Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 22/QĐ-NH1 Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Cao Sĩ Kiêm
Ngày ban hành: 21/02/1994 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 22/QĐ-NH1

Hà Nội, ngày 21 tháng 2 năm 1994

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH "THỂ LỆ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT"

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành theo lệnh số 37/LCT-HĐNN8 ngày 24-5-1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước;
Căn cứ Nghị định 15-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ và cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 91-CP ngày 25-11-1993 của Chính phủ về Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu kinh tế và các Vụ liên quan
,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt:".

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế các văn bản sau đây:

- Quyết định 101/NH-QĐ ngày 30-7-1991 ban hành Thể lệ thanh toán qua Ngân hàng;

- Quyết định số 239/QĐ-NH1 ngày 2-11-1992 ban hành Thể lệ phát hành và sử dụng Ngân phiếu thanh toán;

- Công văn số 06/CV-NH1 ngày 20-1-1992 và Quyết định số 137-QĐ-NH1 ngày 20-7-1993 về nhận và trả tiền mặt thông qua chuyển tiền giữa các tỉnh, thành phố;

- Quyết định số 74/QĐ-NH1 ngày 10-4-1993 ban hành Thể lệ tạm thời thẻ thanh toán điện tử;

- Quyết định số 236/QĐ-NH1 ngày 11-12-1993 ban hành Quy định phát hành và sử dụng séc cá nhân.

Điều 3. Chánh văn phòng, Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Tổng Giám đốc, Giám đốc các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Cục trưởng Cục kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này. Đối với Quỹ tín dụng nhân dân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản hướng dẫn riêng.

 

 

Cao Sĩ Kiêm

(Đã ký)

 

THỂ LỆ

THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/QĐ-NH1 NGÀY 21-2-1994 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Phần Thứ Nhất:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (gọi chung là đơn vị và cá nhân) được quyền lựa chọn Ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.

(Thuật ngữ "Ngân hàng" trong thể lệ này được hiểu là Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam và Quỹ tín dụng nhân dân có đủ điều kiện được Ngân hàng Nhà nước cho phép làm dịch vụ thanh toán).

Các đơn vị dự toán Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

Các đơn vị và cá nhân có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước (gọi chung là Chủ tài khoản) thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt phải theo những quy định trong Thể lệ này.

Điều 2. Việc mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và thực hiện thanh toán qua tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam. Trường hợp mở tài khoản và thanh toán bằng ngoại tệ phải thực hiện theo Quy chế quản lý ngoại hối của Chính phủ Việt Nam ban hành.

Điều 3. Để đảm bảo thực hiện thanh toán đầy đủ kịp thời, các chủ tài khoản (bên trả tiền) phải có đủ tiền trên tài khoản. Mọi trường hợp thanh toán vượt quá số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước là phạm pháp và phải bị xử lý theo pháp luật.

Điều 4. Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm:

4.1. Thực hiện các uỷ nhiệm thanh toán của chủ tài khoản bảo đảm chính xác, an toàn, thuận tiện. Các Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm chi trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản.

4.2. Kiểm tra khả năng thanh toán của chủ tài khoản (bên trả tiền) trước khi thực hiện thanh toán và được quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản không đủ tiền; đồng thời không chịu trách nhiệm về những nội dung liên đới của hai bên khách hàng.

4.3. Nếu do thiếu sót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước phải bồi thường thiệt hại và tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo pháp luật.

Điều 5. Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước chỉ cung cấp số liệu trên tài khoản khách hàng cho các cơ quan ngoài Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước khi có văn bản của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, Ngân hàng được thu phí theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 7. Các đơn vị và cá nhân thành toán qua Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước được áp dụng các thể thức dưới đây:

7.1. Séc: Séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc định mức, séc cá nhân.

7.2. Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền.

7.3. Uỷ nhiệm thu.

7.4. Thư tín dụng.

7.5. Ngân phiếu thanh toán.

7.6. Thẻ thanh toán.

A. THANH TOÁN BẰNG SÉC

Điều 8. Séc là lệnh trả tiền của người phát hành séc trả cho người thụ hưởng. Trong thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc quy định tại Điều 11 của Thể lệ này, người phát hành séc có nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng và phải thanh toán ngay thì người thụ hưởng nộp séc vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước.

Séc được áp dụng cho các đơn vị và cá nhân.

Căn cứ vào mẫu tờ séc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định, các Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phải chọn và đăng ký mẫu séc với Ngân hàng Nhà nước và chỉ được in séc tại Nhà in Ngân hàng.

Điều 9.

9.1. Các Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phải tra cứu danh sách những người bị cấm phát hành séc do Ngân hàng Nhà nước thông báo và chỉ chấp nhận mở tài khoản thanh toán và bán séc đối với khách hàng không có tên bị cấm phát hành séc nói trên.

9.2. Sau khi mở và nộp tiền vào tài khoản hoặc tài khoản còn số dư tiền gửi, chủ tài khoản được Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản bán séc để sử dụng.

Chủ tài khoản chỉ được phép phát hành séc trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc số dư của sổ séc định mức đã lưu ký tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước.

Điều 10. Người phát hành và người thụ hưởng séc có trách nhiệm bảo quản chặt chẽ séc đã phát hành và séc chưa phát hành: khi xẩy ra mất séc phải thông báo ngay bằng văn bản cho Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản biết; nếu thông báo sau khi tờ séc đã được thanh toán thì phải chịu thiệt hại.

Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước không được phép thanh toán séc đã có thông báo mất séc của chủ tài khoản. Nếu thanh toán những tờ séc đã báo mất trên đây, Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phải đền bù thiệt hại cho người mất séc.

Điều 11. Thời hạn hiệu lực thanh toán của séc là thời hạn tính từ ngày ký phát hành séc đến ngày nộp séc vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước. Thời hạn hiệu lực thanh toán được quy định riêng cho từng thể thức séc. Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phải ghi lên từng tờ séc ngày tháng nhận séc của khách hàng nộp vào. Nếu séc đã quá thời hạn hiệu lực thanh toán quy định. Người thụ hưởng séc phải yêu cầu người phát hành séc phát hành séc mới để đổi tờ séc đã quá hạn. Thời hạn để đổi séc quá hạn nói trên tối đa là 6 tháng kể từ ngày ký phát hành tờ séc đã quá hạn.

Điều 12. Người thụ hưởng khi thu nhận séc phải kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc (ghi đầy đủ mọi yếu tố quy định trên tờ séc, không sửa chữa, tẩy xoá). Nếu thiếu một trong các yếu tố đó, tờ séc không hợp lệ, không có giá trị thanh toán.

Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước được quyền từ chối thanh toán trong các trường hợp sau:

a. Séc quá thời hạn thanh toán quy định tại Điều 11 Thể lệ này và séc không hợp lệ; trả lại người nộp séc.

b. Séc giả hoặc có dấu hiệu nghi vấn là séc giả: lập biên bản và giữ séc, giấy tờ tuỳ thân của người nộp séc, chuyển cho cơ quan công an xử lý.

Điều 13. Séc được hạch toán theo nguyên tắc ghi Nợ trước, ghi Có sau. Các tờ séc sau khi kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ, có đủ tiền trên tài khoản tiền gửi thì Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phải ghi nợ tài khoản người phát hành séc trước, ghi có tài khoản người thụ hưởng sau.

Điều 14. Trường hợp có nhiều tờ séc đã phát hành nộp vào Ngân hàng cùng một thời điểm nhưng số dư tài khoản tiền gửi không đủ tiền để thanh toán tất cả các tờ séc đó, Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước xử lý theo thứ tự các tờ séc phát hành trước sẽ được thanh toán trước, căn cứ số và sê ri của các tờ séc đã phát hành nộp vào để xác định thứ tự thanh toán.

Điều 15. Séc đã phát hành khi về đến Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền nếu quá số dư tài khoản tiền gửi hoặc tiền lưu ký thì xử lý như sau:

15.1. Người phát hành séc phải chịu phạt tiền bằng 30% (ba mươi phần trăm) số tiền phát hành séc quá số dư.

15.2. Chịu phạt chậm trả (kể từ ngày tờ séc quay về Ngân hàng phục vụ người phát hành séc cho đến ngày có đủ vốn thanh toán) bằng mức lãi suất nợ quá hạn loại cho vay cao nhất tại Ngân hàng phục vụ người phát hành; tiền phạt chậm trả được chuyển cho người thụ hưởng, tiền phạt séc phát hành quá số dư ghi vào thu nghiệp vụ Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước.

15.3. Nếu chủ tài khoản tái phạm phát hành quá số dư đến tờ séc thứ hai (2) thì Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phát hiện phải thông báo về Ngân hàng Nhà nước Trung ương để thông báo đến tất cả các Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước. Tại chi nhánh Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước nơi chủ tài khoản vi phạm xử lý như sau:

a. Đình chỉ quyền phát hành séc tổi thiểu là 3 tháng, sau đó phải có cam kết không tái phạm của chủ tài khoản thì mới được phục hồi quyền phát hành séc.

b. Thu hồi toàn bộ số tờ séc trắng còn lại.

c. Nếu tiếp tục phát hành séc quá số dư thì chủ tài khoản sẽ bị đình chỉ quyền phát hành séc.

15.4. Nếu sau 10 ngày (kể từ ngày Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phát hiện séc phát hành quá số dư), người phát hành séc chưa bồi hoàn số tiền quá số dư tài khoản tiền gửi hoặc chưa nộp lại số séc trắng bị thu hồi; hoặc vi phạm đưa tới hậu quả nghiêm trọng thì người phát hành séc bị truy tố theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Séc chuyển khoản:

16.1. Séc chuyển khoản (Phụ lục số 1) do Chủ tài khoản phát hành để trả trực tiếp cho người thụ hưởng. Séc chuyển khoản chỉ được áp dụng thanh toán trong phạm vi giữa các khách hàng có tài khoản ở cùng một chi nhánh Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước hoặc khác chi nhánh Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước nhưng các chi nhánh này có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố.

16.2. Thời hạn hiệu lực của tờ séc tối đa là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ký phát hành séc.

Điều 17. Séc bảo chi:

17.1. Séc bảo chi do chủ tài khoản phát hành được Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước đảm bảo chi trả, lập theo mẫu séc chuyển khoản hoặc séc cá nhân. Người phát hành séc phải lưu ý trước số tiền ghi trên tờ séc vào một tài khoản riêng để Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục bảo chi trước khi giao séc cho khách hàng.

Séc bảo chi dùng trong trường hợp khách hàng yêu cầu hoặc theo quyết định của Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước đối với các chủ tài khoản vi phạm phát hành séc quá số dư tài khoản tiền gửi theo quy định Điều 15 Thể lệ này.

17.2. Phạm vi áp dụng séc bảo chi.

- Khách hàng cùng một chi nhánh hoặc khác chi nhánh nhưng cùng hệ thống Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước;

- Khách hàng khác chi nhánh, khác hệ thống Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố.

17.3. Thời hạn có hiệu lực của séc bảo chi tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày bảo chi séc.

17.4. Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước bảo chi séc phải làm đầy đủ thủ tục bảo chi: lưu ký số tiền cần bảo chi séc vào một tài khoản và đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của nghiệp vụ bảo chi séc.

Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ bên thụ hưởng nhận được séc bảo chi phải kiểm tra tính chính xác, hợp lệ, chữ ký và dấu bảo chi của Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ người phát hành séc; sau khi kiểm tra xác định là hợp pháp, hợp lệ có quyền ghi có ngay vào tài khoản của người thụ hưởng. Nếu do sơ suất khi kiểm tra, sau này phát hiện những séc không hợp pháp, hợp lệ thì Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ bên thụ hưởng phải chịu trách nhiệm.

17.5. Nếu séc bảo chi bị kẻ gian lợi dụng do:

- Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước bảo chi séc không đúng thủ tục quy định (bảo chi khống), thì Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại.

- Do bị lợi dụng hoặc làm bảo chi giả mạo thì khách hàng phải chịu hoặc có nghĩa vụ đền bù số tiền bị lợi dụng.

Các trường hợp lợi dụng séc bảo chi nói trên đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Sổ séc định mức:

18.1. Sổ séc định mức (phụ lục số 2) với số tiền ấn định được phép phát hành cho cả số séc, được áp dụng theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo quy định của Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước.

Sổ séc định mức được sử dụng thanh toán giữa các khách hàng cùng chi nhánh Ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng trong cùng hệ thống; hoặc khác hệ thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố.

18.2. Mức tối thiểu để mở sổ séc định mức là 20 triệu đồng.

18.3. Muốn sử dụng sổ séc định mức - khách hàng phải lưu ý số tiền cần mở sổ séc định mức vào một tài khoản riêng tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước. Tiền lưu ký không được hưởng lãi.

18.4. Sổ séc định mức có thời hạn hiệu lực tối đa là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày mở sổ séc định mức. Thời hạn hiệu lực của từng tờ séc trong sổ séc định mức phụ thuộc vào thời hạn chung của sổ séc định mức. Khi giao séc, người phát hành séc phải xuất trình sổ séc định mức để người thụ hưởng kiểm tra số dư của sổ séc, nếu đảm bảo đủ tiền thanh toán cho tờ séc thì mới thu nhận.

Nếu có các tờ séc phát hành quá số dư sổ séc định mức do khách hàng nộp vào thì Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước xử lý theo quy định tại Điều 15 của Thể lệ này.

18.5. Nhưng tờ séc phát hành từ sổ séc định mức sau khi kiểm tra hợp lệ được ghi có ngay vào tài khoản cho người thụ hưởng.

Điều 19. Séc cá nhân.

19.1. Séc cá nhân (phụ lục số 3) áp dụng đối với khách hàng có tài khoản tiền gửi đứng tên cá nhân tại Ngân hàng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ và các khoản thanh toán khác.

19.2. Séc cá nhân được thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản ở cùng một chi nhánh Ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố.

19.3. Séc cá nhân có số tiền trên 5 triệu đồng, người phát hành séc phải đến Ngân hàng nơi mở tài khoản để làm thủ tục bảo chi séc; Từ 5 triệu đồng trở xuống không phải làm thủ tục bảo chi.

19.4. Người thụ hưởng nhận séc phải yêu cầu người phát hành séc xuất trình giấy CMND để kiểm tra; chỉ thu nhận séc do đích thân người có tên trên mặt sau tờ séc phát hành và ký tại chỗ.

19.5. Séc cá nhân có thời hạn hiệu lực tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày ký phát hành séc.

B. THANH TOÁN BẰNG UỶ NHIỆM CHI - CHUYỂN TIỀN

Điều 20. Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền:

20.1. Uỷ nhiệm chi (phụ lục số 4) là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước yêu cầu Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.

Uỷ nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoản trả tiền hàng, dịch vụ hoặc chuyển tiền trong cùng hệ thống và khác hệ thống Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

20.2. Trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước bên trả tiền phải hoàn tất lệnh chi đó, hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của khách hàng không đủ tiền, hoặc lệnh chi lập không hợp lệ. Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ bên thụ hưởng khi nhận được chứng từ hợp lệ phải ghi có ngay vào tài khoản và báo cho khách hàng biết.

20.3. Séc chuyển tiền cầm tay (phụ lục số 5) là một loại chuyển tiền được sử dụng theo yêu cầu của khách hàng. Séc chuyển tiền được áp dụng trong cùng hệ thống Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước do Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước lập và trao cho khách hàng sau khi đã lưu ký tiền vào một tài khoản.

20.4. Thời hạn hiệu lực tối đa của séc chuyển tiền cầm tay là 30 ngày kể từ ngày phát hành ghi trên tờ séc.

20.5. Chuyển tiền mặt giữa các tỉnh, thành phố qua Ngân hàng áp dụng đối với các đơn vị và cá nhân có yêu cầu.

Các Ngân hàng sẽ thực hiện bằng thể thức chuyển tiền nhanh bằng điện đến dịa chỉ người lĩnh tiền hoặc cấp séc chuyển tiền cầm tay cho khách hàng.

C. THANH TOÁN BẰNG UỶ NHIỆM THU

Điều 21. Uỷ nhiệm thu:

21.1. Uỷ nhiệm thu (phụ lục số 6) được áp dụng thanh toán giữa khách hàng mở tài khoản trong một chi nhánh Ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước cùng hệ thống hoặc khác hệ thống. Uỷ nhiệm thu do người thụ hưởng lập gửi vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ mình để thu tiền hàng đã giao, hoặc dịch vụ đã cung ứng. Khách hàng mua và bán phải thống nhất thoả thuận dùng hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu với những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ người thụ hưởng biết để làm căn cứ thực hiện các uỷ nhiệm thu.

21.2. Sau khi đã giao hàng hoặc hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên thụ hưởng lập giấy uỷ nhiệm thu theo mẫu của Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước kèm theo hoá đơn, vận đơn gửi tới Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ mình hoặc gửi trực tiếp đến Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền để yêu cầu thu hộ.

Để thu nhanh tiền hàng hoặc dịch vụ theo giấy uỷ nhiệm thu, bên thụ hưởng có thể ghi rõ trên giấy uỷ nhiệm thu yêu cầu Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước bên trả tiền chuyển tiền bằng điện và bên thụ hưởng chịu phí.

21.3. Khi nhận được giấy uỷ nhiệm thu, trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước bên trả tiền trích tài khoản của bên trả tiền ngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán. Nếu tài khoản bên trả tiền không đủ tiền để trả thì bên trả tiền bị phạt chậm trả như đối với người phát hành séc quá số dư quy định tại Điều 15.2. Thể lệ này.

D. THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG

Điều 22. Thư tín dụng:

22.1. Thư tín dụng (phụ lục số 7) được dùng để thanh toán tiền hàng trong điều kiện bên bán đòi hỏi phải có đủ tiền để chi trả ngay và phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký.

22.2. Khi có nhu cầu, bên mua lập giấy mở thư tín dụng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi (hoặc tiền vào Ngân hàng) một số tiền bằng tổng giá trị hàng đặt mua để lưu ký vào một tài khoản riêng. Ngân hàng bên trả tiền phải gửi ngay thư tín dụng cho Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để báo cho khách hàng biết. Mức tiền tối thiểu của một thư tín dụng là 10 (mười) triệu đồng. Tiền gửi thư tín dụng không được hưởng lãi.

Mỗi thư tín dụng chỉ dùng để trả cho một người thụ hưởng.

22.3. Thời hạn hiệu lực thanh toán của một thư tín dụng là 3 tháng kể từ ngày Ngân hàng bên mua nhận mở thư tín dụng.

22.4. Bên bán có trách nhiệm giao hàng cho bên mua sau khi nhận được giấy báo đã mở thư tín dụng.

Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng trả tiền cho bên thụ hưởng căn cứ vào hoá đơn, vận đơn hoặc các chứng từ giao nhận hàng có chữ ký đại diện của người trả tiền, kèm theo giấy uỷ nhiệm của người trả tiền do người thụ hưởng xuất trình phù hợp với các điều khoản quy định thống nhất giữa hai bên mua, bán được ghi trên thư tín dụng. Sau khi trả tiền cho người thụ hưởng, Ngân hàng người thụ hưởng phải báo ngay cho Ngân hàng phục vụ người trả tiền để tất toán thư tín dụng.

Mọi trường hợp tranh chấp về hàng hoá đã giao, và tiền hàng đã trả do hai bên mua và bán giải quyết.

E. THANH TOÁN BẰNG NGÂN PHIẾU THANH TOÁN

Điều 23. Ngân phiếu thanh toán:

23.1. Ngân phiếu thanh toán do Ngân hàng Nhà nước phát hành có mệnh giá và thời hạn thanh toán in sẵn trên từng tờ, không ghi tên, được chuyển nhượng.

Mệnh giá cụ thể do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

23.2. Ngân phiếu thanh toán được áp dụng cho khách hàng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, trả nợ Ngân hàng, nộp Ngân sách, gửi vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng và gửi tiết kiệm.

23.3. Để sử dụng Ngân phiếu thanh toán, khách hàng có thể:

- Nộp tiền mặt vào Ngân hàng;

- Trích tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng;

- Vay Ngân hàng với số tiền tương ứng với giá trị Ngân phiếu thanh toán cần thiết.

23.4. Khi khách hàng không sử dụng ngân phiếu thanh toán nữa, hoặc hết thời hạn lưu hành, người sử dụng ngân phiếu thanh toán nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước để ghi có vào tài khoản tiền gửi hoặc đổi lấy tiền mặt hay ngân phiếu thanh toán đang còn giá trị lưu hành.

Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước khi nhận được ngân phiếu thanh toán phải kiểm tra, nếu thấy hợp lệ, hợp pháp thì ghi có vào tài khoản tiền gửi, đổi tiền mặt hoặc ngân phiếu thanh toán còn thời hạn lưu hành theo yêu cầu của khách hàng.

23.5. Ngân phiếu thanh toán không có hiệu lực thanh toán là ngân phiếu thanh toán đã hết thời hạn lưu hành hoặc bị tẩy xoá, dây bẩn, rách nát...

Người giữ ngân phiếu thanh toán phải có trách nhiệm bảo quản ngân phiếu thanh toán như tiền. Mất ngân phiếu thanh toán cũng như mất tiền.

G. THẺ THANH TOÁN

Điều 24. Thẻ thanh toán.

24.1. Thẻ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động.

24.2. Thẻ thanh toán có nhiều loại, trước mắt áp dụng ba loại thẻ sau:

a. Thẻ ghi nợ: áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán thường xuyên, có tín nhiệm với Ngân hàng, do Giám đốc Ngân hàng phát hành thẻ xem xét quyết định.

Mỗi thẻ có ghi hạn mức thanh toán tối đa do Ngân hàng phát hành thẻ quy định, khách hàng chỉ được thanh toán trong phạm vi hạn mức của thẻ.

b. Thẻ ký quỹ thanh toán: áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng muốn sử dụng loại thẻ này, khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng tại ngân hàng và được sử dụng thẻ có giá trị thanh toán bằng số tiền ký quỹ ghi trong thẻ đã lưu ký.

c. Thẻ tín dụng áp dụng đối với khách hàng có đủ điều kiện được Ngân hàng đồng ý cho vay tiền. Khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng chấp thuận bằng văn bản.

24.3. Ngân hàng phát hành thẻ là Ngân hàng bán thẻ cho khách hàng và chịu trách nhiệm thanh toán số tiền do khách hàng (người sử dụng thẻ) trả cho người thụ hưởng - Ngân hàng phát thẻ có thể uỷ nhiệm cho một số chi nhánh ngân hàng phát hành và quản lý thẻ.

Người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ là các doanh nghiệp cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho người sử dụng thẻ.

Ngân hàng đại lý thanh toán là các chi nhánh Ngân hàng do Ngân hàng phát hành thẻ quy định. Ngân hàng đại lý thanh toán có trách nhiệm thanh toán cho người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ khi nhận được biên lai thanh toán. Người sử dụng thẻ có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hoặc tại các quầy trả tiền mặt tự động; mỗi lần rút không quá 5 triệu đồng và mỗi ngày một thẻ chỉ được rút tiền mặt một lần.

24.4. Nếu mất thẻ, người sử dụng thẻ phải thông báo ngay bằng văn bản cho Ngân hàng phát thẻ biết; Ngân hàng phát hành thẻ phải thông báo bằng văn bản đến các Ngân hàng đại lý phát hành thẻ để Ngân hàng đại lý thông báo bằng văn bản đến người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ biết.

24.5. Khi sử dụng hết hạn mức tín dụng, hết số dư ký quỹ ghi trong thẻ hoặc hết hạn sử dụng thẻ, nếu có nhu cầu, người sử dụng thẻ phải đến Ngân hàng phát hành thẻ để làm thủ tục sử dụng tiếp.

24.6. Người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ và người sử dụng thẻ phải trả phí cho Ngân hàng phát hành thẻ.

24.7. Ngân hàng phát hành thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay số tiền theo biên lai do Ngân hàng đại lý chuyển đến sau khi Ngân hàng đại lý đã thanh toán cho người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ theo đúng thủ tục quy định của Ngân hàng phát hành thẻ; hoàn trả lại cho người sử dụng thẻ tiền ký quỹ không sử dụng hết.

24.8. Người sử dụng thẻ phải bảo quản thẻ; sử dụng thẻ đúng quy định; không giao thẻ cho người khác sử dụng.

24.9. Người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ chỉ nhận thanh toán các thẻ đã kiểm tra đúng mật mã và quy định về kỹ thuật an toàn của Ngân hàng phát hành thẻ; không tiếp nhận các thẻ có thông báo mất thẻ hoặc cấm lưu hành. Trong phạm vi 10 ngày làm việc kể từ ngày viết hoá đơn cung ứng hàng hoá, dịch vụ người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ phải nộp biên lai vào Ngân hàng đại lý để đòi tiền. Quá thời hạn quy định trên, Ngân hàng không nhận thanh toán; người tiếp nhận thanh toán, phải liên hệ với người sử dụng thẻ để lập hoá đơn mới thay thế hoá đơn quá hạn mang đến Ngân hàng thanh toán.

24.10. Trong phạm vi 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được biên lai thanh toán hợp lệ (thực hiện đúng quy định của Ngân hàng phát hành thẻ), Ngân hàng đại lý phải thanh toán cho người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ số tiền ghi trong các biên lai.

24.11. Cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ thực hiện không đúng quy định của Ngân hàng phát hành thẻ hoặc thanh toán các thẻ đã được Ngân hàng thông báo cấm lưu hành, sẽ phải chịu tổn thất.

Phần Thứ Hai:

THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG, KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Điều 25. Thanh toán giữa các Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước thực hiện bằng các hình thức sau đây:

25.1. Thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi của Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước.

25.2. Thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước trong phạm vi tỉnh, thành phố do Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chủ trì.

25.3. Thanh toán bù trừ trực tiếp giữa hai hoặc nhiều Ngân hàng trên một địa bàn huyện, thị xã không có Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.

25.4. Thanh toán theo phương thức uỷ nhiệm làm đại lý thu hộ, chi hộ giữa các Ngân hàng.

- Mở tài khoản tiền gửi ở một Ngân hàng khác để giao dịch thanh toán.

- Uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ giữa các Ngân hàng thanh toán với nhau theo hợp đồng uỷ thác; từng định kỳ thu, chi hộ.

Phần Thứ Ba:

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 22/QĐ-NH1 ngày 21/02/1994 về "thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt" do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.612

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.237.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!