Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 15/KH-TGCP Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Ban Tôn giáo Chính phủ Người ký: Vũ Chiến Thắng
Ngày ban hành: 27/03/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/KH-TGCP

Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2020

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO; KIỂM TRA, RÀ SOÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ VĂN BẢN CHỨA ĐỰNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO NĂM 2020

Căn cứ Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 (Luật); Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Nghị định số 162/2017/NĐ-CP); Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Quyết định số 32/2018/QĐ-TTg ngày 03/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ; Quyết định số 43/QĐ-BNV ngày 10/01/2020 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Nội vụ năm 2020, Ban Tôn giáo Chính phủ xây dựng Kế hoạch kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo năm 2020, cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. MỤC ĐÍCH

1. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ theo quy định của pháp luật.

b) Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo (Luật và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP); các văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các sai phạm (nếu có).

c) Tiếp nhận những thông tin phản hồi từ công tác kiểm tra về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo (trong đó chú trọng đánh giá thực hiện Luật và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP), qua đó hướng dẫn các địa phương trong việc thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; đề xuất, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở các địa phương trong quá trình quản lý, điều hành công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

đ) Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả về công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của chính quyền địa phương, đảm bảo thi hành pháp luật được thống nhất, đồng bộ và nghiêm túc.

2. Kiểm tra, rà soát văn bản QPPL và văn bản chứa đựng QPPL liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo

a) Qua công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL về tín ngưỡng, tôn giáo và liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo kịp thời phát hiện các quy định trái hoặc không còn phù hợp của văn bản QPPL được kiểm tra với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo để kịp thời kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản QPPL

b) Góp phần nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra văn bản QPPL về tín ngưỡng, tôn giáo và liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo của chính quyền địa phương và công tác tham mưu soạn thảo, kiểm tra văn bản QPPL của Bộ Nội vụ, đảm bảo thi hành pháp luật được thống nhất, đồng bộ.

II. YÊU CẦU

1. Việc kiểm tra phải đảm bảo khách quan, toàn diện và có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Tôn giáo Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Tuân thủ các quy định pháp luật về phạm vi, đối tượng, trình tự thủ tục kiểm tra.

3. Nắm bắt và kịp thời để báo cáo Bộ trưởng những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện và những quy định chồng chéo, không còn phù hợp được phát hiện trong quá trình kiểm tra để có chỉ đạo giải quyết kịp thời.

B. NỘI DUNG

I. PHẠM VI KIỂM TRA

1. Đối với công tác kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo (từ ngày 01/9/2019 đến ngày 01/9/2020)

a) Tình hình ban hành văn bản triển khai, văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo:

- Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản triển khai, văn bản quy định chi tiết;

- Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản;

- Tính khả thi của văn bản.

b) Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật:

- Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật và các văn bản có liên quan (Luật, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP , thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo);

- Sự phù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật;

- Mức độ đáp ứng về nguồn kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật.

c) Tình hình tuân thủ pháp luật:

- Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền;

- Tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền;

- Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

đ) Tình hình thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo từ 01/9/2019 đến ngày 01/9/2020:

- Tình hình thực hiện Luật và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP cần tập trung vào một số nội dung sau:

+ Hoạt động tín ngưỡng (Điều 11, Điều 12 của Luật);

+ Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung (Điều 16, 17 của Luật; Điều 5, 6 của Nghị định số 162/2017/NĐ-CP);

+ Tổ chức tôn giáo (thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc; đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc; trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc; thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành; cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc; cơ sở đào tạo tôn giáo; lớp bồi dưỡng về tôn giáo...);

+ Hoạt động tôn giáo (thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung; hội nghị của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp; hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài; hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo);

+ Việc tiếp nhận và xác nhận thông báo theo quy định của Luật, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;

+ Hiện tượng tôn giáo mới;

+ Vấn đề đất đai, xây dựng liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo;

+ Các hoạt động vi phạm, lệch chuẩn, ... (các hoạt động mê tín, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi);

+ Bất cập trong quản lý nhà nước đối với các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo đặc biệt là cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh (thu phí, thùng công đức, cách thức quản lý,...);

+ Các bất cập, khó khăn trong thực hiện các quy định của Luật và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP tại địa phương;

+ Các nội dung khác (nếu có).

đ) Những kết quả đạt được, tồn tại, nguyên nhân tồn tại, kiến nghị, đề xuất.

2. Đối với công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL

Kiểm tra, rà soát các văn bản QPPL về tín ngưỡng, tôn giáo và liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ đang còn hiệu lực pháp luật tại thời điểm tiến hành kiểm tra.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA

1. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

a) Các địa phương tự kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tại địa phương và gửi báo cáo về Ban Tôn giáo Chính phủ, trong đó nêu rõ tình hình thực hiện ở từng cấp (cấp xã, huyện, tỉnh). Báo cáo cần nêu rõ tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh tại thời điểm tiến hành kiểm tra và các nội dung được nêu tại phần B.I.1 của Kế hoạch (thời điểm lấy số liệu từ ngày 01/9/2019 đến trước ngày 01/9/2020).

b) Ban Tôn giáo Chính phủ thành lập Đoàn kiểm tra trực tiếp tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (thời điểm lấy số liệu từ ngày 01/01/2018 đến thời điểm được kiểm tra).

2. Kiểm tra, rà soát văn bản QPPL

a) Ban Tôn giáo Chính phủ tham mưu cho Lãnh đạo Bộ tiến hành kiểm tra các văn bản QPPL về tín ngưỡng, tôn giáo và liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; rà soát văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

b) Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự kiểm tra văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành.

III. ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

a) Đối tượng kiểm tra:

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tự kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh;

* Ban Tôn giáo Chính phủ sẽ thành lập Đoàn kiểm tra trực tiếp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: TP. Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bến Tre và Đồng Nai.

b) Thời gian thực hiện:

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự kiểm tra và gửi báo cáo về Ban Tôn giáo Chính phủ trước ngày 15/9/2020 để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng.

Việc kiểm tra trực tiếp tại địa phương sẽ tiến hành trong Quý II, III, IV năm 2020. Ban Tôn giáo Chính phủ sẽ có công văn trao đổi cụ thể với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được kiểm tra.

2. Kiểm tra, rà soát văn bản QPPL

a) Đối tượng kiểm tra:

- Ban Tôn giáo Chính phủ tự kiểm tra, rà soát văn bản QPPL về tín ngưỡng, tôn giáo do các cơ quan trung ương ban hành hiện đang còn hiệu lực (tính đến thời điểm kiểm tra);

- Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tự kiểm tra văn bản QPPL về tín ngưỡng, tôn giáo do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành còn hiệu lực (tính đến thời gian kiểm tra);

b) Thời gian thực hiện:

Các tỉnh thực hiện tự kiểm tra văn bản ban hành từ 20/9/2019 đến 30/9/2020, gửi báo cáo kết quả tự kiểm tra về Ban Tôn giáo Chính phủ trước ngày 15/10/2020 để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ trước ngày 30/10/2020.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ vào Quyết định số 43/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Nội vụ năm 2020 và Kế hoạch này, các Vụ thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ và các địa phương có trách nhiệm:

I. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

1. Ban Tôn giáo Chính phủ

- Rà soát các văn bản QPPL do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; xây dựng kế hoạch kiểm tra và Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, sưu tầm các văn bản có liên quan phục vụ cho công tác kiểm tra;

- Xác định nội dung, phạm vi, cách thức tiến hành kiểm tra cụ thể tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tại các địa phương theo Kế hoạch đã được phê duyệt;

- Chủ trì, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện các quy định về kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;

- Tổng hợp kết quả kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo do các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi về và đề xuất, kiến nghị (nếu có) trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định;

- Báo cáo Lãnh đạo Bộ về kết quả kiểm tra trực tiếp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2020 (TP. Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bến Tre và Đồng Nai), đề xuất các biện pháp xử lý nếu phát hiện có sai phạm trong thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;

- Thông báo kết quả kiểm tra, xử lý sai phạm (nếu có) gửi các địa phương;

- Bố trí các điều kiện cần thiết và kinh phí theo quy định của pháp luật đảm bảo cho công tác kiểm tra tiến hành thuận lợi và đạt kết quả tốt.

2. Các địa phương

- Gửi báo cáo bằng văn bản về Ban Tôn giáo Chính phủ để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ;

- Địa phương được tiến hành kiểm tra trực tiếp chuẩn bị theo Kế hoạch, yêu cầu cụ thể của Ban Tôn giáo Chính phủ.

II. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA, RÀ SOÁT VĂN BẢN QPPL

1. Ban Tôn giáo Chính phủ

- Rà soát các văn bản QPPL về tín ngưỡng, tôn giáo và liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo do Bộ Nội vụ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương ban hành;

- Tổng hợp, báo cáo kết quả tự kiểm tra và kết quả kiểm tra của các địa phương, đề xuất, kiến nghị (nếu có) trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định;

- Công bố kết quả xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản QPPL;

- Bố trí kinh phí theo quy định pháp luật cho công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL.

2. Các địa phương

- Tự kiểm tra, rà soát văn bản QPPL về tín ngưỡng, tôn giáo và liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, phát hiện những nội dung chưa phù hợp hoặc cần hủy bỏ, thay thế, ban hành mới cho phù hợp với Luật và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ;

- Gửi báo cáo bằng văn bản về Ban Tôn giáo Chính phủ để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ.

D. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí phục vụ công tác kiểm tra thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; kiểm tra, rà soát văn bản QPPL về tín ngưỡng, tôn giáo và văn bản chứa đựng QPPL liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo được trích từ nguồn chi thường xuyên của các cơ quan.

Trên đây là Kế hoạch kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; kiểm tra, rà soát văn bản QPPL và văn bản chứa đựng QPPL liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo năm 2020, Ban Tôn giáo Chính phủ trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp tổ chức thực hiện để việc kiểm tra đạt kết quả./.


Nơi nhận:
- Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa (để b/c);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Phó Trưởng ban Trần Thị Minh Nga (để t/h);
- Sở Nội vụ (Ban hoặc Phòng Tôn giáo); Ban Dân tộc - Tôn giáo các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT; PCTT(20b).

TRƯỞNG BAN




Vũ Chiến Thắng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 15/KH-TGCP về kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo ngày 27/03/2020 do Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.205

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.12.7
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!