Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 121/2004/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường

Số hiệu: 121/2004/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 12/05/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 121/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2004

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 121/2004/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 5 NĂM 2004 QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử lý vi phạm hành chính.

3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này bao gồm:

a) Vi phạm các quy định về thực hiện đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường;

b) Vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.

4. Những hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường quy định tại các nghị định khác của Chính phủ (sau đây gọi là các Nghị định có liên quan) được áp dụng các quy định tại các Nghị định đó.

Điều 2. Đối tượng bị xử phạt

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này và các nghị định có liên quan.

2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt như cá nhân, tổ chức Việt Nam theo các quy định tại Nghị định này và các nghị định có liên quan, trừ trường hợp các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

3. Cá nhân là người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt theo các quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt

1. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trưường phải được phát hiện, xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay.

Việc xử phạt phải đưược tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả về môi trưường do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này và các nghị định khác của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến môi trường.

3. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trưường chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính một lần.

Một ngưười, một tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Nhiều ngưười, nhiều tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì mỗi ngưười, mỗi tổ chức vi phạm đều bị xử phạt.

4. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trưường phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.

5. Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trưường trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính của cá nhân trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác đã làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng tự điều khiển hành vi.

Điều 4. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính đưược thực hiện; nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trưường; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trưường hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc kể từ thời điểm chấm dứt hành vi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì đưược coi nhưư chưưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trưường.

Điều 7. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

Mức quy định phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 70.000.000 đồng.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trưường và các loại giấy phép có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Giấy phép môi trường) có thời hạn hoặc không thời hạn;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc thực hiện có thời hạn các biện pháp bảo vệ môi trường do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường yêu cầu;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường do hành vi vi phạm gây ra;

c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;

d) Buộc tiêu huỷ hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường.

4. Cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều này thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó. Việc cưỡng chế thi hành được thực hiện theo quy định tại Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương 2:

CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯƯỜNG, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT

Điều 8. Vi phạm các quy định về đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường và các giấy phép khác về môi trường

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở thuộc đối tượng quy định phải đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường để trình cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường xác nhận mà đã tiến hành xây dựng công trình.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở thuộc đối tượng quy định phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để trình cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phê chuẩn mà đã tiến hành xây dựng công trình.

3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đối với cơ sở đang hoạt động thuộc đối tượng quy định phải đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đối với cơ sở trong khu công nghiệp đang hoạt động thuộc đối tượng quy định phải đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;

b) Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở đang hoạt động thuộc đối tượng quy định phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

c) Hoạt động không có giấy phép về môi trường theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải lập Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động không có giấy phép về môi trường theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và cơ sở trong khu công nghiệp thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.

6. Biện pháp khác đối với vi phạm quy định tại Điều này:

a) Buộc thực hiện có thời hạn đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Buộc thực hiện có thời hạn các thủ tục để được cấp Giấy phép môi trường.

Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện những nội dung trong Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng những nội dung trong Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được xác nhận.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện những nội dung trong Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được xác nhận.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng những nội dung trong Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được xác nhận của các cơ sở trong khu công nghiệp hoặc trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê chuẩn.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện những nội dung trong Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được xác nhận của các cơ sở hoạt động trong khu công nghiệp hoặc trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê chuẩn.

5. Biện pháp khác đối với vi phạm quy định tại Điều này:

Buộc thực hiện có thời hạn đối với vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Điều 10. Vi phạm các quy định về xả nước thải

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần trở lên.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép.

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép.

5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm quy định tại Điều này:

a) Tưước quyền sử dụng Giấy phép môi trưường từ 90 ngày đến 180 ngày đối với các vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

Tưước quyền sử dụng Giấy phép môi trưường không thời hạn đối với các vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này gây ra.

Điều 11. Vi phạm các quy định về thải khí, bụi.

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép vào môi trường;

b) Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần trở lên.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thải khí thải, bụi thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép.

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thải khí thải, bụi thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép.

5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm quy định tại Điều này:

a) Tưước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường từ 90 ngày đến 180 ngày đối với các vi phạm tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

Tưước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại khoản 4 Điều này;

b) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này gây ra.

Điều 12. Vi phạm các quy định về thải chất thải rắn

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thải chất thải rắn không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm môi trường.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp chất thải rắn có chứa chất thải nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép.

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp chất thải rắn có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép.

5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường từ 90 ngày đến 180 ngày đối với các vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

Tưước quyền sử dụng Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại khoản 4 Điều này;

b) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này gây ra.

Điều 13. Vi phạm các quy định về tiếng ồn, độ rung

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn, độ rung vưượt tiêu chuẩn môi trường cho phép trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.

3. Biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:

Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây ra.

Điều 14. Vi phạm các quy định về quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải, các chất gây ô nhiễm môi trưường không theo đúng quy định về bảo vệ môi trưường.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm môi trường.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại hoặc có chứa chất phóng xạ không đúng quy định về bảo vệ môi trường.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường.

5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép.

6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

a) Tước Giấy phép môi trường từ 90 ngày đến 180 ngày đối với các vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này;

Tưước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại khoản 5 Điều này;

b) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này gây ra.

Điều 15. Vi phạm các quy định về nhập khẩu, xuất khẩu phế liệu

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, tạm nhập để tái xuất, tạm xuất để tái nhập, chuyển khẩu phế liệu không theo đúng quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, tạm nhập để tái xuất, tạm xuất để tái nhập, chuyển khẩu phế liệu mà không được cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho phép.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây ô nhiễm môi trường.

4. Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp là chất thải nguy hại hoặc chất phóng xạ vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:

a) Buộc tiêu huỷ hoặc tái xuất phế liệu hoặc chất thải nguy hại;

b) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này gây ra.

Điều 16. Vi phạm các quy định trong các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu công nghệ, hoá chất độc hại, sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm của chúng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu công nghệ, hoá chất độc hại, sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm của chúng không theo đúng quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu công nghệ, hoá chất độc hại, sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm của chúng mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi làm trái quy định trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, sản xuất, vận chuyển đối với sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm của chúng.

4. Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này gây ô nhiễm môi trường.

5. Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 30 ngày đến 90 ngày đối với các vi phạm quy định Điều này;

b) Buộc tiêu huỷ hoặc tái xuất;

c) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này gây ra.

Điều 17. Vi phạm các quy định về bảo tồn thiên nhiên

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia không đúng quy định về bảo vệ môi trường.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khu bảo tồn thiên nhiên không đúng quy định về bảo vệ môi trường, gây suy thoái môi trường.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi khai thác vườn quốc gia không đúng quy định về bảo vệ môi trường, gây suy thoái môi trường.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:

Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này gây ra.

Điều 18. Vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không trang bị phương tiện phòng, chống rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không có phương án phòng, chống rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu.

3. Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này gây ô nhiễm môi trường.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này gây ra.

Điều 19. Vi phạm các quy định về sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, nhập khẩu, tàng trữ, sử dụng pháo hoa và các chất dễ gây cháy nổ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, nhập khẩu, tàng trữ, sử dụng pháo hoa và các chất dễ gây cháy nổ không đúng quy định về bảo vệ môi trường.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo hoa và các chất dễ gây cháy nổ gây ô nhiễm môi trường.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại thuốc nổ lấy từ bom, mìn, lựu đạn và các loại vũ khí khác để sản xuất pháo hoa.

4. Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này gây sự cố môi trường.

5. Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

a) Tịch thu hàng hoá, vật phẩm;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này gây ra.

Điều 20. Vi phạm quy định về ô nhiễm đất

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất gây ô nhiễm không theo đúng quy định về bảo vệ môi trường.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm đất.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất thải nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép.

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này gây ra.

Điều 21. Vi phạm quy định về ô nhiễm môi trường nước

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xả, thải vào môi trường nước các chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm nước.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất thải nguy hại vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép.

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này gây ra.

Điều 22. Vi phạm quy định về ô nhiễm không khí

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thải các loại khói, bụi, chất độc hại hoặc các yếu tố độc hại khác vào không khí, gây ô nhiễm không khí.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất thải nguy hại gây hậu quả xấu đến con người và thiên nhiên.

3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này gây ra.

Điều 23. Vi phạm các quy định về ứng cứu và khắc phục hậu quả sự cố môi trường

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không kịp thời báo cho Uỷ ban nhân dân, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nơi gần nhất khi phát hiện sự cố môi trưường.

b) Không thực hiện những biện pháp thuộc trách nhiệm của mình để kịp thời khắc phục sự cố môi trưường.

c) Không chấp hành hoặc chấp hành không đúng lệnh huy động khẩn cấp nhân lực, vật tưư, phưương tiện để khắc phục sự cố môi trưường.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng, thời gian khắc phục hậu quả lâu dài.

4. Các biện pháp khác đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này gây ra.

Điều 24. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cản trở công tác điều tra, nghiên cứu, kiểm soát, đánh giá hiện trạng môi trường.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không trung thực về hiện trạng môi trường cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi cản trở công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành.

4. Biện pháp khác đối với vi phạm quy định tại Điều này:

Buộc thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Chương 3:

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT

Điều 25. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phưường, thị trấn có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm gây ra;

đ) Buộc tiêu huỷ hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;

d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm gây ra;

đ) Buộc tiêu huỷ hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;

c) Tưước quyền sử dụng Giấy phép môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp;

d) Tịch thu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trưường;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm gây ra;

e) Buộc tiêu huỷ hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường.

Điều 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường

1. Thanh tra viên chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, của Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Buộc tiêu huỷ hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm gây ra.

2. Chánh Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;

đ) Buộc tiêu huỷ hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;

e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

3. Chánh Thanh tra môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;

đ) Buộc tiêu huỷ hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;

e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm gây ra.

Điều 27. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức thanh tra nhà nưước chuyên ngành

Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 25, Điều 26 Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này mà thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt nhưng phải thực hiện theo đúng quy định của Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 28. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ngưười có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm.

2. Trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện như sau:

a) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ.

Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản.

Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp nộp tiền tại chỗ thì được nhận biên lai thu tiền phạt.

b) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là phạt tiền trên 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về vi phạm hành chính. Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm, các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng hàng hoá, vật phẩm bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người bị hại.

3. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai ghi tiền phạt.

Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Người bị phạt có quyền không nộp tiền phạt nếu không có biên lai thu tiền phạt.

4. Khi tịch thu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản, trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, tình trạng, chất lượng của hàng hoá, vật phẩm bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến. Trường hợp cần niêm phong hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường thì phải tiến hành ngay trước mặt người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.

5. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

6. Cá nhân bị xử phạt từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành xử phạt trong trường hợp đang gặp khó khăn đặc biệt về tài chính. Thủ tục và thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 29. Tưước quyền sử dụng giấy phép

1. Cá nhân, tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp các loại giấy phép môi trường đều có thể bị tước quyền sử dụng nếu có các vi phạm hành chính liên quan trực tiếp đến quy định về sử dụng giấy phép đó.

Khi quyết định tưước quyền sử dụng giấy phép, ngưười có thẩm quyền phải lập biên bản, ghi rõ lý do tưước quyền sử dụng giấy phép theo các nội dung quy định tại Điều 59 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, đồng thời phải buộc đình chỉ vi phạm.

Việc tưước quyền sử dụng giấy phép chỉ đưược thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của ngưười có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 25; khoản 2, khoản 3 Điều 26 của Nghị định này. Quyết định phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử lý, đồng thời thông báo cho nơi cấp giấy phép biết.

Ngưười có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 25 của Nghị định này có quyền đề nghị cơ quan cấp giấy phép môi trưường thu hồi giấy phép.

2. Tưước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn đối với các vi phạm lần đầu, có thể khắc phục đưược. Khi hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trả lại giấy phép cho tổ chức, cá nhân được sử dụng giấy phép.

3. Tưước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Giấy phép đưược cấp không đúng thẩm quyền;

b) Giấy phép có nội dung trái với quy định về bảo vệ môi trường;

c) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường xét thấy không thể cho tiếp tục hoạt động được.

Điều 30. Những quy định khi áp dụng các biện pháp hành chính khác

1. Ngưười có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 25, Điều 26 và Điều 27 của Nghị định này khi quyết định áp dụng các biện pháp hành chính khác phải căn cứ vào quy định của pháp luật, mức độ thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hành chính gây ra và phải chịu trách nhiệm trưước pháp luật về quyết định của mình.

2. Cá nhân, tổ chức bị áp dụng những biện pháp hành chính khác phải thi hành các hình thức xử phạt đó trong thời hạn 10 ngày sau khi được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trưường hợp không thi hành sẽ bị cưưỡng chế trong thời gian quy định. Chi phí cho việc tổ chức cưưỡng chế do cá nhân, tổ chức bị cưưỡng chế chịu trách nhiệm.

3. Trong trưường hợp các tang vật, phưương tiện vi phạm hành chính về bảo vệ môi trưường phải tịch thu hoặc tiêu huỷ thì khi thi hành phải lập biên bản có chữ ký của ngưười quyết định, ngưười bị phạt, người làm chứng và xử lý tang vật vi phạm hành chính theo đúng quy định tại Điều 60, Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương 4:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 31. Khiếu nại, tố cáo

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trưường hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của ngưười có thẩm quyền.

Công dân có quyền tố cáo với các cơ quan nhà nưước có thẩm quyền những hành vi trái pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trưường.

2. Thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Điều 118 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Điều 32. Xử lý đối với ngưười có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Ngưười có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trưường mà sách nhiễu, dung túng, bao che cho người vi phạm, không xử phạt hoặc xử phạt không đúng mức, xử phạt vượt thẩm quyền, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho Nhà nưước, công dân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Xử lý vi phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính

Ngưười bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trưường nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 34. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Nghị định này thay thế Nghị định số 26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.

Điều 35. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

Bộ trưưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hưướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưưởng, Thủ trưưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 121/2004/ND-CP

Hanoi, May 12, 2004

 

DECREE

ON SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF ENVIRONMENTAL PROTECTION

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 27, 1993 Law on Environmental Protection;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Administrative violations in the field of environmental protection mean acts of violating the regulations on State administration in the field of environmental protection, intentionally or unintentionally committed by individuals or organizations, which are not crimes but must be administratively handled under the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and this Decree.

3. Administrative violations in the field of environmental protection, prescribed in this Decree, include:

a) Violation of regulations on environmental standard registration, environmental impact evaluation reports and other regulations on environmental protection;

b) Violation of regulations on environmental pollution, depletion and incident prevention and combat.

4. Acts of administrative violation on environmental protection prescribed in other decrees of the Government (hereinafter referred to as relevant decrees) shall comply with the provisions of such decrees.

Article 2.- Sanctioned subjects

1. Vietnamese individuals and organizations that commit acts of administrative violations in the field of environmental protection shall all be sanctioned according to the provisions of this Decree and the relevant decrees.

2. Foreign individuals and organizations that commit acts of administrative violation in the field of environmental protection within the territory, exclusive economic zone and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam shall all be sanctioned like Vietnamese individuals and organizations according to the provisions of this Decree and the relevant decrees, except for cases where the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to otherwise provide for.

3. Individuals being minors who commit acts of administrative violation in the field of environmental protection shall be sanctioned according to the provisions in Article 7 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. All acts of administrative violation in the field of environmental protection must be detected and sanctioned in time and immediately stopped.

The sanctioning must be conducted in a swift, just, fair and thorough manner; all environmental consequences caused by administrative-violation acts must be addressed strictly according to the provisions of law.

2. Individuals and organizations shall be sanctioned for administrative violations in the field of environmental protection only when they commit violation acts prescribed in this Decree and other decrees of the Government prescribing the sanctioning of administrative violations related to environment.

3. An act of administrative violation in the field of environmental protection shall be administratively sanctioned only once.

A person or an organization, that commits many acts of administrative violation in the field of environmental protection, shall be sanctioned for each of those violation acts.

If many persons or many organizations, that jointly commit an act of administrative violation in the field of environmental protection, each violating person or organization shall be sanctioned.

4. The sanctioning of administrative violations in the field of environmental protection must be based on the nature and seriousness of the violations, the personal records of the violators as well as the extenuating and/or aggravating circumstances in order to decide on appropriate handling forms and measures.

5. Sanctions shall not be imposed on administrative violations in the field of environ-mental protection, which are committed in cases of emergency circumstances, unexpected incidents or on administrative violations committed by individuals who suffer from mental diseases or other ailments which deprive them of the capacity to cognize or control their acts.

Article 4.- Extenuating circumstances and aggravating circumstances

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- Statute of limitations for sanctioning of administrative violations

1. The statute of limitations for sanctioning of an administrative violation in the field of environmental protection shall be two years counting from the date such administrative violation act is committed; past the above-mentioned statute of limitations, the sanction shall not be imposed, but the remedial measures prescribed at Point a, Point b, Point c or Point d, Clause 3, Article 7 of this Decree, shall still be applied.

2. For individuals against whom the criminal proceedings are initiated, who are prosecuted or brought to trial according to criminal procedures as decided and later decisions are issued to suspend the investigation or suspend their cases, but their violation acts show signs of administrative violations related to environ-mental protection, they shall be sanctioned for administrative violations related to environ-mental protection; the statute of limitations for sanctioning the administrative violations shall be three months counting from the date the competent persons receive the suspension decisions and dossiers on the violation cases.

3. Within the time limits prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, if individuals or organizations commit new administrative violations in the field of environmental protection or deliberately shirk or obstruct the sanctioning, the statute of limitations for sanctioning prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall not apply. The statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be re-calculated from the time the new administrative violations are committed or the time the acts of deliberately shirking or obstructing the sanctioning terminate.

Article 6.- The time limit for being considered not yet being sanctioned for administrative violations

Individuals and organizations, that are sanctioned for administrative violations in the field of environmental protection, shall be considered not yet being sanctioned for administrative violations in the field of environmental protection if past one year counting from the date they complete serving the sanctioning decisions or the date the sanctioning decisions expire, they do not relapse into violations.

Article 7.- Sanctioning forms and remedial measures

1. For each act of administrative violation in the field of environmental protection, the violating individual or organization shall only be subject to one of the following principal sanctioning forms:

a) Caution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The maximum fine level for one act of violation in the field of environmental protection shall be VND 70,000,000.

2. Depending on the nature and seriousness of their violations, the violating individuals or organizations may be subject to the application of one or all of the following additional sanctioning forms:

a) Deprivation of the right to use the certificates of environmental standard satisfaction and assorted permits with contents related to environmental protection (hereinafter referred to as environment permits), definite or indefinite;

b) Confiscation of material evidences and/or means used for commission of administrative violations in the field of environment.

3. Apart from the sanctioning forms prescri-bed in Clauses 1 and 2 of this Article, individuals and organizations that commit administrative violations in the field of environmental protection may also be compelled to apply one or many of the following remedial measures:

a) Being compelled to apply environmental protection measures for a definite period of time as requested by the State management agencies in charge of environmental protection;

b) Being forced to apply measures to address the environmental pollution, depletion and/or incidents caused by their violation acts;

c) Being forced to take out of the Vietnamese territory or to re-export goods or articles which cause environmental pollution;

d) Being forced to destroy environment-polluting goods, articles.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE FIELD OF ENVIRONMENTAL PROTECTION, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 8.- Violation of the regulation on environmental standard registration, environ-mental impact assessment report, environmental standard certificates and other environment-related permits

1. Caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for act of failing to register the environmental standards by establishments, which, as prescribed, are subject to register the environmental standards for submission to the State management agencies in charge of environmental protection for certification, but proceeding with the construction of their works.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for act of failing to make reports on environmental impact assessment by establish-ments which, as prescribed, are subject to make environmental impact assessment reports for submission to the State management agencies in charge of environmental protection for ratification, but proceeding with the construction of their works.

3. A fine of between VND 1,500,000 and 3,000,000 for act of failing to register the environmental standard satisfaction by operating establishments which, as prescribed, are subject to register the environmental standards.

4. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for one of the following violation acts:

a) Failing to register environmental standards by operating establishments in industrial parks, which, as prescribed, are subject to register the environmental standards;

b) Failing to make reports on environmental impact assessment by operating establishments which, as prescribed, are subject to make environmental impact assessment reports;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for act of operating without environment-related permits according to regulations of the State management agencies in charge of environmental protection by establishments which are subject to make environmental impact assessment reports and industrial park establishments which are subject to make environmental standard registration.

6. Other measures against violations prescribed in this Article:

a) Being compelled to definitely make environmental standard registration, to make environmental impact assessment reports;

b) Being compelled to definitely carry out procedures for being granted the environment-related permit.

Article 9.- Violation of regulations on materialization of the contents in the written registration of environmental standards, the environmental impact assessment reports

1. Caution or a fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for act of failing to comply with the contents in the certified written environmental standard registration.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for act of failing to materialize the contents in the certified environmental impact assessment reports.

3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for act of failing to comply with the contents in the certified written environmental standard registrations of establishments in industrial parks or in the ratified environmental impact assessment reports.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for act of failing to comply with the contents in the certified written environmental standard registrations of establishments operating in industrial parks or in the ratified environmental impact assessment reports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Forced materialization for a definite time, for violations prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

Article 10.- Violation of regulations on discharge of waste water

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and 500,000 for act of discharging waste water less than twice in excess of the permitted norms.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 8,000,000 for act of discharging waste water twice or more in excess of the permitted norms.

3. A fine of between VND 15,000,000 and 30,000,000 for act of discharging waste water containing hazardous substances in excess of the permitted norms.

4. A fine of between VND 60,000,000 and 70,000,000 for act of discharging waste water containing radioactive substances which contaminate environment with radioactivity in excess of the permitted level.

5. Additional sanctioning forms and remedial measures applicable to the violations prescribed in this Article:

a) Deprivation of the right to use environment permits for between 90 and 180 days for violations prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article;

Indefinite deprivation of the right to use environment permits for the violations prescribed in Clause 4 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Violation of regulations on discharging gas, dust

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and 500,000 for one of the following violation acts:

a) Discharging gas, dust in excess of the permitted norms into the environment;

b) Discharging the stinking smells, bad smells directly into the environment without going through environmental pollution-restricting devices.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for violation acts prescribed at Point a, Clause 1 of this Article in excess of the permitted norms twice or more.

3. A fine of between VND 15,000,000 and 30,000,000 for act of discharging waste gas, dust containing hazardous substances in excess of the permitted norms.

4. A fine of between VND 60,000,000 and 70,000,000 for act of discharging waste gas, dust containing radioactive substances which contaminate the environment with radioactivity in excess of the permitted level.

5. The additional sanctioning forms and remedial measures applicable to violation acts prescribed in this Article:

a) Deprivation of the right to use environ-mental standard certificates for between 90 and 180 days for the violations prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Forced overcoming of consequences caused by violation acts prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

Article 12.- Violation of regulations on discharging solid wastes

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and 500,000 for act of discharging solid wastes in contravention of regulations.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for the violation act prescribed in Clause 1 of this Article, thus causing environmental pollution.

3. A fine of between VND 15,000,000 and 30,000,000 for violation act prescribed in Clause 2 of this Article in cases where the solid wastes contain hazardous wastes in excess of the permitted norms.

4. A fine of between VND 60,000,000 and 70,000,000 for violation act prescribed in Clause 1 of this Article in cases where the solid wastes contain radioactive substance which contaminates environment with radioactivity in excess of the permitted level.

5. Additional sanctioning forms and remedial measures applicable to violation acts prescribed in this Article:

a) Deprivation of the right to use environment permits for between 90 and 180 days for the violations prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article;

Indefinite deprivation of the right to use environment permits for the violations prescribed in Clause 4 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- Violation of regulations on noise, vibration degrees

1. Caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for acts of causing noises or vibration in excess of the permitted environmental norms.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for acts of causing noises, vibration in excess of the permitted environmental norms during the period of between 22.00 hrs and 06.00 hrs of the following day.

3. Other measures against violation acts prescribed in this Article:

Forced overcoming of consequences caused by the violation acts prescribed in Clause 1, Clause 2 of this Article.

Article 14.- Violation of regulations on waste management, transportation and handling

1. Caution or a fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for acts of managing, transporting and handling wastes and/or environment pollutants in contravention of the regulations on environmental protection.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for violation acts prescribed in Clause 1 of this Article, which cause environmental pollution.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for acts of managing, transporting and handling wastes, which are hazardous or contain radioactive substance, in contravention of the regulations on environmental protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. A fine of between VND 60,000,000 and 70,000,000 for acts of managing, transporting and handling wastes which contain radioactive substances, thus contaminating the environment with radioactivity in excess of the permitted levels.

6. Additional sanctioning forms and remedial measures applicable to the violation acts prescribed in this Article:

a) Deprivation of environment permits for between 90 and 180 days, for the violations prescribed in Clauses 2, 3 and 4 of this Article;

Indefinite deprivation of environment permits, for the violations prescribed in Clause 5 of this Article;

b) Forced overcoming of consequences caused by violation acts prescribed in Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article.

Article 15.- Violation of the regulations on import or export of discarded materials

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for acts of importing, exporting, transiting, temporarily importing for re-export, temporarily exporting for re-import, transshipping discarded materials against the regulations of the State management agencies in charge of environmental protection.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for acts of importing, exporting, transiting, temporarily importing for re-export, temporarily exporting for re-import, border-gate transshipping discarded materials without permission of the State management agencies in charge of environmental protection.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for the violation acts prescribed in Clause 1, Clause 2 of this Article, which cause the environmental pollution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Remedial measures applicable to the violation acts prescribed in this Article:

a) Forced destruction or re-export of discarded materials or hazardous wastes;

b) Forced overcoming of consequences caused by the violation acts prescribed in Clause 3, Clause 4 of this Article.

Article 16.- Violation of the regulations on activities of research, production, import of technologies, toxic chemicals, genomic organisms and products thereof

1. A fine of VND 5,000,000 and 10,000,000 for acts of importing technologies, toxic chemicals, genomic organisms and products thereof in contravention of the State's regulations on environmental protection.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for acts of importing technologies, toxic chemicals, genomic organisms and products thereof without permission of competent State bodies.

3. A fine of between VND 30,000,000 and 45,000,000 for acts against the regulations on research, application, transfer, production, transportation of genomic organisms and products thereof.

4. A fine of between VND 55,000,000 and 70,000,000 for violation acts prescribed in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 of this Article, which cause the environmental pollution.

5. Additional sanctioning forms and remedial measures applicable to violation acts prescribed in this Article:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Forced destruction or re-export;

c) Forced overcoming of consequences caused by violation acts prescribed in Clause 4 of this Article.

Article 17.- Violation of regulations on nature conservation

1. Caution or a fine of between VND 200,000 and 1,000,000 for acts of exploiting nature conservation zones, national parks in contraven-tion of regulations on environmental protection.

2. A fine of between VND 15,000,000 and 30,000,000 for acts of exploiting nature conser-vation zones against the environmental protection regulations, causing environmental depletion.

3. A fine of between VND 50,000,000 and 60,000,000 for acts of exploiting national gardens in contravention of the environmental protection regulations, causing the environ-mental depletion.

4. Remedial measures applicable to violation acts prescribed in this Article:

Forced overcoming of consequences caused by violation acts prescribed in Clause 2 or Clause 3 of this Article.

Article 18.- Violation of regulations on prevention and combat of environmental incidents in oil and gas prospection, exploration, exploitation, transportation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Failing to equip means to prevent, combat oil leakages, fires and explosions, spillages as provided for by competent State bodies;

b) Failing to draw up plans to prevent and combat oil leakages, fires and explosions or spillages as provided for by competent State bodies. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for acts of causing oil leakages, fires and explosions or spillages.

3. A fine of between VND 55,000,000 and 70,000,000 for violation acts prescribed in Clause 2 of this Article, causing the environ-mental pollution.

4. Remedial measures applicable to violation acts prescribed in this Article:

Forced application of measures to redress the environmental pollution caused by violation acts prescribed in Clause 2 or Clause 3 of this Article.

Article 19.- Violation of regulations on production, transportation, trading, import, storage and/or use of fireworks and matters likely to cause fires and/or explosions

1. Caution or a fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for acts of producing, transporting, trading in, importing, storing and/or using fireworks and matters likely to cause fires and/or explosions in contravention of regulations on environmental protection.

2. Caution or a fine of between VND 5,000,000 and 15,000,000 for acts of producing, transporting, storing and/or using fireworks and fire-and/or explosion- prone matters, thus causing the environmental pollution.

3. A fine of between VND 15,000,000 and 30,000,000 for acts of using assorted explosives extracted from bombs, mines, grenades and other weapons to produce fireworks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Additional sanctioning forms and remedial measures applicable to violation acts prescribed in this Article:

a) Confiscation of goods, articles;

b) Forced application of measures to redress the environmental pollution caused by violation acts prescribed in Clause 2, 3 or 4 of this Article.

Article 20.- Violation of regulations on soil pollution

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and 500,000 for acts of burying or discharging into soil environmental pollutants in contraven-tion of the environmental protection regulations.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 15,000,000 for violation acts prescribed in Clause 1 of this Article, which cause soil pollution.

3. A fine of between VND 20,000,000 and 35,000,000 for violation acts prescribed in Clause 2 of this Article in cases where the pollutants contain hazardous wastes in excess of the permitted norms.

4. A fine of between VND 60,000,000 and 70,000,000 for violation acts prescribed in Clause 2 of this Article in cases where the pollutants contain radioactive substances which contaminate the environment with radioactivity in excess of the permitted level.

5. Remedial measures applicable to violation acts prescribed in this Article:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- Violation of regulations on water pollution

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and 500,000 for acts of discharging into water pollutants in excess of the permitted norms.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 15,000,000 for violation acts prescribed in Clause 1 of this Article, which cause water pollution.

3. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for violation acts prescribed in Clause 2 of this Article in cases where the pollutants contain hazardous wastes in excess of the permitted environmental norms.

4. A fine of between VND 60,000,000 and 70,000,000 for violation acts prescribed in Clause 2 of Article in cases where the pollutants contain radioactive substances which contaminate the environment with radioactivity in excess of the permitted level.

5. Remedial measures applicable to violation acts prescribed in this Article:

Forced application of measures to redress the environmental pollution and/or depletion caused by violation acts prescribed in Clauses 2, 3 and/or 4 of this Article.

Article 22.- Violation of regulations on air pollution

1. A fine of between VND 5,000,000 and 15,000,000 for acts of discharging assorted smokes, dusts, hazardous substances or other hazardous elements into the air, causing air pollution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of between VND 60,000,000 and 70,000,000 for violation acts prescribed in Clause 1 of this Article in cases where the pollutants contain radioactive substances which contaminate the environment with radioactivity in excess of the permitted level.

4. Remedial measures applicable to violation acts prescribed in this Article:

Forced overcoming of consequences caused by violation acts prescribed in Clauses 1, 2 and/or 3 of this Article.

Article 23.- Violation of regulations on rescue and redress of consequences of environmental incidents

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and 500,000 for one of the following acts:

a) Failing to report in time to the People's Committees, the nearest State management agencies in charge of environment protection on environmental incidents upon the detection thereof.

b) Failing to apply measures under one's own responsibility to address environmental incidents in time.

c) Failing to abide by or improperly abiding by the order on urgent mobilization of human resources, supplies and means for redressing the environmental incidents.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for violation acts prescribed in Clause 1 of this Article in case of causing environmental pollution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Other measures against violation acts prescribed in this Article:

Forced application of measures to address environmental pollution and/or depletion caused by violation acts prescribed in Clauses 1, 2 and/or 3 of this Article.

Article 24.- Acts of obstructing activities of State management over environmental protection

1. Caution or a fine of between VND 200,000 and 500,000 for acts of obstructing the work of investigating, studying, controlling and/or assessing current environmental situation.

2. Caution or a fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for acts of untruthfully reporting on the current environmental situation to the State management bodies in charge of environmental protection.

3. A fine of between VND 1,000,000 and 4,000,000 for acts of obstructing the work of environmental protection inspection and examination conducted by State management bodies in charge of environmental protection.

4. Other measures against the violations prescribed in this Article:

Forced realization of requests of State management bodies in charge of environmental protection.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.- Competence of the presidents of the People's Committees at different levels to sanction administrative violations

1. The commune/ward/township People's Committee presidents are competent:

a) To impose caution;

b) To impose fines of up to VND 500,000;

c) To confiscate environment-polluting goods, articles valued at up to VND 500,000;

d) To force the remedy of environmental pollution and/or depletion caused by violation acts;

e) To force the destruction of environment-polluting goods, articles.

2. The presidents of the People's Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns are competent:

a) To impose caution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) To confiscate environment-polluting goods, articles;

d) To force the application of measures to redress the environmental pollution caused by violation acts;

e) To force the destruction of environment-polluting goods, articles.

3. The provincial/municipal People's Committee presidents are competent:

a) To impose caution;

b) To impose fines of up to VND 70,000,000;

c) To deprive of the right to use the environment permits granted by provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment;

d) To confiscate environment-polluting goods, articles;

e) To force the application of measures to redress the environmental pollution and/or depletion caused by violation acts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 26.- Competence of specialized environmental protection inspectors to sanction administrative violations

1. Specialized natural resource and environment inspectors of the provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment and of the Ministry of Natural Resources and Environment, who are on official duty, are competent:

a) To impose caution;

b) To impose fines of up to VND 200,000;

c) To confiscate environment-polluting goods, articles, valued at up to VND 2,000,000;

d) To force the destruction of environment-polluting goods, articles;

e) To force the application of measures to redress the environmental pollution and/or degeneration caused by violation acts.

2. Specialized natural resource and environment chief inspectors of the provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment are competent:

a) To impose caution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) To deprive of the right to use environment permits under their jurisdiction;

d) To confiscate environment-polluting goods, articles;

e) To force the destruction of environment-polluting goods, articles;

f) To force the application of measures to redress the environmental pollution and/or depletion caused by violation acts prescribed in this Article.

3. The environment chief inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment is competent:

a) To impose caution;

b) To impose fines of up to VND 70,000,000;

c) To deprive of the right to use environment permits under their jurisdiction;

d) To confiscate environment-polluting goods, articles;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f) To force the application of measures to redress the environmental pollution and/or degeneration caused by violation acts.

Article 27.- Competence of State manage-ment bodies and specialized State inspection organizations to sanction administrative violations regarding the environmental protection

Besides the persons with sanctioning competence, defined in Articles 25 and 26 of this Decree, the persons having the sanctioning competence under the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, if detecting administrative violation acts prescribed in this Decree which fall within their respective fields and areas of management, are all entitled to sanction them but strictly in accordance with the provisions of Article 42 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 28.- Procedures for sanctioning administrative violations

1. Upon detecting acts of administrative violation in the field of environmental protection, the persons having sanctioning competence must order the immediate stoppage of such violation acts.

2. The administrative violation-sanctioning order and procedures shall be effected as follows:

a) For administrative violations subject to caution or a fine of up to VND 100,000, the persons having the sanctioning competence shall issue decisions to sanctions them on spot.

The sanctioning decisions must be inscribed clearly with the day, month and year of issuance; the full names and addresses of the violators or the names and addresses of violating organizations; acts of violation; places where the violations are committed; the full names and positions of the decision issuers; the applicable clauses and articles of legal documents. These decisions must be handed to the sanctioned individuals and organizations, each with one copy.

In case of fines, the decisions must clearly state the fine levels. The violating individuals and organizations may pay fines on spot to the competent sanctioning persons; in case of on-spot payment of fines, they shall be given the fine collection receipts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The fined organizations and individuals must pay fines at the State Treasuries defined in the sanctioning decisions and shall be given the fine collection receipts.

In remote, far-flung areas, on rivers and sea, in areas difficult to access or outside the working hours, the sanctioned individuals and organizations may pay fines to the competent sanctioning persons. The competent sanctioning persons have the responsibility to collect fines on spot and remit them into the State Treasuries as provided for in Clause 3, Article 58 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations. The sanctioned persons may refuse to pay fines if no fine collection receipts are issued.

4. When confiscating the environment-polluting goods and/or articles, the persons having the sanctioning competence must make records thereon, which must clearly state the names, quantities, conditions, quality of the confiscated goods and/or articles and be signed by the confiscators, the sanctioned persons or representatives of the sanctioned organizations and the witnesses. In case of necessity to seal off the environment-polluting goods and/or articles, such must be conducted in the presence of the sanctioned persons or representatives of the sanctioned organizations and the witnesses.

5. The sanctioned individuals and organiza-tions must execute the sanctioning decisions within 10 days after being handed the sanctioning decisions. Past the above-said time limit, if the sanctioned individuals and organi-zations fail to voluntarily execute the sanctioning decisions, they shall be forced to execute them as provided for in Article 66 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

6. Individuals fined with VND 500,000 or more may postpone the execution of the sanction in cases where they meet with particular financial difficulties. The procedures and time limit for postponement of the fining decisions shall comply with the provisions of Article 65 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 29.- Deprivation of the right to use permits

1. Individuals and organizations that are granted assorted environment permits by State management bodies in charge of environmental protection can all be deprived of the right to use such permits if their administrative violations are directly related to the provisions on the use of such permits.

Upon deciding to deprive of the right to use permits, the competent persons must make records thereon, clearly stating the reasons for the deprivation of the right to use the permits according to the contents prescribed in Article 59 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, and at the same time force the stoppage of violations.

The deprivation of the right to use permits shall be effected only after the written decisions are issued by the competent persons defined in Clause 3, Article 25; Clauses 2 and 3, Article 26 of this Decree. The decisions must be sent to the handled individuals and organizations, and at the same time notified to the permit-granting offices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The definite deprivation of the right to use permits shall be applied to the first-time violations which can be redressed. Upon the expiry of the duration inscribed in the sanctioning decisions, the persons having the sanctioning competence must return the permits to the organizations and/or individuals that are entitled to use the permits.

3. The indefinite deprivation of the right to use permits shall apply to the following cases:

a) The permits are granted ultra vires;

b) The permits contain contents contrary to the environmental protection regulations;

c) The environmental protection regulations are violated so seriously that the violators' continued operations cannot be permitted.

Article 30.- Provisions on application of other administrative measures

1. The persons with sanctioning competence, defined in Articles 25, 26 and 27 of this Decree, when deciding to apply other administrative measures, must base themselves on law provisions, the actual damage extents caused by administrative-violation acts, and must bear responsibility before law for their decisions.

2. Individuals and organizations subject to the application of other administrative measures must execute such sanctioning forms within 10 days after being handed the sanctioning decisions, except otherwise provided for by law. In case of failure to execute them, they shall be forced to do so within the prescribed time limit. The expenses for the forced execution shall be covered by the individuals and/or organizations forced to execute them.

3. Where material evidences and/or means of environment protection-related administrative violations must be confiscated or destroyed, the records thereon must be made with the signatures of the decision makers, the sanctioned persons and the witnesses, and the material evidences of administrative violations must be handled strictly according to the provisions of Articles 60 and 61 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, HANDLING OF VIOLATIONS

Article 31.- Complaints and denunciations

1. Individuals and organizations sanctioned for administrative violations in the field of environmental protection or their lawful representatives may complain about the sanctioning decisions of competent persons.

Citizens may denounce to competent State bodies illegal acts concerning administrative sanction in the field of environmental protection.

2. The procedures for lodging complaints and denunciations and the settlement of complaints and denunciations shall comply with the provisions in Articles 118 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

3. The initiation of lawsuits against decisions on sanctioning of administrative violations, decisions on application of measures to prevent, and ensure the sanctioning of, administrative violations in the field of environmental protection shall comply with the law provisions on procedures for settlement of administrative cases.

Article 32.- Handling of persons with competence to sanction administrative violations in the field of environmental protection

The persons with competence to sanction administrative violations in the field of environmental protection, who harass for bribes, tolerate or cover up violators, fail to sanction or sanction inappropriately, sanction beyond their competence, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage to the State, citizens and/or organizations, they must pay compensations therefor according to law provisions.

Article 33.- Handling of violations committed by persons sanctioned for administrative violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 34.- Implementation effect

This Decree takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

This Decree replaces the Government's Decree No.26/CP of April 26, 1996 prescribing the sanctioning of administrative violations regarding environmental protection.

Article 35.- Guidance and implementation responsibilities

The Minister of Natural Resources and Environment shall, within his/her functions, tasks and powers, have to guide and organize the implementation of this Decree.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12/05/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.533

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.171.83
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!