Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 87/2013/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Trần Xuân Hoà
Ngày ban hành: 23/12/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 87/2013/QĐ-UBND

Phan Rang - Tháp Chàm, ngày 23 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE MÔTÔ HẠNG A1 CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CÓ TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ QUÁ THẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27 ngày 5 năm 2011 của Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 23/2013/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1144/TTr-SGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe môtô hạng A1 cho đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá quá thấp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành. Quyết định này thay thế Quyết định số 59/2003/QĐ-UB ngày 16 tháng 5 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy chế đối với người không biết chữ dự sát hạch, cấp phép lái xe mô tô hạng A1.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, thủ trưởng các Ban, Ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Xuân Hoà

 

QUY CHẾ

ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE MÔTÔ HẠNG A1 CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CÓ TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ QUÁ THẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 87/2013/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

Quy chế này chỉ áp dụng cho đối tượng là đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá quá thấp có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có nhu cầu học và thi lấy giấy phép lái xe môtô hạng A1.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

- Đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá quá thấp: là những người thuộc thành phần dân tộc thiểu số, không biết viết, không biết đọc, không biết nói tiếng Việt; những người biết nói tiếng Việt nhưng nói chậm, biết nói nhưng không biết viết chữ Việt.

- Thư ký: là người của cơ sở đào tạo, có phẩm chất đạo đức, trung thực, khách quan, hiểu biết ngôn ngữ người dân tộc thiểu số (nếu có).

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH

Điều 3. Quy định về điều kiện tuyển sinh

Là người đủ 18 tuổi trở lên, đảm bảo sức khoẻ theo quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ và thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 của Quy chế này.

Điều 4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục

1. Hồ sơ: gồm 01 bộ:

a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe (theo mẫu quy định tại Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải);

b) Bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân;

c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

d) Giấy xác nhận trình độ văn hoá quá thấp theo mẫu (Phụ lục 1).

2. Trình tự, thủ tục:

Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 Quy chế này có nhu cầu học và thi lấy giấy phép lái xe môtô hạng A1 đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 3 Quy chế này, nộp 01 bộ hồ sơ tại các cơ sở đào tạo lái xe mô tô hạng A1 trên địa bàn tỉnh.

Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh và in đơn trực tiếp từ chương trình quản lý đào tạo lái xe, cơ sở đào tạo hướng dẫn cho người nộp hồ sơ điểm chỉ vào đơn.

Điều 5. Địa điểm, thời gian tuyển sinh, mở lớp, giáo viên giảng dạy

1. Địa điểm tổ chức đào tạo, sát hạch được tổ chức tại các xã, phường, thị trấn có đủ điều kiện theo quy định.

2. Các cơ sở đào tạo phối hợp với chính quyền các xã, phường, thị trấn đề nghị thời gian, địa điểm tổ chức mở lớp. Sau khi được Sở Giao thông vận tải kiểm tra cơ sở vật chất và chấp thuận, các cơ sở đào tạo tiến hành tuyển sinh, đào tạo, báo cáo Sở Giao thông vận tải để tổ chức sát hạch.

3. Quy định số lượng học viên không quá 40 người/01 lớp, nếu số lượng lớn hơn 40 người phải chia thành nhiều lớp, phòng học lý thuyết, sân học thực hành phải đạt tiêu chuẩn chung.

4. Giáo viên giảng dạy phải là người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại các khoản 9, 10, 11 Điều 5 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và biết nói tiếng dân tộc thiểu số, nếu không có giáo viên biết nói tiếng dân tộc thiểu số thì cơ sở đào tạo phải thuê người phiên dịch, kinh phí thuê do cơ sở đào tạo tự chi trả.

Điều 6. Nội dung đào tạo

1. Trên cơ sở giáo trình đào tạo môtô hạng A1 đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành, Sở Giao thông vận tải ban hành giáo trình thống nhất có lược bớt một số nội dung cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hoá quá thấp. Trên cơ sở giáo trình được Sở Giao thông vận tải ban hành, cơ sở đào tạo tổ chức giảng dạy theo đúng giáo trình và phù hợp với điều kiện tình hình văn hoá - xã hội của địa phương.

2. Hướng dẫn cụ thể về cấu tạo xe, cách điều khiển xe trên đường, các biện pháp đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường.

3. Tập trung giảng dạy kỹ năng lái xe trong hình thi liên hoàn và trực tiếp giáo viên phải đi mẫu.

4. Lớp học cho đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá quá thấp phải giảng dạy riêng, thời gian giảng dạy lý thuyết 16 giờ, thời gian giảng dạy kỹ thuật lái xe 02 giờ và thực hành lái xe là 02 giờ.

Điều 7. Phương pháp đào tạo

1. Sử dụng phương pháp giảng dạy trực quan, chủ yếu bằng hình ảnh, bằng động tác mẫu, bằng chỉ dẫn và hỏi đáp. Khi giảng dạy yêu cầu phải có đầy đủ hình ảnh mẫu về những vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

2. Trong quá trình giảng giáo viên cần phải có nhiều ví dụ cụ thể sinh động nhằm làm cho học viên dễ hiểu, dễ nhớ.

3. Dành thời gian để hướng dẫn nhắc nhở học viên về quy chế thi và hình thức thi.

Điều 8. Về mức thu học phí và các khoản lệ phí khác

1. Thực hiện mức thu học phí và lệ phí quy định tại Thông tư liên tịch số 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ; Thông tư số 23/2013/TT-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2013 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.

2. Nghiêm cấm cơ sở đào tạo thu thêm học phí hoặc các khoản lệ phí khác ngoài quy định. Nghiêm cấm bán các loại tài liệu hồ sơ cho học viên quá mức giá quy định.

Chương III

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP SÁT HẠCH

Điều 9. Đề thi, thời gian thi

1. Bộ đề thi do Sở Giao thông vận tải ban hành và thống nhất quản lý trên cơ sở bộ đề thi chung của Tổng cục Đường bộ Việt Nam được lược bớt một số câu không liên quan đến tình hình thực tế tại Ninh Thuận, có tham khảo giáo trình đào tạo đã được ban hành.

2. Bộ đề gồm 50 đề thi được đánh số từ 01 đến 50, mỗi đề có 14 câu hỏi trong đó có 04 câu lý thuyết Luật Giao thông đường bộ, 07 câu biển báo, 03 câu sa hình.

3. Thời gian sát hạch là 15 phút cho mỗi thí sinh.

4. Mỗi câu hỏi có trong đề sát hạch có từ 2 đến 4 ý trả lời và có từ một đến hai ý đúng; nếu trả lời thiếu ý đúng được coi là trả lời sai.

5. Áp dụng thể thức đảo đề như quy định của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước mỗi kỳ thi sát hạch để bảo đảm tính khách quan trong kỳ thi.

6. Thẻ soi lỗ chấm thi (đáp án) có 14 câu được đục lỗ do Ban Quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe thuộc Sở Giao thông vận tải thống nhất quản lý và sử dụng theo quy định.

Điều 10. Sát hạch lý thuyết

1. Mỗi thí sinh dự thi lý thuyết bố trí hai sát hạch viên và một thư ký ghi chép làm nhiệm vụ; Thanh tra viên Thanh tra Giao thông vận tải giám sát việc kiểm tra nhận dạng người dự sát hạch trước khi vào phòng thi lý thuyết;

2. Sát hạch lý thuyết theo phương pháp vấn đáp trực tiếp, sát hạch viên gọi tên thí sinh, kiểm tra nhận dạng, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân; thư ký kê khai các trích ngang trong giấy thi, ghi chép thông tin, đáp án thí sinh trả lời cho thí sinh, yêu cầu thí sinh xác nhận điểm chỉ vào biên bản và giấy thi. Thí sinh tự chọn rút đề thi trong số bộ đề in sẵn, sát hạch viên đọc câu hỏi và các đáp án trả lời, thí sinh trả lời đúng 10/14 câu trở lên là đạt yêu cầu;

3. Sát hạch viên hỏi xong chấm bài bằng thẻ soi lỗ, sau khi chấm xong bài thì công bố kết quả ngay và yêu cầu thí sinh điểm chỉ vào bài thi và sát hạch viên ký tên xác nhận kết quả.

Điều 11. Sát hạch thực hành

1. Thí sinh đạt lý thuyết mới được dự thi thực hành như quy định của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

2. Quy trình sát hạch thực hành thực hiện theo quy trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, thí sinh đạt 80/100 điểm là đạt yêu cầu.

3. Sau khi thi xong thực hành, sát hạch viên yêu cầu thí sinh xác nhận (điểm chỉ) vào giấy thi đúng quy định trước khi công bố kết quả chung toàn kỳ thi.

Điều 12. Xét công nhận trúng tuyển cấp giấy phép lái xe

1. Sau khi thi xong 2 phần thi lý thuyết và thực hành lái xe đạt yêu cầu, thí sinh được lập hồ sơ để công nhận trúng tuyển cấp giấy phép lái xe và được lập danh sách riêng cho mỗi khoá thi.

2. Thí sinh không đạt lý thuyết thì được đăng ký thi lại ở kỳ kế tiếp.

3. Thí sinh thi không đạt thực hành lần 1 thì được bảo lưu kết quả lý thuyết sang kỳ sau (bảo lưu kết quả thi đạt trong vòng 1 năm) được đăng ký thi lại thực hành lần 2. Trường hợp thi lại thực hành không đạt thì phải đăng ký thi lại kỳ sau và không được bảo lưu kết quả lý thuyết.

Điều 13. Lưu trữ hồ sơ kết quả sát hạch

Sau mỗi kỳ sát hạch, Ban quản lý sát hạch chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 14. Cấp Giấy phép lái xe

1. Căn cứ quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe cho người trúng tuyển.

Ngày trúng tuyển in ở mặt sau giấy phép lái xe là ngày ký quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch.

2. Mỗi người chỉ được cấp duy nhất 01 giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. Nơi trả giấy phép lái xe tại các cơ sở đào tạo đề nghị tổ chức mở lớp đào tạo giấy phép lái xe.

2. Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch. Trước khi trả giấy phép lái xe cho người trúng tuyển, cơ quan quản lý sát hạch phải ghi số giấy phép lái xe vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch giấy phép lái xe.

Chương IV

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

1. Thống nhất với cơ sở đào tạo đã đăng ký về lịch học, địa điểm học và thi, để các cơ sở đào tạo phối hợp với các xã, phường, thị trấn thông báo rộng rãi để nhân dân biết tham gia.

2. Soạn đề thi, thẻ soi lỗ chấm thi đúng giáo trình đào tạo trên cơ sở giáo trình đào tạo và bộ đề thi của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Tổ chức kỳ thi đúng thời gian, địa điểm và đảm bảo có chất lượng, đúng quy định.

3. Chỉ đạo cơ sở đào tạo lái xe biên soạn giáo án giảng dạy, kiểm tra việc thực hiện công tác đào tạo, cấp giấy phép lái xe theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

4. Chỉ chấp thuận cho phép mở lớp đào tạo tại các xã, phường, thị trấn khi cơ sở đào tạo đã có đầy đủ chương trình, giáo trình đào tạo được phê duyệt.

5. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành chức năng và địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện quy chế.

6. Hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện Quy chế này.

Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo

1. Chỉ có cơ sở đào tạo lái xe đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo hạng A1 trở lên và đủ các điều kiện về giáo viên, về trang thiết bị và cơ sở vật chất mới được đào tạo cho đối tượng là đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá quá thấp.

2. Cơ sở đào tạo phải nâng cao ý thức trách nhiệm, chất lượng đào tạo cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giảng dạy, đội ngũ giáo viên, chú trọng đào tạo giáo viên là người biết tiếng dân tộc.

3. Phối hợp chính quyền các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn và các cơ quan chức năng tổ chức thông tin phổ biến để nhân dân học và thi lấy giấy phép lái xe đúng quy định.

4. Tổ chức đào tạo theo đúng giáo trình đã được Sở Giao thông vận tải ban hành và phù hợp với điều kiện tình hình văn hoá - xã hội của địa phương, chú trọng chất lượng đào tạo lý thuyết Luật Giao thông đường bộ.

Điều 17. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành có liên quan

Các sở, ban, ngành có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông vận tải thực hiện quản lý Nhà nước về Quy chế này tại các địa phương.

Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

1. Phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải và các ban ngành chức năng thường xuyên thông tin tuyên truyền về chế độ chính sách ưu tiên của Nhà nước cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn quá thấp tham gia học, thi lấy giấy phép lái xe môtô, động viên nhân dân tự giác tham gia học và thi theo đúng Quy chế này. Thông báo rộng rãi việc học và thi lấy giấy phép lái xe mô tô hạng A1 đến các xã, phường của địa phương.

2. Chỉ đạo chính quyền các xã, phường, thị trấn phối hợp với cơ sở đào tạo lái xe môtô hạng A1 trong tỉnh tổ chức tuyển sinh đảm bảo đúng đối tượng, tránh lợi dụng chính sách ưu tiên để thực hiện sai Quy chế này.

3. Chỉ đạo chính quyền các xã, phường, thị trấn phải nêu cao tinh thần thực hiện nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trong việc xác nhận trình độ văn hoá của người đăng ký, phòng tránh trường hợp lạm dụng chính sách chủ trương của Nhà nước.

Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

1. Có trách nhiệm xác nhận đúng trình độ văn hoá quá thấp của người đến làm thủ tục học và thi lấy giấy phép lái xe tại đơn đề nghị học, sát hạch cấp giấy phép lái xe.

2. Không được thu thêm tiền lệ phí xác nhận trình độ văn hoá cho đối tượng là đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá quá thấp khi làm hồ sơ học và thi lấy giấy phép lái xe.

Điều 20. Tổ chức thực hiện

Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các địa phương, các cơ sở đào tạo phản ánh kịp thời về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC 1

MẪU GIẤY XÁC NHẬN TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ QUÁ THẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 87/2013/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

Ninh Thuận, ngày    tháng    năm

 

Ảnh

3 x 4

 

UBND nhân dân xã, phường....................................................

XÁC NHẬN TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ QUÁ THẤP

Họ và tên:..................................................................................... Nam (nữ):.............

Dân tộc:.......................................................................................................................

Sinh ngày:......................... tháng......................... năm...............................................

Quốc tịch:................................................................................ Dân tộc:......................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.................................................................................

Nơi cư trú:...................................................................................................................

Số CMND:............................................. Cấp ngày............. tháng............ năm...........

Tại:...............................................................................................................................

Những điều ghi trên là đúng sự thật, nếu sai người xác nhận xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

 

Người được xác nhận
(xã, phường, thị trấn ghi họ tên người được xác nhận và yêu cầu điểm chỉ)

TM. UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(UBND xã, phường, thị trấn ghi các nội dung trên ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 87/2013/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 về Quy chế đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe môtô hạng A1 cho đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá quá thấp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.879

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.203.104
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!