ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 55/KH-UBND
|
Lạng Sơn, ngày 23
tháng 3 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG
BÌNH ĐẲNG GIỚI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2018 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG
SƠN
Thực hiện Quyết
định số 1898/QĐ-TTg , ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án
“Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025”
(sau đây gọi tắt là Đề án); Công văn số 39/UBDT-DTTS, ngày 16/01/2018 của Ủy
ban Dân tộc về hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày
28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch triển
khai thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg , ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính
phủ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2025 với các nội dung chính như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm nâng cao
nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số
về bình đẳng giới, tiến tới dần xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới, định kiến giới
và các quan niệm lạc hậu về giới trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, đặc biệt
là các dân tộc thiểu số ít người. Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc
thiểu số trong gia đình, xã hội, giảm khoảng cách về giới, góp phần vào sự phát
triển, tiến bộ của vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Khảo sát địa
bàn vùng dân tộc thiểu số ít người và địa bàn vùng dân tộc thiểu số có biểu hiện,
nguy cơ cao bất bình đẳng giới để xác định, xây dựng các hoạt động, huy động
các nguồn lực triển khai thực hiện.
- Phân công
nhiệm vụ các sở, ngành có liên quan phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Đề án
trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
chung
Tạo sự chuyển
biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế, vai trò của phụ
nữ vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của
chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới.
2. Mục tiêu
cụ thể
- 100% cán bộ
làm công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh, 50% cán bộ làm công tác có liên quan đến
bình đẳng giới cấp huyện, xã và người có uy tín, trưởng các thôn bản, khối phố
vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và tập
huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức triển khai thực hiện chính
sách, pháp luật về bình đẳng giới.
- Phấn đấu 80%
số hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người trên địa bàn tỉnh (gồm
các dân tộc: Dao, Mông, Cao Lan, Sán Chỉ) được tiếp cận thông tin về giới
và pháp luật bình đẳng giới.
- 100% các trường,
lớp bán trú và dân tộc nội trú được tuyên truyền kỹ năng sống, kiến thức về giới
và bình đẳng giới với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi.
- 70% cán bộ
làm công tác dân tộc ở huyện, xã có đồng bào dân tộc thiểu số ít người trên địa
bàn tỉnh (gồm các dân tộc: Dao, Mông, Cao Lan, Sán Chỉ) được tập huấn kỹ
năng hoạt động bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép giới trong soạn thảo văn bản
và tổ chức thực hiện chính sách.
- 40% xã có đồng
bào dân tộc thiểu số ít người trên địa bàn tỉnh (gồm các dân tộc: Dao, Mông,
Cao Lan, Sán Chỉ) được xây dựng mô hình điểm về bình đẳng giới và phòng, chống
bạo lực trên cơ sở giới.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền
- Tuyên truyền
phổ biến pháp luật về bình đẳng giới bằng nhiều hình thức phù hợp với phong tục,
tập quán của từng địa phương, dân tộc nhằm làm chuyển biến nhận thức và hành vi
của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít
người trên địa bàn tỉnh, triển khai lồng ghép với các chương trình, chính sách
phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn.
- Tăng cường
các hoạt động tuyên truyền, vận động tại các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu
số ít người trên địa bàn tỉnh sinh sống, bằng các hình thức: Tuyên truyền trên
các phương tiện thông tin đại chúng (mở các chuyên trang, chuyên mục trên
báo, tạp chí của tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh -
truyền hình huyện, qua hệ thống thông tin, truyền thanh cấp xã); biên soạn,
thiết kế, in ấn và phát hành các sản phẩm truyền thông; thi tìm hiểu pháp luật;
tổ chức chiếu phim, hội nghị tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề, tư vấn, trợ
giúp pháp lý …
- Lồng ghép
các hoạt động tuyên truyền, vận động với các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội,
hoạt động hòa giải tại cộng đồng, các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của chính
quyền, đoàn thể.
- Phối hợp
tuyên truyền, vận động thông qua các thiết chế văn hóa cơ sở, hương ước, quy ước
ở thôn, bản.
- Tuyên truyền
pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình
trong các trường học, nhất là các trường, lớp bán trú và trường dân tộc nội
trú.
2. Tổ chức
bồi dưỡng, tập huấn kiến thức
- Tổ chức bồi
dưỡng, tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức và triển khai thực hiện
chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc,
Ban Giám hiệu các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, người có
uy tín ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người.
- Biên soạn
tài liệu bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động bình đẳng giới
phù hợp với từng nhóm đối tượng, điều kiện, trình độ và văn hóa dân tộc.
- Tổ chức các
lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hiện Đề án, chính sách, pháp luật
về bình đẳng giới cho các đối tượng thuộc phạm vi Đề án, đặc biệt là các đối tượng
có vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động tại cộng đồng thôn, bản
vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người sinh sống. Lồng ghép nội dung bình đẳng
giới trong các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đối tượng là người có uy
tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được tổ chức hàng năm.
- Phát huy vai
trò người có uy tín, trưởng dòng họ trong đồng bào dân tộc thiểu số; huy động sự
tham gia của cán bộ thôn, bản, học sinh tại các trường dân tộc nội trú và bán
trú trong việc tuyên truyền, vận động, thực hiện bình đẳng giới trong vùng đồng
bào dân tộc thiểu số.
3. Xây dựng
mô hình điểm
- Xây dựng và
thực hiện các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới thông qua hoạt động can thiệp
phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, hỗ trợ phát triển kỹ năng xã hội và năng lực
kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội,
phong tục, tập quán vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Khảo sát và
xây dựng từ 01 đến 02 mô hình chỉ đạo điểm, thực hiện trong giai đoạn 2018 -
2020. Năm 2020 tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm và tiến hành duy trì, nhân rộng
mô hình điểm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
- Các hoạt động
chính của mô hình điểm:
+ Khảo sát,
thu thập thông tin, số liệu có liên quan để đánh giá, lựa chọn địa bàn thực hiện,
đưa ra các chỉ số đánh giá đầu vào và các hoạt động cụ thể để thực hiện mô
hình.
+ Triển khai
các hoạt động truyền thông, cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật; truyền
thông, vận động, tư vấn, hỗ trợ…. nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi,
tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực
hiện ngăn ngừa, giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới, bất bình đẳng giới ở vùng
thực hiện mô hình điểm.
+ Xây dựng,
hình thành đội ngũ cán bộ và cộng tác viên tham gia thực hiện mô hình, theo
dõi, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện mô hình điểm.
+ Thành lập,
duy trì, phát triển các Câu lạc bộ, tổ, hội, nhóm về tư vấn, can thiệp, hỗ trợ
pháp lý về bình đẳng giới, giúp nhau trong học tập, phát triển kỹ năng xã hội,
nghề nghiệp, kinh tế và sản xuất.
+ Các hoạt động
giao lưu văn hóa, văn nghệ lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống
bạo lực gia đình …
+ Tổ chức giám
sát tình hình thực hiện, đánh giá hiệu quả, điều chỉnh các hoạt động của mô
hình cho phù hợp với thực tiễn của địa phương, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Hoạt động
chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án
- Đưa mục
tiêu, nhiệm vụ thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia
đình, Luật Hôn nhân và gia đình vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội hằng năm của chính quyền các cấp ở địa phương.
- Xây dựng, lồng
ghép đưa các quy định của pháp luật về bình đẳng giới và các quy định pháp luật
liên quan khác vào quy ước, hương ước, tiêu chuẩn thôn, bản, khối phố văn hóa,
gia đình văn hóa.
- Tổ chức các
hoạt động giao lưu học tập kinh nghiệm giữa các địa phương về kinh nghiệm cách
làm tốt, hiệu quả trong thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tăng cường
công tác quản lý, kiểm tra, phát hiện sớm các trường hợp có nguy cơ bạo lực
trên cơ sở giới (bạo hành gia đình, tảo hôn, buôn bán trẻ em và phụ nữ…) để
có biện pháp ngăn ngừa kịp thời.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn
kinh phí: Ngân sách Nhà nước và các nguồn tài chính
hợp pháp khác (hỗ trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân).
2. Nhu cầu
kinh phí: Ngân sách Trung ương hỗ trợ bảo đảm thực
hiện các hoạt động Đề án giai đoạn 2018 - 2025. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện
Đề án: 3.190 triệu đồng (Ba tỷ, một trăm chín mươi triệu đồng chẵn). Cụ
thể như sau:
ĐVT: Triệu đồng
TT
|
Các hoạt động
|
2018
|
2019
|
2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
Tổng
|
1
|
Nâng cao chất lượng các hoạt động
truyền thông và nhận thức về bình đẳng giới
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
800
|
2
|
Hoạt động nâng cao năng lực,
bồi dưỡng kiến thức, tập huấn
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
800
|
3
|
Khảo sát xây dựng mô hình điểm
và triển khai thực hiện mô hình điểm
|
150
|
100
|
150
|
100
|
100
|
100
|
100
|
150
|
950
|
4
|
Kiểm tra, giám sát, đánh giá
|
80
|
80
|
80
|
80
|
80
|
80
|
80
|
80
|
640
|
|
Tổng cộng
|
430
|
380
|
430
|
380
|
380
|
380
|
380
|
430
|
3.190
|
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Dân
tộc tỉnh
- Chủ trì, phối
hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các
hoạt động của Đề án theo Kế hoạch được phê duyệt giai đoạn 2018 - 2025.
- Chỉ đạo, hướng
dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện mô hình điểm và các hoạt động
của Đề án; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án giai đoạn I ( 2018 -
2020) và đề xuất nhân rộng mô hình thực hiện Đề án giai đoạn II (2021 - 2025).
- Hàng năm tổng
hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh với UBND tỉnh và Ủy
ban Dân tộc theo quy định.
2. Sở Tài
chính: Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư
và các cơ quan liên quan tham mưu cân đối, bố trí nguồn kinh phí hằng năm thực
hiện Đề án theo quy định.
3. Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh
hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách về bình đẳng giới và
các hoạt động hỗ trợ.
4. Sở Thông
tin và Truyền thông: Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh
và các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, Cổng
thông tin điện tử tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành phố xây
dựng chuyên trang, chuyên mục, dành thời lượng thích hợp tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục về bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
5. Sở Giáo
dục và Đào tạo: Phối hợp với các cơ quan liên quan
đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống, giáo dục về giới, bình đẳng giới và phòng
chống bạo lực trên cơ sở giới vào các trường học, trong đó có các trường, lớp
bán trú, dân tộc nội trú.
6. Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo giữ gìn và phát
huy các phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc
thúc đẩy bình đẳng giới.
7. Đề nghị
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Phối hợp tuyên truyền, vận
động, hỗ trợ cán bộ, hội viên, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức
pháp luật, giải quyết vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và bình đẳng giới.
8. Các sở,
ngành có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được
giao phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện thống nhất và lồng
ghép các nội dung hoạt động của Đề án với các chương trình, dự án liên quan.
9. UBND các
huyện, thành phố
Căn cứ tình
hình thực tiễn của địa phương chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch và hướng dẫn
các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Đề án bảo đảm thiết thực, hiệu
quả.
UBND tỉnh yêu
cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển
khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo
cáo UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh). Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh
vướng mắc, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét,
giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các Sở: TC, LĐTBXH, VHTTDL, TTTT, GDĐT;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh;
- Ban Dân tộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- C, PVP UBND tỉnh, các phòng: KTCN, TH, KGVX, TH-CB;
- Lưu: VT, KGVX (PT).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Tiến Thiệu
|