Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1766/QĐ-UBND 2022 Kế hoạch bảo tồn phát triển làng nghề Lâm Đồng 2022 2030

Số hiệu: 1766/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Phạm S
Ngày ban hành: 30/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1766/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 30 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2022-2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 200/TTr-SNN ngày 07/9/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030, với các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mc tiêu đến 2025:

a) Bảo tồn và phát triển 17 làng nghề, làng nghề truyền thống và 01 nghề truyền thống;

b) Phát triển mới 04 làng nghề, làng nghề truyền thống; toàn tỉnh có 35 làng nghề; trong đó có 20 làng nghề được công nhận;

c) Tăng thu nhập bình quân của lao động làng nghề lên từ 2 đến 4 lần so với sản xuất thuần nông;

d) Tỷ lệ lao động trong làng nghề được đào tạo nghề tăng lên từ 10% đến 20%;

đ) Phấn đấu có 05 sản phẩm của làng nghề tham gia chương trình OCOP và được công nhận sản phẩm cấp tỉnh (3 đến 4 sao).

2. Mục tiêu giai đoạn 2026-2030:

a) Bảo tồn và phát triển 12 làng nghề, làng nghề truyền thống và 02 nghề truyền thống;

b) Phát triển mới 04 làng nghề, làng nghề truyền thống; toàn tỉnh có 39 làng nghề, trong đó có 24 làng nghề được công nhận;

c) Tăng thu nhập bình quân của lao động làng nghề lên từ 4 đến 6 lần so với sản xuất thuần nông;

d) Tỷ lệ lao động trong làng nghề được đào tạo nghề tăng lên từ 20 đến 30%;

đ) Phấn đấu có 07 sản phẩm của làng nghề tham gia chương trình OCOP và được công nhận sản phẩm cấp tỉnh (3 đến 4 sao).

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống:

a) Thực hiện điều tra, rà soát, đánh giá, phân loại danh mục các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống chưa đáp ứng được tiêu chí công nhận để có kế hoạch thực hiện hỗ trợ bảo tồn và phát triển; lập hồ sơ, xét công nhận các làng nghề truyền thống đáp ứng được tiêu chí theo quy định và thực hiện hỗ trợ theo chính sách quy định.

b) Hỗ trợ đầu tư bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2022-2030: hỗ trợ cho 29 làng nghề, làng nghề truyền thống và 02 nghề truyền thống; các nội dung hỗ trợ:

- Tập huấn, đào tạo truyền nghề;

- Triển khai 30 mô hình về phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống.

- Hỗ trợ các làng nghề tham gia 12 hội chợ xúc tiến thương mại.

- Hỗ trợ 12 làng nghề nâng cấp, phát triển sản phẩm OCOP và được công nhận sản phẩm cấp tỉnh (từ 3 đến 4 sao).

- Xây dựng 4 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm làng nghề.

(Chi tiết theo Phụ lục 1 đính kèm)

2. Hỗ trợ phát triển làng nghề gắn với du lịch, chương trình OCOP và xây dựng nông thôn mới:

Tổ chức khôi phục và phát triển 02 làng nghề gắn với du lịch, Chương trình OCOP và xây dựng nông thôn mới gồm:

- Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm thôn K’Long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng gắn với tuyến du lịch Quốc lộ 20 và điểm du lịch Làng Gà.

- Làng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà gắn với tuyến du lịch đèo Tà Nung và điểm du lịch thác 7 tầng.

3. Phát triển mới làng nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống:

Phát triển mới 8 làng nghề trên địa bàn các huyện: Đam Rông, Di Linh, Cát Tiên, Đạ Huoai, Đạ Tẻh; khôi phục, bảo tồn, lưu giữ nét văn hóa truyền thống trong sản phẩm, đồng thời thiết kế những sản phẩm mới phù hợp với thị trường, nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ cảnh quan, môi trường làng nghề.

(Chi tiết theo Phụ lục 2 đính kèm).

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, cá nhân và xã hội về vai trò và tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề. Đẩy mạnh truyền thông, khuyến khích liên kết, thu hút các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và phát triển làng nghề.

2. Khôi phục, bảo tồn các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền:

a) Đối với những nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống đang bị mai một và thất truyền: Tổ chức đào tạo truyền nghề để khôi phục, phục vụ nhu cầu du lịch, văn hóa;

b) Đối với những nghề, làng nghề có khó khăn: Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ có tay nghề cao và các cơ sở trong làng nghề duy trì ổn định sản xuất các sản phẩm độc đáo, từng bước phát triển các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

3. Hỗ trợ phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống đang hoạt động có hiệu quả và làng nghề mới:

a) Tập trung phát triển các làng nghề sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế, hàm lượng văn hóa cao;

b) Hỗ trợ gây dựng, phát triển làng nghề mới; phổ biến, nhân rộng nghề truyền thống ra các làng nghề mới; xây dựng và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề.

4. Tập trung phát triển các vùng nguyên liệu đối với các làng nghề mây tre đan, dâu tằm tơ... tại các địa phương có điều kiện phù hợp.

5. Hỗ trợ cho nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo, truyền nghề cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển làng nghề.

6. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu:

a) Hỗ trợ các làng nghề tham gia Chương trình OCOP, xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu, quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến; hỗ trợ các làng nghề tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại.

b) Xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý; xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, các tuyến du lịch, điểm du lịch để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

IV. KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí thực hiện theo Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 Thủ tướng Chính phủ; kinh phí từ Kế hoạch Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng hướng đến toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 837/QD-UBND ngày 12/5/2022 của UBND tỉnh); kinh phí từ các chương trình, đề án, kế hoạch, dự án liên quan; các nguồn vốn hợp pháp khác từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

2. Cơ chế thực hiện: Làng nghề, làng nghề truyền thống được hưởng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và các chính sách hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

V. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN

1. Dự án bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2022-2025, định hướng đến 2030.

2. Dự án xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của người đồng bào dân tộc với du lịch.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Là cơ quan chủ trì thực hiện Kế hoạch; triển khai thực hiện các nội dung đạt mục tiêu của Kế hoạch và đúng quy định; tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; hướng dẫn địa phương triển khai, theo dõi, đánh giá và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch theo quy định.

b) Hướng dẫn các địa phương triển khai lập hồ sơ đề nghị xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận nghề, làng nghề, làng nghề truyền thông theo quy định.

2. Sở Tài chính: Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách, thẩm định dự toán kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

3. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện nội dung phát triển làng nghề gắn với du lịch trong Đề án Bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 06/3/2018).

4. Các Sở, ngành có liên quan: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch này.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

a) Căn cứ nội dung Kế hoạch này để xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2022-2030; chủ động bố trí nguồn lực để triển khai tại địa phương có hiệu quả; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành.

b) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn tại địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, quy hoạch phát triển, bảo vệ môi trường làng nghề, định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề tại địa phương.

c) Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn rà soát, lập hồ sơ các nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống đủ điều kiện, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- LĐVP;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

PHỤ LỤC 1:

DANH MỤC CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, NGHỀ TRUYỀN THỐNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1766/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

TT

Tên làng nghề truyền thống/làng nghề/nghề truyền thống

Địa chỉ

Nghề/ Làng nghề/ Làng nghề TT đã được công nhận, chưa công nhận

Giai đoạn

Lý do bảo tồn

Chưa

Năm công nhận

2022-2025

2026-2030

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

I

Làng nghề truyền thống

 

 

 

 

 

 

 

1

Làng nghề truyền thống làng hoa Vạn Thành

Phường 5, TP Đà Lạt

 

x

2011

x

x

Bảo tồn và phát triển các loại hoa quý hiếm và đặc sắc của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

2

Làng nghề truyền thống làng hoa Thái Phiên

Phường 12, TP Đà Lạt

 

x

2009

x

x

3

Làng nghề truyền thống làng hoa Hà Đông

Phường 8, TP Đà Lạt

 

x

2009

x

x

4

Làng nghề truyền thống làng hoa Xuân Thành

Xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt

 

x

2015

x

x

5

Làng nghề truyền thống làng hoa Đa Thiện

Phường 8, TP Đà Lạt

 

x

2017

x

x

6

Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm

Thôn Đam Pao, Xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà

 

x

2011

x

x

Làng nghề có nguy cơ mai một thất truyền

7

Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm

Xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên

x

 

 

x

 

Làng nghề có nguy cơ mai một thất truyền; gắn với du lịch

8

Làng nghề truyền thống làm rượu cần

TDP Ka Ming, thị trấn Di Linh; thôn Bảo Tuân, Bảo Thuận - huyện Di Linh

x

 

 

x

x

Giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên

9

Làng nghề truyền thống đan lát huyện Di Linh

- Thôn: Duệ, Kao Kuil - xã Đinh Lạc

- Thôn: 4, 5 xã Tam Bố.

- Xã: Đinh Trang Thượng, Gia Bắc, Sơn Điền, Bảo Thuận

x

 

 

x

x

Giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên

10

Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm

Thôn Bnớr C, Thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương

 

x

2011

x

x

Làng nghề có nguy cơ mai một thất truyền; gắn với du lịch

11

Làng nghề truyền thống rượu cần “Bon Lang Biang”

TDP Đăng Gia, Thị trấn Lạc Dương

 

x

2015

x

x

Giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên

12

Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm

Thôn 1,3 - Xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm

 

x

2014

x

 

Làng nghề có nguy cơ mai một thất truyền; gắn với du lịch

13

Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm K’Long

Thôn K’Long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng

x

 

 

x

 

Làng nghề có nguy cơ mai một thất truyền; gắn với du lịch

II

Làng nghề

 

 

 

 

 

 

 

1

Làng nghề dâu tằm tơ Đông Anh 5

TDP Đông Anh 5, Thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà

 

x

2015

x

x

Làng nghề có tiềm năng phát triển mạnh, có sự lan tỏa

2

Làng nghề dâu tằm tơ Hùng Vương Đông Anh 3

TDP Đông Anh 3, Thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà

 

x

2015

x

x

Làng nghề có tiềm năng phát triển mạnh, có sự lan tỏa

3

Làng nghề trồng và chế biến tre tầm vông Tố Lan

Thôn Tố Lan, xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh

 

x

2021

x

 

Làng nghề có tiềm năng phát triển mạnh, có sự lan tỏa

4

Làng nghề dâu tằm tơ

Thôn 1,2,3 xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh

x

 

 

x

 

Làng nghề có tiềm năng phát triển mạnh, có sự lan tỏa

III

Nghề truyền thống

 

 

 

 

 

 

 

1

Nghề làm nhẫn bạc của đồng bào dân tộc Chu Ru

Thôn Ha Wai, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương

 

x

2013

x

x

Giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; Làng nghề có nguy cơ mai một thất truyền

2

Nghề truyền thống làm gốm của người đồng bào dân tộc Chu ru

Thôn Krăng Gọ 1, xã P’Ró, huyện Đơn Dương

x

 

 

 

x

Giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; Làng nghề có nguy cơ mai một thất truyền

 

PHỤ LỤC 2:

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG DỰ KIẾN THÀNH LẬP MỚI GIAI ĐOẠN 2022-2030
(Kèm theo Quyết định số 1766/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Tên làng nghề

Địa chỉ

I

Giai đoạn 2022-2025

 

1

Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm

Huyện Đam Rông

2

Làng nghề truyền thống mây tre đan

Huyện Đam Rông

3

Làng nghề truyền thống mây tre đan

Huyện Di Linh

4

Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm

Huyện Đạ Huoai

II

Giai đoạn 2026-2030

 

1

Làng nghề truyền thống làm rượu cần

Huyện Di Linh

2

Làng nghề truyền thống mây tre đan

Huyện Đạ Huoai

3

Làng nghề truyền thống làm rượu cần người Châu Mạ và Stiêng

Huyện Cát Tiên

4

Làng nghề trồng dâu, nuôi tằm thôn 1,2,3, xã Đạ Kho

Huyện Dạ Tẻh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1766/QĐ-UBND ngày 30/09/2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.185

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.113.145
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!