Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 159/2007/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng lâm sản

Số hiệu: 159/2007/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 30/10/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 159/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2007

NGHỊ ĐỊNH

VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nghị định này không áp dụng đối với gỗ và các lâm sản khác từ nước ngoài nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam (kể cả trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu hợp pháp nhưng có chênh lệch về khối lượng, số lượng khi đo, đếm).

Hành vi nhập khẩu gỗ trái quy định hiện hành của Nhà nước; lợi dụng hồ sơ nhập khẩu để khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép gỗ rừng tự nhiên trong nước phải bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này.

2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài (sau đây còn gọi là người vi phạm) có hành vi vô ý hoặc cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại đến rừng, lâm sản, môi trường rừng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Về một số thuật ngữ được sử dụng trong Nghị định

1. Lâm sản là sản phẩm khai thác từ thực vật rừng, động vật rừng, sinh vật rừng và các bộ phận của chúng.

Gỗ nêu tại Nghị định này bao gồm gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp.

2. Thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IIA; động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB, IIB là những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ.

3. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bao gồm:

a) Tang vật là lâm sản bị người vi phạm xâm hại.

b) Phương tiện là loại đồ vật, công cụ, phương tiện vận chuyển được người vi phạm sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép có thể là: các loại xe cơ giới đường bộ, xe mô tô, xe đạp, xe thô sơ và xe súc vật kéo; tàu thuỷ, ca-nô, bè mảng, thuyền, các phương tiện khác tham gia giao thông đường thuỷ.

4. Phương tiện bị người vi phạm hành chính chiếm đoạt trái phép là trường hợp phương tiện của chủ sở hữu hợp pháp bị người vi phạm lấy cắp, cướp, cưỡng đoạt, lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để công khai chiếm đoạt (công nhiên chiếm đoạt) hoặc các hành vi trái pháp luật khác tước đoạt quyền chiếm hữu, quản lý, sử dụng của chủ sở hữu hợp pháp phương tiện đó.

5. Tang vật, phương tiện được coi là bị người vi phạm sử dụng trái phép thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chủ sở hữu hợp pháp của phương tiện cho cá nhân, tổ chức khác thuê, mượn hoặc thuê người khác điều khiển phương tiện đó để sử dụng vào mục đích chính đáng, nhưng người được thuê, được mượn phương tiện hoặc người được thuê điều khiển phương tiện đó đã tự ý sử dụng vào việc vận chuyển lâm sản trái phép.

b) Chủ sở hữu hợp pháp đối với phương tiện của mình hoặc cá nhân, tổ chức đang quản lý hợp pháp đối với phương tiện thuê của cá nhân, tổ chức khác giao cho người lao động của mình để quản lý, điều khiển, sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hợp pháp nhưng người lao động đã tự ý sử dụng các phương tiện đó vào việc vận chuyển lâm sản trái phép.

6. Vi phạm có tổ chức là trường hợp có hai người trở lên cấu kết chặt chẽ với nhau, cố ý cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

7. Vi phạm nhiều lần là trường hợp người vi phạm hành chính trước đó có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt, tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

8. Tái phạm là trường hợp người vi phạm hành chính trước đó đã bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

9. Trong Nghị định này, mức tiền phạt 30.000.000 đồng là mức tiền phạt vi phạm hành chính cao nhất đối với một hành vi trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, theo quy định của Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính). Trường hợp Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi hoặc Nhà nước ban hành quy định mới về quy định này thì mức tiền phạt hành chính cao nhất đương nhiên áp dụng theo quy định hiện hành.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt

1. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản phải được phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật; người vi phạm hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật.

Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.

2. Trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét nhân thân người vi phạm và căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ theo quy định tại Điều 8, 9 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính để quyết định hình thức, mức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.

3. Người vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì mức phạt tiền là mức trung bình của khung tiền phạt quy định áp dụng đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm nhưng không thấp hơn mức thấp nhất của khung phạt tiền quy định áp dụng đối với hành vi đó; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể cao hơn nhưng không vượt quá mức cao nhất của khung phạt tiền quy định áp dụng đối với hành vi đó.

4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

5. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm sau đó tổng hợp thành mức phạt chung.

6. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm đó. Nghiêm cấm việc chia nhỏ mức thiệt hại chung cho từng người vi phạm để xử phạt.

Nhiều thành viên trong một hộ gia đình thực hiện vi phạm hành chính thì không bị coi là vi phạm có tổ chức. Việc xử phạt được áp dụng như một người vi phạm.

7. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị xử phạt cảnh cáo về các hành vi do cố ý; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra. Khi phạt tiền đối với họ thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.

8. Những hành vi vi phạm sau đây không xử phạt vi phạm hành chính mà chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự:

a) Tang vật là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (trừ hành vi nuôi động vật rừng nhóm IB quy định tại khoản 4 Điều 20 của Nghị định này).

b) Hậu quả hành vi vi phạm vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; 12; 18; 19 của Nghị định này.

c) Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22 của Nghị định này.

d) Người vi phạm xâm hại nhiều loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất hoặc khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép từ hai loại gỗ trở lên, tuy diện tích của từng loại rừng, khối lượng từng loại gỗ chưa vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính nhưng tổng hợp mức tiền phạt vượt quá 30.000.000 đồng.

đ) Tái phạm các hành vi quy định tại Điều 175, Điều 189 Bộ Luật hình sự năm 1999.

9. Các hành vi vi phạm hành chính tuy gây thiệt hại vượt quá mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nhưng Bộ luật hình sự không quy định là tội phạm thì xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất của lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

10. Tang vật vi phạm hành chính là thực vật rừng, động vật rừng thuộc Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhưng không quy định trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, xử lý như sau:

a) Tang vật là các loài trong Phụ lục I, xử lý như hành vi vi phạm đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB.

b) Tang vật là các loài trong Phụ lục II, xử lý như hành vi vi phạm đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB quy định tại Nghị định này.

11. Trường hợp người vi phạm đã bị khởi tố hình sự, nhưng sau đó đình chỉ hoạt động tố tụng, chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm đó.

Người vi phạm đã bị khởi tố hình sự mà tang vật vụ án là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IA, IB nhưng sau đó đình chỉ hoạt động tố tụng, chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng quy định tương ứng như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB để xử lý.

Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là một năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì không xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm nhưng áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả quy định tại Điều 6 Nghị định này.

Đối với hành vi cất giữ lâm sản trái phép thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tính từ thời điểm hành vi đó bị phát hiện.

2. Người vi phạm đã bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ hoạt động tố tụng chuyển hồ sơ để xử phạt vi phạm hành chính, thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ vụ án hình sự và hồ sơ vụ vi phạm.

Điều 5. Các hình thức xử phạt

1. Người vi phạm hành chính phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính: cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định tại Chương II của Nghị định này.

2. Tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính.

3. Người nước ngoài vi phạm còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.

Điều 6. Các biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Điều 5 Nghị định này, người vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

1. Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính.

2. Buộc tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép; buộc khắc phục hoặc thanh toán chi phí khắc phục hậu quả trên diện tích bị đào, bới do vi phạm hành chính gây ra.

3. Buộc thanh toán chi phí chữa cháy rừng; buộc khắc phục hoặc thanh toán chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường.

4. Buộc thanh toán chi phí cứu hộ hoặc tiêu huỷ động vật hoang dã bị thương hoặc bị chết, chi phí thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.

5. Buộc đưa hành khách đến bến hoặc thanh toán chi phí đưa hành khách đến bến trong trường hợp sử dụng xe chở khách để vận chuyển trái phép lâm sản.

Điều 7. Xác định thiệt hại về rừng, lâm sản

1. Đơn vị tính để xác định thiệt hại

a) Diện tích rừng tính bằng mét vuông (m2).

b) Khối lượng gỗ tính bằng mét khối (m3) quy ra gỗ tròn. Quy đổi từ các loại gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp ra gỗ tròn bằng cách nhân với hệ số 1,6.

c) Đối với gốc, rễ và gỗ có hình thù phức tạp (trừ phế liệu sau chế biến) thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không đo được kích thước để tính khối lượng bằng mét khối thì xác định bằng cân trọng lượng, cứ 1.000 kg quy đổi tương đương bằng 1 m3 gỗ tròn; nếu không thuộc loài loài nguy cấp, quý, hiếm thì xác định khối lượng bằng đơn vị ste như đối với củi.

d) Khối lượng củi các loại tính bằng ste.

đ) Các loại lâm sản khác tính giá trị bằng tiền Việt Nam, đơn vị tính là đồng.

2. Cách xác định thiệt hại

a) Xác định diện tích rừng bị thiệt hại tại thực địa.

b) Xác định khối lượng gỗ, củi thiệt hại thực tế theo quy định hiện hành.

c) Giá trị lâm sản bị thiệt hại, giá trị phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính được xác định theo giá thị trường cùng thời điểm tại nơi hành vi vi phạm xảy ra.

Chương 2:

HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

Điều 8. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng

Người có hành vi vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đưa súc vật kéo, mang dụng cụ thủ công vào rừng để săn bắt chim thú hoặc để khai thác lâm sản trái phép.

b) Nuôi, trồng, thả trái phép vào vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa.

c) Mang vào rừng chất dễ cháy, nổ; đốt lửa trong rừng đã có quy định cấm, hút thuốc lá, ném, xả tàn lửa vào rừng.

2. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tổ chức đưa người vào nghiên cứu khoa học trái phép ở rừng đặc dụng; thu thập mẫu vật trái phép trong rừng.

b) Đưa trái phép vào rừng các phương tiện, dụng cụ cơ giới để khai thác, chế biến lâm sản.

c) Quảng cáo kinh doanh trái phép các loại thực vật rừng, động vật rừng từ tự nhiên hay bộ phận của chúng.

3. Người vi phạm quy định tại Điều này mà gây thiệt hại đến rừng hoặc lâm sản thì bị xử phạt theo Điều 18 hoặc Điều 19 Nghị định này.

Điều 9. Vi phạm quy định về thiết kế khai thác gỗ

Người vi phạm các quy định về thiết kế khai thác gỗ bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người vi phạm một trong các trường hợp sau đây:

a) Tổng khối lượng gỗ khai thác thực tế từ những cây thiết kế và bài chặt trong một lô rừng lớn hơn từ trên 15% đến 20% so với khối lượng trong hồ sơ thiết kế khai thác.

b) Đóng búa bài cây không đúng đối tượng, phạm vi quy định trong thiết kế khai thác.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người có hành vi vi phạm sau đây:

a) Thiết kế tại thực địa không đúng vị trí đã xác định trên bản đồ hoặc sai diện tích lô khai thác trên 15%.

b) Tổng khối lượng gỗ khai thác thực tế từ những cây thiết kế và bài chặt từ trên 20% so với khối lượng trong hồ sơ thiết kế khai thác trong một lô rừng.

Điều 10. Vi phạm các quy định khai thác gỗ

Là hành vi khai thác gỗ không thực hiện đúng trình tự, thủ tục và các yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế.

Người vi phạm các quy định khai thác gỗ bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không làm thủ tục giao, nhận hồ sơ, hiện trường khai thác theo quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Không phát luỗng dây leo trước khi khai thác; không vệ sinh rừng sau khi khai thác; không sửa gốc chặt những cây có khả năng tái sinh chồi, gốc để cao quá mức quy định ở rừng tự nhiên theo phương thức khai thác chọn.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người có một trong các hành vi sau đây:

a) Không chặt hết những cây cong queo, sâu bệnh đã có dấu bài chặt.

b) Mở đường vận xuất, làm bãi tập trung gỗ sai vị trí so với thiết kế. Nếu gây thiệt hại đến rừng hoặc lâm sản thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.

3. Người khai thác gỗ không đúng lô thiết kế hoặc chặt cây không có dấu bài chặt thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này.

Điều 11. Vi phạm quy định về phá rừng để làm nương rẫy

Người có hành vi phá rừng trái phép để làm nương rẫy bị xử phạt như sau:

1. Đối với rừng sản xuất:

a) Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 2.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 7.000 m2.

b) Phạt tiền từ 1.500 đồng/m2 đến 2.500 đồng/m2 nếu gây thiệt hại từ trên 7.000 m2 đến 15.000 m2.

2. Đối với rừng phòng hộ:

a) Phạt tiền từ 1.400 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 5.000 m2.

b) Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 4.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại từ trên 5.000 m2 đến 10.000 m2.

3. Đối với rừng đặc dụng:

a) Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 4.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 3.500 m2.

b) Phạt tiền từ 3.000 đồng/m2 đến 5.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại từ trên 3.500 m2 đến 7.500 m2.

4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính quy định tại Điều này.

5. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng.

Điều 12. Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng

Người có hành vi vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi có một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Đốt lửa, sử dụng lửa không đúng quy định của nhà nước trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng, phân khu phòng hộ rất xung yếu.

b) Đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nỏ vào mùa hanh khô.

c) Đốt lửa, sử dụng lửa gần kho, bãi gỗ khi có cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến cấp V.

d) Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, hạ cây rừng và đốt để lấy than ở trong rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh.

đ) Đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái phép ở trong rừng, ven rừng.

e) Không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng.

g) Các hành vi khác trực tiếp gây ra nguy cơ cháy rừng.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ rừng có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Ở những khu rừng tập trung mà chủ rừng không có phương án phòng cháy, chữa cháy và công trình phòng cháy, chữa cháy rừng.

b) Tháo nước dự trữ phòng cháy trong mùa khô hanh.

c) Trong mùa khô hanh không tổ chức tuần tra, canh gác rừng để ngăn chặn cháy rừng tự nhiên do mình quản lý.

3. Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 4.000 đồng/m2 nếu gây cháy rừng sản xuất là rừng tự nhiên đến 10.000m2.

4. Phạt tiền từ 3.000 đồng/m2 đến 5.000 đồng/m2 nếu gây cháy rừng phòng hộ đến 7.500 m2.

5. Phạt tiền từ 5.000 đồng/m2 đến 7.000 đồng/m2 nếu gây cháy rừng đặc dụng đến 5.000m2.

6. Đối với rừng trồng

a) Rừng trồng là rừng sản xuất:

- Phạt tiền từ 500 đồng/m2 đến 1.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 40.000 m2 đối với cây trồng đến 3 năm tuổi;

- Phạt tiền từ 800 đồng/m2 đến 1.200 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 30.000 m2 đối với rừng trồng từ trên 3 năm tuổi đến 7 năm tuổi;

- Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 2.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 20.000 m2 đối với rừng trồng trên 7 năm tuổi.

b) Rừng trồng là rừng phòng hộ:

- Phạt tiền từ 800 đồng/m2 đến 1.200 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 30.000 m2 đối với cây trồng đến 3 năm tuổi;

- Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 2.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 20.000 m2 đối với rừng trồng từ trên 3 năm tuổi đến 7 năm tuổi;

- Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 4.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 10.000 m2 đối với rừng trồng trên 7 năm tuổi.

c) Rừng trồng trong rừng đặc dụng:

- Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 2.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 20.000 m2 đối với cây trồng đến 3 năm tuổi;

- Phạt tiền từ 1.600 đồng/m2 đến 3.400 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 12.000m2 đối với rừng trồng từ trên 3 năm tuổi đến 7 năm tuổi;

- Phạt tiền từ 5.000 đồng/m2 đến 7.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 5.000 m2 đối với rừng trồng trên 7 năm tuổi.

7. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn bị buộc áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng.

b) Buộc thanh toán chi phí chữa cháy rừng.

Điều 13. Chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm

Người thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi sau:

a) Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng.

b) Chăn thả gia súc trong rừng trồng dặm cây con, rừng trồng mới dưới ba năm, rừng khoanh nuôi tái sinh đã có quy định cấm chăn thả gia súc (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này).

2. Phạt tiền từ 4.000 đồng/cây đến 6.000 đồng/cây nếu gia súc đã gây thiệt hại trên 25 cây trồng dặm, cây trồng mới dưới 3 năm và tối đa không quá 30.000.000 đồng.

3. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn có thể bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí để trồng lại rừng.

Điều 14. Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 500.000 đồng đối với chủ rừng không thực hiện một trong các biện pháp phòng trừ sinh vật hại rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ thực vật.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hại rừng không được phép sử dụng tại Việt Nam hoặc không chấp hành các quy định về kiểm dịch.

3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ rừng không báo cáo kịp thời cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật để được hướng dẫn, hỗ trợ, xử lý sâu, bệnh vì vậy mà phát dịch với diện tích từ 3 ha rừng trở lên.

4. Tịch thu thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trái phép.

5. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn bị buộc khắc phục hậu quả hoặc chịu chi phí khắc phục hậu quả do sâu, bệnh gây ra.

Điều 15. Lấn, chiếm rừng trái phép

Lấn, chiếm rừng trái phép là hành vi dịch chuyển ranh giới chiếm giữ trái pháp luật diện tích rừng của cá nhân, tổ chức khác.

Người có hành vi lấn, chiếm rừng trái phép bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.200 đồng/m2 đến 1.800 đồng/m2 khi lấn, chiếm trái phép đến 5.000 m2 rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu hoặc đến 7.500 m2 rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 4.000 đồng/m2 khi lấn, chiếm trái phép trên 5.000 m2 rừng phòng hộ rất xung yếu, rừng đặc dụng hoặc trên 7.500 m2 rừng sản xuất.

3. Người vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, ngoài việc bị phạt tiền còn bị thu hồi diện tích rừng bị lấn, chiếm trái phép.

Trường hợp lấn, chiếm rừng và phá rừng trái phép thì xử phạt theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này; lấn chiếm rừng và khai thác rừng trái phép thì xử phạt theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này.

4. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn bị buộc tháo dỡ hoặc thanh toán chi phí tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trên diện tích rừng lấn, chiếm trái phép.

Điều 16. Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng

Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng là hành vi gây thiệt các công trình phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng (như: nhà trạm, chòi canh lửa rừng, biển báo, bảng quy ước tuyên truyền bảo vệ rừng; bể, hồ chứa nước chữa cháy rừng; các loại phương tiện, công cụ sử dụng trong việc bảo vệ và phát triển rừng) làm thay đổi hiện trạng hoặc hư hỏng các công trình đó.

Người có hành vi phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các hành vi: viết, vẽ lên biển báo, bảng quy ước tuyên truyền bảo vệ rừng; xoá các thông tin, hình ảnh trên các biển báo, bảng quy ước tuyên truyền bảo vệ rừng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi: xả nước dự trữ chữa cháy rừng, tháo biển báo về bảo vệ rừng.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi có các hành vi: đào phá đường giao thông trong rừng, cản trở hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, truy quét lâm tặc, phá đường ranh cản lửa.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 khi có hành vi: đập phá bảng quy ước tuyên truyền bảo vệ rừng, phá chòi canh, nhà làm việc, tài sản, phương tiện khác dùng trong việc tuần tra bảo vệ rừng.

5. Người vi phạm còn bị buộc bồi thường chi phí khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

Trường hợp vi phạm gây hậu quả đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển hồ sơ đến cơ quan Điều tra để xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự.

Điều 17. Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp

Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp là hành vi sử dụng cảnh quan, môi trường rừng, các dịch vụ lâm nghiệp để sản xuất, làm dịch vụ, kinh doanh, lập nghĩa địa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc thực hiện không đúng quy định trong giấy phép.

Người có hành vi khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng người có hành vi kinh doanh trái phép.

2. Phạt tiền trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng người có hành vi lập các điểm tham quan phong cảnh trái phép.

3. Phạt tiền trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng người có hành vi xây dựng cơ sở sản xuất, chăn nuôi thuỷ sản, gia súc, gia cầm trái phép.

4. Người vi phạm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc chịu chi phí khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

Điều 18. Phá rừng trái phép

Phá rừng trái phép là hành vi chặt phá cây rừng (không thuộc quy định tại Điều 11 của Nghị định này), cố ý đốt phá cây rừng (không thuộc quy định tại Điều 12 của Nghị định này), đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước thuỷ triều, xả chất độc và các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép.

Người có hành vi phá rừng trái phép bị xử phạt như sau:

1. Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên:

a) Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 2.500 m2.

b) Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 4.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại từ trên 2.500 m2 đến 5.000 m2 .

c) Phạt tiền từ 3.000 đồng/m2 đến 4.500 đồng/m2 nếu gây thiệt hại từ trên 5.000 m2 đến 8.000 m2.

2. Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên:

a) Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 4.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 2.000 m2.

b) Phạt tiền từ 3.000 đồng/m2 đến 5.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại từ trên 2.000m2 đến 4.000m2.

c) Phạt tiền từ 4.000 đồng/m2 đến 6.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại từ trên 4.000 m2 đến 6.000 m2.

3. Đối với rừng đặc dụng là rừng tự nhiên; rừng ngập mặn; rừng giống, rừng nghiên cứu thực nghiệm:

a) Phạt tiền từ 3.000 đồng/m2 đến 5.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 1.500 m2.

b) Phạt tiền từ 4.000 đồng/m2 đến 6.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại từ trên 1.500 m2 đến 2.500 m2.

c) Phạt tiền từ 5.000 đồng/m2 đến 10.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại từ trên 2.500 m2 đến 4.000 m2.

4. Đối với rừng trồng

a) Rừng sản xuất là rừng trồng

- Phạt tiền từ 500 đồng/m2 đến 1.100 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 37.500 m2 đối với cây trồng đến 3 năm tuổi;

- Phạt tiền từ 900 đồng/m2 đến 1.500 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 25.000 m2 đối với rừng trồng từ trên 3 năm tuổi đến 7 năm tuổi;

- Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 2.200 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 18.750 m2 đối với rừng trồng trên 7 năm tuổi.

b) Rừng phòng hộ là rừng trồng

- Phạt tiền từ 900 đồng/m2 đến 1.500 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 25.000 m2 đối với cây trồng đến 3 năm tuổi;

- Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 2.200 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 18.750m2 đối với rừng trồng từ trên 3 năm tuổi đến 7 năm tuổi;

- Phạt tiền từ 3.000 đồng/m2 đến 4.500 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 8.000 m2 đối với rừng trồng trên 7 năm tuổi.

c) Rừng trồng là rừng đặc dụng

- Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 2.200 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 18.750 m2 đối với cây trồng đến 3 năm tuổi;

- Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 4.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 10.000m2 đối với rừng trồng từ trên 3 năm tuổi đến 7 năm tuổi;

- Phạt tiền từ 5.000 đồng/m2 đến 10.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 4.000 m2 đối với rừng trồng trên 7 năm tuổi.

5. Người có các hành vi dọn hiện trường, chuẩn bị đất, canh tác, sản xuất trên diện tích rừng vừa chặt phá trái phép, bị phạt đến 5.000.000 đồng; nếu là người làm thuê bị phạt đến 2.000.000 đồng; người có hành vi lấy lâm sản trên hiện trường rừng bị phá, bị xử phạt theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

6. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn bị tịch thu lâm sản, buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng.

7. Chủ rừng được Nhà nước giao rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, nếu thiếu trách nhiệm để rừng bị phá cũng bị xử phạt theo quy định tại Điều này.

Điều 19. Khai thác rừng trái phép

Khai thác rừng trái phép là hành vi của cá nhân, tổ chức lấy lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu việc khai thác theo quy định của pháp luật là phải cấp phép) hoặc được phép nhưng đã thực hiện không đúng quy định cho phép.

Người có hành vi khai thác rừng trái phép bị xử phạt như sau:

1. Khai thác rừng sản xuất trái phép

a) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ nhóm IV đến nhóm VIII:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng/m3 đến 700.000đồng/m3 nếu khai thác trái phép đến 6m3;

- Phạt tiền từ 700.000 đồng/m3 đến 1.000.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép từ trên 6m3 đến 15 m3;

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép từ trên 15m3 đến 20 m3.

b) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ nhóm I đến nhóm III:

- Phạt tiền từ 700.000 đồng/m3 đến 1.000.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép đến 4 m3;

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép từ trên 4 m3 đến 10 m3;

- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng/m3 đến 2.500.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép từ trên 10 m3 đến 15 m3.

c) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:

- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép đến 3m3;

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng/m3 đến 2.500.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép từ trên 3m3 đến 6m3;

- Phạt tiền từ 2.500.000 đồng/m3 đến 3.500.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép từ trên 6m3 đến 10m3.

d) Đối với củi:

- Phạt tiền từ 100.000 đồng/ste đến 200.000 đồng/ste nếu khai thác đến 20ste;

- Phạt tiền từ 200.000 đồng/ste đến 500.000 đồng/ste nếu khai thác từ trên 20 đến 30ste;

- Phạt tiền từ 500.000 đồng/ste đến 700.000 đồng/ste nếu khai thác từ trên 30 đến 50ste.

đ) Đối với thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ, củi:

- Phạt tiền từ 0,8 lần đến 1,2 lần giá trị lâm sản bị khai thác trái phép, nếu gây thiệt hại lâm sản không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đến 30.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 1,2 lần đến 1,8 lần giá trị lâm sản bị khai thác trái phép, nếu gây thiệt hại lâm sản thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị đến 20.000.000 đồng.

2. Khai thác rừng phòng hộ trái phép

a) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ nhóm IV đến nhóm VIII:

- Phạt tiền từ 700.000 đồng/m3 đến 1.000.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép đến 5 m3;

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép từ trên 5 m3 đến 10 m3;

- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng/m3 đến 2.500.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép từ trên 10m3 đến 15m3.

b) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ nhóm I đến nhóm III:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép đến 3 m3;

- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép từ trên 3 m3 đến 7 m3;

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng/m3 đến 4.000.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép từ trên 7 m3 đến 10 m3.

c) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng/m3 đến 3.000.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép đến 2 m3;

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng/m3 đến 3.500.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép từ trên 2 m3 đến 4 m3;

- Phạt tiền từ 3.500.000 đồng/m3 đến 4.500.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép từ trên 4m3 đến 7,5m3.

d) Đối với củi:

- Phạt tiền từ 200.000 đồng/ste đến 300.000 đồng/ste nếu khai thác đến 15ste;

- Phạt tiền từ 300.000 đồng/ste đến 500.000 đồng/ste nếu khai thác từ trên 15 ste đến 25ste;

- Phạt tiền từ 500.000 đồng/ste đến 1.000.000 đồng/ste nếu khai thác từ trên 25 ste đến 40ste.

đ) Đối với thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ, củi:

- Phạt tiền từ 1 lần đến 1,4 lần giá trị lâm sản bị khai thác trái phép, nếu gây thiệt hại lâm sản không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đến 25.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 1,5 lần đến 2,5 lần giá trị lâm sản bị khai thác trái phép, nếu gây thiệt hại lâm sản thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị đến 15.000.000 đồng.

3. Khai thác rừng đặc dụng trái phép

a) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ nhóm IV đến nhóm VIII:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép đến 3 m3;

- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép từ trên 3 m3 đến 7 m3;

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng/m3 đến 4.000.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép từ trên 7 m3 đến 10 m3.

b) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ nhóm I đến nhóm III:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng/m3 đến 3.000.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép đến 2 m3;

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng/m3 đến 3.500.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép từ trên 2m3 đến 4 m3;

- Phạt tiền từ 3.500.000 đồng/m3 đến 4.500.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép từ trên 4 m3 đến 7,5m3 .

c) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng/m3 đến 4.000.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép đến 1,5 m3;

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng/m3 đến 5.000.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 3 m3;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng/m3 đến 7.000.000 đồng/m3 nếu khai thác trái phép từ trên 3 m3 đến 5 m3.

d) Đối với củi:

- Phạt tiền từ 300.000 đồng/ste đến 400.000 đồng/ste khi khai thác đến 10ste;

- Phạt tiền từ 400.000 đồng/ste đến 800.000 đồng/ste khi khai thác từ trên 10 đến 20ste;

- Phạt tiền từ 800.000 đồng/ste đến 1.200.000 đồng/ste nếu khai thác từ trên 20 đến 30 ste.

đ) Đối với thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ, củi:

- Phạt tiền từ 1,2 lần đến 1,8 lần giá trị lâm sản bị khai thác trái phép, nếu gây thiệt hại lâm sản không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đến 20.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 2 lần đến 4 lần giá trị lâm sản bị khai thác trái phép, nếu gây thiệt hại lâm sản thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị đến 10.000.000 đồng.

4. Trường hợp khai thác trái phép rừng cây còn non không tính được khối lượng, thì đo diện tích bị chặt phá để xử phạt theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này; nếu khai thác phân tán không tính được diện tích thì xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định này.

5. Trường hợp khai thác trái phép cây trồng phân tán hoặc cây trồng tập trung không đủ tiêu chuẩn nghiệm thu gỗ thì xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 1 của Điều này.

6. Trường hợp khai thác trái phép gỗ còn lại rải rác trên nương rẫy, khai thác tận thu trái phép gỗ trên đất nông nghiệp, tận thu trái phép gỗ nằm thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 của Điều này.

7. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính.

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác.

8. Người vi phạm các quy định tại Điều này còn bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đã bị khai thác.

9. Chủ rừng được Nhà nước giao rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, nếu thiếu trách nhiệm để rừng bị khai thác trái phép cũng bị xử phạt theo quy định tại Điều này.

Điều 20. Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng

Là hành vi săn, bắn, bẫy, bắt; nuôi; giết mổ động vật rừng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy phép.

Người có hành vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Săn bắt động vật rừng trong mùa sinh sản.

b) Sử dụng phương pháp, công cụ săn bắt bị cấm.

c) Săn bắt động vật rừng ở những nơi có quy định cấm săn bắt.

2. Đối với động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm:

a) Phạt tiền từ 1 lần đến 1,5 lần giá trị tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận của chúng có giá trị đến 2.000.000 đồng.

b) Phạt tiền từ 1,6 lần đến 2 lần giá trị tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

c) Phạt tiền từ 2,1 lần đến 2,5 lần giá trị tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ trên 5.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa không quá 30.000.000 đồng.

3. Đối với động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB:

a) Phạt tiền từ 1,6 lần đến 2 lần giá trị tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận của chúng có giá trị đến 1.000.000 đồng.

b) Phạt tiền từ 2,1 lần đến 2,5 lần giá trị tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

c) Phạt tiền từ 2,6 lần đến 3 lần giá trị tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ trên 2.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa không quá 30.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị động vật nuôi đối với người có hành vi nuôi trái phép động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB; mức phạt tối đa không quá 30.000.000 đồng.

5. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này ngoài việc bị phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính còn có thể bị tước Giấy phép sử dụng súng săn; tước Giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi sinh sản động vật rừng trong thời hạn 1 năm; tước Giấy phép hành nghề kinh doanh nhà hàng, khách sạn, cửa hàng mỹ nghệ, cửa hàng lưu niệm trong thời hạn 2 năm.

6. Người vi phạm quy định tại Điều này còn bị buộc thanh toán chi phí khắc phục tình trạng ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 21. Vận chuyển lâm sản trái phép

Là hành vi của người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện, chủ lâm sản sử dụng các loại phương tiện, sức người vào việc vận chuyển lâm sản không có giấy tờ hợp pháp hoặc có giấy tờ hợp pháp nhưng giữa giấy tờ và lâm sản không phù hợp với nhau.

Người có hành vi vận chuyển lâm sản trái phép bị xử phạt như sau:

1. Đối với người điều khiển phương tiện

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người trực tiếp vận chuyển lâm sản trái phép (không sử dụng phương tiện), hoặc sử dụng phương tiện vận chuyển thô sơ, xe đạp, súc vật kéo vào việc vận chuyển lâm sản trái phép.

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với người điều khiển các loại phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy, xe lôi vận chuyển lâm sản trái phép.

c) Người điều khiển phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép không thuộc quy định tại điểm a, b khoản 1 điều này thì xử phạt như sau:

- Đối với động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm:

+ Phạt tiền từ 0,5 lần đến 0,7 lần giá trị tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận của chúng có giá trị đến 2.000.000 đồng.

+ Phạt tiền từ 0,8 lần đến 1 lần giá trị tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

+ Phạt tiền từ 1 lần đến 1,2 lần giá trị tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ trên 5.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa không quá 30.000.000 đồng.

- Đối với động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB:

+ Phạt tiền từ 0,8 lần đến 1 lần giá trị tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận của chúng có giá trị đến 1.000.000 đồng.

+ Phạt tiền từ 1 lần đến 1,2 lần giá trị tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

+ Phạt tiền từ 1,3 lần đến 1,5 lần giá trị tang vật là động vật rừng hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ trên 2.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa không quá 30.000.000 đồng.

- Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ nhóm IV đến nhóm VIII:

+ Phạt tiền 250.000 đồng/m3 đến 350.000đồng/m3 nếu vi phạm đến 6m3.

+ Phạt tiền 350.000 đồng/m3 đến 550.000 đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 6 m3 đến 15 m3.

+ Phạt tiền 500.000 đồng/m3 đến 1.000.000 đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 15 m3; mức phạt tiền tối đa không quá 30.000.000 đồng.

- Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ nhóm I đến nhóm III:

+ Phạt tiền 300.000 đồng/m3 đến 500.000 đồng/m3 khi vi phạm đến 4 m3.

+ Phạt tiền 500.000 đồng/m3 đến 700.000đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 4 m3 đến 10 m3.

+ Phạt tiền 700.000 đồng/m3 đến 1.300.000 đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 10 m3; mức phạt tiền tối đa không quá 30.000.000 đồng.

- Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:

+ Phạt tiền 700.000 đồng/m3 đến 1.000.000đồng/m3 nếu vi phạm đến 3 m3.

+ Phạt tiền 1.000.000 đồng/m3 đến 1.400.000đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 3 m3 đến 6 m3.

+ Phạt tiền 1.200.000 đồng/m3 đến 1.800.000 đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 6 m3; mức phạt tiền tối đa không quá 30.000.000 đồng.

- Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA xử phạt từ 1 lần đến 2 lần giá trị tang vật; mức phạt tiền tối đa không quá 30.000.000 đồng.

d) Người điều khiển phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép đồng thời là chủ lâm sản hoặc không có cơ sở để xác định lâm sản vận chuyển trái phép là của người khác thì bị xử phạt theo quy định tại điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản này và còn bị xử phạt theo quy định tại khoản 3 của Điều này.

2. Đối với chủ phương tiện

Chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này (trừ trường hợp phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép).

3. Đối với chủ lâm sản:

a) Chủ lâm sản vận chuyển lâm sản không có giấy tờ chứng minh lâm sản hợp pháp thì bị xử phạt như sau:

- Đối với động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này;

- Đối với động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định này;

- Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ nhóm IV đến nhóm VIII xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này;

- Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ nhóm I đến nhóm III xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này;

- Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định này;

- Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA xử phạt từ 1,5 lần đến 2,5 lần giá trị tang vật; mức phạt tiền tối đa không quá 30.000.000 đồng.

b) Trường hợp vận chuyển gỗ có giấy tờ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ vận chuyển vượt quá sai số cho phép thì xử phạt phần vượt quá sai số cho phép theo quy định tại khoản 1 Điều này.

c) Chủ lâm sản vận chuyển lâm sản có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước về trình tự, thủ tục quản lý thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.

4. Người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ CITES, Giấy phép vận chuyển đặc biệt; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời hạn 6 tháng.

b) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a, b khoản 3 Điều này.

c) Tịch thu phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép (trừ trường hợp phương tiện đó bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép) thuộc một trong các trường hợp sau:

- Vi phạm có tổ chức;

- Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

- Người vi phạm chống người thi hành công vụ;

- Sử dụng xe hai ngăn, hai đáy, hai mui, xe không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, đeo biển số giả hoặc cải hoán xe con để vận chuyển trái phép lâm sản.

- Hậu quả của hành vi vi phạm tính bằng khối lượng hoặc giá trị lâm sản tính bằng tiền như sau:

+ Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IV đến nhóm VIII từ 1,5m3 trở lên; nhóm I đến nhóm III từ 1m3 trở lên;

+ Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,5m3 trở lên; nhóm IA (trường hợp đã khởi tố chuyển lại hồ sơ để xử phạt hành chính) từ 0,3m3 trở lên;

+ Thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ) thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ 15.000.000 đồng trở lên; nhóm IA có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên;

+ Đối với động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên; loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ 1.500.000 đồng trở lên; loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc bộ phận của chúng (trường hợp đã khởi tố chuyển lại hồ sơ để xử phạt hành chính) có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên.

5. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc thanh toán chi phí cứu hộ hoặc tiêu huỷ đối với động vật hoang dã bị thương hoặc bị chết, chi phí thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.

b) Buộc đưa hành khách đến bến hoặc thanh toán chi phí đưa hành khách đến bến nếu sử dụng xe đang chở khách để vận chuyển lâm sản trái phép.

Điều 22. Mua, bán, cất giấu, chế biến, kinh doanh lâm sản trái phép

Hành vi mua, bán, cất giấu, chế biến, kinh doanh lâm sản trái phép là việc tiến hành các hành vi này mà không có giấy tờ hợp pháp hoặc có giấy tờ hợp pháp nhưng không đúng với nội dung giấy tờ đó hoặc không có giấy phép trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép.

Người có hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái phép bị xử phạt như sau:

1. Đối với hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ nhóm IV đến nhóm VIII:

a) Phạt tiền 500.000 đồng/m3 đến 700.000 đồng/m3 nếu vi phạm đến 6m3.

b) Phạt tiền 700.000 đồng/m3 đến 1.000.000 đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 6 m3 đến 15m3.

c) Phạt tiền 1.000.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 15 m3 đến 20 m3.

2. Đối với hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ nhóm I đến nhóm III:

a) Phạt tiền 700.000 đồng/m3 đến 1.000.000 đồng/m3 khi vi phạm đến 4 m3.

b) Phạt tiền 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 4 m3 đến 10 m3.

c) Phạt tiền 1.500.000 đồng/m3 đến 2.500.000 đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 10 m3 đến 15 m3.

3. Đối với hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:

a) Phạt tiền 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 nếu vi phạm đến 3 m3.

b) Phạt tiền 2.000.000 đồng/m3 đến 2.500.000đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 3 m3 đến 6 m3.

c) Phạt tiền 2.500.000 đồng/m3 đến 3.500.000 đồng/m3 nếu vi phạm từ trên 6 m3 đến 10 m3.

4. Đối với hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh động vật rừng hoặc bộ phận của chúng, xử phạt theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

5. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt tiền còn bị tịch thu lâm sản.

Điều 23. Vi phạm thủ tục hành chính trong mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chủ cơ sở chế biến, kinh doanh, mua, bán lâm sản không ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng/m3 đến 200.000 đồng/m3 nhưng tối đa không quá 10.000.000 đồng đối với chủ lâm sản vận chuyển, mua, bán, cất giữ gỗ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước về trình tự, thủ tục quản lý.

Phạt tiền từ 30.000 đồng/m3 đến 50.000 đồng/m3 nhưng tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với chủ lâm sản vận chuyển, mua, bán, cất giữ gỗ rừng trồng, gỗ vườn có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước về trình tự, thủ tục quản lý.

3. Phạt tiền từ 0,1 lần đến 0,2 lần giá trị lâm sản, nhưng tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với chủ lâm sản chế biến, kinh doanh, vận chuyển, mua, bán thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ) thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA; động vật rừng và bộ phận của chúng do gây nuôi có nguồn gốc hợp pháp không chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước về trình tự, thủ tục quản lý.

Chương 3:

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 24. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm

1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng.

2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 2.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng.

3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2, khoản 5 Điều 6 của Nghị định này.

4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép quy định tại điểm b khoản 7 Điều 19, khoản 5 Điều 20, điểm a khoản 4 Điều 21 của Nghị định này; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 30.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép quy định tại điểm b khoản 7 Điều 19, khoản 5 Điều 20, điểm a khoản 4 Điều 21 của Nghị định này; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

Điều 25. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định này.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép quy định tại điểm b khoản 7 Điều 19, khoản 5 Điều 20, điểm a khoản 4 Điều 21 của Nghị định này; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 30.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép quy định tại điểm b khoản 7 Điều 19, khoản 5 Điều 20, điểm a khoản 4 Điều 21 của Nghị định này; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

4. Cơ quan Kiểm lâm các cấp ở địa phương có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định tại Điều này.

Điều 26. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 24 và Điều 25 của Nghị định này vắng mặt thì được uỷ quyền cho cấp phó. Người được uỷ quyền có trách nhiệm thực hiện theo thẩm quyền của cấp trưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xử phạt hành chính của mình.

2. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản; có thể uỷ quyền theo từng vụ việc hoặc uỷ quyền có thời hạn.

Điều 27. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 24, 25 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính.

2. Thẩm quyền phạt tiền được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định cho mỗi hành vi vi phạm hành chính.

3. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:

a) Nếu hình thức, mức xử phạt đối với mỗi hành vi vi phạm đều thuộc thẩm quyền xử phạt của một chức danh thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc chức danh đó.

b) Nếu hình thức, mức xử phạt đối với một trong các hành vi vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền xử phạt của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.

c) Nếu các hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau thì thẩm quyền xử phạt thuộc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ở nơi xảy ra vi phạm.

4. Các cơ quan chức năng như Công an, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan Kiểm lâm trong việc kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính phải lập biên bản theo quy định và trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày lập biên bản phải chuyển giao hồ sơ, tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính cho cơ quan Kiểm lâm cùng cấp xử phạt; nếu vụ vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì sau khi tiếp nhận, cơ quan Kiểm lâm chuyển hồ sơ đến cấp có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Nghị định này. Trường hợp các tỉnh, huyện không có cơ quan kiểm lâm, các vụ vi phạm do cơ quan chức năng bắt giữ, chuyển đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện để tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp đó xử phạt theo thẩm quyền. Cơ quan xử lý vi phạm có trách nhiệm thanh toán cho cơ quan chuyển giao hồ sơ các khoản chi phí hợp lý trong quá trình bắt giữ, bảo quản tang vật.

Điều 28. Giải quyết những trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Trong trường hợp mức phạt tiền đối với vụ vi phạm hoặc tang vật, phương tiện của vụ vi phạm có giá trị vượt thẩm quyền xử phạt của cấp mình, thì người đã thụ lý hồ sơ vụ vi phạm phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền để xử phạt trong thời hạn quy định tại Điều 37 của Nghị định này. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm quy định như sau:

a) Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của nhân viên Kiểm lâm thì chuyển đến thủ trưởng trực tiếp.

b) Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của Trạm trưởng Trạm kiểm lâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì chuyển đến Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng; Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ quản lý địa bàn (sau đây viết chung là Hạt Kiểm lâm).

c) Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thì chuyển đến Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra vi phạm xử lý.

d) Trường hợp vượt thẩm quyền của Đội trưởng đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, thì chuyển Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm xử phạt.

đ) Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chi cục trưởng Kiểm lâm thì chuyển đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt.

e) Khi xét thấy cần thiết, cấp trên trực tiếp trong hệ thống cơ quan Kiểm lâm có thể lấy vụ vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của cấp dưới lên cấp mình để xử lý.

2. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt được thực hiện qua hệ thống cơ quan Kiểm lâm. Lâm sản, phương tiện vi phạm đang tạm giữ, cơ quan ra quyết định tạm giữ phải bảo quản tại nơi tạm giữ, chờ quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền. Sau khi có quyết định xử phạt, cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm thực hiện theo quyết định xử phạt đó.

Chương 4:

ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

Điều 29. Khám người, tạm giữ người theo thủ tục hành chính

1. Khám người theo thủ tục hành chính, thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

2. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính thực hiện theo quy định tại các Điều 44, 45 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ ban hành Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Điều 30. Khám phương tiện vận tải, đồ vật

Khi có căn cứ để nhận định rằng các phương tiện vận tải, bao túi, thùng chứa hàng... có cất giấu lâm sản trái phép, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, công chức Kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát lâm sản, sử dụng cờ hiệu, biển báo hiệu, còi, hoặc đèn pin (trường hợp trời tối) báo hiệu yêu cầu người điều khiển phương tiện vận tải trên đường bộ, đường thuỷ dừng lại để kiểm soát lâm sản. Việc khám phương tiện, đồ vật thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 31. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Những người quy định tại điều 45 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thuộc lực lượng Kiểm lâm và các cơ quan chức năng khác quy định tại khoản 4 Điều 27 của Nghị định này, khi thực hiện thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản được quyền quyết định khám hiện trường rừng, hiện trường nơi cất giấu lâm sản, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 49 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Trong trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành. Nơi ở quy định tại Điều này là địa điểm dùng để cư trú thường xuyên cho cá nhân hoặc hộ gia đình có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú; có đăng ký phương tiện, nếu phương tiện là nơi cư trú thường xuyên của cá nhân, hộ gia đình.

Điều 32. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng và những người khác quy định tại Điều 45 và Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có quyền tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm hành chính.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

2. Thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính như sau:

a) Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính không quá 10 ngày.

b) Đối với vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh thì thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính được kéo dài nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính.

Thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b, khoản 2 Điều này được tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNHVÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT

Điều 33. Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều từ Điều 8 đến Điều 23 của Nghị định này hoặc những hoạt động của cá nhân, tổ chức có nguy cơ gây cháy rừng, gây thiệt hại đến rừng, người có thẩm quyền xử phạt phải có phương án xử lý đình chỉ ngay các hoạt động này. Phương án xử lý đình chỉ có thể là quyết định bằng văn bản hoặc bằng lời nói, còi, tín hiệu hoặc các hình thức khác tuỳ từng trường hợp vi phạm cụ thể. Sau khi xử lý đình chỉ các hoạt động gây nguy hại đến rừng, công chức Kiểm lâm phải báo cáo ngay thủ trưởng cấp trên trực tiếp của mình.

Điều 34. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản

Là trường hợp người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại chỗ.

1. Những trường hợp được tiến hành xử phạt theo thủ tục đơn giản:

a) Hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt quy định là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng.

b) Nhiều hành vi vi phạm hành chính do một người thực hiện mà mức phạt quy định đối với mỗi hành vi này là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản phải thể hiện bằng văn bản theo mẫu quy định. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính phát hành.

Điều 35. Lập biên bản về vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì thủ trưởng của người đó là người có thẩm quyền xử phạt phải ký tên vào biên bản, nếu thấy cần thiết thì tiến hành xác minh trước khi ký vào biên bản.

2. Đối với cơ quan chức năng quy định tại khoản 4 Điều 27 của Nghị định này, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì tiến hành lập biên bản, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, chuyển giao cho cơ quan Kiểm lâm theo quy định. Biên bản do các cơ quan chức năng lập, chuyển giao là cơ sở để xử phạt vi phạm hành chính.

3. Đối với chủ rừng, khi phát hiện quả tang cá nhân, tổ chức đang thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lâm phận của mình quản lý được quyền tạm giữ, lập biên bản phạm pháp quả tang, dẫn giải người vi phạm, bàn giao hồ sơ, người vi phạm cho cơ quan Kiểm lâm hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm. Biên bản phạm pháp quả tang do chủ rừng lập là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính.

4. Trường hợp phát hiện tang vật, phương tiện vi phạm vô chủ, vắng chủ thì người quy định tại khoản 1, 2 Điều này lập biên bản kiểm tra, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và tiến hành điều tra, xác định người vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

Chủ rừng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Kiểm lâm để lập biên bản kiểm tra các tang vật, phương tiện vô chủ, vắng chủ tại lâm phận của mình. Việc xử lý lâm sản vô chủ, vắng chủ đối với chủ rừng theo quy định tại Điều 43 của Nghị định này.

Điều 36. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

1. Sau khi xác định hành vi, mức độ vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải căn cứ vào các yếu tố quy định tại Điều 3 của Nghị định này để xem xét, quyết định hình thức và mức phạt đối với từng hành vi vi phạm.

2. Cách xác định mức tiền phạt

a) Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tiền phạt tối thiểu cộng với mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt đó; trường hợp phạt theo số lần giá trị lâm sản thì xác định bằng cách chia đôi tổng số của số lần tối thiểu cộng với số lần tối đa của khung phạt đó.

b) Trường hợp vi phạm hành chính mà mức tiền phạt quy định theo đơn vị mét vuông (m2), mét khối (m3), cây, giá trị lâm sản thì cách tính mức tiền phạt trung bình như điểm a khoản 2 của Điều này sau đó nhân với diện tích hoặc khối lượng hoặc số cây hoặc giá trị lâm sản vi phạm.

c) Người vi phạm có tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng phải được xác định mức tiền phạt trung bình theo quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này, sau đó tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà giảm hoặc tăng so với mức tiền phạt trung bình nhưng không được giảm thấp hơn mức thấp nhất của khung tiền phạt nhân với diện tích hoặc khối lượng hoặc số cây hoặc giá trị lâm sản vi phạm hoặc không tăng cao quá mức cao nhất của khung tiền phạt nhân với diện tích hoặc khối lượng hoặc số cây hoặc giá trị lâm sản vi phạm và không quá 30.000.000 đồng.

3. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bảo đảm đúng thẩm quyền, đúng thể thức, trình tự, thủ tục và đúng mẫu quy định. Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải đầy đủ theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 45 của Nghị định này thì phải ghi rõ trong quyết định xử phạt.

Điều 37. Thời hạn ra quyết định xử phạt

1. Thời hạn ra quyết định xử phạt

a) Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính.

b) Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định rõ đối tượng vi phạm hành chính hoặc những tình tiết phức tạp khác thì thời hạn ra quyết định xử phạt không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính.

Trường hợp nếu cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất 10 ngày, trước khi hết thời hạn xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải làm văn bản báo cáo lên người có trách nhiệm cấp trên trực tiếp gia hạn để xin gia hạn; thời gian gia hạn tối đa không quá 30 ngày.

c) Thời hạn ra quyết định xử phạt được tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.

2. Trình tự gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt như sau:

a) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện gia hạn đối với vụ vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm trực thuộc.

b) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm gia hạn đối với vụ vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ.

c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện gia hạn đối với vụ vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

d) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gia hạn đối với vụ vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

đ) Cục trưởng Cục Kiểm lâm gia hạn đối với vụ vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Đội Kiểm lâm đặc nhiệm và đối với vụ vi phạm do mình xử phạt.

3. Các trường hợp không được ra quyết định xử phạt

a) Đã hết thời hạn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

b) Đã hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này mà không xin gia hạn hoặc đã xin gia hạn nhưng không được cấp có thẩm quyền cho phép gia hạn.

c) Đã hết thời hạn được cấp có thẩm quyền gia hạn.

4. Trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 6 của Nghị định này và tịch thu lâm sản là tang vật vi phạm hành chính.

Điều 38. Quyết định buộc khắc phục hậu quả; tịch thu tang vật vi phạm hành chính trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Trong trường hợp quá thời hiệu xử phạt quy định tại Điều 4 của Nghị định này hoặc quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 37 của Nghị định này, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, nhưng vẫn có thể quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.

Quyết định buộc khắc phục hậu quả phải bằng văn bản theo đúng mẫu quy định.

2. Trong trường hợp không ra quyết định xử phạt do quá thời hạn, người có thẩm quyền xử phạt vẫn có thể ra quyết định tịch thu lâm sản là tang vật vi phạm hành chính.

Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính trong trường hợp quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bằng văn bản theo đúng mẫu quy định.

Điều 39. Xác định trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Sau khi tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nếu xét thấy cần phải tịch thu tang vật phương tiện vi phạm thì người đã ra quyết định tạm giữ phải mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp để xem xét, định giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại khó định giá hoặc chưa có ý kiến thống nhất giữa người ra quyết định tạm giữ và đại diện cơ quan tài chính thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập hội đồng định giá với sự tham gia của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh và đại diện các cơ quan có liên quan để định giá.

Trường hợp tang vật là các loại lâm sản đã có trong quy định giá của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì áp dụng theo giá quy định.

2. Trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này là căn cứ để xác định thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Điều 40. Ký và đóng dấu quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và người được uỷ quyền ký trực tiếp, không ký thay mặt (T/M) hoặc ký thay (KT).

2. Đóng dấu quyết định xử phạt vi phạm hành chính

a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và người được uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính được đóng dấu cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đó. Dấu được đóng lên 1/3 chữ ký về phía bên trái của chữ ký.

b) Quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng không có quyền đóng dấu trực tiếp thì quyết định xử phạt được đóng dấu cơ quan của người ra quyết định xử phạt vào góc trái tại phần trên cùng của quyết định, nơi ghi tên cơ quan xử phạt và số, ký hiệu của quyết định xử phạt.

Điều 41. Thu, nộp tiền phạt

1. Thu tiền phạt

a) Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính, đảm bảo thuận tiện cho người nộp phạt. Việc thu tiền phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

b) Người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt tại chỗ trong các trường hợp sau:

- Phạt tiền từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng;

- Xử phạt ngoài giờ hành chính;

- Địa điểm xử phạt tại những nơi xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển hoặc những vùng mà việc đi lại khó khăn.

c) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước theo quy định. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, đồng thời gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho Kho bạc Nhà nước nơi thu tiền phạt trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

2. Thời hạn nộp tiền phạt

a) Cá nhân, tổ chức thu tiền phạt tại chỗ đối với các hành vi vi phạm hành chính khi nộp tiền phạt vào Kho bạc Nhà nước phải đảm bảo nộp đúng, đủ tổng số tiền phạt ghi trong các biên lai thu tiền phạt và các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp có thẩm quyền trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.

b) Trường hợp địa điểm xử phạt vi phạm hành chính ở những nơi xa xôi, hẻo lánh hoặc những vùng mà việc đi lại khó khăn thì người có thẩm quyền xử phạt được phép thu tiền phạt tại chỗ và có trách nhiệm nộp tiền phạt thu được vào Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt; trường hợp người bị xử phạt không có khả năng nộp phạt tại chỗ thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

c) Trường hợp địa điểm xử phạt vi phạm hành chính ở trên sông, trên biển thì người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt tại chỗ và có trách nhiệm nộp tiền phạt thu được vào Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ. Trường hợp không nộp phạt tại chỗ thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ.

3. Trường hợp không thu tiền phạt tại chỗ (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này), cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp đủ số tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Kho bạc Nhà nước nơi thu tiền phạt có trách nhiệm thông báo kịp thời cho tổ chức của người ra quyết định xử phạt về các trường hợp đã quá thời hạn nộp phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt không chấp hành đúng quyết định xử phạt vi phạm hành chính để cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

4. Quản lý và sử dụng tiền thu phạt vi phạm hành chính

a) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.

b) Việc sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính đã nộp vào ngân sách nhà nước để hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan, tổ chức xử lý vi phạm hành chính phải theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 42. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề

1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính trong các trường hợp sau:

a) Hành vi vi phạm quy định tại Điều 19 của Nghị định này mà mức tiền phạt trung bình trên 10.000.000 đồng.

b) Hành vi vi phạm quy định tại Điều 20, Điều 21 của Nghị định này mà mức tiền phạt trung bình trên 5.000.000 đồng.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là người có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với người vi phạm. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người đã ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề về việc đã áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

3. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 43. Xử lý các trường hợp vi phạm do chủ rừng lập biên bản

1. Người có hành vi khai thác rừng trái phép bị xử lý theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này.

2. Lâm sản tịch thu trả lại chủ rừng trong các trường hợp sau:

a) Chủ rừng phát hiện bắt quả tang người vi phạm tại lâm phận của mình.

b) Chủ rừng không bắt được quả tang người vi phạm, nhưng có đủ căn cứ chứng minh lâm sản thuộc rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ.

Điều 44. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ:

Đối với tang vật là vật phẩm tươi sống, động vật rừng bị yếu, bị thương không thuộc nhóm IB hoặc lâm sản khác còn tươi không thuộc nhóm IA thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay theo giá quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tiền thu được gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu sau đó tang vật bị tịch thu theo quyết định của người có thẩm quyền, thì sau khi trừ chi phí theo quy định của pháp luật, số tiền còn lại nộp ngân sách Nhà nước; trường hợp tang vật đó không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc sử dụng hợp pháp.

2. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu.

b) Trường hợp người vi phạm tự nguyện nộp tiền bằng giá trị lâm sản tịch thu (theo giá quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh) thì người có thẩm quyền xử phạt thu tiền, nộp Kho bạc Nhà nước và giao lại lâm sản bị tịch thu, trừ các loại lâm sản thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB và các loại lâm sản xử lý theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

c) Phương tiện vi phạm tịch thu chất lượng kém, hết thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật thì Chi cục Kiểm lâm tổ chức, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan có liên quan lập biên bản tổ chức bán phế liệu hoặc tiêu huỷ.

d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không quy định tại khoản 1 hoặc các điểm a, b khoản 2 Điều này xử lý như sau:

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày tịch thu sung quỹ nhà nước, đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan ra quyết định phải gửi quyết định tịch thu và thông báo đến cơ quan tài chính cùng cấp.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, Chi cục Kiểm lâm tổ chức, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp và các ngành liên quan tổ chức bán đấu giá trong vòng một tháng. Quá thời hạn này mà cơ quan phối hợp được mời không đến hoặc đến không đầy đủ để tổ chức bán đấu giá thì Chi cục Kiểm lâm tổ chức bán đấu giá, nộp tiền vào Kho bạc, sau đó thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp.

đ) Các tỉnh, huyện không có cơ quan kiểm lâm, lâm sản sau khi xử lý tịch thu chuyển giao cho cơ quan tài chính cùng cấp để tổ chức bán theo quy định hiện hành.

Điều 45. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Sau khi ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải giao quyết định cho người xử phạt hoặc thông báo cho người đó đến nhận. Trường hợp đã qua một năm mà người có thẩm quyền không thể giao quyết định xử phạt đến người bị xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định đình chỉ thi hành quyết định đối với người đó, trừ hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được chấp hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người có hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 65 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

3. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở đơn vị hành chính thuộc tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành. Nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.

Trường hợp vi phạm xảy ra ở địa bàn cấp huyện thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo hoặc những vùng xa xôi hẻo lánh khác mà việc đi lại gặp khó khăn, cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.

4. Trong trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền đối với người vi phạm mà không tịch thu phương tiện, thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, giấy tờ cần thiết khác có liên quan hoặc tạm giữ phương tiện vi phạm cho đến khi tất cả những người trong vụ vi phạm bị xử phạt chấp hành xong quyết định xử phạt.

Việc tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt phải được ghi trong quyết định xử phạt và phải lập biên bản tạm giữ phương tiện đối với người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện và phải ghi rõ lý do tạm giữ. Thời gian tạm giữ phương tiện được áp dụng cho đến khi người vi phạm bị xử phạt chấp hành xong quyết định xử phạt. Ngay sau khi người vi phạm bị xử phạt chấp hành xong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt trả lại phương tiện cho người vi phạm.

Điều 46. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Quá thời hạn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 45 của Nghị định này, nếu người bị xử phạt không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.

2. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 66, 67 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 47. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải khởi tố vụ án hình sự hoặc chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.

2. Đối với các trường hợp đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày huỷ quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng không được từ chối việc tiếp nhận hồ sơ trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1, 2 điều này. Trường hợp có đủ căn cứ hành vi vi phạm không đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan tiến hành tố tụng phải làm đầy đủ thủ tục theo quy định tại Điều 63 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật, chuyển lại hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính.

Chương 6:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 48. Khiếu nại, tố cáo:

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Điều 49. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu, không xử phạt kịp thời, không đúng mức, bao che cho người vi phạm, xử phạt vượt thẩm quyền, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, tang vật, phương tiện vi phạm, cố ý cản trở sản xuất, lưu thông hàng hoá lâm sản, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 50. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản phát hiện, lập biên bản trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa xử lý, thì xử phạt theo quy định của Nghị định này.

Các hành vi vi phạm đã có quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong vẫn thi hành theo quyết định xử phạt đó.

Điều 51. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, quy định mẫu ấn chỉ thống nhất để cấp cho lực lượng kiểm lâm trong cả nước sử dụng và triển khai thực hiện Nghị định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì hướng dẫn để thực hiện thống nhất theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 52. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN(5b).Hà

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
---------

No. 159/2007/ND-CP

Hanoi, October 30, 2007

 

DECREE

ON SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF FOREST MANAGEMENT, FOREST PROTECTION AND FOREST PRODUCT MANAGEMENT

THE GOVERNMENT

Pursuant 10 the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Decotnbcr3, 2004 Law on Forest Protection and Development;
Pursuant to July 2,2002 Ordinance No. 44/2002/ PL-VBTVQH10 on the Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation and subjects of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree provides for the sanctioning of administrative violations in the domain of forest management, forest protection and forest product management in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

This Decree does not apply to timber and other forest products lawfully imported into Vietnam (including lawfully imported timber lots with volume or quantitative differences upon measurement or counting).

Importing timber in violation of current state regulations and abusing import dossiers to illegally exploit, trade, transport or store domestic natural forest timber shall he sanctioned under the provisions of this Decree.

2. Subjects of application

This Decree provides for administrative sanctions against domestic and foreign individuals and organizations (below collectively referred to as violators) for their intentional or unintentional acts in violation of state regulations on forest management, forest protection and forest product management, regardless of causing damage to forests, forest products or forest environment or not, which are not so severe enough to be examined for penal liability.

In case an international agreement to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains different provisions, the provisions of the international treaty will be applied.

Article 2.- Terms used in the Decree

1. Forest product is a product exploited from a forest plant, animal or organism or its parts.

Timber mentioned in this Decree includes log, sawn timber and square-edged cut timber

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Material evidences and means in administrative violations include:

a/ Material evidences that are forest products infringed upon by violators.

b/ Means that are articles, tools and vehicles used by violators for committing acts of administrative violation.

Vehicles used for illegal transportation of forest products may include road motor vehicles, motorcycles, bicycles, rudimentary vehicles and animal carts; vessels, motor boats, rafts, boats and other crafts used in waterway traffic.

4. Means illegally appropriated by administrative violators are means of lawful owners which the violators have stolen, robbed, taken by force, openly appropriated from their lawful owners who are unable to stop the open appropriation or committed other illegal acts to deprive lawful owners of the rights to possession, management and use of these means.

5. Material evidences and means are regarded as illegally used by violators in one of thxe following cases:

a/The lawful owner of a means leases or lends it to another person or organization or hires another person to operate the means for lawful use purposes, but the person who is leased or lent or hired to operate the means has used it of his/her own choice to illegally transport forest products.

b/ The lawful owner of a means or an individual or organization that is lawfully managing a means hired from another individual or organization assigns the means to his/her/its employee for management, operation of use for lawful production and business purposes hot such employees has uses the means of his/her own choice to illegally transport forest products.

6. Violation in an organized manner is the case in which two or more persons closely connive with each other in intentionally committing an act of violation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Recidivism is the case in which a person who committed an act of administrative violation in the domain of forest management, forest protection and forest product management and has been sanctioned for such act continues committing acts of administrative violation in this domain when the time limit past of which a person will be considered having not been administratively sanctioned has not yet expired.

9. In this Decree, a fine of VND 30,000,0000 is the highest level of administrative sanction for an act of violation in the domain of forest management, forest protection and forest product management under July 2, 2002 Ordinance No. 44/2002/PL-UBTVQH10 on the Handling of Administrative Violations of the National Assembly Standing Committee (below referred to as the Ordinance on the Handling of Administrative Violations for short). When the 2002 Ordinance on the Handling of Administrative Violations is amended or the State promulgates new relevant regulations, the highest fine level will naturally comply with regulations in force.

Article 3.- Principles for sanctioning

1. All acts of administrative violation in the domain of forest management, forest protection and forest product management must be promptly detected and immediately stopped. Sanctioning must be carried out in a quick, just and lawful manner; all consequences caused by acts of administrative violation must be remedied by violators or their guardians in accordance with law.

Individuals and organizations may be administratively sanctioned in the domain of forest management, forest protection and forest protection management only when they commit acts of administrative violation prescribed in this Decree.

2. Before issuing a decision on sanctioning an administrative violation, the person with sanctioning competence shall take into consideration the personal history of the violator, the nature and severity of the violation as well as extenuating or aggravating circumstances prescribed in Articles R and 9 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations so as to decide on the sanctioning form and level and remedies.

3. For a person committing an administrative violation involving neither aggravating nor extenuating circumstances, the imposed fine is the average of the fine bracket prescribed for the act. If the violation involves an extenuating circumstance(G), the fine level may be reduced but must not be lower than the minimum level of the fine bracket; if the violation involves an aggravating circumstance(s), the fine level may be raised but must not be higher than the maximum level of the fine bracket prescribed for such act.

4. One act of administrative violation shall be sanctioned only once.

5. A person that commits many acts of administrative violation shall be imposed sanctions for each of these acts, which shall then be aggregated into a general sanction.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Many members of a household committing an administrative violation is not regarded as violation in an organized manner and shall be sanctioned as in the case of single violator.

7. Persons aged between full 14 years and under 16 years are subject to caution for committing administrative violations in an intentional manner; those aged between full 16 years and under 18 years are subject to administrative sanction for committing any acts of administrative violation. A fine imposed on them must not exceed half of the fine level imposed on adults; if they have no money to pay a fine, their parents or guardians shall pay it on their behalf.

8.The following acts of violation are subject to penal liability examination but not administrative sanction;

a/ Acts involving material evidences that are endangered, precious and rare forest plants and animals of groups IA and IB on the list of endangered, precious and rare forest plants and animals prescribed in the Government's Decree No. 32/2006/ND CP of March 30. 2006, on management of endangered, precious and rare forest plants and animals (except for acts of raising forest animals of group IB prescribed in Clause 4, Article 20 of this Decree).

b/ Acts causing consequences in excess of the maximum level subject to administrative sanction defined in Article 11,12,18 or 19 of this Decree.

c/ Illegally transporting or trading in timber in excess of the maximum volume subject to administrative sanction defined at Point d, Clause 1; in Clause 3, Article 21; and Article 22 of this Decree.

d/ Infringing upon more than one type of forest: special-use forest, protection forest and production forest, or illegally exploiting, transporting or trading in two or more types of timber, subject to an aggregate fine exceeding VND 30,000,000, though the area of each type of forest or the volume of each, type of timber does not yet exceed the maximum level subject to administrative sanction.

dd/ Recidivism, for acts specified in Articles 175 and 189 of the 1999 Penal Code.

9. Acts of administrative violation which cause damage higher than the maximum level subject to administrative sanction in the domain of forest management, forest protection and forest product management but are not regarded under the Penal Code as crimes shall be administratively sanctioned with the highest fine level in the domain of forest management, forest protection and forest product management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Material evidences that are species in Appendix 1 shall be disposed of like endangered, precious and rare forest plants and animals of groups IA and IB.

b/ Material evidences mat are species in Appendix II shall be disposed of like endangered, precious and rare forest plants and animals of groups IIA and IIB in accordance with this Decree.

11. When a criminal case was instituted against but then terminated and an administrative sanction is imposed on the violator, the highest fine will be imposed for his/her act of violation.

In the above case, material evidences that are endangered, precious and rare forest plants and animals of group IA or IB shall be disposed of like endangered, precious and rare forest plants and animals of groups IIA and 1IB.

Article 4.- Statute of limitations for sanctioning administrative violations

1. The statute of limitations for sanctioning administrative violations in the domain of forest management, forest protection and forest product management is one year counting from the date acts of administrative violation are committed. Past this period, violators are not administratively sanctioned but are still forced to take remedies specified in Article 6 of this Decree.

For acts of illegally storing forest products, the Statute of limitations for sanctioning is counted from the time they are detected.

2- For a violator against whom a criminal case had been instituted, who had been prosecuted, or against whom a decision to bring his/her criminal case to trial bad been issued according to criminal procedures if a decision on terminating criminal proceedings was later issued and the dossier is transferred for administrative sanctioning, the statute of limitations for sanctioning the administrative violation is three months, counting from the date the person with sanctioning competence receives the decision on termination of the criminal case and the dossier of the case of violation.

Article 5.- Sanctioning forms

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Depending on the nature and severity of violation, violating individuals or organizations may be subject to one or more of additional sanctioning forms, such as deprivation of the right to use a license or practice certificate and confiscation of material evidences and means used in administrative violations.

3. Foreign violators may be expelled. Expulsion may be applied as a principal or additional sanctioning form on a case-by-case basis.

Article 6.- Remedies

In addition to the sanctioning forms stipulated in Aiticlc5 of this Decree, violators may also be subject to one or more of the following remedies:

1. Forced reforestation or payment of reforestation expenses according to investment ratios applied in localities at the time of commission of administrative violations.

2. Forced dismantlement of illegally constructed structures; forced remedy of or payment for expenses for remedying consequences caused by administrative violations on dug or excavated areas. Forced payment of expenses for forest fire extinguishment; forced remedy of or payment of expenses for remedying environmental pollution.

3. Forced payment of expenses for rescue or destruction of wounded or killed wild animals, expenses for releasing wild animals into their natural habitats.

4. Forced transportation of passengers to coach stations or payment of expenses for such transportation, in case of using vehicles carrying passengers for illegally transporting forest products.

Article 7.- Identification of forest and forest product damage

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Square meter (m2) for forest area.

b/ Cubic meter (m3) for timber volume converted into log. Sawn timber and square-edged cut timber are converted into log by multiplying by 1.6.

c/ For stumps, roots and timber of unusual shape (excluding post-processing scraps) of endangered, precious and rare species which cannot be measured and calculated in cubic meter, they shall be determined in weight, with 1,000 kg equivalent to I cubic meter of log; if they arc not of endangered, precious and rare species, their weight shall be calculated in the unit stere as fuelwood.

d/ Stere, for fuelwood.

dd/ Vietnamese currency, with dong as the monetary unit, for other forest products.

2. Methods of damage identification

a/ Identification of damaged forest areas on the field.

b/ Identification of the actual volume of damaged timber or fuelwood according to current regulations.

c/ The value of damaged forest products or the value of means used in administrative violations shall be determined according to market prices at the time of occurrence of administrative violations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 8- Violations of the State's general regulations on forest protection

Those who commit acts of violating the Stale's general regulations on forest protection shall be sanctioned as follows;

1. A fine of between VND 100,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a/ Taking pulling animals and manual tools into forests for illegally hunting birds and animals or exploiting forest products;

b/ Illegally raising, planting and releasing alien animal and plant species into national parks or nature reserves.

c/ Taking inflammables or explosives into or building fires in forests where smoking and throwing of discharging of glowing ashes into forests are banned.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violation:

a/ Organizing illegal scientific researches in special-use forests; illegally collecting specimens in forests..

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Advertising illegal trade in wild forest plants and animals and their parts.

3. Those who commit acts of violation specified in this Article, causing damage to forests or forest products, shall be sanctioned under Article 18 or 19 of this Decree.

Article 9.- Violations of regulations on timber exploitation designs

Those, who violate regulations on timber exploitation designs shall be sanctioned as follows:

1. A fine of between VND 1.000.000 and VND 3.000.000 shall be imposed on violators in one of the following cases:

a/ Total volume of timber actually logged from designed and marked-for-cutting trees in a forest lot is higher by between more than 15% and 20% than the volume indicated in the logging design dossiers.

b/ Appending to-he-cut tree marks on improper trees or on trees in areas in violation of logging designs.

2. A fine of between VND 4,000,000 and VND 10,000,000 shalI be imposed on violators committing the following acts of violation:

a/ Conducting field designing in wrong locations compared with those already identified on the map or with wrong logging areas of more than 15%.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10.- Violations of regulations on timber logging

These violations are acts of logging timber not according to the designed order, procedures and technical requirements.

Violators of regulations on timber logging shall be sanctioned as follows:

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on those who commit one of the following acts of violation:

a/ Failing to carry out procedures for delivering and receiving logging dossiers and sites according to current regulations of the State.

b/ Failing to clear up creepers before logging; fairing to clean forests after logging, failing to mend stumps of cut trees capable of regenerating shoots, leaving stumps higher than the level prescribed for natural forests according to the selective logging method.

2. A fine of between VND 4,000,000 and VND 6,000,000 shall be imposed on those who commit one of the following acts:

a/ Failing to cut all twisted and diseased trees already marked for cutting.

b/ Opening paths and creating timber yards at wrong locations compared with the design. In case of causing damage to forests or forest products, this act shall be sanctioned under Article 18 of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11.- Violations related to deforestation for farming purposes

Those who commit acts of illegal deforestation for farming purposes shall be sanctioned as follows:

1. For production forests:

a/ A fine of between VND 1,000/m2 and VND 2,000/m2, if causing damage to up to 7,000 m2.

W A fine of between VND 1,500/m2 and VND 2,500/m2, if causing damage to between more than 7,000 m2 and 15,000 m2.

2. For protection forests:

a/ A fine of between VND 1,400/m2 and VND 3,000/m2, if causing damage to up to 5,000 m2.

b/ A fine of between VND 2,0007m2 and VND 4,000/m2, if causing damage to between more than 5,000 m2 and 10,000 m2.

3. For special-use forests:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ A fine of between VND 3,000/m2 and VND 5,000/m2, if causing damage to between more than 3,500 m2 and 7,500 m2

4. Confiscation of material evidences and means used in administrative violations specified in this Article.

5. Those who commit acts of violation specified in this Article shall also be forced to conduct reforestation or pay expenses for reforestation.

Article 12.- Violations of regulations on forest fire prevention and righting

Those who violate regulations on forest fire prevention and fighting shall be sanctioned as follows:

1. A fine of between VND 200,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Lighting or using a fire in violation of state regulations in strictly protected protection forest zones or extremely important protection forests.

b/ Lighting or using a fire in forests prone to fire or on dry vegetational cover during the dry season.

c/ Lighting or using a fire near timber warehouses or yards with a forest fire forecast grade from III to V.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd/ Illegally practicing slash-and-burn cultivation in or at the edge of a forest.

e/ Failing to ensure safety for forest fire prevention and fighting purposes when permitted to use fire or heat sources, fire- or heat-generating equipment and tools or when preserving and using inflammables in or at the edge of a forest.

g/ Other acts directly causing risks of forest fire.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on forest owners who commit one of the following acts of violation:

a/ Foiling to make fire prevention and fighting plans and arrange fire prevention and fighting facilities for consolidated forests.

b/ Draining water reserved for fire prevention and fighting during the dry season.

c/ Failing to organize forest patrols and guards to prevent natural forests from catching fire during the dry season.

3. A fine of between VND 2,0007m2 and VND 4,000/m2, if causing a fire to production forests that are natural forests of up to 10,000 m2.

4. A fine of between VND 3,000/m2 and VND 5,000/m2, if causing a fire to protection forests of up to 7,500 m2.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. For forest plantations

a/ Forest plantations that are production forests;

- A fine of between VND 50Wm2 and VND 1,000/ m2, if causing damage to up to 40,000 m2 with planted trees aged up to 3 years;

-A fine of between VND 800/m2 and VND 1,200/ m2, if causing damage to up to 30,000 m2 of forest plantations aged between more than 3 years and 7 years;

- A fine of between VND 1,000/m2 and VND 2.000/m2, if causing damage to up to 20,000 m2 of forest plantations aged more than 7 years.

b/ Forest plantations that are protection forests:

- A fine of between VND 800/m2 and VND 1,200/m2, if causing damage to up to 30,000m- with planted trees aged up to 3 years;

- A fine of between VND 1,000/m2 and VND 2000/m2, if causing damage to up to 20,000 m2 of forest plantations aged between more than 3 years and 7 years;

- A fine of between VND 2,000/m2 and VND 4,0007m2, if causing damage to up to 10,000 m2 of forest plantations aged more than 7 years.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- A fine of between VND 1,000/m2 and VND 2,000/m2, if causing damage to up to 20,000 m2 with planted trees aged up to 3 years;

- A fine of between VND 1,600/m2 and VND 3,400/m2, if causing damage to up to 12,000 m2 of forest plantations aged between more than 3 years and 7 years;

- A fine of between VND 5,000/m2 and VND 7,000/m2, if causing damage to up to 5,000 m2 of forest plantations aged more than 7 years.

7. Those who commit acts of violations specified in this Article shall be also forced to take either of the following remedies:

a/ Reforesting or paying expenses for reforestation.

b/ Paying forest fire extinguishment expenses.

Article 13.- Grazing of cattle in forests in which cattle grazing is banned

Those who graze cattle in forests in which cattle grazing is banned shall be sanctioned as follows:

1. Caution or a fine of between VND 5,000 and VND 100,000 shall be sanctioned following acts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Grazing cattle in forest plantations of saplings or trees aged under 3 years or in forests zoned off for regeneration in which cattle grazing is banned (except for the case specified in Clause 2 of this Article).

2. A fine of between VND 4,ooo/tree and VND 6,000/tree shall be imposed if cattle have caused damage to more than 25 planted saplings or trees aged under 3 years, but not exceeding VND 30,000,000.

3. Those who commit acts of violation specified in this Article may be also forced to reforest or pay expenses for reforestation.

Article 14.- Violations of regulations on forest pest prevention and control

1. Caution or a Fine of between VND 5,000 and VND 500,000 shall be imposed on forest owners who fail to take one of forest pest prevention and control measures prescribed by the law on plant protection.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for using forest pesticides not permitted for use in Vietnam or failing to observe quarantine regulations.

3. A fine of between more than VND 2,000,000 and VND 10,000.000 shall be imposed on forest owners with forests hit by an epidemic in 3 or more hectares due to their failure to promptly report to plant protection and quarantine agencies or animal quarantine agencies for pest control and disease treatment instructions and support.

4. Confiscation of illegally used plant protection drugs.

5. Those who commit acts of violation specified in this Article are also forced to remedy consequences or pay expenses for remedying consequences caused by pests or diseases.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Illegally encroachment or occupation of forests is acts of displacing boundary marks to illegally occupy forest areas of other individuals or organizations.

Those who commit acts of illegally encroaching or occupying forests shall be sanctioned as follows:

1. A fine of between VND 1,200/m2 and VND 1,800/m2 for illegally encroaching or occupying up to 5,000 m2 of special-use forest or important protection forest, or up to 7,500 m2 of reduction forest.

2. A fine of between VND 2,000/m2 and VND 4,00o/m2 for illegally encroaching or occupying more than 5,000 m2 of extremely important protection forest or special-use forest, or more than 7,500 m2 of production forest

3. Those who commit acts of violation specified in Clause 1 or 2 of this Article will, apart from paying a fine, have the illegally encroached or occupied forest area recovered.

Illegally encroaching or occupying and destroying a forest shall be sanctioned under Article 18 of this Decree; illegally encroaching or occupying and exploiting forests shall be sanctioned under Article 19 of this Decree.

4. Those who commit acts of violation specified in this Article shall also be forced to dismantle or pay expenses for dismantling structures illegally constructed on illegally encroached or occupied forest areas.

Article 16.- Destruction of facilities used for forest protection and development

Destruction of facilities used for forest protection and development is acts causing damage to facilities used tor protection and development (such as fire watch houses or towers, signboards, forest protection rules boards, water tanks and reservoirs used for forest fire extinguishment, all types of tools and equipment used for forest protection and development), altering the state of these facilities or rendering them out of order.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A fine of between VND 200,000 and VND 500,000 shall be imposed for acts of: scrawling or drawing on signboards or forest protection rules boards; deleting information arid images on these boards.

2. A fine of between VND 500,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for acts of: draining water reserved for forest fire extinguishment, displacing forest protection signboards.

3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of: destroying roads in forests, obstructing forest protection patrols and pursuit of illegal loggers, destroying firebreaks.

4. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for acts of: destroying forest protection rules boards, destroying watch towers, working houses, property and other equipment used in forest protection patrol.

5. Violators shall also be forced to pay expenses for remedying consequences caused by their acts of violation.

If causing consequences which are serious enough for penal liability examination, dossiers shall he transferred to investigative agencies for handling in accordance with the Penal Code.

Article 17.- Illegal exploitation of landscape, environment and forestry services

Illegally exploitation of landscape, environment and forestry services is acts of using forest landscape and environment and forestry services for producing, providing services and conducting business or building graveyards without permission of competent state agencies or not in accordance with granted licenses.

Those who commit acts of illegally exploiting landscape and environment and forestry services shall be sanctioned as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A fine of between VND 500,000 and VND 2,000,000 shall be imposed on persons illegally organizing sightseeing spots.

3. A fine of between VND 2.000,000 and VND 3,000.000 shall be imposed on persons illegally building establishments producing and raising aquatic resources, cattle or poultry.

4. Violators shall also be forced to restore the original state or pay expenses for remedying consequences caused by their acts of violation.

Article 18.- Illegal deforestation

Illegal deforestation is acts of culling forest trees (not governed in Article 11 of this Decree), intentionally burning forest trees (not governed in Article 12 of this Decree), excavating, leveling, exploding mines, digging and building tidal water banks, discharging toxics and other acts that cause damage to forests for whatever purposes without permission of competent state agencies or not in accordance with granted permits.

Those who commit acts of illegal deforestation shall be sanctioned as follows:

1. For production forests that are natural forests:

a/ A fine of between VND 1,000/m2 and VND 3,0007m2. if causing damage to up to 2,500 m2.

b/ A fine of between VND 2,000/m2 and VND 4,O0Cvm2. if causing damage to between more than 2.500 m2 and 5.000 m2.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For protection forests that are natural forests;

a/ A fine of between VND 2,000/m2 and VND 4,000/m2. if causing damage to up to 2,000 m2.

b/ A fine of between VND 3,000/m2 and VND 5,000/m2. if causing damage to between more than 2,000 m2 and 4,000 m2.

c/ A fine of between VND 4,000/m2 and VND 6,000/m2, if causing damage to between more than 4,000 m2 and 6,000 nr.

3. For special-use forests that are natural forests; submerged forests, seed forests, experimental research forests:

a/ A fine of between VND 3,000/m2 and VND 5,000/m2. if causing damage to up to 1,500 m2.

b/A fine of between VND 4,000/m2 and VND 6,000/m2, if causing damage to between more than 1,500 m2 and 2.500 m2.

d A fine of between VND 5,000/m2 and VND 10,000/m2, if causing damage to between more than 2,500 m2 and 4,000 m2.

4. For forest plantations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- A fine of between VND 500/m2 and VND 1,100/ m2, if causing damage to up to 37,500 m2 with planted trees aged up to 3 years;

- A fine of between VND 900/m2 and VND 1,500/m?, if causing damage to up to 25,000 m2 of forest plantations aged between more than 3 years to 7 years;

- A fine of between VND 1,000/m2 and VND 2,200/m2, if causing damage to up to 18,750 m2 of forest plantations aged more than 7 years.

b/ Protection forests dial are forest plantations:

-A fine of between VND 900/m2:and VND 1,500/m2, if causing damage to up to 25,000 m2 with planted trees aged up to 3 years;

-A fine of between VND 1,000/m2 and VND2,200/m2, if causing damage to up to 18,750 m2 of forest plantations aged between more than 3 years to 7 years;

- A fine of between VND 3,000/m2 and VND 4,500/m2, if causing damage to up to 8.000m2 of forest plantations aged more than 7 years.

c/ Forest plantation that are special-use forests:

- A fine of between VND 1,000/m2 and VND 2,2007m2, if causing damage to up to 18,750 m2 with planted trees aged up to 3 years;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- A fine of between VND 5,000/m2 and VND 10,000/m2, if causing damage up to4,U00 m2 of forest plantations aged more than 7 years.

5. These who commit acts of clearing scenes of violation, soil preparation, cultivation or production in forest areas which have been recently deforested shall be fined up to VND 5,000,000, if they are hired employees, they shall be fined up to VND 2,000,000; those who commit acts of collecting forest products on deforested areas shall be sanctioned under Article 19 of this Decree.

6 Those who commit acts of violation specified In this Article are also subject to confiscation of forest products, reforestation or payment of reforestation expenses.

7. Forest owners who are allocated by the State natural forests or forest plantations and state budget or non-refundable funds for managing, protecting and using these forests for silviculture purposes, shall also be sanctioned under this Article if their forests are destroyed due to their irresponsibility.

Article 19.- Illegal exploitation of forests

Illegally exploitation of forests is individuals' and organizations' acts of collecting forest products in forests without permission of competent state agencies (if such exploitation is subjected by law to licensing) or not in accordance with granted licenses.

Those who illegally exploit forests shall be sanctioned as follows:

1. Illegally exploiting production forests

a/ For timber not of endangered, precious and rare species of groups IV to VIII:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- A fine of between VND 700,000/m3 and VND 1,000,0007m3, if illegally logging timber of between more than 6 m3 and 15 m3;

- A fine of between VND 1,000,000/m3 and VND 2,000,000/m3, if illegally logging timber of between more than 15 m3 and 20 m3

b/ For timber not of endangered, precious and rare species of groups I to III:

- A fine of between VND 700,000/m3, and VND 1,000,000/m3, if illegally logging timber of up to 4m3

- A fine of between VND 1,000.000/m3 and VND 1,500,000/m3 if illegally logging timber of between more than 4 m3 and 10 m3;

- A fine of between VND 1,_500,000/m3 and VND 2,500,000/m3, if illegally logging timber of between more than 10 m3 and 15 m3.

c/ For timber of endangered, precious and rare species of group IIA:

- A fine of between VND 1,500,000/m3 and VND 2,000,000/m3 if illegally logging timber of up to 3 m3;

- A fine of between VND 2,000,000/m3 and VND 2,500,0007m3. if illegally logging limber of between more than 3 m3 and 6 m3;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ For fuelwood:

- A fine of between VND 100,000/stere and VND 200,000/stere, if illegally logging fuelwood of up to 20 steres;

- A fine of between VND 200,000/stere and VND 500,000/stere, if illegally logging fuelwood of between more than 20 steres and 30 steres;

- A fine of between VND 500,000/stere and VND 700.000/stere, if illegally logging fuelwood of between more than 30 steres and 50 stores.

dd/ For forest plants and their parts other than timber and fuelwood

- A fine of between 0.8 time and 1.2 limes the value of illegally exploited forest products, if such forest products are not of endangered, precious and rare species and ore valued up to VND 30,000,000;

- A fine of between 1.2 times and 1.8 times the value of illegally exploited forest products, if such forest products are of endangered, precious and rare species of group IIA and are valued up to VND 20,000,000.

2. Illegally exploiting protection forests:

a/ For umber not of endangered, precious and rare species of groups IV to VIII:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- A fine of between VND 1,000,000/m3 and VND 1,500,000/m3, if illegally logging timber of between more than 3 m3 and 10 m3;

- A fine of between VND 1,500,000/m3 and VND 2.500,000/m3, if illegally logging timber of between more than 10 m3 and 15 m3;

b/ For timber not of endangered, precious and rare species of groups 1 to 111:

- A fine of between VND 1,000,000/m3 and VND 1,500,000/m3, if illegally logging timber of up to 3 m3;

- A fine of between VND 1,500,000/m3 and VND 2.000,000/m3, if illegally logging timber of between more than 3 m3 and 7 m3;

- A fine of between VND 2,000,000/m3 and VND 4,000,000/m3, if illegally logging timber of between more than 7 m3 and 10 m3

c/ For timber of endangered, precious and rare species of group HA:

- A fine of between VND 2,000,000/m3 to VND 3,000,000/m3, if illegally logging timber of up to 2 m3;

- A fine of between VND 3,000,000/m3 and VND 3,500,000/m3, if illegally logging timber of between more than 2 m3 and 4 m3;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ For fuelwood:

- A fine of between VND 200,000/stere and VND 300,000/stere, if illegally logging fuelwood of up to 15 steres;

- A fine of between VND 300,000/stere and VND 500,000/stere, if illegally logging fuelwood of between more than 15 steres and 25 steres:

- A fine of between VND 500,000.stere and VND 1,000,000/stere, if illegally logging fuelwood of between more than 25 steres and 40 steres:

dd/ For forest plants and their parts other than timber and fuelwood:

- A fine of between 1 time and 1.4 time the value of illegally exploited forest products, if such forest products are not of endangered, precious and rare species and arc valued up to VND 25,000,000;

- A fine of between 1.5 times and 2.5 times the value of illegally exploited forest products, it such forest products are of endangered, precious and rare species of group IIA and are valued up to VND 15,000,000.

3. Illegally exploiting special-use forests:

a/ for timber not of endangered, precious and rare species of groups IV to VIII:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- A fine of between VND 1,500,000/m5 and VND 2,000,000/m3, if illegally logging timber of between more than 3 m3 and 7 m3;

- A fine of between VND 2,000,000/m3 and VND 4,000,000/m3, if illegally logging timber of between more than 7 m3 and 10 m3;

b/ For timber not of endangered, precious and rare species of groups I to III:

- A fine of between VND 2,000,000/m3 and VND 3,000,000/m3, if illegally logging timber of up to 2 m3;

- A fine of between VND 3,000,000/m3 and VND 3.500.000rm3. if illegally logging umber of between more than 2 m3 and 4 m3;

- A fine of between VND 3,500,000/m3 and VND 4,500,000/m3 if illegally logging timber of between more man 4 m3 and 7.5 m3.

c/ For timber of endangered, precious and rare species of group IIA:

- A fine of between VND 3,000,000/m3 to VND 4,000.000/m3, if illegally logging timber of up to 1.5 m3;

- A fine of between VND 4,000,000/m3 and VND 5.000,000/m3, if illegally logging timber of between more than 15 m3 and 3 m3;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ For fuelwood:

- A fine of between VND 300,000/stere and VND 400,000/stere, if illegally logging fuel wood of up to 10 steres;

- A fine of between VND 400,000/stere and VND 800,000/stere, if illegally logging fuelwood of between more than 10 steres and 20 steres;

- A fine of between VND 800,000/stere and VND 1,200,000/stere. if illegally logging fuelwood of between more than 20 steres and 30 steres.

dd/ For forest plants and their parts other than timber and fuelwood:

- A fine of between 1.2 times and 1.8 times the value of illegally exploited forest products, if such forest products are not of endangered, precious and rare species and are valued up to VND 20,000,000;

- A fine of between 2 times and 4 times the value of illegally exploited forest products, if such forest products are of endangered, precious and rate species of group IIA and are valued up to VND 10,000,000.

4. In case of illegally logging young forest trees which cannot be measured in weight, the logged forest area shall be measured as the basis for fining under Article 18 of this Decree; if logging is scattered, making it impossible to measure the logged area, it shall be fire under Clause 2, Article 13 of this Decree.

5. In case of illegally logging planted trees in scattered areas or planted trees within an area which are ineligible for classification as timber, it shall be fined under Point d, Clause 1 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Those who commit acts of violation specified in this Article are also subject to one of the following additional sanctioning forms:

a/ Confiscation of material evidences and means used in administrative violations.

b/ Deprivation of the right to use logging permits.

8. Those who commit acts of violation specified in this Article shall also be forced to replant or pay expenses for replanting exploited forests.

9. Forest owners who are allocated by the State natural forests or forest plantations and state budget or non-refundable funds for managing, protecting and using these forests for silviculture purposes shall also be sanctioned under this Article if their forests are illegally exploited due to their irresponsibility.

Article 20.- Violations of regulations on forest animal management and protection

These violations are acts of hunting, shooting, catching; raising, slaughtering forest animals without permission of competent state agencies or not in accordance with the provisions of granted permits.

Those who violate regulations on forest animal management and protection shall be sanctioned as follows:

1. Caution or a fine of between VND 5,000 and VND 100,000 shall be imposed for one of the following acts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Using banned hunting and catching methods and tools.

c/ Hunting and catching forest animals in no-hunting places.

2. For forest animals not of endangered, precious and rare species:

a/ A fine of between 1 time and 1.5 times the value of material evidences that are forest animals or their parts valued at up to VND 2,000,000.

b/ A fine of between 1.6 times and 2 times the value of material evidences that are forest animals or their parts valued at between more than VND 2,000.000 and VND 5.000,000.

c/ A fine of between 2.1 times and 2.5 times the value of material evidences that are forest animals or their parts valued at more than VND 5,000,000. The maximum fine must not exceed VND 30,000,000.

3. For forest animals of endangered, precious and rare species of group IIB:

a/ A fine of between 1.6 times and 2 times the value of material evidences that are forest animals or their parts valued at up to VND 1,000,000.

b/ A fine of between 2.1 times and 2.5 times the value of material evidences that ate forest animals or their parts valued at between more than VND 1,000.000 and VND 2.000.000.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. A fine of between I time and 2 times the value of raised animals shall be imposed on persons who illegally raise forest animals of endangered, precious and rare species of group IB. The maximum fine must not exceed VND 30,000,000.

5. Those who commit acts of violation specified in this Article may, in addition to payment of a fine and confiscation of material evidences and means used in administrative violations, also be subject to deprivation of hunting gun use permits or certificates of registration of raising breeding animals for 1 year, or of restaurant, hotel, fine art or souvenir shop operation licenses for 2 years.

6. Those who commit acts of violation specified in this Article shall also be forced to pay expenses for remedying environmental pollution caused by their administrative violations.

Article 21- Illegal transportation of forest products

Illegal transportation of forest products is acts of vehicle operators, vehicle owners or forest product owners using vehicles or labor in transporting forest products without lawful papers or with lawful papers which are inconsistent with transported forest products:

Those who commit acts of illegally transporting forest products shall be sanctioned as follows:

1. For vehicle operators:

a/ Caution or a fine of between VND 5,000 and VND 500,000 shall be imposed on those who personally carry forest products illegally (without using any vehicle), or use rudimentary vehicles, bicycles or pulling animals for transporting forest products illegally.

b/ A fine of between VND 500,000 and VND 2,500,000 shall be imposed on those who operate motorcycles, mopeds or pedicabs for transporting forest products illegally.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For forest animals not of endangered, precious and rare species:

+A fine of between 0.5 time and 0.7 time the value of material evidences that are forest animals or their parts valued at up to VND 2,000,000.

+A fine of between 0.8 time and 1 time the value of material evidences that are forest animals or their parts valued at between more than VND 2,000,000 and VND 5,000,000.

+A fine of between 1 time and 1.2 times the value of material evidences that are forest animals or their parts valued at more than VND 5,000,000. The maximum fine must not exceed VND 30,000,000.

- For forest animals of endangered, precious and rare species of group IIB:

+ A fine of between 0.8 time and 1 time the value of material evidences that are forest animals or their parts valued at up to VND 1,000,000.

+ A fine of between 1 time and 1.2 times the value of material evidences that are forest animals or their parts valued at between more than VND 1,000,000 and VND 2,000,000.

+ A fine of between 1.3 times and 1.5 times the value of material evidences that are forest animals or their parts valued at more than VND 2,000.000. The maximum fine must not exceed VND 30,000,000.

- For timber not of endangered, precious and rare species of groups IV to VIII:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ A fine of between VND 350,000/m3 and VND 550,000/m3 if involving between more than 6 m3 and 15 m3;

+ A fine of between VND 500,000/m3 and VND 1,000,000m3, if involving more than 15 m3. The maximum fine must not exceed VND 30,000,000.

- For timber not of endangered, precious and rare species of groups I to III:

+ A fine of between VND 300,000/m3 and VND 500,000/m3, if involving up to 4 m3;

+ A fine of between VND 500,000/m3 and VND 700,000/m3, if involving between more than 4 m3 and 10 m3;

+ A fine of between VND 700,000/m3 and VND 1,300,000/m3 it involving more than 10 m3 the maximum fine must not exceed VND 30,000.000.

- For limber of endangered, precious and rare species of group IIA:

+ A fine of between VND 700.000/m3 to VND 1,000,000/m3 if involving up to 3 m3;

+A fine of between VND 1,000,000/3 and VND 1,400.000/m3 if involving between more than 3 m3 and 6 m3;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For non-timber forest plants and their parts of endangered, precious and rare species of group IIA, a fine of between 1 time and 2 times the value of material evidences shall be imposed. The maximum fine must not exceed VND 30.000,000.

d/ Operators of vehicles illegally transporting forest products who are also owners of these forest products or who are unable to prove that these forest products are not their own shall be sanctioned under Point a, b or c of this Clause, and Clause 3 of this Article.

2. For vehicle owners

Vehicle owners shall be sanctioned under Clause I of this Article (except owners of vehicles which are appropriated or illegally used).

3. For owners of forest products:

a/ Owners of forest products which are transported without papers proving their lawfulness shall be sanctioned as follows:

- For forest animals and their parts not of endangered, precious and rare species, their owners shall be sanctioned under Clause 2. Article 20 of this Decree;

- For forest animals and their parts of endangered, precious and rare species of group IIB, their owners shall be sanctioned under Clause 3, Article 20 of this Article;

- For timber not of endangered, precious and rare species of groups IV to VIII, their owners shall be sanctioned under Clause 1, Article 22 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For timber of endangered, precious and rare species of group HA, their owners shall be sanctioned under Clause 3, Article 22 of this Article;

- For non-timber forest plants and their parts of endangered, precious and rare species of group HA, their owners shall be imposed a fine of between 1.5 times and 2.5 times the value of material evidences; the maximum fine must not exceed VND 30,000,000.

b/ In case of transporting timber with valid papers proving its lawful origin but with a volume exceeding the allowable error limit, a fine shall be imposed on the portion in excess of the allowable error limit under Clause 1 of this Article.

c/ Owners who transport their forest products of lawful origin but fail to observe the State's current regulations on the management order and procedures shall be sanctioned under Article 23 of this Decree.

4. Those who commit acts of violation specified in Clauses 1,2 and 3 of this Article may also face one of the following additional sanctioning forms:

a/ Deprivation of the right to use permit, CITES certificate and special transportation permit; deprivation of the right to use driving license for six months.

b/ Confiscation of material evidences, for acts of violation specified in Clause 1, and at Points a and b, Clause 3 of this Article.

c/ Confiscation of vehicles illegally deporting forest products (except those which are appropriated or illegally used) in one of the following cases:

- Violation in an organized manner;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Violators resisting officials on duty;

- Using vehicles with double compartment, double bottom or double roof, vehicles without registration papers granted by competent state agencies, displaying forged number plates or vehicles transformed from small cars for illegally transporting forest products.

- Consequences of acts of violation shall be calculated in volume or the value of forest products in cash as follows:

+ For timber not of endangered, precious and rare species of groups IV to VIII, from 15 m3 or more; of groups I lo III, from 1 m3 or more;

+ For timber of endangered, precious and rare species of group IIA, from 0.5 m3 or more; of group IA (applicable to cases in which criminal cases have been instituted but dossiers are then returned for administrative sanction), from 0.3 m3 or more;

+ For forest plants and their parts (non umber) of endangered, precious and rare species of groups IIA, valued at VND 15.000,000 or more; of group IA, at VND 10,000,000 or more;

+ For forest animals not of endangered precious and rare species or their parts, valued at VND 2,000,000 or more; of endangered, precious and rare species of group IIB or their parts, at VND 1,500,000 or more; of endangered, precious and rare species of group IB or their parts (applicable to cases in which criminal cases have been instituted but dossiers are then transferred for administrative sanction), at VND 1,000,000 or more;

5. Those who commit acts of violation specified in this Article may also face one of the following remedies:

a/ Forced payment of expenses for rescue or destruction of wild animals which arc wounded or killed, or expenses for releasing wild animals into their natural habitats.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22.- Illegal purchase, sale, concealment, processing and trading of forest products

Acts of illegal purchase, sale, concealment, processing and trading of forest products are these acts performed without lawful papers or not in accordance with contents of their lawful papers or without permits in cases in which permits are required by law.

Those who commit acts of illegal purchase, sale, concealment, processing and trading of forest products shall be sanctioned as follows:

1. For acts of purchase, sale, concealment, processing and trading of timber not of endangered, precious and rare species of groups IV to VIII:

a/ A fine of between VND 500,000/m3 and VND 700,0007m3, if involving up to 6 m3

b/ A fine of between VND 700,000/m3 and VND 1,000,000/m3, if involving between more than 6 m3 and 15 m3;

c/ A fine of between VND 1,000,000/m3 and VND 2,000,000/m3, if involving between more than 15 m3 and 20 m3.

2. For acts of purchase, sale, concealment, processing and trading of timber not of endangered, precious and rare species of groups I to III:

a/ A fine of between VND 700.000/m3 and VND 1,000,000/m3, if involving up to 4 m3;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ A fine of between VND 1,500.000/m3 and VND 2,500,000/m3, if involving between more than 10 m3 and 15 m3

3. For acts of purchase, sale, concealment, processing and trading of timber of endangered, precious and rare species of group IIA:

a/ A fine of between VND 1,500,0Wm3 and VND 2,000,000/m3, if involving up to 3 m3;

b/A fine of between VND2,000,000/m3 and VND 2.500,000/m3, if involving between more than 3 m3 and 6 m3;

c/ A fine of between VND2,500,000/m3 and VND 3,500,000/m3, if involving between more than 6 m3 and 10 m3

4. For acts of purchase, sale, concealment, processing and trading of forest products and their pans, sanctions shall be imposed under Article 20 of this Decree.

5. In addition to paying a fine, violators under this Article will also have forest products confiscated.

Article 23. Violations of administrative procedures in purchase, sale, transportation, processing, trading and storage of forest products

1. A fine of between VND 500,000 and VND 2,000,000 shall be imposed on owners of forest product processing, trading, purchase and sale establishments who fail to make entries in the forest product storage and delivery register.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A fine of between VND 30,000/m3 and VND 50,000/m3, but not exceeding VND 5,000,000, shall be imposed on owners who transport, purchase, sell or store forest plantation and garden timber of lawful origin but fail to observe the State's current regulations on the management order and procedures.

3. A fine of between 0.1 time and 0.2 time the value of forest products, but not exceeding VND 5,000,000, shall be imposed on owners who process, trade in, transport, purchase or sell forest products and their parts (non-timber) of endangered, precious and rare species of group DA; forest animals and their parts, which are raised, of lawful origin but fail to observe the State's current regulations on the management order and procedures.

Chapter III

COMPETENCE TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 24.- Competence of forest protection officers to sanction administrative violations

1. Forest protection officers on duty have the competence to issue cautions or impose fines of up to VND 100.000.

2. Heads of forest protection stations have the competence to issue cautions or impose fines of up to VND 2,000,000; confiscate material evidences and means used in administrative violations which are valued at up to VND 10,000,000.

3. Heads of district-level forest protection sections, special-use forest protection sections and protection-forest protection sections and leaders of mobile forest protection and forest fire prevention and fighting teams have the competence to issue cautions or impose fines of up to VND 10,000,000; confiscate material evidences and means used in administrative violations which are valued at up to VND 20,000,000; and apply remedies specified in Clauses 2 and 5, Article 6 of this Decree.

4. Directors of provincial-level forest protection departments and leaders of task-force forest protection teams have the competence to issue cautions or impose fines of up to VND 20,000,000; deprive the right to use permits specified at Point b. Clause 7, Article 19; in Clause 5, Article 20; at Point a, Clause 4, Article 21 of this Decree; confiscate material evidences and means used In administrative violations; and apply remedies specified in Article 6 of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 25. Competence of presidents of People's Committees at all levels to sanction administrative violations

1. Commune-level People's Committee presidents have the competence to issue cautions or impose fines of up to VND 500,000; confiscate material evidences and means used in administrative violations which are valued at up to VND 500,000; and apply remedies specified in Clause 2, Article 6 of this Decree.

2. District-level People's Committee presidents have the competence to issue cautions or impose fines of up to VND 20,000,000; deprive of the right to use permits specified at Point b, Clause 7, Article 19; in Clause 5, Article 20; at Point a, Clause 4, Article 21 of this Decree; confiscate material evidences and means used in administrative violations; and apply remedies specified in Article 6 of this Decree.

3. Provincial-level People's Committee presidents have the competence to issue cautions or impose fines of up to VND 30,000,000; deprive of the right to use permits specified at Point b. Clause 7, Article 19; in Clause 5, Article 20; at Point a. Clause A, Article 21 of this Decree; confiscate material evidences and means used in administrative violations; and apply remedies.

4. Local forest protection agencies at all levels shall give advice to People’s Committees of the same level on sanctioning administrative violations according to their competence specified in this Article.

Article 26.- Authorization of the competence to sanction administrative violations

1. When a person with administrative violation-sanctioning competence specified in Clause 3,4 or 5, Article 24, or Article 25 of this Decree is absent, he/she may authorize his/her deputy. The authorized person shall exercise the competence of his/her head and take responsibility before law for his/her sanctioning of administrative violations.

2. Authorization must be made in writing either on a case-by-case basis or for a specified period of time.

Article 27.~ Determination of the competence to sanction administrative violations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The competence to impose fines shall be determined based on the maximum level of the fine bracket prescribed for each act of administrative violation.

3. In case of sanctioning a person who commits more than one act of administrative violation, the competence to sanction this person is determined on the following principle:

a/ If the sanctioning forms and levels for each of these acts of violation fall within the sanctioning competence of a title holder, the competence to sanction these acts rests with this title holder.

b/ If the sanctioning form and level for one of these acts of violation fall beyond the sanctioning competence of the sanctioning person, this person shall transfer the dossier of the violation case to the level with sanctioning competence.

c/ If these acts of violation fall within the sanctioning competence of persons in different branches the competence to sanction these acts rests with the competent People's Committee of the place where the violation takes place.

4. Functional agencies, such as police, border guard, customs, tax. market control and inspection, shall closely coordinate with forest protection agencies in examining, inspecting and stopping acts of administrative violation in the domain of forest management, forest protection and forest product management. When detecting any act of administrative violation, a written record thereof must be made according to regulations, and within 5 days from the date of making of such written record, the relevant dossier, material evidences and means used in the administrative violation must be transferred to the forest protection agency of the same, level for sanctioning. If the case of violation does not fall within its sanctioning competence, the forest protection agency shall, upon receiving its dossier, transfer the dossier to the authority with sanctioning competence defined in Articles 24 and 25 of this Decree. In provinces and districts without a forest protection agency, cases of violation arrested by functional agencies shall be transferred to the offices of provincial-level or district-level People's Committees to advise the presidents of these provincial-level or district-level People's Committees on sanctioning these cases according to their competence. The violation-handling agency shall pay reasonable expenses arising in the course of arrest and preservation of material evidences to the dossier-transferring agency.

Article 28.- Settlement of cases falling beyond the competence to sanction administrative violations

1. When a fine to be imposed in a case of violation or the value of material evidences and means in a case of violation falls beyond the sanctioning competence of his/her level, the person who has received the dossier of the case shall transfer the whole dossier to a competent authority for sanctioning within the time limit specified in Article 37 of this Decree. The dossier of a case of violation shall be transferred as follows:

a/ If the case of violation falls beyond the sanctioning competence of a forest protection officer, its dossier shall be transferred to his/her immediate supervisor.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ If the case of violation falls beyond the sanctioning competence of the director of a forest protection section, its dossier shall be transferred to tile director of the provincial-level forest protection department or the president of the district-level People's Committee of the locality where the violation takes place for handling.

d/ If the case of violation falls beyond the sanctioning competence of the leader of the mobile forest protection and forest fire prevention and fighting team, its dossier shall be transferred to the director of the provincial-level forest protection department for sanctioning.

dd/ If the case of violation falls beyond the sanctioning competence of the president of a district-level People's Committee or the director of a forest protection section, its dossier shall be transferred to the president of the provincial-level People's Committees for sanctioning.

e/ When finding it necessary, the immediate supervisor within the system of forest protection agencies may pick up a case of administrative violation falling within the sanctioning competence of its subordinate for handling.

2. The transfer of dossiers of cases of violation to authorities with sanctioning competence shall he carried out through the system of forest protection agencies. Pending the issuance of sanctioning decisions by competent agencies, temporarily seized forest products and means in these eases shall be preserved by agencies which have decided on the temporary seizure at temporary seizure places. Alter sanctioning decisions are issued, forest protection agencies shall comply with these decisions.

Chapter IV

APPLICATION OF PREVENTIVE MEASURES

Article 29.- Body search, detention of persons according to administrative procedures

1. Body search according to administrative procedures shall be carried out under the provisions of Article 47 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 30.- Search of vehicles and articles

When having grounds to believe that vehicles, bags and containers contain illegal forest products, leaders of task-force forest protection teams, directors of district-level forest protection sections, special-use forest protection sections or protection-forest protection sections, leaders of mobile forest protection and forest fire prevention and fighting teams or forest protection officers that are performing forest product examination and control shall use signal flags, signal boards, whistles or torches (at dark) to order operators of road or waterway vehicles to stop their vehicles for forest product control. Vehicle and article searches shall be carried out under the provisions of Article 48 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 31.- Search of places for concealed material evidences and means involved in administrative violations

Persons defined in Article 45 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations who work in the forest protection force or other functional agencies defined in Clause 4, Article 27 of this Decree, when conducting inspection and examination in the domain of forest management, forest protection and forest product management, are entitled to make decision to search forests or sites where forest products and means involved in administrative violations are concealed under the provisions of Article 49 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

When searching residences for material evidences and means involved in administrative violations, scorch decisions arc subject to prior written consent of the president of the district-level People's Committee before the search is carried out Residence mentioned in this Article is a place of habitual residence of an individual or household with permanent residence or temporary residence registration papers; or a place where the vehicle is registered, for vehicles used as habitual residences of individuals or households.

Article 32.- Temporary seizure of material evidences and means involved in administrative violations

1. Leaders of task-force forest protection teams, directors of district-level forest protection sections, special-use forest protection sections or protection-forest protection sections, leaders of mobile forest protection and forest fire prevention and righting teams and other persons defined in Articles 45 and 46 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations have the competence to temporarily seize material evidences and means involved in administrative violations.

Seizure of material evidences and means involved in administrative violations shall be carried out under the provisions of Article 46 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

2. The duration of temporary seizure of vehicles involved administrative violations is as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ For complex cases requiring verification, vehicles involved in administrative violations may be temporarily seized for a longer period not exceeding 60 days, counting from the date they are temporarily seized.

The time of temporary seizure of vehicles involved in administrative violations specified at Points a and h. Clause 2 of this Article is counted in working days, excluding holidays as prescribed by law.

Chapter V

PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND EXECUTION OF SANCTIONING DECISIONS

Article 33.- Termination of acts of administrative violation

When detecting individuals' or organizations' acts of administrative violation specified in Articles 8 through 23 of this Decree or activities at risk of causing forest fires or damaging forests, persons with sanctioning competence shall take measures to stop These acts or activities. A termination measure may be a written or oral decision, a whistle, a signal or in other forms depending on each specific case of violation. Immediately after stopping activities harmful to forests, forest protection officers shall report thereon to their immediate supervisors.

Article 34.- Sanctioning of administrative violations according to simplified procedures

It is the case in which a person with sanctioning competence does not make a written record of a violation but issue a sanctioning decision on spot.

1. Cases in which administrative violations may be sanctioned according to simplified procedures:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Multiple acts of violation committed by a person each of which is subject to caution or a fine of up to VND 100,000.

2. An administrative violation-sanctioning decision according to simplified procedures must be made in writing according to a set form. Sanctioned individuals or organizations may pay fines on spot to persons with sanctioning competence for which they will be given a receipt issued by the Ministry of Finance.

Article 35.- Making of written records of administrative violations

1. Persons with administrative violation-sanctioning competence shall, when detecting illegal acts, promptly make written records of administrative violation under the provisions of Article 55 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, except for violations sanctioned according to simplified procedures under die provisions of Article 54 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations. If the written record-making person does not have the sanctioning competence, his/her superior, who has sanctioning competence, shall sign the written record or, if finding it necessary, conduct verification before signing the written record.

2. Functional agencies mentioned in Clause 4, Article 27 of this Decree shall, when detecting acts of administrative violation in the domain of forest management, forest protection and forest product management, make written records thereof, temporarily seize material evidences and means involved in these administrative violations and transfer them to forest protection agencies according to regulations. Written records made by and transferred from functional agencies serve as the basis for sanctioning administrative violations.

3. When catching individuals or organizations red-handed, committing acts of administrative violations in the forests under their management, forest owners may detain, make written records of violations caught red-handed, escort the violators, and deliver them together with die violation dossiers to forest protection agencies or People's Committees of communes, wards or townships where the violations take place. Written records of violations caught red-handed made by forest owners serve as the basis for competent agencies to make written records of administrative violations.

4. If detecting derelict material evidences and means involved in violations, persons mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article shall make written records of examination and temporary seizure and conduct investigation to identify violators and handle them according to law.

Forest owners shall coordinate with forest protection agencies in making written records of and examining derelict material evidences and means found in their forests. Derelict forest products found by forest owners shall be disposed of under Article 43 of this Decree.

Article 36.- Administrative violation-sanctioning decisions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Methods of determining fine levels

a/ A specific fine imposed for an act of administrative violation involving no aggravating or extenuating circumstances is the average of the fine bracket prescribed for such act The average of a fine bracket is half of the sum of the minimum fine at id die maximum fine of the fine bracket. If a fine is based on the number of times of the value of forest products, it shall be determined based on half of the sum of the minimum number of times and the maximum number of times of the fine bracket.

b/ For administrative violations subject to a fine prescribed in square meter, cubic meter, true or value of forest product, the average fine shall be calculated according to Point a, Clause 2 of this Article, then multiplied by the area, volume or number of trees or value of forest products involved in the violation.

c/ For violators with extenuating or aggravating circumstances, it is necessary to calculate the average fine according to Points a and b. Clause 2 of this Article, which may, as the case may be, be reduced, but not lower than the minimum level of the relevant fine bracket, and multiplied by the area volume, number of trees or value of forest products involved in the violation, or be increased, but not higher than the maximum level of the relevant fine bracket, and multiplied by the area, volume or number of trees or value of forest products involved in the violation, but not exceeding VND 30,000,000.

3. An administrative violation-sanctioning decision must be issued according to proper competence, order and procedures and in the proper form as prescribed. It must contain full contents as specified in Article 56 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations. When the provisions of Clause 4, Article 45 of this Decree are applied this application must be stated in sanctioning decisions

Article 37.- Time limit for issuing sanctioning decisions

1. Time limit for issuing sanctioning decisions

a/ For simple cases involving apparent acts of violation and requiring no further verification, sanctioning decisions must be issued within 10 working days from the date written records of administrative violations are made.

b/ For complex cases in which material evidences and means need assessment, violators need to be identified or other complex circumstances are involved, the time limit for issuing sanctioning decisions is 30 working days from the date written records of administrative violations are made.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/The time limit for issuing sanctioning decisions is counted in working days, excluding holidays prescribed by law.

2. The order of extension of the time limit for issuing a sanctioning decision is as follows:

a/ Directors of district-level forest protection sections may grant extension for cases of violation falling within the sanctioning competence of heads of attached forest protection stations.

b/ Directors of provincial-level forest protection apartments may grant extension for cases of violation falling within the sanctioning competence of leaders of mobile forest protection and forest fire prevention and fighting teams, directors of district-level forest protection .sections, directors of special use forest protection sections and directors of protection-forest protection sections.

c/ Presidents of district-level People's Committees may grant extension for cases of violation falling within the sanctioning competence of presidents of commune-level People's Committees.

d/ Presidents of provincial-level People's Committees may grant extension for cases of violation falling within the sanctioning competence of directors of provincial-level forest protection departments and presidents of district-level People's Committees.

dd/The director of the Forest Protection Department may grant extension for cases of violation falling within the sanctioning competence of task-force forest protection teams and cases of violation falling within his/her sanctioning competence.

3. Competent persons may not issue sanctioning decisions in the following cases:

a/The time limit stated at Point a, Clause 1 of this Article has expired;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ The extended period approved by competent authorities has expired,

4. If not issuing sanctioning decisions, competent persons may still issue decisions on the application of remedies specified in Article 6 of this Decree, and confiscate forest products which are material evidences involved in administrative violations.

Article 38- Decision on forced application of remedies, confiscation of material evidences involved in administrative violations in case of non-issuance of administrative violation-sanctioning decisions

1. After the expiry of the statute of limitations for sanctioning specified in Article 4 of this Decree or the time limit for issuing administrative violation-sanctioning decisions specified in Clause 3, Article 37 of this Decree, persons with sanctioning competence may not issue sanctioning decisions but can still decide on the application of remedies as applicable to acts of violation specified in Chapter II of this Decree.

Decisions on forced application of remedies must be issued in writing according to a set form.

2. If unable to issue a sanctioning decision as the sanctioning time limit has expired, the person with sanctioning competence can still issue a decision to confiscate forest products that are material evidences involved in the administrative violation.

After the expiry of the sanctioning time limit, decisions in confiscate forest products that are material evidences involved in administrative violations must be issued in writing according to a set form.

Article 39.- Valuation of material evidences and means involved in administrative violations

1. After temporarily seizing material evidences and means involved in administrative violations, if finding it necessary to confiscate them, the person who has issued the temporary seizure decision shall invite a representative from the finance agency of the same level to examine and value these material evidences and means. If it is difficult to value these material evidences and means or the person who has issued the temporary seizure decision and the representative of the finance agency cannot reach agreement, the person who has issued the temporary seizure decision shall set up a valuation board with the participation of the provincial-level auction service center and representatives of concerned agencies to conduct the valuation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The value of material evidences and means involved in administrative violations determined under the provisions of Clause 1 of this Article serves as the basis for determining the competence to confiscate material evidences and means involved in administrative violations.

Article 40.- Signing and sealing of administrative violation-sanctioning decisions

1. A administrative violation-sanctioning decision must be signed by the person with sanctioning competence or his/her authorized person; no other persons are allowed to sign such decision on behalf or for these persons.

2. Sealing of administrative violation-sanctioning decisions

a/ Persons with administrative violation-sanctioning competence and persons authorized to sanction administrative violations may use the seal of the agency of the person competent to sanction such violations. A seal shall be appended onto the left one-third of (he signature

b/ For a sanctioning decision issued by a person with sanctioning competence but without the right to appendix a seal thereon, the seal of the agency of the person with sanctioning competence shall he appended on the top left corner of the sanctioning decision, at which the name of the sanctioning agency and the decision number and code are displayed.

Article 41.- Collection and payment of fines

1. Collection of fines

a/ State treasuries shall collect fines for administrative violations, ensuring convenience for fine payers. Fines for administrative violations must be collected according to administrative violation-sanctioning decisions issued by persons with sanctioning competence in accordance with the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Fines of between VND5,000 and VND 100,000;

- Fines imposed after working hours;

- Fines imposed in remote and isolated places, on river and sea or in areas with difficult travel conditions.

c/ Violating individuals or organizations that are unable to pay fines on spot shall pay fines at state treasuries according to regulations. Persons with sanctioning competence shall give administrative violation-sanctioning decisions to sanctioned individuals or organizations and send these decisions within 3 working days from the date of their issuance to state treasuries designated to collect fines.

2. Time limit for fine payment

a/ Individuals and organizations that collect on spot fines for acts of administrative violation shall remit collected fines within 2 working days from the date of collection thereof to suite treasuries accurately and fully according to the total of fines indicated in fine receipts and administrative violation-sanctioning decisions issued by competent authorities.

b/ What administrative violations are sanctioned in remote and isolated places or areas with difficult travel conditions, persons with sanctioning competence may collect fines on spot and shall remit collected fines to state treasuries within 7 working days from the date of collection thereof; violators who are unable to pay fines on spot shall comply With the provisions of Clause 3 of this Article.

c/ When administrative violations are sanctioned on river or sea, persons with sanctioning competence may collect fines on spot and shall remit collected fines to state treasuries within 2 working days from the date of getting ashore. Sanctioned individuals or organizations that are unable to pay fines on spot shall pay fines to state treasuries within 2 working days from the date of getting ashore.

3. If not paying a fine on spot (excluding the case specified at Point c, Clause 2 of this Article), the sanctioned individual or organization shall fully pay the fine at the state treasury indicated in the sanctioning decision within 10 days from the date of receipt of the sanctioning decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Management and use of fines collected for administrative violations

a/ Fines collected tor administrative violations must be fully remitted into the state budget via state treasury accounts.

b/ Use of fines for administrative violations which have been remitted into the state budget as funding support for agencies and organizations in charge of handling administrative violations must comply with the provisions of law on state budget

Article 42.- Deprivation of the right to use permits and practice certificates

1. Deprivation of the right to use permits and practice certificates is an additional sanctioning form applied in addition to the principal sanctioning form in the following cases:

a/ Acts of violation specified in Article 19 of this Decree and subject to an average fine of more man VND 10,000,000.

b/ Acts of violation specified in Articles 20 and 21 of this Decree and subject to an average fine of more than VND 5,000,000.

2. Persons with administrative violation-sanctioning competence may deprive violators of the right to use permits and practice certificates. Within 3 days from the date of issuance of an administrative violation-sanctioning decision, the issuer shall notify the permit- and practice certificate-granting agency of the application of the sanctioning form of deprivation of the right to use permits and practice certificates.

3. Procedures for deprivation of the right to use permits and practice certificates comply with the provisions of Article 59 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Persons committing acts of illegally exploiting forests shall be handled under the provisions of Article 19 of this Decree.

2. Confiscated forest products shall be returned to forest owners in the following cases:

a/ Forest owners catch violators red-handed in their forests.

b/ Forest owners do not catch violators re-handed but have sufficient grounds to prove that forest products concerned belong to their planted, tended and protected forest plantations or regenerated forests.

Article 44. Disposal of material evidences and means involved in administrative violations

1. Seized material evidences and means involved in administrative violations:

For material evidences that are fresh and live articles, weak and wounded forest animals not of group IB or other fresh forest products not of group IA persons with sanctioning competence shall make written records and promptly organize the sale thereof at the prices prescribed by provincial level People's Committees. The proceeds shall be deposited in state treasury accounts. If the material evidences are later confiscated under decisions or competent persons, these proceeds shall be paid into die stale budget after subtracting related expenses according to the provisions of law. If these material evidences are not confiscated, the proceeds shall be returned to their lawful owners, managers or users.

2. For confiscated material evidences and means involved in administrative violations:

a/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall provide guidance on disposal of confiscated material evidences that arc forest animals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ For confiscated means of poor quality or with an expired use period as prescribed by law. provincial-level forest protection departments shall, in coordination with the finance agency of the same level and concerned agencies, make written records and organize the sale thereof as scraps or the destruction thereof.

d/ For confiscated material evidences and means involved in administrative violations other than those prescribed in Clause 1 or at Points a and b. Clause 2 of this Article, they shall be disposed of as follows:

- Within 5 working days from the date of confiscation into state coffers of material evidences and means involved in administrative violations, the agency that has issued the confiscation decision shall send this decision to the finance agency of the some level;

- Within 10 working days from the date of issuance of a decision to confiscate material evidences and means involved in an administrative violation, the provincial-level forest protection department shall, in coordination with the finance agency of the same level and concerned agencies, organize an auction within a month. Past this period, if none or only some of the invited coordinating agencies participate in organizing the auction, the provincial-level forest protection department shall organize the auction on its own, remit the proceeds in a state treasury, then notify the finance agency of the same level thereof.

dd/ For provinces and districts without a forest protection agency, confiscated forest products shall be transferred to the finance agency of the same level for sale according to current regulations.

Article 45.- Compliance with administrative violation-sanctioning decisions

1. After issuing a sanctioning decision the person with sanctioning competence shall deliver it to the sanctioned person or notify such person 1o come to receive it. Past one year, if the person with sanctioning competence cannot deliver the sanctioning decision to the sanctioned person, he/she shall issue n decision to terminate the execution of the decision with respect to such person, except for the confiscation of material evidences and means involved in the administrative violation.

2. Within 10 days from die date of receipt of a sanctioning decision, the individual or organization that is sanctioned for an administrative violation shall comply with the sanctioning decision except for cases eligible for postponed compliance with sanctioning decisions specified in Article 65 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

3. If an individual or organization commits an administrative violation in an administrative unit within one province but resides or is based in another province and has no conditions for complying with the decision in the place where his/her/Its administrative violation is sanctioned, the decision shall be transferred to the agency of the same level of the locality where the individual resides or the organization is based for organization of implementation. I f there is no such agency of the same level in the locality where the individual resides or the organization is based, the sanctioning decision shall be transferred to the district level People's Committee for organization of implementation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. In casa of imposing a fine on the violator without confiscating his/her vehicle, the person with sanctioning competence may temporarily keep the vehicle circulation permit, the driving license and other related necessary papers or temporarily seize the vehicle involved in the violation till all persons who arc sanctioned in the case of violation completely comply with the sanctioning decision

Temporary seizure of vehicles involved in administrative violations to ensure compliance with sanctioning decisions must be recorded in sanctioning decisions, and written records of temporary seizure of operators' or owners' vehicles must be made, specifying the reason for the temporary seizure. The temporary seizure of a vehicle will last until the violator completely complies with the sanctioning decision immediately after the sanctioned violator completely complies with the sanctioning decision, the person with sanctioning competence shall return the vehicle to the violator.

Article 46.- Enforcement of administrative violation-sanctioning decisions

1. After the period for compliance with an administrative violation sanctioning decision specified in Clause 2, Article 45 of this Decree, the violator who fails to voluntarily comply with the sanctioning decision shall be forced to comply with the decision.

2. Enforcement of administrative violation-sanctioning decisions complies with the provisions of Articles 66 and 67 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations and the Government's Decree No. 37/2005/ND-CP of March 18, 2005, stipulating procedures for applying measures to enforce administrative violation-sanctioning decisions.

Article 47.- Transfer of dossiers of cases of violation with criminal signs for penal liability examination

1. When examining a case of violation in order to issue a sanctioning decision, if finding that the act of violation concerned shows criminal signs, the responsible person shall initiate a criminal case or immediately transfer the dossier of the case to o competent criminal proceeding agency.

It is strictly prohibited to retain cases of violation with criminal signs for administrative sanction.

2. For a case against which an administrative violation sanctioning decision has boon issued but is later detected to have criminal signs and still within the statute of limitations for penal liability examination, the person who has issued the administrative violation-sanctioning decision shall cancel this decision and. within three days from the date of cancellation, transfer the dossier to a competent criminal proceeding agency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter VI

COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 48.- Complaints and denunciations Complaints and denunciations shall be lodged and settled in accordance with the Law on Complaints and Denunciations.

Article 49.- Handling of violations committed by persons with competence to sanction administrative violations

Persons with competence to sanction administrative violations who harass, fail to promptly or improperly sanction administrative violations, cover up violators, impose sanctions ultra vires, appropriate or illegally use money, material evidences and means involved in violations, or intentionally obstruct production and circulation of commercial forest products, shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensation therefor in accordance with law.

Chapter Vll

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 50.- This Decree takes effect 15 days alter its publication in "CONG BAO" and replaces the Government's Decree No. 139/2004/ND-CP of June 25,2004, on sanctioning of administrative violations in the domain of forest management, forest protection and forest product management

Acts of administrative violations in the domain of forest management, forest protection and forest product management which are detected and recorded before the effective date of this Decree and are not handled yet shall be sanctioned under the provisions of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 51.- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall organize, direct, and prescribe unified paper forms to be used by the forest protection force nationwide for the implementation of this Decree. It shall provide guidance on any problems arising in the course of implementation for consistent settlement in the accordance with law.

Article 52.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of People's Committees of provinces and centrally run cities shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF TFIE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.342

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.69.243
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!