Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 02/2007/QH12

Số hiệu: 02/2007/QH12 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 21/11/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*****

Số: 02/2007/QH12

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2007

LUẬT

PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Luật này quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.

4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 4. Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình

1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.

2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Khuyến khích việc nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Tổ chức, hỗ trợ việc bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

5. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng, nếu bị thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Nhà nước khuyến khích hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:

a) Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình;

b) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình;

c) Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.

2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.

7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

Chương 2:

PHÒNG NGỪA BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Mục 1:

THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Điều 9. Mục đích và yêu cầu của thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.

2. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;

b) Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo;

c) Không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình.

Điều 10. Nội dung thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình.

2. Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.

3. Tác hại của bạo lực gia đình.

4. Biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình.

5. Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá.

6. Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 11. Hình thức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Thực hiện trực tiếp.

2. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

4. Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hoá quần chúng khác.

Mục 2:

HÒA GIẢI MÂU THUẪN, TRANH CHẤP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH

Điều 12. Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình

1. Kịp thời, chủ động, kiên trì.

2. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

3. Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên.

4. Khách quan, công minh, có lý, có tình.

5. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên.

6. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

7. Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Luật này trong những trường hợp sau đây:

a) Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự;

b) Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính.

Điều 13. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do gia đình, dòng họ tiến hành

Gia đình có trách nhiệm kịp thời phát hiện và hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.

Trường hợp gia đình không hòa giải được hoặc có yêu cầu của thành viên gia đình thì người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ chủ động hòa giải hoặc mời người có uy tín trong cộng đồng dân cư hòa giải.

Điều 14. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do cơ quan, tổ chức tiến hành

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tổ chức mình với thành viên gia đình họ khi có yêu cầu của thành viên gia đình; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để tiến hành hòa giải.

Điều 15. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do tổ chức hòa giải ở cơ sở tiến hành

1. Tổ hòa giải ở cơ sở tiến hành hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức hòa giải ở cơ sở thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.

Mục 3:

TƯ VẤN, GÓP Ý, PHÊ BÌNH TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VỀ PHÒNG NGỪA BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Điều 16. Tư vấn về gia đình ở cơ sở

1. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở cho các thành viên trong cộng đồng dân cư để phòng ngừa bạo lực gia đình.

2. Tư vấn về gia đình ở cơ sở bao gồm các nội dung sau đây:

a) Cung cấp thông tin, kiến thức, pháp luật về hôn nhân, gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình;

b) Hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng ứng xử khi có mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.

3. Việc tư vấn về gia đình ở cơ sở tập trung vào các đối tượng sau đây:

a) Người có hành vi bạo lực gia đình;

b) Nạn nhân bạo lực gia đình;

c) Người nghiện rượu, ma tuý, đánh bạc;

d) Người chuẩn bị kết hôn.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở.

Điều 17. Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư

1. Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi bạo lực gia đình đã được tổ hòa giải ở cơ sở hoà giải mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.

2. Trưởng thôn, làng, bản, ấp, phum, sóc, tổ trưởng tổ dân phố hoặc người đứng đầu đơn vị tương đương (sau đây gọi chung là người đứng đầu cộng đồng dân cư) quyết định và tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư. Thành phần tham gia góp ý, phê bình bao gồm đại diện gia đình, hộ gia đình liền kề và các thành phần khác do người đứng đầu cộng đồng dân cư mời.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đứng đầu cộng đồng dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình.

Chương 3:

BẢO VỆ VÀ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Mục 1:

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ, HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình

1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.

Điều 19. Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ

1. Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:

a) Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;

b) Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;

c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;

d) Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).

2. Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

3. Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự.

4. Việc áp dụng biện pháp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Luật này.

Điều 20. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;

b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;

c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.

2. Chậm nhất 12 giờ, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết.

4. Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.

5. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị tạm giữ hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.

6. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc và việc xử lý người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc quy định tại Điều này.

Điều 21. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Toà án

1. Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;

b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;

c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.

2. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

3. Toà án nhân dân đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết.

4. Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.

5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc quy định tại Điều này được thực hiện tương tự quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Điều 22. Giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc

1. Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc của Toà án có thẩm quyền thì người đứng đầu cộng đồng dân cư phối hợp với tổ chức có liên quan ở cơ sở để phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.

2. Người được phân công giám sát có các nhiệm vụ sau đây:

a) Theo dõi việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân; trường hợp phát hiện người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình thì yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện nghiêm chỉnh quyết định cấm tiếp xúc;

b) Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình vẫn cố tình tiếp xúc với nạn nhân thì người được phân công giám sát báo cáo cho người đứng đầu cộng đồng dân cư để có biện pháp buộc người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi của mình.

3. Trong trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 20 và khoản 4 Điều 21 của Luật này thì các thành viên gia đình có trách nhiệm giám sát để bảo đảm không xảy ra bạo lực gia đình.

Điều 23. Chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Khi khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nạn nhân bạo lực gia đình được xác nhận việc khám và điều trị nếu có yêu cầu.

2. Chi phí cho việc khám và điều trị đối với nạn nhân bạo lực gia đình do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với người có bảo hiểm y tế.

3. Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.

Điều 24. Tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình

1. Nạn nhân bạo lực gia đình được tư vấn về chăm sóc sức khoẻ, ứng xử trong gia đình, pháp luật và tâm lý để giải quyết tình trạng bạo lực gia đình.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân hoặc tổ chức quy định tại các điều 27, 28, 29 và 30 của Luật này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện việc tư vấn phù hợp cho nạn nhân bạo lực gia đình.

Điều 25. Hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu

Uỷ ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội khác tại địa phương và các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình thực hiện hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực gia đình trong trường hợp cần thiết.

Mục 2:

CƠ SỞ TRỢ GIÚP NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Điều 26. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình

1. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.

2. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm:

a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Cơ sở bảo trợ xã hội;

c) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

d) Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;

đ) Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

3. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn hoạt động trợ giúp nạn nhân của các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình.

Điều 27. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chăm sóc y tế theo quy định tại Điều 23 của Luật này và tư vấn về sức khỏe.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình trong thời gian không quá 1 ngày theo yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình.

Điều 28. Cơ sở bảo trợ xã hội

Cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện việc chăm sóc, tư vấn tâm lý, bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.

Điều 29. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; hỗ trợ kinh phí cho một số cơ sở hỗ trợ, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình theo chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình; kinh phí hỗ trợ, đối tượng được hỗ trợ do Chính phủ quy định.

2. Theo quy chế hoạt động hoặc chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được cung cấp các dịch vụ tư vấn về pháp luật, tâm lý, chăm sóc sức khỏe, bố trí nơi tạm lánh và các điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình phải có các điều kiện sau đây:

a) Có cơ sở vật chất và nhân lực chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình;

b) Có nguồn tài chính bảo đảm chi phí cho các hoạt động trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình.

4. Nhân viên tư vấn phải có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm yêu cầu về chuyên môn theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực tư vấn. Trong quá trình tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình, nhân viên tư vấn có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.

Điều 30. Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng

1. Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng là cá nhân, tổ chức có uy tín, khả năng và tự nguyện giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình tại cộng đồng dân cư.

2. Cá nhân, tổ chức thông báo về việc nhận làm địa chỉ tin cậy, nơi đặt địa chỉ tin cậy với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đặt địa chỉ tin cậy.

3. Tùy theo điều kiện và khả năng thực tế, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình, hỗ trợ, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết.

4. Uỷ ban nhân dân cấp xã lập danh sách và công bố các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng; thực hiện việc hướng dẫn, tổ chức tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình và bảo vệ địa chỉ tin cậy ở cộng đồng trong trường hợp cần thiết.

5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn và các tổ chức thành viên có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc tuyên truyền, vận động, xây dựng các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

Chương 4:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Điều 31. Trách nhiệm của cá nhân

1. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

2. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

Điều 32. Trách nhiệm của gia đình

1. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

2. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này.

Điều 33. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

1. Tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác .

2. Kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 34. Trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

1. Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 33 của Luật này.

2. Tổ chức cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Tổ chức các hoạt động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm để hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

4. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

Điều 35. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.

5. Hằng năm, trong báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã trước Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình kinh tế - xã hội phải có nội dung về tình hình và kết quả phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.

Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1. Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.

3. Hướng dẫn thực hiện hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở; việc thành lập, giải thể cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

4. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

6. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.

7. Chủ trì, hướng dẫn công tác tổng hợp, phân tích về tình hình phòng, chống bạo lực gia đình; chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình; chỉ đạo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.

8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc biên tập, cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 37. Trách nhiệm của Bộ Y tế

1. Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế về tiếp nhận, chăm sóc y tế đối với bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Ban hành quy trình chữa trị nghiện rượu.

Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

1. Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình xoá đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

2. Hướng dẫn việc thực hiện trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở bảo trợ xã hội.

Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành học, cấp học.

2. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm thực hiện chương trình giáo dục lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tin đại chúng

1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thông tin kịp thời, chính xác chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 41. Trách nhiệm của cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát

Cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình; chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện nhiệm vụ thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình.

Chương 5:

XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 42. Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.

3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 43. Áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng

1. Người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đã được góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp này vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

2. Người có hành vi bạo lực gia đình đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; đối với người dưới 18 tuổi thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

3. Thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 44. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 45. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2008.

Điều 46. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

THE NATIONAL ASSEMBLY

 

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness

Law No.:  02/2007/QH12

Ha Noi, November 21st, 2007

LAW

ON DOMESTIC VIOLENCE PREVENTION AND CONTROL

Chapter 1

GENERAL PROVISION

Article 1. Scope of Regulation

1. This Law regulates the prevention and control of domestic violence, protecting and assisting the victims of domestic violence; the responsibilities of individuals, families, organizations, institutions in domestic violence prevention and control and dealing with the breach of the Law on Domestic Violence Prevention and Cotrol.

2. Domestic violence is defined as purposeful acts of certain family members that cause or may possibly cause physical, mental or economic injuries to other family members.

Article 2. Domestic violence acts

1. The acts of domestic violence consist of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b)  Insulting or other intended acts meant to offend one’s human pride, honour and dignity;

c) Isolating, shunning or creating constant psychological pressure on other family members, causing serious consequences;

d) Preventing the exercise of the legal rights and obligations in the relationship between grandparents and grand children, between parents and children, between husbands and wives as well as among brothers and sisters.

e) Forced sex;

f) Forced child marriage; forced marriage or divorce and obstruction to freewill and progressive marriage

g) Appropriating, demolishing, destroying or other purposeful acts to damage the private properties of other family members, or the shared properties of family members;

h) Forcing other family members to overwork or to contribute more earning than they can afford; controlling other family members’ incomes to make them financially dependent;

i) Conducting unlawful acts to turn other family members out of their domicile.

2. The violent acts stipulated in paragragh 1 of this Article shall also be applicable to family members in cases of divorcees or living together as husband and wife without marriage registration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Taking combined and integrated measures to prevent and fight domestic violence with preventive measures as key and special attention paid to communication and education on family values, counselling and reconciliation in line with the fine   traditional and cultural practices of Viet Nam.

2. Domestic violence acts must be timely discovered, stopped and dealt with in accordance with laws.

3. Victims of domestic violence must be timely protected and assisted in accordance with their actual conditions and situation, and the national socio-economic situation; giving priority in protecting the legal rights and benefits of children, elderly people, disabled people and women.

4. Promoting the role and responsibility of individuals, families, communities, institutions and organizations in preventing and controling domestic violence.

Article 4. Obligations of persons committing domestic violence

1. Respecting lawful community interference, stopping immediately violent acts against family members.

2. Complying with decisions of the authorized institutions and organizations.

3. Timely sending the victims for first aid and medical treatments; taking care of the victims of domestic violence unless  the victims refuse these offers.

4. Compensating for the damages and losses caused to the domestic violence victims when required in accordance with the Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Victims of  domestic violence shall have the following rights:

a) To request the authorized institutions, organizations and individuals to protect their lives, dignity and other rights and legitimate benefits

b) To request the authorized institutions and individuals to apply measures to prevent, protect and  forbid contact as stipulated by this Law.

c) To be provided with medical services as well as psychological and legal advice;

d) To be provided with temporary domicile which shall be kept confidential as well as with other information that is regulated by this Law;

e) Other rights stipulated by laws.

2. Victims shall be obliged to provide information relating to the domestic violence to the authorized individuals, institutions and organizations when required

Article 6. State policies on domestic violence prevention and control

The State shall allocate an appropriate budget for domestic violence prevention and control activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Encouraging research and production of literature and art works on the domestic violence prevention and control.

4. Organizing and assisting the training of officials involved in domestic violence prvention and control.

5. Persons directly involved in the fight against domestic violence shall be rewarded for their good contributions and given proper entitlements in accordance with laws in return to resulting losses/damages to their health, lives and properties.

Article 7. International cooperation in domestic violence prevention and control

1. The State encourages international cooperation in domestic violence prevention and control on the basis of equality, respect for sovereignty and compliance with  national and international laws.

2. International cooperation activities include:

a) Developing and implementing programes/projects and activities to prevent and fight domestic violence;

b) Joining international organizations; signing, acceeding to and implementing the related international treaties and agreements on domestic violence prevention and control;

c) Exchanging information and experiences in domestic violence prevention and control.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Domestic violence acts defined in Article 2 of this Law.

2. Forcing, provoking, urging and enabling other persons to commit domestic violence acts

3. Using and diffusing information, images and sounds to provoke domestic violence acts

4. Revenging or threatening to revenge the people who help the victims of domestic violence, discover, report and prevent the domestic violence acts.

5. Obstructing the discovery, reporting and settlement of domestic violence acts.

6. Making use of domestic violence prevention and control to make profits or to carry out other illegal activities.

7. Complicity, covering up, avoiding settlement and mis-settlement of domestic violence acts and non-compliance with the Law.

Chapter II

PREVENTION OF DOMESTIC VIOLENCE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9. Objectives and requirements of information and communication on domestic violence prevention and control

1. Information and communication on domestic violence prevention and control, are meant to change perception and behaviour related to domestic violence acts in order to gradually eliminate domestic violence as well as to raise awareness of good traditions and morality of the Vietnamese people and families.

2. Information and communication on domestic violence prevention and control  must meet the following requirements:

1.   Accurate, specific, simple and realistic;

2.   Suitable to specific cases, qualification, age, gender, tradition, culture, religion and ethnic identity;

3.   No impact on the gender equality, pride and honour of the victims and other family members.

Article 10. Contents of information and communication on domestic violence prevention and control  

1. Policies and laws on domestic violence prevention and control, gender equality, rights and obligations of family members.

2. Good traditions and moral standards of the Vietnamese people and families

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Measures, models and experiences in domestic violence prevention and control.

5. Knowledge of marriage and family issues; behavioural skills, cultural  family building.

6. Other elements related to domestic violence prevention and control.

Article 11. Forms of information and communication on domestic violence prevention and control  

1.   Direct implementation

2.   Through the mass media

3.   Mainstreaming this issue into the teaching and learning programmes at training institutions of the national education system.

4.   Through art, literature and community life or other popular cutural activities.

Part 2. RECONCILIATION OF CONFLICTS AND DISPUTES AMONG FAMILY MEMBERS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Timely, proactive and patient;

2. In harmony with the policy of the Communist Party, the Law of the State, the social morality and the good customs and practices of the people;

3. Respect for the free will of all conflicting parties to come to reconsiliation;

4. Impartiality, fairness, sensibility and sentiment;

5. Maintaining one’s privacy;

6. Respect for the rights and legitimate interests of other people; no encroachment on the State and public interests.

7. No reconciliation of conflicts and disputes among family members stipulated in Articles 14 and 15 of this Law, in the following cases:

a) Incidents of criminal nature, unless the victims request for an exemption from  Criminal proceeding

b) Violations of  Administrative laws subject to civil fines.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The family shall be reponsible for timely discovering and reconciliating  conflicts and disputes among family members.

In the case that the family cannot reconcile or at the request of any family member, the  head or the prestigious person in the clan or  the prestigious person in the comminity shall actively conduct the reconciliation.

Article 14. Reconciliation of conflicts and disputes by an institution/organization

Institutions/organizations shall be responsible for conducting reconciliation of conflicts and disputes between their employees and their family members at the family members’ request. if necessary, they shall cooperate with their local counterparts in  conducting reconciliation.

Article 15. Reconciliation of conflicts and disputes by the grassroots reconciling teams

1. The grassroots reconciling team shall conduct reconciliation of conflicts and disputes among family members in accordance with legislation on reconciliation at the grassroots level .

2. The People’s Committees of communes, wards and townships (referred to as Commune People’s Committee) shall be responsible for cooperating with the Committee of Viet Nam Fatherland Front at the same level and its members in giving guidance, assistance and good conditions to the grassroots reconciling teams to reconcile conflicts and disputes among family members.

Part 3. COUNSELLING, COMMENTS AND CRITICISM OF COMMUNITIES ON DOMESTIC VIOLENCE PREVENTION

Article 16. Counselling about family issues at the grassroots level

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Counselling on family issues at the grassroots level shall include the following:

a) Provision of information, knowledge, laws and regulations about marriage, family and domestic violence prevention and control;

b) Guidance on behavioural skills in the family and on dealing with conflicts and disputes among family members.

3. Counselling on family issues shall target at the following cases:

a) Persons committing domestic violence acts;

b) Victims of domestic violence;

c) Alcholic and drug addicts, gamblers;

d) Fiancees and fiances.

4. The commune People’s Committee shall play the lead role and collaborate  with the Committee of Viet Nam Fatherland Front at the same level and its members in providing counselling services on family issues.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Comments and criticizm of a community shall be targeted at persons aged 16 and above committing family violence acts and continuing to do so after reconciliation by the grassroots reconciliation teams.

2. The head of a village, hamlet, township or group of local inhabitants or a head of a similar body (refered to following  as community leader) shall decide and organize communal meetings to collect comments and criticism of community. The participants in such events shall include family reprentatives, nextdoor neighbours and other concerned people shall be invited by the community leader.

3. The commune People’s Committee shall be responsible for supporting the community leader in organizing communal meetings to collect comments and criticism of the community on the person(s) committing domestic violence.

Chapter III

PROTECTING AND ASSISTING VICTIMS OF DOMESTIC VIOLENCE

Part 1. MEASURES TAKEN TO PROTECT AND ASSIST VICTIMS OF DOMESTIC VIOLENCE

Article 18. Discovering and reporting domestic violence acts

1. The person who discovers domestic violence acts shall report these to the nearest police station or to the commune People’s Committee or the community leader at the scene of violence, except for the cases referred to in paragragh 3 of Article 23 and paragragh 4 of Article 29.

2. The Police station, the commune People’s Committee and the comminity leader, that have discovered or been informed of domestic violence acts shall be responsible for timely dealing with the case or requesting the relevant authorities or individuals to do it and keep the identity of the reporter confidential, and as/if necessary, protect the person reporting domestic violence acts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Prevention and protection measures shall be applied to protect the victim of domestic violence, stop violent acts and minimize the consequences of domestic violence, including:

a) Stopping domestic violence acts;

b) Making first aid arrangements for the victim of domestic violence;

c) Taking preventive measures in accordance with the Law in dealing with the violations of civil and criminal nature applicable to the person committing domestic violence;

d) The person committing violent acts shall not be allowed to approach the victim and not to use telephone or other medium to get in touch with the victim in order to commit violence (hereinafter referred to as a measure of forbidden contact);  

2. The person present at the scene of violence, depending on the severity  of the violent acts and their ability, shall be reponsible for taking measures referred to in points a and b, paragragh 1 of this Article;

3. Authority and conditions for the application, change and cancelation of measures referred to in point c, paragragh 1 of this Article shall be in accordance with the legislation on dealing with violations of civil or criminal nature;

4. The application of measures stipulated in point d, paragragh 1 of this Article shall comply with Articles 20 and 21 of this Law.

Article 20. Contact forbidden upon decision of the Chairperson of the commune People’s Committee

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) There is a written request from the victim of domestic violence, the custodian or the legal representative of the relevant organization/agency. In case of the institution, organization of authority  request, it must be agreed by the victim of domestic violence,

b) Domestic violence acts cause or threaten to cause serious physical injury to health or life of the victim of domestic violence

c) The domestic violence victim and the violence committing person are living at different domiciles at the time of contact

2. By the latest of 12 hours from the receipt of the request, Chairperson of communal People’s Committee shall decide to apply the forbidden contact measure with the victim of domestic violence; In case no decision shall be made, a written notice with specific reasons shall be sent to the requesting person.  

Decision forbidding contact with the victim of violence shall be in force right after its issuance, and sent to the person conducting violence, the victim of violence, the community leader at the victim’s domicile.  

3 The chairperson of communal People’s Committee deciding to forbid contact with the victim, shall cancel that decision when the victim of violence request this cancelation, or when the measure is found not necessary any more

4. In case there happen the wedding or funeral, or some special events in their families that require the violence victims and the violence committed persons to contact each other, the violence committed person has to inform the victim’s community leader..

5. The violence committing person breaching the forbidden contact decision can be seized for civil breach of Law and fined

6. The Government shall stipulates specifically the application, cancellation of the measure to forbid contact with the victim of violence, the person of supervising authority , and the treatment of the person who commits domestic violence and breach the forbidden contact rule in this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. In collecting evidence or processing civil case between the victim of domestic violence and the person conducting violent acts, the courts shall have the authority to forbid the person committing violent acts to contact the victim of domestic violence for no longer than 4 months when having sufficient conditions as following:

a) Written request from the victims of domestic violence, the custodian or the legal representative or the  authorized institution/organization. In case the authorized institution/organization requests, they must be agreed to by the victim of domestic violence,

b) The domestic violence causing physical damages or threatening to cause serious injury to the health and life of the victim of domestic violence.

c) The violence committing person and the victim are not living in the same domicile during the forbidden contact duration.

2. The decision of forbidden contact with the victim of domestic violence shall be  effective after signing and shall be notified to the violence committed person, the victim of violence and the community leader at the victim’s domicile and the people’s Inspecting Institute at the same level.

3. The people’s court that decided on the forbidden contact measure, shall cancel that decision when receiving the written request for cancellation from the violence victim or when it sees that this measure is no longer needed

4. In case there is a wedding or funeral, or some special events in their families that require the victim of violence and the violence committing person to contact each other, the violence committing person must inform the victim’s community leader.

5. Authority, sequence of steps and procedures, changes, cancelation of forbidden contact measure with the domestic violence victim referred to in this Article shall be similarly applied in accordance with the Law on Civil Proceedings for temporary emergency measures.

Article 22. Supervising the implementation of the forbidden contact decision

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The assigned superviser shall have following duties:

a) following up the carry-out of the forbidden contact decision between the violence committed persons and the violence victims; in case the violence committed persons are found meeting with the violence victims , requesting that person to strictly comply with the no-contact Decision

 b)In case the violence committed person attempt to contact with the violence victims, the assigned superviser shall report to the community leader to stop that from occuring.

3. Should the violence committed person be allowed to meet with the violence victims in accordance with the regulation at paragragh 4, article 20 and paragragh 4 of Article 21 of this Law, the family members are required to supervize the meeting to make sure no domestic violence taking place

Article 23. Taking care of domestic violence victim at  health stations

1. Domestic violence victims, after taking medical care and treatment, can be granted with the certificate of injury at their request.

2. Expenses of medical care and treatment for domestic violence victims shall be covered by the medical insurance funds if they hold medical insurance cards.

3. Medical staff, in doing their jobs, shall be reponsible for keeping the violence victim’s  private information confidential; in case the domestic violence acts are found with criminal signs, the medical staff shall have to inform the case to the Head of the health station, who shall report it to the police at the nearest station

Article 24. Counselling for domestic violence victims

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Health stations, social protection centers, domestic violence counselling centres, domestic violence victim supporting facilities, individuals or organizations as stipulated in Articles 27, 28, 29 and 30 of this Law, depending on their functions and duties, shall be obliged to provide suitable advice to domestic violence victims.

Article 25. Imergency support of essential provisions

The commune People’s Committee shall play the lead role and collaborate with  with the Committee of Viet Nam Fatherland Front of the same level and its members and other local social organizations and domestic violence victim supporting facilities in providing emergency support to meet essential needs of domestic violence victims when neccessary.

Part 2. DOMESTIC VIOLENCE VICTIM SUPPORT FACILITIES

Article 26. Domestic violence victim supporting facilities

1. Domestic violence victims supporting facilities shall provide domestic violence victims with care, advice and temporary domicile and other essential support.

2.The domestic violence victim support facilities shall includes:

a)  Health stations;

b) Social Protection and Assisting Centers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d)  Counselling centres for prevention and control of domestic violence;

đ) Reliable addresses in community.

Article 27. Health stations

1. Health stations shall provide medical services in line with Article 23 of this Law and also provide advice on health issues.

2. Public health stations, apart from performing as mentioned in paragraph 1 of this Article, depending on their actual capacity and conditions, shall provide temporary domicile to the domestic violence victims for no longer than one day at the request of the victims.

Article 28. Social protection centers

Social protection centers shall provide assistance, psychological advice, temporary domicile and other necessities to domestic violence victims.

Article 29. Domestic violence victim assistance as well as domestic violence prevention and control counselling centres  

1. The State shall encourage and facilitate individuals and organizations to establish domestic violence victim supporting and counselling facilities; provide financial support to some supporting and counselling facilities under the domestic violence prevention and control programs/plans as well as to target beneficiaries defined by the government    

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The domestic violence victim supporting and counselling facilities must meet the following conditions:

a) Having sufficient physical resources and qualified human resources suitable to carry out domestic violence victim supporting activities

b) Being financially viable to maintain violence victim supporting activities.

4. The counsellors must have good ethics and good expetise in their field in accordance with regulations on counselling services. They must keep the victim’s privacy confidential except for the case that they find some criminal signs out of domestic violence acts. In such a case, they should report to the Head of their counselling centre, who must report to the police immediately.

Article 30.  Reliable addresses in the community

1. Reliable addresses in community are: prestigious individuals and organizations that are capable volunteers ready to help domestic violence victims in the community

2. Individuals and organizations shall inform the commune People’s Committee of their willingness and readiness to be reliable addresses and their locations.

3. The reliable addresses in the community, depending on their actual situation and capacity, shall admit violence victims and provide them with assistance, advice and temporary domicile and keep the relevant authorities informed.

4. The commune People’s Committee shall list reliable addresses in the community; provide guidance and conduct training on prevention and control of domestic violence and protect the reliable addresses when necessary.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF INDIVIDUALS, FAMILIES, INSTITUTIONS/ORGANIZATIONS IN PREVENTION AND CONTROL OF DOMESTIC VIOLENCE

Article 31. Individual responsibility

1. Complying with the Laws on Domesic Violence Prevention and Control; on Marriage and Family; on Gender Equality; on Drug, Sex and Other Social Evil Prevention and Control.

2. Timely preventing domestic violence acts; reporting domestic violence acts to relevant authorities.

Article 32. Responsibility of families

1. Educating and urging family members to comply with the Laws on Domestic violence Prevention and Control; on Marriage and Family; on Gender Equality; on Drug. Sex and Other Socil Evil Prevention and Control.

2. Conciliating conflicts and disputes among family members; preventing people from committing violent acts; nursing and taking care of domestic violence victims who are family members.

3. Cooperating with the institutions/organizations and the community to prevent and fight domestic violence acts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 33. Responsibility of the Viet Nam Fatherland Front Committee and its member organizations

1. Conducting communication and education activities, encouraging the members and people to comply with the Laws on Domstic Violence Prevention and Control; on Marriage and Family; on Gender equality; on Drug, Sex and other Social Evil Prevention and Control.

2. Proposing necessary measures to the State Agencies to eenact the Regulations of the Laws on Prevention and control of domestic violent acts; Marriage and Family, Gender equality; Prevention, anti-drug, sex and other social illnesses, preventing and fighting the domestic violent acts; nursing and protecting the domestic violence victims.

Jointly supervising the enforcement of the Law on Domestic Violence Prevention and Control.

Article 34. Responsibility of the Viet Nam‘s Women Union

1. Bearing responsibilities as stipulated in Article 33 of this Law.

2. Organizing domestic violence prevention and control couselling centers and victim supporting centres.

3. Organizing vocational training, credit and saving activities to support victims.

4. To cooperate with the concerning institutions, organizations to protect and assist victims.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Government shall unify state management of domestic violence prevention and control;

2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall be responsible to Government for exercising the state management of domestic violence prevention and control;

3. Ministries and ministerial-level agencies, within their designated functions and authority, shall be obliged to cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism, in exercising state management of domestic violence prevention and control;

4. People’s Committees at all levels, within their designated functions and authority, shall be obliged to perform the state management of domestic violence prevention and control;

5. Annual reports on socio-economic situation submitted by Commune People’s Committees to the Commune People’s Councils shall include details of domestic violence prevention and control situation and results.

Article 36. Responsibility of the Ministry of Culture, Sports and Tourism

1. Preparing normative legal documents and action plans and programs on prevention and control of domestic violence acts and submitting them to the relevant authorities for their promulgation or it can promulgate these by itself within its authority.

2. Actively cooperating with other ministries, ministerial level agencies, Government offices and provincial People’s Committees in enforcing the legal documents and action plans and programs on prevention and control of domestic violence acts.

3. Providing guidance on counselling on family issues as well as on the establishment and dismissal of counselling centres for domestic violence prevention and control and domestic violence victim assistance centres.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Inspecting and checking the enforcement of the Law on Domestic Violence Prevention and Control.

6. Conducting international cooperation on prevention and control of domestic violence acts in line with the laws.

7. Actively guiding review, analysis and consolidation of domestic violence  prevention and control activities, guiding the preparation of statistical reports on domestic violence prevention and control as well as guiding the review of practical experiences and replication of good models on domestic violence prevention and control.

8. Actively cooperating with the concerned institutions in editing and providing information on prevention and control of domestic violence acts.

Article 37. Responsibility of the Ministry of Health

1. Promulgating and enacting the regulations on taking in patients who are domestic violence victims and providing medical treatment to them at all medical institutions.

2. Guiding the Health Care Facilities to provide statistical reports on patients who are domestic violence victims

3. Promulgating the procedures of curing the alcoholic addicted symptoms.

Article 38. Responsibility of  the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Giving guidance on assisting domestic violence victims at the Social Protection and Assistance Centers.

Article 39. Responsibility of the Ministry of Education and Training and other education institutions in the national education system

1. The Ministry of Education and Training shall instruct the measures to prevent and control domestic violence acts to be integrated into the academic curriculums appropriate to the requirement from the disciplines, subjects being taught at each educational level.

2. Schools and other trainin institutions in the national education system shall be obliged to integrate the knowledge of domestic violence prevention and control into their curricula.

Article 40. Responsibility of the Ministry of Information and Communication and mass media agencies  

1. The Ministry of Information and Communication shall instruct the media and press agencies to diffuse and popularize the policies and Law on Domestic Violence Prevention and Control.

2. The press and media agencies shall disseminate timely and accurate information on the policies and Law on Domestic Violence Prevention and Control..

Article 41. Responsibility of  the police, courts and investigating bodies

Police, courts and inspectors, within their duties and authority, shall be obliged to cooperate with the concerned organizations in protecting the rights and legitimate interests of domestic violence victims; actively preventing, timely discovering, stopping and dealing with any violations of the Law on Domestic Violence Prevention and Control; coordinating and facilitating the State management agencies on domesic violence prevention and control to do statistical work on domestic violence cases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



DEALING WITH THE BREACH OF THE LAW ON DOMESTIC VIOLENCE PREVENTION AND CONTROL AND LAW ON COMPLAINTS AND DENOUNCEMENTS

Article 42. Dealing with the domestic violence committing person

1. The domestic violence committing person, depending on the severity of the violation, shall either be fined as an civil violation, disciplined or charged for criminal penalty and have to compensate for any damages caused.

2. Staff, officers, civil servants and employees in the people’s armed forces  committing domestic violence and supposedly being charged for civil violations according to paragraph 1 of this Article, shall be reported to the Heads of their institutions for education.

3. The Government shall stipulate specific civil violations concerning domestic violence prevention and control, the levels of penalties and the measures to address the consequences applicable to the persons who breach the Law on Domestic Violence Prevention and Control.

Article 43. Applying re-education measures in communes, wards and townships or sending to re-education schools

1. Persons frequently committing domestic violence, having been warned, reprimanded and criticized by the community and within 6 months from the date of those measures taken still committing domestic violence which is not serious enough for criminal liability, shall be re-educated at their communes, townships or wards.

2. The domestic violence committing persons, having been re-educated in communes, wards and  townships and still committing domestic violence that is not serious enough for criminal liability shall be sent to compulsory re-education schools. Persons under 18 years of age shall be sent to the youth custody school in accordance with the regulations on civil violations.

3. Authority, duration and procedures for taking such re-education measures at the wards, communes, townships, or sending them to the compulsory re-education schools, youth custody schools, shall be in accordance with the regulations on civil violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Complaining, denouncing and settling such complaints and denouncements about violations of the Law on Domestic Violence Prevention and Control shall comply with the Law on Complaints and Denouncements.

Chapter VI

ENFORCEMENT AND IMPLEMENTATION

Article  45. Enforcement

This Law shall come into effect from the 1st of July 2008.

Article 46: Guidance on implementation

The Government shall provide specific stipulations and guidance on implementing this Law.

This Law was passed by the XII National Assembly of the Socialist Republic of Viet Nam at its 2nd plenary session on November 21st 2007.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY

 

 

 

 

Nguyen Phu Trong

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


78.698

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.49.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!