Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 312/KH-UBND 2021 xử lý nước thải đô thị Hà Nội 2021 2025

Số hiệu: 312/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Dương Đức Tuấn
Ngày ban hành: 28/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 312/KH-UBND

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của thành phố Hà Nội và danh mục lĩnh vực đầu tư cho vay giai đoạn 2021-2025 của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội.

Thực hiện các Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Chương trình số 05-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hành động số 14/CTr-UBND ngày 19/01/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Thông báo số 1200-TB/BCSĐ ngày 28/12/2021 kết luận của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố về Kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025;

Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, nội dung cụ thể như sau:

I. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1.1. Tình hình triển khai các dự án ưu tiên theo Quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành đến năm 2020:

a) Theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội:

Theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013, định hướng đến năm 2020 ưu tiên đầu tư 14 dự án thoát nước và xử lý nước thải (bao gồm 05 dự án thoát nước mưa và 09 dự án thu gom và xử lý nước thải), tình hình triển khai đến nay như sau:

- 05 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng1;

- 01 dự án đang triển khai thực hiện2;

- 08 dự án chưa thực hiện3.

Các dự án chưa thực hiện đã được Thành phố quan tâm, chỉ đạo các Sở, ngành nghiên cứu thực hiện. Cơ bản các dự án trên đều đã lập hồ sơ đề xuất dự án, tuy nhiên đều gặp khó khăn về nguồn vốn và cơ chế đầu tư, vướng mắc về quy định pháp luật.

b) Theo Kế hoạch số 189/KH-UBND:

Theo Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 30/12/2013 về phát triển hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020 (Kế hoạch 189), dự kiến đầu tư 19 dự án, tình hình triển khai đến nay như sau:

+ 15 dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải: bao gồm 02 dự án đã hoàn thành4, 01 dự án đang triển khai5, 12 dự án chưa thực hiện6;

+ 02 dự án xây dựng hệ thống thu gom: đã lập hồ sơ đề xuất dự án, chưa thực hiện7;

+ 01 dự án xây dựng nhà máy xử lý bùn thải: chưa thực hiện;

+ 01 dự án cải tạo, chống ô nhiễm các hồ nội thành: đã và đang thực hiện.

Các dự án đầu tư xây dựng theo Kế hoạch 189 cơ bản định hướng kêu gọi các nhà đầu tư theo hình thức xã hội hóa (14/19 dự án). Qua quá trình triển khai thực hiện, số lượng các nhà đầu tư quan tâm, nghiên cứu đầu tư lĩnh vực này còn hạn chế (Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền), thiếu hấp dẫn các nhà đầu tư. Các dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư gặp các vướng mắc về quy định pháp luật: Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, việc tạm dừng các dự án đầu tư theo hình thức BT...dẫn đến chưa triển khai thực hiện được.

1.2. Đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của Thành phố

a) Hệ thống thoát nước mưa:

Theo Quy hoạch, phân vùng tiêu thoát nước cho thành phố Hà Nội bao gồm 03 vùng tiêu chính là vùng tiêu Tả Đáy, Hữu Đáy và Bắc Hà Nội.

(1). Vùng Tả Đáy: diện tích khoảng 47.350 ha, nguồn xả là sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy, bao gồm 6 lưu vực:

- Lưu vực sông Tô Lịch: diện tích 7.750 ha; phạm vi bao gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng và một phần các quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai; hệ thống thoát nước bao gồm cống, kênh, sông hồ điều hòa…, trạm bơm Yên Sở công suất 90m3/s đã được đầu tư, cải tạo theo các Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 và giai đoạn 2, cơ bản đáp ứng yêu cầu thoát nước đáp ứng cường độ mưa trung bình 310 mm/2 ngày

- Lưu vực Đông Mỹ: diện tích 2.010 ha; phạm vi bao gồm một phần các huyện Thanh Trì, Thường Tín; hệ thống thoát nước theo quy hoạch về trạm bơm Đông Mỹ công suất 35m3/s và trạm bơm Vạn Phúc công suất 6,3m3/s. Hệ thống thoát nước chưa được đầu tư xây dựng.

- Lưu vực Tả Nhuệ: diện tích 9.800 ha; phạm vi bao gồm các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, một phần quận Tây Hồ, các huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Thanh Oai và Thường Tín; hệ thống thoát nước theo quy hoạch về trạm bơm Nam Thăng Long công suất 9m3/s, trạm bơm Cổ Nhuế công suất 12m3/s, trạm bơm Đồng Bông 1 công suất 20m3/s, trạm bơm Đồng Bông 2 công suất 9m3/s, trạm bơm Ba Xã 20m3/s, trạm bơm Siêu Quần 10m3/s, trạm bơm Hòa Bình 25m3/s, trạm bơm Đại Áng 10m3/s. Hệ thống thoát nước theo quy hoạch chỉ mới có các trạm bơm Cổ Nhuế công suất 12m3/s, trạm bơm Đồng Bông 1 công suất 20m3/s, trạm bơm Đồng Bông 2 công suất 9m3/s; đang triển khai thi công trạm bơm Đại Áng; hệ thống còn lại cơ bản chưa được đầu tư xây dựng.

- Lưu vực Hữu Nhuệ: diện tích 17.714 ha; phạm vi bao gồm một phần các quận huyện Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì và quận Hà Đông; hệ thống thoát nước theo quy hoạch về trạm bơm Liên Trung công suất 30m3/s, trạm bơm Liên Mạc 170m3/s (đang lập dự án đầu tư), trạm bơm Đào Nguyên công suất 25m3/s, trạm bơm Yên Thái công suất 54m3/s, trạm bơm Yên Nghĩa 120m3/s (đang đầu tư xây dựng), trạm bơm Cao Viên 60m3/s. Hệ thống thoát nước theo quy hoạch cơ bản chưa được đầu tư xây dựng.

- Lưu vực Phú Xuyên: diện tích 8.800 ha; phạm vi bao gồm một phần huyện Thường Tín, Phú Xuyên; hệ thống thoát nước theo quy hoạch về trạm bơm Bộ Đầu công suất 15m3/s, trạm bơm Khai Thái 34m3/s, trạm bơm Phú Minh công suất 20m3/s, trạm bơm Lễ Nhuế (hiện có) công suất 22m3/s, trạm bơm Gia Phú (Tân Dân) 10m3/s. Hệ thống thoát nước theo quy hoạch cơ bản chưa được đầu tư xây dựng.

- Lưu vực các thị trấn: diện tích 1.276 ha cơ bản tiêu thoát nước tự chảy và hệ thống tiêu thoát nước nông nghiệp.

(2). Vùng Hữu Đáy: diện tích khoảng 31.310 ha; nguồn xả là sông Tích, sông Bùi, sông Đáy. Trong vùng có định hướng xây dựng các trạm bơm thoát nước gồm trạm bơm: Khúc Bằng công suất 40m3/s; Hoàng Văn Thụ 9m3/s; Hữu Văn, Sông Đào, Trại Cốc công suất 21,6m3/s; Yên Sơn 22m3/s; Thông Đạt 6,7m3/s; Vĩnh Phúc 2m3/s. Hệ thống thoát nước theo quy hoạch cơ bản chưa được đầu tư xây dựng.

(3). Vùng Bắc Hà Nội: diện tích khoảng 46.740 ha; nguồn xả là sông Hồng, sông Đuống, Cà Lồ, Ngũ Huyền Khê, sông Cầu. Trong vùng có định hướng xây dựng các trạm bơm thoát nước gồm trạm bơm: Gia Thượng công suất 10m3/s (đã lắp tạm 2m3/s); Cự Khối công suất 55m3/s; Dương Hà công suất 16m3/s; Yên Viên 10m3/s; Phù Đổng 7m3/s; Đông Dư 8m3/s; Xuân Thụy 6m3/s; trạm bơm 19-5 công suất 12m3/s; Mạnh Tân 13m3/s; Phương Trạch 46,5m3/s; Bắc Thăng Long - Vân Trì 20m3/s; Vĩnh Thanh 35m3/s; Long Tửu 75m3/s; Văn Khê 52m3/s; Tam Báo (hiện có) 11m3/s; Thường Lệ 1 (hiện có) 6,7m3/s; Thường Lệ 2 (hiện có) 18m3/s. Trạm bơm tiêu Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2021, hệ thống thoát nước còn lại theo quy hoạch cơ bản chưa được đầu tư xây dựng.

b) Hệ thống thu gom và xử nước thải:

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 6 nhà máy/trạm xử lý nước thải (XLNT) đã được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành (VH) chủ yếu tập trung tại vùng đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng- lưu vực Tô Lịch và một phần lưu vực Tả Nhuệ, cụ thể:

- 04 nhà máy/trạm XLNT được đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản gồm: Trạm XLNT Kim Liên (vận hành năm 2005- công suất 3.700 m3/ngđ, thuộc lưu vực S2), trạm XLNT Trúc Bạch (vận hành năm 2005- công suất 2.300 m3/ngđ, thuộc lưu vực Trúc Bạch), Nhà máy XLNT Bắc Thăng Long - Vân Trì (vận hành năm 2009- công suất 42.000 m3/ngđ, thuộc vùng Bắc sông Hồng, lưu vực Đông Anh), Trạm XLNT hồ Bảy Mẫu (vận hành năm 2016- công suất TK 13.300 m3/ngđ, thuộc lưu vực S1);

- 02 dự án xây dựng theo hình thức BT là Nhà máy XLNT Yên Sở (vận hành năm 2013- công suất 200.000 m3/ngđ, thuộc lưu vực S1) và Nhà máy XLNT Hồ Tây (do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền đang quản lý, chưa bàn giao cho thành phố Hà Nội - công suất 15.000 m3/ngđ, thuộc lưu vực Hồ Tây).

Tổng công suất của 06 nhà máy trên là 276.300 m3/ngđ chiếm khoảng 28,8 % khối lượng nước thải cần xử lý. Tỷ lệ này còn thấp so với mục tiêu nước thải được xử lý trên địa bàn Thành phố đến năm 2020 đạt 60% lượng nước thải được thu gom và xử lý tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012-2020.

* Đánh giá chung:

- Hệ thống thoát nước Thành phố hiện nay cơ bản được đầu tư hoàn chỉnh tại lưu vực Tô Lịch thuộc nội thành Hà Nội bao gồm 12 quận đảm bảo tiêu thoát nước với cường độ mưa thiết kế 310 mm/2 ngày, với chu kỳ 10 năm; các lưu vực tả Nhuệ, hữu Nhuệ và khu vực ngoại thành chưa được đầu tư hoặc chưa được đầu tư đồng bộ, chủ yếu thoát nước theo hệ thống tiêu thoát nước nông nghiệp.

- Các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hiện nay chủ yếu thực hiện qua các dự án vay vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản (dự án thoát nước Hà Nội, giai đoạn 1 và giai đoạn 2; dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá). Các dự án thoát nước và xử lý nước thải cần nguồn kinh phí đầu tư rất lớn, thời gian thực hiện lâu dài, công tác giải phóng mặt bằng khó khăn, cơ chế đầu tư xã hội hóa chưa hoàn chỉnh nên thiếu hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia đầu tư bằng nguồn vốn doanh nghiệp.

- Trong giai đoạn năm 2021-2025, với tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ dân cư cao, việc phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội là cần thiết, đặc biệt tại lưu vực tả Nhuệ, hữu Nhuệ, khu vực các quận Hà Đông, quận Long Biên và thị xã Sơn Tây.

II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA KẾ HOẠCH

2.1. Mục tiêu:

- Xây dựng, phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực đô thị thành phố Hà Nội theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường của thành phố, nâng cao mức độ dịch vụ đô thị, đáp ứng nhu cầu cải thiện môi trường sống ngày càng cao của nhân dân:

+ Định hướng ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước lưu vực tả Nhuệ, hữu Nhuệ, khu vực các quận Hà Đông, quận Long Biên và khu vực phía Tây nhằm giải quyết tình trạng úng ngập do mưa.

+ Định hướng ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải để thu gom và xử lý nước thải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn theo quy định nhằm góp phần cải thiện môi trường tại khu vực nội thành, khu vực đô thị có mật độ dân cư cao, tốc độ đô thị hóa lớn: quận Hà Đông, Long Biên...giảm thiểu ô nhiễm lưu vực các sông Nhuệ, sông Cầu Bây. Ưu tiên đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải khu dân cư tập trung đã và đang hình thành của một số huyện theo Đề án lên quận vào năm 2025.

- Hoàn thành tỷ lệ nước thải đô thị đến năm 2025 (50-55%) theo các Chương trình số 03-CTr/TU và số 05-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội.

2.2. Yêu cầu:

- Kế hoạch xây dựng phải đảm bảo phù hợp với: quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch thoát nước Thủ đô được duyệt, phù hợp với hiện trạng về thoát nước và xử lý nước thải đô thị trên địa bàn Thành phố và nhu cầu trong giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn hiện tại và tiếp theo. Xác định danh mục các dự án thoát nước cần thiết đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 trên cơ sở khả năng thực hiện và theo thứ tự ưu tiên.

- Kế hoạch cần triển khai cụ thể hóa đối với từng dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom và xử lý nước thải cho từng lưu vực theo quy hoạch; dự kiến nguồn vốn, kinh phí đầu tư, tiếp tục kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư theo phương thức xã hội hóa.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

3.1. Nhiệm vụ chung:

a) Thực hiện hiệu quả công tác cải tạo, nâng cấp, duy tu, duy trì hệ thống thoát nước, quản lý vận hành các trạm xử lý nước thải:

- Hàng năm thường xuyên cải tạo, nâng cấp, nạo vét, duy trì bảo dưỡng sửa chữa hệ thống công trình thoát nước bao gồm ga thu, ga thăm, hệ thống cống, kênh mương, hồ điều hòa, trạm bơm nước mưa, trạm xử lý nước thải. Vận hành các cửa đập điều tiết, các trạm bơm cố định, di động, duy trì mực nước trên toàn hệ thống theo quy định, đảm bảo hiệu quả thoát nước. Trường hợp các công trình thoát nước: trạm bơm, trạm xử lý nước thải... xảy ra sự cố, hỏng hóc cần khẩn trương xây dựng phương án sửa chữa khắc phục ngay để đảm bảo hệ thống vận hành liên tục.

- Xây dựng, cập nhật điều chỉnh bổ sung kịp thời các quy định, quy trình quản lý, vận hành, bảo vệ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của Thành phố nhằm quản lý vận hành hiệu quả công trình.

b) Thực hiện đầu tư xây dựng các công trình cải tạo, sửa chữa hệ thống thoát nước.

c) Thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thoát nước và xử lý nước thải theo định hướng Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội và các Quy hoạch có liên quan.

d) Xây dựng ban hành giá dịch vụ thoát nước.

3.2. Nhiệm vụ cụ thể trong công tác đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch:

Để giải quyết thoát nước lưu vực tả Nhuệ, hữu Nhuệ, khu vực các quận Hà Đông, quận Long Biên và khu vực phía Tây Thành phố, cải thiện môi trường nước, nâng cao sức khỏe và đời sống nhân dân, Kế hoạch định hướng việc phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau (quy mô, dự kiến nguồn kinh phí theo phụ lục kèm theo):

3.2.1. Các dự án đang triển khai:

Tập trung các nguồn lực: nguồn kinh phí, nhân lực... khẩn trương hoàn thành các dự án sớm đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả công trình:

* Công trình thoát nước và xử lý nước thải:

- Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá thành phố Hà Nội: công suất 270.000 m3/ngđ nguồn vốn ODA Nhật Bản. Dự án bao gồm 4 gói thầu chính: Xây dựng nhà máy XLNT Yên Xá công suất 270.000 m3/ngđ; Xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính; Xây dựng hệ thống cống bao cho sông Lừ; Xây dựng hệ thống cống cho một phần khu vực Hà Đông và khu đô thị mới;

- Xây dựng nâng cấp trạm bơm Phương Trạch, huyện Đông Anh;

- Hệ thống thoát nước, hồ điều hòa, trạm bơm Vĩnh Thanh, huyện Đông Anh.

* Công trình thủy lợi hỗ trợ tiêu thoát nước đô thị (các Trạm bơm trong Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội):

- Cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội (trạm bơm tiêu Yên Nghĩa);

- Nâng cấp, cải tạo trạm bơm tiêu Đại Áng;

- Xây dựng trạm bơm và hoàn chỉnh hệ thống tiêu Yên Sơn.

3.2.2. Đầu tư xây dựng mới các công trình thoát nước:

a) Các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách:

* Công trình thoát nước mưa:

- Xây dựng trạm bơm Gia Thượng, hồ điều hòa và tuyến mương Thượng Thanh, quận Long Biên;

- Xây dựng trạm bơm Cự Khối và tuyến mương xả ngoài đê Tả Hồng, tuyến mương Việt Hưng - Cầu Bây và hồ điều hòa Cự Khối, tuyến mương Long Biên - Cự Khối, quận Long Biên;

- Xây dựng thoát nước quận Hà Đông thuộc lưu vực Hữu Nhuệ;

- Xây dựng hệ thống thoát nước mưa lưu vực Tả sông Nhuệ;

- Cải thiện thoát nước và quản lý nước thải tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

* Công trình thu gom và xử lý nước thải:

- Hệ thống thu gom nước thải (lưu vực S1) về Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở;

- Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng, quận Hà Đông;

- Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Sơn Tây, thị xã Sơn Tây;

- Xây dựng Hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Tây sông Nhuệ.

* Công trình thủy lợi hỗ trợ tiêu thoát nước đô thị (các Trạm bơm trong Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội):

- Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cụm công trình đầu mối trạm bơm Bộ Đầu, huyện Thường Tín;

- Xây dựng trạm bơm Văn Khê và hệ thống tiêu ra sông Hồng, huyện Mê Linh;

- Xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm;

- Cải tạo, nâng cấp trạm bơm tiêu Đông Mỹ, huyện Thanh Trì.

b) Các dự án tiếp tục kêu gọi xã hội hóa:

- Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Phú Đô.

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải An Lạc (Quận Long Biên).

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Phúc Đồng (Quận Long Biên).

c) Các dự án đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải đối với các huyện xây dựng đề án lên quận:

Đối với các huyện xây dựng đề án lên quận: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng: Theo quy định tại Phụ lục 2 Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016, tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật là ≥50%. Việc đề xuất đầu tư xây dựng các dự án thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn huyện cần thực hiện tuân thủ theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội, các quy hoạch liên quan và kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Tại khu vực các huyện, dân cư đa phần tập trung tại các thị trấn, các khu vực còn lại mật độ dân cư còn thưa thớt. Do đó, lượng nước thải phát sinh chủ yếu tại các thị trấn. Để đạt tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý, trước mắt định hướng đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung theo Quy hoạch (đầu tư theo từng giai đoạn để phù hợp với tình hình phát triển của từng địa phương) trong đó bao gồm phạm vi các thị trấn. Thêm vào đó, đối với khu vực thị trấn sinh thái, khu vực vùng ven, đô thị nông thôn, làng nghề nghiên cứu ứng dụng các mô hình xử lý nước thải phân tán.

Định hướng hệ thống xử lý nước thải tập trung trên địa bàn các huyện như sau:

* Huyện Đông Anh: Theo quy hoạch gồm 04 Nhà máy xử lý nước thải: Cổ Loa (công suất 48.000 - 61.000 m3/ngđ), Sơn Du (công suất 76.000 - 104.000 m3/ngđ), Dục Tú (công suất 22.000 - 29.000 m3/ngđ), Bắc Thăng Long (công suất 84.000 - 116.000 m3/ngđ).

- Hiện trạng đã có trạm xử lý nước thải Bắc Thăng Long - Vân Trì với công suất 42.000 m3/ngđ, tuy nhiên hiện nay mới thu gom và xử lý nước thải cho xã Kim Chung, Võng La với công suất khoảng 4.000 - 5.000 m3/ngđ. Để tăng tỷ lệ nước thải được xử lý, trước mắt cần xây dựng phương án thu gom nước thải đưa về trạm xử lý đối với phạm vi của nhà máy theo Quy hoạch (các xã Đại Mạch, Nam Hồng, Kim Nỗ và một phần các xã Tiền Phong, Kim Chung, Võng La, Hải Bối thuộc một phần huyện Đông Anh và huyện Mê Linh)

- Định hướng đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Cổ Loa giai đoạn 1 (công suất 48.000 m3/ngđ): phục vụ phạm vi các xã Cổ Loa, Xuân Canh và một phần các xã Việt Hùng, Dục Tú, Đông Hội, Thị trấn Đông Anh.

* Huyện Gia Lâm: Theo quy hoạch gồm 04 Nhà máy xử lý nước thải: Đông Dư (công suất 24.000-45.000 m3/ngđ), Phú Thị (công suất 6.000-10.000 m3/ngđ), Yên Thường (công suất 14.000-21.000 m3/ngđ), Yên Viên (công suất 19.000-29.000 m3/ngđ).

- Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải Đông Dư (công suất 24.000 m3/ngđ) thuộc Dự án Cải thiện thoát nước và quản lý nước thải tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm nêu trên bằng nguồn ngân sách Thành phố: phạm vi phục vụ gồm thị trấn Trâu Quỳ, các xã Đa Tốn, Kiêu Kỵ và một phần các xã Đông Dư, Dương Xá.

- Định hướng đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Viên- giai đoạn 1 (công suất 19.000 m3/ngđ): phạm vi phục vụ xã Đình Xuyên, Ninh Hiệp và một phần thị trấn Yên Viên, Dương Hà, Phù Đổng.

* Huyện Hoài Đức: Theo Quy hoạch gồm 04 Nhà máy xử lý nước thải: Dương Nội (công suất 58.000-97.000 m3/ngđ), Nam An Khánh (công suất 25.000-48.000 m3/ngđ), Lại Yên (công suất 44.000-80.000 m3/ngđ), Đức Thượng (công suất 30.000-52.500 m3/ngđ).

- Hiện trạng, trên địa bàn huyện Hoài Đức đã và đang được đầu tư các nhà máy xử lý nước thải làng nghề: Cầu Ngà công suất 20.000 m3/ngđ, Sơn Đồng công suất 8.000 m3/ngđ trong đó có thu gom xử lý nước thải cho khu vực dân cư xung quanh. Để tăng tỷ lệ xử lý nước thải, trước mắt nghiên cứu phương án thu gom nước thải dân cư các khu vực lân cận đưa về trạm xử lý.

- Định hướng đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nam An Khánh giai đoạn I (công suất 25.000 m3/ngđ) phục vụ phạm vi toàn bộ khu đô thị Nam An Khánh; nhà máy xử lý nước thải Lại Yên giai đoạn I (công suất 44.000 m3/ngđ) phục vụ phạm vi các khu đô thị mới và các xã xen kẽ từ trục Hồ Tây - Ba Vì đến đại lộ Thăng Long.

* Huyện Thanh Trì: Theo quy hoạch một phần được thu gom và xử lý tại Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở (theo lưu vực S2), một phần sẽ được thu gom xử lý tại nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (đang thi công), còn lại được thu gom, xử lý tại các nhà máy: Ngũ Hiệp (công suất 21.000 - 34.000 m3/ngđ), Vĩnh Ninh (công suất 21.000 - 33.000 m3/ngđ), Đại Áng (công suất 21.000 - 44.000 m3/ngđ).

- Hiện trạng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở đã đầu tư đi vào hoạt động; nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đang thi công, dự kiến hoàn thành năm 2024. Để đáp ứng tỷ lệ nước thải được xử lý, trước mắt cần đánh giá khả năng thu gom xử lý nước thải trên địa bàn huyện Thanh Trì.

- Định hướng đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải Đại Áng - giai đoạn I (công suất 21.000 m3/ngđ).

* Huyện Đan Phượng: Theo quy hoạch gồm Nhà máy xử lý nước thải Tân Hội, công suất 29.000 - 56.500 m3/ngđ tại xã Tân Hội.

- Định hướng đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Tân Hội giai đoạn I công suất 29.000 m3/ngđ.

Việc đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải trên địa bàn các huyện nêu trên do UBND các huyện rà soát, đề xuất các dự án ưu tiên để đáp ứng tiêu chí về tỷ lệ xử lý nước thải quy định.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

4.1. Công tác tuyên truyền

Các sở, ngành Thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương:

- Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân, các tổ chức trong công tác bảo vệ, quản lý các công trình thoát nước mưa và xử lý nước thải, chống lấn chiếm, giữ gìn vệ sinh môi trường và xả thải đúng quy định.

- Tuyên truyền về nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân trong việc chi trả phí bảo vệ môi trường và giá dịch vụ thoát nước.

4.2. Giải pháp lựa chọn mô hình, công nghệ xử lý nước thải

- Tiếp tục triển khai các nhà máy xử lý nước thải tập trung quy mô lớn theo quy hoạch.

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải phân tán tán (phi tập trung) cho từng tiểu khu hay từng công trình như các khu biệt thự, nhà vườn, các khu có tính chất nửa đô thị, nửa nông thôn và các cụm nông thôn nhỏ cách xa các khu đô thị tập trung.

- Nghiên cu áp dụng xử lý nước thải tại nguồn bằng công nghệ sinh học thân thiện với môi trường, các mođun linh hoạt, dễ lắp đặt, thời gian thi công ngắn; xử lý hiệu quả các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như COD, BOD5, NH4+, PO43-; tiết kiệm đất.

4.3. Nguồn vốn đầu tư

- Đầu tư có trọng điểm, không dàn trải vốn, ưu tiên cho hệ thống thoát nước mưa để giải quyết úng ngập cục bộ, hệ thống xử lý nước thải để giải quyết ô nhiễm môi trường, bức xúc dân sinh.

- Triển khai đầu tư phát triển các công trình thoát nước và xử lý nước thải bằng nguồn ngân sách và áp dụng các hình thức phù hợp BOT, BLT, PPP và nguồn vốn khác.

- Khuyến khích 05 huyện có đề án lên quận chủ động bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đáp ứng tiêu chuẩn.

4.4. chế chính sách

- Hoàn thiện và đồng bộ các cơ chế, chính sách có liên quan đến đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, khuyến khích xã hội hóa đầu tư; Xây dựng chế tài xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm hệ thống thoát nước Thành phố.

- Xây dựng, ban hành giá dịch vụ thoát nước và cơ chế, lộ trình thu để từng bước bù đắp chi phí vận hành, bảo dưỡng hệ thống thu gom và các nhà máy xử lý nước thải. Khuyến khích và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố.

- Tập trung nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách, giải phóng mặt bằng, giảm bớt thời gian, quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án, công trình thoát nước; Ưu tiên bố trí đủ quỹ nhà, quỹ đất phục vụ tái định cư; nghiên cứu bổ sung cơ chế đặc thù cho các trường hợp đặc biệt.

4.5. Tổ chức điều hành, phối hợp thực hiện

- Xác định các công trình, dự án trọng điểm, cấp thiết để tập trung nguồn lực về vốn, chỉ đạo tập trung thực hiện theo tiến độ yêu cầu.

- Tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành theo hướng năng động, quyết liệt, tăng cường kiểm tra chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, các đơn vị trong việc triển khai các dự án đầu tư, xây dựng, quản lý các công trình thoát nước, xử lý nước thải.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Xây dựng:

- Trên cơ sở Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bản kế hoạch này, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án thoát nước, xử lý nước thải trọng điểm, cấp bách trên địa bàn Thành phố đảm bảo kế hoạch, chất lượng và tiến độ.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở Tài chính và các đơn vị thoát nước hoàn thiện giá dịch vụ thoát nước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và mức đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ trình UBND Thành phố ban hành.

- Quản lý duy tu, duy trì và vận hành ổn định hệ thống thoát nước và các nhà máy/trạm xử lý nước thải hiện có của Thành phố theo phân cấp.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Tham mưu cho UBND Thành phố: Tổng hợp, lập kế hoạch chung và giao kế hoạch, bố trí đủ nguồn vốn các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước và xử lý nước thải bằng nguồn vốn ngân sách phù hợp với tiến độ, kế hoạch thực hiện của dự án hoặc kêu gọi đầu tư xây dựng các công trình thoát nước và xử lý nước thải; ban hành cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư xây dựng công trình thoát nước và xử lý nước thải đô thị bằng nguồn vốn ngân sách Thành phố và theo các hình thức đầu tư sử dụng nguồn vốn khác.

- Chủ trì đầu mối đăng ký với các Bộ, ngành kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và xúc tiến, tổ chức kêu gọi đầu tư các nguồn vốn khác trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải.

- Hướng dẫn các nhà đầu tư, chủ đầu tư về các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, cấp chứng nhận đầu tư, thực hiện thẩm định các dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu trình UBND Thành phố phê duyệt theo quy định.

3. Sở Quy hoạch - Kiến trúc:

Thực hiện giải quyết các công việc liên quan đến Quy hoạch; giới thiệu địa điểm; cung cấp thông tin quy hoạch, thẩm định phê duyệt tổng mặt bng... cho các chủ đầu tư được giao thực hiện các dự án thuộc Kế hoạch.

4. Viện Quy hoạch xây dựng:

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được UBND Thành phố giao trong công tác xác định chỉ giới đường đỏ; xác định hệ thống mạng lưới thoát nước, đường ống thu gom, trạm bơm nước thải trong các quy hoạch phân khu.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

Tổ chức thẩm định công nghệ các dự án đầu tư trong lĩnh vực xử lý nước thải theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Xây dựng, bổ sung kịp thời quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch xây dựng, quy hoạch thoát nước Thủ đô, quy hoạch phân khu và các quy hoạch liên quan báo cáo UBND Thành phố phê duyệt theo quy định.

- Tiếp nhận các hồ sơ thu hồi đất phục vụ dự án xây dựng các công trình thoát nước và xử lý nước thải trình UBND Thành phố đảm bảo tiến độ.

- Hướng dẫn các chủ đầu tư về các thủ tục; quy trình thẩm định, phê duyệt/xác nhận; các trách nhiệm của Chủ đầu tư sau khi dự án được phê duyệt/xác nhận hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc đánh giá sơ bộ tác động môi trường), kế hoạch bảo vệ môi trường các công trình xây dựng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Thẩm định, trình phê duyệt hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước của các nhà máy xử lý nước thải theo quy định.

7. Sở Tài chính:

- Phối hợp Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố bố trí ngân sách thực hiện cải tạo, sửa chữa hệ thống công trình thoát nước theo quy định, thẩm định giá dịch vụ thoát nước.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối bố trí nguồn vốn cho các dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công.

- Thực hiện thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước theo quy định.

- Thẩm định giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện giải phóng mặt bằng dự án, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường làm cơ sở trình UBND Thành phố phê duyệt theo quy định.

8. Sở Giao thông Vận tải:

- Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc triển khai các công trình hạ tầng giao thông đồng bộ với các công trình thoát nước và xử lý nước thải đảm bảo hiệu quả.

- Tổ chức cấp phép đào hè đường thi công các công trình thoát nước và xử lý nước thải theo quy định.

9. Sở Thông tin và Truyền thông:

Phối hợp với Sở Xây dựng cung cấp thông tin, đề nghị các cơ quan báo chí Trung ương và Thành phố, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền phổ biến các quy định quản lý thoát nước đô thị, các dự án thoát nước trên địa bàn Thành phố để Nhân dân biết và tham gia bảo vệ, giữ gìn an toàn vệ sinh môi trường các công trình thoát nước, xử lý nước thải.

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, phương án tiêu thoát nước khu vực ngoại thành.

- Chủ trì tham mưu cho UBND Thành phố đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án thủy lợi phục vụ tiêu thoát nước trên địa bàn Thành phố; phối hợp với Sở Xây dựng trong công tác thoát nước khu vực nội thành.

11. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp nước, thoát nước và môi trường Thành phố:

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình thoát nước và xử lý nước thải đang thực hiện và tiến độ các dự án đầu tư công thoát nước và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025 Thành phố giao.

12. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:

- Chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác GPMB các dự án, công trình thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn. Kịp thời giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công tác GPMB các dự án thoát nước và xử lý nước thải.

- Quản lý, duy trì bảo dưỡng hệ thống thoát nước theo phân cấp.

- UBND các huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng chủ động nghiên cứu, đề xuất các trạm xử lý nước thải cục bộ đđảm bảo tỷ lệ xử lý nước thải theo đề án phát triển thành quận năm 2025.

- UBND quận Long Biên chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan trình UBND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Xây dựng trạm bơm Cự Khối và tuyến mương xả ngoài đê Tả Hồng, tuyến mương Việt Hưng - Cầu Bây và hồ điều hòa Cự Khối, tuyến mương Long Biên - Cự Khối, quận Long Biên.

13. Chế độ thông tin báo cáo

Các Sở, ban, ngành Thành phố, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; định kỳ ngày 15 tháng 6 và tháng 12 hàng năm báo cáo tình hình thực hiện gửi Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thành phố.

Sở Xây dựng theo dõi, tổng hợp, định kỳ ngày 25 tháng 6 và tháng 12 hàng năm báo cáo UBND Thành phố tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch.

Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ảnh về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Bộ Xây dựng;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND TP;
- Các PCT UBND TP;
- Các ban đảng, Văn phòng Thành ủy;
- Các Ban HĐND TP;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND TP;
- Các sở: XD, KHĐT, NNPTNT, QHKT, KHCN,

TNMT, TC, GTVT, TT&TT; VQHXD;
- Ban QLDA ĐTXD cấp nước, thoát nước và

môi trường Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUBTP: CVP, các PCVP
,
các phòng: TH, TKBT, KT, KGVX, ĐT;
- Lưu: VT, ĐT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Đức Tuấn

 

PHỤ LỤC 01:

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHẰM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 28/12/2021 của UBND Thành phố Hà Nội)

STT

Danh mục dự án

Lưu vực, phạm vi (PV)

Quy mô dự kiến

Dự kiến nguồn kinh phí (triệu đồng)

Giai đoạn

Ngân sách

Vốn ODA

Xã hội hóa

Tổng mức đầu tư

I

Dự án đang triển khai thực hiện

1

Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá thành phố Hà Nội

Lưu vực S2, S=4.936 ha

PV: Gồm các quận Đống Đa, Thanh Xuân và một phần các quận Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông, Quận Nam Từ Liêm, Thanh Trì.

Hệ thống cống thu gom, NM XLNT 270.000 m3/ngđ

2.584.402

13.709.042

 

16.293.444

2021-2025

Giai đoạn 2021-2025

800.000

5.000.000

 

 

Kế hoạch vốn 2021

100.000

2.000.000

 

 

2

Xây dựng nâng cấp trạm bơm Phương Trạch, huyện Đông Anh

Tiểu lưu vực Vân Trì - Vĩnh Thanh, S= 7.418ha thuộc lưu vực Đông Anh.

PV: Lưu vực nhỏ Vân Trì.

Trạm 1: 22,5 m3/s,

Trạm 2: 24 m3/s

911.509

 

 

911.509

2021-2025

Giai đoạn 2021-2025

620.000

 

 

 

 

Kế hoạch vốn 2021

75.000

 

 

 

 

3

Hệ thống thoát nước, hồ điều hòa, trạm bơm Vĩnh Thanh, huyện Đông Anh

Tiểu lưu vực Vân Trì - Vĩnh Thanh, S = 7.418ha thuộc lưu vực Đông Anh.

PV: Lưu vực nhỏ Vĩnh Thanh.

Trạm bơm: 35 m3/s

hồ điều hòa S = 14ha

817.629

 

 

817.629

2021-2025

Giai đoạn 2021-2025

590.000

 

 

 

 

Kế hoạch vốn 2021

65.000

 

 

 

 

 

Tổng (I)

 

 

4.313.540

13.709.042

0

18.022.582

 

II

Dự án đề xuất ưu tiên đầu tư xây dựng

1

Hệ thống thoát nước mưa

1.1

Xây dựng trạm bơm Gia Thượng, hồ điều hòa và tuyến mương Thượng Thanh, quận Long Biên

Tiểu lưu vực Cầu Bây I (Gia Thượng), S = 842 ha thuộc lưu vực Long Biên

PV: Từ cầu Chương Dương chạy dọc theo đường Nguyễn Văn Cừ và đường Ngô Gia Tự ra tới đê sông Đuống, sông Hồng

Hồ điều hòa S = 6,3 ha, Trạm bơm 10 m3/s

782.982

 

 

782.982

2021-2025

1.2

Xây dựng trạm bơm Cự Khối và tuyến mương xả ngoài đê Tả Hồng, tuyến mương Việt Hưng - Cầu Bây và hồ điều hòa Cự Khối, tuyến mương Long Biên - Cự Khối, quận Long Biên.(*)

Tiểu lưu vực Cầu Bây II (Cự Khối), S = 2.946 ha thuộc lưu vực Long Biên

PV: Phía Nam quận Long Biên từ đường Nguyễn Văn Cừ và đường Ngô Gia Tự, phía Đông đến đê sông Đuống, phía Tây đến đê sông Hồng, phía Nam giáp huyện Gia Lâm

Trạm bơm 55 m3/s; Hồ điều hòa S = 27,12ha; 5,2 km cống, mương

2.007.000

 

 

2.007.000

2021-2025

1.3

Xây dựng hệ thống thoát nước quận Hà Đông thuộc lưu vực Hữu Nhuệ

Tiểu lưu vực Yên Nghĩa, S = 3,406 ha

Tiểu lưu Vực Khe Tang, S = 4.608ha

Lưu vực Yên Nghĩa: hồ đm 39ha, hồ đh 52,96 ha; Lưu vực Khe Tang 75,3 km cống

1.400.000

 

 

1.400.000

2021-2025

1.4

Xây dựng hệ thống thoát nước mưa lưu vực Tả sông Nhuệ

Tiểu lưu vực Ba Xã, S = 990 ha

9km kênh, cống các loại.

TB Ba Xã 14 m3/s

1.300.000

 

 

1.300.000

2021-2025

1.5

Cải thiện thoát nước và quản lý nước thải tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm

TB Xuân Thụy thuộc tiểu lưu vực Xuân Thụy S = 813 ha

NMXLNT Ngọc Thụy thuộc lưu vực LB1 S=749ha; PV: phường Ngọc Thụy, Thượng Thanh và một phần phường Đức Giang NMXLNT Đông Dư thuộc lưu vực GL1 S=2.739 ha; PV: thị trấn Trâu Quỳ, các xã Đa Tốn, Kiêu Kỵ và một phần các xã Đông Dư, Dương Xá

TB Xuân Thụy 6 m3/s; NMXLNT Ngọc Thụy 26.500 m3/ngđ; NMXLNT Đông Dư 24.000 m3/ngđ

200.000

 

 

200.000

2021-2025

2

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải

2.1

Hệ thống thu gom nước thải (lưu vực S1) về Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở

Lưu vực S1, S=3.006 ha

PV: Gồm các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, một quận quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì

Tuyến ống thu gom, tách nước thải.

2.600.000

 

 

2.600.000

2021-2025

2.2

Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng, quận Hà Đông

Lưu vực Phú Lương, S=2.793 ha

PV: Gồm khu vực đô thị Hà Đông cũ và khu đô thị phát triển mới nằm phía Nam quốc lộ 6 thuộc một phần quận Hà Đông và một phần huyện Thanh Oai

30.000 m3/ngđ; 05 trạm bơm

740.000

 

 

740.000

2021-2025

2.3

Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Sơn Tây (thị xã Sơn Tây)

Lưu vực Sơn Tây, S = 5.510 ha

PV: Gồm các phường nội thị và các xã Xuân Khanh, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây và xã Cam Thượng thuộc huyện Ba .

17.000 m3/ngđ; 03 trạm bơm

501.000

 

 

501.000

2021-2025

2.4

Xây dựng Hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Tây sông Nhuệ

Lưu vực S4 S=2.837 ha PV: Một phần quận Tây Hồ, Cầu Giấy và Bắc Từ Liêm

NM XLNT 58.000 m3/ngđ;

2.950.000

 

 

2.950.000

2022-2025

2.5

Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Phú Đô (**)

Lưu vực S3 S=2.485 ha

PV: Một phần quận Cầu Giấy và quận Nam Từ Liêm

NM XLNT 84.000 m3/ngđ

 

 

4.000.000

4.000.000

2022-2025

2.6

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải An Lạc (Quận Long Biên) (**)

Lưu vực LB3 S = 1.456ha

PV: khu vực các phường Ngọc Lâm, Bồ Đề, Gia Thụy, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và một phần phường Phúc Đồng- Q.Long Biên và một phần xã Đông Dư-H. Gia Lâm

NM XLNT 39.000 m3/ngđ;

 

 

2.400.000

2.400.000

2022-2025

2.7

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Phúc Đồng (Quận Long Biên) (**)

Lưu vực LB2 S = 1.464 ha

PV: các phường Giang Biên, Việt Hưng, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng và một phần phường Đức Giang

NM XLNT 40.000 m3/ngđ;

 

 

1.000.000

1.000.000

2022-2025

 

Tổng (II)

 

 

12.480.982

0

7.400.000

19.880.982

 

III

Trạm xử lý nước thải đề xuất sử dụng nguồn kinh phí của UBND huyện (***):

1

Huyện Đông Anh

1.1

Nhà máy xử lý nước thải Cổ Loa giai đoạn I

Lưu vực DA1 S = 3.504 ha

PV: các xã Cổ Loa, Xuân Canh và một phần xã Việt Hùng, Dục Tú, Đông Hội, Vĩnh Ngọc, Thị trấn Đông Anh

48.000 m3/ngđ

768.000

 

 

768.000

2022-2025

2

Huyện Gia Lâm

2.1

Nhà máy xử lý nước thải Yên Viên- giai đoạn I

Lưu vực GL4 S=1.115 ha; PV; xã Đình Xuyên, Ninh Hiệp và một phần thị trấn Yên Viên, xã Dương Hà, Phù Đổng

19.000 m3/ngđ

342.000

 

 

342.000

2022-2025

3

Huyện Hoài Đức

3.1

Nhà máy xử lý nước thải Nam An Khánh giai đoạn I

Lưu vực Nam An Khánh, S=1.492 ha

PV: khu đô thị Nam An Khánh

25.000 m3/ngđ

450.000

 

 

450.000

2022-2025

3.2

Nhà máy xử lý nước thải Lại Yên giai đoạn I

Lưu vực Lại Yên, S = 2.442 ha

PV: các khu đô thị mới và các xã xen kè từ trục Hồ Tây - Ba Vì đến đại lộ Thăng Long

44.000 m3/ngđ

704.000

 

 

704.000

2022-2025

4

Huyện Thanh Trì

4.1

Nhà máy xử lý nước thải Đại Áng- giai đoạn I

Lưu vực Đại Áng S = 1.101 ha

PV: phía Nam huyện Thanh Trì, phía Tây cụm công nghiệp Liên Ninh- Ngọc Hồi cũ và một phần huyện Thường Tín

21.000 m3/ngđ

378.000

 

 

378.000

2022-2025

5

Huyện Đan Phượng

5.1

Nhà máy xử lý nước thải Tân Hội giai đoạn I

Lưu vực Tân Hội, S = 2.012 ha

PV: các xã phía đông H. Đan Phượng và một phần H. Hoài Đức

29.000 m3/ngđ

522.000

 

 

522.000

2022-2025

 

Tổng (III)

 

 

3.164.000

0

0

3.164.000

 

 

TỔNG (I+II+III)

 

 

19.958.522

13.709.042

7.400.000

41.067.564

 

Kinh phí đầu tư xây dựng dự kiến bằng nguồn ngân sách bao gồm:

(1) Ngân sách Thành phố khoảng: 14.787.522 triệu đồng;

(2) Ngân sách quận Long Biên: 2.007.000 triệu đồng;

(3) Ngân sách 05 huyện xây dựng đề án lên quận: 3.164.000 triệu đồng.

Lưu ý:

Kinh phí các dự án sử dụng ngân sách Thành phố (theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025) được cập nhật theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội

(*): UBND quận Long Biên đang đề xuất thực hiện bằng nguồn ngân sách của quận.

(**): Kinh phí tạm tính theo Kế hoạch 189/KH-UBND ngày 30/12/2013 của UBND Thành phố Hà Nội

(***): Kinh phí tạm tính theo suất đầu tư công bố tại Quyết định 451/QĐ-BXD ngày 21/4/2015 của Bộ Xây dựng

 

PHỤ LỤC 02:

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỦY LỢI GÓP PHẦN TIÊU THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH
(Kèm theo Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 28/12/2021 của UBND Thành phố Hà Nội)

Đơn vị: triệu đồng

STT

Danh mục dự án

Địa điểm

Năng lực thiết kế

Tổng mức đầu tư

Kế hoạch vốn 2021-2025

Kế hoạch vn năm 2021

Thời gian thực hiện

Chủ đầu tư

Ghi chú (Quyết định đầu tư- Nếu có)

I

Dự án đang triển khai thực hiện

1

Cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội (trạm bơm tiêu Yên Nghĩa)

quận Hà Đông

tiêu 6.300 ha

4.722.852

1.600.000

320.000

2013-2022

Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

1834/QĐ-UBND 23/2/2013

2

Nâng cấp, cải tạo trạm bơm tiêu Đại Áng

huyện Thanh Trì

tiêu 530 ha

43.698

25.000

23.500

2019-2021

Ban QLDA DDTXDXT NN&PT nông thôn

6050/QĐ-UBND 30/10/2019

3

Xây dựng trạm bơm và hoàn chỉnh hệ thống tiêu Yên Sơn

huyện Quốc Oai

tiêu 1.490 ha

246.942

120.000

45.000

2019-2022

Ban QLDA DDTXDXT NN&PT nông thôn

6129/QĐ-UBND 31/10/2019

 

Tổng (I)

 

 

5.013.492

1.745.000

388.500

 

 

 

II

Dự án đề xuất thực hiện

1

Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cụm công trình đầu mối trạm bơm Bộ Đầu

huyện Thường Tín

tiêu chủ động 1.214ha, tiêu hỗ trợ 3.000 ha

254.033

175.000

5.000

2021-2024

Ban QLDA DDTXDXT NN&PT nông thôn

5220/QĐ-UBND 24/10/2014, đang điều chỉnh dự án

2

Xây dựng trạm bơm Văn Khê và hệ thống tiêu ra sông Hồng

huyện Mê Linh

tiêu 6.950 ha

454.778

320.000

5.000

2021-2024

Ban QLDA DDTXDXT NN&PT nông thôn

6489/QĐ- UBND 28/10/2013, đang điều chỉnh dự án

3

Xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc

quận Bắc Từ Liêm

GD1: công suất 70 m3/2 tưới 9.200 ha

3.635.000

 

 

2022-2026

 

Thuộc danh mục các dự án bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế của Dự án

4

Cải tạo, nâng cấp trạm bơm tiêu Đông Mỹ

huyện Thanh Trì

 

2.893.000

 

 

2022-2025

 

 

Tổng (II)

 

 

7.236.811

495.000

10.000

 

 

 

 

Tổng (I+II)

 

 

12.250.303

2.240.000

398.500

 

 

 

Lưu ý:

Các dự án nêu trên là các dự án thủy lợi góp phần tiêu thoát nước đô thị thành phố Hà Nội (Trạm bơm trong Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội); Kinh phí các dự án sử dụng ngân sách Thành phố (theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025) được cập nhật theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội



1 Các dự án đã hoàn thành:

02 dự án thoát nước mưa: Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội- Dự án II, thoát nước mưa lưu vực Tô Lịch; Dự án xây dựng và cải tạo 03 trạm bơm thoát nước Cổ Nhuế, Đồng Bông 1 và Đồng Bông 2, khu vực phía Tây Hà Nội;

03 dự án xử lý nước thải: Xây dựng NM XLNT Yên Sở công suất 200.000 m3/ngđ, NM XLNT hồ Bảy Mẫu công suất 13.300 m3/ngđ; NM XLNT Hồ Tây công suất 15.000 m3/ngđ.

2 Dự án đang thực hiện: Xây dựng HTTG và NM XLNT Yên Xá công suất 270.000 m3/ngđ.

3 Dự án chưa thực hiện:

03 dự án thoát nước mưa: Xây dựng HTTN mưa lưu vực sông Nhuệ; xây dựng thoát nước quận Hà Đông; xây dựng công trình đầu mối cấp 1 (trục kênh mương, hồ điều hòa, trạm bơm nước mưa) quận Long Biên;

05 dự án xử lý nước thải: Xây dựng hệ thống thu gom nước thải lưu vực S1 cho Nhà máy xử lý nước thi Yên Sở; xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Phú Đô; xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Tây sông Nhuệ; xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải khu vực Hà Đông và Sơn Tây; xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải An Lạc.

4 Các dự án đã hoàn thành: NM XLNT hồ Bảy Mẫu công suất 13.300 m3/ngđ; NM XLNT Hồ Tây công suất 15.000 m3/ngđ.

5 Dự án đang thực hiện: Xây dựng HTTG và NM XLNT Yên Xá công suất 270.000 m3/ngđ.

6 Dự án chưa thực hiện: ĐTXD hệ thống XLNT Phú Đô công suất 84.000 m3/ngđ, Tây Sông Nhuệ công suất 58.000 m3/ngđ, An Lạc công suất 39.000 m3/ngđ, Hà Đông (20.000 m3/ngđ) và Sơn Tây (9.000 m3/ngđ), Ngọc Thụy công suất 22.000 m3/ngđ, Phúc Đồng công suất 40.000 m3/ngđ, Tiền Phong công suất 36.000 m3/ngđ, Cổ Loa công suất 48.000 m3/ngđ, Yên Viên công suất 19.000 m3/ngđ, Nam An Khánh công suất 25.000 m3/ngđ, Đức Thượng công suất 30.000 m3/ngđ, Lại Yên công suất 44.000 m3/ngđ.

7 Dự án xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải về NM XLNT: Yên Sở, Hồ Tây.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 312/KH-UBND ngày 28/12/2021 về phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.997

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.131.51
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!