|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
97/2002/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
22/07/2002
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
97/2002/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 97/2002/QĐ-TTG NGÀY 22 THÁNG 7
NĂM 2002 PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM 2001 - 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Du lịch ngày 08 tháng 02 năm 1999;
Xét đề nghị của Tổng cục Du lịch tại Công văn số 1009/TCDL-BBTCL ngày 30
tháng 10 năm 2001 và Công văn số 558/TCDL-BTCL ngày 12 tháng 6 năm 2002, về
"Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010",
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010" với những
nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu của
Chiến lược:
a) Mục tiêu tổng quát:
Phát triển du lịch trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự
nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong
nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch
có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm
quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.
b) Mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP
của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt 11 - 11,5%/ năm, với các chỉ
tiêu cụ thể sau:
Năm 2005: Khách quốc tế vào Việt
Nam du lịch từ 3 đến 3,5 triệu lượt người, khách nội địa từ 15 đến16 triệu lượt
người, thu nhập du lịch đạt trên 2 tỷ USD;
Năm 2010: Khách quốc tế vào Việt
Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt
người, thu nhập du lịch đạt 4 đến 4,5 tỷ USD.
2. Phát triển một
số lĩnh vực:
a) Về thị trường:
Khai thác khách từ các thị trường
quốc tế ở khu vực Đông á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị
trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai
thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu.
Chú trọng phát triển và khai
thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế phát triển du lịch từng
địa phương, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập và phù hợp với quy định của Nhà
nước. Tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch trong nước và ngoài nước, góp phần
nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
b) Về đầu tư phát triển du lịch:
Đầu tư phát triển du lịch phải kết
hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử
dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội
hoá phát triển du lịch.
Ưu tiên đầu tư phát triển các
khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du lịch chuyên đề.
Kết hợp đầu tư nâng cấp, phát
triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch với đầu tư
cho tuyên truyền, quảng bá và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch để tạo
ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc thù cho từng vùng du lịch và cả
nước.
Có kế hoạch đẩy mạnh phát triển
du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Đà Lạt, Ninh Thuận, Vũng
Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tiên, Phú Quốc và các tuyến du lịch quốc gia có
ý nghĩa liên kết các vùng, các địa phương có tiềm năng du lịch trên toàn quốc,
các điểm du lịch thuộc các tuyến du lịch quốc gia phù hợp trong kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước.
Đối với các thành phố du lịch
như: Hạ Long, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt; các đô thị du lịch như: Sa Pa,
Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên cần phải đầu tư cho phát triển du
lịch một cách hợp lý bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển đô thị với phát triển
du lịch bền vững, nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch.
Thực hiện xã hội hoá trong việc
đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, các lễ hội, hoạt động
văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.
c) Về phát triển nguồn nhân lực
du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ:
Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo
nguồn nhân lực du lịch gồm: dạy nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và
trên đại học về du lịch.
Đổi mới cơ bản công tác quản lý
và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch; đổi mới chương trình, nội dung và
phương pháp đào tạo theo chuẩn hoá quốc gia cho ngành du lịch; gắn lý thuyết với
thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ
đội ngũ cán bộ giảng dạy.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ
bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát
triển du lịch bền vững, tạo bước phát triển mới có hiệu quả trong nghiên cứu và
ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào hoạt động quản lý và kinh
doanh du lịch.
d) Về xúc tiến, tuyên truyền quảng
bá du lịch:
Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền,
quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp,
các ngành; tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong
và ngoài nước, từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam trên
trường quốc tế; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và của
nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
đ) Hội nhập, hợp tác quốc tế về
du lịch
Tăng cường củng cố và mở rộng hợp
tác song phương và hợp tác đa phương với các tổ chức quốc tế, các nước có khả
năng và kinh nghiệm phát triển du lịch. Thực hiện tốt hợp tác du lịch với các
nước đã thiết lập quan hệ hợp tác, nhất là hợp tác du lịch Việt Nam - Lào -
Campuchia, Việt Nam - Lào - Thái Lan, Việt Nam - Lào - Campuchia- Thái Lan -
Myanmar; tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác du lịch sông Mêkông - sông Hằng. Thực
hiện các cam kết và khai thác quyền lợi trong hợp tác du lịch với Tổ chức Du lịch
thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp
hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và Hiệp hội du lịch Đông Nam á
(ASEANTA), Liên minh châu Âu (EU). Chuẩn bị điều kiện để hội nhập ở mức cao với
du lịch thế giới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu du lịch, các dự
án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao. Thu hút và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn ODA cho phát triển nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường du
lịch.
3. Phát triển
các vùng du lịch:
a) Vùng du lịch Bắc Bộ: Gồm
các tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh. Hà Nội là trung tâm của vùng và của địa bàn động
lực tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Sản phẩm du lịch đặc
trưng của vùng là du lịch văn hóa, sinh thái kết hợp với du lịch tham quan,
nghiên cứu, nghỉ dưỡng.
b) Vùng du lịch Bắc Trung Bộ:
Gồm các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Huế và Đà Nẵng là
trung tâm của vùng và địa bàn động lực tăng trưởng du lịch Quảng Trị - Huế - Đà
Nẵng - Quảng Nam. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch thể thao, giải
trí, nghỉ dưỡng biển, tham quan các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng, di sản
văn hoá thế giới.
c) Vùng du lịch Nam Trung Bộ và
Nam Bộ: Gồm các tỉnh từ Kon Tum đến Cà Mau với hai á vùng du lịch Nam
Trung Bộ và Nam Bộ. Trung tâm của vùng là thành phố Hồ Chí Minh và các địa bàn
tăng trưởng du lịch là: thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt, thành phố Hồ
Chí Minh - Cần Thơ - Hà Tiên - Phú Quốc, thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu -
Phan Thiết. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng
biển và núi để khai thác thế mạnh du lịch của dải ven biển Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên, du lịch sông nước, du lịch sinh thái đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
Phát triển du lịch ở các vùng,
các địa bàn trọng điểm du lịch, cần phải xuất phát từ điều kiện, đặc điểm phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và lợi thế về du lịch của từng vùng
nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng của cả nước để phát triển du lịch.
4. Những giải
pháp chủ yếu:
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống
pháp luật chuyên ngành du lịch; tổ chức tốt việc thực hiện Pháp lệnh Du lịch, đồng
thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng Luật Du lịch, tạo môi trường
pháp lý cho việc quản lý hoạt động du lịch, thu hút mọi nguồn lực trong và
ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch phù hợp với tiến trình phát triển và hội
nhập kinh tế của cả nước.
Đầu tư để phát triển kết cấu hạ
tầng tại các địa bàn trọng điểm du lịch, các khu du lịch quốc gia, các điểm du
lịch có tiềm năng phát triển du lịch ở miền núi, vùng sâu, vùng xa... trên cơ sở
khai thác các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng lĩnh vực, từng địa
phương; kết hợp có hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và các nguồn
lực từ các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển du lịch theo chủ trương xã
hội hoá phát triển du lịch.
Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà
nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thực hiện chủ trương cổ phần hoá, cho
thuê, bán, khoán... doanh nghiệp nhà nước.
Cải cách hành chính, phân cấp và
đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh
du lịch.
Kết hợp linh hoạt các hình thức
tuyên truyền như: hội chợ, hội thảo, triển lãm... và các phương tiện thông tin
tuyên truyền khác để xúc tiến du lịch phù hợp với định hướng phát triển thị trường
du lịch ở trong và ngoài nước. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài
và hỗ trợ quốc tế để phục vụ công tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả.
Xây dựng và thực
hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lượng đào
tạo chuyên ngành du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp. Thực hiện phương châm Nhà
nước, doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thí
điểm mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp với nguồn
kinh phí từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp. Coi trọng và tăng cường hợp
tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
Có chính sách đãi ngộ hợp lý để
thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch của
đất nước.
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng
khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch; chú trọng đúng mức việc ứng dụng
và phát triển công nghệ thông tin du lịch. Xây lập hệ thống cơ sở dữ liệu
chuyên ngành du lịch đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế.
Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng
dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp
tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ
kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học
công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du lịch Việt Nam.
Tăng cường vai trò và hiệu lực
quản lý Nhà nước về quản lý môi trường, tài nguyên du lịch, đặc biệt ở những
khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có sức hấp dẫn cao, các khu du lịch sinh
thái; khuyến khích và tạo điều kiện để huy động sự tham gia và đóng góp của các
tổ chức và cá nhân vào việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát
triển bền vững của du lịch Việt Nam.
Lồng ghép đào tạo và giáo dục về
tài nguyên và môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào
tạo các cấp về du lịch; nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường
du lịch cho khách du lịch và cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng.
Chủ động tham gia hợp tác song
phương, đa phương, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện các nghĩa vụ của
mình. Chuẩn bị các điều kiện để hội nhập du lịch ở mức cao, trước hết là chuẩn
bị các điều kiện để khai thác những yếu tố về du lịch trong việc thực thi Hiệp
định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và cũng như khi Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO).
Hướng dẫn và tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện cam kết quốc tế
trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, nâng cao
năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trên thị trường truyền thống
và khai thông, nâng dần vị thế trên thị trường mới.
Khuyến khích và tạo điều kiện để
hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư du lịch ra nước ngoài. Thực hiện đa dạng
hoá, đa phương hoá quan hệ du lịch với các nước để vừa tranh thủ vốn đầu tư,
công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý..., vừa tiếp tục tạo lập và nâng cao
hình ảnh và vị thế của du lịch Việt nam ở khu vực và trên thế giới.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ các mục tiêu, nội dung
chủ yếu của Chiến lược này, Tổng cục Du lịch phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương tổ chức triển khai thực hiện "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
2001 - 2010", đề xuất và kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực
hiện những giải pháp cần thiết triển khai thực hiện Chiến lược này.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục
Du lịch thực hiện các mục tiêu của Chiến lược; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ
với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa
phương.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định 97/2002/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
|
No:
97/2002/QD-TTg
|
Hanoi. July 22, 2002
|
DECISION RATIFYING VIETNAM�S 2001-2010 TOURIST DEVELOPMENT STRATEGY THE PRIME MINISTER Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the February 8, 1999 Ordinance on Tourism;
At the proposals of the National Administration of Tourism in Official
Dispatches No.1009/TCDL-BTCL of October 30, 2001 and No.558/TCDL-BTCL of June
12, 2002, on the "Vietnam’s
2001-2010 Tourist Development Strategy", DECIDES: Article 1.- To ratify
"Vietnam’s 2001-2010 Tourist
Development Strategy", with the following principal contents: 1. Objectives of the Strategy: a/ Overall objectives: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. b/ Specific objectives: To strive for the tourist sector’s average GDP growth rate of 11-11.5%/year in the
2001-2010 period, with the following specific targets: By 2005: The number of foreign
arrivals in Vietnam as tourists shall reach 3-3.5 million tours of people,
while that of domestic tourists shall be 15-16 million, and the income
generated from tourism shall reach over USD 2 billion. By 2010: The number of foreign
arrivals in Vietnam as tourists shall be 5.5-6 million tours of people, while
that of domestic tourists shall be 25-26 million, and the income generated from
tourism shall reach USD 4-4.5 billion. 2. Development of some domains: a/ Regarding tourist markets: To attract tourists from international
markets in such regions as Eastern Asia-Pacific, Western Europe and Northern
America, while paying special attention to the ASEAN, China, Japan, the
Republic of Korea, the United States, France, Germany and England, and getting
access to markets in Northern Asia, Northern Europe, Australia, New Zealand,
the Commonwealth of Independent States and Eastern Europe. To attach importance to the
development and exploitation of the domestic tourist market, and bring into
full play the advantages for tourism development in each locality, thus meeting
the exchange and integration demands and in compliance with the State’s regulations. To create conditions for people to
make domestic and overseas tours, thus contributing to the elevation of the
people’s intellectual level and
the improvement of their material and spiritual lives. b/ Regarding the tourism
development investment: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. To prioritize the investment in
development of national integrated tourist resorts and theme tourist resorts. To combine the investment in
upgrading and development of sightseeing and tourist spots, material and
technical foundations for tourism with the investment in propagation,
popularization and training and development of the tourism human resources, in
order to turn out attractive tourist products, bearing the particular traits of
each tourist region as well as the whole country. To adopt plans to promote the
tourism development in key tourist areas, such as Ha Noi, Hai Phong, Quang
Ninh, Nghe An, Hue, Da Nang, Quang Nam, Khanh Hoa, Da Lat, Ninh Thuan, Vung
Tau, Ho Chi Minh City, Ha Tien and Phu Quoc, and national tourist routes
linking various regions and localities with great tourist potentials throughout
the country as well as tourist spots on the national tourist routes in line
with the socio-economic development plans of each locality and the whole
country. For such tourist cities as Ha
Long, Hue, Nha Trang, Vung Tau and Da Lat, and such tourist urban centers as Sa
Pa, Do Son, Sam Son, Hai An, Phan Thiet and Ha Tien, the investment must be
made in tourism development in a rational manner, thus ensuring the harmony
between the urban development and sustainable tourism development, and raising
attractiveness of tourist activities. To realize the socialization of
investment, protection and embellishment of relics, landscapes, traditional
festivals, folk cultural activities and craft villages in service of tourism
development. c/ Regarding the development of
tourism human resources and scientific and technological research and
application: To build a system of
establishments engaged in training tourism human resources, covering:
vocational, intermediate, college, university and post-graduate training in
tourism. To substantially reform the
management and organization of training of tourism human resources; to renew
training programs, contents and methods according to the national standards
applicable to the tourist sector; to combine theoretical study with practice,
training with research, in order to raise the teaching quality and
qualification of the teachers contingent. To step up the work of basic
research and applied research into advanced tourism sciences and technologies
in service of the sustainable tourism development, thus making a new and
efficient progress in the research and application of scientific and
technological achievements to the tourist management and business activities. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. To intensify the tourist
promotion, propagation and popularization in flexible forms; to forge a close
coordination among various levels and branches; to get the best of
international cooperation in tourist promotion activities at home and abroad,
thus step by step raising the Vietnamese tourism’s
profile on the international arena; to raise the awareness and responsibilities
of all levels, branches and population of the position and role of tourism in
the national socio-economic development. e/ International integration and
cooperation in tourism To enhance, consolidate and
expand bilateral and multilateral cooperation with international organizations
and countries with capability and experience in tourism development. To well
undertake the tourist cooperation with the countries which have established
cooperation relationships, especially in tourism, with Vietnam, to form such
link-ups as Vietnam-Laos-Cambodia, Vietnam-Laos-Thailand,
Vietnam-Laos-Cambodia-Thailand-Myanmar; the expanded Mekong river sub-region,
and the Mekong-Ganges tourism cooperation. To fulfill commitments in and get
benefits from tourism cooperation with the World Tourism Organization (WTO),
the Asia-Pacific Economic Cooperation Forum (APEC), Pacific-Asia Tourism
Association (PATA), the ASEAN Tourism Association (ASEANTA) and the European
Union (EU). To prepare conditions for integration at a high level with the
world’s tourism as soon as
Vietnam joins the World Trade Organization (WTO). To encourage and create
favorable conditions for attracting foreign direct investment capital in
tourist resorts and projects to create typical and high-quality tourist
products. To attract and efficiently use ODA sources for development of tourist
human resources, technologies and environmental protection. 3. Development of tourist
regions: a/ Northern Vietnam tourist
region: stretches from Ha Giang province to Ha Tinh province with Ha Noi being
the center of the region as well as the dynamic tourist growth triangle of Ha
Noi - Hai Phong - Ha Long. The typical tourist products of the region shall be
cultural and ecological tourism in combination with sightseeing tours, study
tours and convalescence. b/ Northern Central Vietnam
tourist region: covers the provinces and cities from Quang Binh to Quang Ngai
with Hue and Da Nang cities being the centers of the region as well as the
dynamic tourist growth zone of Quang Tri - Hue - Da Nang - Quang Nam. The
typical tourist products of the region shall be sport and entertainment
tourism, seaside convalescence, tours of historical and cultural relics,
revolutionary bases and world cultural heritages. c/ Southern Central Vietnam and
Southern Vietnam tourist region: covers provinces from Kon Tum to Ca Mau with
two sub-regions of Southern Central Vietnam and Southern Vietnam. The center of
the region shall be Ho Chi Minh City and the geographical areas for tourism
growth shall be Ho Chi Minh City - Nha Trang - Da Lat, Ho Chi Minh City - Can
Tho - Ha Tien - Phu Quoc, Ho Chi Minh City - Vung Tau - Phan Thiet. The typical
tourist products of the region shall be sightseeing tours, seaside and mountain
convalescence, with a view to exploiting tourist advantages of the southern
central coast and the Central Highlands, river and canal tourism, ecological
tourism in Mekong river delta. The tourism development in the
key tourist regions and geographical areas must stem from the conditions and
characteristics of socio-economic development of each locality and tourist
advantages of each region, with a view to fully exploiting the whole country’s potentials for tourist development. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. To further improve the tourism
legislation system; well organize the implementation of the Tourism Ordinance,
and at the same time prepare necessary conditions for drafting the Tourism Law,
and create a legal environment for managing tourist activities, attracting all
domestic and foreign resources for tourist development investment in
compatibility with the process of economic development and integration of the
whole country. To invest in the development of
infrastructure in the key tourist localities, national tourist zones and
tourist resorts with potentials for tourist development in mountainous,
deep-lying and remote areas, etc., on the basis of exploiting potentials and
advantages of each geographical area, each sector and each locality; to effectively
combine the State’s resources with
resources from various economic sectors used for investment in tourist
development under the guideline of socialization of tourist development. To re-organize State enterprises
operating in the tourist field; to materialize the policy of equitizing,
leasing, selling or contracting... State enterprises. To administratively reform,
decentralize management responsibilities and simplify procedures related to
tourists and tourist business enterprises. To flexibly combine such forms
of propagation as: fairs, seminars, expositions, etc., with other
communications and propagation means, in order to promote tourism in line with
the orientation for developing domestic and overseas tourist markets. At the
same time, to get access to resources from outside and international assistance
in service of the efficient tourist promotion and popularization. To elaborate and implement plans
for development of tourist human resources. To raise the quality of the
specialized training in tourism with an appropriate personnel structure. To
realize the guideline that the State and enterprises jointly train and develop
the tourist human resources. To experiment the job- training model involving
the coordination between training establishments and enterprises with funding
sources from the State budget and enterprises. To attach importance to and
intensify international cooperation in tourist human resource training. To adopt preferential policies
for attracting talents, specialists and artisans to participate in the country’s tourism development. To step up the scientific and
technological research and application in service of tourist development; to
pay due attention to the application and development of tourist information
technology. To build the exclusive tourism database system capable of meeting
the requirements of the economic development cause. To encourage and create
conditions for organizations and individuals to participate in the research
into and application of scientific and technological advances to tourist
business activities. To intensify cooperation with scientific institutions and
agencies at home and abroad, so as to take advantage of their technical
assistance and experience, and get access to the new and modern achievements in
international tourism science and technologies which can be applied to
Vietnamese tourism. To enhance the role and
effectiveness of the State management over tourist environment and resources,
especially in the national tourist zones, tourist spots with a great
attraction, and ecological tourist areas. To encourage and create conditions
for mobilizing the participation and contribution of organizations and
individuals to the protection of tourist resources and environment, thus
ensuring the sustainable development of Vietnam’s
tourism. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. To take the initiative in
joining the multilateral and bilateral cooperation, to fully exploit the
membership benefits and well perform obligations. To prepare conditions for
tourist integration at a high level, first of all conditions for tapping the
tourist factors in the implementation of the Vietnam-US Trade Agreement as well
as Vietnam’s future admission to
the World Trade Organization (WTO). To instruct and create
conditions for enterprises to work out plans on and solutions to the
realization of our international commitments in tourism in particular, and in
international economic cooperation in general, thus raising their
competitiveness, increasing market shares on traditional markets, and gradually
heightening the Vietnamese tourism’s
profile in new markets. To encourage and create
conditions in support of Vietnamese enterprises to make tourist investment
overseas. To diversify and multilateralize tourist relationships with foreign
countries, so as to get access to their investment capital, technologies,
techniques, managerial experience, etc., and at the same time build up and
heighten the Vietnamese tourism’s
profile in the region and the world. Article 2.- Organization of implementation
1. Basing itself on the major
objectives and contents of this Strategy, the National Administration of
Tourism shall coordinate with the ministries, ministerial-level agencies,
agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces
and centrally-run cities in organizing the implementation of "Vietnam’s 2001-2010 Tourist Development Strategy,"
propose and request the competent State agencies to take necessary measures to
implement this Strategy. 2. The ministries, ministerial-level
agencies, agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces and centrally-run
cities shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers,
have to coordinate with the National Administration of Tourism in achieving the
Strategy’s objectives, thus ensuring
the uniformity and compatibility with the implementation of socio-economic
development plans of branches and localities. Article 3.- This Decision takes
effect 15 days after its signing. Article 4.- The ministers, the
heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to
the Government and the presidents of the People’s
Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement
this Decision. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Quyết định 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/07/2002 phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
6.004
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|