BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 978/QĐ-BCT
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 02
năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP
ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp
chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ
Công Thương triển khai thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ
trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng; các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty; các
Trường thuộc Bộ (sau đây gọi là các đơn vị thuộc Bộ) chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin;
- Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương;
- Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, PC.
|
BỘ TRƯỞNG
Vũ Huy Hoàng
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 978/QĐ-BCT ngày 08 tháng 02 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII thông qua ngày
20 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2013. Nhằm triển khai thi hành Luật kịp thời, đồng bộ, thống nhất
và hiệu quả, Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1. Tổ chức triển khai thực hiện Luật
phổ biến, giáo dục pháp luật kịp thời
và hiệu quả.
1.2. Nâng cao nhận thức của cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động trong ngành công thương về vị trí, vai trò
của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tạo chuyển biến cơ bản, ổn định trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
1.3. Nâng cao nhận thức, ý thức chấp
hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động ngành công thương.
2. Yêu cầu
2.1. Xác định nhiệm vụ cụ thể, tiến độ
thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện
Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
2.2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ
có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và thực hiện đầy đủ các nội dung trong Kế
hoạch.
II. NỘI DUNG
1. Phổ biến, quán triệt triển
khai Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
1.1. Các cấp ủy đảng, thủ trưởng các
đơn vị thuộc Bộ chỉ đạo việc phổ biến, quán triệt, triển
khai nội dung Luật phổ biến, giáo dục pháp luật đến toàn thể cán bộ công chức,
viên chức.
1.2. Tổ chức Hội nghị tập huấn, giới
thiệu nội dung cơ bản của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật,
kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến pháp luật
- Đơn vị chủ
trì: Vụ Pháp chế
- Đơn vị phối hợp:
Văn phòng Bộ; Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp
- Đối tượng: Đại diện lãnh đạo, công
chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ
- Thời gian thực hiện:
+ Tổ chức Hội nghị tập huấn, giới thiệu
các nội dung cơ bản của Luật: Quý II năm 2013
+ Tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức
pháp luật, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật: hàng năm
2. Tổ chức rà soát văn bản pháp luật hiện hành về phổ biến giáo dục pháp luật
thuộc thẩm quyền; thống kê những
văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ để phù hợp với quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
- Định kỳ 6 tháng và 1 năm thực hiện
việc rà soát lồng ghép vào việc rà soát văn bản chung
- Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp chế
- Đơn vị phối hợp:
các đơn vị thuộc Bộ
- Thời gian thực hiện: định kỳ hàng
năm
3. Bố trí cán bộ, công chức,
viên chức, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
phù hợp với nhu cầu phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý theo quy định tại Điều 38 Luật phổ biến, giáo dục pháp
luật
3.1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ
kiện toàn lực lượng, bổ sung, củng cố đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo điều kiện cho lực lượng này tham gia
các lớp tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật (khi có lớp tập huấn)
3.2. Thời gian thực hiện: thường
xuyên, hàng năm
4. Tổ chức kiểm tra, sơ kết
3 năm thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
4.1. Các đơn vị thuộc Bộ tự tổ chức
kiểm tra, sơ kết tình hình thực hiện Luật phổ biến, giáo dục
pháp luật, gửi báo cáo về Bộ (qua Vụ Pháp chế) để tổng hợp,
báo cáo Chính phủ. Thời gian: Quý I năm 2015.
4.2. Vụ Pháp chế có trách nhiệm kiểm
tra tình hình thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số đơn vị thuộc Bộ; đầu mối tổ chức sơ kết
3 năm thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng báo cáo của Bộ Công
Thương gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
- Đơn vị chủ
trì: Vụ Pháp chế
- Đơn vị phối hợp: các đơn vị thuộc Bộ
- Thời gian thực
hiện: từ năm 2013 đến năm 2015
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ
của mình, các đơn vị thuộc Bộ chủ động, tích cực phối hợp với Vụ Pháp chế thực
hiện hiệu quả Kế hoạch.
2. Vụ Pháp chế có
trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương kiểm tra việc thực
hiện Kế hoạch này; sơ kết, đánh giá, đề nghị khen thưởng đối
với các đơn vị, tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện
Kế hoạch và xây dựng báo cáo của Bộ để báo cáo Chính phủ.
3. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ
thông tin, Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương tiếp tục củng cố, xây dựng và duy
trì các chuyên trang, chuyên mục thông tin, phổ biến pháp luật;
chú trọng phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, các văn bản
pháp luật liên quan đến chức năng quản
lý nhà nước về công nghiệp và thương mại.
4. Vụ Tài chính chủ trì, phối hợp với
Vụ Pháp chế để bố trí kinh phí thực hiện những nhiệm vụ trong Kế hoạch./.