HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHOÁ XVI - KỲ HỌP THỨ 20
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày
03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết
định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí
quốc gia nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 116/2006/QĐ-TTg , ngày 26/5/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái
thời kỳ 2006 -2020; các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh đã được phê duyệt;
Sau khi xem
xét Tờ trình số 176/TTr-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Yên Bái về việc phê duyệt Dự án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai
đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa -
Xã hội, ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.Thông qua định hướng công tác quy hoạch và những nội dung
chủ yếu xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011- 2020 với những mục
tiêu và nội dung cơ bản sau đây:
I. Quan điểm
Xây dựng nông thôn
mới phải bảo đảm người dân thực sự là chủ thể, phát huy được tính tích cực, tự
lực, tự cường, sự sáng tạo và tinh thần hợp tác phát triển của người dân, cộng
đồng dân cư tham gia ngày từ đầu, từ khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch, huy
động các nguồn lực, tổ chức thực hiện, quản lý duy trì phát huy thành quả.
Xây dựng nông thôn
mới trước hết phải từ cơ sở, do cơ sở là chính và phải do cấp ủy, chính quyền,
mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở (cấp xã) chịu trách nhiệm trực tiếp
trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, không có sự trông chờ ỷ lại vào cấp
trên.
Quy hoạch xây dựng
nông thôn mới phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, của vùng bảo đảm cả trước mắt và lâu dài, tính đồng bộ, hiện
đại và văn minh, bảo đảm sự kế thừa và phát triển, giữ được bản sắc văn hóa của
từng dân tộc, giữ gìn bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân
tộc, bảo đảm môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
Phải tạo ra được
một phong trào hành động cách mạng sâu sắc và bền vững trong nông thôn, nông
dân và toàn xã hội về xây dựng nông thôn mới trên cơ sở kết quả chặt chẽ giữa
phát huy nội lực tại chỗ với các cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích ưu
tiên cho những xã hăng hái tiên phong và làm giỏi; trong khi triển khai thực hiện
20% số xã làm trước, thì đông thời khuyến khích các xã khác xuất phát từ tình
hình của địa phương để lựa chọn và triển khai thực hiện xây dựng một số tiêu
chí nông thôn mới cụ thể và khuyến khích làm trước, làm nhanh và có hiệu quả
nhưng tiêu chí không phải dùng đến kinh phí hoặc dùng ít kinh phí; không đầu tư
ngân sách bình quân, dàn trải , kém hiệu quả và lãng phí; có hình thức khen
thưởng và kỷ luật thích hợp.
II. Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới
1. Mục tiêu
Năm 2011, hoàn
thành việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cả tỉnh làm cơ
sở để đầu tư xây dựng nông thôn mới trên thực địa đối với từng xã đạt mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
2. Các nội dung,
nhiệm vụ
- Lập bản đồ địa
hình.
- Quy hoạch nông
thôn đối với các khu dân cư nông thôn thực hiện có trên địa bàn xã.
- Quy hoạch nông
thôn đối với khu dân cư nông thôn mới (khu tái định cư, di dân, khu kinh tế
mới... theo các dự án).
- Quy hoạch sử
dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp làm hàng hóa,
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế
xã hội môi trường .
- Đồ án và bản
vẽ quy hoạch phải bảo đảm quy cách quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành của
nhà nước.
- Việc nghiên cứu
học tập, áp dụng các mô hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được xây dựng
ở các nơi, địa phương và vùng miền trong nước, vào địa phương phải bảo đảm phù
hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương không áp dụng dập khuôn máy móc.
3. Tiến độ
- Năm 2011:
+ Lập quy hoạch
xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cấp tỉnh hoàn thành trong tháng 6 năm 2011.
+ Lập quy hoạch
xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cấp huyện hoàn thành trong tháng 9 năm 2011
+ Lập quy hoạch
xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cấp xã hoàn thành chậm nhất tháng 12 năm
2011.
4. Ủy ban nhân
dân tỉnh, cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và triển khai việc
lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở cấp mình theo tiến độ nêu trên.
- Việc thẩm định
và phê duyệt, quản lý Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới, thực hiện theo
phân cấp và các quy định hiện hành của nhà nước.
5. Năm 2011, Ủy
ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xây dựng điểm về mô hình nông thôn mới tại 2 xã (Ủy
ban nhân dân tỉnh chọn cụ thể bao gồm từ khâu lập quy hoạch đến tổ chức thực
hiện
Do yêu cầu khẩn
trương cùng một thời gian phải triển khai cho 100% số xã về lập quy hoạch và
20% số xã về thực hiện Bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nên Ủy ban nhân dân
tỉnh cần có kế hoạch triển khai cụ thể, vừa làm vừa tổ chức rút kinh nghiệm và
nhân rộng mô hình nông thôn mới ra các xã theo kế hoạch hàng năm.
III. Những nội dung chủ yếu xây dựng nông thôn mới
1. Mục tiêu
chung
Xây dựng nông thôn
mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và
các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội
nông thôn dân chủ ổn định, giầu bản sắc văn hóa dân tộc môi trường sinh thái
được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của
người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Mục tiêu cụ
thể
- Giai đoạn 2011-2015,
có từ 15 -20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
- Đến năm 2020,
có từ 50-60 % số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
3. Nội dung
3.1. Về quy hoạch
và thực hiện quy hoạch (theo nội dung nêu tại phần II)
3.2 Xây dựng cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội
- Giao thông: ưu
tiên phát triển giao thông nông thôn. Đến năm 2015 có 100% số xã trong tỉnh cơ
bản hoàn thành việc kiên cố hóa đường giao thông trục xã, liên xã. Đến năm 2020
có 100% số xã vùng thấp đạt chuẩn và 75% số xã vùng cao đạt chuẩn (các trục
đường thôn, bản cơ bản cứng hóa).
- Thủy lợi: ưu
tiên đầu tư cải tạo, xây dựng mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã, đến năm 2015
có 70% số xã đạt chuẩn; đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa
hệ thống kênh mương nội đồng).
- Điện: hoàn thiện
hệ thống các công trình bảo đảm cung cấp điện trên địa bàn xã; đến năm 2011 có
100% số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã; đến năm 2015 có 85% số xã
đạt chuẩn; đến năm 2020 có 95% số xã đạt chuẩn.
- Trường học: hoàn
thiện hệ thống các công trình phục vụ chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã đến
năm 2015 có 35% số xã đạt chuẩn đến năm 2020 có 75% số xã dạt chuẩn
- Cơ sở vật chất
y tế: hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên
địa bàn xã. Đến năm 2015 có 90% số xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 100% số xã đạt
chuẩn.
- Cơ sở vật chất
văn hóa: hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn
hóa thể thao trên địa bàn xã. Đến năm 2015 có 25% số xã đạt chuẩn đến năm 2020
có trên 55% số xã đạt chuẩn .
- Chợ nông thôn:
đến năm 2015 có 30-35% số xã dạt chuẩn đến năm 2020 có 88% số đạt chuẩn.
- Bưu điện: đến
năm 2015 có 100% số xã đạt chuẩn về điểm phục vụ bưu chính viễn thông có 70% số
xã có internet và có 50% số thôn có internet; đến năm 2020 có 100% số xã có
internet và 80% số thôn có internet.
- Nhà ở dân cư:
đến năm 2015 không còn nhà ở tạm dột nát và có 65% số nhà đạt tiêu chuẩn; đến
năm 2020 có 80% số nhà đạt tiêu chuẩn.
3.3. Chuyển dịch
cơ cấu phát triển kinh tế nâng cao thu nhập
- Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa,
có hiệu quả kinh tế cao theo đó đến năm 2015 cơ cấu kinh tế của tỉnh là nông
lâm nghiệp công nghiệp xây dựng dịch vụ là 25% - 41%-34% năm 2020 là 19% - 46%
-35%
Cơ cấu sản xuất
nông nghiệp: năm 2015 nông nghiệp lâm nghiệp thủy sản là 68% - 25% - 7%; đến
năm 2020 là 65% - 26% - 9%.
- Thu nhập bình
quân đầu người của dân cư nông thôn đến năm 2015 tăng 2,5 lần so với năm 2010;
đến năm 2020 gấp 4,5 lần so với năm 2010.
- Tỷ lệ hộ nghèo
giai đoạn 2010-2015, giảm bình quân mỗi năm 4%
- Tỷ lệ lao động
trong nông nghiệp đến năm 2015 xuống còn 70%; đến năm 2020 đạt 50%.
- Tỷ lệ lao động
nông thôn qua đào tạo nghề đến 2015 đạt 30%; đến năm 2020 đạt 50%.
- Củng cố qua hệ
sản xuất ở nông thôn với những hình thức tổ chức sản xuất phù hợp và đạt chuẩn.
3.4. Phát triển
văn hóa -xã hội và môi trường
- Giáo dục: đạt
chỉ tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học
cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) vào năm 2015
đạt 70%.
- Y tế: tỷ lệ người
dân nông thôn tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt chỉ tiêu quốc gia; y tế
xã đạt chuẩn quốc gia năm 2015 là 89% và 2020 đạt 100%.
- Văn hóa: đến
năm 2015 có 60% số thôn bản đạt chuẩn làng văn hóa; đến năm 2020 đạt 85%.
- Môi trường:
+ Tỷ lệ hộ dân
cư nông thôn dùng nước sạch hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia năm 2015 đạt 85%
và năm 2020 đạt 95%.
+ Các cơ sở sản
xuất kinh doanh ở nông thôn đạt chuẩn về môi trường
+ Không có các
hoạt động suy giảm môi trường và phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp đạt chuẩn
theo tiêu chí quốc gia.
+ Cải tạo xây dựng
các nghĩa trang đạt yêu cầu về quy hoạch và đạt chỉ tiêu 100% tại các xã
+ Chất thải nước
thải được thu gom và xử lý theo quy định đạt chỉ tiêu
3.5. Xây dựng hệ
thống chính trị vững mạnh
- Đào tạo cán bộ
xã đạt chuẩn vào năm 2015 là 70% và năm 2020 là 100%. Đảng bộ, chính quyền xã
đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh và các đoàn thể chính trị của xã đạt danh
hiệu tiên tiến và xuất sắc hàng năm là 100%.
3.6. Đảm bảo giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hàng năm đều đạt chỉ tiêu 100%
số xã.
4. Nguồn vốn thực
hiện
- Vốn ngân sách
từ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và lồng ghép các
chương trình dự án khác.
- Vốn tín dụng
- Vốn các doanh
nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác.
- Huy động đóng
góp của cộng đồng dân cư
5. Thực hiện đồng
bộ các giải pháp về tuyên truyền vận động nhân dân; đào tạo nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực; đầu tư nghiên cứu, áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ ; xây
dựng và nhân rộng mô hình điểm; có cơ chế chính sách đặc thù thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
công nghệ cao, có hiệu quả kinh tế cao và nâng cao thu nhập cho nông dân. Để
đảm bảo tính bền vững và nâng cao hiệu quả chương trình, trong quá trình tổ
chức thực hiện tránh chạy theo phong trào.
Điều 2. Giao cho ủy ban nhân dân tỉnh, hoàn thiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới trên phạm vi cấp tỉnh; thẩm định phê duyệt theo quy định hiện hành
(thống nhất với thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi phê duyệt, ban
hành quy hoạch) trong tháng 6 năm 2011
Ủy ban nhân dân
tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện.
Giao cho Ủy ban
nhân dân tỉnh chỉ đạo cấp huyện, cấp xã hoàn thành lập quy hoạch xây dựng nông
thôn mới cấp mình, thẩm định phê duyệt theo đúng quy định hiện hành, xây dựng
kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện
với Hội đồng nhân dân tỉnh vào kỳ họp cuối năm.
Điều 3. Giao thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban hội đồng nhân
dân các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này
có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua.
Nghị quyết này
đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XVI, thông qua tại Kỳ họp thứ 20./.