THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
281/2006/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Quyết định số 156/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin tại tờ trình số 53/TTr-BVHTT
ngày 17 tháng 5 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1.
Phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia với những
nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
a) Tạo lập một công
trình văn hóa có tầm quan trọng, có ý nghĩa to lớn, lâu dài về chính trị, tư tưởng,
văn hóa - xã hội nhằm lưu giữ và phát huy giá trị di sản lịch sử - văn hóa Việt
Nam; trưng bày giới thiệu về lịch sử dân tộc, những thành tựu to lớn trong quá
trình dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước; về văn hóa và tài năng sáng tạo
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; giáo dục và phát huy truyền thống tốt đẹp của
dân tộc ta, góp phần vào việc đào tạo con người trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước;
b) Hoàn thiện, nâng cao chất lượng,
vai trò nòng cốt của bảo tàng quốc gia; khắc phục những hạn chế hiện nay về cơ
sở vật chất - kỹ thuật và việc giới thiệu lịch sử phát triển liên tục của đất
nước thành hai phần tách rời nhau ở hai bảo tàng khác nhau (Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam). Bảo tàng Lịch sử quốc gia hình thành trên
cơ sở các sưu tập tài liệu, hiện vật và đội ngũ cán bộ Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam làm nòng cốt, được bổ sung làm phong phú
thêm từ nhiều nguồn tư liệu khác của cả nước nhằm giới thiệu lịch sử dân tộc
như một thể thống nhất, toàn diện, liên tục từ quá khứ tới hiện tại, gắn lịch sử
Đảng, lịch sử cách mạng trong dòng lịch sử chung của đất nước, khẳng định vị
trí và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lịch sử của
dân tộc thời cận - hiện đại;
c) Phục vụ nhu cầu nghiên cứu
khoa học, học tập, cung cấp thông tin, phổ biến tri thức về lịch sử, di sản văn
hóa, bảo tàng học và hưởng thụ văn hóa của công chúng trong nước và bạn bè quốc
tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
2. Yêu cầu
a) Đảm bảo tính khoa học, tính dân
tộc và hiện đại trong trưng bày giới thiệu lịch sử đất nước và phản ánh đời sống
của xã hội qua các thời kỳ lịch sử. Chú trọng tính toàn diện về mặt lịch sử;
làm nổi bật những sự kiện, những mốc lịch sử quan trọng, những thành tựu văn
hóa nổi bật đánh dấu trình độ văn hóa - văn minh của dân tộc, khẳng định vị trí
và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc
thời kỳ cận - hiện đại; tính đa dân tộc, tính thống nhất trong đa dạng của văn
hóa Việt Nam, sự gắn kết các cộng đồng dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước;
b) Bảo tàng Lịch sử quốc gia phải
là một công trình văn hóa hiện đại,
xứng tầm với lịch sử dân tộc, một bảo tàng đầu hệ của hệ thống bảo tàng loại
hình lịch sử xã hội, bảo tàng lớn nhất của Việt Nam; thực hiện đổi mới các hình
thức và phương thức hoạt động; thường xuyên tiếp cận, phản ánh kịp thời và
khách quan những kết quả nghiên cứu mới đã được thẩm định về sử học và các
ngành khoa học khác có liên quan, những thành tựu của công cuộc đổi mới do Đảng
ta lãnh đạo; ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại trong các khâu công tác bảo
tàng; mở rộng quan hệ hợp tác giới thiệu di sản lịch sử - văn hóa của các bảo
tàng trong, ngoài nước và các sưu tập của tổ chức, cá nhân, thực hiện xã hội
hóa hoạt động bảo tàng;
c) Bảo tàng Lịch sử quốc gia phải
trở thành một trung tâm thông tin, một “ngân hàng dữ liệu” về lịch sử, về di sản
văn hóa và bảo tàng học, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao về
chuyên ngành, đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp Bảo tàng Việt Nam.
3. Về
cấu trúc nội dung trưng bày, sưu tầm bổ sung tài liệu hiện vật mới và đào tạo
nguồn nhân lực Bảo tàng Lịch sử quốc gia
a) Bảo tàng Lịch sử quốc gia bao
gồm các khu chức năng chính:
- Khu trưng bày theo tiến trình
lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ lớn: thời kỳ tiền sử, thời kỳ dựng nước đầu
tiên, thời kỳ từ cuối thế kỷ II trước công nguyên đến thế kỷ X sau công nguyên,
thời kỳ từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX và thời kỳ từ giữa thế kỷ XIX đến ngày
nay;
- Các tuyến trưng bày chuyên đề
và sưu tập bổ trợ cho hệ thống trưng bày theo tiến trình lịch sử;
- Không gian “Khám phá - Sáng tạo”
và trưng bày dành cho tuổi trẻ;
- Không gian trưng bày ngoài trời
và tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống;
- Khu tưởng niệm danh nhân lịch
sử, danh nhân cách mạng và danh nhân văn hóa - khoa học đặt ở vị trí trang trọng
theo truyền thống và tình cảm người Việt Nam
nhằm tôn vinh công lao to lớn, những giá trị tiêu biểu nhất của danh nhân qua mỗi
thời đại, của thời đại Hồ Chí Minh.
b) Căn cứ vào cấu trúc
nội dung trưng bày, Bộ Văn hóa - Thông tin xây dựng nội dung chi tiết và hình
thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
c) Bộ Văn hóa - Thông tin chỉ đạo
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam xây dựng và tổ chức thực
hiện chương trình, kế hoạch hàng năm về công tác sưu tầm bổ sung tài liệu, hiện
vật mới và đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ
đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý, vận hành khi Bảo tàng Lịch sử quốc
gia đi vào hoạt động.
4. Địa điểm xây
dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Địa điểm xây dựng Bảo tàng Lịch
sử quốc gia tại phía Đông Nam Khu công viên Hữu nghị, thuộc Khu đô thị mới Tây
Hồ Tây, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, quy mô nghiên cứu sử dụng
đất khoảng 10 ha, trong khuôn viên 28 ha của Công viên Hữu Nghị.
5. Các yêu cầu
về giải pháp kiến trúc và kỹ thuật
a) Về kiến trúc: Bảo tàng Lịch sử
quốc gia phải là một tổ hợp công trình kiến trúc được thiết kế, xây dựng đảm bảo
tính dân tộc và hiện đại, có tầm khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu sử dụng và
chất lượng cao. Hình thức kiến trúc đẹp, tổ chức không gian linh hoạt, phù hợp
với điều kiện khí hậu Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu mang tính đặc thù chuyên
môn nghiệp vụ bảo tàng; trang trí nội, ngoại thất phù hợp với yêu cầu sử dụng
và thể hiện được tính dân tộc;
Bảo tàng Lịch sử quốc gia là
công trình văn hóa lớn, có ý nghĩa lâu dài; cần tổ chức thi tuyển quốc tế về
thiết kế kiến trúc công trình để lựa chọn phương án tốt nhất.
Thuê chuyên gia tư vấn nước
ngoài về kỹ thuật trưng bày bảo tàng.
b) Về kỹ thuật: các hệ thống kỹ
thuật, trang thiết bị cho công trình đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại theo tiêu
chuẩn quốc tế, độ tin cậy cao, an toàn, dễ sử dụng, tiết kiệm năng lượng và
tính kinh tế, đảm bảo các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Có lối đi riêng và phương tiện
giao thông cho người tàn tật.
6. Các giai đoạn
thực hiện
a) Từ năm 2006 đến năm 2010
- Thành lập Ban Chỉ đạo
nhà nước xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia;
- Thành lập Ban Quản lý
dự án, Ban Nghiên cứu nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc
gia;
- Sưu tầm bổ sung tài liệu, hiện
vật mới và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ có đủ năng lực
quản lý và vận hành bảo tàng mới, quy mô lớn và hiện đại;
- Tổ chức thực hiện các thủ tục
liên quan đến khu đất xây dựng
Bảo tàng Lịch sử quốc gia;
- Tổ chức thi tuyển quốc tế về
thiết kế kiến trúc công trình;
- Lập, thẩm định và phê duyệt Dự
án đầu tư xây dựng và tổng dự toán công trình;
- Khởi công và hoàn thành xây dựng
công trình.
b) Từ năm 2010 đến năm 2012:
- Tiến hành các thủ tục về mặt tổ
chức sáp nhập Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, thành lập
Bảo tàng Lịch sử quốc gia;
- Thiết kế nội thất bảo tàng;
- Tổ chức trưng bày;
- Khánh thành.
7. Chủ đầu tư:
Bộ Xây dựng.
8. Nguồn vốn đầu
tư
a) Nguồn vốn ngân sách nhà nước
và huy động từ nhiều nguồn vốn hợp pháp khác;
b) Tổng mức đầu tư được xác định
khi phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập Ban Chỉ đạo nhà nước xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia do một Phó Thủ
tướng làm Trưởng ban, thành viên gồm đại diện: Bé V¨n ho¸ - Th«ng tin, Bộ Xây dựng,
Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Viện Khoa học xã hội
Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia,
Ban Quản lý dự án.
2. Bộ Văn hóa - Thông tin có nhiệm
vụ:
a) Chịu trách nhiệm về
yêu cầu, nội dung chuyên môn của Dự án, nội dung trưng bày và hình thức trưng
bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia; tổ chức sưu tầm bổ sung tài liệu, hiện vật mới
và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ để nhận
bàn giao và quản lý, sử dụng công trình khi hoàn thành;
b) Phối hợp với Bộ Xây dựng
tổ chức thi tuyển quốc tế về thiết kế kiến trúc công trình;
c) Tiến hành các thủ tục
về mặt tổ chức sáp nhập Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt
Nam, thành lập Bảo tàng Lịch sử quốc gia;
d) Tổ chức trưng bày và
khánh thành công trình Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
3. Bộ Xây dựng có nhiệm
vụ:
a) Chịu trách nhiệm toàn
bộ về việc xây dựng công trình Bảo tàng Lịch sử quốc gia;
b) Thành lập Ban Quản lý
dự án;
c) Chủ trì, phối hợp với
Bộ Văn hóa - Thông tin tổ chức thi tuyển quốc tế về thiết kế kiến trúc công
trình; tổ chức lập và trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Dự án đầu tư
xây dựng công trình theo quy định hiện hành;
d) Nghiên cứu, đề xuất
các cơ chế, chính sách áp dụng cho việc xây dựng và thực hiện Dự án.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính:
a) Thẩm định Dự án đầu
tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê
duyệt theo quy định hiện hành;
b) Cân đối và bố trí vốn
theo kế hoạch được duyệt cho việc xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
c) Các Bộ: Tài chính, Nội
vụ, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và
Môi trường, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan, theo
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, có trách nhiệm phối hợp với Bộ
Văn hóa - Thông tin và Bộ Xây dựng thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.
5. Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội và các cơ quan chức năng của
thành phố tiến hành các thủ tục liên quan tới khu đất xây dựng Bảo tàng Lịch sử
quốc gia, thực hiện đúng quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.
Điều
3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều
4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ trưởng
Bộ Xây dựng, các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND thành phố Hà Nội;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- BQL Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, VX (5b).
|
THỦ
TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|