Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1557/2001/QĐ-NHNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Nguyễn Thị Kim Phụng
Ngày ban hành: 14/12/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1557/2001/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 1557/2001/QĐ-NHNN NGÀY 14 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
Căn cứ Quyết định số 196/TTg ngày 01/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng các dữ liệu thông tin trên vật mang tin để làm chứng từ kế toán và thanh toán của các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính Ngân hàng Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành theo Quyết định này "Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2002.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Cục trưởng Cục Công nghệ Tin học ngân hàng; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hành Nhà nước tỉnh, thành phố; Tổng Giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Thị Kim Phụng

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này điều chỉnh hoạt động thanh toán bù trừ qua mạng máy tính các khoản thanh toán có giá trị dưới 500.000.000 VND (năm trăm triệu đồng) giữa các ngân hàng, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có mở tài khoản tiền gửi tại một đơn vị Ngân hàng Nhà nước, do đơn vị đó tổ chức và chủ trì thanh toán bù trừ điện tử.

Tất cả các khoản chuyển tiền Nợ trong thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng đều phải có uỷ quyền trước: Các Ngân hàng thành viên phải ký hợp đồng chuyển nợ với nhau và phải có thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng chủ trì trước khi thực hiện.

2. Chuyển tiền điện tử; các khoản thanh toán giữa Việt Nam với nước ngoài và các hình thức thanh toán quốc tế khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.

Điều 2. Đối tượng được phép tham gia thanh toán bù trừ điện tử

1. Các Ngân hàng, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng) có đủ các điều kiện tiêu chuẩn của ngân hàng thành viên tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử và được Ngân hàng chủ trì chấp thuận bằng văn bản.

2. Các Ngân hàng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 điều này nếu muốn tham gia thanh toán bù trừ điện tử thì phải chọn một ngân hàng thành viên trực tiếp làm đại diện (Ngân hàng thành viên được uỷ quyền) để mở tài khoản tiền gửi thanh toán và thông qua ngân hàng này thực hiện các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng.

Ngân hàng thành viên được uỷ quyền phải có cam kết bằng văn bản với Ngân hàng chủ trì và các ngân hàng thành viên trực tiếp khác về việc tiếp nhận các chứng từ thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên gián tiếp do mình làm đại diện và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với các khoản thanh toán này. Ngân hàng thành viên được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất nếu việc uỷ quyền vì bất cứ lý do gì gây thiệt hại đối với các bên liên quan. Quan hệ thanh toán giữa ngân hàng thành viên được uỷ quyền và ngân hàng uỷ qyền do hai ngân hàng này xác định với nhau theo quy định hiện hanh về thanh toán giữa các ngân hàng.

Điều 3. Giải thích các thuật ngữ sử dụng trong Quy chế này

- Thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng (sau đây gọi tắt là thanh toán bù trừ điện tử) là thực hiện việc chuyển khoản và thanh toán qua mạng máy tính giữa các tài khoản được mở tại các ngân hàng khác hệ thống hoặc ở các chi nhánh của cùng một ngân hàng trên phạm vi một địa bàn nhất định. Bằng kỹ thuật xử lý bù trừ điện tử, các ngân hàng chuyển cho nhau qua mạng máy tính các chứng từ thanh toán, bù trừ cho nhau phần nợ qua lại và trả cho nhau số chênh lệch.

- Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử (sau đây gọi tắt là Ngân hàng chủ trì): là đơn vị Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thanh toán bù trừ điện tử và xử lý kết quả thanh toán bù trừ điện tử; ngân hàng chủ trì có thể tham gia thanh toán bù trừ điện tử như một ngân hàng thành viên.

- Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử: là bộ phận có nhiệm vụ xử lý tự động các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử giữa các ngân hàng thành viên và xác định kết quả thanh toán bù trừ điện tử cho các ngân hàng thành viên. Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị thuộc tổ chức hay một bộ phận cấu thành của ngân hàng chủ trì hoặc là một đơn vị (công ty) độc lập thực hiện thu nhận, xử lý số liệu thanh toán và thông báo kết quả thanh toán bù trừ cho ngân hàng chủ trì và các ngân hàng thành viên liên quan.

- Ngân hàng thành viên trực tiếp tham gia thanh toán bù trừ điện tử (sau đây gọi tắt là Ngân hàng thành viên trực tiếp): là ngân hàng được nối mạng trực tiếp với hệ thống máy tính của Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (trường hợp Trung tâm xử kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là đơn vị độc lập) để thực hiện các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử. Trong thanh toán bù trừ điện tử, ngân hàng thành viên trực tiếp vừa là ngân hàng gửi lệnh thanh toán (gọi tắt là Ngân hàng gửi) vừa là ngân hàng nhận lệnh thanh toán (gọi tắt là Ngân hàng nhận).

- Ngân hàng thành viên được uỷ quyền: là ngân hàng thành viên trực tiếp được đại diện cho một hoặc một số ngân hàng thành viên gián tiếp để thực hiện các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử.

- Ngân hàng thành viên gián tiếp tham gia thanh toán bù trừ điện tử (sau đây gọi tắt là ngân hàng thành viên gián tiếp): Là ngân hàng thực hiện các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử nối mạng thông qua một ngân hàng thành viên được uỷ quyền. Ngân hàng thành viên gián tiếp có thể là chi nhánh trực thuộc của ngân hàng thành viên được uỷ quyền hoặc là ngân hàng khác hệ thống nhưng có mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thành viên được uỷ quyền.

- Lệnh thanh toán: là một chỉ định dưới dạng các yếu tố của chứng từ kế toán được mã hoá của ngân hàng gửi đối với Ngân hàng chủ trì, Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ điện tử và ngân hàng nhận nhằm thực hiện thanh toán bù trừ điện tử.

- Lệnh chuyển Có là lệnh thanh toán, được xem như một khoản phải trả của ngân hàng gửi đối với ngân hàng nhận trong thanh toán bù trừ điện tử.

- Lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền là Lệnh thanh toán, được xem như một khoản phải thu của ngân hàng gửi đối với ngân hàng nhận trong thanh toán bù trừ điện tử.

- Lệnh Huỷ lệnh chuyển Nợ: là một tin điện có giá trị như một Lệnh chuyển Có; do ngân hàng gửi lập và chuyển cho ngân hàng nhận để huỷ Lệnh chuyển Nợ đã gửi (huỷ một phần hoặc toàn bộ số tiền).

- Yêu cầu huỷ Lệnh chuyển Có: là một tin điện do ngân hàng gửi lập và chuyển cho ngân hàng nhận đề nghị huỷ Lệnh chuyển có đã gửi (huỷ một phần hoặc toàn bộ số tiền tuỳ theo từng trường hợp sai sót cụ thể); Là căn cứ để ngân hàng nhận lập Lệnh chuyển có đi, trả lại cho ngân hàng gửi trên cơ sở đã thu hồi lại được tiền đã trả.

- Ngày giao dịch thanh toán bù trừ điện tử (gọi tắt là Ngày giao dịch): là khoảng thời gian trong ngày làm việc, được xác định kể từ thời điểm bắt đầu ngày làm việc cho đến thời điểm dừng gửi Lệnh thanh toán của các ngân hàng thành viên trực tiếp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Phiên thanh toán bù trừ điện tử: Là khoảng thời gian được xác định trong ngày giao dịch, trong khoảng thời gian này lệnh thanh toán của các Ngân hàng thành viên gửi tới Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (trường hợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập) sẽ được xử lý bù trừ vào một thời điểm quy định. Trong Ngày giao dịch có thể có một hoặc một số phiên thanh toán bù trừ điện tử.

- Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử: là bảng số liệu do Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ điện tử (trường hợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập) lập cho từng ngân hàng thành viên trực tiếp sau khi kết thúc phiên giao dịch thanh toán bù trừ và tại thời điểm quyết toán bù trừ điện tử, phản ánh tổng hợp số phải thu, phải trả theo các Lệnh thanh toán mà ngân hàng thành viên đã gửi đi, nhận về và thể hiện số thực phải trả hoặc được hưởng của từng ngân hàng thành viên. Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử được coi là một loại chứng từ kế toán.

- Khả năng chi trả của Ngân hàng thành viên: là số dư trên tài khoản tiền gửi của ngân hàng thành viên trực tiếp tại Ngân hàng chủ trì.

Chương 2

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Thủ tục xin tham gia và xét duyệt ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử

1. Các ngân hàng khi đã có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của ngân hàng thành viên tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng, nếu muốn tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng thì phải lập và nộp các hồ sơ sau đây cho Ngân hàng Nhà nước, nơi mình mở tài khoản:

- Đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.

- Giấy cam kết thực hiện các quy định có liên quan khi trở thành Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.

2. Khi nhận được đơn và hồ sơ của ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử, sau khi kiểm tra, rà soát nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của ngân hàng thành viên thanh toán điện tử liên ngân hàng và thực hiện đúng thủ tục xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử theo quy định thì Ngân hàng chủ trì chấp nhận, kết nạp ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng và thông báo bằng văn bản cho tất cả các ngân hàng thành viên biết để giao dịch thanh toán.

Trường hợp ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để kết nạp ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng thì Ngân hàng chủ trì phải có văn bản từ chối và nêu rõ lý do.

Điều 5. Chứng từ sử dụng trong thanh toán bù trừ điện tử

1. Chứng từ ghi sổ trong thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng là các Lệnh thanh toán và các Bảng kê thanh toán bù trừ điện tử do Ngân hàng Nhà nước quy định. Chứng từ gốc dùng làm cơ sở để lập Lệnh thanh toán là các chứng từ thanh toán sử dụng để chuyển tiền theo quy định hiện hành. Việc lập, kiểm soát, luân chuyển, xử lý, lưu trữ và bảo quản chứng từ trong thanh toán bù trừ điện tử phải tuân thủ theo đúng quy định của chế độ chứng từ kế toán Ngân hàng, Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

2. Các Ngân hàng thành viên phải thực hiện việc chuyển hoá chứng từ bằng giấy sang chứng từ điện tử hoặc ngược lại khi cần thiết phù hợp với quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử. Việc chuyển hoá chứng từ phải đảm bảo sự khớp đúng giữa chứng từ dùng làm căn cứ chuyển hoá và chứng từ được chuyển hoá, đúng mẫu quy định và đảm bảo tính pháp lý của chứng từ.

3. Ngân hàng gửi (bao gồm cả ngân hàng thành viên trực tiếp và ngân hàng thành viên gián tiếp) có trách nhiệm bảo quản và lưu trữ chứng từ thanh toán hợp lệ được sử dụng làm căn cứ lập Lệnh thanh toán theo đúng quy định hiện hành.

Điều 6. Thời gian giao dịch trong thanh toán bù trừ điện tử

1. Thời điểm bắt đầu giao dịch, thời điểm dừng gửi Lệnh thanh toán của các ngân hàng thành viên, thời điểm xử lý của phiên thanh toán bù trừ điện tử và thời điểm quyết toán thanh toán bù trừ điện tử của ngày giao dịch do Ngân hàng chủ trì quy định dựa trên các căn cứ sau đây:

- Khả năng xử lý của Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử và yêu cầu của các ngân hàng thành viên trực tiếp;

- Sự kết nối mạng máy tính của hệ thống thanh toán bù trừ điện tử với các hoạt động nghiệp vụ, ngân hàng khác có liên quan của các ngân hàng thành viên trực tiếp.

2. Khi có sự thay đổi về thời gian giao dịch thanh toán bù trừ điện tử thì Ngân hàng chủ trì phải thông báo kịp thời cho các ngân hàng thành viên trực tiếp.

Điều 7. Truyền, nhận và xử lý dữ liệu trong thanh toán bù trừ điện tử

1. Khi truyền qua mạng máy tính, dữ liệu thanh toán bù trừ điện tử phải được mã hoá và áp dụng các biện pháp bảo mật theo quy định hiện hành đối với chứng từ điện tử và các quy định có liên quan khác về truyền tin và xử lý dữ liệu qua mạng máy tính trong hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

2. Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (trường hợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập) và các Ngân hàng thành viên phải tuân thủ quy định về phương thức truyền, nhận và xử lý dữ liệu trong thanh toán bù trừ điện tử. Phương thức truyền, nhận và xử lý dữ liệu trong thanh toán bù trừ điện tử do Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử quy định sau khi đã thống nhất với các Ngân hàng thành viên và phải phù hợp với các quy định về truyền, nhận và xử lý dữ liệu thanh toán chuyển tiền do Ngân hàng Nhà nước ban hành hoặc được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

3. Trong trường hợp bị sự cố kỹ thuật, truyền tin và các nguyên nhân bất khả kháng khác dẫn đến không thể truyền, nhận dữ liệu thanh toán bù trừ điện tử qua mạng máy tính thì Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (trường hợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập) và các Ngân hàng thành viên phải có giải pháp xử lý thích hợp; nếu có điều kiện thì có thể áp dụng biện pháp giao, nhận trực tiếp dữ liệu trên các vật mang tin (băng, đĩa từ v.v...) theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước đồng thời phải tìm mọi biện pháp để khắc phục sự cố nhanh nhất.

Điều 8. Đảm bảo an toàn đối với hệ thống máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử

1. Ngân hàng chủ trì, các Ngân hàng thành viên phải có quy định chặt chẽ về cài đặt, sử dụng, bảo quản và bảo trì các trang thiết bị và chương trình máy tính phục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử thuộc phạm vi mình quản lý.

2. Ngân hàng chủ trì, Ngân hàng thành viên phải có hệ thống máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu dự phòng cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử và phải tổ chức lưu trữ dữ liệu dự phòng đồng thời dữ liệu đang hoạt động. Hệ thống máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu dự phòng phải đặt tại địa điểm an toàn, tách rời với hệ thống đang hoạt động chính thức và phải có phương án sử dụng cụ thể để đảm bảo cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử được tiến hành an toàn và liên tục.

Điều 9. Bảo mật trong thanh toán bù trừ điện tử

1. Ngân hàng chủ trì và từng Ngân hàng thành viên chịu trách nhiệm quy định các biện pháp bảo mật thích hợp áp dụng trong nội bộ đơn vị mình.

2. Ngân hàng chủ trì chịu trách nhiệm quy định về chữ ký điện tử được sử dụng để bảo vệ và kiểm soát dữ liệu thanh toán bù trừ điện tử khi thực hiện truyền, nhận qua mạng máy tính giữa Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên trực tiếp. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng chủ trì có thể quy định thêm các biện pháp bảo mật khác để đảm bảo sự an toàn của yếu tố chứng từ đã được mã hoá.

3. Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử chịu trách nhiệm quy định về mã khoá bảo mật được sử dụng để truy cập vào hệ thống máy tính của Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (gọi tắt là mã khoá bảo mật máy tính).

4. Các quy định về chữ ký điện tử và mã khoá bảo mật máy tính trong thanh toán bù trừ điện tử nêu tại khoản 2 và 3 điều này, phải tuân thủ quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về việc xây dựng, cấp phát, sử dụng, bảo quản và quản lý chữ ký điện tử, mã khoá bảo mật máy tính trong thanh toán chuyển tiền điện tử.

Điều 10. Xử lý tại phiên thanh toán bù trừ điện tử

1. Tại thời điểm xử lý bù trừ được quy định cho từng phiên thanh toán bù trừ điện tử, Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (nếu Trung tâm xử lý bù trừ là đơn vị độc lập) hoặc Ngân hàng chủ trì thực hiện:

- Xử lý bù trừ đối với các lệnh thanh toán hợp lệ đã nhận được từ các ngân hàng thành viên.

- Lập và gửi Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử để phục vụ cho việc kiểm soát đối chiếu và hạch toán tại Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên trực tiếp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Ngân hàng chủ trì căn cứ Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử để thanh toán và hạch toán theo số chênh lệch phải trả hoặc được hưởng của mỗi ngân hàng thành viên trực tiếp.

3. Khi nhận được kết quả thanh toán bù trừ do Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử chuyển tới Ngân hàng thành viên trực tiếp phải kiểm soát, đối chiếu chặt chẽ theo quy định đối với các Lệnh thanh toán, Kết quả thanh toán bù trừ điện tử trước khi xử lý, hạch toán.

Điều 11. Quyết toán thanh toán bù trừ điện tử

1. Quyết toán thanh toán bù trừ điện tử là việc xử lý thanh toán bù trừ điện tử lần cuối cùng trong ngày giao dịch và vào một thời điểm quy định sau khi Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên đã đối chiếu xong, chính xác cho toàn bộ các khoản phải thu, phải trả và số thực phải trả hoặc được hưởng của từng Ngân hàng thành viên trong ngày giao dịch; Trường hợp Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên còn chưa xử lý xong sai sót, chênh lệch số liệu trước thời điểm quyết toán quy định thì Ngân hàng chủ trì có thể lùi lại thời điểm quyết toán của ngày giao dịch và phải thông báo cho tất cả các Ngân hàng thành viên để có biện pháp xử lý thích hợp theo quy định.

2. Tại thời điểm quyết toán bù trừ điện tử, Ngân hàng chủ trì xử lý
- Xử lý bù trừ điều chỉnh đối với những Lệnh thanh toán của Ngân hàng thành viên trực tiếp đã bổ sung đủ nguồn vốn để bù đắp khoản thiếu hụt trong thanh toán bù trừ điện tử.

- Trả lại hoặc Huỷ bỏ những Lệnh thanh toán vượt quá khả năng chi trả của Ngân hàng thành viên trực tiếp tại Ngân hàng chủ trì.

- Gửi kết quả quyết toán bù trừ cho các Ngân hàng thành viên trực tiếp.

- Căn cứ kết quả quyết toán bù trừ đã được điều chỉnh, Ngân hàng chủ trì thực hiện việc hạch toán ghi Nợ, ghi Có cho các Ngân hàng thành viên trực tiếp theo số thực phải trả hoặc được hưởng cuối cùng trong Ngày giao dịch. Sau khi quyết toán xong, tài khoản thanh toán bù trừ của Ngân hàng chủ trì phải hết số dư.

3. Ngân hàng thành viên trực tiếp phải thực hiện:

- Kiểm tra, đối chiếu chặt chẽ theo quy định đối với các Lệnh thanh toán, số phải thu, phải trả hoặc được hưởng cuối cùng trong ngày giao dịch của ngân hàng mình với kết quả quyết toán bù trừ điện tử nhận được trước khi xử lý, hạch toán.

- Nếu khớp đúng thì phải gửi điện xác nhận ngay cho Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (nếu Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập); Trường hợp phát hiện có sai sót, nhầm lẫn thì phải tra soát ngay và có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng chủ trì, Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử và các Ngân hàng thành viên có liên quan để điều chỉnh theo đúng quy định.

- Tại các Ngân hàng thành viên trực tiếp, sau khi hạch toán xong số thực phải trả hoặc được hưởng cuối cùng trong ngày giao dịch theo kết quả quyết toán bù trừ, tài khoản thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên trực tiếp phải hết số dư.

Điều 12. Các biện pháp phòng ngừa và xử lý trường hợp thiếu khả năng chi trả của Ngân hàng thành viên trực tiếp trong thanh toán bù trừ điện tử.

1. Ngân hàng thành viên trực tiếp phải cam kết và có biện pháp duy trì đủ khả năng chi trả của mình để đảm bảo thanh toán kịp thời và đầy đủ số tiền phải trả trong thanh toán bù trừ điện tử, bao gồm số tiền phải trả cho khách hàng và cho các Ngân hàng thành viên liên quan khác.

2. Kể từ thời điểm dừng gửi Lệnh thanh toán cho đến thời điểm quyết toán thanh toán bù trừ điện tử, (các) ngân hàng thành viên trực tiếp bị thiếu khả năng chi trả phải áp dụng các biện pháp tìm kiếm nguồn để bù đắp số thiếu hụt của ngân hàng mình.

3. Trường hợp khi tiến hành quyết toán thanh toán bù trừ điện tử hoặc sau một thời gian theo quy định đã được thông báo mà Ngân hàng thành viên trực tiếp bị thiếu khả năng chi trả vẫn chưa tạo đủ nguồn để bù đắp số bị thiếu hụt trong thanh toán bù trừ thì Ngân hàng chủ trì có quyền trả lại hoặc huỷ bỏ (theo quy định tại Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng) những lệnh thanh toán vượt quá khả năng chi trả của ngân hàng này và sẽ đình chỉ tham gia thanh toán bù trừ nếu việc này xảy ra 3 lần liên tiếp, đồng thời thông báo cho các ngân hàng thành viên liên quan biết.

Điều 13. Kiểm soát và đối chiếu trong thanh toán bù trừ điện tử

1. Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (trường hợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập), các Ngân hàng thành viên trực tiếp phải thực hiện đúng các quy định về kiểm soát và đối chiếu nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử nhằm đảm bảo số liệu chính xác và thống nhất; phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót.

2. Các Ngân hàng thành viên trực tiếp, Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (trường hợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập) phải kiểm tra chặt chẽ theo quy định đối với chữ ký điện tử, các mã khoá bảo mật và ký hiệu mật khác (nếu có), các Lệnh thanh toán, Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử và các chứng từ có liên quan khác được sử dụng trong thanh toán bù trừ điện tử.

3. Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên trực tiếp phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu tài khoản tiền gửi của Ngân hàng thành viên tại ngân hàng chủ trì.

4. Ngân hàng chủ trì phải tính toán, kiểm soát, đối chiếu chặt chẽ theo đúng quy định về kết quả xử lý bù trừ của từng lần xử lý kết quả thanh toán bù trừ điện tử trong ngày giao dịch bảo đảm số liệu chính xác và thống nhất.

Điều 14. Tổ chức hạch toán và xử lý sai sót, điều chỉnh sai sót trong thanh toán bù trừ điện tử

1. Tổ chức hạch toán: Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên phải tuân thủ đúng chế độ về hạch toán kế toán trong thanh toán bù trừ điện tử do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Ngân hàng thành viên trực tiếp phải tổ chức hạch toán trên máy vi tính để đảm bảo phù hợp và đồng bộ với hệ thống thanh toán bù trừ điện tử; thực hiện thanh toán chính xác, kịp thời, đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán và phải chịu trách nhiệm về những chậm trễ, sai sót khi mình gây ra thiệt hại cho các bên liên quan.

2. Sai sót và điều chỉnh sai sót: Khi phát hiện các sai sót hoặc chênh lệch số liệu trong thanh toán bù trừ điện tử (gọi chung là sai sót), Ngân hàng chủ trì, hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (trường hợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập) và các Ngân hàng thành viên liên quan phải có biện pháp xử lý, điều chỉnh theo đúng quy định nhằm đảm bảo số liệu chính xác, thống nhất, an toàn tài sản, không để ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán bù trừ điện tử và gây thiệt hại cho khách hàng. Việc điều chỉnh sai sót trong thanh toán bù trừ điện tử phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

a. Tuân thủ chặt chẽ các quy định và phương pháp điều chỉnh sai sót trong kế toán và trong thanh toán bù trừ điện tử; Sai sót phát sinh ở khâu nào thì phải được sửa chữa, điều chỉnh ở khâu đó. Nghiêm cấm việc tự ý sữa chữa số liệu, điều chỉnh sai sót.

b. Cá nhân, đơn vị gây ra sai sót hoặc vi phạm các nguyên tắc, quy định điều chỉnh sai sót, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính và phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất về những thiệt hại do mình gây ra cho các bên liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 15. Huỷ Lệnh thanh toán

1. Tại thời điểm quyết toán, Ngân hàng chủ trì có quyền trả lại hoặc huỷ bỏ đối với những Lệnh thanh toán không đủ điều kiện thanh toán của Ngân hàng thành viên trực tiếp. Trong trường hợp này, Ngân hàng thành viên trực tiếp phải chấp nhận vô điều kiện về những lệnh thanh toán bị trả lại hoặc huỷ bỏ.

2. Trước thời điểm quyết toán, một Lệnh thanh toán có thể được ngừng thanh toán bởi một Lệnh huỷ (đối với huỷ Lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền) hoặc Yêu cầu huỷ (đối với huỷ Lệnh chuyển Có) của Ngân hàng gửi. Lệnh huỷ hoặc Yêu cầu huỷ của Ngân hàng gửi chỉ có hiệu lực trong trường hợp cụ thể sau:

- Lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền chỉ được huỷ khi Ngân hàng gửi chưa trả tiền cho khách hàng theo lệnh sai hoặc trả rồi nhưng thu hồi lại được.

- Lệnh chuyển Có chỉ được huỷ khi Ngân hàng nhận chưa ghi Có vào tài khoản của khách hàng hoặc đã ghi Có vào tài khoản của khách hàng nhưng khách hàng đã trả lại.

Điều 16. Các quy định về phí trong thanh toán bù trừ điện tử

1. Các Ngân hàng thành viên trực tiếp phải nộp đầy đủ và kịp thời cho Ngân hàng chủ trì (các) khoản phí cố định sau đây:

a. Phí tham gia thanh toán bù trừ điện tử là khoản tiền chỉ nộp một lần của các Ngân hàng trước khi được kết nạp thành Ngân hàng thành viên trực tiếp. Khoản phí này do Ngân hàng Nhà nước Trung ương quy định hoặc chấp thuật theo đề nghị của Ngân hàng chủ trì.

b. Phí thường niên là khoản tiền nộp mỗi năm một lần của các Ngân hàng thành viên trực tiếp để duy trì hoạt động của hệ thống. Việc áp dụng phí thường niên do Ngân hàng chủ trì quyết định sau khi đã thống nhất với các Ngân hàng thành viên trực tiếp.

2. Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (trường hợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập) được thu phí dịch vụ thanh toán bù trừ điện tử đối với các Ngân hàng thành viên trực tiếp theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về thu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng.

3. Ngân hàng thành viên trực tiếp được thu phí dịch vụ thanh toán bù trừ điện tử đối với khách hàng, Ngân hàng thành viên gián tiếp, ngân hàng có liên quan theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về thu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng.

Chương 3

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ

Điều 17. Quyền và trách nhiệm của Ngân hàng thành viên trực tiếp

1. Ngân hàng thành viên trực tiếp có quyền:

- Sử dụng dịch vụ thanh toán bù trừ điện tử và các dịch vụ có liên quan do Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử quy định và cung cấp.

- Được nhận làm đại diện (uỷ quyền) thanh toán bù trừ điện tử cho Ngân hàng thành viên gián tiếp và thu phí theo quy định hiện hành.

- Từ chối thực hiện đối với các trường hợp: Lệnh thanh toán không hợp lệ, sai địa chỉ; Lệnh chuyển Nợ không có uỷ quyền hoặc quá mức được uỷ quyền; Yêu cầu huỷ Lệnh chuyển Có do tài khoản của người hoặc đơn vị nhận Lệnh thanh toán không có đủ tiền hoặc không thu hồi lại được.

- Đề nghị Ngân hàng chủ trì thông báo số dư và tình hình hoạt động của tài khoản tiền gửi của ngân hàng mình tại Ngân hàng chủ trì.

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại do lỗi của Ngân hàng chủ trì hoặc Ngân hàng thành viên khác gây ra cho mình. Mức bồi thường giới hạn trong phạm vi số tiền phải thanh toán cộng với tiền phạt chậm trả tính trên số tiền phải thanh toán nhân với lãi suất phạt chậm trả được áp dụng theo quy định hiện hành.

2. Ngân hàng thành viên trực tiếp có trách nhiệm:

- Đảm bảo khả năng chi trả để thanh toán kịp thời và đầy đủ các khoản phải trả trong thanh toán bù trừ điện tử của ngân hàng mình (cũng như đối với các ngân hàng thành viên gián tiếp trong trường hợp mình đại diện).

- Nộp đầy đủ và kịp thời các khoản phí trong thanh toán bù trừ điện tử theo quy định.

- Đảm bảo an toàn đối với hệ thống máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử thuộc phạm vi ngân hàng mình quản lý; Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về truyền, nhận, xử lý dữ liệu và bảo mật trong thanh toán bù trừ điện tử.

- Chịu sự kiểm tra do Ngân hàng chủ trì, Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử tiến hành về việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn hệ thống máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử và các quy định về bảo mật trong thanh toán bù trừ điện tử.

- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác và đầy đủ của các Lệnh thanh toán, các bảng kê và chứng từ có liên quan do ngân hàng mình lập.

- Kiểm soát chặt chẽ Lệnh thanh toán, Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử và các chứng từ có liên quan khác nhận được từ Ngân hàng chủ trì (hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử) và phải xác nhận lại theo đúng quy định; Trả lại ngay Lệnh thanh toán bị từ chối và nếu có vướng mắc phải đưa ra lý do chính đáng.

- Tra soát Ngân hàng gửi, Ngân hàng chủ trì và Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử khi thấy có sai lầm, nghi ngờ hoặc không rõ ràng trên các Lệnh thanh toán nhận được.

- Xác nhận và trả lời tra soát về Lệnh thanh toán theo yêu cầu của các bên liên quan.

- Hạch toán chính xác, kịp thời và đầy đủ các Lệnh thanh toán hợp lệ nhận được.

- Thông báo ngay cho người hoặc đơn vị được thụ hưởng, đơn vị có nghĩa vụ thanh toán biết về Lệnh thanh toán chuyển đến và kết quả xử lý. Chịu trách nhiệm thanh toán với người hoặc đơn vị nhận kể từ khi chấp nhận Lệnh thanh toán.

- Trong trường hợp đã thanh toán sai hoặc thừa cho người hoặc đơn vị nhận Lệnh thanh toán, khi phát hiện phải thông báo cho người hoặc đơn vị nhận Lệnh thanh toán biết và áp dụng ngay các biện pháp theo quy định để thu hồi lại số tiền đã trả sai hoặc trả thừa.

- Bồi thường thiệt hại hoặc chịu phạt vì những sai sót và chậm trễ do mình gây ra. Mức bồi thường đối với khoản chuyển tiền được giới hạn trong số tiền phải trả cộng với số tiền phạt chậm trả theo quy định hiện hành.

- Khi không tham gia thanh toán bù trừ điện tử nữa, Ngân hàng thành viên trực tiếp vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử do ngân hàng mình đã thực hiện (bao gồm các khoản thanh toán của Ngân hàng thành viên trực tiếp và các khoản thanh toán được uỷ quyền của ngân hàng thành viên gián tiếp) trong thời gian tham gia thanh toán bù trừ điện tử trước đây.

Điều 18. Quyền và trách nhiệm của Ngân hàng chủ trì

1. Ngân hàng chủ trì có quyền:

- Xem xét và chấp thuận cho các Ngân hàng, Tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước có đủ điều kiện và tiêu chuẩn tham gia thanh toán bù trừ điện tử.

- Thu các khoản phí trong thanh toán bù trừ điện tử theo quy định.

- Quy định về thời gian giao dịch và xử lý kết quả thanh toán bù trừ điện tử.

- Trích tài khoản tiền gửi thanh toán của Ngân hàng thành viên trực tiếp để thanh toán số chênh lệch phải trả theo kết quả thanh toán bù trừ điện tử; áp dụng các biện pháp khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để phòng ngừa và xử lý trường hợp thiếu khả năng chi trả của Ngân hàng thành viên trực tiếp.

- Trả lại hoặc huỷ bỏ đối với những lệnh thanh toán vượt quá khả năng chi trả của Ngân hàng thành viên trực tiếp tại thời điểm quyết toán bù trừ điện tử.

- Quyết định xử phạt Ngân hàng thành viên trực tiếp vi phạm trong thanh toán bù trừ điện tử theo thẩm quyền do Ngân hàng Nhà nước quy định.

2. Ngân hàng chủ trì có trách nhiệm:

- Lập đề án tổ chức thực hiện thanh toán bù trừ điện tử; Phổ biến, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử cho các Ngân hàng thành viên trực tiếp.

- Đảm bảo an toàn đối với các máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử thuộc phạm vi Ngân hàng mình quản lý; Thực hiện đúng các quy định về tiếp nhận và xử lý dữ liệu trong thanh toán bù trừ điện tử.

- Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về bảo mật trong thanh toán bù trừ điện tử.

- Tổ chức và hướng dẫn việc kiểm soát, đối chiếu và xử lý, điều chỉnh sai sót trong thanh toán bù trừ điện tử theo đúng quy định.

- Quản lý và giám sát khả năng chi trả của các Ngân hàng thành viên trực tiếp; Hạch toán chính xác, kịp thời và đầy đủ kết quả thanh toán bù trừ điện tử.

- Đề ra biện pháp và tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên và đột xuất đối với Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử và các Ngân hàng thành viên trực tiếp trong việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn hệ thống máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử; và các quy định về bảo mật trong thanh toán bù trừ điện tử.

- Bồi thường thiệt hại hoặc chịu phạt vì những sai sót và chậm trễ do mình gây ra; Mức bồi thường giới hạn trong số tiền phải trả cộng với số tiền phạt chậm trả theo quy định hiện hành.

3. Quyền và trách nhiệm khác của Ngân hàng chủ trì:

a. Khi tham gia thanh toán bù trừ điện tử với tư cách như một Ngân hàng thành viên trực tiếp thì Ngân hàng chủ trì phải tuân thủ các quy định đối với Ngân hàng thành viên trực tiếp.

b. Khi Ngân hàng chủ trì đảm nhiệm cả vai trò là Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử thì Ngân hàng chủ trì còn có các quyền và trách nhiệm của Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử như sau:

- Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn đối với hệ thống máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử; và các quy định về bảo mật trong thanh toán bù trừ điện tử.

- Quy định và hướng dẫn về phương thức truyền, nhận và xử lý dữ liệu giữa bộ phận xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử với các Ngân hàng thành viên trực tiếp và Ngân hàng chủ trì.

- Bảo đảm việc lưu trữ dữ liệu thanh toán bù trừ điện tử an toàn và đúng thời gian quy định.

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của Bảng kết quả thanh toán bù trừ và các chứng từ có liên quan khác do mình lập.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu trong thanh toán bù trừ điện tử theo đúng quy định. Tra soát và trả lời kịp thời tra soát của các Ngân hàng thành viên trực tiếp và Ngân hàng chủ trì về các sai sót, chênh lệch số liệu có liên quan.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các Ngân hàng thành viên trực tiếp trong việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn đối với hệ thống máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử.

- Bồi thường thiệt hại hoặc chịu phạt vì những sai sót, chậm trễ do mình gây ra. Mức bồi thường đối với các khoản chuyển tiền được giới hạn trong số tiền phải trả cộng với số tiền phạt chậm trả theo quy định hiện hành.

Chương 4

XỬ LÝ VI PHẠM TRONG THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ

Điều 19. Vi phạm và xử lý vi phạm

1. Các hành vi vi phạm trong thanh toán bù trừ điện tử là:

a. Không chấp hành đúng các quy định có liên quan đến nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

b. Ngân hàng thành viên trực tiếp không duy trì đủ khả năng chi trả để thanh toán kịp thời, đầy đủ số tiền phải trả vào thời điểm quyết toán thanh toán bù trừ điện tử cho toàn bộ các Lệnh thanh toán của ngân hàng mình đã gửi đi và phải nhận về trong Ngày giao dịch.

c. Chậm trễ (hoặc trì hoãn) trong việc trả lại Lệnh chuyển Có đã bị từ chối với dụng ý chiếm dụng vốn; Từ chối Lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền hợp lệ để tránh tình trạng thiếu hụt vốn của Ngân hàng mình.

2. Xử lý vi phạm:

a. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định tại khoản 1 điều này, nếu gây thiệt hại về vật chất cho khách hàng hoặc Ngân hàng thành viên khác thì phải bồi thường thiệt hại đó cho khách hàng hoặc ngân hàng bị thiệt hại.

b. Đình chỉ tham gia hoạt động thanh toán bù trừ điện tử:

- Đình chỉ tạm thời: Nếu ngân hàng thành viên trực tiếp vi phạm liên tiếp 3 lần liền về một trong các quy định tại khoản 1 điều này thì sẽ bị đình chỉ tham gia thanh toán bù trừ đện tử liên ngân hàng tạm thời ít nhất trong thời gian 6 tháng để chấn chỉnh. Sau 6 tháng, nếu muốn tiếp tục tham gia thanh toán bù trừ điện tử, Ngân hàng thành viên này phải có văn bản gửi Ngân hàng chủ trì để xem xét.

- Đình chỉ vĩnh viễn: Nếu vi phạm đến lần thứ tư các quy định tại khoản 1 điều này, Ngân hàng thành viên trực tiếp sẽ bị đình chỉ vĩnh viễn và xoá tên trong danh sách ngân hàng tham gia thanh toán bù trừ điện tử.

Chương 5

THE STATE BANK
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 1557/2001/QD-NHNN

Hanoi, December 14, 2001

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON INTER-BANK ELECTRONIC CLEARING

THE STATE BANK GOVERNOR

Pursuant to Law No.01/1997/QH10 on Vietnam State Bank and the Law on Credit Institutions of December 12, 1997;
Pursuant to the Government’s Decree No.15/CP of March 2, 1993 on the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government’s Decree No.64/2001/ND-CP of September 20, 2001 on payment activities through payment service-providing organizations;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No.196/TTg of April 1, 1997 on the use of data on information carriers as accounting and payment vouchers of banks and credit institutions;
At the proposal of the director of the Accountancy and Finance Department of the State Bank,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on inter-bank electronic clearing.

Article 2.- This Decision takes effect as from January 1, 2002.

Article 3.- The director of the Office, the director of the Accountancy and Finance Department, the director of the Banking Information Technology Department, the heads of the units of the State Bank of Vietnam, the director of the State Bank’s Transaction Bureau, the directors of the State Bank provincial/municipal branches, the general directors (directors) of banks or other organizations licensed to provide payment services shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR STATE BANK GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Thi Kim Phung

 

 

REGULATION

 ON INTER-BANK ELECTRONIC CLEARING
(Issued together with Decision No. 1557/2001/QD-NHNN of December 14, 2001 of the State Bank Governor)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



All transferred debit amounts in inter-bank electronic clearing must be effected under prior authorization: Member banks shall have to sign debt transfer contracts with one another and notify in writing the main responsible bank before effecting the transfer.

2. Electronic money transfer; payment amounts between Vietnam and foreign countries and other international payment modes shall not be subject to this Regulation.

Article 2.- Subjects allowed to participate in electronic clearing

1. Banks and other organizations (hereinafter called banks for short) licensed to provide payment services and operating on the Vietnamese territory, which fully meet the member banks’ criteria and conditions for participating in the inter-bank electronic payment according to the regulations of the State Bank Governor, file applications for permits for participation in electronic clearing and obtain written approvals of the main responsible bank.

2. Banks other than subjects specified in Clause 1 of this Article, which wish to participate in the electronic clearing, shall have to choose one of their member banks to act as a direct representative (authorized member bank) to open a payment deposit account and effect the inter-bank electronic clearing through such bank.

Authorized member banks must make written commitments with the main responsible bank and other direct member banks on the reception of clearing documents from indirect member banks represented by them and shall have to fulfill all obligations toward such payment amounts. Authorized member banks shall have to pay material compensations if the authorization, for any reasons, cause damage to the concerned parties. Payment relationships between an authorized member bank and an authorizing bank shall be determined by these two banks according to the current regulations on payment between banks.

Article 3.- Interpretation of terms and expressions used in this Regulation

- Inter-bank electronic clearing (hereinafter called electronic clearing for short) means the transfer and payment effected through computer networks between accounts opened at banks of different systems or at branches of the same bank within a certain geographical area. By means of electronic clearing technique, banks shall, through computer networks, transfer to one another payment documents, clear mutual debt amounts and pay differences to one another.

- Bank assuming the main responsibility for electronic clearing (hereinafter called the main responsible bank for short) is a State Bank unit responsible for organizing the electronic clearing and dealing with results thereof. The main responsible bank may participate in electronic clearing like a member bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Member banks directly participating in electronic clearing (hereinafter called direct member banks for short) are banks directly connected with the computer network of the main responsible bank or the center for technical handling of electronic clearing (in cases where the center for technical handling of electronic clearing is an independent unit) to effect the electronic clearing transactions. In electronic clearing, each direct member bank shall concurrently be the payment order-sending bank (called sending bank for short) and the payment order-receiving bank (called receiving bank for short).

- An authorized member bank is a direct member bank authorized to represent one or several indirect member banks to effect electronic clearing transactions.

- Member banks indirectly participating in electronic clearing (hereinafter called indirect member banks for short) are banks effecting on-line electronic clearing transactions through one authorized member bank. Indirect member banks may be affiliates of authorized member banks or banks of other systems, which open payment deposit accounts at authorized member banks.

- Payment order means an indication in form of encoded elements of accounting documents sent by sending banks to the main responsible bank, the center for technical handling of electronic clearing and receiving banks in order to effect the electronic clearing.

- Credit transfer order means a payment order considered to be a payable amount of the sending bank to the receiving bank in the electronic clearing.

- Authorized debit transfer order means a payment order considered to be a collectible amount of the sending bank from the receiving bank in electronic clearing.

- Debit transfer order-cancelling order means a telegraph valued as a credit transfer order, made and sent by the sending bank to the receiving bank to cancel a previously sent debit transfer order (to cancel part or the whole of the money amount).

- Credit transfer order-cancelling request means a telegraph made and sent by the sending bank to the receiving bank requesting the cancellation of a previously sent credit transfer order (to cancel part or the whole of the money amount depending on each specific error), which services as basis for the recei-ving bank to make a credit transfer order for return to the sending bank after retrieving the already paid money amount.

- Electronic clearing transaction day (called transaction day for short) means a definite period of time in a working day, lasting from the beginning of the working day to the time of stopping the sending of payment orders of direct member banks according to the State Bank’s regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Electronic clearing result sheet means a data sheet made by the main responsible bank or the center for technical handling of electronic clearing (in case it is an independent unit) for each direct member bank after a clearing transaction session ends and at the time of electronic clearing final settlement, reflecting the general collectible amounts and payable amounts on the payment orders sent or received by member banks, and showing the actual amounts to be paid or enjoyed by each member bank. The electronic clearing result sheet is considered to be one kind of accounting documents.

- Solvency of member banks means the balance on deposit accounts of direct member banks at the main responsible bank.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 4.- Procedures for applying for participation and considering and approving member banks to participate in electronic clearing

1. Banks, when fully satisfying the member banks’ conditions and criteria for participation in inter-bank electronic clearing, and wishing to participate in inter-bank electronic clearing, shall have to compile and submit the following dossiers to the State Bank where they open accounts:

- An application for participation in inter-bank electronic clearing;

- Written commitment to comply with relevant regulations as soon as they become member banks participating in inter-bank electronic clearing.

2. Upon receiving the applications and dossiers of banks applying for participation in electronic clearing, the main responsible bank shall examine and verify such dossiers; if the member banks conditions and criteria for participation in the inter-bank electronic clearing are fully satisfied and the procedures for applying for participation in electronic clearing are carried out strictly according to regulations, it shall accept and admit member banks to participate in the inter-bank electronic clearing and notify in writing all member banks thereof for conducting payment transactions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- Documents used in inter-bank electronic clearing

1. Book-entry documents in the inter-bank electronic clearing are payment orders and lists of electronic clearings as prescribed by the State Bank. Original documents to serve as basis for making payment orders are payment vouchers used for money transfer according to the current regulations. The compilation, control, circulation, processing, keeping and preservation of documents used in the inter-bank electronic clearing must strictly comply with the provisions of the accounting document regime applicable to banks and credit institutions, promulgated by the State Bank Governor.

2. Member banks shall have to convert the paper documents into electronic documents or vice versa when necessary in compatibility with the technical process of electronic clearing operation. The document conversion must ensure the consistency between the documents used as conversion basis and the converted documents, the conformity with the set forms and legality of documents.

3. Sending banks (including direct member banks and indirect member banks) shall have to preserve and keep the valid payment documents which are used as basis for making payment orders in strict compliance with the current regulations.

Article 6.- Transaction time in electronic clearing

1. The time of commencing transactions, the time of stopping the sending of payment orders by member banks, the time of handling of an electronic clearing session and the time of final settlement of electronic clearing of a transaction day shall be prescribed by the main responsible bank on the following bases:

- The handling capability of the center for technical handling of electronic clearing and the requests of direct member banks;

- The connection of the computer network of the electronic clearing system with other relevant professional banking operations of direct member banks.

2. When there is a change in the time of electronic clearing transaction, the main responsible bank shall promptly notify the direct member banks thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. When being transmitted via the computer network, the electronic clearing data must be encoded and subject to confidentiality-keeping measures according to the current regulations on electronic documents and other relevant regulations on information transmission and data processing through the computer network in banking activities promulgated by the State Bank.

2. The main responsible bank or the center for technical handling of electronic clearing (in cases where it is an independent unit) and the member banks shall have to comply with the regulations on modes of transmitting, receiving and processing data in the electronic clearing. The modes of transmitting, receiving and processing data in electronic clearing shall be prescribed by the main responsible bank or the center for technical handling of electronic clearing after consulting member banks and must accord with regulations on transmission, reception and processing of data on money payment and transfer, promulgated or recognized by the State Bank.

3. In case of a technical problem, transmission error or other force majeure circumstances, which render the transmission and reception of electronic clearing data via the computer network impossible, the main responsible bank or the center for technical handling of electronic clearing (in cases where it is an independent unit) and member banks shall have to devise appropriate remedial measures; if conditions permit, measures of transferring and receiving data directly on information-carrying objects (magnetic tapes and discs, etc.) may be applied according to the current regulations of the State Bank and at the same time, all remedial measures must be sought to overcome the technical problem as soon as possible.

Article 8.- Ensuring of safety for computer systems, facilities, equipment and database in service of electronic clearing activities

1. The main responsible bank and member banks must lay down strict regulations on installation, use, preservation and maintenance of facilities, equipment and computer programs in service of electronic clearing activities under their respective management.

2. The main responsible bank and member banks must have their own reserve computer systems, facilities, equipment and databases for electronic clearing activities and shall have to organize the keeping of reserve data together with data in current use. Reserve computer systems, facilities, equipment and database must be located at safe places separate from the official operating systems and there must be concrete use plans to ensure safe and uninterrupted electronic clearing activities.

Article 9.- Confidentiality in electronic clearing

1. The main responsible bank and each member bank shall have to prescribe appropriate confidentiality-keeping measures to be applied within their respective units.

2. The main responsible bank shall have to prescribe electronic autographs to be used for protection and control of electronic clearing data when such data are transmitted and/or received via the computer network between the main responsible bank and direct member banks. In case of necessity, the main responsible bank may additionally prescribe other confidentiality-keeping measures to ensure the safety of already encoded document elements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Provisions on electronic autographs and computer passwords in electronic clearing in Clauses 2 and 3 of this Article must be compliant with the current regulations of the State Bank on formulation, allocation, use, maintenance and management of electronic autographs and computer passwords in electronic money payment and transfer.

Article 10.- Handling at electronic clearing sessions

1. At the time of clearing handling prescribed for each electronic clearing payment session, the center for technical handling of electronic clearing (if it is an independent unit) or the main responsible bank shall:

- Make clearing handling of valid payment orders already received from member banks.

- Make and send electronic clearing result sheets to serve the control, comparison and cost-accounting at the main responsible bank and direct member banks according to the State Bank’s regulations.

2. The main responsible bank shall base itself on electronic clearing result sheet to make payment and accounting according to payable or enjoyable differences of each direct member bank.

3. Upon receiving clearing results sent from the main responsible bank or the center for technical handling of electronic clearing, direct member banks shall have to control or compare in a tight manner payment orders and electronic clearing results as prescribed before handling or accounting.

Article 11.- Final settlement of electronic clearing

1. Final settlement of electronic clearing is the final electronic clearing handling on a transaction day and at the prescribed time after the main responsible bank and member banks complete the accurate comparison of collectible and payable amounts and actual amounts to be paid or enjoyed by each member bank on such transaction day. In cases where the main responsible bank and member banks have not yet dealt with errors and data disparity before the prescribed time of final settlement, the main responsible bank may set back the final settlement time of the transaction day and notify all member banks thereof so that appropriate remedial measures can be applied.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Handle by clearing and adjusting payment orders of direct member banks, which have supplemented enough capital sources to offset deficits arising in electronic clearing.

- Return or cancel payment orders which are beyond the solvency of direct member banks at the main responsible bank.

- Send clearing final settlement results to direct member banks.

- Base itself on the already readjusted clearing final settlement results to conduct the accounting, making debit and credit entries for direct member banks according to actual amounts to be paid or enjoyed for the last time on the transaction day. After completing the final settlement, its clearing accounts must have a zero balance.

3. Direct member banks shall have to:

- Strictly inspect and compare according to regulations their payment orders, collectible, payable or enjoyable amounts for the last time on the transaction day with the electronic clearing final settlement results received before the handling and accounting.

- If the compared amounts match, they shall send certification telegraphs to the main responsible bank or the center for technical handling of electronic clearing (if it is an independent unit). In cases where errors or mistakes are detected, they shall have to make prompt inspection and check and coordinate with the main responsible bank, the center for technical handling of electronic clearing and the concerned member banks in readjusting them according to regulations.

- After the accounting of actual amounts to be paid or enjoyed for the last time on the transaction day according to clearing payment final settlement results is completed, the clearing accounts of direct member banks must have a zero balance.

Article 12.- Measures to prevent and deal with cases of lack of solvency of direct member banks in electronic clearing

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. From the time of stopping the sending of payment orders to the time of making electronic clearing final settlement, direct member bank(s) with insufficient solvency shall have to apply measures to seek sources for offsetting their deficits.

3. In cases where a direct member bank with insufficient solvency, upon making electronic clearing final settlement or after a notified period of time, still fails to create a source to offset deficit in its clearing, the main responsible bank may return or cancel (according to the technical process of inter-bank electronic clearing operation) payment orders beyond this banks solvency and shall suspend its clearing participation if such a situation occurs thrice consecutively, and at the same time notify such to the concerned member banks.

Article 13.- Control and comparison in electronic clearing

1. The main responsible bank or the center for technical handling of electronic clearing (in cases where it is an independent unit), and direct member banks shall have to strictly observe regulations on control and comparison in electronic clearing operation, with a view to ensuring accurate and consistent figures, detecting and promptly handling errors.

2. Direct member banks, the main responsible banks or the center for technical handling of electronic clearing (in case according to regulations it is an independent unit) shall have to strictly inspect electronic autographs, passwords and other secret signs (if any), payment orders, electronic clearing result sheets and other relevant documents used in electronic clearing.

3. The main responsible bank and direct member banks shall have to regularly inspect and compare figures of deposit accounts of member banks at the main responsible bank.

4. The main responsible bank shall calculate, strictly control and compare results of each time of handling the electronic clearing on the transaction day, thus ensuring accurate and consistent figures.

Article 14.- Organization of accounting, and handling and readjusting of errors in electronic clearing

1. Organization of accounting: The main responsible bank and member banks shall have to strictly observe the accounting regime in electronic clearing prescribed by the State Bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Errors and readjustment thereof: Upon detecting errors or disparity of figures in electronic clearing (collectively referred to as errors), the main responsible bank or the center for technical handling of electronic clearing (in case it is an independent unit) and the concerned member banks shall have to devise measures to deal with and readjust them according to regulations, so as to ensure the accuracy and consistency of figures and safety of assets, not to let them adversely affect electronic clearing activities and cause damage to clients. The readjustment of errors in electronic clearing must ensure the following principles:

a/ Strict compliance with regulations on and methods of readjusting errors in accountancy and electronic clearing. Errors arising in a certain process shall be corrected and readjusted in such process. It is strictly prohibited to arbitrarily readjust figures and correct errors.

b/ Individuals and units that cause errors or violate the principles and regulations on error readjustment shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively handled and liable to pay material compensations for damage caused by them to the concerned parties according to the current law provisions.

Article 15.- Cancellation of payment orders

1. At the time of final settlement, the main responsible bank may return or cancel direct member banks payment orders, which are ineligible for payment. In these cases, direct member banks shall have to unconditionally accept the returned or canceled payment orders.

2. Prior to the time of final settlement, the payment process under a payment order may be ceased by a cancellation order (for cancellation of authorized debit transfer orders) or a cancellation request (for cancellation of credit transfer orders) of the sending bank. A cancellation order or cancellation request of the sending bank shall be valid only in the following specific cases where:

- Authorized debit transfer order shall be canceled only when the sending bank has not yet paid money to clients under wrong order or it has retrieved the already paid amount.

- Credit transfer order shall be canceled only when the receiving bank has not yet made credit entry to client’s account or though it had made credit entry to the client’s account, but the latter has returned it.

Article 16.- Regulations on charges in electronic clearing

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Charge for participation in electronic clearing payment, which is a lump-sum money amount paid by banks before being admitted as direct member banks. Such a charge shall be prescribed by the Central State Bank or proposed by the main responsible bank and approved by the Central State Bank.

b/ Annual charges are money amounts annually paid by direct member banks to maintain the system’s operation. The application of annual charges shall be decided by the main responsible bank after consulting with the direct member banks.

2. The main responsible bank and the center for technical handling of electronic clearing (in case it is an independent unit) are entitled to collect electronic clearing service charges from direct member banks according to the current regulations of the State Bank on collection of via-bank payment service charges.

3. Direct member banks are entitled to collect electronic clearing service charges from clients, indirect member banks and concerned banks according to the current regulations of the State Bank on collection of via-bank payment service charges.

Chapter III

RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF SUBJECTS PARTICIPATING IN ELECTRONIC CLEARING

Article 17.- Rights and responsibilities of direct member banks

1. Direct member banks have the following rights:

- To use electronic clearing service and related services prescribed and provided by the main responsible bank or the center for technical handling of electronic clearing payment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To reject the following cases: invalid payment orders, orders with wrong addresses; non-authorized or over-authorized debit transfer orders; requests for cancellation of credit transfer orders when accounts of individuals or units receiving payment orders have not enough money or cannot retrieve money.

- To request the main responsible bank to notify balance and operation of their deposit accounts at the main responsible bank.

- To claim compensations for damage caused to them by faults of the main responsible bank or other member banks. The compensation level shall be limited within the payable amount plus fine for late payment, calculated on payable amount multiplied by the late payment fine interest rate applied according to the current regulations.

2. Direct member banks have the following responsibilities:

- To ensure the solvency to promptly and fully settle their payable amounts in electronic clearing (as well as those for indirect member banks they are representing).

- To promptly and fully pay charges in electronic clearing as prescribed.

- To ensure safety for the computer systems, facilities, equipment and databases in service of electronic clearing activities under their respective management. To strictly observe all regulations on data transmission, reception and processing as well as confidentiality in electronic clearing.

- To be subject to inspection conducted by the main responsible bank or the center for technical handling of electronic clearing payment regarding the observance of regulations on ensuring safety for computer systems, facilities, equipment and databases in service of electronic clearing activities and regulations on confidentiality in electronic clearing.

- To be responsible for the truthfulness, accuracy and completeness of payment orders, lists and relevant documents compiled by themselves.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To inquire into the sending banks, the main responsible bank and the center for technical handling of electronic clearing payment when detecting errors, doubtful or unclear details on received payment orders.

- To certify and answer inquiries about payment orders at the requests of the concerned parties.

- To make accurate, prompt and complete accounting of valid payment orders already received.

- To immediately notify beneficial individuals or units, and units with payment obligation of the forwarded payment orders as well as the handling results. To be liable to make payments to receiving individuals or units as soon as they accept payment orders.

- To notify individuals or units receiving payment orders of detected erroneous payment or overpayment, so that they can promptly apply the prescribed measures to retrieve the wrongly paid or overpaid amounts.

- To pay compensations for damage caused by or fines for, their errors and delays. The compensation levels for transferred money amounts shall be limited within payable amounts plus fines for delayed payment according to the current regulations.

- Even when they withdraw from electronic clearing, direct member banks shall still be responsible for all electronic clearing transactions already conducted by them (including their payments and payments made under authorization of indirect member banks) during the period of their electronic clearing participation.

Article 18.- Rights and responsibilities of the main responsible bank

1. The main responsible bank has the following rights:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To collect charges in electronic clearing as prescribed.

- To prescribe time for transaction and handling of electronic clearing results.

- To deduct part of payment deposit accounts of direct member banks to offset payable differences according to electronic clearing results. To apply other measures prescribed by the State Bank to prevent and deal with cases of lack of solvency of direct member banks.

- To return or cancel payment orders beyond the solvency of direct member banks at the time of electronic clearing final settlement.

- To decide on sanctions against violations committed by direct member banks in electronic clearing according to its competence provided for by the State Bank.

2. The main responsible bank has the following responsibilities:

- To work out plan on organization of electronic clearing; to disseminate and provide guidance and organize training courses on electronic clearing operation for direct member banks.

- To ensure safety for computers, facilities, equipment and databases in service of electronic clearing activities under their respective management; to strictly observe regulations on reception and processing of data in electronic clearing.

- To strictly and fully observe regulations on confidentiality in electronic clearing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To manage and supervise the solvency of direct member banks; to account electronic clearing results in an accurate, prompt and complete manner.

- To put forward measures and organize regular and irregular inspections and supervisions of the center for technical handling of electronic clearing and direct member bank regarding their observance of regulations on ensuring safety for computer systems, facilities, equipment and databases in service of electronic clearing activities, as well as regulations on confidentiality in electronic clearing.

- To pay compensations for damage caused by or fines for, their errors and delays. The compensation levels shall be limited within payable amounts plus fines for delayed payment according to the current regulations.

3. Other rights and responsibilities of the main responsible bank:

a/ When participating in electronic clearing as a direct member bank, the main responsible bank shall have to comply with regulations applicable to direct member banks.

b/ When the main responsible bank concurrently assumes the role of the center for technical handling of electronic clearing, it shall also have the following rights and responsibilities of the center for technical handling of electronic clearing:

- To strictly and fully observe regulations on ensuring safety for computer systems, facilities, equipment and databases in service of electronic clearing activities, as well as regulations on confidentiality in electronic clearing.

- To prescribe and guide modes of transmitting, receiving and processing data between the section for technical handling of electronic clearing and direct member banks as well as the main responsible bank.

- To ensure that the archival of electronic clearing data is safe and timely.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To conduct the inspection, control and comparison in electronic clearing as prescribed. To make inquiries and answer inquiries into direct member banks and the main responsible bank regarding errors and disparity of relevant figures.

- To conduct inspection and supervision of direct member banks regarding their observance of regulations on ensuring safety for computer systems, facilities, equipment and databases in service of electronic clearing activities.

- To pay compensations for damage caused by or fines for, their errors and delays. The compensation levels for the transferred money amounts shall be limited within payable amounts plus fines for delayed payment according to the current regulations.

Chapter IV

HANDLING OF VIOLATIONS IN ELECTRONIC CLEARING

Article 19.- Violations and handling thereof

1. Violation acts in electronic clearing include:

a/ Failing to strictly observe regulations relevant to the electronic clearing operation promulgated by the State Bank.

b/ Direct member banks fail to maintain sufficient solvency for timely and full payment of payable amounts at the time of electronic clearing final settlement under all payment orders they send and receive on a transaction day.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Handling of violations:

a/ Individuals and organizations that commit acts of violating the provisions in Clause 1 of this Article shall, if causing material damage to their clients or other member banks, have to pay compensations to the damage sufferers.

b/ Suspension of participation in electronic clearing activities:

- Temporary suspension: A direct member bank which violates one of the provisions in Clause 1 of this Article thrice consecutively shall be temporarily suspended from participation in inter-bank electronic clearing for at least 6 months for rectification. After 6 months, if it still wishes to participate in electronic clearing, this bank shall have to file written application to the main responsible bank for consideration.

- Indefinite suspension: If it violates the provisions in Clause 1 of this Article for the fourth time, a direct member bank shall be indefinitely suspended from participation in electronic clearing and have its name deleted from the list of banks participating in electronic clearing.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 20.- The heads of the departments, bureaus and units attached to Vietnam State Bank, the directors of the State Bank’s provincial/municipal branches shall, within the ambit of their functions and tasks, have to guide, disseminate, and supervise the implementation of this Regulation.

The general directors (directors) of banks and other organizations licensed to provide payment services shall have to organize and direct the implementation of this Regulation within their respective systems in strict compliance with the provisions of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE STATE BANK GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Thi Kim Phung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.826

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.131.168
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!