yên Mông (xã Yên Mông): Nước được thoát theo hệ thống cống sau đó đổ thẳng ra sông Đà.

- Các công tác chuẩn bị kỹ thuật khác:

+ Tuân thủ quy chuẩn xây dựng đối với công tác xây dựng dưới chân đập.

+ Công tác quản lý đê điều phải được giám sát chặt chẽ, phát hiện và xử lý kịp thời khi có hiện tượng xói lở bờ sông, bờ đê, kè...

+ Các khu vực xây dựng trên địa hình có độ dốc > 8% cần phải có giải pháp kỹ thuật cần thiết để tránh sạt lở.

+ Các trục suối, các hồ nước trong đô thị cần xây dựng kè để đảm bảo cảnh quan, tránh lấn chiếm và tránh sạt lở.

c) Định hướng quy hoạch cấp nước

- Nhu cầu dùng nước:

+ Năm 2015: 25.000 m3/ngđ.

+ Năm 2025: 60.000 m3/ngđ.

- Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước mặt sông Đà tại hồ Hòa Bình, ngoài ra tận dụng thêm nguồn nước ngầm hiện đang khai thác để bổ sung cấp cho thành phố.

- Các công trình đầu mối:

+ Giữ nguyên các công trình xử lý hiện có, riêng nhà máy nước Ba Vành được nâng công suất lên 40.000 m3/ngđ;

+ Xây dựng nhà máy nước Yên Mông công suất 5.000 m3/ngđ khai thác nguồn nước sông Đà cấp nước cho khu vực Yên Mông.

- Mạng lưới đường ống: Thiết kế với công suất tính toán 60.000 m3/ngđ dạng mạch vòng kết hợp với một số tuyến ống nhánh ( riêng khu vực Yên Mông được thiết kế dạng cành cây).

d) Định hướng quy hoạch cấp điện:

- Nhu cầu sử dụng điện: Giai đoạn 2015 dự báo nhu cầu sử dụng điện là 66MW; Dự báo nhu cầu sử dụng điện giai đoạn 2025 là 124MW.

- Nguồn điện: Là trạm 220/110KV Hoà Bình công suất 2x125MVA và trạm 110KV Hoà Bình sẽ được thay bằng 2 máy công suất 2x40MVA;

- Giai đoạn dài hạn: Bờ phải sẽ xây dựng mới một trạm 110KV công suất 2x25MVA. Trạm 110KV được cấp bởi tuyến 110KV rẽ nhánh từ tuyến 110KV Hòa Bình đi Lạc Sơn.

- Lưới điện phân phối

+ Các đường trục có phụ tải lớn, kết cấu theo dạng lưới kín vận hành hở.

+ Khu vực thành phố Hoà Bình dùng dây cáp ngầm hoặc đường dây trên không có cách điện.

+ Lưới điện trung áp của thành phố cải tạo toàn bộ từ 6KV sang 22KV. Sau trạm 110KV Hòa Bình có 6 lộ 22KV cấp cho KCN bờ trái và các phụ tải khác thuộc bờ trái; Sau trạm 110KV bên bờ phải có 6 lộ 22KV cấp cho phụ tải thuộc bờ trái.

- Trạm biến áp phân phối: Dùng các loại máy biến áp có gam công suất 180 đến 630KVA.

- Lưới điện hạ áp: Thiết kế vận hành hình tia (trừ các phụ tải có yêu cầu đặc biệt phải thiết kế mạch vòng có liên kết dự phòng); Bán kính lưới 0,4KV cho các phụ tải dân sinh nhỏ hơn 300m. Trong khu vực nội thị, khu vực đô thị hoá, khu du lịch sẽ xây dựng đường dây hạ áp bằng cáp vặn xoắn, các khu vực chưa ổn định dùng loại cáp bọc.

- Lưới điện chiếu sáng: Tất cả các tuyến đư­ờng có mặt cắt ngang lòng đư­ờng từ 3m trở lên đều được chiếu sáng; lưới chiếu sáng trong khu trung tâm dùng cáp ngầm.

đ) Định hướng thoát nước thải, thu gom, xử lý chất thải rắn và nghĩa trang:

- Thoát nước thải:

+Tổng lượng nước thải: 30.500m3/ngày.

+ Nước thải sinh hoạt: Dự kiến xây dựng là hệ thống thoát nước hỗn hợp tập trung về các trạm làm sạch để xử lý.

+ Nước thải công nghiệp: Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải riêng. Áp dụng công nghệ xử lý phù hợp đạt tiêu chuẩn QCVN: 24-2009, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

+ Nước thải bệnh viện: Có biện pháp quản lý và kiểm tra nước thải đạt QCVN 14: 2008/BTN-MT trước khi xả ra hệ thống thoát nước đô thị.

+ Hệ thống cống thu gom, trạm bơm, trạm xử lý nước thải được xây dựng đảm bảo theo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng hiện hành.

- Chất thải rắn:

+ Tổ chức thu gom và áp dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, hạn chế chôn lấp.

+ Tổng dung lượng rác thải: khoảng 14 tấn/ngày, thu gom theo vị trí riêng của từng khu vực sau đó chuyển về khu xử lý.

- Quy hoạch nghĩa trang:

+ Khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng và đầu tư xây dựng các nhà hỏa táng tại. Các nghĩa trang xây dựng mới theo hướng công viên nghĩa trang.

- Các địa điểm dự kiến xây dựng nghĩa trang: Xây dựng nghĩa trang tập trung tại xã Yên Mông “Công viên Nghĩa trang” cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 12 km. Quy mô xây dựng nghĩa trang khoảng 85ha (trong đó quỹ đất khai thác sử dụng khoảng 25ha);

- Cải tạo nâng cấp nghĩa trang Nghĩa trang Sông Đà tại phường Tân Hoà diện tích 7,5 ha, nghĩa trang trang Chăm Mát và định hướng quy tập các nghĩa địa đơn lẻ.

15. Đánh giá môi trường chiến lược

a) Khai thác sử dụng hợp lý có hiệu quả đất đai và nguồn lực tự nhiên:

- Khai thác, sử dụng đất đai: Phải thực hiện đúng mục đích, quy mô và tuân thủ chặt chẽ tiêu chí, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đã quy định trong các quy hoạch chuyên ngành, phù hợp với quy hoạch tổng thể, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ trên địa bàn thành phố và các xã, huyện tiếp giáp thành phố.

- Khai thác các nguồn lực tự nhiên: Phải thực hiện đồng bộ, tập trung đúng theo quy hoạch phát triển chuyên ngành, tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật, công nghệ và các giải pháp bảo vệ môi trường.

b) Bảo vệ hệ sinh thái rừng phòng hộ và rừng sản xuất khu vực xã Thái Thịnh, hồ sông Đà:

- Khôi phục và bảo vệ hệ sinh thái đồi rừng và thảm xanh hiện hữu tại khu vực dọc quốc lộ 6, xã Yên Mông, phường Chăm Mát.

- Khoanh vùng đất bảo vệ khu vực dọc sông Đà: Phát triển thảm thực vật tại các khu vực dọc theo sông Đà và hồ Sông Đà. Nghiêm cấm xây dựng các loại hình công nghiệp độc hại trong vùng bảo vệ nguồn nước; các nhà máy, xí nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải và phải bảo đảm khoảng cách ly xây dựng để kiểm soát nước thải và dễ xử lý khi có sự cố.

c) Khai thác và sử dụng nguồn nước:

- Nguồn nước mặt: Khai thác nguồn nước mặt từ sông Đà.

- Nguồn nước ngầm: Đánh giá trữ lượng để quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý, đúng quy trình kỹ thuật; không khai thác tập trung trên từng khu vực, với thời gian liên tục quá mức, dẫn đến cạn kiệt, hạ thấp mực nước ngầm, làm suy giảm trữ lượng và kéo theo các tác động khác không kiểm soát được, suy giảm chất lượng môi trường.

d) Kiểm soát hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản:

- Quy hoạch và kiện toàn hệ thống các trung tâm, các trạm bảo vệ thực vật bảo đảm khả năng kiểm soát đầu vào và đầu ra trong hoạt động sử dụng phân bón và các hóa chất bảo vệ thực vật.

- Thành lập hệ thống bảo vệ thủy sản bên cạnh hệ thống thú y, hệ thống bảo vệ gia súc, gia cầm, thủy cầm bảo đảm khả năng kiểm soát chất lượng nước đầu vào, đầu ra và các loại thuốc chữa bệnh.

e) Môi trường không khí và tiếng ồn:

Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn chính trong thành phố là hoạt động xây dựng và giao thông vận tải. Để thực hiện theo đúng quy hoạch từ nay đến 2025 thành phố sẽ có tốc độ xây dựng khá lớn. Các hoạt động này sẽ tác động đáng kể đến môi trường không khí như vận chuyển vật liệu xây dựng, cần bảo đảm khả năng kiểm soát bằng phương án trồng cây xanh, khoảng lùi xây dựng, và kết hợp hệ thống tưới cây, rửa đường.

h) Xây dựng hệ thống quản lý môi trường:

- Xây dựng hệ thống giám sát, phân tích, đánh giá khách quan hiệu quả môi trường.

+ Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác quản lý môi trường.

16. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

a) Đầu tư xây dựng các khu đô thị mới:

- Các khu đô thị mới thuộc trung tâm Quỳnh Lâm, xã Dân Chủ, xã Sủ ngòi, phường Phương Lâm; Diện tích khoảng 460ha;

- Khu đô thị mới trung Minh quy mô khoảng 360ha;

- Khu đô thị mới thuộc bờ trái Sông Đà.

b) Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội:

- Hoàn thiện các tuyến đường giao thông hiện đang thi công xây dựng; xây dựng mới đầu mối giao thông đối ngoại, đường cao tốc Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình, các nút giao thông chính, các hệ thống cầu qua sông Đà;

- Hệ thống trung tâm y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao cấp thành phố.

- Hệ thống hồ điều hòa, công viên cây xanh và không gian mở dọc hai bên bờ sông Đà, Công viên Thịnh Lang; Công viên tuổi Trẻ, hoàn thiện và bổ sung hệ thống cây xanh đường phố trên các trục đường mới.

- Chương trình nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng của thành phố.

- Đầu tư, giải phóng mặt bằng, giải tỏa và thực hiện hệ thống không gian cây xanh cảnh quan bên sông Đà khu vực phường Đồng tiến và đầu đường Trương Hán Siêu.

17. Cơ chế, chính sách quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch

a) Giải pháp tăng cường mối liên kết vùng: Phối hợp với các huyện trong khu vực lân cận thành phố tuân thủ quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội; liên kết, hỗ trợ cùng đầu tư phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, hạ tầng, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường chung cả vùng.

b) Giải pháp về cơ chế, chính sách:

- Hoàn thiện, bổ sung và xây dựng mới những quy định pháp lý liên quan đến quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển đô thị.

- Xây dựng danh mục và các giải pháp bảo vệ, tôn tạo các công trình có giá trị văn hóa lịch sử; xây dựng cơ chế, chính sách, quy định, hướng dẫn việc triển khai không gian cảnh quan, thiết kế đô thị; những vùng đất trũng, ngập, những khu vực cần bảo tồn về mặt di tích, lịch sử, bảo vệ môi trường thiên nhiên v.v…

18. Tổ chức thực hiện:

- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình tổ chức công bố, công khai đồ án quy hoạch đã được phê duyệt để nhân dân trong khu vực biết, thực hiện; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong quá trình thực hiện quy hoạch; tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định quản lý theo dồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng, thiết kế đô thị thành phố Hòa Bình đến năm 2025.

- Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để cụ thể hóa đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng, lập, ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị làm cơ sở triển khai cá dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung của đô thị và các dự án đầu tư xây dựng.

- Các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao:

+ Lập kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình hạ tàng kỹ thuật và xác định cơ quản quản lý quỹ đất này để không bị lấn chiếm và sử dụng sai mục đích quy hoạch.

+ Quản lý chặt chẽ việc đàu tư xây dựng theo phân khu chức năng được quy định trong quy hoạch chung và các hướng dẫn liên quan về xây dựng đô thị.

+ Đối với các khu đô thị mới phải quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo xây dựng đồng bộ hạ tầng xã hội với hạ tầng kỹ thuật, phải kết nối được với mạng lưới hạ tầng chung của đô thị.

+ Quản lý phát triển không gian đô thị (khống chế tốc độ đô thị hóa các khu vực theo quy hoạch); đề xuất các giải pháp đồng bộ để kiểm soát việc tăng dân số cơ học, tắc nghẽn giao thông, xây dựng các phương án phòng chống thiên tai (biến đổi khí hậu toàn cầu, ......), bảo vệ môi trường đô thị.

+ Xây dựng nhóm giải pháp về nguồn lực tài chính phát triển đô thị: Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch đầu tư phát triển cho từng giai đoạn; xây dựng cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng phát triển thành phố; xây dựng chính sách thu thuế với các chủ thể hưởng lợi sau đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

- Việc chuyển đổi đất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục dích phi nông nghiệp theo nội dung của đồ án này chỉ được thực hiện khi được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định về quản lý đất đai đang có hiệu lực thi hành.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Kho bạc NN Hòa Bình;
- Chánh, Phó VP/UB;
- Lưu: VT, XDCB (TA21).

CHỦ TỊCH




Bùi Văn Tỉnh

 


BẢNG CÂN BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT

(Kèm theo Quyết định số 1354/QĐ-UBND ngày 03/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Danh mục đất

Hiện trạng

Dự báo năm 2015

Dự báo năm 2025

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

Bình quân

(m2/ng)

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

Bình quân

(m2/ng)

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

Bình quân

(m2/ng)

 

Tổng diện tích tự nhiên

14784,01

 

 

14784,01

 

 

14784,01

 

 

A

Đất nội thị

3590,5

 

 

4406,5

 

 

8410,00

 

 

I

Đất xây dựng đô thị

963,58

100,00

140,65

2150,28

100,00

195,48

3332,40

100,00

170,89

1

Đất dân dụng

737,25

76,51

107,62

1808,96

84,13

164,45

2580,34

77,43

132,33

1.1

Đất dân dụng phục vụ dân cư đô thị (tính theo chỉ tiêu)

526,66

54,66

76,88

1257,04

58,46

114,28

2011,40

60,36

103,15

 

Đất đơn vị ở

357,93

37,15

52,25

780,83

36,31

70,98

1253,50

37,62

64,28

 

Đất công trình công cộng cấp T. phố, khu thành phố

26,73

2,77

3,90

44,00

2,05

4,00

78,00

2,34

4,00

 

Đất cây xanh sử dụng công cộng

25,00

2,59

3,65

110,00

5,12

10,00

234,00

7,02

12,00

 

Đất giao thông đô thị

117,00

12,14

17,08

322,21

14,98

29,29

445,90

13,38

22,87

1.2

Đất dân dụng phục vụ ngoài phạm vi đô thị

210,59

21,85

30,74

551,92

25,67

50,17

568,94

17,07

29,18

 

Đất trụ sở các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh, công trình sự nghiệp cấp tỉnh

95,59

9,92

 

110,00

5,12

 

140,00

4,20

 

 

Đất các trường chuyên nghiệp, các công trình có mục đích công cộng khác

90,00

9,34

 

104,25

4,85

 

118,32

3,55

 

 

Trong dó: đất các trường chuyên nghiệp, đại học

22,00

2,28

 

40,00

1,86

 

70,00

2,10

 

 

Đất cây xanh

25,00

2,59

 

337,67

15,70

 

310,62

9,32

 

2

Đất ngoài dân dụng

226,33

23,49

33,04

341,32

15,87

31,03

752,06

22,57

38,57

2.1

Đất giao thông đối ngoại

47,00

4,88

 

86,47

4,02

 

86,47

2,59

 

2.2

Đất công nghiệp, TTCN (A)

65,79

6,83

 

102,06

4,75

 

126,06

3,78

 

 

- Trong đó đất KCN

34,00

3,53

 

45,00

2,09

 

86,00

2,58

 

2.3

Đất du lịch có mục đích(B) kinh doanh phục vụ du lịch

15,47

1,61

 

89,91

4,18

 

395,50

11,87

 

2.4

Đất an ninh, quốc phòng

31,00

3,22

 

31,00

1,44

 

33,79

1,01

 

2.5

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

3,16

0,33

 

7,41

0,34

 

7,41

0,22

 

2.6

Đát nghĩa trang,  nghĩa địa

21,57

2,24

 

3,96

 

 

70,31

 

 

2.7

Đất công trình hạ tầng đầu mối

42,34

 

 

20,51

0,95

 

32,25

 

 

II

Đất khác trong nội thị (nông, lâm, CXST, sông suôi, mặt nước chuyên dùng…)

2626,92

 

 

2256,22

 

 

5077,60

 

 

B

Đất ngoại thị

11193,51

 

 

10377,51

 

 

6374,01

 

 

Ghi chú: - (A) kể cả diện tích sản xuất VLXD: gạch, ngói; hoạt động khoáng sản; dự kiến năm 2015 các cơ sở sản xuất loại này không còn tồn tại trong nội thành.

- Giai đoạn tới 2015 xã Dân Chủ và 2025 hai xã, Sủ Ngòi, Trung Minh (Kỳ Sơn) và một phần xã Yên Mông nằm trong phạm vi phát triển không gian đô thị - nội thành.


 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1354/QĐ-UBND ngày 03/08/2011 duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hòa Bình đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.014

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.253.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!