HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
45/2019/NQ-HĐND
|
Bình Định,
ngày 13 tháng 12 năm 2019
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2020-2035
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật kinh doanh bất động sản ngày 25
tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20
tháng 10 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20
tháng 10 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết về phát triển và quản lý nhà ở
xã hội;
Thực hiện Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30
tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển
nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 129/TTr-UBND ngày 28
tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Chương trình
phát triển nhà ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2035; Báo cáo thẩm tra số
44/BCTT-KTNS ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội
đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân
tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Định
giai đoạn 2020-2035 (có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức
triển khai thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng
nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân
tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh
Bình Định Khóa XII Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2019 và có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020./.
Nơi nhận:
- UBTVQH;
Chính phủ (b/cáo);
- VPQH, VPCP, Bộ Xây dựng;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- TT Tỉnh ủy (b/cáo), TT HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể chính trị;
- VP: Tỉnh ủy, ĐĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp, các Sở, ban, ngành liên quan;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- TT Tin học - Công báo tỉnh;
- Lưu VT, hồ sơ kỳ họp.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Tùng
|
PHỤ LỤC
MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở
TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2020-2035
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 45/2019/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2019 của
Hội đồng nhân dân tỉnh)
1. Quan điểm phát triển
nhà ở
a) Chương trình phát triển nhà ở
phải phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, phù hợp với Quy hoạch
xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 và Chương trình
phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035; góp phần cho công tác quản
lý để bảo đảm thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.
b) Phát triển nhà ở là một trong
những nội dung quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn
liền với việc phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới; giải quyết nhu cầu
nhà ở cho các tầng lớp dân cư với mức thu nhập khác nhau, đặc biệt là nhà ở cho
các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội quy định tại Điều 49
của Luật Nhà ở nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông
thôn theo hướng văn minh, hiện đại.
c) Phát triển nhà ở phải đảm bảo đồng
bộ với phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; sử dụng quỹ đất tiết
kiệm, hiệu quả; nâng cao chất lượng kiến trúc, cảnh quan và môi trường.
2. Mục tiêu phát triển nhà
ở
a) Đến năm 2025
- Chỉ tiêu về diện tích nhà ở
bình quân toàn tỉnh đến năm 2025 đạt 29,0 m²/người (trong đó: đô thị 30,0
m²/người; nông thôn 28,2 m²/người). Diện tích nhà ở tối thiểu 10 m² sàn/người;
- Diện tích nhà ở tăng thêm khoảng
11.194.560 m² sàn. Trong đó:
+ Nhà ở thương mại: 3.000.000
m² sàn;
+ Nhà ở xã hội: 808.980 m² sàn;
+ Nhà ở công vụ: 1.470 m2
sàn;
+ Nhà ở riêng lẻ người dân tự
xây: 7.384.110 m² sàn.
- Chất lượng nhà ở: Cơ bản tỷ lệ
nhà ở kiên cố và bán kiên cố toàn tỉnh đến năm 2025 đạt 99,5%, giảm tỷ lệ nhà ở
thiếu kiên cố và nhà ở đơn sơ xuống 0,5%.
b) Giai đoạn 2026-2030
- Chỉ tiêu về diện tích nhà ở
bình quân toàn tỉnh đến năm 2030 đạt 32,0 m²/người (trong đó: đô thị 33,0
m²/người; nông thôn 31,1 m²/người). Diện tích nhà ở tối thiểu 12 m² sàn/người;
- Diện tích nhà ở tăng thêm khoảng
8.175.300 m² sàn. Trong đó:
+ Nhà ở thương mại: 2.500.000
m² sàn;
+ Nhà ở xã hội: 745.000 m² sàn;
+ Nhà ở công vụ: 1.400 m2
sàn;
+ Nhà ở riêng lẻ người dân tự
xây: 4.928.900 m² sàn.
- Chất lượng nhà ở: Cơ bản đến
năm 2030, toàn tỉnh không còn nhà ở thiếu kiên cố và nhà ở đơn sơ.
c) Giai đoạn 2031-2035
- Chỉ tiêu về diện tích nhà ở
bình quân toàn tỉnh đến năm 2035 đạt 35,0 m²/người (trong đó: đô thị 36,0
m²/người; nông thôn 34,1 m²/người). Diện tích nhà ở tối thiểu 14 m² sàn/người;
- Diện tích nhà ở tăng thêm
9.410.650 m² sàn. Trong đó:
+ Nhà ở thương mại: 2.500.000
m² sàn;
+ Nhà ở xã hội: 1.075.000 m² sàn;
+ Nhà ở công vụ: 1.400 m2
sàn;
+ Nhà ở riêng lẻ người dân tự
xây: 5.834.250 m² sàn.
- Chất lượng nhà ở: Đến năm
2035, toàn tỉnh không có nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ.
3. Nhu cầu về
đất để phát triển nhà ở
a) Diện tích đất phát triển nhà ở
đến năm 2025 khoảng 1.142,3 ha. Trong đó: Diện tích đất phát triển nhà ở thương
mại, khu đô thị khoảng 659,7 ha; diện tích đất phát triển nhà ở xã hội khoảng
61,9 ha; diện tích đất phát triển nhà ở công vụ khoảng 0,1 ha; diện tích đất
phát triển nhà ở riêng lẻ hộ gia đình tự xây khoảng 420,7 ha.
b) Diện tích đất phát triển nhà ở
giai đoạn 2026-2030 khoảng 885,5 ha. Trong đó: Diện tích đất phát triển nhà ở
thương mại, khu đô thị khoảng 549,7 ha; diện tích đất phát triển nhà ở xã hội
khoảng 54,0 ha; diện tích đất phát triển nhà ở công vụ khoảng 0,1ha; diện tích
đất phát triển nhà ở riêng lẻ hộ gia đình tự xây khoảng 281,7ha.
c) Diện tích đất phát triển nhà ở
giai đoạn 2031-2035 khoảng 958,9 ha. Trong đó: Diện tích đất phát triển nhà ở
thương mại, khu đô thị khoảng 549,7 ha; diện tích đất phát triển nhà ở xã hội
khoảng 75,7 ha; diện tích đất phát triển nhà ở công vụ khoảng 0,1ha; diện tích
đất phát triển nhà ở riêng lẻ hộ gia đình tự xây khoảng 333,4ha.
4. Phương hướng phát triển
nhà ở
a) Phát
triển nhà ở theo khu vực, phù hợp với Quy hoạch vùng tỉnh
- Phát
triển nhà ở tại khu vực đô thị: Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hạ tầng kết
cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trước khi thực hiện các dự án nhà ở, dự án
khu đô thị có quy mô phù hợp; tăng tỷ lệ phát triển nhà ở chung cư tại thành phố
Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, đô thị Hoài Nhơn và Tây Sơn; cải tao, nâng cao chất
lượng nhà ở tại các khu đô thị hiện hữu, tăng cường công tác chỉnh trang đô thị
theo quy hoạch được duyệt, các quy chế quản lý kiến trúc đã được ban hành.
- Phát
triển nhà ở tại khu vực nông thôn: Phát triển nhà ở theo phương thức đầu tư xây
dựng hạ tầng sau đó chuyển quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình tự xây dựng
nhà ở đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về kiến trúc – quy hoạch được phê duyệt; bảo
tồn và phát huy không gian kiến trúc đối với các làng quê có bản sắc riêng.
b) Phát
triển đa dạng các loại hình nhà ở
- Nhà ở
thương mại: Phát triển nhà ở thương mại chủ yếu theo dự án, đa dạng các loại
hình nhà ở, bao gồm nhà chung cư, nhà ở liên kế, biệt thự; khuyến khích phát
triển nhà ở thương mại giá thấp để phù hợp với thu nhập của một bộ phận người
dân.
- Nhà ở
xã hội: Bố trí quỹ đất, lập danh mục quỹ đất kêu gọi thực hiện đầu tư các dự án
nhà ở xã hội trên địa bàn 04 đô thị lớn của tỉnh gồm thành phố Quy Nhơn, thị xã
An Nhơn, thị trấn Bồng Sơn, thị trấn Phú Phong; khuyến khích các thành phần
kinh tế đầu tư dự án nhà ở xã hội dành để cho thuê bằng nguồn vốn ngoài ngân
sách nhà nước; Nhà nước đầu tư nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân sách dành để
cho thuê; các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và doanh nghiệp sản
xuất trong khu công nghiệp có trách nhiệm đầu tư xây dựng nhà ở tại các quỹ đất
trong các khu công nghiệp để bố trí cho công nhân thuê.
- Nhà ở
công vụ: Theo nhu cầu về nhà ở công vụ, các cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức
đảm bảo đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ báo cáo cụ thể về Sở Xây
dựng để đề xuất UBND tỉnh xem xét quyết định theo kế hoạch hàng năm và 05 năm.
- Nhà ở
tái định cư: Nhà ở tái định cư theo hình thức giao đất để người dân tự xây dựng
nhà ở đối với các trường hợp đủ điều kiện bồi thường về đất ở; phát triển nhà ở
xã hội dành để ưu tiên bán, cho thuê, cho thuê mua để tái định cư đối với
các đối tượng không đủ điều kiện bồi thường về đất ở khi Nhà nước thu hồi đất
giải phóng mặt bằng chỉnh trang đô thị.
- Nhà trọ
do người dân tự xây: Khuyến khích các hộ dân có điều kiện sử dụng nhà ở sẵn có
hoặc xây dựng nhà ở để cho thuê nhà trọ phục vụ chủ yếu các đối tượng có
nhu cầu thuê nhà ở trong thời gian ngắn; khuyến khích phát triển nhà ở chung cư
thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê đối với những trường hợp đặc biệt khó khăn,
không thể tạo lập được nhà ở, không có khả năng kinh tế mua, thuê, thuê mua nhà
ở xã hội.
5. Một số giải
pháp chính để thực hiện Chương trình
a) Giải
pháp về đất đai
Sử dụng quỹ đất để phát triển nhà ở
đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, nhất
là quỹ đất để bố trí tái định cư và xây dựng nhà ở xã hội.
b) Quản
lý quy hoạch - kiến trúc
- Nâng cao chất
lượng các đồ án quy hoạch xây dựng để làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án
nhà ở, dự án khu đô thị đảm bảo chất lượng, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, đầy đủ hạ
tầng xã hội thiết yếu;
- Đối với khu vực trung tâm đô thị,
các khu vực có yêu cầu cao về quản lý cảnh quan, chủ yếu phát triển nhà ở theo
dự án để đảm bảo chất lượng về không gian kiến trúc; đối với các khu vực nông
thôn phát triển nhà ở gắn với bảo tồn và phát huy đặc trưng kiến trúc nhà ở
nông thôn;
- Ban hành các thiết kế mẫu nhà ở
phù hợp với tập quán sinh hoạt, điều kiện sản xuất và truyền thống văn hóa của
các vùng, miền, có khả năng ứng phó với thiên tai, động đất, biến đổi khí hậu để
người dân tham khảo, áp dụng trong xây dựng nhà ở.
c) Giải
pháp về chính sách tài chính – tín dụng
- Nguồn vốn Nhà
nước: Đảm bảo cân đối vốn ngân sách nhà nước từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất
tối thiểu 3%/năm từ ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện nơi có dự án nhà ở xã hội
và nguồn vốn từ quỹ đất 20% trong các dự án khu đô thị mới, dự án nhà ở thương
mại có quy mô dưới 10 ha do các chủ đầu tư lựa chọn hình thức nộp tiền để hỗ trợ
và phát triển nhà ở xã hội; ủy
thác nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện cho Ngân hàng Chính sách
xã hội Bình Định để ưu tiên cho các đối tượng thuộc diện thu hồi đất mà không đủ
điều kiện bồi thường đất ở được vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
- Nguồn vốn
ngoài ngân sách nhà nước: Khuyến khích các thành phần kinh tế sử dụng vốn chủ sở
hữu, vốn vay ngân hàng và nguồn vốn huy động hợp pháp để đầu tư xây dựng nhà ở,
đặc biệt là xã hội và nhà ở thương mại.
d) Chính sách hỗ trợ về nhà ở
cho các đối tượng chính sách xã hội
- Đối với đối tượng người có
công cách mạng: Tiếp tục hỗ trợ về nhà ở theo cơ chế chính sách của Quyết định
số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện
và các nguồn vốn hỗ trợ, huy động hợp pháp khác.
- Đối với đối tượng là người
nghèo khu vực nông thôn (kể cả đồng bào nghèo dân tộc thiểu số): Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và sớm hoàn thành việc hỗ
trợ nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính
phủ; kết hợp linh hoạt giữa các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã ban hành và sự
tham gia của các tổ chức chính trị – xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân thông
qua các hình thức như hỗ trợ kinh phí, vật liệu, nhân công trong xây dựng nhà ở
hoặc tặng nhà ở đại đoàn kết.
- Đối
với các hộ nghèo đô thị gặp khó khăn về nhà ở thì việc hỗ trợ nhà ở giải quyết
theo hướng: Đối với các trường hợp đã có nhà ở, nhưng là nhà tạm, hư hỏng, dột
nát thì Nhà nước, các tổ chức kinh tế – xã hội, cộng đồng hỗ trợ một phần kinh
phí, kết hợp cho vay ưu đãi để các hộ tự cải tạo, sửa chữa nhà ở; đối với các hộ
nghèo đặc biệt khó khăn thì thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước, cộng đồng, các
tổ chức kinh tế – xã hội xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương để giúp họ có chỗ
ở phù hợp.
đ) Giải pháp về phát triển thị trường nhà ở và
quản lý sử dụng nhà ở
- Lập kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm để làm
căn cứ quản lý, điều hành việc phát triển nhà ở.
- Có
cơ chế ưu đãi đầu tư trong phát triển nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư.
- Đa dạng
hóa hình thức và thời hạn sở hữu nhà ở (sở hữu lâu dài, sở hữu có thời hạn)
theo từng khu vực và từng thời kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và yêu cầu
quản lý nhà nước về nhà ở.
- Đẩy
mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất theo quy định.
- Xây
dựng quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư, đặc biệt là chung cư nhà ở xã hội./.