NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
581/2003/QĐ-NHNN
|
Hà Nội, ngày
09 tháng 6 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ DỰ TRỮ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC
TÍN DỤNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số
01/1997/QH10 và Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm
1997;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày
05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền
tệ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 8 năm 2003.
Điều 3. Quyết định này
thay thế Quyết định số 51/1999/QĐ-NHNN1 ngày 10/02/1999 về việc ban hành Quy chế
dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng, Quyết định số 191/1999/QĐ-NHNN1
ngày 31/5/1999 về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng, Quyết định
số 303/2000/QĐ-NHNN1 ngày 11/9/2000, Quyết định số 700/2002/QĐ-NHNN ngày
04/7/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về gửi tiền dự trữ bắt buộc bằng đồng
Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng tham gia thanh toán điện tử liên ngân
hàng.
Điều 4. Chánh Văn phòng,
Chánh Thanh tra Ngân hàng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn
vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
THỐNG ĐỐC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Lê Đức Thuý
|
QUY CHẾ
DỰ TRỮ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 9 năm 2003 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Dự trữ bắt buộc
là số tiền mà các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2. Trong quy chế
này, các từ ngữ dưới đây được hiểu:
1. Kỳ xác định dự trữ bắt buộc là khoảng thời
gian của tháng trước kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng.
2. Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là khoảng thời
gian của tháng hiện hành kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của
tháng.
Điều 3. Đối tượng thi hành Quy chế dự trữ bắt buộc là các tổ chức
tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
Điều 4. Dự trữ bắt buộc
được tính toán trên cơ sở số dư tiền gửi huy động bình quân của từng loại tiền
gửi phải dự trữ bắt buộc tại Hội sở chính và các chi nhánh của tổ chức tín dụng
trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng được Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Điều 5. Tỷ lệ dự trữ bắt
buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước quy định tùy thuộc vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng
thời kỳ.
Điều 6. Việc trả lãi đối với số tiền phải dự trữ bắt buộc của từng
loại hình tổ chức tín dụng, từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ được thực hiện
theo quy định của Chính phủ.
Điều 7. Các tổ chức tín dụng phải duy trì dự trữ bắt buộc như sau:
1. Đối với dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam,
được duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở
Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố;
2. Đối với dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, được
duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở Giao dịch
Ngân hàng Nhà nước.
Điều 8. Việc thông báo dự trữ bắt buộc và xử lý thừa thiếu dự trữ bắt
buộc bằng ngoại tệ do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện.
Việc thông báo dự trữ bắt buộc và xử lý thừa thiếu
dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Chi
nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt Hội sở chính
thực hiện.
Điều 9. Ngân hàng Nhà nước thực hiện trả
lãi phần vượt hoặc xử phạt phần thiếu dự trữ bắt buộc đối với Hội sở chính của
tổ chức tín dụng, không tính riêng từng chi nhánh của tổ chức tín dụng.
Điều 10. Trong trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm
soát đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định giảm tỷ lệ dự trữ
bắt buộc cho các tổ chức tín dụng đến mức tối thiểu 0%.
Chương 2:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 11. Các tổ chức
tín dụng phải duy trì đầy đủ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ
duy trì dự trữ bắt buộc theo nguyên tắc sau:
1. Số dư bình quân tài khoản
tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước không thấp
hơn tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ.
2. Số dư tài khoản tiền gửi
thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước hàng ngày trong kỳ
duy trì dự trữ bắt buộc có thể thấp hơn hoặc cao hơn tiền dự trữ bắt buộc của kỳ
đó.
Điều 12. Dự trữ bắt buộc
được tính toán trên các cơ sở sau:
1. Các loại tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc
bao gồm:
a. Đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam:
- Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước.
- Tiền gửi của khách hàng:
* Tiền gửi của khách hàng trong nước:
+ Tiền gửi không kỳ hạn
+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt
buộc
+ Tiền gửi vốn chuyên dùng
* Tiền gửi tiết kiệm:
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải dự
trữ bắt buộc
+ Tiền gửi tiết kiệm khác
* Tiền gửi của khách hàng nước ngoài:
+ Tiền gửi không kỳ hạn
+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt
buộc
- Tiền thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá
có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.
b. Đối với tiền gửi bằng ngoại
tệ:
- Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước.
- Tiền gửi của khách hàng:
* Tiền gửi của khách hàng trong nước:
+ Tiền gửi không kỳ hạn
+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt
buộc
+ Tiền gửi vốn chuyên dùng
* Tiền gửi tiết kiệm:
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải dự
trữ bắt buộc
* Tiền gửi của khách hàng nước ngoài
+ Tiền gửi không kỳ hạn
+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt
buộc
- Tiền thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá
có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.
(Số hiệu tài khoản được hướng dẫn tại Phụ lục I
đính kèm)
2. Tiền gửi bằng ngoại tệ làm cơ sở tính dự trữ
bắt buộc là các loại ngoại tệ, được quy đổi thành USD để dự trữ bắt buộc bằng
USD. Tỷ giá quy đổi các loại ngoại tệ để tính dự trữ bắt buộc là tỷ giá hạch
toán ngoại tệ của kỳ xác định dự trữ bắt buộc do Bộ Tài chính thông báo hàng
tháng.
3. Trường hợp tổ chức tín dụng có số dư tiền gửi
huy động bằng EURO, hoặc JPY, hoặc GBP, hoặc CHF chiếm trên 50% tổng nguồn huy
động bằng ngoại tệ thì có thể dự trữ bắt buộc bằng loại ngoại tệ đó.
Điều 13. Cách tính dự
trữ bắt buộc cho kỳ duy trì dự trữ bắt buộc.
1. Dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì dự trữ bắt buộc
được tính bằng cách lấy số dư bình quân các loại tiền gửi huy động phải dự trữ
bắt buộc của tổ chức tín dụng (quy định tại Điều 12 Quy chế này) trong kỳ xác định
dự trữ bắt buộc nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định cho từng loại hình tổ
chức tín dụng và cho từng loại tiền gửi tương ứng.
2. Số dư bình quân các loại tiền gửi huy động phải
tính dự trữ bắt buộc trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc được tính bằng cách cộng
các số dư tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc cuối mỗi ngày trong kỳ
đem chia cho tổng số ngày trong kỳ.
Điều 14. Quy trình xác
định dự trữ thực tế.
1. Dự trữ thực tế là số dư tiền gửi bình quân của
tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc
2. Dự trữ thực tế được xác định trên cơ sở dữ liệu
điện tử về số dư tiền gửi hàng ngày của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước
do các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước khởi tạo, kiểm tra, truyền và xử lý.
3. Đảm bảo tính pháp lý của dữ liệu điện tử.
a. Đối với các đơn vị gửi dữ liệu thuộc Ngân
hàng Nhà nước: Sau khi khởi tạo dữ liệu, đơn vị gửi dữ liệu phải in dữ liệu dưới
dạng bảng kê và lưu giữ tại đơn vị gửi theo quy định lưu trữ chứng từ kế toán;
đồng thời, Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền sử dụng mã khóa được cấp
để ký chữ ký điện tử lên dữ liệu chuyển đi.
b. Đối với đơn vị nhận dữ liệu thuộc Ngân hàng
Nhà nước, Thủ trưởng hoặc người được ủy quyền sử dụng mã khóa được cấp phải kiểm
tra tính chính xác của dữ liệu điện tử nhận được, sau đó chuyển dữ liệu cho bộ
phận nghiệp vụ in bảng kê và xử lý tiếp. Thủ trưởng và người lập biểu ký trên bảng
kê và lưu trữ bảng kê theo quy định của chứng từ kế toán.
Điều 15. Xác định thừa,
thiếu dự trữ bắt buộc.
1. Thừa dự trữ bắt buộc
là phần dự trữ thực tế lớn hơn dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc
2. Thiếu dự trữ bắt buộc là phần dự trữ thực tế
nhỏ hơn dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc
Cách tính dự trữ bắt buộc, dự trữ thực tế được
hướng dẫn thêm tại Phụ lục II đính kèm.
Điều 16. Xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc.
1. Ngân hàng Nhà nước trả lãi
phần thừa dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam và ngoại
tệ vào tài khoản tiền gửi thanh toán của Hội sở chính tổ
chức tín dụng theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
quy định trong từng thời kỳ.
2. Ngân hàng Nhà nước phạt bằng tiền phần thiếu
dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng như sau:
a. Trường hợp tổ chức tín dụng thiếu dự trữ bắt
buộc lần đầu trong năm sẽ chịu hình thức xử phạt cảnh cáo.
b. Trường hợp tổ chức tín dụng thiếu tiền dự trữ
bắt buộc lần thứ 2 trở đi trong năm, Ngân hàng Nhà nước xử phạt bằng tiền phần
thiếu đối với Hội sở chính của các tổ chức tín dụng như sau:
- Đối với phần thiếu dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt
Nam, tổ chức tín dụng chịu phạt theo lãi suất bằng 150% lãi suất tái cấp vốn tại
ngày làm việc cuối cùng của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước đối
với các tổ chức tín dụng, tính trên phần thiếu hụt cho cả kỳ duy trì dự trữ bắt
buộc
- Đối với phần thiếu tiền dự trữ bắt buộc bằng
ngoại tệ, tổ chức tín dụng chịu phạt theo lãi suất bằng 150% lãi suất đô la Mỹ
trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Singapore (SIBOR) kỳ hạn 3 tháng được
công bố vào ngày làm việc cuối cùng của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc, tính trên
phần thiếu hụt cho cả kỳ duy trì dự trữ bắt buộc.
Chương 3:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Các tổ chức
tín dụng có trách nhiệm:
Trong vòng 3 ngày làm việc đầu tháng, Hội sở
chính tổ chức tín dụng có trách nhiệm báo cáo cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước,
chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở
chính về số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc của tổ chức tín
dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc làm cơ sở tính toán dự trữ bắt buộc của
kỳ duy trì dự trữ bắt buộc (theo biểu 1 đính kèm).
Điều 18. Chi nhánh Ngân
hàng Nhà nước tỉnh thành phố có trách nhiệm :
Trước 11 giờ ngày làm việc, truyền số dư tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam cuối ngày làm
việc trước của các tổ chức tín dụng có mở tài khoản tiền gửi tại đơn vị về Sở
Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố không thực hiện
trả lãi đối với số dư tài khoản tiền gửi thanh toán bằng
đồng Việt Nam của chi nhánh tổ chức tín dụng tại đơn vị.
Điều 19. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:
1. Trong vòng 3 ngày làm việc đầu tháng, trên cơ
sở số dư tài khoản tiền gửi thanh toán cuối ngày của tổ
chức tín dụng do các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố truyền về, tổng
hợp và tính toán số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh
toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ
duy trì dự trữ bắt buộc. Truyền số dư bình quân tài khoản tiền
gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước
trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố
nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính.
2. Trong vòng 5 ngày làm việc đầu tháng, trên cơ
sở số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ
chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước,
thực hiện kiểm tra và xử lý thừa, thiếu dự trữ bắt buộc cho các tổ chức tín dụng
thuộc đơn vị quản lý theo Điều 16 Quy chế này.
3. Trong vòng 5 ngày làm việc đầu tháng, trên cơ
sở báo cáo số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc trong kỳ xác
định dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng gửi đến, thực hiện kiểm tra, tính
toán, thông báo dự trữ bắt buộc của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc và kết quả xử lý
thừa thiếu dự trữ bắt buộc của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước cho tổ chức
tín dụng thuộc đơn vị quản lý theo biểu 2 đính kèm.
4. Trong vòng 7 ngày làm việc đầu tháng, thực hiện
tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng
do đơn vị quản lý và gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Các ngân hàng và
các tổ chức tín dụng phi ngân hàng) theo biểu 3 đính kèm.
Điều 20. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố nơi tổ chức tín
dụng đặt trụ sở chính có trách nhiệm:
1. Trong vòng 5 ngày làm việc đầu tháng, trên cơ
sở số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng
Việt Nam của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt
buộc tháng trước do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước truyền về, thực hiện kiểm
tra và xử lý thừa, thiếu dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam cho các tổ chức tín
dụng thuộc đơn vị quản lý theo Điều 16 Quy chế này.
2. Trong vòng 5 ngày làm việc đầu tháng, trên cơ
sở báo cáo số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc trong kỳ xác
định dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng gửi đến, thực hiện kiểm tra, tính
toán, thông báo dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc
và kết quả xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc trước
cho tổ chức tín dụng thuộc đơn vị quản lý theo biểu 2 đính kèm.
3. Trong vòng 7 ngày làm việc
đầu tháng, thực hiện tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc của
các tổ chức tín dụng do đơn vị quản lý và gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ
Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng) theo biểu
3 đính kèm.
Điều 21. Vụ Các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng có
trách nhiệm:
Trong vòng 10 ngày làm việc đầu tháng, tổng hợp
tình hình chấp hành dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng do Sở Giao dịch
Ngân hàng Nhà nước và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố gửi về,
báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và đồng gửi cho Vụ Chính sách tiền tệ,
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.
Điều 22. Vụ Chính sách tiền tệ có trách nhiệm:
Căn cứ vào các diễn biến tình hình kinh tế, mục
tiêu chính sách tiền tệ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các vấn đề sau:
1. Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng
loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi;
2. Mức lãi suất phạt đối với phần thiếu dự trữ bắt
buộc, mức lãi suất trả cho phần thừa dự trữ bắt buộc;
3. Đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ việc trả
lãi đối với dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng, từng loại tiền
gửi cho phù hợp với từng thời kỳ.
Điều 23. Vụ Kế toán -
Tài chính có trách nhiệm:
Thực hiện hướng dẫn hạch toán các tài khoản kế
toán về tiền gửi huy động phải dự trữ bắt buộc và hạch toán trả lãi phần thừa dự trữ bắt buộc, hạch toán tiền phạt phần thiếu dự trữ
bắt buộc cho phù hợp với Quy chế này.
Điều 24. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định
về dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng. Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
về kết quả thanh tra, kiểm tra và kiến nghị các biện pháp giải quyết, xử lý
theo thẩm quyền trong trường hợp tổ chức tín dụng vi phạm các quy định về dự trữ
bắt buộc.
Điều 25. Cục Công nghệ
tin học ngân hàng có trách nhiệm:
1. Lập, cài đặt và hướng dẫn vận hành chương
trình cho các đơn vị Ngân hàng Nhà nước và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh,
thành phố để thực hiện việc truyền tin, tổng hợp, báo cáo, tính toán và xử lý
thừa, thiếu dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng.
2. Cấp phát, quy định việc quản lý và sử dụng mã
khóa cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh
thành phố phục vụ cho việc lập, kiểm soát, truyền tin, xử lý, lưu trữ và bảo quản
dữ liệu điện tử.
Điều 26. Xử lý vi phạm.
1. Các trường hợp vi phạm chế độ thông tin, báo
cáo được xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền
tệ và hoạt động ngân hàng.
2. Phạt thiếu dự trữ bắt buộc được thực hiện
theo Khoản 2 Điều 16 của Quy chế này.
Điều 27. Việc sửa đổi,
bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
PHỤ LỤC 1
SỐ HIỆU TÀI KHOẢN TIỀN GỬI HUY ĐỘNG PHẢI TÍNH DỰ TRỮ BẮT
BUỘC
1. Đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam
(bao gồm cả hoạt động ở trụ sở chính và các Chi nhánh tổ chức tín dụng):
a. Tiền gửi của Kho bạc Nhà
nước: Tài khoản 401
b. Tiền gửi của khách hàng:
- Tiền gửi của khách hàng
trong nước: Tài khoản 431
Tiền gửi không kỳ hạn: Tài
khoản 4311
Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại
phải dự trữ bắt buộc: Tài khoản 4312, Tài khoản 4313
Tiền gửi vốn chuyên dùng: Tài
khoản 4314
- Tiền gửi tiết kiệm: Tài khoản
433
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Tài khoản 4331
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
thuộc loại phải dự trữ bắt buộc: Tài khoản 4332, Tài khoản 4333
Tiền gửi tiết kiệm khác: Tài
khoản 4338
- Tiền gửi của khách hàng nước
ngoài: Tài khoản 435
Tiền gửi không kỳ hạn: Tài
khoản 4351
Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại
phải dự trữ bắt buộc: Tài khoản 4352, tài khoản 4353
c. Tiền thu được từ việc phát
hành giấy tờ có giá có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc: Tài khoản 441,
Tài khoản 442
2. Đối với tiền gửi bằng
ngoại tệ (bao gồm cả hoạt động ở trụ sở chính và các Chi nhánh tổ chức tín
dụng):
a. Tiền gửi của Kho bạc Nhà
nước: Tài khoản 402
b. Tiền gửi của khách hàng:
- Tiền gửi của khách hàng
trong nước: Tài khoản 432
Tiền gửi không kỳ hạn: Tài
khoản 4321
Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại
phải dự trữ bắt buộc: Tài khoản 4322, Tài khoản 4323
Tiền gửi vốn chuyên dùng: Tài
khoản 4324
- Tiền gửi tiết kiệm: Tài khoản
434
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Tài khoản 4341
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
thuộc loại phải dự trữ bắt buộc: Tài khoản 4342, Tài khoản 4343
- Tiền gửi của khách hàng nước
ngoài: Tài khoản 436
Tiền gửi không kỳ hạn: Tài
khoản 4361
Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại
phải dự trữ bắt buộc: Tài khoản 4362, Tài khoản 4363
c. Tiền thu được từ việc phát
hành giấy tờ có giá có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc: Tài khoản 441,
Tài khoản 442
PHỤ LỤC 2
VÍ DỤ VỀ TÍNH DỰ TRỮ BẮT BUỘC, DỰ TRỮ THỰC TẾ VÀ XÁC ĐỊNH
THỪA THIẾU DỰ TRỮ BẮT BUỘC
Về cách tính dự trữ bắt buộc
và dự trữ thực tế:
Ví dụ đối với kỳ duy trì dự
trữ bắt buộc tháng 1/2003:
- Kỳ xác định dự trữ bắt buộc:
từ đầu ngày 01/12/2002 đến cuối ngày 31/12/2002.
- Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc:
từ đầu ngày 01/01/2003 đến cuối ngày 31/01/2003.
- Cách tính dự trữ bắt buộc
trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 1/2003:
Tiền dự trữ bắt
buộc của từng loại tiền gửi trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 1/2003
|
=
|
Số dư tiền gửi
huy động bình quân từ ngày 01/12/2002 đến 31/12/2002 của từng loại tiền gửi
phải dự trữ bắt buộc
|
x
|
Tỷ lệ dự trữ bắt
buộc tương ứng của từng loại tiền gửi của tổ chức tín dụng
|
- Cách tính số dư tiền gửi
huy động bình quân trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc:
Số dư tiền gửi
huy động bình quân
|
=
|
Tổng số dư cuối
ngày của tài khoản tiền gửi huy động từ ngày 01 đến 31/12/2002
|
31
|
- Cách tính dự trữ thực tế trong
kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 1/2003
Ví dụ về tính dự trữ bắt buộc
và xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc:
Việc xác định và thông báo dự
trữ bắt buộc được thực hiện như sau:
- Giả sử ngân hàng thương mại
cổ phần đô thị A, trong vòng 3 ngày làm việc đầu tháng 1/2003, báo cáo cho Sở Giao
dịch Ngân hàng Nhà nước là nơi Ngân hàng A đặt trụ sở chính về số dư tiền gửi
huy động bình quân không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 24 tháng trong kỳ xác định dự
trữ bắt buộc tháng 12/2002: bằng VND là 800.000 triệu đồng (trong đó tiền gửi
huy động có thời hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng là 200.000 triệu đồng), bằng
ngoại tệ là 50.000 ngàn USD (toàn bộ dưới 12 tháng).
- Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà
nước, trong vòng 5 ngày làm việc đầu tháng 1/2003, trên cơ sở báo cáo số dư tiền
gửi huy động bình quân trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc tháng 12/2002 do ngân
hàng thương mại A gửi về, thực hiện kiểm tra, tính toán và thông báo dự trữ bắt
buộc của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 1/2003 cho ngân hàng thương mại A. Ví
dụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân
hàng thương mại cổ phần đô thị như sau :
+ Đối với tiền gửi bằng VND:
- Kỳ hạn dưới 12 tháng: áp dụng
tỷ lệ là 3%,
- Kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới
24 tháng: áp dụng tỷ lệ là 1%,
+ Đối với tiền gửi bằng ngoại
tệ:
- Kỳ hạn dưới 12 tháng: áp dụng
tỷ lệ là 4%
- Kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới
24 tháng: áp dụng tỷ lệ là 1%
Cách tính dự trữ bắt buộc
trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 1/2003 như sau:
Đối với VND = 600.000 triệu đồng
x 3% + 200.000 triệu đồng x 1% = 20.000 triệu đồng
Đối với ngoại tệ = 50.000
ngàn USD x 4% = 2.000 ngàn USD
Việc xử lý thừa thiếu dự trữ
bắt buộc được thực hiện như sau:
Giả sử Ngân hàng A có mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại 3 Chi nhánh Ngân hàng Nhà
nước là Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố
Hải phòng và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh. Việc báo cáo
và xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc được thực hiện như sau:
Đối với Chi nhánh Ngân hàng
Nhà nước:
- Trước 11 giờ ngày làm việc,
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hải phòng và thành phố Hồ Chí Minh truyền
số dư tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam của
tổ chức tín dụng A cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước để tổng hợp.
Đối với Sở Giao dịch Ngân
hàng Nhà nước:
- Trong vòng 3 ngày làm việc đầu
tháng 2/2003, trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi thanh toán
bằng đồng Việt Nam cuối ngày của Ngân hàng A do các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước
truyền về, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện tổng hợp tính toán số dư
bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán của Ngân hàng A
tại Ngân hàng Nhà nước và số dư tài khoản tiền gửi thanh
toán bằng ngoại tệ tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Giả sử số dư tiền gửi
bình quân của Ngân hàng A do Sở Giao dịch tổng hợp tính toán là:
Đối với VND = 50.000 triệu đồng.
Đối với USD = 1.800 USD
- Ví dụ Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước quy định:
+ Ngân hàng Nhà nước trả lãi
đối với phần thừa dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt nam
theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàng Nhà
nước (giả sử mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng tại Ngân
hàng Nhà nước bằng đồng Việt Nam là 0,1%/tháng)
+ Ngân hàng Nhà nước phạt phần
thiếu dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ theo lãi suất bằng 150% lãi suất đô la Mỹ
trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Singapore (SIBOR) kỳ hạn 3 tháng được
công bố vào thời điểm cuối cùng của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc (giả sử SIBOR 3
tháng là 1,4285%/năm)
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc cho Ngân hàng A như sau:
+ Đối với VND:
- Dự trữ bắt buộc VND là:
20.000 triệu đồng
- Dự trữ thực tế VND là:
50.000 triệu đồng
- Thừa dự
trữ bắt buộc VND là: 30.000 triệu đồng (=50.000-20.000)
- Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà
nước trả lãi cho phần thừa dự trữ bắt buộc vào tài khoản tiền gửi thanh toán của Ngân hàng A tại Sở Giao dịch
là: 30.000 triệu đồng x 0,1% = 30 triệu đồng.
+ Đối với USD:
- Dự trữ bắt buộc USD là:
2.000 ngàn USD
- Dự trữ thực tế USD là:
1.800 ngàn USD
- Thiếu dự trữ bắt buộc USD
là: 200 ngàn USD (= 2.000 - 1.800)
- Sở Giao dịch phạt phần thiếu
dự trữ bắt buộc trên tài khoản tiền gửi thanh toán của
Ngân hàng A tại Sở Giao dịch là:
= 200 ngàn USD x 150% x
(1,4285%/năm : 12 tháng)
= 0,357125 ngàn USD
- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước
thành phố Hải phòng và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh không
phải là nơi Ngân hàng A đặt trụ sở chính, không phải trả lãi cho tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam của chi
nhánh Ngân hàng A tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.
Biểu
1
|
Tổ chức tín dụng gửi cho Sở Giao dịch Ngân
hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố nơi tổ chức tín dụng
đặt trụ sở chính.
|
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG
ĐỊA CHỈ
|
|
BÁO CÁO
SỐ DƯ TIỀN GỬI HUY ĐỘNG BÌNH QUÂN PHẢI DỰ TRỮ BẮT BUỘC
THÁNG.... NĂM .............
Đơn vị: triệu VND;
ngàn USD/EURO/JPY/GBP/CHF.
Ngày
|
Số dư tiền gửi
huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc bằng VND
|
Số dư tiền gửi
huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ
|
Loại không kỳ hạn
và có kỳ hạn dưới 12 tháng
|
Loại có kỳ hạn
từ 12 tháng đến dưới 24 tháng
|
Loại không kỳ hạn
và có kỳ hạn dưới 12 tháng
|
Loại có kỳ hạn
từ 12 tháng đến dưới 24 tháng
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
.........
|
|
|
|
|
30
|
|
|
|
|
31
|
|
|
|
|
Số dư bình quân
|
|
|
|
|
Lập biểu
|
Kiểm soát
|
......,
ngày....tháng....năm..........
Thủ trưởng
đơn vị
|
Biểu
2
|
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Chi
nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính
thông báo cho tổ chức tín dụng.
|
NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC
VIỆT NAM
--------
TÊN ĐƠN VỊ
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:..................
|
.........,
ngày... tháng... năm...
|
THÔNG BÁO
DỰ TRỮ BẮT BUỘC TRONG KỲ DUY TRÌ DỰ TRỮ BẮT BUỘC
THÁNG... NĂM... ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG ...
- Căn cứ Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ
chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 6
năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (Chi
nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố...) thông báo:
Loại tiền
|
Số tiền phải
DTBB trong kỳ duy trì DTBB tháng.........
|
Tình hình thực
hiện DTBB trong kỳ duy trì DTBB trước
|
Số phải DTBB đã
thông báo
|
DTBB thực tế
|
Thừa (+) thiếu
(-) DTBB
|
Xử lý thừa thiếu
DTBB
|
Bằng VND
|
|
|
|
|
|
Bằng USD/ EUR/ GBP/ JPY/
CHF
|
|
|
|
|
|
Nơi gửi:
- Như đề gửi
- Lưu
|
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
|
Biểu
3
|
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh
Ngân hàng Nhà nước các tỉnh thành phố gửi cho Vụ Các ngân hàng
|
TÊN ĐƠN VỊ
Số:.......
BÁO CÁO
SỐ DƯ BÌNH QUÂN TÀI KHOẢN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC
VÀ TỔNG HỢP TÌNH HÌNH DỰ TRỮ BẮT BUỘC CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
THÁNG ........ NĂM...........
Đơn vị: triệu VND;
ngàn USD, EURO, JPY, GBP.
STT
|
Tên TCTD
|
Số dư tiền gửi
huy động bình quân kỳ trước làm cơ sở tính dự trữ bắt buộc
|
Số tiền phải dự
trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước
|
Dự trữ thực tế
trong kỳ
|
Thừa, thiếu dự
trữ bắt buộc
|
Ghi chú tóm tắt
kết quả xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc
|
VND
|
Ngoại tệ
|
VND
|
Ngoại tệ
|
VND
|
Ngoại tệ
|
VND
|
Ngoại tệ
|
Dưới 12 tháng
|
Từ 12 đến dưới
24 tháng
|
Dưới 12 tháng
|
Từ 12 đến dưới
24 tháng
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|