ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
29/2010/QĐ-UBND
|
Đà
Nẵng, ngày 27 tháng 09 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ, HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN
HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA BẰNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY, XE MÔ TÔ HAI BÁNH VÀ CÁC LOẠI
XE TƯƠNG TỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội động
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Thông tư số
08/2009/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải
về việc Hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô
tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức quản
lý, hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô
tô hai bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2.
Giám đốc Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức
triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố
việc thực hiện Quy định nêu tại Điều 1.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký thay
thế Quyết định số 129/2003/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2003 của UBND thành phố Đà
Nẵng về việc thu tiền cấp biển số quản lý phương tiện thô sơ làm vận tải công
cộng, Quyết định số 14/2006/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2006 của UBND thành
phố Đà Nẵng về việc quản lý các loại xe thô sơ tham gia giao thông trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
Điều 4.
Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Giao thông
vận tải, Giám đốc Công an thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã;
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này ./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Minh
|
QUY ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ, HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG
HÓA BẰNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY, XE MÔ TÔ HAI BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 2 tháng 9 năm 2010 của
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Văn bản này quy định về tổ chức
quản lý, hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy,
xe mô tô hai bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Ngoài việc chấp hành Quy định này,
các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa
bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe tương tự còn phải
chấp hành Luật Giao thông đường bộ và các quy định khác của pháp luật về trật
tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn xã hội.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Quy định này áp dụng đối với tổ
chức, cá nhân liên quan đến hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe
thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
2. Quy định này không áp dụng đối
với:
a) Xe thô sơ ba, bốn bánh làm nhiệm
vụ thu gom rác thải;
b) Xe thô sơ ba bánh, bốn bánh của
thương binh, người tàn tật dùng làm phương tiện đi lại.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Phương tiện vận chuyển: là xe
thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe tương tự tham gia kinh
doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa.
2. Kinh doanh vận chuyển hành
khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe
tương tự: là hoạt động kinh doanh vận tải theo yêu cầu của khách có trả tiền.
3. Người hành nghề: là người sử
dụng, điều khiển xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe tương
tự để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa.
4. Thẻ hành nghề: Là biểu trưng thay
thế giấy phép hành nghề do UBND phường, xã cấp cho người kinh doanh vận chuyển
hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại
xe tương tự.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Người
điều khiển phương tiện
1. Là công dân Việt Nam, đủ độ
tuổi, sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động theo quy định của Luật Lao động
và đảm bảo quy định tại Điều 58 và Điều 63 Luật Giao thông đường bộ;
2. Có hộ khẩu thường trú hoặc giấy
chứng nhận tạm trú tại địa phương nơi đăng ký hành nghề;
3. Trang bị mũ bảo hiểm cho hành
khách đi xe đối với các loại xe bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm;
4. Khi hành nghề phải mang Thẻ hành
nghề. Thẻ hành nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục III
của Quy định này.
5. Khuyến khích các tổ, đội, doanh
nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ,
xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe tương tự trang bị trang phục cho
thành viên của mình đồng thời đăng ký mẫu trang phục tại UBND cấp phường, xã
nơi tổ, đội, doanh nghiệp, hợp tác xã đó có địa điểm hoạt động.
Điều 5. Phương
tiện vận chuyển
1. Xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và
các loại xe tương tự phải bảo đảm quy định tại Điều 53 Luật Giao thông đường
bộ.
2. Xe thô sơ phải bảo đảm các điều
kiện an toàn giao thông đường bộ theo quy định sau:
a) Có hệ thống hãm có hiệu lực, cơ
cấu điều khiển hệ thống hãm phải phù hợp với kết cấu của xe và dễ sử dụng. Đối
với xe do người kéo, đẩy phải có chèn hãm khi lên, xuống dốc.
b) Có càng chuyển hướng đủ độ bền, điều
khiển chính xác, linh hoạt;
c) Có vành và lốp xe đúng tiêu
chuẩn kỹ thuật và được che chắn an toàn;
d) Thùng xe phải đảm bảo cứng vững,
độ bền và lắp đặt chắc chắn; không rỉ sét, mọt thủng. Chiều rộng của thùng xe
phải thuận tiện cho người ngồi hoặc xếp hàng hóa, không có chi tiết sắc cạnh,
sắc nhọn;
đ) Phải có chuông báo hiệu;
e) Khi trời tối hoặc tầm nhìn bị
hạn chế phải có đèn chiếu sáng hoặc các tấm phản quang ở phía trước và sau xe.
g) Phải đăng ký và gắn biển số do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Điều 6. Hoạt
động vận chuyển
1. Phạm vi, tuyến đường hoạt động,
thời gian hoạt động:
a) Phương tiện vận chuyển được phép
hoạt động ở những phạm vi, tuyến đường không bị cấm. Riêng xe do súc vật kéo
không được hoạt động trên đường đô thị.
b) Căn cứ vào tình hình thực tế của
từng địa phương, UBND thành phố quy định phạm vi, tuyến đường hoạt động và thời
gian hoạt động đối với từng loại phương tiện nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao
thông đường bộ.
2. Hoạt động dừng, đỗ, đón, trả
hành khách và hàng hóa:
a) Việc dừng, đỗ, đón, trả hành
khách và hàng hóa; việc xếp hàng hóa trong hoạt động vận chuyển bằng xe thô sơ,
xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe tương tự phải tuân thủ quy định
tại các Điều 18, 19, 20, 30 và 31 Luật Giao thông đường bộ.
b) Tại các điểm đỗ xe tập trung
trong khu vực có tiếp chuyển phương thức vận tải (như bến tàu, bến xe, nhà ga,
bến cảng, chợ, khu du lịch…) hoạt động dừng, đỗ, đón, trả hành khách và hàng
hóa phải tuân thủ theo nội quy, quy chế của đơn vị khai thác điểm đỗ xe và phải
bảo đảm an ninh trật tự xã hội và trật tự, an toàn giao thông.
Điều 7. Thủ tục
cấp phép hành nghề
1. Người hành nghề phải nộp hồ sơ đăng
ký hành nghề tại UBND phường, xã nơi cư trú. Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đăng ký hành nghề (theo mẫu
quy định tại Phụ lục I);
b) 02 ảnh cỡ 3x4 (cm) chụp không
quá 06 tháng.
c) Xuất trình:
- Chứng minh nhân dân;
- Giấy chứng nhận đăng ký phương
tiện (Trường hợp tên của chủ sở hữu trong giấy chứng nhận đăng ký phương tiện
không trùng với tên người đăng ký hành nghề thì phải có sự đồng ý bằng văn bản
của chủ sở hữu phương tiện và có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền);
- Giấy phép lái xe (đối với trường
hợp phương tiện phải được đăng ký, người điều khiển phải có giấy phép lái xe
theo quy định).
2. Cấp lại, cấp đổi Thẻ hành nghề:
Người có Thẻ hành nghề bị hỏng, bị mất có tên trong hồ sơ lưu trữ tại nơi cấp
Thẻ hành nghề; người hành nghề khi thay đổi loại phương tiện vận chuyển phải
nộp hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi Thẻ hành nghề tại UBND phường, xã nơi cư
trú. Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi Thẻ
hành nghề (theo mẫu quy định tại Phụ lục II);
b) Thẻ hành nghề cũ, Thẻ hành nghề
bị hỏng.
c) Xuất trình:
- Chứng minh nhân dân;
- Giấy đăng ký phương tiện (Trường
hợp tên của chủ sở hữu trong giấy chứng nhận đăng ký phương tiện không trùng
với tên người đăng ký hành nghề thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở
hữu phương tiện và có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);
- Giấy phép lái xe (đối với trường
hợp theo quy định phương tiện phải được đăng ký, người điều khiển phải có giấy
phép lái xe).
3. Thu hồi Thẻ hành nghề: Đơn vị
cấp thẻ thu hồi Thẻ hành nghề khi có một trong các trường hợp, hành vi sau:
a) Thẻ hành nghề bị rách, bị tẩy
xóa, sửa chữa không hợp lệ;
b) Người hành nghề không hoạt động
hành nghề từ 6 tháng trở lên; bị tước Giấy phép lái xe (đối với người điều
khiển phương tiện phải có Giấy phép lái xe); chuyển nơi cư trú khác với nội
dung đã đăng ký hành nghề.
4. Thời hạn cấp mới, cấp đổi, cấp
lại thẻ hành nghề không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ chưa đủ hoặc không hợp lệ, đơn vị tiếp nhận phải trả lời ngay
và nêu rõ lý do để cá nhân đăng ký hành nghề bổ sung hồ sơ. Không thay đổi số
hiệu thẻ hành nghề khi cấp đổi, cấp lại.
Điều 8. Nghĩa
vụ và quyền lợi của người hành nghề
1. Nghĩa vụ của người hành nghề:
a) Thực hiện đúng nội quy, quy chế
hoạt động của tổ chức mình tham gia và các quy định của địa phương;
b) Đảm bảo điều kiện an toàn của
phương tiện vận chuyển theo Điều 5 Quy định này và thực hiện các biện pháp an
toàn giao thông khi vận chuyển;
c) Có trách nhiệm tham gia, hỗ trợ
trong việc bảo đảm an ninh, trật tự xã hội và trật tự, an toàn giao thông trên địa
bàn hoạt động;
d) Có thái độ ứng xử hòa nhã, lịch
sự đối với hành khách, chủ hàng hóa;
đ) Bảo quản thẻ hành nghề; chấp
hành việc mang thẻ khi hành nghề; nộp lại thẻ hành nghề cho UBND phường, xã khi
thuộc một trong những trường hợp phải thu hồi thẻ theo quy định.
2. Quyền lợi của người hành nghề:
a) Được tham gia vào các tổ chức
như hợp tác xã, tổ, đội; tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
b) Được cơ quan, đơn vị quản lý bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng tại nơi đăng ký;
c) Được hưởng các quyền lợi khác
theo quy định hiện hành.
Điều 9. Nghĩa
vụ của hành khách, chủ hàng
1. Thực hiện đúng các quy định về
an toàn giao thông và hướng dẫn của người điều khiển phương tiện;
2. Có thái độ tôn trọng, ứng xử hòa
nhã, lịch sự đối với người điều khiển phương tiện;
3. Thanh toán tiền cước vận chuyển
với người điều khiển phương tiện theo thỏa thuận.
Chương 3.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN
QUẢN LÝ
Điều 10. Sở
Giao thông vận tải
1. Phối hợp với UBND các quận,
huyện trong việc khảo sát, trình UBND thành phố quy định hạn chế phạm vi, tuyến
đường hoạt động và thời gian hoạt động đối với từng loại phương tiện nhằm đảm
bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở
Giao thông vận tải kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm hành chính của chủ xe,
người điều khiển phương tiện theo thẩm quyền; phối hợp với Công an thành phố,
UBND các quận, huyện, phường, xã trong việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông
trên địa bàn thành phố.
3. Tổng hợp, báo cáo UBND thành phố
tình hình hoạt động và những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực
hiện Quy định này.
Điều 11. Công
an thành phố có trách nhiệm
1. Chỉ đạo công an các quận, huyện
thực hiện việc đăng ký, quản lý, cấp đổi biển số đối với các phương tiện vận
chuyển là xe thô sơ cho các chủ sở hữu thường trú, tạm trú tại địa phương.
2. Chỉ đạo công an các quận, huyện
và công an các phường, xã kiểm tra hoạt động của tổ chức, cá nhân vận chuyển
hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các lại
xe tương tự tại các điểm đỗ xe, trên đường và xử lý các hành vi vi phạm theo
quy định của pháp luật.
Điều 12. Ủy
ban nhân dân các quận, huyện
1. Quản lý chung hoạt động của các
tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe
thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn. Chỉ
đạo UBND các phường, xã trực thuộc triển khai thực hiện Quy định này.
2. Chủ trì và phối hợp với ngành
liên quan trình UBND thành phố quy định hạn chế phạm vi, tuyến đường hoạt động
và thời gian hoạt động đối với từng loại phương tiện nhằm đảm bảo trật tự, an
toàn giao thông đường bộ.
3. Thực hiện việc kiểm tra, xử lý
theo thẩm quyền các hành vi vi phạm hành chính trong việc quản lý, hoạt động
vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh
và các lại xe tương tự bảo đảm việc quản lý, giữ gìn trật tự và an toàn giao
thông trong phạm vi quận, huyện.
4. Có cơ chế khuyến khích việc
thành lập tổ, đội tự quản, hợp tác xã, xây dựng thương hiệu trong kinh doanh.
5. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15
tháng 01 và ngày 15 tháng 7 hàng năm) thống kê, báo cáo tình hình tổ chức quản
lý, hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô
tô hai bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn về Sở Giao thông vận tải.
Điều 13. Ủy
ban nhân dân các phường, xã
1. Thực hiện việc quản lý hoạt động
vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh
và các loại xe tương tự trên địa bàn phường xã.
2. Tiếp nhận hồ sơ, cấp thẻ hành
nghề cho người đăng ký hành nghề kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa
bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các lại xe tương tự trên địa
bàn quản lý; lưu trữ tài liệu có liên quan và vào Sổ theo dõi cấp phép hành
nghề (theo mẫu tại Phụ lục IV).
3. Thực hiện việc kiểm tra, xử lý
theo thẩm quyền các hành vi vi phạm hành chính trong việc quản lý, hoạt động
vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh
và các loại xe tương tự trên địa bàn phường xã.
4. Thu hồi thẻ hành nghề trong các
trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 7 của Quy định này. Việc thu hồi phải được
ghi chú vào sổ theo dõi để thực hiện việc thống kê sau này.
5. Định kỳ 6 tháng thống kê, báo
cáo tình hình tổ chức quản lý, hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng
xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn
về UBND quận, huyện (theo mẫu tại Phụ lục V).
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Khen
thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích
trong việc chấp hành Quy định về tổ chức quản lý, hoạt động vận chuyển hành
khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe
tương tự trên địa bàn thành phố được khen thưởng theo quy định.
Điều 15. Xử lý
vi phạm
Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến
hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô
hai bánh và các lại xe tương tự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm các điều,
khoản của Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan, sẽ bị xử lý
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 16.
Trong quá
trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc, đề nghị các ngành, địa
phương, tổ chức và cá nhân phản ảnh bằng văn bản về Sở Giao thông vận tải để
nghiên cứu, tổng hợp, trình UBND thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp./.
PHỤ LỤC I
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG
HÓA BẰNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY, XE MÔ TÔ 2 BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2010 /QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm
2010 của UBND thành phố Đà Nẵng)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
ĐƠN
ĐĂNG KÝ
HÀNH
NGHỀ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA BẰNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY, XE MÔ TÔ 2
BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ
Ảnh kiểu CMND
cỡ 3x4 cm
|
Kính gửi:
|
…………(UBND
phường, xã)……………………..….…………
|
- Tên tôi là:
…………………….…………………..…….. Năm sinh : ……………….…….
- Hộ khẩu thường trú (tạm trú ):
…………………………….………………………….
…………………………….………………………….…………………………….……………
- Số CMND: …………..………….. do Công an
…………………….…………………….
cấp ngày ………… tháng …….… năm
…..……….………
- Biển số đăng ký xe:
………………..……….……………
- Loại xe:
……………………………….……………..………….
- Giấy phép lái xe số:
……………………………………….
Đề nghị UBND ………………………………………. chấp
thuận và cấp phép cho tôi được hành nghề kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng
hóa bằng phương tiện nêu trên.
Tôi xin cam kết chấp hành nghiêm
Luật Giao thông đường bộ và các quy định của Nhà nước trong quá trình hành
nghề./.
UBND phường, xã ………………..
Số hiệu Thẻ hành nghề đã cấp:
…….……………..
(Ký tên, đóng dấu)
|
………...… , ngày……tháng .…. năm ……….
NGƯỜI ĐĂNG KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC II
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP ĐỔI, CẤP LẠI THẺ HÀNH NGHỀ VẬN
CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA BẰNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY, XE MÔ TÔ 2 BÁNH VÀ CÁC
LOẠI XE TƯƠNG TỰ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2010
của UBND thành phố Đà Nẵng)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
CẤP
ĐỔI, CẤP LẠI THẺ HÀNH NGHỀ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA BẰNG XE THÔ SƠ, XE
GẮN MÁY, XE MÔ TÔ 2 BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ
Ảnh kiểu CMND
cỡ 3x4 cm
|
Kính gửi:
|
…………(UBND
phường, xã)……………………..….…………
|
- Tên tôi là :
…………………….…………………..…….. Năm sinh : ……………….…….
- Hộ khẩu thường trú (tạm trú ):
…………………………….………………………….
…………………………….………………………….…………………………….…………………
- Số CMND : …………..………….. do Công an
…………………….…………………….
cấp ngày ………… tháng …….… năm
…..……….………
- Biển số đăng ký xe:
………………..……….……………
- Loại xe:
……………………………….……………..………….
- Giấy phép lái xe số:
……………………………………….
Hiện tôi đã có Thẻ hành nghề kinh
doanh vận chuyển bằng ………………… do UBND ……………………………………………. cấp.
Lý do xin đổi, cấp lại:
…………………………………………………………………………
Đề nghị UBND …………………………………………. đổi,
cấp lại Thẻ hành nghề để hoạt động vận chuyển theo quy định./.
UBND phường, xã ………………..
Cấp, đổi lần: …….……………..
Số hiệu Thẻ hành nghề: …….……………..
(Ký tên, đóng dấu)
|
………...…, ngày……tháng .…. năm ……….
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC III
MẪU THẺ HÀNH NGHỀ
Cấp cho người hành nghề vận chuyển hành khách,
hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh và các loại xe tương tự.
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 29 /2010/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2010 của UBND
thành phố Đà Nẵng)
Hướng dẫn:
- Kích thước thẻ hành nghề: Dài 09
cm; rộng 06 cm;
- (1): Ghi tên UBND phường, xã (chữ
in hoa, đậm);
- (2): Họ và tên người hành nghề
(chữ in hoa, đậm);
- (3): Loại xe đăng ký hành nghề
(chữ in hoa, đậm).
Ví dụ: MÔ TÔ 2 BÁNH, XE ĐẠP, XE
XÍCH LÔ, XE BA GÁC…
- (4): Số hiệu thẻ hành nghề do UBND
phường, xã cấp để theo dõi;
- (5): Dấu giáp lai hình.
Thẻ hành nghề mẫu: