Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 227/KH-UBND 2021 thực hiện Chương trình 04-CTr/TU thành phố Hà Nội

Số hiệu: 227/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Mạnh Quyền
Ngày ban hành: 11/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 227/KH-UBND

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 04-CTR/TƯ NGÀY 17/3/2021 CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI VỀ “ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GẮN VỚI CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN, NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH THẦN CỦA NÔNG DÂN GIAI ĐOẠN 2021-2025”

Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện; hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đi sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”; UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mc đích

Cụ thể hóa các chỉ tiêu, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy bằng các kế hoạch, đề án của UBND Thành phố và các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan thuộc Thành phố; phát huy sức mnh tng hợp của Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội, các cấp, các ngành và Nhân dân Thành phố để tập trung thực hiện đảm bảo tiến độ và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra của Chương trình.

2. Yêu cầu

- Bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình và thực tế tại địa phương, đơn vị.

- Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, các giải pháp trọng tâm và xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể để triển khai thực hiện.

- Đảm bảo sự phối hợp chặt ch, thường xuyên, thống nhất giữa các sở, ngành, địa phương, đơn vị.

- Kế hoạch phải đảm bảo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô Hà Nội, kế hoạch 5 năm, hàng năm của các cấp, các ngành Thành phố, ưu tiên btrí nguồn lực đthực hiện Chương trình.

- Căn cứ Kế hoạch của UBND Thành phố, các cấp, các ngành chủ động tổ chức triển khai thực hiện.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu đến hết năm 2025

1.1. Xây dựng nông thôn mới

Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 100% các huyện, các xã đạt chuẩn nông thôn mới; 20% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 40% sxã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

1.2. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn

- Tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản hàng năm từ 2,5-3%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 70%.

- Triển khai có hiệu quả Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.

- Thành phố đánh giá, phân hạng được 2.000 sản phẩm OCOP trở lên. Triển khai Đề án “Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái của quốc gia tại Hà Nội”. Mỗi huyện, thị xã xây dựng ít nhất 01 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch.

- Thành phố công nhận thêm trên 50 làng nghề, nghề truyền thống; có ít nhất 100 làng nghề, nghề truyền thông được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể, 100% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận thuộc danh mục được đánh giá tác động môi trường.

- Phấn đấu có trên 80% HTX hoạt động hiệu quả.

1.3. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân

- Thu nhập của nông dân khu vực nông thôn Thủ đô đạt 80 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 95%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 75-80%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55-60%. Cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của Thành phố. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ở các huyện, thị xã đạt 95% trở lên.

- Tỷ lệ thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Thôn, Làng văn hóa đạt 65%. Gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa đạt từ 86-88%. Tỷ lệ trường công lập (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia từ 80-85%. Duy trì 100% xã đạt chuẩn quốc gia vy tế. 100% số thôn có nhà văn hóa - khu thể thao thôn.

- Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự đạt 95%; tỷ lệ khu dân cư (thôn, làng...) đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự đạt 95%.

- Tỷ lệ xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ đạt 100%; tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng ít nhất 01 điện thoại thông minh (Smartphone) đạt 95% trở lên; tỷ lệ các thôn được phủ sóng di động 3G/4G/5G hoặc internet băng rộng đạt 100%.

- Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch đạt 100%.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn theo quy chuẩn đạt 100%; tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đạt 100%; tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%; tỷ lệ cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đang hot động và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải đạt 100%.

2. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

2.1. Xây dựng nông thôn mới

2.1.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Tập trung chỉ đạo và tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và nâng cao nhận thức, thống nhất hành động để thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương trình. Đa dạng hóa hình thức và nội dung tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội để nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động.

Tăng cường tuyên truyền, quán triệt chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân giám sát, dân thụ hưởng”, nhằm góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh nông thôn được giữ vững.

2.1.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực bộ máy quản lý Nhà nước; đổi mới phương thức quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp; phát huy vai trò người đứng đầu.

Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương thức hoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng, đặc biệt là các chi bộ nông thôn. Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước. Quan tâm công tác phát triển đảng vn; củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nông thôn.

Các cấp ủy Đảng chú trọng nâng cao chất lượng công tác gắn với tổng kết thực tiễn; lấy kết quả lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và chăm lo đời sống cho Nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của các cấp, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình. Các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ Thành phố đến cơ sở nâng cao vai trò, trách nhiệm, tham gia có hiệu quả việc cụ thể hóa các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đảm bảo giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn.

2.1.3. Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới

Tập trung làm tốt công tác quy hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý theo quy hoạch xây dựng vùng huyện và quy hoạch chung xây dựng xã nông thôn mới, đảm bảo gắn kết giữa đầu tư hạ tng kinh tế-xã hội thúc đẩy đô thị hoá, phát triển công nghiệp, dịch vụ gắn với quy hoạch xây dựng; hoàn thành kế hoạch triển khai các quy hoạch chi tiết trung tâm xã, điểm dân cư, không gian sản xuất (cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề - phố nghề, cụm đổi mới,...), ban hành và thực hiện quy chế quản lý kiến trúc cho khu vực điểm dân cư nông thôn. Đặc biệt là hệ thống giao thông, các thiết chế văn hóa cơ sở và công viên, cây xanh công cộng theo hướng văn minh, hiện đại, phục vụ Nhân dân.

Rà soát điều chỉnh, bổ sung và xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiu mu bảo đảm phù hợp với quy hoạch và theo hướng phù hợp với phát triển đô thị. Trọng tâm là việc thực hiện chỉ tiêu Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo hưng phù hợp với tiêu chí đô thị, nht là 05 huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng giai đoạn 2021 - 2025 và các huyện: Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh,… lên quận vào giai đoạn 2026 - 2030.

2.1.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng phù hợp với phát triển đô thị

Tăng cường đầu tư phát triển htầng kinh tế - xã hội theo tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phù hợp với tiêu chí đô thị nhằm phát huy tối đa các công trình, dịch vụ phục vụ sản xuất và dân sinh. Phát triển hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn, điện, nước phục vụ sản xuất và dân sinh, hệ thống bưu chính viễn thông, mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, các trung tâm y tế vùng, các cơ sở y tế chuyên sâu, kiên cố hóa trường học, các thiết chế văn hóa xã, thôn theo quy hoạch gắn với mạng lưới hạ tầng của Thành phố, quốc gia theo hướng phù hợp với tiêu chí đô thị trên địa hàn các xã, thôn; xây dựng kết cấu hạ tầng tại các khu vực kết nối giao thương liên vùng, nơi tập trung các cơ sở dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng hóa lớn (khu, cụm công nghiệp, làng nghề gắn với du lịch), khu vực cụm du lịch, di tích lịch sử, di sản văn hóa được xếp hạng,...; ưu tiên phát triển ở các vùng khó khăn để có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Cứng hóa giao thông nông thôn, giao thông nội đồng bằng các vật liệu phù hợp đồng bộ với hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng đắm báo theo quy hoạch được duyệt đáp ứng nhu cầu hiện tại và trong tương lai. Xây dựng mới, cải tạo nâng cấp hệ thống chợ đạt tiêu chuẩn theo quy định để phục vụ nhu cầu dân sinh cũng như đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

Xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, Nhân dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới”, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng kết cu hạ tầng nông thôn. Nâng cao năng lực phòng chng, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và biến đổi khí hậu. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường nông thôn theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn - văn minh.

2.1.5. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Định kỳ hàng năm tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội từ Thành phố đến cơ sở đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Các cơ quan liên quan cập nhật kịp thời những chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn để tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới từ Thành phố đến cơ sở. Nội dung, thời gian phải phù hợp với thực tiễn và trình độ của cán bộ, kết hợp giữa lý thuyết với khảo sát thực tế các điển hình trong và ngoài nước.

2.1.6. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy Văn phòng điều phối nông thôn mới từ Thành phố đến cơ sở

Đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy Văn phòng Điều phối nông thôn mới Thành phố. Các huyện, thị xã cân đối bố trí số lượng cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm phù hợp, đáp ứng yêu cầu làm việc tại Văn phòng điều phối nông thôn mới của huyện, thị xã. Đối với các quận, giao phòng Kinh tế theo dõi, tổng hợp và tổ chức thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Các xã bố trí cán bộ theo dõi về Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Các phường, thị trấn bố trí cán bộ theo dõi thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

2.2. Về cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn

2.2.1. Về cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khnăng cạnh tranh nông sản; bảo vệ môi trường, sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh, tạo bước đột phá và xác định phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu là nền tảng thúc đẩy tăng trưởng của ngành nông nghiệp, tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn. Phấn đấu đến năm 2025 có 70% giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

2.2.1.1. Cơ cấu lại các lĩnh vực sản xuất

- Lĩnh vực trồng trọt: Cơ cấu lại sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt theo hướng giảm diện tích sản xuất lúa từ 165.593 ha xuống còn 140.000 ha; mở rộng diện tích trồng rau, đậu từ 32.907 ha lên 38.000 ha; tăng diện tích cây ăn quả từ 19.390 ha lên 25.750 ha; tăng diện tích hoa, cây cảnh đạt từ 8.500 ha đến 9.000 ha; giữ ổn định diện tích chè 2.500 ha. Chuyển đổi diện tích sản xuất lúa tại các vùng khó khăn về tưới tiêu (vùng đồi gò, khu vực giáp danh đô thị,...) sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao. Khai thác đtạo sinh kế và phát huy hiệu quả của đất bãi sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, sông Đuống, sông Cà Lồ để tập trung phát triển cây rau, đậu thực phẩm, cây ăn quả, hoa cây cảnh, cây công trình theo hướng trang trại gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm.

Quản lý và sử dụng hiệu quả đất chuyên trồng lúa, chuyển đổi linh hoạt giữa trồng cây lương thực và cây thực phẩm. Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái đđáp ứng nhu cầu của thị trường và phục vụ du lịch.

- Lĩnh vực chăn nuôi: Chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi, hướng tới tăng số lượng đàn bò đạt từ 150-160 nghìn con (trong đó đàn bò cái sinh sản từ 100 nghìn con, đàn bò sữa khoảng 15 nghìn con, bò thịt đạt từ 35 - 45 nghìn con); tăng số lượng đàn lợn đạt từ 1,8 - 2 triệu con, trong đó lợn nái đạt 200 nghìn con (30% lợn nái được phi Landrace gen +), đàn lợn thịt khoảng 1,6 - 1,8 triệu con; duy trì đàn gia cầm từ 36 - 38 triệu con (trong đó 28 - 30 triệu con gà, 10 triệu con vịt, ngan, ngỗng và gia cầm khác). Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi tuần hoàn ở cả quy mô trang trại và hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường. Gắn chăn nuôi với bảo vệ môi trường sinh thái, ứng dụng công nghệ xử lý và tái sử dụng chất thải chăn nuôi, chế biến. Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của 08 cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp đang hoạt động; tiếp tục hoàn thiện thủ tục, xây dựng và đưa vào hoạt động 6 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô tập trung, 11 cơ sở giết mổ tập trung quý mô nhỏ với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; giảm số cơ sở, điểm giết mnhỏ lẻ trong khu dân cư còn dưới 40% so với hiện nay. Chú trọng phát triển con giống, phấn đấu là trung tâm cung cấp con giống (bò thịt, lợn, gia cm) cho các địa phương trong cả nước.

- Lĩnh vực thủy sản: Phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, các mô hình ao nổi, mô hình sông trong ao để thâm canh tăng năng suất, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực hiện chuyn đổi các vùng đất trũng, thấp sang mô hình lúa - cá đảm bảo diện tích chăn nuôi thủy sản từ 24.000 - 25.000 ha; trong đó diện tích nuôi tập trung khoảng 11.500 ha. Tập trung phát triển nuôi; các giống: cá chép lai, cá rô phi đơn tính, trm cỏ và các loại thủy đặc sản như: trm đen, cá lăng, diêu hồng, tôm càng xanh,...

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có. Phát huy hiệu quả chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, góp phần giảm thiểu tác hại do thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiếp tục tăng cường quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên; nghiên cứu, xây dựng cơ chế cho phép kết hợp khai thác các giá trị kinh tế của rùng để góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội các địa phương có rừng. Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững; đổi mới mô hình tăng trưởng từ dựa vào mở rộng diện tích và khối lượng sang tập trung vào nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm lâm nghiệp. Phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ; lâm nghiệp đô thị, cảnh quan và các loại hình du lịch bền vững gắn với rừng; phát triển các mô hình trồng cây dược liệu, cây cung cấp nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ. nghệ dưới tán rừng, từng bước áp dụng hệ thng quản lý rừng bn vững tiến tới đạt chứng chrừng Việt Nam và chứng nhận quản lý rừng, chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm FSC để đưa sản phẩm từ rừng vào các thị trưng quốc tế.

Thực hiện Chương trình trồng 01 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động, Hà Nội tăng cưng trồng cây phân tán, cây xanh đô thị, đối với diện tích rừng đến tuổi khai thác cần tập trung trồng rừng ngay, nghiêm cấm chuyển đổi, sử dụng đất rừng sai mục đích. Phấn đấu nâng độ che phủ rừng đạt 6,2%, tỷ lệ cây xanh đạt 08-10m2/người vào năm 2025.

- Lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển chế biến nông sản: Triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản gắn với các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Phổ biến chính sách pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm. Khuyến khích đầu tư cải thiện điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh nông lâm thủy sản với công nghệ tiên tiến, hiện đại góp phần gia tăng giá trị sản phẩm gắn với thị trường tiêu thụ theo hướng liên kết chuỗi, đáp ứng các yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tăng cường hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra giám sát chất lượng, cảnh báo nguy cơ, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm.

2.2.1.2. Quản lý, sử dụng chặt chẽ đất đai để sản xuất nông nghiệp hiệu quả

- Quy hoạch và công khai kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp để các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư sản xuất. Tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ nông dân sản xuất, tránh tình trạng bỏ ruộng hoang. Chính quyền địa phương là đầu mối thu gom lại đất sản xuất nông nghiệp và giao cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sản xuất khi nông dân bỏ ruộng.

- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi thúc đẩy quá trình thuê, góp đất trong sản xuất nông nghiệp để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất; chính sách tích tụ, tập trung đất đai đối với các hộ nông dân không có nhu cầu sản xuất, bỏ ruộng thành những khu có diện tích lớn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu, năng lực thuê lại để tổ chức sản xuất, trước mắt là đất 5% công ích của địa phương và đất bãi ven sông chưa sử dụng.

- Xây dựng kế hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gắn với quy hoạch xây dựng vùng huyện.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp của chính quyền địa phương. Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai nhằm phục vụ công tác quản lý tài nguyên đất, đặc biệt đối với đất nông nghiệp. Tập trung cải cách thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người dân. Xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm, chuyển đổi sai mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sang mục đích khác.

2.2.1.3. Xây dựng chuỗi giá trị nông sản chủ lực

- Triển khai hiệu quả Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Xây dựng các vùng sản xuất tập trung, sn phẩm chủ lực của địa phương để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở liên kết với doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ nông dân theo chuỗi giá trị.

- Ưu tiên bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn cho nông dân, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong sản xuất nông nghiệp để mỗi người dân trở thành một chuyên gia.

- Tập trung rà soát và đẩy mạnh tổ chức thực hiện Quyết định số 390/QĐ-UBND ngày 17/01/2019 của UBND Thành phố ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp Thành phố; các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quán trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm của thành phố Hà Nội. Trọng tâm là: (1) sản phẩm giống cây trồng (ging lúa, giống cây ăn quả); (2) Giống vật nuôi (Bò sữa; Bò cái sinh sản lai Zebu; Bò thịt (BBB, Wagyu; Charolais,..); Lợn (Lợn ngoại Landrace, Duroc...); Gà, Vịt (ging bản địa đặc sản: Gà mía, gà mía lai,..); (3) Giống thủy sản năng suất, chất lượng cao (cá chép lai, cá rô phi đơn tính...); (4) Sản phẩm chăn nuôi (thịt lợn, bò, gà, vịt an toàn; trứng, sữa an toàn); (5) Sản phẩm trồng trọt (rau an toàn, rau hữu cơ; quả đặc sản: cam Canh, bưởi, chuối, nhãn chín muộn...); gạo chất lượng cao; Hoa, cây cảnh (Hoa hồng, Lily, Lan, Đào); (6) Các sản phẩm sơ chế, chế biến (các sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nông, lâm và thy sản được sản xuất trên địa bàn Thành phố có khả năng làm tăng giá trị nông sản lên 1,5 lần so với ban đu).

2.2.1.4. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, chế biến, kinh doanh nông nghiệp

- Tăng cường khuyến khích và phối hợp các thành phần kinh tế (các viện, trường, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp,...) tham gia nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất và chế biến sn phẩm hiệu quả. Xây dựng trung tâm nông nghiệp công nghệ cao để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong nước và quốc tế. Thực hiện chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến sâu. Đẩy mạnh phát triển cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp.

- Hướng dẫn ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về sản xuất công nghệ cao, chế biến sâu; sản xuất theo vùng quy hoạch và nhu cầu của thị trường nhằm nâng cao giá trị, chất lượng nông sản phục vụ bền vững thị trường trong nước và quốc tế.

- Phát triển mô hình nghiên cứu, lai tạo, ứng dụng giống mới về các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, vườn ươm công nghệ cao. Xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp đô thị ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng, bảo vệ môi trường tại các huyện ven đô.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, thành tựu của cuộc cách mạng ng nghiệp lần thứ 4 trong quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản. Phát triển, duy trì Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội (www.check.hanoi.gov.vn) gộp phần minh bạch thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý, đảm bảo 100% sản phẩm nông lâm sản, thủy sản, thực phẩm chế biến tham gia Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm thành phố Hà Nội.

2.2.1.5. Đột phá cải thiện về môi trường kinh doanh nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

- Nghiên cứu và đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách mới phù hợp với tình hình thực tiễn và đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu về phát triển sản xuất nông nghiệp của Chương trình đã đề ra; thường xuyên kiểm tra, định kỳ sơ kết đánh giá, kịp thời đề xuất UBND Thành phố trình HĐND Thành phố điều chỉnh, bổ sung những chính sách không còn phù hợp.

- Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách, như: miễn giảm thuế sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước, tập trung đất đai, tín dụng; nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ;... Đơn giản các thủ tục đăng ký cấp giấy phép kinh doanh; cải cách thủ tục hành chính và các dịch vụ công.

- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn theo quy định tại Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế biến sâu. Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp với các ngành nghề tương tác hỗ trợ nhau để giảm chi phí dịch vụ, logistics.

2.2.1.6. Tăng cường công tác đào tạo nghề làm nông nghiệp cho lao động nông thôn, tiếp tục chính sách ưu đãi trong đào tạo, chuyển đổi nghề

- Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức ngành nông nghiệp, các chủ thtrong phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy. Đưa các nội dung về “sản xuất xanh, sạch, bn vững, thân thiện môi trường” vào các chương trình đào tạo cho người nông dân; chú trọng, gắn kết giữa lý thuyết với thực hành và thực tiễn của các chương trình tại địa phương. Triển khai và thực hiện hiệu quả Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, cơ sở đào tạo (trong và ngoài nước) để đào tạo đội ngũ chuyên viên, chuyên gia có trình độ quản lý, kỹ thuật chuyên nghiệp nhằm chuyển giao tri thức và hướng dẫn công nghệ cho lực lượng trực tiếp sản xuất.

- Tiếp tục quan tâm tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn; có chính sách ưu đãi trong đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân với lộ trình phù hợp với chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn và theo hướng phù hợp với phát triển đô thị.

2.2.1.7. Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025; phát triển, nâng cấp, đánh giá phân hạng trung bình mỗi năm từ 400 sản phẩm OCOP trở lên; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý sản phm OCOP.

- Triển khai Đề án “Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái của quốc gia tại Hà Nội”. Mỗi huyện, thị xã xây dựng ít nhất 01 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch. Hàng năm mỗi huyện, thị xã phát triển 02 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Tổ chức thường niên các sự kiện xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước và quốc tế; diễn đàn quốc tế về hàng thủ công và sản phẩm OCOP Hà Nội. Hỗ trợ phát triển Trung tâm bảo tồn nghề gốm tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm nhằm xây dựng thành trung tâm bảo tồn, phát triển sản phẩm gốm quốc gia của Việt Nam.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm chất lượng sản phẩm OCOP định kỳ hàng năm; đẩy mạnh thực hiện việc áp dụng và chứng nhận theo các tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến như VietGAP, HACCP, ISO, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam và quốc tế.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn đối với các chủ thể sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về Chương trình OCOP để tăng cường liên kết, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện và động lực cho chủ thể mạnh dạn đầu tư, phát huy sức mạnh của cộng đồng và phát triển các sản phẩm có lợi thế, thế mạnh của địa phương. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội tiếp tục tuyên truyền vận động các chủ thể sản xuất tích cực tham gia Chương trình OCOP.

2.2.2. Về phát triển kinh tế nông thôn

2.2.2.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

- Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 9/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể với nòng cốt là “hợp tác xã”; Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 -2025.

- Hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, liên kết hộ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; giải thể, chuyển đổi các HTX ngừng hoạt động; giảm tỷ lệ các HTX hoạt động trung bình, yếu. Khuyến khích thành lập mới tổ hợp tác, HTX chuyên ngành, doanh nghiệp trong HTX. Tăng cường công tác kiểm tra thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012.

- Giải quyết dứt điểm các HTX ngừng hoạt động; hỗ trợ các HTX có quỹ đất để xây dựng trụ sở làm việc, khu sơ chế, chế biến sản phẩm sau thu hoạch; xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh tế tập thể, hợp tác xã. Xây dựng mô hình điển hình về kinh tế hợp tác, HTX để tổng kết nhân ra diện rộng.

- Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể từ Thành phố đến cơ sở, cán bộ quản lý của các HTX trên địa bàn Thành phố. Kiện toàn, củng cố vai trò của Ban chỉ đạo Đổi mới, Phát triển kinh tế tập thể, HTX từ Thành phố đến cấp huyện (thành lập mới Ban Chỉ đạo đối với những địa phương chưa có) nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

- Hàng năm tổ chức diễn đàn về kinh tế hợp tác, hợp tác xã, triển lãm, trưng bày, giới thiệu thành tựu về kinh tế hợp tác và sản phẩm OCOP để nhân rộng các mô hình hay trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác, kết nối thị trường, chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia trong nước và quốc tế, các HTX... góp phần thúc đẩy phát triển HTX trên tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.

2.2.22. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025, và xác định đây là mũi nhọn trong ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện dồn đổi, tập trung đất đai, tạo các vừng sản xuất hàng hóa tập trung đáp ứng nhu cầu phát triển trang trại; thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tháo gỡ khó khăn về thời gian thuê đất, ưu đãi nguồn vốn vay để các chủ trang trại yên tâm đầu tư sản xuất; định hướng phát triển kinh tế trang trại theo hướng xanh, bền vững môi trường gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất, liên kết và xúc tiến thương mại đối với các chủ trang trại. Thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng một số mô hình kinh tế trang trại điểm về ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất kinh doanh, mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và sản xuất theo chuỗi gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm để tổng kết, chỉ đạo nhân rộng.

- Hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại theo quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông.

2.2.2.3. Đẩy mạnh phát triển ngành nghề và kinh tế nông thôn

- Xác định làng nghề, làng nghề truyền thống là một trong những mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông thôn và giải quyết công ăn việc làm cho Nhân dân ở khu vực nông thôn và thực hiện mục tiêu ly nông bất ly hương giảm bớt gánh nặng cho bố trí lao động ở các khu vực đô thị.

- Thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề; các khu, cụm công nghiệp; các cụm đi mới (đa chức năng) gắn với dịch vụ nông nghiệp, hạ tầng nông thôn đáp ứng được nhu cầu trong sản xuất, kinh doanh và xúc tiến thương mại; phát triển làng nghề có thế mạnh, kết hợp với du lịch nông thôn; đẩy mạnh thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ vphát triển ngành nghề nông thôn.

- Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa hộc công nghệ trong hoạt động sản xuất của làng nghề, ngành nghề nông thôn, ưu tiên các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông, lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ; chú trọng xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm mỗi trường tại các làng nghề; các chương trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các làng nghề, đặc biệt là nghề truyền thống trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với thúc đẩy hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Nhà nước về ngành nghề nông thôn, xây dựng chính sách phù hợp để thu hút các nghệ nhân tham gia các hoạt động đào tạo, truyền nghề, bảo tn làng nghề, nghề truyền thống.

- Thực hiện hiệu quả Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp, tập trung đầu tư, hoàn thiện hạ tầng đối với 70 cụm công nghiệp đang hoạt động; đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với 43 cụm công nghiệp mới được thành lập giai đoạn 2018 - 2020 để thu hút đầu tư đưa vào hoạt động; tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư thành lập 46 cụm công nghiệp còn lại theo quy hoạch, phấn đấu đến năm 2025, Thành phố có 159 cụm công nghiệp đứa vào hoạt động. Lấp đầy và hoàn thành hạ tầng kỹ thuật đối với 09 khu công nghiệp, thành lập 2 - 5 khu công nghiệp mới theo quy hoạch, phấn đấu đến hết năm 2025, Thành phố có 11 khu công nghiệp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, đi vào hoạt động ổn định.

- Đầu tư xây dựng mới 6 chợ đầu mối, trung tâm mua bán cấp vùng phù hợp định hưng phát triển trung tâm phân phối của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cải tạo nâng cấp 2 chợ đu mi hiện có ở quận Hoàng Mai và quận Bắc Từ Liêm; xây dựng mới, xây dựng lại 110 chnông thôn, cải tạo nâng cấp 152 chợ nông thôn hiện có đạt chuẩn theo quy định nhằm phát triển và quản lý đồng bộ hệ thống chợ đu mối và chợ nông thôn trên địa bàn Thành phố, đảm bảo hài hòa giữa chợ và các loại hình thương mại khác; khuyến khích xã hội hóa hoạt động đầu tư phát triển hệ thống chợ.

- Tiếp tục thực hiện các chính sách của Trung ương và Thành phố ưu đãi về vốn, tín dụng cho các cơ sở ngành nghề nông thôn, trong đó ưu tiên các dự án công nghệ cao trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, các dự án sử dụng nhiều lao động để tạo nhiều việc làm mới cho lao động nông thôn; khuyến khích và tạo điều kiện phát triển dịch vụ nông thôn nhm cung cấp các dịch vụ thiết yếu, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng mức thu nhập cho người dân.

- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ ở nông thôn để cung cấp thông tin, giống, vật tư, hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích và tạo điều kiện đ thành lập các công ty, các hợp tác xã, thợp tác trong lĩnh vực này.

3. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân

3.1. Nâng cao chất lượng văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường và an sinh xã hội, xây dựng miền quê đáng sống

- Tăng cường nguồn lực và chỉ đạo thực hiện đồng bộ chiến lược về tăng trưởng kinh tế, xã hội, giảm nghèo nhất là các xã dân tộc miền núi. Nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch bệnh và công tác giáo dục; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế, dân số và công tác vệ sinh môi trường nông thôn. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Hưởng ứng Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động; nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng các quy ước, hương ước, phát huy truyền thống tốt đẹp, tương thân tương ái, tình làng nghĩa xóm, bài trừ các hủ tục, thực hiện nếp sống văn hóa ở nông thôn, chung tay xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn cùng với đời sống vật chất tinh thần phong phú, đa dạng để các xã trthành một miền quê đáng sống. Khuyến khích các xã xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện “kiểu mẫu Thủ đô”, mô hình xã nông thôn mới thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin; chuyển đổi số trong quản trị nông thôn làm cơ sở nhân rộng. Quán triệt thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

- Đẩy nhanh phát triển điều kiện sinh hoạt nông thôn (điện, đường, trường, trạm, y tế, giáo dục, dịch vụ,...) theo hướng đô thị; giữ vững và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng “nông thôn mới, đô thị văn minh với các mô hình cụ thể, việc làm cụ thể. Thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế đối với người nghèo, chăm sóc trẻ em dưới 6 tuổi. Thực hiện bảo hiểm nông nghiệp, rà soát, giảm thiểu các khoản đóng góp có tính chất bắt buộc đối với nông dân. Tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện và thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ cơ sở.

- Tập trung thực hiện tiêu chí Môi trường trong nông thôn mới; xây dựng Kế hoạch mô hình thí điểm về xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình, cụm dân cư, xã, liên xã khu vực nông thôn; mô hình thí điểm xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi; mô hình thí điểm xử lý nước thải sinh hoạt tại nông thôn; mô hình thí điểm về xử lý chất thải, nước thải làng nghề, cụm công nghiệp để làm cơ sở nhân rộng; phát triển các mô hình thôn, xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, văn minh.

- Tăng cường công tác nắm bắt tình hình, phát hiện, giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp về an ninh nảy sinh trên các lĩnh vực gắn với phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn nông thôn, không để hình thành các “điểm nóng” về an ninh nông thôn, an ninh dân tộc và tôn giáo; nghiên cứu, xây dựng các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, làm giảm tội phạm hình sự tại địa bàn nông thôn. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở địa bàn nông thôn; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã gắn với phát huy vai trò của Công an xã bán chuyên trách.

3.2. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách đhuy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân

- Tăng nguồn lực đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường phân cấp thu, chi ngân sách cấp huyện và xã. Xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phn kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, kcả huy động vốn ODA và FDI. Phát triển các hình thức đầu tư đối tác công tư; lồng ghép các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cùng một địa bàn.

- Tăng nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ; huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh phát triển quỹ tín dụng Nhân dân khu vực nông thôn,...

- Thực hiện kịp thời các cơ chế, chính sách mới của Trung ương, Thành phố về phát triển nông nghiệp, nông thôn; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục ưu tiên dành vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Hà Nội, Quỹ hỗ trợ Nông dân, Quỹ Khuyến nông, Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX thành phố Hà Nội tổ chức triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn trình tự, thủ tục vay vốn đến các hộ trên địa bàn nông thôn.

3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

- Thực hiện có hiệu quả chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và của xã hội; phù hợp với tiến trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và chính sách cụ thể đảm bảo việc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyn đi mục đích sử dụng đất. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo cho lao động nông thôn, kết hợp hiệu quả giữa lý thuyết và trao đổi thực tế.

- Chú trọng dạy nghề cho thanh niên nông thôn, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ, các đối tượng chính sách và tạo công ăn việc làm sau đào tạo.

3.4. Khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, tạo đột phá để hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn

- Bố trí nguồn lực đầu tư ngân sách đáp ứng cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ để sản xuất nông nghiệp sớm đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực; tạo đột phá về năng sut, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Xây dựng các chính sách đãi ngộ thỏa đáng để khai thác, phát huy và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ; thu hút thanh niên, trí thức trẻ về nông thôn, nhất là các ngành nông nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa.

- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn Thủ đô toàn diện; tăng cường ứng dụng công nghệ số trong triển khai dịch vụ cho người dân, ứng dụng công nghệ thông tin để người dân khu vực nông thôn sử dụng công nghệ chuyển đổi s, kinh tế số nhằm hội nhập, kết nối sâu rộng với thế giới.

- Xây dựng thí điểm một số mô hình về ứng dụng khoa học, công nghệ mới tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, mô hình sản xuất thông minh, mô hình sử dụng năng lượng mặt trời trong chiếu sáng đường giao thông nông thôn để rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng.

3.5. Giải pháp hỗ trợ, khuyến khích nông dân tham gia bảo hiểm xã hội

Tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin về bảo hiểm xã hội tự nguyện, khuyến khích nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu theo quy định, được trợ cấp một lần và tử tuất, được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ hưu và hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh, giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già, giúp bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống cho người nông dân khi hết tuổi lao động như những người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

4. Tập trung huy động các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025

Tổng nguồn vốn dự kiến đầu tư cho khu vực nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 92.680 tỷ đồng (tăng khoảng 15% so với giai đoạn 2016-2020), trong đó nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư là 83.700 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước (doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nguồn khác...) là 8.980 tỷ đồng. Trong 92.680 tỷ đồng có 71.830 tỷ đồng đầu tư trực tiếp cho Chương trình, trong đó: Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 62.850 tỷ đồng chiếm 87,5% (ngân sách Thành phố hỗ trợ 24.130 tỷ đồng, ngân sách huyện và xã là 38.720 tỷ đồng). Nguồn vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước (doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nguồn vốn khác...) là 8.980 tỷ đồng chiếm 12,5%.

Ngân sách Thành phố hỗ trợ 24.130 tỷ đồng đầu tư thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy, dự kiến như sau:

- Kinh phí khái toán Thành phố hỗ trợ năm 2021 là: 4.938 tỷ đồng;

- Kinh phí khái toán Thành phố hỗ trợ năm 2022 là: 4.828 tỷ đồng;

- Kinh phí khái toán Thành phố hỗ trợ năm 2023 là: 4.811 tỷ đồng;

- Kinh phí khái toán Thành phố hỗ trợ năm 2024 là: 4.805 tỷ đồng;

- Kinh phí khái toán Thành phố hỗ trợ năm 2025 là: 4.748 tỷ đồng.

Nguồn ngân sách Thành phố hỗ trợ nêu trên chưa bao gồm kinh phí thực hiện các đề án, kế hoạch trong Chương trình. Ngoài ra, ngân sách Thành phố bổ sung cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố hàng năm khoảng 400 tỷ đồng để cho vay với lãi suất ưu đãi theo quy định đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại, người lao động thuộc lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Thành phố.

- Ngân sách Thành phố: Sử dụng nguồn thu theo phân cấp (tiền thuế phỉ, tiền sử dụng đất...) để hỗ trợ ngân sách huyện đầu tư xây dựng nông thôn mới ở các xã theo nguyên tắc: Tập trung hỗ trợ một phần vốn đầu tư hạ tầng thiết yếu, các chương trình, dự án khuyến khích phát triển nông nghiệp; ưu tiên hỗ trợ các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, xã dân tộc miền núi.

- Ngân sách cấp Huyện: Huy động từ nguồn thu ngân sách theo phân cấp, nguồn hỗ trợ của Thành phố, nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, các nguồn thu hợp pháp khác đầu tư cho các công trình, dự án do cấp huyện quản lý, hỗ trợ có mục tiêu cho các xã xây dựng hạ tầng nông thôn.

- Ngân sách cấp Xã: Huy động từ nguồn thu ngân sách theo phân cấp, nguồn hỗ trợ của ngân sách cấp trên (nguồn bổ sung mục tiêu, tiền sử dụng đất...), các nguồn thu hợp pháp khác cho các công trình, dự án do cấp xã quản lý.

Các quận nội thành, các cơ quan, đơn vị quan tâm chia sẻ và hỗ trợ, ủng hộ vốn đầu tư thực hiện công trình, dự án hạ tầng kinh tế - xã hội, xử lý môi trường. Tăng cường tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan, đơn vị và Nhân dân ủng hộ, đóng góp (bằng tiền, vật tư, công lao động, hiến đất xây dựng công trình...) phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và người dân để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng đường giao thông thủy lợi nội đồng; công trình hạ tầng kinh tế - xã hội (y tế, giáo dục, văn hóa, xử lý môi trường) để đóng góp xây dựng nông thôn mới ở các xã, nhất là các xã dân tộc miền núi.

Sắp xếp, đổi mới và nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án từ Thành phố đến cơ sở. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhằm tháo gỡ khó khăn cho huyện, xã trong quá trình thực hiện Chương trình. Tập trung vốn hoàn thành dứt điểm từng công trình, dự án, tránh đầu tư dàn trải và nợ đọng kinh phí xây dựng cơ bản. Tăng cường công tác giám sát chất lượng các công trình xây dựng của các cơ quan quản lý và cộng đồng dân cư ở cơ sở.

Rà soát điều chỉnh phân cấp quản lý các dự án đầu tư thuộc Chương trình cho UBND huyện, thị xã và xã, quy định cụ thể trách nhiệm bố trí vốn thực hiện Chương trình của các cấp ngân sách; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội trong công tác quản lý, giám sát dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới ở cơ sở.

5. Một số đề án, kế hoạch thực hiện Chương trình và chỉ tiêu cụ thể thực hiện qua các năm (tại các Biểu phụ lục kèm theo Kế hoạch này)

III. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố

- Là cơ quan Thường trực, có trách nhiệm tham mưu UBND Thành phố kế hoạch công tác cụ thể (hàng năm, quý) để chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung Kế hoạch này.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu cho UBND Thành phố hàng năm trình HĐND Thành phố bố trí đủ ngân sách cấp Thành phố để thực hiện Kế hoạch.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND Thành phố:

+ Chỉ đạo, điều hành, tổng hợp tình hình thực hiện các nội dung Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy.

+ Phối hợp các sở, ngành đề xuất cơ chế, chính sách và các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn để thực hiện có hiệu quả Chương trình.

+ Chủ trì, tổ chức đánh giá chấm điểm các tiêu chí công nhận xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nội dung chương trình, dự án theo chức năng nhiệm vụ của Sở (cơ cấu lại lại ngành nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, củng cố phát triển HTX nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, củng cố, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống; liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề...) như: ng dụng các tiến bộ khoa học tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp để phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho Nhân dân. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng chống lụt, bão, úng, xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng đê điều, thủy lợi, đáp ứng yêu cầu về phòng chống lụt, bão, úng, phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng giống cây trồng vật nuôi, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố.,.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo Thành phố, chuẩn bị nội dung chương trình, các hội nghị giao ban và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo Thành phố và UBND Thành phố.

- Xây dựng kế hoạch kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Thành phố; Hội đồng, Đoàn thẩm định địa phương đạt chuẩn nông thôn mới trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện theo đúng quy định.

- Tham mưu phân bổ và giám sát tình hình thực hiện vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác thực hiện Chương trình.

- Chuẩn bị nội dung, chương trình của hội nghị, hội thảo và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình và Chủ tịch UBND Thành phố.

- Tổ chức công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn những đối trạng tham gia thực hiện Chương trình.

- Hướng dẫn, kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình; nghiên cứu, đề xuất với Cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành theo thẩm quyền.

- Phối hợp các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã tổng hợp kết quả huy động, bố trí vốn thực hiện Chương trình trên địa bàn Thành phố.

- Đề xuất kiện toàn tổ chức bộ máy Văn phòng Điều phối nông thôn mới Thành phố đáp ứng nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Trên cơ sở Kế hoạch của UBND Thành phố, chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tổng hợp chung nhu cầu vốn của các địa phương và các sở, ngành để thực hiện nội dung Kế hoạch, đồng thời chủ động tham mưu cho UBND Thành phố hàng năm trình HĐND Thành phố bố trí Ngân sách cấp Thành phố đầu tư cho khu vực nông thôn nói chung và cho Chương trình xây dựng nông thôn mới nói riêng vào kỳ họp cuối năm; trong đó ưu tiên kinh phí đầu tư thực hiện các nội dung về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn trên địa bàn Thành phố theo quy định; các chương trình, đề án, nhiệm vụ mục tiêu của Thành phố (bao gồm kinh phí Thành phố trực tiếp thực hiện và bổ sung mục tiêu cho các địa phương).

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn để UBND các quận, huyện, thị xã và các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành phố thực hiện.

- Tham mưu UBND Thành phố bố trí nguồn vốn (ngân sách Trung ương, ngân sách Thành phố, ngân sách quận, huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác) thực hiện Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận huyện, thị xã giải quyết các vướng mắc đối với công tác giải thể HTX, khắc phục tình trạng HTX ngừng hoạt động nhưng không giải thể được trên địa bàn Thành phố.

- Hướng dẫn thủ tục pháp lý về các đề án, dự án trong thực hiện Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy theo quy định.

- Tổng hợp kết quả huy động nguồn lực đầu tư từ ngân sách Thành phố hỗ trợ thực hiện Chương trình, báo cáo định kỳ về UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu). Thẩm tra kết quả huy động nguồn lực, nợ đọng xây dựng cơ bản đối với xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì, tham mưu phân bổ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách Thành phố hỗ trợ các đơn vị thực hiện Chương trình giai đoạn 2021- 2025.

- Phối hợp Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo đề xuất UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025.

- Phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tổng hợp kết quả huy động, bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

- Hướng dẫn công tác tài chính, thanh quyết toán các dự án, công trình thuộc Chương trình.

- Tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo định kỳ về UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

4. Sở Quy hoạch Kiến trúc

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các quận, huyện, thị xã, các xã rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng huyện.

- Tập trung đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện tiêu chí Quy hoạch và hướng dẫn về quy hoạch nông thôn đối với cấp huyện; tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo chức năng của đơn vị; báo cáo định kỳ về UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác lập, thẩm định quy hoạch xây dựng vùng huyện và công tác quản lý theo quy hoạch xây dựng được duyệt.

5. Sở Giao thông vận tải

- Tập trung phối hợp hoàn thành quy hoạch chung của Thành phố liên quan đến lĩnh vực ngành quản lý. Tham mưu xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do Thành phố quản lý theo hướng đô thị đảm bảo theo quy hoạch được duyệt đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đời sống Nhân dân.

- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện tiêu chí giao thông tại các huyện, thị xã; Tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ liên quan đến tiêu chí giao thông theo chức năng, nhiệm vụ của Sở được UBND Thành phố giao; định kỳ báo cáo UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tập trung chỉ đạo hoàn thành quy hoạch chuyên ngành thuộc lĩnh vực ngành quản lý, đẩy nhanh tiến độ kiên cố hóa và cải tạo nâng cấp trường, lớp học đảm bảo tiêu chí xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định. Kết hợp huy động các nguồn lực xã hội để mua sắm trang thiết bị giảng dạy theo hướng đông bộ hiện đại, đảm bảo đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của các nhà trường, đặc biệt quan tâm đến con em gia đình chính sách, gia đình hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện tiêu chí Trường học các cấp, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, tiêu chí Giáo dục và Đào tạo,... ở các địa phương; tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo chức năng của đơn vị; báo cáo định kỳ về UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

7. Sở Y tế

- Tập trung chỉ đạo hoàn thành quy hoạch chuyên ngành thuộc lĩnh vực ngành quản lý. Tổ chức triển khai thực hiện chương trình, bám sát các tiêu chí, chỉ tiêu phụ trách, như: Bệnh viện, Trung tâm Y tế huyện; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế; xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi; tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe; mô hình trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình, triển khai thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và đảm bảo cân bằng giới tính khi sinh...

- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu phụ trách ở các địa phương; tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo chức năng của đơn vị; báo cáo định kỳ về UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

8. Sở Công Thương

- Tập trung chỉ đạo hoàn thành quy hoạch thuộc lĩnh vực ngành quản lý. Đẩy mạnh phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp, nông thôn để hình thành mạng lưới dịch vụ vật tư, hàng hóa có chất lượng tới người dân, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân nông thôn.

- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện tiêu chí Điện, tiêu chí hạ tầng, dịch vụ thương mại trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phương; tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo chức năng của đơn vị; báo cáo định kỳ về UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng hành lang pháp lý di dời các làng nghề ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng vào cụm công nghiệp làng nghề.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng, phát triển nghề, làng nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển điện lực, phát triển khu, cụm công nghiệp; phát triển Trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã giai đoạn 2021-2025; điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

9. Sở Văn hóa và Thể thao

- Tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống các thiết chế văn hóa thể thao nông thôn. Triển khai kế hoạch xây dựng mô hình làng văn hóa tiêu biểu gắn với nông thôn mới nâng cao trên địa bàn Thành phố. Chỉ đạo thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực Văn hóa và Thể thao nhằm phát huy vai trò Trung tâm văn hóa, thể thao của huyện, xã, khu thể thao của các thôn, cụm dân cư; tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ, rèn luyện sức khỏe theo tấm gương của Bác Hồ; nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; chú trọng việc xây dựng, công nhận, tái công nhận các danh hiệu văn hóa, gia đình văn hóa, làng văn hóa; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về văn hóa và phát triển văn hóa nông thôn, ý thức chấp hành pháp luật, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét trong thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa nơi công cộng do Thành phố ban hành.

- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện các tiêu chí Cơ sở vật chất Văn hóa và tiêu chí Văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phương; báo cáo định kỳ về UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

10. Sở Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý, phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Tập trung phát triển mô hình du lịch làng nghề, du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố với một số nội dung: Lựa chọn, kết nối, hỗ trợ phát triển các điểm đến du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, sản phẩm OCOP. Hỗ trợ, phát triển sản phẩm quà tặng gắn với hoạt động du lịch; Tổ chức các chương trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch nông nghiệp nông thôn; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp khu vực nông thôn, tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho người dân và cộng đồng địa phương về kỹ năng và nghiệp vụ phục vụ khách du lịch....

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố và các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách cho đầu tư phát triển du lịch khu vực nông thôn; đánh giá xếp hạng sản phẩm, dịch vụ du lịch theo tiêu chuẩn OCOP; xây dựng dự toán kinh phí các chương trình, kế hoạch có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo chức năng của đơn vị; báo cáo định kỳ về UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

11. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Chủ trì triển khai có hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững. Triển khai có hiệu quả Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên con em các gia đình thuộc diện chính sách, gia đình người có công với cách mạng, hộ nghèo, người khuyết tật, người bị thu hồi đất canh tác. Kiểm tra, chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy nghề, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề công lập, đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Quan tâm hơn nữa các phiên giao dịch việc làm tại khu vực nông thôn. Tìm kiếm phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, khuyến khích và tạo điều kiện để các hộ thuộc diện chính sách xã hội, lao động nông thôn tham gia.

- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện tiêu chí Hộ nghèo, tiêu chí lao động,... ở các địa phương; tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo chức năng của đơn vị; báo cáo định kỳ về UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

12. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu UBND Thành phố về quản lý đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xử lý những tồn tại trong quản lý, sử dụng đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai; tạo quỹ đất đấu giá để có nguồn lực xây dựng nông thôn mới.

- Chủ trì, tham mưu đề xuất giải quyết vướng mắc trong thu gom, xử lý rác thải, môi trường nông thôn.

- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện tiêu chí Môi trường ở các địa phương; tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo chức năng của đơn vị; báo cáo định kỳ về UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

13. Sở Xây dựng

- Chịu trách nhiệm quản lý xây dựng nhà ở nông thôn, nước sạch nông thôn, quản lý xây dựng các nghĩa trang trên địa bàn Thành phố theo phân cấp.

- Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu đề xuất cho Thành phố xây dựng các khu xử lý rác thải trên địa bàn Thành phố theo công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu về phát triển đô thị.

- Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện tiêu chí Nhà ở dân cư, nước sạch nông thôn và tiêu chí Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch trong tiêu chí Môi trường ở các địa phương; tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo chức năng của đơn vị; báo cáo định kỳ về UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

- Phối hợp với các địa phương để theo dõi, tổng hợp và hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến môi trường, giao thông, hạ tầng, nước sạch.

14. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, tham mưu UBND Thành phố về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin truyền thông trên địa bàn Thành phố.

- Tuyên truyền sâu rộng về thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy.

- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện tiêu chí thông tin và truyền thông ở các địa phương; tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo chức năng của đơn vị; báo cáo định kỳ về UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

15. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp. với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị chức năng xây dựng chương trình và tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ, công chức từ Thành phố đến cơ sở theo quy định và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy Văn phòng Điều phối nông thôn mới Thành phố.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các quận, huyện, thị xã, các xã thực hiện tiêu chí Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh. Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện tiêu chí ở các địa phương; tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo chức năng của đơn vị; báo cáo định kỳ về UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

16. Sở Tư pháp

- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện chỉ tiêu tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

- Tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo chức năng của đơn vị; báo cáo định kỳ về UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

17. Công an Thành phố

- Tiếp tục phối hợp nắm bắt tình hình tham mưu Thành ủy, UBND Thành phố giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Chủ trì, theo dõi, đôn đốc UBND các huyện, thị xã thực hiện hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, trọng tâm: phòng ngừa trọng án; tội phạm hình sự nguy hiểm; tội phạm sử dụng vũ khí nóng, “tín dụng đen”; tội phạm ma túy; tội phạm và các vi phạm kinh tế, tham nhũng liên quan quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng các dự án, công trình phục vụ xây dựng nông thôn mới; tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường tại các khu - cụm công nghiệp, làng nghề,..; tăng cường công tác quản lý các ngành nghề kinh doanh dịch vụ có điều kiện, quản lý đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chống cháy nổ.

- Chủ trì hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thị xã đẩy mạnh thực hiện quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn An toàn về an ninh trật tự gắn với việc thực hiện tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND Thành phố triển khai xây dựng đội ngũ Công an xã chính quy; rà soát nghiên cứu đề xuất giải pháp bố trí, quản lý, sử dụng hiệu quả lực lượng Công an xã bán chuyên trách và các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực nông thôn trong tình hình mới.

18. Bộ Tư lệnh Thủ đô

- Chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và công tác quân sự địa phương.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các quận, huyện, thị xã, các xã thực hiện chỉ tiêu về quốc phòng. Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phương; tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo chức năng của đơn vị; báo cáo định kỳ về UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

19; Cục Thống kê Thành phố

- Tham mưu UBND Thành phố xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và giai đoạn 2020-2025.

- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện tiêu chí Thu nhập bình quân đầu người/năm ở các địa phương; tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo chức năng của đơn vị; báo cáo định kỳ về UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

20. Liên minh Hợp tác xã Thành phố

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; triển khai công tác hỗ trợ phát triển hợp tác xã (hỗ trợ thành lập mới, củng cố HTX; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã; xúc tiến thương mại; xây dựng mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị....).

- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện tiêu chí Hình thức tổ chức sản xuất ở các địa phương; tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo chức năng của đơn vị; báo cáo định kỳ về UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

21. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội Thành phố

- Căn cứ Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy, Kế hoạch của UBND Thành phố chủ động tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; tham gia vào một lĩnh vực cụ thể trong thực hiện Chương trình.

- Xây dựng và triển khai các chuyên đề, đề án, đề tài được phân công liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trong thực hiện Chương trình.

- Tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy, đồng thời tăng cường giám sát, phản biện xã hội.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Thành phố tổ chức thực hiện, tổng hợp, báo cáo kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới theo quy định.

22. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bổ sung nguồn vốn ủy thác đầu tư trong giai đoạn khoảng 2.00.0 tỷ đồng để cho vay vốn lãi suất ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại, người lao động thuộc lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Thành phố.

- Triển khai các chương trình tín dụng tại 100% xã thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, đảm bảo nguồn vốn tín dụng ưu đãi (Trung ương và địa phương) đáp ứng nhu cầu vốn vay của các đối tượng chính sách trên địa bàn.

- Tổng hợp, báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất về UBND Thành phố và Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình kết quả thực hiện tín dụng chính sách đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố.

23. Các cơ quan Thông tấn, Báo chí Thành phố

Báo Hà Nội Mới, Báo Kinh tế và Đô thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các cơ quan báo, đài Hà Nội: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của đơn vị chủ động phối hợp với các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tuyên truyền chủ trương chính sách của Trung ương, Thành phố và đưa tin những mô hình, tập thể, hộ gia đình, cá nhân điển hình tiên tiến để học tập nhân rộng.

24. Các Quận

- Trên cơ sở Kế hoạch của UBND Thành phố, căn cứ địa bàn huyện được phân công hỗ trợ của Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy, thống nhất với các huyện được phân công những nội dung hỗ trợ cụ thể để chỉ đạo thực hiện hàng năm, 5 năm.

- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo định kỳ về UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

25. Các huyện, thị xã

- Căn cứ Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy, Kế hoạch của UBND Thành phố, xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức triển khai thực hiện của cấp mình. Phân công cụ thể 01 đồng chí lãnh đạo UBND huyện, thị xã (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch) trực tiếp, thường xuyên theo dõi, chỉ đạo.

- Cân đối bố trí số lượng cán bộ chuyên trách phù hợp, đáp ứng yêu cầu làm việc tại Văn phòng điều phối nông thôn mới của huyện, thị xã.

- Hàng năm chủ động xây dựng, bố trí ngân sách của huyện, thị xã để phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp huyện và hỗ trợ cấp xã thực hiện Kế hoạch đề ra, đồng thời huy động mọi nguồn lực tham gia xây dựng nông thôn mới. Tổng hợp nhu cầu vốn của địa phương gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND Thành phố. Xây dựng cơ chế huy động vốn để triển khai thực hiện Kế hoạch của địa phương.

- Tập trung chỉ đạo hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của cấp huyện. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn đã được phê duyệt. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch của UBND Thành phố.

- Xây dựng kế hoạch duy trì, phát triển nâng cao các tiêu chí nông thôn mới đối với địa phương đạt chuẩn nông thôn mới. Tổ chức thực hiện kế hoạch và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch theo yêu cầu.

- Rà soát thực trạng các tiêu chí, chi tiêu của các xã để xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững; khuyến khích người dân tích cực tham gia cùng chính quyền trong xây dựng nông thôn mới.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất về cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình Thành phố để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc vượt quá thẩm quyền, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình tổng hợp, tham mưu).

26. Các xã

- Căn cứ Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy, Kế hoạch của UBND Thành phố và của huyện, thị xã, hàng năm chủ động huy động nguồn lực theo quy định để tổ chức thực hiện kế hoạch của xã.

- Tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp Nhân dân tham gia phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới.

- Tập trung chỉ đạo hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn đã được phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện duy trì, phát triển nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt và các tiêu chí chưa đạt đảm bảo mục tiêu, kế hoạch đề ra.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất về Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình cấp huyện để tổng hợp báo cáo theo quy định.

Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành; UBND Thành phố yêu cầu các sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra. Giao Cơ quan Thường trực (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổng hợp chung tình hình thực hiện của các đơn vị và báo cáo UBND Thành phố theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy (để báo cáo);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- Các đ/c Phó Bí thư Thành ủy (để báo cáo);
- Thường trực HĐND Thành phố (để báo cáo);
- Chủ tịch UBND Thành phố (để báo cáo);
- Các đ/c ủy viên BTV Thành ủy (để báo cáo);
- Các PCT UBND Thành phố;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố;
- Các ban đảng, Văn phòng Thành ủy;
- Các tổ chức chính trị-xã hội Thành phố;
- Các Ban HĐND Thành phố;
- VP Đoàn ĐBQH-HĐND TP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- Quận ủy, Thị ủy, Huyện ủy,
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các cơ quan báo, đài Thành phố;
- VPUB: CVP, các PCVP, KT, ĐT, KGVX; NC, TH, TKBT;
- Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Quyền

 

BIỂU 1. MỘT SỐ ĐỀ ÁN, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 04-CTR/TU CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI

(Kèm theo Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 11/10/2021 của UBND Thành phố)

TT

Tên Đề án/Kế hoạch

Đơn vị thực hin

Đơn vị phối hợp

Thời gian hoàn thành

1

Kế hoạch củng cố, kiện toàn Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh HTX Thành phố và các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

2

Kế hoạch phát triển kinh tế trang trại bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2022

3

Kế hoạch phát triển nông nghiệp theo chuỗi trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

4

Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Công Thương, các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

5

Đề án Quy hoạch phát triển làng nghề Hà Nội giai đoạn 2021- 2030, định hướng đến 2040

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Công Thương, các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

6

Kế hoạch phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

7

Kế hoạch Phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hả Nội giai đoạn 2021-2025.

Sở Du lịch

Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

8

Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện, thị xã

2021

9

Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

10

Kế hoạch quản lý, đầu tư, cải tạo phát triển hệ thống chợ trên địa thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Sở Công Thương

Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

11

Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Ban Dân tộc

Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

12

Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án của Chính phủ về nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới

Công an Thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

13

Đề án nâng cao vai trò của Hội nông dân các cấp trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Hội Nông dân Thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

14

Đ án nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã giai đoạn 2021-2025

Liên minh HTX Thành phố

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

15

Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo đến năm 2025

Sở Lao động Thương binh và Xã Hội

Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

16

Kế hoạch thực hiện chương trình chiến lược Quốc gia bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030

Sở Lao động Thương binh và Xã Hội

Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

17

Đề án đẩy mạnh vai trò của Hội phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn 2021-2025

Hội Phụ nữ Thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

18

Kế hoạch Tuổi trẻ Thủ đô chung tay tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; đảm bảo trật tự an toàn giao thông; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2021-2025

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Ni

Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

19

Kế hoạch thúc đẩy tái sử dụng, tái chế biến chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường gắn kết chuỗi giá trị nông sản hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường; các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

20

Kế hoạch phát triển hạ tầng Bưu chính - Viễn thông phục vụ Chương trình chuyển đổi sthành phố Hà Nội đến năm 2025, đnh hướng đến năm 2030

Sở Thông tin và Truyền thông

các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

21

Kế hoạch ứng dụng công nghệ nông nghiệp 4.0 cho sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc thực vật trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Thông tin và Truyền thông; các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã

2021

 

BIỂU 2. MỤC TIÊU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 11/10/2021 của UBND Thành phố)

TT

Huyện

CHỈ TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

CHỈ TIÊU PHN ĐẤU

Tổng số xã

Xã đạt chuẩn NTM năm 2021

Nông thôn mới nâng cao

Nông thôn mới kiu mu

Huyện đạt chuẩn

Nông thôn mới nâng cao

Nông thôn mới kiểu mu

Huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Số xã

Tỷ lệ (%)

Số xã

Tỷ lệ (%)

Nông thôn mới

Nông thôn mới nâng cao

Số xã

Tỷ lệ

(%)

Số xã

Tỷ lệ (%)

1

Ba Vì

30

9

5

16,7

2

6,7

x

 

10

33,3

5

16,7

 

2

Hoài Đức

19

 

8

42,1

5

26,3

 

x

19

100

10

52,6

X

3

TX Sơn Tây

6

 

4

66,7

2

33,3

 

 

6

100

3

50

 

4

Phúc Thọ

20

 

8

40

4

20

 

 

15

75

8

40

X

5

Mê Linh

16

 

8

50

4

25

X

 

12

75

8

50

 

6

Gia Lâm

20

 

12

60

5

25

 

X

20

100

10

50

X

7

Thạch Thất

21

 

10

47,6

5

23,8

 

 

15

71,4

10

47,6

 

8

Chương Mỹ

30

 

8

26,7

4

13,3

X

 

15

50

8

26,7

 

9

Thanh Oai

20

 

10

50

4

20

 

 

20

100

8

40

X

10

Ứng Hòa

28

 

6

21,4

4

14,3

X

 

15

53,6

8

28,6

 

11

Mỹ Đức

21

5

6

28,6

3

14,3

X

 

10

47,6

5

23,8

 

12

Quốc Oai

20

 

8

40

5

25

 

 

20

100

10

50

X

13

Thanh Trì

15

 

10

66,7

5

33,3

 

X

15

100

10

66,7

X

14

Phú Xuyên

25

 

10

40

5

20

X

 

18

72

10

40

 

15

Thưng Tín

28

 

10

35,7

6

21,4

 

 

23

82,1

12

42,9

 

16

Đan Phượng

15

 

15

100

7

46,7

 

X

15

100

15

100

X

17

Sóc Sơn

25

 

6

24

4

16

 

 

20

80

10

40

 

18

Đông Anh

23

 

12

52,2

6

26,1

 

X

23

100

12

52,2

X

Tổng số

382

14

156

40,8

80

20,9

6

5

291

76,2

162

42,4

8

 

BIỂU 3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 04 CỦA THÀNH ỦY GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 11/10/2021 của UBND Thành phố)

TT

Nhiệm vụ

Chỉ tiêu

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

1

Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Đạt

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới

Các sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã

2

Huyện đạt chuẩn nông thôn mới

100%

3

Xã đạt chuẩn nông thôn mới

100%

4

Huyện đạt chun nông thôn mới nâng cao

20%

5

Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

40%

6

Xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

20%

7

Tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản hàng năm

2,5-3,0%

8

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Đạt

9

Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động

100%

10

Độ che phrừng

6,2%

11

Tỷ lệ cây xanh

8-10m2/người

12

Giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

> 70%

13

Đánh giá, phân hạng sn phẩm OCOP

2.000 sản phẩm

14

HTX hoạt động hiệu quả

≥ 80%

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh HTX Thành phố, UBND các huyện, thị xã.

15

Thu nhập của nông dân khu vực nông thôn

80 triệu đng/người/năm

Cục Thống kê Thành phố

UBND các huyện, thị xã

16

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

≥ 95%

Sở Lao động Thương binh và Xã Hội

Các sở, ban, ngành Thành phố; UBND các huyện, thị xã

17

Cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của Thành phố

Đạt

18

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

75-80%

19

Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ

55-60%

20

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ở các huyện, thị xã

≥ 95%

Sở Y tế

UBND các huyện, thị xã

21

Duy trì xã đạt Tiêu chí quốc gia về Y tế

100%

22

Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường

100%

23

Tỷ lệ thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Thôn, Làng văn hóa

65%

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND các huyện, thị xã

24

Gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa

86-88%

25

Số thôn có nhà văn hóa - khu thể thao thôn

100%

26

Tỷ lệ trường công lập (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia

80-85%

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã

27

Tỷ lệ xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ.

100%

Sở Thông tin và Truyền thông

UBND các huyện, thị xã

28

Tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng ít nhất 01 điện thoại thông minh (Smartphone).

≥ 95%

29

Tỷ lệ các thôn được phủ sóng di động mạng 3G/4G/5G hoặc Internet băng rộng.

100%

30

Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch

100%

Sở Xây dựng

UBND các huyện, thị xã

31

Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn theo quy chuẩn

100%

32

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý

100%

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các huyện, thị xã

33

Tỷ lệ cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đang hoạt động và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải

100%

Sở Công Thương

Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã

34

Xây dựng ít nhất 01 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã.

Đạt

35

Phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Đạt

36

Thành phố công nhận trên 50 làng nghề, nghề truyền thống; có ít nhất 100 làng nghề, nghề truyền thống được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể, 100% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận thuộc danh mục được đánh giá tác động môi trường.

Đạt

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới

Các sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã

37

Triển khai Đề án “Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái của quốc gia tại Hà Nội”.

Đạt

 

BIỂU 04. PHÂN KỲ HÀNG NĂM KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 04-CTR/TU CỦA THÀNH ỦY

(Kèm theo Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 11/10/2021 của UBND Thành phố)

STT

Chtiêu

Đơn vị tính

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Xây dựng nông thôn mới

 

 

 

 

 

 

1

Xã đạt chuẩn NTM

382

 

 

 

 

2

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao (lũy kế)

49

74

100

125

156

3

Xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (lũy kế)

5

20

40

60

80

4

Huyện đạt chuẩn NTM (lũy kế)

huyện

16

18

 

 

 

5

Huyện đạt chuẩn NTM nâng cao (lũy kế)

huyện

1

 

2

3

5

II

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và Phát triển kinh tế nông thôn

 

 

 

 

 

1

Tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

%

2,5-3

2,5-3

2,5-3

2,5-3

2,5-3

2

Giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC

%

45

50

55

60

70

3

Diện tích trồng lúa

ha

 

155.000

150.000

145.000

140.000

4

Diện tích trồng rau, đậu

ha

32.000

33.000

35.000

36.500

38.000

5

Diện tích trồng cây ăn quả

ha

19.390

20.662

23.206

24.478

25.750

6

Diện tích trồng hoa, cây cảnh

ha

7.200

7.400

7.600

7.800

9.000

7

Diện tích chè

ha

2.500

2.500

2.500

2.500

2.500

8

Số lượng đàn bò. Trong đó:

nghìn con

130

135

143

145

150

9

Số lượng đàn lợn. Trong đó

Triệu con

1,5

1,8

1,9

1,9

2,0

10

Số lượng gia cầm. Trong đó:

Triệu con

39

40

40

40

36-38

 

- Gà

Triệu con

29

30

30

30

28-30

 

- Vịt, ngan, ngỗng và gia cầm khác

Triệu con

10

10

10

10

10

11

Diện tích nuôi trồng thủy sản

ha

24.000

24.200

24.500

24.700

25.000

12

Độ che phủ rừng

%

5,72

5,75

5,8

6

6,2

13

Tỷ lệ cây xanh

m2/ người

4

5

6

7

8-10

14

Sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP (lũy kế)

sản phẩm

400

800

1.200

1.600

2.000

15

Xây dựng “Trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch”

trung tâm

1

3

4

5

5

16

Làng nghề, làng có nghề được công nhận

làng

10

10

10

10

10

17

Làng nghề, nghề truyền thống được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể

làng

20

20

20

20

20

18

Làng nghé, làng nghề truyền thống được công nhận thuộc danh mục được đánh giá tác động môi trường

%

20

40

60

80

100

19

HTX hoạt động có hiệu quả

%

60

65

70

75

80

III

Nâng cao đi sng vật chất và tinh thần của nông dân

 

 

 

 

 

 

1

Thu nhập của nông dân khu vực nông thôn

triệu đồng /người/năm

60

65

70

75

80

2

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

%

95

95

95

95

95-97

3

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

71,5

72,5

73,5

74,5

75-80

4

Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng ch

%

50,5

51,5

52,5

53,5

55-60

5

Tỷ lệ hộ nghèo

%

 

 

 

 

cơ bản không còn hộ nghèo

6

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (lũy kế)

%

91

92

93

94

95

7

Tỷ lệ thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu thôn, làng văn hóa

%

62

63

64

64,5

65

8

Tỷ lệ Gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa

%

88

88

88

88

88

9

Tỷ lệ nhà văn hóa, khu thể thao thôn đạt chuẩn

%

92

95

100

100

100

10

Tỷ lệ trường công lập (mầm non, tiểu học, THCS, THPT) được công nhận đạt chuẩn quốc gia

%

77

79

81

83

85

11

Tỷ lệ xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ

%

93

95

97

99

100

12

Tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng ít nhất 01 điện thoại thông minh

%

75

80

85

90

95

13

Tỷ lệ các thôn được phủ sóng di động 3G/4G/5G hoặc internet băng rộng

%

80

85

90

95

100

14

Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch

%

85

85

90

95

100

15

Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn theo quy chuẩn

%

96

97

98

99

100

16

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý

%

99,5

99,5

100

100

100

17

Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường

%

100

100

100

100

100

18

Tỷ lệ cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đang hoạt động và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải

%

52,5

62

77

92

100

 

BIỂU 5.1. NHU CẦU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 11/10/2021 của UBND Thành phố)

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Tên huyện

Tổng số xã

Bình quân vốn huy động/xã

Tổng cộng (A+B)

I. Nguồn vốn NSNN

II. Nguồn vốn ngoài NSNN

Tổng cộng vốn NSNN

1. Ngân sách Thành phố

2. Ngân sách huyện

3. Ngân sách xã

Tổng cộng vốn ngoài NSNN

1. vốn doanh nghiệp, HTX...

2. Vốn huy động, đóng góp của nhân dân

3. Các nguồn vn khác

A

B

C

D=1/c

1

2

3

6

7

8

10

11

12

1

Sơn Tây

6

 

1.245.000

1.089.375

418.320

622.500

48.555

155.625

62.250

62.250

31.125

-

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

4

 

600.000

525.000

201.600

300.000

23.400

75.000

30.000

30.000

15.000

 

Giai đoạn 2016-2020

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giai đoạn 2021-2025

3

200.000

600.000

525.000

201.600

300.000

23.400

75.000

30.000

30.000

15.000

-

Xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

2

160.000

320.000

280.000

107.520

160.000

12.480

40.000

16.000

16.000

8.000

-

Các xã còn lại

2

120.000

240.000

210.000

80.640

120.000

9.360

30.000

12.000

12.000

6.000

+

Xây dựng huyện NTM nâng cao

1

85.000

85.000

74.375

28.560

42.500

3.315

10.625

4.250

4.250

2.125

2

Ba Vì

30

 

4.470.000

3.911.250

1.501.920

2.235.000

174.330

558.750

223.500

223.500

111.750

 

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

5

200.000

1.000.000

875.000

336.000

500.000

39.000

125.000

50.000

50.000

25.000

-

đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

2

160.000

320.000

280.000

107.520

160.000

12.480

40.000

16.000

16.000

8.000

-

Các xã còn lại

25

120.000

3.000.000

2.625.000

1.008.000

1.500.000

117.000

375.000

150.000

150.000

75.000

+

Huyện đạt chuẩn NTM

1

150.000

150.000

131.250

50.400

75.000

5.850

18.750

7.500

7.500

3.750

3

Chương Mỹ

30

 

4.965.000

4.344375

1.668.240

2.482.500

193.635

620.625

248.250

248.250

124.125

-

đạt chuẩn NTM nâng cao

8

200.000

1.600.000

1.400.000

537.600

800.000

62.400

200.000

80.000

80.000

40.000

-

Xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

4

160.000

640.000

560.000

215.040

320.000

24.960

80.000

32.000

32.000

16.000

-

Các xã còn lại

22

120.000

2.640.000

2.310.000

887.040

1.320.000

102.960

330.000

132.000

132.000

66.000

+

Xây dựng huyện NTM nâng cao

1

85.000

85.000

74.375

28.560

42.500

3.315

10.625

4.250

4.250

2.125

4

Đan Phượng

15

 

1.650.000

1.443.750

554.400

825.000

64.350

206.250

82.500

82.500

41.250

-

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

15

 

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

Giai đoạn 2016-2020

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giai đoạn 2021-2025

0

 

0

0

0

0

0

0

0

0

0

-

Xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

1

200.000

1.400.000

1.225.000

470.400

700.000

54.600

175.000

70.000

70.000

35.000

-

Các xã còn lại

0

 

0

0

0

0

0

0

0

0

0

+

Huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

1

250.000

250.000

218.750

84.000

125.000

9.750

31.250

12.500

12.500

6.250

5

Đông Anh

23

 

6.100.000

5337.500

2.049.600

3.050.000

237.900

762.500

305.000

305.000

152.500

-

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

12

250.000

3.000.000

2.625.000

1.008.000

1.500.000

117.000

375.000

150.000

150.000

75.000

-

Xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

6

200.000

1.200.000

1.050.000

403.200

600.000

46.800

150.000

60.000

60.000

30.000

-

Các xã còn lại

11

150.000

1.650.000

1.443.750

554.400

825.000

64.350

206.250

82.500

82.500

41.250

+

Huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

1

250.000

250.000

218.750

84.000

125.000

9.750

31.250

12.500

12.500

6.250

6

Gia Lâm

20

 

4.450.000

3.893.750

1.495.200

2.225.000

173.550

556.250

222.500

222.500

111.250

-

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

12

250.000

2.000.000

1.750.000

672.000

1.000.000

78.000

250.000

100.000

100.000

50.000

 

Giai đoạn 2016-2020

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giai đoạn 2021-2025

8

250.000

2.000.000

1.750.000

672.000

1.000.000

78.000

250.000

100.000

100.000

50.000

-

Xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

5

200.000

1.000.000

875.000

336.000

500.000

39.000

125.000

50.000

50.000

25.000

-

Các xã còn lại

8

150.000

1.200.000

1.050.000

403.200

600.000

46.800

150.000

60.000

60.000

30.000

+

Huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

1

250.000

250.000

218.750

84.000

125.000

9.750

31.250

12.500

12.500

6.250

7

Hoài Đức

19

 

4.650.000

4.068.750

1.562.400

2.325.000

181.350

581.250

232.500

232.500

116.250

-

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

8

250.000

1.750.000

1.531.250

588.000

875.000

68.250

218.750

87.500

87.500

43.750

 

Giai đoạn 2016-2020

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giai đoạn 2021-2025

7

250.000

1.750.000

1.531.250

588.000

875.000

68.250

218.750

87.500

87.500

43.750

-

Xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

5

200.000

1.000.000

875.000

336.000

500.000

39.000

125.000

50.000

50.000

25.000

-

Các xã còn lại

11

150.000

1.650.000

1.443.750

554.400

825.000

64.350

206.250

82.500

82.500

41.250

+

Huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

1

250.000

250.000

218.750

84.000

125.000

9.750

31.250

12.500

12.500

6.250

8

Mê Linh

16

 

3.285.000

2.874.375

1.103.760

1.642.500

128.115

410.625

164.250

164.250

82.125

-

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

8

200.000

1.600.000

1.400.000

537.600

800.000

62.400

200.000

80.000

80.000

40.000

-

Xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

4

160.000

640.000

560.000

215.040

320.000

24.960

80.000

32.000

32.000

16.000

-

Các xã còn lại

8

120.000

960.000

840.000

322.560

480.000

37.440

120.000

48.000

48.000

24.000

+

Xây dựng huyện NTM nâng cao

1

85.000

85.000

74.375

28.560

42.500

3.315

10.625

4.250

4.250

2.125

9

Mỹ Đức

21

 

3.630.000

3.176.250

1.219.680

1.815.000

141.570

453.750

181.500

181.500

90.750

-

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

6

200.000

1.200.000

1.050.000

403.200

600.000

46.800

150.000

60.000

60.000

30.000

-

Xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

3

160.000

480.000

420.000

161.280

240.000

18.720

60.000

24.000

24.000

12.000

-

Các xã còn lại

15

120.000

1.800.000

1.575.000

604.800

900.000

70.200

225.000

90.000

90.000

45.000

+

Huyện đạt chuẩn NTM

1

150.000

150.000

131.250

50.400

75.000

5.850

18.750

7.500

7.500

3.750

10

Phú Xuyên

25

 

4.685.000

4.099.375

1.574.160

2.342.500

182.715

585.625

234.250

234.250

117.125

-

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

10

200.000

2.000.000

1.750.000

672.000

1.000.000

78.000

250.000

100.000

100.000

50.000

-

Xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

5

160.000

800.000

700.000

268.800

400.000

31.200

100.000

40.000

40.000

20.000

-

Các xã còn lại

15

120.000

1.800.000

1.575.000

604.800

900.000

70.200

225.000

90.000

90.000

45.000

+

Xây dựng huyện NTM nâng cao

1

85.000

85.000

74.375

28.560

42.500

3.315

10.625

4.250

4.250

2.125

11

Phúc Thọ

20

 

3.765.000

3.294375

1.265.040

1.882.500

146.835

470.625

188.250

188.250

94.125

-

đạt chuẩn NTM nâng cao

8

200.000

1.600.000

1.400.000

537.600

800.000

62.400

200.000

80.000

80.000

40.000

-

đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

4

160.000

640.000

560.000

215.040

320.000

24.960

80.000

32.000

32.000

16.000

-

Các xã còn lại

12

120.000

1.440.000

1.260.000

483.840

720.000

56.160

180.000

72.000

72.000

36.000

+

Xây dựng huyện NTM nâng cao

1

85.000

85.000

74.375

28.560

42.500

3.315

10.625

4.250

4.250

2.125

12

Quốc Oai

20

 

3.925.000

3.434.375

1.318.800

1.962.500

153.075

490.625

196.250

196.250

98.125

-

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

8

200.000

1.600.000

1.400.000

537.600

800.000

62.400

200.000

80.000

80.000

40.000

-

đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

5

160.000

800.000

700.000

268.800

400.000

31.200

100.000

40.000

40.000

20.000

-

Các xã còn lại

12

120.000

1.440.000

1.260.000

483.840

720.000

56.160

180.000

72.000

72.000

36.000

+

Xây dựng huyện NTM nâng cao

1

85.000

85.000

74.375

28.560

42.500

3.315

10.625

4.250

4.250

2.125

13

Sóc Sơn

25

 

4.205.000

3.679.375

1.412.880

2.102.500

163.995

525.625

210.250

210.250

105.125

-

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

6

200.000

1.200.000

1.050.000

403.200

600.000

46.800

150.000

60.000

60.000

30.000

-

Xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

4

160.000

640.000

560.000

215.040

320.000

24.960

80.000

32.000

32.000

16.000

-

Các xã còn tại

19

120.000

2.280.000

1.995.000

766.080

1.140.000

88.920

285.000

114.000

114.000

57.000

+

Xây dựng huyện NTM nâng cao

1

85.000

85.000

74.375

28.560

42.500

3.315

10.625

4.250

4.250

2.125

14

Thạch Thất

21

 

4.005.000

3.504.375

1.345.680

2.002.500

156.195

500.625

200.250

200.250

100.125

-

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

10

200.000

1.800.000

1.575.000

604.800

900.000

70.200

225.000

90.000

90.000

45.000

 

Giai đoạn 2016-2020

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giai đoạn 2021-2025

9

200.000

1.800.000

1.575.000

604.800

900.000

70.200

225.000

90.000

90.000

45.000

-

Xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

5

160.000

800.000

700.000

268.800

400.000

31.200

100.000

40.000

40.000

20.000

-

Các xã còn lại

11

120.000

1.320.000

1.155.000

443.520

660.000

51.480

165.000

66.000

66.000

33.000

+

Xây dựng huyện NTM nâng cao

1

85.000

85.000

74.375

28.560

42.500

3.315

10.625

4.250

4.250

2.125

15

Thanh Oai

20

 

3.525.000

3.084.375

1.184.400

1.762.500

137.475

440.625

176.250

176.250

88.125

-

đạt chuẩn NTM nâng cao

10

200.000

1.600.000

1.400.000

537.600

800.000

62.400

200.000

80.000

80.000

40.000

 

Giai đoạn 2016-2020

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giai đoạn 2021-2025

8

200.000

1.600.000

1.400.000

537.600

800.000

62.400

200.000

80.000

80.000

40.000

-

Xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

4

160.000

640.000

560.000

215.040

320.000

24.960

80.000

32.000

32.000

16.000

-

Các xã còn lại

10

120.000

1.200.000

1.050.000

403.200

600.000

46.800

150.000

60.000

60.000

30.000

+

Xây dựng huyện NTM nâng cao

1

85.000

85.000

74.375

28.560

42.500

3.315

10.625

4.250

4.250

2.125

16

Thanh Trì

15

 

4.500.000

3.937.500

1.512.000

2.250.000

175.500

562.500

225.000

225.000

112.500

-

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

10

250.000

2.500.000

2.187.500

840.000

1.250.000

97.500

312.500

125.000

125.000

62.500

-

đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

5

200.000

1.000.000

875.000

336.000

500.000

39.000

125.000

50.000

50.000

25.000

-

Các xã còn lại

5

150.000

750.000

656.250

252.000

375.000

29.250

93.750

37.500

37.500

18.750

+

Huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

1

250.000

250.000

218.750

84.000

125.000

9.750

31.250

12.500

12.500

6.250

17

Thường Tín

28

 

4.205.000

3.679.375

1.412.880

2.102.500

163.995

525.625

210.250

210.250

105.125

-

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

10

200.000

1.000.000

875.000

336.000

500.000

39.000

125.000

50.000

50.000

25.000

 

Giai đoạn 2016-2020

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giai đoạn 2021-2025

5

200.000

1.000.000

875.000

336.000

500.000

39.000

125.000

50.000

50.000

25.000

-

đạt chun NTM kiểu mẫu

6

160.000

960.000

840.000

322.560

480.000

37.440

120.000

48.000

48.000

24.000

-

Các xã còn lại

18

120.000

2.160.000

1.890.000

725.760

1.080.000

84.240

270.000

108.000

108.000

54.000

+

Xây dựng huyện NTM nâng cao

1

85.000

85.000

74.375

28.560

42.500

3.315

10.625

4.250

4.250

2.125

18

ng Hòa

28

 

4.565.000

3.994375

1.533.840

2.282.500

178.035

570.625

228.250

228.250

114.125

-

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

6

200.000

1.200.000

1.050.000

403.200

600.000

46.800

150.000

60.000

60.000

30.000

-

đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

4

160.000

640.000

560.000

215.040

320.000

24.960

80.000

32.000

32.000

16.000

-

Các xã còn lại

22

120.000

2.640.000

2.310.000

887.040

1.320.000

102.960

330.000

132.000

132.000

66.000

+

Xây dựng huyện NTM nâng cao

1

85.000

85.000

74.375

28.560

42.500

3.315

10.625

4.250

4.250

2.125

Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025

 

 

71.830.000

62.850.000

24.130.000

35.913.000

2.807.000

8.980.000

3.590.000

3.590.000

1.800.000

I

Xã nông thôn mới

382

181.518

69.340.000

60.672.500

23.298.240

34.670.000

2.710.260

8.667.500

3.467.000

3.467.000

1.733.500

1

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

156

214.567

27.250.000

23.843.750

9.156.000

13.625.000

1.062.750

3.406.250

1.362.500

1.362.500

681.250

 

Giai đoạn 2016-2020

29

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giai đoạn 2021-2025

127

214.567

27.250.000

23.843.750

9.156.000

13.625.000

1.062.750

3.406,250

1.362.500

1.362.500

681.250

2

Xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

80

174.000

13.920.000

12.180.000

4.677.120

6.960.000

542.880

1.740.000

696.000

696.000

348.000

3

Các xã còn lại

226

124.646

28.170.000

24.648.750

9.465.120

14.085.000

1.098.630

3.521.250

1.408.500

1.408.500

704.250

II

Huyện nông thôn mới

18

138.056

2.485.000

2.174.375

834.960

1.242.500

96.915

310.625

124.250

124.250

62.125

1

Huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

5

250.000

1.250.000

1.093.750

420.000

625.000

48.750

156.250

62.500

62.500

31.250

2

Huyện đạt chuẩn NTM

2

150.000

300.000

262.500

100.800

150.000

11.700

37.500

15.000

15.000

7.500

3

Xây dựng huyện NTM nâng cao

11

85.000

935.000

818.125

314.160

467.500

36.465

116.875

46.750

46.750

23.375

Tỷ trọng so tổng mức đầu tư (%)

100

87,5

33,6

50,0

3,9

12,5

5,0

5,0

2,5

 

BIỂU 5.2. TỔNG HỢP ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 11/10/2021 của UBND Thành phố)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Lĩnh vực

Tổng

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Khái toán kinh phí đầu tư các công trình hạ tầng trên địa bàn các huyện, thị xã

20.850.000

3.753.000

3.961.500

4.170.000

4.378.500

4.587.000

1

Giao thông

10.425.000

1.876.500

1.980.750

2.085.000

2.189.250

2.293.500

2

Thủy lợi - đê điều

3.710.800

667.944

705.052

742.160

779.268

816.376

3

Giáo dục, đào tạo

1.129.000

203.220

214.510

225.800

237.090

248.380

4

Văn hóa

504.000

90.720

95.760

100.800

105.840

110.880

5

Y tế

1.111.000

199.980

211.090

222.200

233.310

244.420

6

Môi trường

2.423.300

436.194

460.427

484.660

508.893

533.126

7

Nông nghiệp

209.000

37.620

39.710

41.800

43.890

45.980

8

Lĩnh vực khác

1.337.900

240.822

254.201

267.580

280.959

294.338

II

Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng nông thôn mới tại các huyện, thị xã

71.830.000

13.290.000

13.690.000

14.280.000

14.950.000

15.620.000

1

Sơn Tây

1.245.000

224.100

236.550

249.000

261.450

273.900

2

Ba Vì

4.470.000

1.162.800

894.000

804.600

804.600

804.000

3

Chương Mỹ

4.965.000

893.700

943.350

993.000

1.042.650

1.092.300

4

Đan Phượng

1.650.000

297.000

313.500

330.000

346.500

363.000

5

Đông Anh

6.100.000

1.098.000

1.159.000

1.220.000

1.281.000

1.342.000

6

Gia Lâm

4.450.000

801.000

845.500

890.000

934.500

979.000

7

Hoài Đức

4.650.000

837.000

883.500

930.000

976.500

1.023.000

8

Mê Linh

3.285.000

591.300

624.150

657.000

689.850

722.700

9

Mỹ Đức

3.630.000

653.400

689.700

726.000

762.300

798.600

10

Phú Xuyên

4.685.000

843.300

890.150

937.000

983.850

1.030.700

11

Phúc Thọ

3.765.000

677.700

715,350

753.000

790.650

828.300

12

Quốc Oai

3.925.000

706.500

745.750

785.000

824.250

863.500

13

Sóc Sơn

4.205.000

756.900

798.950

841.000

883.050

925.100

14

Thạch Thất

4.005.000

720.900

760.950

801.000

841.050

881.100

15

Thanh Oai

3.525.000

634.500

669.750

705.000

740.250

775.500

16

Thanh Trì

4.500.000

810.000

855.000

900.000

945.000

990.000

17

Thường Tín

4.205.000

756.900

798.950

841.000

883.050

925.100

18

Ứng Hòa

4.565.000

821.700

867.350

913.000

958.650

1.004.300

TNG CỘNG: (I+II)

92.680.000

17.043.000

17.651.500

18.450.000

19.328.500

20.207.000

 

BIỂU 5.3. TỔNG HỢP KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 THEO TỪNG TIÊU CHÍ

(Kèm theo Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 11/10/2021 của UBND Thành phố)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Huyện, thị xã

Tổng số

Quy hoạch

Giao thông

Thủy lợi

Cơ sở vật chất trường học

Cơ sở vật chất văn hóa

Trạm Y tế

Chợ

Môi trường

Các tiêu chí khác

1

Sơn Tây

1.245.000

24.023

149.061

123.984

333.481

294.898

64.894

16.917

120.462

117.280

2

Ba Vì

4.470.000

86.252

535.183

445.146

1.197.317

1.058.792

232.991

60.737

432.503

421.079

3

Chương Mỹ

4.965.000

95.803

594.449

494.441

1.329.906

1.176.040

258.792

67.463

480.397

467.708

4

Đan Phượng

1.650.000

31.838

197.551

164.316

441.963

390.829

86.004

22.420

159.649

155.432

5

Đông Anh

6.100.000

117.704

730.340

607.471

1.633.923

1.444.883

317.952

82.885

590.216

574.627

6

Gia Lâm

4.450.000

85.866

532.789

443.155

1.191.960

1.054.054

231.949

60.465

430.568

419.195

7

Hoài Đức

4.650.000

89.725

556.734

463.072

1.245.531

1.101.428

242.374

63.183

449.919

438.035

8

Mê Linh

3.285.000

63.386

393.306

327.138

879.907

778.105

171.225

44.636

317.846

309.451

9

Mỹ Đức

3.630.000

70.043

434.612

361.495

972.318

859.824

189.208

49.323

351.227

341.950

10

Phú Xuyên

4.685.000

90.400

560.925

466.557

1.254.906

1.109.718

244.198

63.658

453.305

441.332

11

Phúc Thọ

3.765.000

72.648

450.775

374.939

1.008.478

891.801

196.244

51.158

364.289

354.667

12

Quốc Oai

3.925.000

75.735

469.932

390.872

1.051.335

929.700

204.584

. 53.332

379.770

369.739

13

Sóc Sơn

4.205.000

81.138

503.455

418.756

1.126.335

996.022

219.179

57.136

406.862

396.116

14

Thạch Thất

4.005.000

77.279

479.510

398.839

1.072.764

948.649

208.754

54.419

387.511

377.275

15

Thanh Oai

3.525.000

68.017

422.040

351.038

944.193

834.953

183.735

47.897

341.068

332.059

16

Thanh Trì

4.500.000

86.830

538.775

448.134

1.205.353

1.065.898

234.555

61.145

435.405

423.905

17

Thường Tín

4.205.000

81.138

503.455

418.756

1.126.335

996.022

219.179

57.136

406.862

396.116

18

Ứng Hòa

4.565.000

88.085

546.557

454.607

1.222.763

1.081.294

237.943

62.028

441.695

430.028

TNG CỘNG

71.830.000

1.386.000

8.599.000

7.153.000

19.239.000

17.013.000

3.745.000

977.000

6.951.000

6.767.000

 

BIỂU 5.4. TỔNG HỢP KINH PHÍ THÀNH PHỐ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 11/10/2021 của UBND Thành phố)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Lĩnh vực

Tổng

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Sơn Tây

418.320

217.500

80.328

60.246

60.246

 

2

Ba Vì

1.501.920

1.162.800

84.780

88.171

81.389

84.780

3

Chương Mỹ

1.668.240

322.900

336.335

336.335

336.335

336.335

4

Đan Phượng

554.400

68.000

121.600

121.600

121.600

121.600

5

Đông Anh

2.049.600

234.500

453.775

453.775

453.775

453.775

6

Gia Lâm

1.495.200

78.000

354.300

354.300

354.300

354.300

7

Hoài Đức

1.562.400

341.000

305.350

305.350

305.350

305.350

8

Mê Linh

1.103.760

144.000

239.940

239.940

239.940

239.940

9

Mỹ Đức

1.219.680

603.550

154.033

154.033

154.033

154.033

10

Phú Xuyên

1.574.160

197.000

344.290

344.290

344.290

344.290

11

Phúc Thọ

1.265.040

192.300

268.185

268.185

268.185

268.185

12

Quốc Oai

1.318.800

306.500

253.075

253.075

253.075

253.075

13

Sóc Sơn

1.412.880

141.000

317.970

317.970

317.970

317.970

14

Thạch Thất

1.345.680

179.000

291.670

291.670

291.670

291.670

15

Thanh Oai

1.184.400

199.000

246.350

246.350

246.350

246.350

16

Thanh Trì

1.512.000

78.000

358.500

358.500

358.500

358.500

17

Thường Tín

1.412.880

127.500

321.345

321.345

321.345

321.345

18

Ứng Hòa

1.533.840

345.200

297.160

297.160

297.160

297.160

TNG CỘNG: (I+II)

24.130.000

4.938.000

4.828.000

4.811.000

4.805.000

4.748.000

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 227/KH-UBND ngày 11/10/2021 thực hiện Chương trình 04-CTr/TU về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025” do thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.072

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.178.16
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!