|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
23/2001/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phạm Gia Khiêm
|
Ngày ban hành:
|
26/02/2001
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
23/2001/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 2 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 23/2001/QĐ-TTG NGÀY 26 THÁNG 02 NĂM 2001 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VÌ TRẺ EM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em ngày 12 tháng 8 năm 1991;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt
Nam tại Tờ trình số 03/TTr-BVCSTE ngày 12 tháng 02 năm 2001,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt "Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn
2001-2010" với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu tổng
quát: Tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và các quyền
cơ bản của trẻ em, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em, xây dựng
môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em Việt Nam có cơ hội được bảo vệ, chăm
sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp
hơn.
2. Các mục
tiêu cụ thể:
a) Về sức khỏe, dinh dưỡng:
Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1
tuổi xuống 30%0 số trẻ em sinh ra sống vào năm 2005 và xuống dưới 25%0 vào năm
2010; giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống 36%0 vào năm 2005 và xuống dưới
32%0 vào năm 2010; giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống
80/100.000 vào năm 2005 và xuống dưới 70/100.000 vào năm 2010.
Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em
dưới 5 tuổi ở thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi) xuống dưới 25% vào năm 2005 và
xuống dưới 20% vào năm 2010; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở thể
thấp còi (chiều cao theo tuổi) bình quân mỗi năm 1,5%.
b) Về nước sạch và vệ sinh môi
trường:
Đảm bảo 80% dân số nông thôn được
sử dụng nước hợp vệ sinh vào năm 2005 và 85% vào năm 2010; 85% dân số thành thị
được sử dụng nước hợp vệ sinh vào năm 2005 và 90% vào năm 2010; 50% hộ gia đình
và dân cư nông thôn được sử dụng hố xí hợp vệ sinh vào năm 2005 và 70% vào năm
2010; 70% hộ gia đình và dân cư thành thị được sử dụng hố xí hợp vệ sinh vào
năm 2005 và 90% vào năm 2010.
c) Về giáo dục cơ sở:
Củng cố thành tựu xoá mù chữ và phổ
cập giáo dục tiểu học; hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên toàn quốc
vào năm 2010; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp; đổi mới căn bản và
toàn diện nội dung và phương pháp giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành.
Giáo dục Mầm non: Số trẻ em 5 tuổi
đi học mẫu giáo đạt 85% vào năm 2005 và 95% vào năm 2010.
Giáo dục Tiểu học: Số học sinh
đi học đúng độ tuổi đạt 97% vào năm 2005 và 99% vào năm 2010; số học sinh tốt
nghiệp bậc tiểu học đạt 85% vào năm 2005 và 95% vào năm 2010; 80% số trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học hết tiểu học và số còn lại học hết lớp 3 vào
năm 2010; không còn trẻ em bước vào tuổi 15 bị mù chữ vào năm 2010.
Giáo dục Trung học cơ sở: Số học
sinh tốt nghiệp bậc trung học cơ sở đạt 72% vào năm 2005 và 75% vào năm 2010.
d) Về bảo vệ trẻ em:
Bảo vệ trẻ em không bị xâm hại bởi
các tệ nạn xã hội; phòng ngừa bạo lực đối với trẻ em; chống mọi sự phân biệt đối
xử đối với trẻ em; phòng ngừa trẻ em bị tai nạn thương tích.
Đảm bảo 80% số trẻ em mồ côi
không nơi nương tựa được chăm sóc vào năm 2005 và 100% vào năm 2010.
Giảm đến mức thấp nhất số trẻ em
bị tai nạn thương tích.
Tăng cường chăm sóc trẻ em khuyết
tật và tàn tật: Số trẻ em sứt môi, hở hàm ếch được phẫu thuật chỉnh hình đạt
90% vào năm 2005 và 95% vào năm 2010; số trẻ em khuyết tật được hỗ trợ phục hồi
chức năng đạt 65% vào năm 2005 và 70% vào năm 2010.
Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt: Số trẻ em lang thang kiếm sống và trẻ em phải lao động nặng nhọc, độc hại
giảm 70% vào năm 2005 và giảm 90% vào năm 2010; giảm dần vào năm 2005 và giảm
cơ bản vào năm 2010 số trẻ em bị xâm hại tình dục, bị mua bán; số trẻ em bị
nghiện ma tuý giảm 70% vào năm 2005 và 90% vào năm 2010; số trẻ em phạm các tội
đặc biệt nghiêm trọng giảm 70% vào năm 2005 và giảm 90% vào năm 2010.
Phòng ngừa để giảm đến mức thấp
nhất số trẻ em bị lây nhiễm HIV và mắc bệnh AIDS. Số trẻ em được khai sinh trước
5 tuổi đạt 80% vào năm 2005 và 90% vào năm 2010.
đ) Về văn hoá, vui chơi giải trí
cho trẻ em:
Đến năm 2005 có 50% và đến năm
2010 có 100% số xã, phường tổ chức được cơ sở văn hoá, vui chơi giải trí cho trẻ
em, trong đó đến năm 2005 có 40% và đến năm 2010 có 50% số cơ sở đủ tiêu chuẩn;
đến năm 2005 có 75% và đến năm 2010 có 100% số quận, huyện tổ chức và quản lý
được cơ sở văn hoá, vui chơi giải trí cho trẻ em.
Tăng số lượng trẻ em tham gia
sinh hoạt tại các câu lạc bộ, tham gia các hoạt động xã hội lành mạnh và số trẻ
em tình nguyện tham gia các hoạt động văn hoá, xã hội bổ ích.
3. Các giải
pháp chủ yếu:
a) Tăng cường sự lãnh đạo của
các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác trẻ em,
đặc biệt tại những vùng dân tộc ít người, miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khó khăn, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng
trẻ em bị xâm hại bởi các tệ nạn xã hội. Thực hiện có hiệu quả chức năng quản
lý nhà nước.
b) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống
luật pháp, chính sách, đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá trong công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật
Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và các văn bản pháp luật khác có liên quan
để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt; bổ sung, sửa đổi các chính sách nhằm
thực hiện có hiệu quả các quyền trẻ em, trong đó có chính sách nâng cao thể lực
cho trẻ em và chính sách chăm sóc trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương
tựa; ban hành chính sách ưu tiên trong chăm sóc sức khoẻ và giáo dục cho trẻ em
các gia đình nghèo, trẻ em vùng dân tộc ít người, miền núi, hải đảo, địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khó khăn và trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn.
Ban hành các chính sách nhằm huy
động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em: chính sách vận động các gia đình phát huy vai trò và trách nhiệm
của mình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con cái; chính sách hỗ trợ,
khuyến khích xây dựng môi trường gia đình, cộng đồng dân cư an toàn và lành mạnh;
chính sách khuyến khích các tổ chức và các cá nhân trong và ngoài nước tham gia
hỗ trợ thực hiện các mục tiêu vì trẻ em (bao gồm cả việc tham gia cung ứng các
dịch vụ xã hội cơ bản cho gia đình và trẻ em).
c) Tăng cường công tác truyền
thông, vận động xã hội.
Tăng cường công tác truyền
thông, vận động xã hội với nội dung và hình thức phù hợp với từng khu vực, từng
vùng và từng nhóm đối tượng nhằm góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của
gia đình, nhà trường, cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi
công dân trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chú trọng hình thức
tư vấn, tham vấn, công tác xã hội và vận động trực tiếp đối với gia đình và cộng
đồng dân cư về kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tập trung hoạt động
truyền thông - giáo dục vào những vùng dân tộc ít người, miền núi, hải đảo, địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khó khăn và những nhóm
đối tượng còn hạn chế trong thực hiện trách nhiệm của mình đối với trẻ em.
d) Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ
giữa các ngành, các cấp trong tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực
hiện các quyền của trẻ em và các mục tiêu của Chương trình.
đ) Kinh phí thực hiện.
Kinh phí thực hiện Chương trình
được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành có liên quan
và các địa phương. Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước, các Bộ, ngành có liên quan
và các địa phương chủ động tạo mọi điều kiện nhằm huy động sự tài trợ của các tổ
chức và cá nhân trong và ngoài nước.
e) Hợp tác quốc tế.
Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác
quốc tế nhằm vận động nguồn lực hỗ trợ thực hiện Chương trình.
g) Nâng cao chất lượng thông tin
và dữ liệu về trẻ em.
Nâng cao năng lực thu thập, xử
lý và cung cấp thông tin, dữ liệu về trẻ em, đáp ứng được yêu cầu đánh giá kết
quả thực hiện Chương trình; tham mưu, hoạch định chính sách về trẻ em.
h) Đào tạo và nghiên cứu.
Nâng cao chất lượng đào tạo đội
ngũ cán bộ của các cấp, các ngành làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình. Kế thừa và xúc tiến
nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc tham mưu, hoạch định chính sách về bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện.
1. Giao Uỷ ban Bảo vệ và Chăm
sóc trẻ em Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn
hoá - Thông tin, Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, các Bộ, ngành khác có liên quan
và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai
Chương trình.
2. Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ
em Việt Nam căn cứ vào Chương trình này, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có
liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng
và tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động quốc gia theo định kỳ 5 năm phù hợp
với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; hướng dẫn, kiểm tra,
giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình theo định kỳ hàng năm báo
cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết tình hình thực hiện Chương trình vào
năm 2005 và tổng kết tình hình thực hiện Chương trình vào năm 2010; chủ trì, phối
hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện việc đánh giá, phân tích tình hình thực hiện
các mục tiêu về trẻ em.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp với Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, Tổng cục Thống kê
và các Bộ, ngành có liên quan đưa các mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và
phát triển trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia hàng
năm và 5 năm; lồng ghép các hoạt động của các chương trình hợp tác quốc tế liên
quan đến trẻ em (đặc biệt là Chương trình hợp tác Việt Nam - Unicef) với các hoạt
động của Chương trình này theo hướng dành ưu tiên đầu tư cho trẻ em khuyết tật,
trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em các gia đình nghèo, trẻ em bị nhiễm
HIV và mắc bệnh AIDS, trẻ em thuộc dân tộc ít người và trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn; đưa một số chỉ số về quyền trẻ em Việt Nam vào danh mục các chỉ
số phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Nhà nước.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam và các Bộ,
ngành có liên quan, các địa phương xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, bao gồm
cả khả năng huy động từ các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, để thực hiện
các mục tiêu và nhiệm vụ của Chương trình; hướng dẫn các Bộ, ngành có liên quan
và các địa phương sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện Chương trình.
5. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành có liên quan tuyên truyền, vận động các nguồn lực của các tổ
chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các tổ chức của Liên hợp quốc
hỗ trợ cho việc thực hiện Chương trình.
6. Căn cứ vào Chương trình này,
các Bộ Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hoá - Thông tin, Công an, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác có
liên quan, xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động hàng năm và định
kỳ 5 năm nhằm thực hiện được các mục tiêu của Chương trình; đưa các mục tiêu về
trẻ em vào kế hoạch dài hạn và ngắn hạn của Bộ, ngành mình và dành nguồn lực
thích đáng để thực hiện các mục tiêu có liên quan của Chương trình này.
7. Căn cứ vào Chương trình này,
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đưa các mục tiêu bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội dài hạn và ngắn hạn của địa phương; đẩy mạnh phong trào toàn xã hội và mọi
gia đình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; xây dựng và tổ chức thực hiện
(bao gồm cả bố trí ngân sách) các kế hoạch hành động hàng năm và định kỳ 5 năm
phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tổng hợp,
báo cáo định kỳ hàng năm với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ
em Việt Nam.
8. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội tham gia triển khai và thực
hiện Chương trình trong phạm vi hoạt động của mình.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
Quyết định 23/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010 do Quốc Hội ban hành do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
|
No:
23/2001/QD-TTg
|
Hanoi, February 26, 2001
|
DECISION RATIFYING THE VIETNAM NATIONAL PROGRAM OF ACTION FOR CHILDREN IN THE 2001-2010 PERIOD THE PRIME MINISTER Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Child Protection, Care and Education of August 12, 1991;
At the proposal of the Minister-Chairman of the Vietnam Committee for Child
Protection and Care in Report No. 03/TTr-BVCSTE of February 12, 2001, DECIDES: Article 1.- To ratify
"the Vietnam National Program of Action for Children in the
2001-2010" period with the following main contents: 1. Overall objectives: To create the optimum
conditions to fully meet the needs and basic rights of children, prevent and
push back the dangers of harming children, build a safe and healthy environment
for Vietnamese children to have the opportunity to be protected, cared for,
educated and develop in all fields and have an ever better life. 2. Specific objectives: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. To reduce the mortality rate of children under
one year of age to 30% of children by 2005 and below 25% by 2010; to reduce the
mortality rate of children under 5 years of age to 36% by 2005 and below 32% by
2010; to reduce the rate of obstetrics-related death of mothers to 80/100,000
by 2005 and below 70/100,000 by 2010. To reduce the malnutrition rate among
under-weight children under 5 years old in proportion to age to below 25% by
2005 and below 20% by 2010; to reduce the malnutrition rate among rachitic
children under 5 years old (height in proportion to age) by an average of 1.5%
annually. b/ On clean water and environmental hygiene: To ensure that 80% of the rural population can
use hygienic water by 2005 and 85% by 2010; that 85% of the urban population
can use hygienic water by 2005 and 90% by 2010; that 50% of family households
and the rural population can use hygienic WC by 2005 and 70% by 2010; that 70%
of family households and the urban population can use hygienic WC by 2005 and
90% by 2010. c/ On grassroots education: To consolidate the achievements in the fight
against illiteracy and the universalization of primary education; to complete universalization
of basic secondary education in the whole country by 2010; to raise the quality
of the contingent of teachers at all levels; to basically and allsidedly
renovate the contents and methods of education; to strengthen the material
bases and the equipment in service of teaching and practice. Pre-school education: 85% of children under five
years old shall attend pre-school classes by 2005 and 95% by 2010. Primary education: 97% of children at the set
age shall attend primary classes by 2005 and 99% by 2010; 85% of children shall
graduate from primary education by 2005 and 95% by 2010; 80% of children with
exceptionally difficult circumstances shall complete primary education and the
rest shall complete the 3rd form by 2010; no more children up to 15 years of
age shall remain illiterate by 2010. Basic secondary education: 72% of pupils shall
graduate from basic secondary education by 2005 and 75% by 2010. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. To protect children from social evils; to
prevent violence against children; to oppose all forms of discrimination
against children; to prevent or take precautions against accidents and injuries
to children. To ensure that 80% of helpless orphans shall be
cared for by 2005 and 100% by 2010. To reduce to the minimum the number of children
victims of accidents and injuries. To increase the care for handicapped and
disabled children: 90% of hare lipped children and children with cleft palate
shall have been operated on and receive orthopedic surgery by 2005 and 95% by
2010. 65% of handicapped children shall have received assistance in functional
rehabilitation by 2005 and 70% by 2010. With regard to children with special
circumstances: The number of street children and children subjected to heavy or
noxious labor shall drop by 70% by 2005 and by 90% by 2010; to begin reducing
by 2005 and substantially reduce by 2010 the number of children victims of
sexual abuse or trafficking. The number of children addicted to drugs shall
drop by 70% by 2005 and 90% by 2010. The number of children committing
especially serious crimes shall be reduced by 70% by 2005 and 90% by 2010. To take preventive and precautionary measures to
reduce to the lowest level possible the number of children infected with HIV
and AIDS. 80% of children under five years old shall have their birth
certificates by 2005 and 90% by 2010. d/ On cultural and recreative activities for
children: 50% of the communes and wards by 2005 and 100%
by 2010 shall have been provided with cultural and recreative centers for
children, of which 40% by 2005 and 50% by 2010 shall be equipped with the
necessary facilities; 75% of districts by 2005 and 100% by 2010 shall have
organized and managed their cultural and recreative centers for children. To increase the number of children participating
in club activities and healthy social activities and the number of children who
volunteer to take part in useful cultural and social activities. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. a/ To strengthen the leadership of the Party
Committees and the guidance of the administration at all levels for the
children work, especially in the regions of ethnic minorities, mountain areas,
islands, and areas with specially difficult or difficult socio-economic
situation, effectively prevent the affection of children by social evils. To carry out effectively the function of State
management. b/ To build and perfect the legal system and
policies, to promote socialization of the protection, care and education of
children. To consider amendments and supplements to the
Law on Child Protection, Care and Education and other related legal documents
and submit them to competent authorities for approval; to supplement and amend
policies aimed at effectively exercising the rights of children, including the
policy of raising the physical health of children and the policy of caring for
handicapped children and helpless orphans; to promulgate the policy of
prioritizing the care for the health and education of children of poor
families, children in regions of ethnic minorities, mountain areas, islands and
areas with specially difficult or difficult socio-economic conditions and
children with exceptionally difficult circumstances. To promulgate policies aimed at mobilizing the
integrated force of the whole society to take part in the protection, care and
education of children: policy of encouraging the families to develop their role
and responsibilities in the protection, care and education of children; policy
of assisting and encouraging the building of secure and healthy family and
population community environment; policy of encouraging organizations and
individuals in the country and abroad to take part in the assistance to carry
out the objectives for children (including the participation in the provision
of basic social services for the families and children). c/ To increase the social communications and
mobilization work. To increase the social communications and
mobilization work in appropriate contents and forms for each area, each region
and each group of objects aimed at helping to raise the perception and
responsibilities of the families, schools, State agencies, economic and social
organizations and all citizens in the protection, care and education of
children. To pay attention to the form of consultancy, counseling, social work
and direct persuasion of the families and population community about the
know-how of protecting, caring for and educating children. To focus
communication and educational work on the regions of ethnic minorities,
mountain areas, islands, and areas with exceptionally difficult or difficult
socio-economic conditions and groups of objects with limited under-standing of
their responsibilities for children. d/ To increase inspection and supervision. To build a mechanism for close coordination
among the branches and echelons in the organization of inspection, supervision
and evaluation of the exercise of the rights of children and the objectives of
the Program. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Funding for the implementation of the Program
shall come from the annual draft budgets of the related ministries and branches
and the localities. Besides the funding from the State budget, the related
ministries branches and localities shall create on their own initiatives all
conditions to mobilize the funding by organizations and individuals in the
country and abroad. f/ International cooperation. To promote activities of international
cooperation aimed at mobilizing resources to assist the implementation of the
Program. g/ To raise the quality of the information and
data about children. To raise the capacity of collecting, processing
and supplying the information and data about children in order to meet the need
of evaluating the result of the implementation of the Program, providing
consultancy in the mapping out of the policies on children, b/ Training and research. To raise the quality of training of the
contingent of officials at various levels and in all branches in the
protection, care for and education of children in order to meet the need of
deploying the implementation of the Program. To inherit and step up the
scientific research in service of the consultancy and mapping out of the
policies on protection, care for and education of children. Article 2.- Organization of
implementation. 1. The Vietnam Committee for Child Protection
and Care shall assume the main responsibility and coordinate with the Ministry
of Health, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Culture and
Information, the Ministry of Public Security, the Ministry of Labor, War
Invalids and Social Affairs, the Ministry of Agriculture and Rural Development,
the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the other
related ministries and branches and the People�s Committees of the provinces
and centrally-run cities to organize the deployment of the Program. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. The Ministry of Planning and Investment shall
assume the main responsibility and coordinate with the Vietnam Committee for
Child Protection and Care, the General Department of Statistics and the related
ministries and branches shall put out their own targets in the protection,
care, education and development of children in the annual and five-year
national socio-economic development plans; integrate the activities of the
programs on international cooperation related to children (especially the
Vietnam-UNICEF Cooperation Program) and with the activities of this program in
the direction of giving priority to handicapped children, helpless and orphaned
children, children of poor families, children affected with HIV and AIDS,
children of ethnic minorities and children with specially difficult
circumstance, and introduce a number of targets on the rights of Vietnamese
children into the list of socio-economic development targets of the State. 4. The Ministry of Finance shall assume the main
responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the
Vietnam Committee for Child Protection and Care and the related ministries and
branches and the localities in working out the yearly financial plans,
including the possibility of mobilizing sources outside the State budget in
order to realize the objectives and tasks of the Program, guide the related
ministries and branches and the localities to use the sources of funding for
carrying out the program. 5. The Ministry for Foreign Affairs shall assume
the main responsibility and coordinate with the related ministries and branches
to popularize the program and mobilize sources of funding from the foreign
government organizations, non-governmental organizations and the organizations
of the United Nations to assist the implementation of the Program. 6. Basing themselves on this Program, the
Ministry of Health, the Ministry of Education and Training, the Ministry of
Culture and Information, the Ministry of Public Security, the Ministry of
Agriculture and Rural Development, the Ministry of Labor, War Invalids and
Social Affairs and other related ministries and branches to build and organize
the implementation of the programs of action yearly and every five years aimed
at realizing the objective of the Program and introduce the targets on children
into the long term and short term plans of their ministries and branches to
devote an appropriate fund for the realization of the related objectives of
this Program. 7. Basing themselves on this Program, the
Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall include the
objectives of protection, care, education and development of children into
their long-term and short-term development economic and social development of
their localities; promote the movement of the entire society and every family
protecting, caring for and educating children; build and organize the
implementation (including funding from the budget) of the plans of action
yearly and every five years in accordance with the socio-economic development
plans of the localities, and review and report every year to the Minister-
Chairman of the Vietnam Committee for Child Protection and Care. 8. It is proposed that the Vietnam Fatherland
Front and its member organizations, and all social organizations take part in
the deployment and implementation of this Program within their scope of
activity. Article 3.- This Decision
takes implementation effect 15 days after its signing. Article 4.- The ministers,
the heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to
the Government, the presidents of the Peoples Committees of the provinces and
centrally-run cities shall have to implement this Decision. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Pham Gia Khiem
Quyết định 23/2001/QĐ-TTg ngày 26/02/2001 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010 do Quốc Hội ban hành do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
7.344
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|