Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3866/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Nguyễn Thành Trí
Ngày ban hành: 05/12/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3866/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 05 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HÓA CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân;

Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Căn cứ Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ;

Căn cứ Chỉ thị số 32/2008/CT-BVHTTDL ngày 08/4/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 2808/SKHĐT-VX ngày 13/11/2014 về việc đề nghị phê duyệt Đề án Phát triển xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa - xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Phát triển xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa - xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2020.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Trí

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HÓA CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 3866/QĐ-UBND ngày 05 /12/2014 của UBND tỉnh)

Phần I

CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân;

Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ;

Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ;

Chỉ thị số 32/2008/CT-BVHTTDL ngày 08/4/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch.

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Đồng Nai là tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam bộ với tổng diện tích tự nhiên 5.903,494 km2, có 11 đơn vị hành chính (gồm: 01 thành phố, 01 thị xã, 09 huyện với 171 xã, phường, thị trấn) với dân số trên 2,83 triệu người.

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai ngày càng phát triển, nhu cầu đáp ứng các dịch vụ phục vụ cho cuộc sống con người ngày càng cao. Trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, dạy nghề (gọi tắt là văn hóa - xã hội) nhất là ngành giáo dục - đào tạo được đầu tư các trường trọng điểm, trường chất lượng cao, trường đạt chuẩn quốc gia, chống xuống cấp, xóa ca 03 và kiên cố hóa trường học…; đầu tư cho ngành y tế nâng số giường bệnh/vạn dân; công tác đào tạo nghề được đầu tư mở rộng và bổ sung trang thiết bị cần thiết để ngày càng nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế thì nhu cầu về văn hóa - xã hội của nhân dân ngày càng cao, bên cạnh đó dân số của tỉnh ngày càng tăng nhất là tăng dân số cơ học nên mặc dù có tập trung vốn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực văn hóa - xã hội nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Do vậy cần thiết phải vận động đầu tư xã hội hóa để huy động thêm nguồn lực góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Phần II

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA TỪ NĂM 2008 ĐẾN THÁNG 6/2014

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 99/2007/NQ-HĐND TỪ NĂM 2008 ĐẾN THÁNG 6/2014

Giai đoạn 2008 - tháng 6/2014 đã thực hiện vận động vốn xã hội hóa đầu tư trên 35 dự án với tổng số 3.918 tỷ đồng. Trong đó: lĩnh vực giáo dục 15 dự án với 1.269 tỷ đồng; lĩnh vực y tế trên 11 dự án với 2.515 tỷ đồng; lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao 04 dự án với 24 tỷ đồng; lĩnh vực dạy nghề là 5 dự án với 110 tỷ đồng. Ngoài ra, còn thu hút vốn xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ sở văn hóa - xã hội công lập và công tác chuyên môn các ngành trên 600 tỷ đồng.

Cụ thể kết quả thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa - xã hội như sau:

1. Kết quả thực hiện các mục tiêu đến năm 2010 theo Nghị quyết số 99/2007/NQ-HĐND ngày 07/12/2007 của HĐND tỉnh (về Đề án Phát triển xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, dạy nghề, dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010)

Thực hiện tổng số 25 chỉ tiêu trong đó có 05 chỉ tiêu vượt mục tiêu Nghị quyết, 06 chỉ tiêu đạt mục tiêu Nghị quyết, 12 chỉ tiêu không đạt mục tiêu Nghị quyết và 02 chỉ tiêu chưa đánh giá do chưa có số liệu thống kê (chi tiết xem biểu số 1). Trong đó:

a) Lĩnh vực Giáo dục:

Có 01/7 chỉ tiêu đạt mục tiêu Nghị quyết, 06/7 chỉ tiêu không đạt mục tiêu Nghị quyết, gồm:

- Tỷ lệ huy động học sinh nhà trẻ ngoài công lập là 45%, đạt mục tiêu Nghị quyết.

- Tỷ lệ huy động học sinh mẫu giáo ngoài công lập là 36%; tỷ lệ huy động học sinh tiểu học ngoài công lập là 0,8%; tỷ lệ huy động học sinh trung học cơ sở ngoài công lập là 1,5%; tỷ lệ huy động học sinh trung học phổ thông ngoài công lập là 26%; tỷ lệ huy động học sinh trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập là 18,2%; có 9/11 địa phương cấp huyện có trường trung học phổ thông ngoài công lập: không đạt mục tiêu Nghị quyết, lý do:

+ Đối với giáo dục mầm non: Trước đây phát triển ngoài công lập phần lớn chủ yếu là các nhóm trẻ gia đình (chiếm tỷ lệ 55% trong tổng số học sinh ngoài công lập huy động ra lớp), hoạt động mang tính tự phát, ít ổn định; từ sau khi xảy ra tiêu cực trong giữ trẻ trên địa bàn tỉnh thì một bộ phận lớn các nhóm trẻ gia đình không đảm bảo điều kiện nuôi dạy trẻ phải ngừng hoạt động dẫn đến việc huy động trẻ ngoài công lập tuy có tăng nhưng tỷ lệ tăng chậm. Ngoài ra, trường mầm non ngoài công lập chủ yếu phát triển ở khu vực thành phố, thị trấn, các vùng nông thôn do điều kiện kinh tế và nhu cầu gửi trẻ chưa thật cấp thiết nên phát triển loại hình dân lập, tư thục gặp nhiều khó khăn.

+ Đối với giáo dục phổ thông: Do quy mô học sinh giảm, công tác duy trì sĩ số học sinh chưa tốt dẫn đến tỷ lệ huy động học sinh ngoài công lập ở bậc học này hầu hết đều thấp.

+ Đối với huy động học sinh trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập: Trong thời gian qua hầu hết các trường trung cấp chuyên nghiệp (trong đó có trường ngoài công lập) tuyển mới học sinh rất khó khăn nên quy mô học sinh ngày càng giảm; bên cạnh đó các trường cao đẳng, đại học cũng tuyển sinh hệ trung cấp nên đã thu hút học sinh vào các trường này vì vậy ảnh hưởng đến tuyển mới học sinh vào các trường trung cấp chuyên nghiệp.

+ Có 9/11 địa phương cấp huyện có trường trung học phổ thông ngoài công lập (còn huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch chưa có trường THPT ngoài công lập): Do giai đoạn 2008 - 2010 hệ thống trường trung học phổ thông công lập tại 02 huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch đã đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh nên ngành giáo dục - đào tạo chưa thu hút đầu tư trường THPT ngoài công lập ở 02 địa phương trên.

b) Lĩnh vực Y tế:

Có 03/03 chỉ tiêu không đạt mục tiêu Nghị quyết, gồm:

- Tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân và các hình thức chi trả trước là 58 %: Do người dân nhận thức chưa đầy đủ về quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế. Tuyến y tế cơ sở và các huyện miền núi, vùng xa điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và năng lực cán bộ y tế còn hạn chế nên tình trạng khám, chữa bệnh vượt tuyến còn tồn tại dẫn đến quá tải tuyến trên.

- Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân là 20 giường bệnh/vạn dân, tỷ lệ giường bệnh ngoài công lập/vạn dân là 0,4 giường bệnh/vạn dân: Do khó khăn về nguồn vốn nên một số dự án đầu tư bệnh viện không thực hiện đúng tiến độ đặt ra vì vậy không có cơ sở vật chất, trang thiết bị để tăng số giường bệnh/vạn dân; mặt khác, trong thời gian gần đây tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh và tăng dân số cơ học cao nên tỷ lệ này không đạt.

c) Lĩnh vực Dạy nghề:

Có 01/2 chỉ tiêu vượt mục tiêu Nghị quyết, 01/2 chỉ tiêu không đạt mục tiêu Nghị quyết, gồm:

- Tỷ lệ người lao động qua đào tạo tại các cơ sở dạy nghề công lập và các tổ chức khác tham gia dạy nghề không được hỗ trợ học phí từ ngân sách tỉnh là 80%: Vượt mục tiêu Nghị quyết.

- Tỷ lệ học viên học nghề ngoài công lập là 45 - 50% so với tổng số học sinh học nghề toàn tỉnh, không đạt mục tiêu Nghị quyết do nguyên nhân sau:

+ Một số dự án định hướng đầu tư trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề không thực hiện được vì khi tìm hiểu đầu tư vướng quy hoạch đất, chi phí giải tỏa đền bù cao vượt khả năng của nhà đầu tư.

+ Trong giai đoạn 2008 - 2010 mặc dù có nhiều cơ sở dạy nghề ngoài công lập được thành lập nhưng mang tính chất nhỏ lẻ chỉ đào tạo những ngành nghề quy mô rất nhỏ như trang điểm, cắt may, nấu ăn, tin học…

+ Chính sách phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở chưa triển khai đồng bộ, quyết liệt nên hầu hết học sinh có tâm lý vào học cao đẳng, đại học.

d) Lĩnh vực Văn hóa, thể dục thể thao:

Có 01/6 chỉ tiêu vượt mục tiêu Nghị quyết, 03/06 chỉ tiêu đạt mục tiêu Nghị quyết và 02/6 chỉ tiêu không đạt mục tiêu Nghị quyết, gồm:

- Tỷ lệ ấp, khu phố văn hóa là 97%, vượt mục tiêu Nghị quyết.

- Tỷ lệ cơ sở ngoài công lập và lực lượng tham gia xã hội hóa các hoạt động văn hóa và huy động vốn xã hội hóa cho phát triển dịch vụ văn hóa đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu; tỷ lệ cơ sở thể dục thể thao (sân bóng chuyền, bóng đá mi ni, hồ bơi, sân tenis, phòng tập thể hình...) ngoài công lập là 47% trên tổng số cơ sở; tỷ lệ người tập thể dục thể thao thường xuyên là 31% trên tổng số dân: Thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết.

- Chỉ tiêu chuyển 10% số khoa thuộc lĩnh vực đào tạo của ngành sang tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng một số bộ môn theo yêu cầu của xã hội thực hiện không đạt mục tiêu Nghị quyết: Do trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh là trường công lập, kinh phí hoạt động 100% do ngân sách nhà nước cấp, đào tạo hệ chính quy cho học sinh là người dân tộc nên không thực hiện xã hội hóa việc chuyển đổi được.

- Tỷ lệ cơ quan, đơn vị có đời sống văn hóa tốt là 98%, không đạt mục tiêu Nghị quyết: Do các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định của cơ quan, bị kỷ luật, vi phạm pháp luật, sinh con thứ 3…

đ) Lĩnh vực Dân số, gia đình và trẻ em:

Có 03/7 chỉ tiêu vượt mục tiêu Nghị quyết, 02/7 chỉ tiêu đạt mục tiêu Nghị quyết và 02/7 chỉ tiêu chưa đánh giá do chưa có số liệu thống kê, gồm:

- Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” là 98%; tỷ lệ trẻ em khuyết tật được chăm sóc, phục hồi chức năng tại cộng đồng là 100%; tỷ lệ trẻ em khuyết tật được trợ giúp và hưởng trợ cấp xã hội là 100% : Vượt mục tiêu Nghị quyết.

- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có tụ điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em đạt 100% ; tỷ lệ xã, phường, thị trấn có Quỹ Bảo trợ trẻ em là 100% : Đạt mục tiêu Nghị quyết.

- Tỷ lệ các cặp vợ chồng, cá nhân tự chịu chi phí về phương tiện tránh thai, tỷ lệ các cặp vợ chồng, cá nhân tự chịu chi phí về KHHGĐ: Chưa đánh giá do chưa có số liệu thống kê.

2. Kết quả thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa - xã hội giai đoạn 2008 đến tháng 6/2014

a) Lĩnh vực Giáo dục:

Đến năm 2014, huy động học sinh mầm non ngoài công lập ra lớp là 51.392 học sinh (trong đó nhà trẻ ngoài công lập có 7.792 học sinh chiếm tỷ lệ 47% so với tổng số học sinh nhà trẻ, mẫu giáo ngoài công lập có 43.600 học sinh chiếm 41% so với tổng số học sinh mẫu giáo). Giáo dục phổ thông có 26.500 học sinh ngoài công lập (trong đó tiểu học có 2.299 học sinh chiếm 1,1% tổng số học sinh tiểu học, trung học cơ sở có 2.911 học sinh chiếm 2% tổng số học sinh THCS, trung học phổ thông có 21.350 học sinh chiếm 27,5% so với tổng số học sinh THPT). Học sinh trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập có 320 học sinh chiếm 6,26% tổng số học sinh trung cấp chuyên nghiệp.

Tổng số trường học ngoài công lập là 83 trường chiếm 10% tổng số trường học (gồm: 52 trường mầm non, 03 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở, 22 trường trung học phổ thông, 02 trường trung cấp chuyên nghiệp và 03 trường đại học). Bình quân giai đoạn 2008 - 2014 số trường ngoài công lập tăng thêm 03 trường học/năm. Mạng lưới cơ sở tin học, ngoại ngữ ổn định với 116 đơn vị.

Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các trường ngoài công lập được đầu tư đúng quy định của nhà nước. Chất lượng đào tạo các trường học ngoài công lập đạt kết quả khả quan so với mặt bằng chung của tỉnh, trong đó, tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi đạt 52,9% (tỷ lệ chung của tỉnh 51%), xếp loại học lực trung bình là 39,3% (tỷ lệ chung của tỉnh là 40,7%), xếp loại yếu, kém là 7,8% (tỷ lệ chung của tỉnh là 8,3%); trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2014 có 20/22 trường tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp là 100%.

Tổng thu học phí các trường phổ thông ngoài công lập chiếm 30 - 40% so với tổng kinh phí chi sự nghiệp giáo dục các trường phổ thông công lập.

Trong giai đoạn 2008 - 2014 huy động vốn xã hội hóa cho lĩnh vực giáo dục là 1.617,6 tỷ đồng (gồm: Huy động và xây dựng được Quỹ khuyến học khoảng 286 tỷ đồng; các tổ chức, huy động đóng góp 62,6 tỷ đồng và hiến hơn 08ha đất xây dựng các trường công lập và khoảng 1.269 tỷ đồng đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các cơ sở giáo dục ngoài công lập).

b) Lĩnh vực Y tế:

Nhân lực thuộc hệ thống y tế ngoài công lập khoảng 1.000 người (trong đó có 200 bác sỹ) chiếm khoảng 10% nguồn nhân lực y tế toàn tỉnh.

Đến nay, toàn tỉnh có gần 3.000 cơ sở y tế hành nghề y dược tư nhân (gồm: 1.300 cơ sở hành nghề y và dịch vụ y tế, trên 1.600 cơ sở hành nghề dược) trong đó có 05 bệnh viện ngoài công lập với tổng cộng trên 523 giường nội trú đạt 1,8 giường bệnh ngoài công lập/vạn dân. Có 32 phòng khám đa khoa tư nhân đang hoạt động. Hầu hết các cơ sở y tế ngoài công lập được đầu tư khá tốt về cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, triển khai thực hiện nhiều kỹ thuật cao.

Tỉnh đã đạt tỷ lệ 23,5 giường bệnh/1 vạn dân và có khoảng 15% bệnh nhân khám chữa bệnh tại cơ sở y tế ngoài công lập, có 07 nhà máy sản xuất thuốc tân dược (06/07 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài) và gần 1.800 cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm. Tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt trên 65% dân số toàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2008 - 2014 ước tổng vốn xã hội hóa đầu tư cho cơ sở y tế khoảng 2.719 tỷ đồng, trong đó đầu tư các phòng khám đa khoa là 120 tỷ đồng, đầu tư cho 05 bệnh viện tư nhân là 783 tỷ đồng, 01 bệnh viện đang xây dựng có vốn đầu tư là 300 tỷ đồng, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho cơ sở y tế công lập khoảng 1.516 tỷ đồng.

c) Lĩnh vực Văn hóa, thể dục thể thao:

Công tác xã hội hóa văn hóa, thể dục thể thao thời gian qua đã thu được nhiều kết quả tốt, đồng thời cũng tìm ra được nhiều mô hình sáng tạo. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có sự phối hợp tốt với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội huy động được nhiều nguồn lực tham gia nhất là đóng góp của nhân dân trong xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trùng tu, tôn tạo các di tích. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao quần chúng thu hút đông đảo người tham gia, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân.

Trong giai đoạn 2008 - 2014, thu hút nguồn vốn xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và thực hiện công tác chuyên môn về văn hóa khoảng 14,69 tỷ đồng (gồm: Tu bổ tôn tạo di tích 13 tỷ đồng, lập hồ sơ xếp hạng di tích là 0,78 tỷ đồng, phát hành tờ rơi quảng bá tuyên truyền di tích và nghiên cứu khoa học 0,91 tỷ đồng). Ngoài ra, Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức các dịch vụ văn hóa có thu từ 500 - 700 triệu đồng/năm.

Các đơn vị kinh tế trong và ngoài tỉnh đã tổ chức, tài trợ cho các hoạt động TDTT từ 1.580 triệu đồng đến 2.000 triệu đồng/năm trong đó có tài trợ các giải thể thao cấp tỉnh. Tài trợ xây dựng các cơ sở thể dục thể thao, vui chơi giải trí trên 10 tỷ đồng. Toàn tỉnh có nhiều sân bóng đá nhân tạo, các câu lạc bộ cầu lông, bóng bàn, võ thuật, thể hình, thẩm mỹ… do tư nhân đầu tư.

d) Lĩnh vực Dạy nghề:

Quy mô tuyển sinh học nghề ngoài công lập bình quân 34.464 học viên/năm chiếm khoảng 52,9% tổng số học viên học nghề. Đến nay, toàn tỉnh có 37 cơ sở dạy nghề ngoài công lập (gồm: 04 Trường Trung cấp nghề, 33 trung tâm dạy nghề tư thục và các cơ sở tư thục khác có dạy nghề) chiếm 58,7% tổng số cơ sở dạy nghề toàn tỉnh. Chất lượng đào tạo nghề ngoài công lập đáp ứng khoảng 80% nhu cầu của doanh nghiệp về trình độ chuyên môn. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 62%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 48%.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề ngoài công lập là 266 người, chiếm 10,8% tổng số giáo viên dạy nghề. Nhìn chung, cơ sở vật chất và trang thiết bị các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập còn hạn chế.

Nguồn thu học phí và dịch vụ (xã hội hóa) đào tạo nghề của các đơn vị dạy nghề thuộc địa phương quản lý bình quân chiếm khoảng 40% trên tổng kinh phí ngân sách nhà nước của tỉnh cấp chi cho sự nghiệp dạy nghề. Trong giai đoạn 2008 - 2014 nguồn vốn xã hội hóa xây dựng mới 05 cơ sở dạy nghề là 110 tỷ đồng.

Một số ngành nghề như: Dịch vụ, chăm sóc thẩm mỹ, phục hồi sức khỏe đã thu hút tổ chức tham gia đào tạo nghề. Hoạt động hợp tác quốc tế về xã hội hóa các dịch vụ công đối với dạy nghề được đẩy mạnh, thông qua nguồn kinh phí hỗ trợ của Dự án Tăng cường các trung tâm dạy nghề - SVTC (Thụy Sĩ), của tổ chức INWENT (cộng hòa Liên bang Đức) đã đào tạo, bồi dưỡng cho 1.949 lượt giáo viên, cán bộ quản lý các trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh với kinh phí hơn 313 triệu đồng, tài trợ 800 triệu đồng mua sắm thiết bị dạy nghề, tài trợ Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 2 mua thiết bị dạy nghề 241.821 euro… Ngoài ra còn hợp tác với Hội đồng nghề City & Guilds - Vương quốc Anh, Trường Cao đẳng City of Suderland, Học viện GMI (German Malaysia Institute) của Malaysia… trong lĩnh vực dạy nghề.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

a) Công tác tuyên truyền, vận động được quan tâm cùng với nhu cầu cuộc sống ngày càng cao đã thu hút cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư các lĩnh vực xã hội hóa ngày càng tăng.

b) Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách khó khăn, nguồn vốn xã hội hóa huy động được thời gian qua đã góp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu của người dân đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo và một số lĩnh vực khác của cuộc sống.

c) Thông qua xã hội hóa bước đầu hình thành một số dịch vụ chất lượng cao ở lĩnh vực giáo dục, y tế.

2. Những tồn tại, hạn chế

a) Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành chưa đồng bộ: Các dự án giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, dạy nghề có trong quy hoạch ngành nhưng vị trí xây dựng chưa có đầy đủ trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. Do đó một số dự án thuộc lĩnh vực này khi có nhà đầu tư đề nghị đầu tư thì phải chờ rà soát điều chỉnh quy hoạch mới giải quyết thỏa thuận địa điểm, làm nhà đầu tư phải chờ đợi lâu, có khi mất cơ hội đầu tư.

b) Quỹ đất công hầu như không có để giao nhà đầu tư: Theo quy định các dự án văn hóa - xã hội được giao đất công hoặc nhà nước thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng rồi giao đất sạch cho nhà đầu tư. Nhưng thực tế quỹ đất công của tỉnh rất hạn chế và cũng không có đủ ngân sách để chi bồi thường giải phóng mặt bằng tạo đất sạch cho nhà đầu tư mà hầu hết các nhà đầu tư phải bỏ vốn thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng.

c) Các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao chưa phát huy cao tính năng động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm, chưa liên kết với các thành phần kinh tế để khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có. Việc đầu tư vào hoạt động lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch còn rất hạn chế, chưa thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài.

Phần III

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

I. MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

1. Mục tiêu tổng quát

a) Vận động cá nhân và tổ chức đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, thể dục thể thao, dạy nghề nhằm góp phần giải quyết an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

b) Nguồn ngân sách ưu tiên đầu tư phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa, miền núi tạo điều kiện cho nhân dân có cơ hội tiếp cận các lĩnh vực văn hóa - xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến nay, Trung ương chưa có văn bản hướng dẫn chung về định hướng, mục tiêu phát triển xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Căn cứ đánh giá hiện trạng xã hội hóa trong thời gian qua và định hướng phát triển của Trung ương, của tỉnh cho từng ngành giai đoạn 2011 - 2020 (như Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 và Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 3631/QĐ-UBND ngày 08/11/2013 và Kế hoạch số 6681/KH-UBND ngày 20/8/2013 của UBND tỉnh, …); UBND tỉnh xây dựng các mục tiêu phát triển xã hội hóa giai đoạn 2015 - 2020 như sau:

a) Lĩnh vực Giáo dục:

- Đến năm 2015, phấn đấu tỷ lệ học sinh ngoài công lập các cấp như sau: Nhà trẻ đạt 48%, mẫu giáo đạt 42,5%, tiểu học đạt 1,3%, trung học cơ sở đạt 2,2%, trung học phổ thông đạt 29% và trung cấp chuyên nghiệp đạt 7%.

- Đến năm 2020, phấn đấu tỷ lệ học sinh ngoài công lập các cấp như sau: Nhà trẻ đạt 60%, mẫu giáo đạt 55%, tiểu học đạt 2%, trung học cơ sở đạt 3%, trung học phổ thông đạt 35% và trung cấp chuyên nghiệp đạt 20%.

b) Lĩnh vực Y tế:

- Đến năm 2015 cơ sở y tế ngoài công lập đạt 4,5 giường bệnh/ vạn dân.

- Đến năm 2020 cơ sở y tế ngoài công lập đạt từ 08 - 09 giường bệnh/ vạn dân.

- Phấn đấu đến năm 2020, trên địa bàn mỗi huyện và thị xã Long Khánh có ít nhất 01 phòng khám đa khoa tư nhân và có khoảng 4 đơn vị hành chính cấp huyện có bệnh viện tư nhân.

c) Lĩnh vực Văn hóa, thể dục thể thao:

- Tỷ lệ cơ sở văn hóa ngoài công lập trên tổng số cơ sở văn hóa đến năm 2015 đạt 61%, đến năm 2020 đạt 62%.

- Phấn đấu tỷ lệ cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập trên tổng số cơ sở thể dục thể thao đến năm 2015 đạt 50%, đến năm 2020 đạt 51%.

d) Lĩnh vực Dạy nghề:

- Đến năm 2015 có 42 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, tuyển mới đào tạo nghề ngoài công lập bình quân 40.000 học viên/năm. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 68%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 50%.

- Đến năm 2020 có 54 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, tuyển mới đào tạo nghề ngoài công lập bình quân 45.000 học viên/năm. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 85%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 65%.

II. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN VĂN HÓA - XÃ HỘI KÊU GỌI XÃ HỘI HÓA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Để đạt được các mục tiêu nói trên dự kiến vốn đầu tư vận động xã hội hóa ít nhất là 4.100 tỷ đồng. Trong đó:

- Lĩnh vực giáo dục khoảng 770 tỷ đồng.

- Lĩnh vực y tế khoảng 2.510 tỷ đồng.

- Lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao khoảng 680 tỷ đồng.

- Lĩnh vực dạy nghề khoảng 140 tỷ đồng.

Danh mục chi tiết đính kèm Đề án. Tuy nhiên danh mục này mang tính định hướng, trong quá trình thực hiện Đề án tùy tình hình cụ thể Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa linh hoạt xử lý đảm bảo đạt mục tiêu của ngành ghi tại phần III mục I.2b nói trên.

III. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN TỪ NGUỒN VỐN XÃ HỘI HÓA

1. Chính sách ưu đãi trong lĩnh vực đất đai đối với cơ sở văn hóa - xã hội thực hiện xã hội hóa

Thực hiện theo Nghị quyết số 80/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của HĐND tỉnh (về việc miễn, giảm thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án thực hiện xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai), Quyết định số 61/2013/QĐ-UBND ngày 30/9/2013 của UBND tỉnh (ban hành quy định chế độ miễn giảm thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án thực hiện xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai) và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường).

2. Hỗ trợ ngân sách tỉnh đầu tư xã hội hóa cơ sở văn hóa - xã hội

Thực hiện theo Nghị quyết số 152/2009/NQ-HĐND ngày 10/12/2009 của HĐND tỉnh (về mục tiêu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Đồng Nai năm 2010 và sửa đổi một số nội dung Nghị quyết số 77/2006/NQ-HĐND ngày 28/9/2006 của HĐND tỉnh) và Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 26/02/2010 của UBND tỉnh (sửa đổi, bổ sung quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 07/3/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai quy định tổ chức huy động, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện hàng năm của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, phường, thị trấn).

3. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp

Thực hiện theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ (Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp) và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ).

4. Chính sách ưu đãi về tín dụng

Thực hiện theo Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 06/8/2012 của UBND tỉnh (ban hành quy chế hỗ trợ sau đầu tư đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai), Quyết định số 2670/QĐ-UBND ngày 29/8/2014 của UBND tỉnh (thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đồng Nai) và Quyết định số 2671/QĐ-UBND ngày 29/8/2014 của UBND tỉnh (ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đồng Nai).

5. Quá trình thực hiện, nếu Trung ương ban hành các chính sách mới liên quan đến ưu đãi trong lĩnh vực xã hội hóa, UBND tỉnh cập nhật thực hiện theo các quy định hiện hành.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và công khai các thông tin về chủ trương xã hội hoá cho nhân dân, tổ chức biết để tham gia đầu tư các lĩnh vực văn hóa - xã hội.

2. Rà soát công tác quy hoạch đảm bảo đồng bộ

a) Các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động rà soát các dự án đầu tư của ngành mình có sử dụng đất để phối hợp với UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa đề xuất vị trí đất đưa vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng (đối với những vị trí có quy hoạch xây dựng), trên cơ sở đó gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi đến kỳ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm; gửi Sở Xây dựng tổng hợp đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung điều chỉnh quy hoạch xây dựng theo quy định hiện hành.

b) Công bố công khai quy hoạch ngành, quy hoạch sử dụng đất liên quan, công khai danh mục dự án kêu gọi đầu tư xã hội hóa trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang web của ngành và các hình thức khác theo quy định hiện hành.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì thực hiện các công việc sau đây:

- Lập kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đối với nội dung thuộc ngành quản lý báo cáo UBND tỉnh trước ngày 31/01/2015 và triển khai thực hiện kế hoạch trong quý I/2015.

- Trong năm 2015, từng Sở nói trên chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng rà soát, đề xuất điều chỉnh bổ sung kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đối với các dự án có trong quy hoạch ngành nhưng chưa đưa vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng để có cơ sở vận động đầu tư theo phương thức xã hội hóa.

- Chủ trì việc vận động kêu gọi đầu tư xã hội hóa các dự án thuộc ngành mình quản lý.

- Chủ trì tổ chức giám sát việc triển khai các dự án đầu tư xã hội hóa thuộc ngành quản lý (trừ các dự án do UBND cấp huyện thỏa thuận địa điểm), báo cáo định kỳ kết quả giám sát đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh thỏa thuận địa điểm, cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư xã hội hóa lĩnh vực văn hóa - xã hội theo phân cấp hiện hành; phối hợp trong việc kêu gọi đầu tư; tổng hợp kết quả giám sát đánh giá dự án đầu tư trên địa bàn.

3. Sở Tài chính phối hợp cùng các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc huy động, sử dụng và quyết toán nguồn xã hội hóa theo đúng quy định hiện hành.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu UBND tỉnh các nội dung liên quan về đất đai, bảo vệ môi trường, bồi thường giải phóng mặt bằng, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5. Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng và các lĩnh vực khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành xây dựng.

6. Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ công tác thông tin tuyên truyền trong kêu gọi xã hội hóa đầu tư lĩnh vực văn hóa - xã hội.

7. Các sở, ban, ngành khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ ngành Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội và chủ đầu tư khi tham gia đầu tư dự án xã hội hóa trên địa bàn tỉnh.

8. UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa:

a) Chủ động phối hợp với các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội để kêu gọi đầu tư các dự án xã hội hóa trên địa bàn mình quản lý.

b) Phối hợp rà soát đề xuất các nội dung liên quan, đề xuất bố trí vị trí đất cho các dự án kêu gọi xã hội hóa lĩnh vực văn hóa - xã hội.

c) Chủ trì thực hiện giám sát đánh giá dự án xã hội hóa do địa phương thỏa thuận địa điểm theo phân cấp.

9. Về công tác báo cáo:

a) Các sở chuyên ngành và UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa gửi báo cáo giám sát đánh giá dự án đầu tư xã hội hóa của ngành mình về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 10/6 (báo cáo 6 tháng) và trước ngày 10/01 năm sau (báo cáo năm) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

b) Các sở chuyên ngành và UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa báo cáo kết quả thực hiện vận động xã hội hóa hàng năm đến Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31/10 hàng năm để tổng hợp, trình UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm./.

 

Biểu số 1

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU XÃ HỘI HÓA LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2010

(Kèm theo Quyết định số 3866/QĐ-UBND ngày 5/12/2014 của UBND tỉnh)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Chỉ tiêu đến năm 2010 theo Nghị quyết số 99/2007/NQ-HĐND tỉnh

Thực hiện đến năm 2010

Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch (%)

Kết quả

I

Lĩnh vực Giáo dục

 

 

 

 

 

 

 

1/

Huy động trẻ nhà trẻ ngoài công lập

%

45

45

100

Đạt

 

2/

Huy động trẻ mẫu giáo ngoài công lập

%

50

36

72

Không đạt

 

3/

Huy động học sinh Tiểu học ngoài công lập

%

1,5

0,8

53

Không đạt

 

4/

Huy động học sinh THCS ngoài công lập

%

3,5

1,6

46

Không đạt

 

5/

Huy động học sinh THPT ngoài công lập

%

35

26

74

Không đạt

 

6/

Huy động học sinh TCCN ngoài công lập

%

0,3

0,182

61

Không đạt

 

7/

Số địa phương cấp huyện có mạng lưới trường THPT ngoài công lập

huyện

11/11

9/11

82

Không đạt

II

Lĩnh vực Y tế

 

 

 

 

 

 

1/

Thực hiện BHYT toàn dân và các hình thức chi trả trước

%

80

58

73

Không đạt

 

2/

Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân

giường/vạn dân

22

20

91

Không đạt

 

3/

Tỷ lệ giường bệnh ngoài công lập/vạn dân

giường/vạn dân

2,2

0,4

18

Không đạt

III

Lĩnh vực Văn hóa, thể dục thể thao

 

 

 

 

 

 

1/

Lĩnh vực Văn hóa

 

 

 

 

 

 

a)

Chuyển 10% số khoa thuộc lĩnh vực đào tạo của ngành sang tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng một số bộ môn theo yêu cầu xã hội

%

10

chưa triển khai

 

Không đạt

 

b)

Tỷ lệ các cơ sở ngoài công lập và các lực lượng tham gia xã hội đáp ứng nhu cầu dịch vụ văn hóa tùy theo loại hình, lĩnh vực

%

đảm bảo từ 30-50%

30

100

Đạt

 

c)

Phấn đấu đạt các chỉ tiêu sau:

 

 

 

 

 

 

 

- Cơ quan, đơn vị có đời sống văn hóa tốt

%

100

98

98

Không đạt

 

 

- Ấp, khu phố văn hóa

%

95

97

102

Vượt

 

2/

Lĩnh vực Thể dục thể thao

 

 

 

 

 

 

 

- Tỷ lệ cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập trên tổng số cơ sở thể dục thể thao .

%

từ 45-50

47

100

Đạt

 

 

- Vận động số người tập thể dục thể thao thường xuyên

%

từ 25 - 30% trên tổng số dân

31

100

Đạt

IV

Lĩnh vực Dạy nghề

 

 

 

 

 

 

1/

Phấn đấu tỷ lệ học sinh học nghề theo hình thức xã hội hóa bình quân trong giai đoạn 2007-2010

 

72

50

69

Không đạt

 

2/

 Phấn đấu tỷ lệ người lao động qua đào tạo tại các cơ sở dạy nghề công lập và các tổ chức khác tham gia dạy nghề không được hỗ trợ học phí từ ngân sách tỉnh

%

75

khoảng 80%

 

Vượt

V

Lĩnh vực Dân số, gia đình và trẻ em

 

 

 

 

 

 

1/

- Tỷ lệ Gia đình đạt danh hiệu “gia đình văn hóa”

%

90

98

109

Vượt

 

2/

Tỷ lệ các cặp vợ chồng, cá nhân tự chịu chi phí về phương tiện tránh thai đạt 50%

%

50

 

 

Chưa có số liệu thống kê do là mô hình thí điểm

 

3/

Tỷ lệ các cặp vợ chồng, cá nhân tự chịu chi phí về KHHGĐ đạt 40%

%

40

 

 

Chưa có số liệu thống kê do là mô hình thí điểm

 

4/

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có tụ điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em

%

100

100

100

Đạt

 

5/

Tỷ lệ trẻ em khuyết tật được chăm sóc, phục hồi chức năng tại cộng đồng

%

80

100

125

Vượt

 

6/

Tỷ lệ trẻ em khuyết tật được trợ giúp và hưởng trợ cấp xã hội

%

95

100

105

Vượt

 

7/

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có Quỹ Bảo trợ trẻ em

%

100

100

100

Đạt

 

Biểu số 2

DANH MỤC CÔNG TRÌNH XÃ HỘI HÓA LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI  TỈNH ĐỒNG NAI ĐÃ VÀ ĐANG ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2008 - 2014

(Kèm theo Quyết định số 3866/QĐ-UBND ngày 5/12/2014 của UBND tỉnh)

STT

TÊN DỰ ÁN

ĐỊA ĐIỂM

QUY MÔ

VỐN ĐẦU TƯ (tỷ đồng)

KẾT QUẢ ĐẦU TƯ

 

Tổng cộng

 

 

3.918

 

I

Lĩnh vực Giáo dục

 

 

1.269

 

1

Trường Mầm non Đông Phương

TP. Biên Hòa

700 học sinh

100

Đã đưa vào hoạt động

2

Trường mầm non Tư thục Chim họa Mi

TP. Biên Hòa

340 học sinh

11

Đã đưa vào hoạt động

3

Trường Tiểu học Bán trú Âu Cơ

TP. Biên Hòa

750 học sinh

26

Đã đưa vào hoạt động

4

Trường THPT Hùng Vương

Huyện Vĩnh Cửu

1.500 học sinh

39

Đã đưa vào hoạt động

5

Trường THCS-THPT Lạc Long Quân

Huyện Định Quán

1.500 học sinh

31

Đã đưa vào hoạt động

6

Trường TH-THCS-THPT Song ngữ Lạc Hồng

TP. Biên Hòa

1.200 học sinh

57

Đã đưa vào hoạt động

7

Trường Phổ thông Quốc tế APC Đồng Nai

TP. Biên Hòa

1.200 học sinh

76

Đã đưa vào hoạt động

8

Trường TH-THCS-THPT Nguyễn Văn Trỗi

TP. Biên Hòa

2.000 học sinh

30

Đã đưa vào hoạt động

9

Trường Trung học phổ thông tư thục Lê Qúy Đôn 2

TP. Biên Hòa

1.890 học sinh

76

Đã đưa vào hoạt động

10

Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

TP. Biên Hòa

14.500 sinh viên

257

Đã đưa vào hoạt động

11

Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Mỹ Việt

TP. Biên Hòa

1.000 học viên

56

Đã đưa vào hoạt động

12

Trường Trung cấp Bách Khoa Đồng Nai

H.Trảng Bom

800 học sinh

20

Đã đưa vào hoạt động

13

Trường Cao Đẳng Lê Quý Đôn

TP. Biên Hòa

5.000 sinh viên

250

Đã đưa vào hoạt động

14

Trường Cao Đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đinh Tiên Hoàng

TP. Biên Hòa

3.000 sinh viên

90

Đã đưa vào hoạt động

15

Trường Đại học Công nghệ Miền đông

H.Thống Nhất

 

150

Đã đưa vào hoạt động

II

Lĩnh vực Y tế

 

 

2.515

 

1

Đầu tư xây dựng mới các phòng khám đa khoa (khoảng 30 phòng khám)

 

 

120

Đã đưa vào hoạt động

2

Khoa khám bệnh theo yêu cầu tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai

TP. Biên Hòa

180 giường

3

Đã đưa vào hoạt động

3

Trung tâm điều trị Ung thư BVĐK Đồng Nai

TP. Biên Hòa

01 máy xạ trị ung thư, 01 máy CT 128 lát cắt

35

Đã đưa vào hoạt động

4

Trung tâm điều trị Thận nhân tạo BVĐK Thống Nhất

TP. Biên Hòa

45 máy

8

Đã đưa vào hoạt động

5

Bệnh viện Tâm Hồng Phước

TP. Biên Hòa

80 giường

118

Đã đưa vào hoạt động

6

Bệnh viện Chuyên khoa Răng hàm mặt Việt Anh Đức

TP. Biên Hòa

21 giường

15

Đã đưa vào hoạt động

7

Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai

TP. Biên Hòa

222 giường

463

Đã đưa vào hoạt động

8

Bệnh viện Phụ sản Âu Cơ Biên Hòa

TP. Biên Hòa

80 giường

67

Đã đưa vào hoạt động

9

Bệnh viện Quốc tế Chấn thương chỉnh hình Sài Gòn - Đồng Nai

TP. Biên Hòa

120 giường

120

Đã đưa vào hoạt động

10

Bệnh viện ShingMark

TP. Biên Hòa

 

300

 Đang xây dựng

11

Bệnh viên đa khoa Đồng Nai giai đoạn 2

Thành phố Biên Hòa

700 giường

1.266

 Đang xây dựng

III

Lĩnh vực Văn hóa, thể dục thể thao

 

 

24

 

1

Tu bổ, tôn tạo di tích (đình An Hòa, đình Bình Quan, Chùa Bửu Phong, chùa Đại Giác, đình Xuân Lộc, đền thờ Đoàn Văn Cự, Chùa Ông…)

 

 

13

Đã hoàn thành

2

Khu liên hợp Văn hóa - Thể thao Long Quân

Huyện Trảng Bom

2 hồ bơi, 2 sân tennis, 1 sân bóng đá mini, sân khấu ca nhạc ngoài trời

5

Đã đưa vào hoạt động

3

Xây dựng nhà tập luyện TDTT

H.Trảng Bom

 

2

Đã đưa vào hoạt động

4

Khu liên hợp VHTT trường PTTH Trịnh Hoài Đức xã Quảng Tiến

Huyện Trảng Bom

 

4

Đã đưa vào hoạt động

IV

Lĩnh vực Dạy nghề

 

 

110

 

1

Trường Trung cấp nghề Tân Mai

Huyện Trảng Bom

310 học viên

63

Đã đưa vào hoạt động

2

Trường Trung cấp nghề Tri Thức

Huyện Long Thành

350 học viên

12

Đã đưa vào hoạt động

3

Trường Trung cấp nghề Hòa Bình

Huyện Trảng Bom

700 học viên

32

Đã đưa vào hoạt động

4

Trung tâm dạy nghề Thẩm mỹ Sài Gòn

TP. Biên Hòa

750 học viên

2

Đã đưa vào hoạt động

5

Công ty TNHH DV - TM Rosa

TP. Biên Hòa

1.340 học viên

1

Đã đưa vào hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 3

CÁC MỤC TIÊU XÃ HỘI HÓA LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

(Kèm theo Quyết định số 3866/QĐ-UBND ngày 5/12/2014 của UBND tỉnh)

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2014

Dự kiến đến năm 2015

Dự kiến đến năm 2020

I

Lĩnh vực Giáo dục

 

 

 

 

 

Tỷ lệ học sinh ngoài công lập

 

 

 

 

1

Nhà trẻ

%

47

48

60

2

Mẫu giáo

%

41

42,5

55

3

Tiểu học

%

1,1

1,3

2

4

Trung học cơ sở

%

2

2,2

3

5

Trung học phổ thông

%

28

29

35

6

Trung cấp chuyên nghiệp

%

6,26

7

20

II

Lĩnh vực Y tế

 

 

 

 

1

Tỷ lệ giường bệnh ngoài công lập/tổng số giường bệnh

%

7

17

 26 - 30

2

Số giường bệnh ngoài công lập/vạn dân

Giường bệnh/vạn dân

1,8

4,5

8 - 9

III

Lĩnh vực Văn hóa, thể dục thể thao

 

 

 

 

1

Tỷ lệ cơ sở văn hóa ngoài công lập/tổng số cơ sở văn hóa

%

59,9

61

62

2

Tỷ lệ cơ sở TDTT ngoài công lập/tổng số cơ sở TDTT

%

48,5

50

51

IV

Lĩnh vực Dạy nghề

 

 

 

 

1

Số cơ sở dạy nghề ngoài công lập

Cơ sở

37

42

54

2

Tỷ lệ cơ sở dạy nghề ngoài công lập/tổng số cơ sở dạy nghề

%

58,7

61,7

66,7

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 4

DANH MỤC CÔNG TRÌNH VĂN HÓA - XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 TỪ NGUỒN XÃ HỘI HÓA

(Kèm theo Quyết định số 3866/QĐ-UBND ngày 5/12/2014 của UBND tỉnh)

STT

TÊN DỰ ÁN

ĐỊA ĐIỂM

DỰ KIẾN QUY MÔ

DỰ KIẾN VỐN ĐẦU TƯ (tỷ đồng)

 

Tổng cộng

 

 

4.100

I

Lĩnh vực Giáo dục

 

 

770

1

 MN Tổ Ong Vàng

TT. Định Quán, H.Định Quán

530 học sinh

36

2

MN Tân Biên 2

P.Tân Biên, TP.Biên Hòa

350học sinh

15

3

MN Tân Hòa 2

P.Tân Hòa, TP.Biên Hòa

350học sinh

15

4

MN Long Bình Tân 2

P.Long Bình Tân, TP.Biên Hòa

350học sinh

15

5

MN An Bình 2

P.An Bình, TP.Biên Hòa

350học sinh

15

6

MN Hố Nai 2

P.Hố Nai, TP.Biên Hòa

350học sinh

15

7

MN Bình Đa 2

P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa

350học sinh

15

8

MN Bửu Long 2

P.Bửu Long, TP.Biên Hòa

350học sinh

15

9

MN Tân Mai 2

P.Tân Mai, TP.Biên Hòa

350học sinh

15

10

MN Tân Phong 2

P.Tân Phong, TP.Biên Hòa

350học sinh

15

11

Mầm non Khu TĐC Bảo Vinh

Xã Bảo Vinh, TX.Long Khánh

12 phòng học

20

12

MN Bình Minh 2

X.Hố Nai 3, H.Trảng Bom

300 học sinh

14

13

MN Hoa Mai 2

TT.Trảng Bom, H.Trảng Bom

300 học sinh

14

14

MN Sơn Ca

X.Thiện Tân, H.Vĩnh Cửu

250 học sinh

30

15

MN Vĩnh An

TT Vĩnh An, H.Vĩnh Cửu

300 học sinh

15

16

MN Khai Trí

X.Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu

300 học sinh

12

17

MN Miền đông

X.Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu

300 học sinh

12

18

MN Khải Phàm

X.Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu

300 học sinh

14

19

MN Sao Mai

X.Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu

300 học sinh

14

20

MN Xuân Tâm 2

X. Xuân Tâm, H.Xuân Lộc

200 học sinh

10

21

MN TT Gia Ray

TT Gia Ray, H.Xuân Lộc

300 học sinh

14

22

Tiểu học Tư thục bán trú Nguyễn Thái Bình

P.Xuân An, TX.Long Khánh

600 học sinh

15

23

TH Khai Trí

X.Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu

600 học sinh

20

24

TH Lạc Việt

X.Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu

600 học sinh

20

25

THCS Trần Phú

TT Gia Ray, H.Xuân Lộc

1.500 học sinh

55

26

THPT Long An

X. Long An, H.Long Thành

1.200 học sinh

40

27

THPT Á Châu

X.Bàu Hàm 2, H.Thống Nhất

1.200 học sinh

35

28

THPT Hưng Đạo Vương

X.Quang Trung , H.Thống Nhất

1.200 học sinh

35

29

THPT Phương Đông

X.Thiện Tân, H.Vĩnh Cửu

1.200 học sinh

40

30

THPT Bảo Bình

X.Bảo Bình, H.Cẩm Mỹ

1.200 học sinh

40

31

THPT Xuân Định

X.Xuân Định, H.Xuân Lộc

1.200 học sinh

40

32

THCS-THPT Hóa An

X.Hóa An, TP.Biên Hòa

1.200 học sinh

35

33

Trường trung cấp Phương Nam (cơ sở 2)

Huyện Long Thành

1.000 học sinh

55

II

Lĩnh vực Y tế

 

 

2.510

1

Đầu tư xây dựng dự án Bệnh viện đa khoa ShingMark

P. Long Bình Tân, TP.Biên Hòa

1.500 giường

1.365

2

Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa Sài Gòn - Quang Trung

Huyện Thống Nhất

200 giường

200

3

Bệnh viện đa khoa Lan Hà

X.Phước Bình, H.Long Thành

150 giường

300

4

Bệnh viện đa khoa Gia Lâm

P.Long Bình, TP.Biên Hòa

300 giường

300

5

Bệnh viện đa khoa của công ty CP Đệ Tam

Xã Phước An, H. Nhơn Trạch

100 giường

100

6

Bệnh viện An Sinh

Xã Long An, H.Long Thành

100 giường

100

7

Bệnh viện đa khoa của công ty TNHH BV An Nhơn

Xã Long An, H.Long Thành

100 giường

100

8

Dự án phòng khám đa khoa của công ty CP đầu tư Bái Tử Long

Xã Đại Phước, H.Nhơn Trạch

 

22

9

 Phòng khám chuyên khoa điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống của công ty TNHH MTV TMDVXD Trung Vĩnh

Xã Phước Tân, TP.Biên Hòa

 

23

III

Lĩnh vực Văn hóa, thể dục thể thao

 

 

680

1

 Tu bổ, tôn tạo di tích Thành Biên Hòa

Thành phố Biên Hòa

 

10

2

Tu bổ, tôn tạo di tích Nhà lao Tân Hiệp

Thành phố Biên Hòa

 

30

3

02 sân bóng đá phụ tại Sân vận động tỉnh

Thành phố Biên Hòa

 

10

4

Hồ bơi và khu bắn súng (khu Liên hợp Thể dục thể thao)

Thành phố Biên Hòa

 

130

5

Khu thi đấu thể thao giải trí

X.Phước Khánh, H.Nhơn Trạch

 

300

6

Các dự án văn hóa, thể thao khác

 

 

200

IV

Lĩnh vực Dạy nghề

 

 

140

1

Trường Trung cấp nghề tư thục

Huyện Định Quán

100 học sinh

16

2

Trường Trung cấp nghề tư thục

Huyện Nhơn Trạch

100 học sinh

16

3

Trường Trung cấp nghề tư thục

Thị xã Long Khánh

100 học sinh

16

4

Trường Trung cấp nghề tư thục

Huyện Thống Nhất

100 học sinh

16

5

Trường Trung cấp nghề tư thục

Huyện Cẩm Mỹ

100 học sinh

16

6

Trường cao đẳng nghề tư thục

Huyện Nhơn Trạch

200 học sinh

30

7

Trường cao đẳng nghề tư thục

Huyện Xuân Lộc

200 học sinh

30

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3866/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 phê duyệt Đề án Phát triển xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa - xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.132

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.132.43
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!