Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 21/KH-UBND 2021 phòng chống ma túy thành phố Hà Nội

Số hiệu: 21/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Chử Xuân Dũng
Ngày ban hành: 21/01/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/KH-UBND

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2021

Thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về “Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy”, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch phòng, chống ma túy năm 2021 trên địa bàn Thành phố, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ Thành phố đến địa phương và lực lượng quần chúng; phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

- Chủ động phòng ngừa, kiềm chế, tiến tới ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma túy, hạn chế thấp nhất tác hại do ma túy gây ra, tạo môi trường xã hội lành mạnh, góp phần phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Thủ đô và đất nước.

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm phòng ngừa, hạn chế, tiến tới giảm phát sinh người nghiện và người sử dụng ma túy, nhất là ma túy tổng hợp; tổ chức đấu tranh hiệu quả với tội phạm ma túy, giải quyết triệt để các điểm, tụ điểm, các địa bàn phức tạp về ma túy; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy không để Hà Nội trở thành địa bàn tiêu thụ và trung chuyển ma túy.

- Tổ chức cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy theo hướng hiệu quả, bền vững, góp phần kiềm chế, kéo giảm tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Thủ đô.

2. Yêu cầu:

Hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể trong Kế hoạch theo đúng tiến độ, thời gian quy định với hiệu quả cao nhất; đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất từ khâu tổ chức triển khai đến thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về phòng, chống ma túy trên toàn Thành phố. Quá trình thực hiện lồng ghép phù hợp với Kế hoạch phòng, chống tội phạm năm 2021 của UBND Thành phố, công tác chuyên môn và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phát hiện và kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống ma túy.

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN

1. Điều tra, khám phá, xử lý hình sự 2.300 vụ án phạm tội về ma túy, trong đó có 50% số vụ có tính chất mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Triệt xóa 100% điểm phức tạp về ma túy còn tồn tại đến cuối năm 20201; giữ ổn định các địa bàn, điểm phức tạp về ma túy đã giải quyết điểm; rà soát, kịp thời phát hiện những điểm, tụ điểm có nguy cơ phát sinh để tập trung đấu tranh triệt xóa. Hạn chế mức thấp nhất, kịp thời phát hiện chủ động phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đấu tranh triệt xóa các tụ điểm tệ nạn xã hội phức tạp trên địa bàn Thành phố.

2. Lập 900 hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân các quận, huyện, thị xã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, trong đó 50% người có hộ khẩu Hà Nội. Tích cực vận động đưa người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy đi cai nghiện tự nguyện tại các Cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố. Tổ chức thực hiện cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, phát triển các mô hình cai nghiện hiệu quả tại cộng đồng.

3. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện điều trị thay thế bằng thuốc thay thế (Methadone/Buprenophine) tại các Cơ sở điều trị Methadone, trong đó: Duy trì điều trị ổn định cho 4.986 bệnh nhân đang tham gia điều trị Methadone/Buprenophine; triển khai, mở rộng các Cơ sở cấp phát thuốc Methadone tại xã, phường, thị trấn theo nhu cầu thực tế của các quận, huyện, thị xã; phấn đấu cuối năm 2021, lũy tích có 6.500 bệnh nhân được điều trị thay thế bằng Methadone/Buprenophine, giảm tỷ lệ bệnh nhân ngừng điều trị ra khỏi chương trình so với năm 20202.

4. Quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh hợp pháp các loại tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần, thuốc tân dược, thuốc thú y có chứa tiền chất ma túy; không để xảy ra vụ việc sản xuất trái phép ma túy hoặc trồng cây có chứa chất ma túy trên địa bàn Thành phố.

5. Tiếp tục thực hiện Dự án 3 “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy tại xã, phường, thị trấn” ban hành kèm theo Quyết định số 8014/QĐ- BCA-H01 ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an (theo Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 23/4/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện Dự án 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020); tiến hành rà soát, phân loại xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp và không tệ nạn ma túy. Mục tiêu năm 2021: duy trì, giữ 05 xã trong năm 2020 đạt “không có tệ nạn ma túy”3; phấn đấu đến hết năm 2021, toàn Thành phố có 06 xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy; mỗi quận, huyện giảm 5% số xã, phường, thị trấn trọng điểm giảm mức độ phức tạp của so với năm 2020. Thực hiện chuyển hóa thành công các địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn Thành phố (biểu giao chi tiết kèm theo).

III. NỘI DUNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện

- Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về “Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy”; Quyết định số 291/QĐ-TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 36-CT/TW và Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 22/01/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy, Kế hoạch số 175-KH/TU ngày 22/01/2020 của Thành ủy Nội về tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Tập trung thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương về tổ chức thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025; tiếp tục tổ chức thực hiện các dự án trong Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 đã phê duyệt và được triển khai tại Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 23/4/2019 của UBND Thành phố thực hiện Dự án “Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống ma túy tại xã, phường, thị trấn” trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020; Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 26/3/2020 của UBND Thành phố triển khai Dự án Hỗ trợ; nâng cao năng lực phòng, chống ma túy cho các lực lượng chuyên trách của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) và năng lực xử lý án về ma túy của Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp” và Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 26/3/2020 của UBND Thành phố triển khai Dự án “Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi phạm tội về ma túy tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp”.

- Tổ chức Tổng điều tra, rà soát, thống kê người sử dụng ma túy trên toàn Thành phố theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; ban hành quy định về Quy chế phối hợp các ngành trong công tác quản lý, theo dõi người nghiện, người sử dụng trái phép ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Thực hiện có hiệu quả hoạt động của Tổ liên ngành phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 6190/QĐ-UBND ngày 05/11/2019 của UBND Thành phố.

- Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 138 Thành phố các cấp; xác định rõ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ thường trực Ban Chỉ đạo 138 các cấp và lực lượng tình nguyện làm công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội tại cơ sở.

2. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy cũng như tác hại của ma túy; tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy“Ngày toàn dân phòng; chống ma túy - 26/6; chú trọng đổi mới nội dung, triển khai tổng thể các loại hình thông tin, tuyên truyền, duy trì và phát huy loại hình tuyên truyền có hiệu quả. Lựa chọn các loại hình thông tin, tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn, đối tượng, đặc biệt cần quan tâm đến những địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, chú trọng chỉ đạo tuyên truyền điểm với các đối tượng có nguy cơ cao như học sinh, sinh viên, đối tượng trong nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện có biểu hiện vi phạm về tội phạm và tệ nạn ma túy ở cộng đồng...

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa phát thanh, bảng tin về ANTT của các xã, phường, thị trấn; hoạt động tiếp cận tư vấn, giúp đỡ của hội viên các đoàn thể, Câu lạc bộ, lực lượng Tình nguyện viên, Thanh niên tình nguyện...tiếp tục tuyên truyền về công tác phòng, chống ma túy, nhất là trong đấu tranh, triệt xóa các đường dây, ổ nhóm phạm tội về ma túy; hướng dẫn giúp nhân dân nhận diện tội phạm và vi phạm pháp luật, phương thức, thủ đoạn mới của các loại tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội như: phương thức, biện pháp để phòng ngừa số đối tượng nghiện, sử dụng ma túy có biểu hiện “ngáo đá” gây án; cách nhận biết cây cần sa, tác hại của ma túy tổng hợp, tập trung vào các loại ma túy mới để giúp người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm....

- Đẩy mạnh công tác vận động Nhân dân tham gia phong trào phòng, chống ma túy ngay từ gia đình, cộng đồng dân cư. Duy trì mô hình có hiệu quả như: Phong trào quần chúng tố giác tội phạm; quản lý giáo dục, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng dân cư; phong trào tự phòng, tự quản, tự bảo vệ... Tổ chức các hoạt động tuần tra nhân dân trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy.

3. Tập trung đấu tranh, trấn áp tội phạm ma túy

- Nắm chắc tình hình, xác định đường dây, ổ nhóm; thường xuyên rà soát địa bàn, nắm chắc di biến động của người nghiện và người sử dụng ma túy; đặc biệt quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các đối tượng phạm tội về ma túy, đối tượng trọng điểm; tăng cường lực lượng trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, các địa bàn giáp ranh, công cộng... tập trung triệt xóa, bóc gỡ các đường dây, ổ nhóm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, phòng ngừa không để hình thành tụ điểm, điểm phức tạp, gây bức xúc dư luận.

- Kết hợp chặt chẽ giữa biện pháp quản lý hành chính, tuần tra kiểm soát công khai với các biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh, bắt giữ và xử lý tội phạm về ma túy, trong đó coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, gắn với thường xuyên kiểm tra, quản lý các loại hình kinh doanh lưu trú, cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm có điều kiện về an ninh trật tự, khu vui chơi, nơi tổ chức sự kiện đông người tham gia có sử dụng nhạc mạnh..., ngăn chặn không để tội phạm ma túy lợi dụng tổ chức, chứa chấp, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy.

- Tổ chức rà soát, kiểm tra, thống kê, phân loại, đánh giá chính xác tình hình người nghiện và người sử dụng trái phép chất ma túy, quản lý chặt chẽ không để người nghiện ma túy hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật, ngăn chặn nguồn phát sinh các loại tội phạm.

- Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, quản lý người nước ngoài, thuê, mua địa điểm lưu trú, ủy thác đầu tư... liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất, nhập khẩu tại Việt Nam; các doanh nghiệp, công ty hoạt động quốc tế, các cơ sở kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, công ty vận tải có hoạt động vận chuyển hàng... không để tội phạm lợi dụng thực hiện mua bán, vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các Sở, ban, ngành Thành phố trong rà soát, thống kê, quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra công ty, cơ sở kinh doanh trên địa bàn Thành phố có hoạt động xuất nhập khẩu tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, các loại thuốc chữa bệnh có chứa hoạt chất gây nghiện, ma túy... không để xảy ra vụ việc chiết xuất, sản xuất trái phép chất ma túy; chủ động tổ chức các biện pháp ngăn chặn việc trồng cây có chứa chất ma túy trên địa bàn; phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý, tệ nạn xã hội, đồng thời thông qua việc xử lý, kiến nghị đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chủ quản có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

- Nâng cao hiệu quả phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Công an các tỉnh, thành phố trọng điểm về ma túy trong trao đổi thông tin, hỗ trợ đấu tranh, bắt giữ, xử lý tội phạm về ma tuý; phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma túy xâm nhập, vận chuyển vào, qua địa bàn thành phố Hà Nội.

- Phối hợp, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về ma túy, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật; lựa chọn các vụ án ma túy lớn, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm đưa ra xét xử án điểm để phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật, răn đe phòng ngừa tội phạm.

4. Công tác điều trị nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy

- Đẩy mạnh công tác lập hồ sơ đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc tại các Cơ sở cai nghiện; vận động, khuyến khích người nghiện, gia đình người nghiện tự giác khai báo tình trạng nghiện ma túy, tự nguyện tham gia các biện pháp, hình thức cai nghiện phù hợp. Coi trọng xã hội hóa công tác điều trị và quản lý sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng; huy động các nguồn lực hỗ trợ công tác cai nghiện, giúp đỡ người sau cai nghiện; khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp tham gia dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tại cộng đồng; lồng ghép công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện với các chương trình xóa đói giảm nghèo, dạy nghề tạo việc làm...; quản lý chặt chẽ người nghiện tại gia đình, cộng đồng, số người sau cai về cộng đồng, phấn đấu giảm tỷ lệ tái nghiện.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động của mô hình “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng tại 14 phường, xã thuộc 07 quận, huyện: Long Biên, Nam Từ Liêm, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cai nghiện ma túy, quản lý người nghiện ma túy và quản lý người sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng. Tăng cường, nâng cao chất lượng điều trị nghiện ma túy trong cơ sở công lập và ngoài công lập. Mở rộng các hoạt động kết nối, triển khai các điểm vệ tinh của cơ sở cai nghiện tại cộng đồng.

- Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác cai nghiện, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan: Công an, Lao động Thương binh và Xã hội, Y tế, Tư pháp trong công tác lập, xét duyệt hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone; phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu cai nghiện bằng thuốc thay thế; phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do Chính phủ giao; lồng ghép tối đa dịch vụ điều trị thay thế Methadone với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV cũng như các dịch vụ y tế khác trên địa bàn để đảm bảo hiệu quả, bền vững nguồn lực đầu tư của Nhà nước và các nguồn tài trợ. Tăng cường công tác tư vấn cho bệnh nhân để giảm tình trạng phối hợp sử dụng ma túy tổng hợp trên bệnh nhân điều trị Methadone; giảm tỷ lệ số người ngừng điều trị Methadone. Mở rộng triển khai Cơ sở cấp phát thuốc Methadone tại các xã, phường, thị trấn.

- Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về cai nghiện ma túy, thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế làm việc của các Cơ sở cai nghiện, Cơ sở điều trị Methadone; nâng cao tinh thần trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật trong công tác quản lý, chữa trị cho học viên cai nghiện, bệnh nhân điều trị Methadone.,.. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch liên ngành trong giữ gìn an ninh trật tự, phòng, chống các biểu hiện tiêu cực, phòng, chống bạo loạn, trốn tập thể tại các Cơ sở cai nghiện, Cơ sở điều trị Methadone.

- Duy trì hoạt động và xây dựng mới các Câu lạc bộ quản lý sau cai, đảm bảo ít nhất 80% Câu lạc bộ có số thành viên tham gia sinh hoạt đều đặn, hiệu quả. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hội, đoàn thể, lực lượng Tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện trong quản lý, giúp đỡ người sau cai, phòng, chống tái nghiện.

5. Tích cực triển khai hiệu quả công tác chuyển hóa địa bàn, xây dựng xã, phường, thị trấn “không có tệ nạn ma túy” nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy gắn với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, an toàn. Hàng năm, củng cố và giữ vững số xã, phường, thị trấn không có tội phạm và tệ nạn ma túy; phấn đấu giảm dần số xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy. Thực hiện chặt chẽ chức năng quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, nhất là trong việc cấp giấy phép kinh doanh hành nghề cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, các đơn vị tổ chức sự kiện đông người tham gia có sử dụng nhạc mạnh.

6. Tiếp tục triển khai hiệu quả các Quy chế phối hợp, Kế hoạch liên ngành đã ký kết giữa các Sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác đấu tranh chống tội phạm nói chung, phòng, chống ma túy nói riêng, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô. Tăng cường phối hợp, mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng chống ma tuý; triển khai các Đề án phòng, chống ma túy theo các thỏa thuận hợp tác mà Việt Nam và Thành phố đã ký kết quốc tế (đặc biệt là với các nước có đường biên giới với Việt Nam như Lào, Trung Quốc).

7. Quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí, đầu tư trang thiết bị, phương tiện; tăng cường đào tạo tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy trên địa bàn Thành phố nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Đồng thời, đề xuất ban hành các chế độ đãi ngộ đặc thù, hợp lý cho lực lượng trực tiếp làm công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy.

IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công an Thành phố (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 138 Thành phố)

a. Tham mưu Thành ủy, UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo 138 Thành phố ban hành, triển khai các văn bản về công tác phòng, chống ma túy; báo cáo sơ, tổng kết thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch chuyên đề về công tác phòng, chống ma túy. - Phối hợp, hướng dẫn các Sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội liên quan, Ban Chỉ đạo 138 các quận, huyện, thị xã và cấp cơ sở tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu công tác phòng, chống ma túy theo Kế hoạch. Định kỳ, đột xuất đề xuất khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống ma túy; phê bình đối với các đơn vị, cá nhân không tổ chức triển khai, thực hiện các nội dung kế hoạch công tác hoặc để tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy phức tạp ở địa bàn, đơn vị quản lý.

- Tham mưu, đề xuất UBND Thành phố thực hiện Quỹ phòng, chống tội phạm Thành phố đạt hiệu quả cao nhất.

- Xây dựng hệ thống số liệu, dữ liệu về người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy đảm bảo đúng, đủ và có giá trị trong công tác thống kê, báo cáo. Nghiên cứu, ban hành quy trình xét duyệt đưa vào và loại khỏi danh sách quản lý đối với người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn Thành phố. Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế tham mưu UBND Thành phố ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các đơn vị liên quan tham mưu Ban Chỉ đạo 138 Thành phố tổ chức tập huấn, hội thảo nâng cao năng lực cho cán bộ thường trực Ban Chỉ đạo 138 các cấp và Tình nguyện viên Đội Công tác xã hội tình nguyện trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, HIV/AIDS; tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác phòng, chống ma túy, phòng, chống tội phạm; phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức biểu dương, tôn vinh và nhân rộng các tấm gương cá nhân, tập thể, mô hình tiêu biểu trong công tác phòng, chống ma túy (đặc biệt trong Tháng hành động phòng, chống ma túy 26/6).

b. Triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện, đấu tranh quyết liệt với tội phạm ma túy, tập trung bóc gỡ đường dây, ổ nhóm; giải quyết điểm phức tạp về tệ nạn ma túy, cụ thể:

- Tăng cường nắm tình hình, chủ động phát hiện, tập trung lực lượng đấu tranh, triệt xóa các đường dây ma túy lớn liên tuyến, liên tỉnh và xuyên quốc gia, các cơ sở sản xuất ma túy tổng hợp trái phép, các điểm mua bán và tổ chức sử dụng trái phép ma túy; phối hợp với các lực lượng chức năng, ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma tuý thẩm lậu từ ngoài vào, qua Hà Nội đi các địa phương khác hoặc đi nước ngoài (chú trọng các tuyến, địa bàn trọng điểm: tuyến Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc miền Trung, Tây Nam, tuyến đường hàng không...); truy bắt các đối tượng truy nã đặc biệt, nguy hiểm về ma túy.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các Kế hoạch chuyên đề đấu tranh, phòng, chống ma túy đã triển khai: đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy trên các tuyến trọng điểm về qua Thành phố; giải quyết địa bàn, tụ điểm, điểm phức tạp; tội phạm ma túy có yếu tố nước ngoài; Quản lý, theo dõi người nghiện và người sử dụng ma túy; chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội (trọng tâm là chuyển hóa các xã, phường trọng điểm về tệ nạn ma túy).

- Chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt động tại các vũ trường, nhà nghỉ, quán bar... không để các đối tượng lợi dụng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xử lý nghiêm các cơ sở và chủ cơ sở có hành vi chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép ma túy trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện nhạy cảm về an ninh trật tự.

- Tổ chức rà soát, thống kê người nghiện và người sử dụng trái phép chất ma túy; xây dựng các biện pháp quản lý, theo dõi, phòng ngừa phù hợp; đưa vào quản lý số người sử dụng ma túy tổng hợp có biểu hiện “ngáo đá” phòng ngừa án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do các đối tượng này gây ra; thường xuyên cập nhật số người điều trị tại các Cơ sở điều trị Methadone, số người nghiện tham gia cai nghiện tự nguyện tại các Cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố.

- Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp, khẩn trương kết thúc điều tra; lựa chọn đưa các vụ án phạm tội về ma túy ra xét xử điểm, xét xử lưu động ở khu dân cư, địa bàn phức tạp hoặc nơi đối tượng cư trú, nơi đối tượng có hành vi phạm tội để tuyên truyền, giáo dục răn đe, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn ma túy.

c. Phối hợp chặt chẽ với các ngành: Y tế, Công thương, Hải quan, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện, thị xã trong thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; rà soát, thống kê các doanh nghiệp, công ty hoạt động quốc tế, các cơ sở kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, công ty vận tải có hoạt động vận chuyển hàng... phòng ngừa các hoạt động vận chuyển trái phép chất ma túy; kiểm soát chặt chẽ các loại tiền chất, thuốc tân dược, thuốc thú y chứa chất gây nghiện, chất hướng thần, tiền chất ma túy trong xuất nhập khẩu, kinh doanh, sản xuất, không để tội phạm lợi dụng chiết xuất, sản xuất ma túy; rà soát, phát hiện kịp thời các đơn vị, cá nhân trồng trái phép cây có chứa chất ma tuý...

d. Tiếp tục phối hợp các ngành, đơn vị liên quan thực hiện tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh trật tự, phòng, chống ma túy cho sinh viên, học sinh các trường trên địa bàn Thành phố. Duy trì Quy chế phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội trong thực hiện Bản tin 141 phát sóng định kỳ; tăng cường công tác tuyên truyền trực tiếp như: phát tờ rơi, pano tuyên truyền (song ngữ) cảnh báo các hành vi phạm tội về ma túy tại cửa khẩu sân bay Nội Bài hoặc tại các khu vực người nước ngoài tập trung sinh sống nhằm phòng ngừa tội phạm ma túy có yếu tố nước ngoài hoặc phát tờ rơi, dán pano tại sảnh các khu chung cư, bảng tin tổ dân phố về cách nhận biết cây có chứa chất ma túy trước thực trạng việc một số quốc gia đang hợp pháp hóa việc trồng cây cần sa ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tham mưu UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo 138 Thành phố xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện. Triển khai các mô hình, điển hình về công tác cai nghiện có hiệu quả, các xã, phường làm tốt công tác phòng, chống ma túy, Tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện giúp đỡ người cai nghiện thành công, thực hiện tốt phong trào “Tình nguyện viên giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện hòa nhập cộng đồng”; các biện pháp, giải pháp tăng cường, nâng cao chất lượng điều trị nghiện ma túy trong cơ sở công lập và ngoài công lập.

- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai trên địa bàn Thành phố. Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành hệ thống các cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố hoạt động hiệu quả, duy trì an ninh, trật tự ổn định tại các cơ sở, cụ thể: chủ động nắm bắt diễn biến tư tưởng của học viên để giải quyết mọi bức xúc của học viên; nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành của học viên tại các Cơ sở, kịp thời phát hiện, giải quyết dứt điểm mâu thuẫn trong các học viên; xử lý nghiêm cán bộ, nhân viên vi phạm quy trình, quy chế hoạt động, nhất là trong công tác quản lý học viên để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận và mất ổn định an ninh trật tự tại Cơ sở.

- Triển khai lồng ghép 02 mô hình “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng” và mô hình thí điểm “Hỗ trợ, tư vấn pháp và xã hội, chuyển gửi đối với người tham gia cai nghiện ma túy” thành mô hình “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng tại 14 phường, xã thuộc 07 quận, huyện: Long Biên, Nam Từ Liêm, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì nhằm tạo điều kiện để người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, người sau cai nghiện ma túy và thân nhân của họ có nhiều cơ hội được tiếp cận các Cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị, hỗ trợ điều trị nghiện và các dịch vụ liên quan, giúp họ lựa chọn cho mình một hình thức điều trị phù hợp, hiệu quả nhất và phục hồi toàn diện tại cộng đồng; giảm tác hại cho người sử dụng trái phép chất ma túy, giảm các hành vi vi phạm pháp luật và nguy hại đối với người sử dụng trái phép chất ma túy và cộng đồng, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới, góp phần làm giảm tỷ lệ phạm tội trong nhóm đối tượng nghiện ma túy, sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn. Tiếp tục triển khai các giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ người tham gia cai nghiện tự nguyện tại các Cơ sở cai nghiện và hỗ trợ giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố.

- Thực hiện đầy đủ, chặt chẽ, có hiệu quả công tác quản lý người sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng, phòng ngừa tái nghiện. Duy trì nâng cao chất lượng hoạt động mô hình Câu lạc bộ B93 ở các xã, phường, thị trấn, phát triển nhân rộng tại các quận, huyện, thị xã chưa có mô hình quản lý người sau cai nghiện ma túy. Tích cực phát huy vai trò của lực lượng Tình nguyện viên trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, mỗi Tình nguyện viên tham gia quản lý, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ tối thiểu 02 người tham gia cai nghiện ma túy tại cộng đồng hoặc sau cai nghiện ma túy.

- Tiếp tục phối hợp với cơ quan liên quan duy trì chuyên trang, chuyên đề về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung và công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy nói riêng các nội dung Đề án phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm Thành phố đã phê duyệt tại Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 12/12/2018 của UBND Thành phố.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về tư vấn, cai nghiện ma túy, hỗ trợ người nghiện ma túy cho đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy, lực lượng Tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện trong công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; tổ chức chương trình đào tạo về can thiệp lạm dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamin (ATS) cho cán bộ y tế trong các Cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố; đào tạo, tư vấn chuyên sâu cho cán bộ tại các địa phương thực hiện mô hình thí điểm...

- Tổ chức tốt hoạt động hưởng ứng Tháng hành động, ngày Thế giới và Toàn dân phòng, chống ma túy 26/6 tại các Cơ sở cai nghiện ma túy đảm bảo thiết thực, hiệu quả gắn với việc nâng cao chất lượng và quản lý học viên cai nghiện ma túy.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cai nghiện ma túy, quản lý người nghiện đang cai nghiện tại các Cơ sở và người sau cai nghiện nghiện ma túy ở cộng đồng; có giải pháp tư vấn, hỗ trợ, điều trị, cai nghiện phù hợp với từng đối tượng. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về cai nghiện ma túy.

- Định kỳ phối hợp, cung cấp danh sách người nghiện ma túy tham gia điều trị tự nguyện tại các Cơ sở cai nghiện của Thành phố cho lực lượng Công an (qua phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy) để có biện pháp quản lý theo dõi số người sau cai nghiện ma túy trở về địa phương.

3. Sở Y tế

- Tham mưu UBND Thành phố xây dựng, ban hành các văn bản, hướng dẫn triển khai, thực hiện các hoạt động chuyên môn phòng, chống ma túy, triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật; tiếp tục triển khai hiệu quả “Phần mềm quản lý, điều trị Methadone” theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

- Chỉ đạo các Cơ sở điều trị Methadone tăng cường công tác khám, tư vấn và điều trị cho bệnh nhân để giảm tình trạng phối hợp sử dụng ma túy tổng hợp trên bệnh nhân điều trị Methadone; giảm tỷ lệ số người ngừng điều trị Methadone. Mở rộng triển khai Cơ sở cấp phát thuốc Methadone tại các xã, phường, thị trấn theo nhu cầu thực tế của các quận, huyện, thị xã.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình chuyên môn, quản lý, cấp phát thuốc Methadone theo quy định hiện hành; kiên quyết xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật tại Cơ sở điều trị/Cơ sở cấp phát thuốc Methadone.

- Chủ động phối hợp với lực lượng Công an giữ gìn, đảm bảo an ninh trật tự tại nơi Cơ sở điều trị/Cơ sở cấp phát thuốc Methadone trú đóng; tăng cường lực lượng bảo vệ Cơ sở, thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, trang bị kiến thức, phương tiện cho lực lượng bảo vệ... Cung cấp danh sách người điều trị Methadone cho lực lượng Công an các cấp để có biện pháp quản lý phù hợp. Thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương, lực lượng Công an cơ sở các trường hợp bệnh nhân điều trị Methadone vi phạm quy định điều trị tại Nghị định số 90/2016/NĐ-CP để lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc.

- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tân dược, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất, nhất là quản lý chặt chẽ các chất chứa hoạt chất gây nghiện, chất hướng thần, tiền chất ma túy trong các cơ sở y tế theo quy định pháp luật.

- Chỉ đạo đơn vị y tế các quận, huyện, thị xã tích cực thực hiện vai trò, nhiệm vụ trong xác định tình trạng nghiện ma túy, phục vụ công tác lập hồ sơ đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc; trong triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống ma túy nói riêng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức các hoạt động giao lưu, tuyên truyền, các cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống ma túy cho học sinh; phối hợp với các đơn vị có liên quan (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội..,) triển khai kế hoạch dự phòng nghiện ma túy cho thanh thiếu niên, học sinh theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 1567/KH-BGDĐT ngày 11/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện Công ước ASEAN các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm ma túy, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội trong ngành giáo dục giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

6. Sở Tài chính

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, trên cơ sở đề xuất của các Sở, ban, ngành có liên quan, chủ trì, rà soát, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố quyết định bố trí kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp cho các đơn vị phục vụ công tác phòng, chống ma túy theo quy định của pháp luật.

- Tham mưu UBND Thành phố cân đối, đảm bảo các nguồn kinh phí phục vụ kịp thời nhiệm vụ đột xuất hoặc theo sự chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo 138 Thành phố và UBND Thành phố phục vụ công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chỉ đạo đơn vị trực thuộc phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký thành lập của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp, cơ sở có vi phạm theo quy định của pháp luật.

8. Sở Công thương

Phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các cá nhân, tổ chức, cơ sở kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu trái phép các loại ma túy, tiền chất, hóa chất liên quan đến tiền chất ma túy theo quy định pháp luật. Thực hiện nghiêm túc các quy định về phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn Thành phố. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng khí N2O và các hóa chất tương tự để hạn chế tình trạng nghiện sử dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

9. Cục Hải quan Thành phố

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp các ngành liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các khu vực cửa khẩu thuộc các tuyến hàng không, bưu điện, chú ý lĩnh vực xuất nhập khẩu tân dược, thuốc thú y, hóa chất, tiền chất; kịp thời phát hiện các hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy thông qua chuyển phát nhanh, đường hàng không.... Thực hiện nghiêm túc Quy chế phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn Thành phố.

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát phát hiện kịp thời các cơ quan, đơn vị, cá nhân trồng trái phép các cây có chứa chất ma tuý; quản lý chặt chẽ các cửa hàng thuốc thú y có bán thuốc thú y chứa chất gây nghiện, chất hướng thần, tiền chất ma túy.

11. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố, Tòa án nhân dân Thành phố

Chỉ đạo Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các quận, huyện, thị xã và phối hợp chặt chẽ cơ quan điều tra cùng cấp trong truy tố, xét xử các vụ án phạm tội về ma túy; tăng cường công tác nghiên cứu hồ sơ, ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố

- Chỉ đạo các tổ chức thành viên phối hợp chính quyền cùng cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về “Đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới” gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức biểu dương, tôn vinh và nhân rộng các tấm gương cá nhân, tập thể, mô hình tiêu biểu trong công tác phòng, chống ma túy (đặc biệt trong Tháng hành động phòng, chống ma túy 26/6).

13. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy

Chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống Tuyên giáo các cấp, ngành tham mưu Đảng ủy chỉ đạo cấp ủy, chính quyền đưa nội dung, nhiệm vụ công tác phòng, chống ma túy vào chương trình hoạt động chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy, chính quyền về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và coi đây là một chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Định hướng công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy cho các cơ quan báo chí trên địa bàn Thành phố.

14. Các Hội, đoàn thể chính trị Thành phố (Cựu Chiến binh, Liên hiệp phụ nữ; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh...)

Chỉ đạo các đơn vị cơ sở phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an cùng cấp tổ chức các hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết liên tịch, Chương trình phối hợp đã ký kết trong phòng, chống tội phạm, ma túy và tệ nạn xã hội,...

15. Các Sở, ban, ngành khác của Thành phố

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành và Thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động phòng, chống ma túy lồng ghép các hoạt động chuyên môn của đơn vị.

16. Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố (Sở Nội vụ)

Phối hợp Công an Thành phố tham mưu UBND Thành phố rà soát, báo cáo, đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống ma túy; đặc biệt, thông qua việc điều tra, khám phá các vụ án về ma túy, tổng hợp xem xét đề xuất khen thưởng, động viên quần chúng Nhân dân tích cực giúp đỡ cơ quan Công an để kịp thời khích lệ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

17. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

Tiếp tục thực hiện Quy chế phối hợp với Công an Thành phố định kỳ phát sóng Bản tin 141; mở chuyên mục riêng về phòng, chống ma túy, tăng cường tuyên truyền về các loại ma túy và tác hại, cảnh báo phương thức thủ đoạn của tội phạm ma túy, đồng thời nêu gương điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt trong đấu tranh phòng, chống ma túy....

18. UBND các quận, huyện, thị xã

- Xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp thực tiễn của địa phương, chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể cùng cấp, Ban Chỉ đạo 138 các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp cụ thể, các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản công tác phòng, chống ma túy theo Kế hoạch này.

- Tổ chức thực hiện các giải pháp, biện pháp phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone theo các Kế hoạch chuyên đề của Công an Thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các Sở, ban, ngành liên quan.

- Bảo đảm bố trí đủ nguồn lực để hỗ trợ và thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về công tác phòng, chống ma túy theo Luật Ngân sách Nhà nước.

- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn:

+ Định kỳ, đột xuất tổ chức các đợt rà soát, thống kê người nghiện ma túy, đặc biệt là số người nghiện trong diện thực hiện giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người sử dụng ma túy tổng hợp; có biện pháp quản lý, theo dõi và lập hồ sơ đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc; tiếp tục vận động người nghiện ma túy tự nguyện đi cai nghiện tại các Cơ sở cai nghiện của Thành phố; tư vấn và chuyển gửi người nghiện ma túy tại cộng đồng đi điều trị Methadone.

+ Thực hiện các chuyên đề do các ngành thường trực triển khai trên địa bàn, đặc biệt chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả các Dự án thuộc Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo các mục tiêu đã đề ra. Phấn đấu cuối năm 2021, toàn Thành phố có 06 xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy. Triệt xóa 100% điểm phức tạp về ma túy còn tồn tại đến cuối năm 2020, giữ ổn định các địa bàn, điểm phức tạp về ma túy đã giải quyết điểm. Giảm 5% số xã, phường, thị trấn trọng điểm giảm mức độ phức tạp của so với năm 2020. Thực hiện chuyển hóa thành công các địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, các đoàn thể chính trị Thành phố và yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ và nội dung được phân công xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với tình hình đơn vị, địa phương; đồng thời thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo (06 tháng, 01 năm) về Công an Thành phố để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Công an, Chính phủ theo quy định.

2. Giao Công an Thành phố có trách nhiệm giúp UBND Thành phố theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này. Phối hợp với các Sở, ban, ngành Thành phố tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch; định kỳ tổng hợp báo cáo theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Phó Chủ tịch UBND Thành phố
: Lê Hồng Sơn, Chử Xuân Dũng;
- Vụ KGVX - Văn phòng Chính phủ;
- Cục CS điều tra tội phạm về ma túy - BCA;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các cơ quan báo, đài của Hà Nội;
- VP
UB: CVP, PCVP L.T.Lực, Phòng KGVX, TKBT, NC;
-
Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Chử Xuân Dũng

 

BIỂU CHỈ TIÊU CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY - NĂM 2021

(Kèm theo Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 21/01/2021 của UBND Thành phố)

TT

ĐƠN VỊ

CÔNG TÁC ĐẤU TRANH
(Bắt giữ xử lý hình sự trong đó có 50% vụ có tính chất mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy)

CÔNG TÁC CAI NGHIỆN
(Lập hồ cai nghiện bắt buộc đưa vào Cơ sở cai nghiện trong đó có 50% người có hộ khẩu Hà Nội)

1

Hoàn Kiếm

118

45

2

Hai Bà Trưng

156

58

3

Đống Đa

162

63

4

Ba Đình

104

40

5

Tây Hồ

100

25

6

Cầu Giấy

111

28

7

Thanh Xuân

111

35

8

Hoàng Mai

122

50

9

Long Biên

126

63

10

Thanh Trì

82

40

11

Nam Từ Liêm

115

32

12

Bắc Từ Liêm

115

32

13

Gia Lâm

52

30

14

Đông Anh

59

38

15

Sóc Sơn

52

25

16

Hà Đông

115

45

17

Sơn Tây

56

28

18

Ba Vì

37

22

19

Chương Mỹ

44

17

20

Đan Phượng

41

18

21

Hoài Đức

52

18

22

Mỹ Đức

26

16

23

Phú Xuyên

37

17

24

Phúc Thọ

30

17

25

Quốc Oai

26

14

26

Thanh Oai

33

16

27

Thạch Thất

33

16

28

Thường Tín

41

17

29

Ứng Hòa

37

17

30

Mê Linh

37

18

31

Phòng PC04

70

 

Tổng

2300

900

 



1 Tính đến ngày 14/12/2020, toàn Thành phố còn 06 điểm phức tạp về ma túy.

2 Năm 2020, có 1.009 bệnh nhân ngừng điều trị Methadone.

3 Xã, phường không tệ nạn ma túy đến thời điểm 14/12/2020, gồm: Trung Màu, Kim Lan (Gia Lâm); Tân Dân (Phú Xuyên); Đồng Lạc (Chương Mỹ); Tân Hưng (Sóc Sơn).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 21/KH-UBND ngày 21/01/2021 về phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.084

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.170.38
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!