ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2544/QĐ-UBND
|
Lạng
Sơn, ngày 09 tháng 12 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÂNG CAO GIÁ TRỊ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MỘT SỐ SẢN PHẨM
OCOP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22/11/2019;
Căn cứ Luật
Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;
Căn cứ Nghị
định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết
định số 47/2018/QĐ-UBND ngày 22/8/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý
nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn;
Căn cứ Quyết
định số 1533/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án
“Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019 - 2020, định hướng
đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết
định số 122/QĐ-UBND ngày 17/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ
trọng tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Sở Khoa học và Công nghệ
năm 2020;
Theo đề nghị
của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 78/TTr-SKHCN ngày
12/11/2020; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 526/BC-SKHĐT ngày
30/11/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình nghiên cứu, ứng dụng
khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững một số sản phẩm
OCOP trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình chi tiết
kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu tổ
chức các Hội đồng khoa học và công nghệ tuyển chọn đơn vị chủ trì, chủ nhiệm
nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình; đề xuất lựa chọn danh mục thứ
tự ưu tiên các mô hình, sản phẩm thuộc Chương trình để triển khai phù hợp với
khả năng phân bổ vốn theo từng năm; tổ chức quản lý Chương trình theo quy định
hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở:
Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Lạng Sơn; Chủ tịch UBND các huyện, thành
phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCVP UBND tỉnh,
các Phòng: KGVX, KT, THNC, THCB;
- Lưu: VT, KGVX(NCD).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Long Hải
|
CHƯƠNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NÂNG CAO GIÁ TRỊ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MỘT SỐ SẢN PHẨM OCOP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2544/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
1. Cơ sở pháp lý, khoa học và thực tiễn đối với việc xây dựng chương
trình khoa học và công nghệ
1.1. Cơ
sở pháp lý
- Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
- Quyết định số
1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí đánh
giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm.
- Quyết định số
1533/QĐ-UBND ngày 13/8/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Chương
trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến
năm 2030”.
1.2. Cơ
sở khoa học và thực tiễn
Chương trình
OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông
thôn, theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là một trong những giải
pháp quan trọng góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia
“Xây dựng nông thôn mới”. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm
nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi
giá trị.
Lạng Sơn nằm ở
vùng núi phía Bắc, có điều kiện tự nhiên phù hợp cho phát triển nhiều sản phẩm
đặc sản, có nhiều lợi thế để phát triển thành các sản phẩm OCOP. Chương trình mỗi
xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030 đã
xác định trên toàn tỉnh Lạng Sơn có 12 sản phẩm chủ lực như: Na Chi Lăng, Hồi,
Hồng vành khuyên; Quýt Bắc Sơn, Quế, Sở....; 43 sản phẩm đặc trưng: Gạo
bao thai hồng, Nếp hoa vàng, Hồng Bảo lâm, tinh dầu hồi, thuốc lá tắm người
Dao,...; 36 sản phẩm tiềm năng: dứa, măng, chanh dây, gừng đá, hạt dẻ,
mít, khoai tây, chè hoa vàng,...; 21 sản phẩm mới: du lịch sinh thái, du
lịch văn hóa cộng đồng, du lịch đường biên giới,...
Trong những
năm qua, ngành khoa học và công nghệ tỉnh đã có nhiều đóng góp quan trọng trong
việc triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ thúc đẩy
phát triển các sản phẩm nêu trên, một số sản phẩm đã trở thành vùng sản xuất
hàng hóa quy mô lớn mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân và địa phương. Nhiều
sản phẩm mang đậm nét văn hóa đặc trưng truyền thống được bảo tồn, phát triển
thành hàng hóa, có những sản phẩm mới, được hình thành gắn liền với sự phát triển
các ngành nghề nông thôn,...
Để công nhận một
sản phẩm là sản phẩm OCOP của địa phương thì sản phẩm đó phải đáp ứng được đầy
đủ các tiêu chí theo quy định. Vì vậy, cần phải đánh giá một cách toàn
diện về lịch sử nguồn gốc sản phẩm; sức mạnh đối với cộng đồng của sản phẩm;
phương thức tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm; về chất lượng cảm quan, tính
độc đáo, tiêu chuẩn sản phẩm; mức độ tiếp thị, kênh phân phối thị trường trong
nước và quốc tế,... trên cơ sở đó xác định được tiêu chí, nhóm các tiêu chí đã
đạt được số điểm theo quy định, phục vụ cho việc phân hạng sản phẩm OCOP.
Thực tế cho thấy
Lạng Sơn có nhiều sản phẩm nổi tiếng, sản phẩm đặc sản có giá trị cao có thể trở
thành sản phẩm OCOP, tuy nhiên nhiều sản phẩm mới ở dạng sản phẩm tiềm năng,
chưa có nhiều sản phẩm đủ điều kiện công nhận là sản phẩm OCOP, đặc biệt là sản
phẩm OCOP cấp tỉnh, cấp quốc gia lại càng ít. Để các sản phẩm tiềm năng có đủ
điều kiện trở thành sản phẩm OCOP, các sản phẩm OCOP cấp thấp có thể nâng hạng
thành sản phẩm OCOP cấp cao hơn, cần nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ,
nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến phát triển thị trường
và tiêu thụ sản phẩm.
Mặt khác, sau
khi được công nhận sản phẩm OCOP cũng cần có sự hỗ trợ của khoa học, công nghệ
để duy trì, nâng cao giá trị và phát triển bền vững các sản phẩm OCOP, để những
sản phẩm này trở thành các sản phẩm hàng hóa chủ lực của địa phương, nâng cao
thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần tích cực thực hiện thành công chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.
Để thực hiện
thành công Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Lạng Sơn, xây dựng và phát triển bền
vững các sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn từ nay đến năm 2030, UBND tỉnh ban hành Chương
trình “Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát
triển bền vững một số sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 -
2025”.
2. Mục tiêu chương trình
2.1. Mục
tiêu chung
Nghiên cứu ứng
dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững một số sản
phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn để những sản phẩm này trở thành các sản phẩm
hàng hóa có giá trị gia tăng cao, góp phần tích cực vào thực hiện thành công
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
2.2. Mục
tiêu cụ thể
- Nghiên cứu, ứng
dụng khoa học và công nghệ để nâng cao giá trị và phát triển bền vững cho 08 sản
phẩm tham gia Chương trình OCOP tại Lạng Sơn.
- Nghiên cứu bổ
sung và hoàn thiện được 18 kỹ thuật nhân giống, sản xuất và chế biến 08 sản phẩm
tham gia Chương trình OCOP tại Lạng Sơn.
- Xây dựng được
28 mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển sản phẩm OCOP tại Lạng Sơn.
Nâng cao năng suất 10 - 15%; nâng cao giá trị sản phẩm lên 15 - 20% so với sản
xuất đại trà.
- Lựa chọn được
30 - 45 cây trội (hồng, quýt, dẻ); 2 - 3 giống khoai lang chất lượng tốt; phục
tráng 02 giống gà, 01 giống lúa.
- Tập huấn
chuyển giao kỹ thuật cho 1.000 lượt người dân và đại diện doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn.
3. Nội dung Chương trình
3.1. Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và
phát triển bền vững sản phẩm Hồng Vành Khuyên
a) Sự cần
thiết của nhiệm vụ
Hồng Vành
Khuyên là một sản phẩm quả đặc sản của huyện Văn Lãng, các vườn hồng được trồng
từ những năm 90 của thế kỷ trước, có những cây đạt trên 60 năm tuổi. Hiện nay,
tổng diện tích trồng hồng trên toàn huyện đạt trên 660 ha, sản lượng đạt khoảng
2.000 tấn/năm, doanh thu đạt khoảng 37,9 tỷ đồng.
Tuy Hồng Vành
Khuyên Văn Lãng đã được cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể vào tháng
10/2016 nhưng việc phát triển cây Hồng Vành Khuyên ở địa phương còn gặp nhiều
khó khăn. Việc nhận diện thương hiệu Hồng Vành Khuyên còn hạn chế do người dân
chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc sử dụng thương hiệu, phần lớn sản phẩm
được bán tại vườn cho thương lái không áp dụng các khâu sơ chế, đóng gói sau
thu hoạch.
Nhiều vườn hồng
lâu năm có giá trị đang bước vào giai đoạn cuối của chu kỳ kinh doanh, cây già
cỗi, nhiễm sâu bệnh nhiều, năng suất, chất lượng giảm sút. Đến nay, vẫn chưa có
công trình nghiên cứu phục tráng giống: tiến hành chọn lọc cây hồng ưu tú, đề
nghị công nhận cây Hồng Vành Khuyên Văn Lãng đầu dòng, chưa đề xuất được giải
pháp hiệu quả phát triển bền vững vùng trồng Hồng Vành Khuyên,…
Để Hồng Vành
Khuyên được công nhận là sản phẩm OCOP và khai thác phát triển bền vững vùng trồng
hồng tại Văn Lãng cần phải: đánh giá tổng thể chuỗi giá trị Hồng Vành Khuyên
Văn Lãng, tiến hành nghiên cứu phục tráng giống: tuyển chọn cây ưu tú, đề xuất
công nhận cây hồng đầu dòng phục vụ cho công tác nhân giống, ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật cải tạo các vườn hồng già cỗi, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh
tăng năng suất chất lượng quả, liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định đầu ra cho
người sản xuất,…
b) Mục
tiêu của nhiệm vụ
- Đánh giá hiện
trạng sản xuất Hồng Vành Khuyên và đề xuất được giải pháp khoa học và công nghệ
để duy trì và phát triển bền vững sản phẩm OCOP Hồng Vành Khuyên.
- Nghiên cứu bổ
sung, hoàn thiện kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng Hồng Vành Khuyên
theo hướng an toàn, bền vững.
- Xây dựng được
một số mô hình sản xuất bền vững sản phẩm Hồng Vành Khuyên gắn với phát triển
du lịch;
- Tập huấn kỹ
thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng Hồng Vành Khuyên theo hướng an toàn,
bền vững cho người dân.
c) Nội
dung nghiên cứu của nhiệm vụ
Nội dung 1:
Đánh giá thực trạng sản xuất Hồng Vành Khuyên
- Diện tích,
năng suất, sản lượng, những khó khăn, tồn tại trong sản xuất Hồng Vành Khuyên tại
địa phương….
- Đánh giá sản
xuất Hồng Vành Khuyên theo chuỗi giá trị.
- Đề xuất giải
pháp khoa học và công nghệ để nâng cao giá trị và phát triển bền vững sản phẩm
OCOP Hồng Vành Khuyên.
Nội dung 2:
Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật và hoàn thiện một số quy trình kỹ
thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng Hồng Vành Khuyên
- Nghiên cứu
phục tráng và phát triển giống Hồng Vành Khuyên đặc sản bản địa: tuyển chọn cây
trội, nhân giống và xây dựng vườn cây trội.
- Nghiên cứu
hoàn thiện kỹ thuật trồng mới Hồng Vành Khuyên theo tiêu chuẩn VietGap.
- Nghiên cứu
hoàn thiện kỹ thuật thâm canh Hồng Vành Khuyên theo tiêu chuẩn VietGap.
- Nghiên cứu
hoàn thiện kỹ thuật chế biến một số sản phẩm Hồng Vành Khuyên
Nội dung 3:
Xây dựng mô hình
- Xây dựng mô
hình vườn cây trội 0,5 ha (được nhân giống từ các cây trội đã được lựa chọn.
- Mô hình vườn
nhân giống Hồng Vành Khuyên bằng phương pháp ghép 500 m2.
- Xây dựng mô
hình trồng mới Hồng Vành Khuyên theo tiêu chuẩn VietGap, quy mô 5-10 ha.
- Xây dựng mô
hình sản xuất bền vững Hồng Vành Khuyên an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, quy mô
10 - 15 ha.
- Xây dựng mô
hình liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Nội dung 4:
Tập huấn kỹ thuật
Tập huấn kỹ
thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng Hồng Vành Khuyên theo hướng an toàn,
bền vững cho 120 lượt người.
d) Sản
phẩm của nhiệm vụ
- 01 báo cáo
đánh giá thực trạng sản xuất Hồng Vành Khuyên.
- 10 - 15 cây
trội.
- Kỹ thuật nhân giống Hồng Vành Khuyên bằng phương pháp ghép.
- Kỹ thuật trồng
mới Hồng Vành Khuyên theo tiêu chuẩn VietGap.
- Kỹ thuật
thâm canh Hồng Vành Khuyên theo tiêu chuẩn VietGap.
- 05 mô hình
+ Mô hình vườn
cây trội 0,5 ha nhân từ các cây trội đã được lựa chọn.
+ Mô hình vườn
nhân giống Hồng Vành Khuyên bằng phương pháp ghép 500 m2.
+ Mô hình trồng
mới Hồng Vành Khuyên theo tiêu chuẩn VietGap, quy mô 10 - 15 ha.
+ Mô hình thâm
canh Hồng Vành Khuyên bền vững an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, quy mô 10 - 15
ha.
+ Mô hình liên
kết tiêu thụ sản phẩm.
- 120 lượt người
dân địa phương được tập huấn kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng Hồng
Vành Khuyên theo hướng an toàn, bền vững.
- Báo cáo tổng
kết đề tài.
3.2. Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và
phát triển bền vững sản phẩm Quýt Tràng Định
a) Sự cần
thiết của nhiệm vụ
Quýt là một
trong 4 cây trồng chủ lực của huyện Tràng Định, có triển vọng trở thành một sản
phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Lạng Sơn. Nếu được quan tâm đầu tư đúng mức, Quýt
Tràng Định sẽ mang lại nguồn thu quan trọng cho người dân địa phương và có thể
xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Trong những năm qua, Quýt Tràng Định đã
được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển, song tiềm năng lợi thế của cây trồng này
chưa đượckhai thác, phát huy đầy đủ, sản lượng còn hạn chế (1.400 tấn/năm);
doanh thu mới đạt 28,6 tỷ đồng.
Ở Tràng Định,
Quýt được trồng nhiều ở các xã Kim Đồng, Tân Tiến, Chí Minh, Chi Lăng, Cao
Minh, Đoàn Kết; diện tích trồng toàn huyện khoảng 520 ha, diện tích cho thu hoạch
khoảng 320 ha, sản lượng đạt khoảng 1.400 tấn, doanh thu ước đạt 28,6 tỷ đồng…
Năm 2018, huyện Tràng Định đã đón nhận nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm quýt.
Kênh tiêu thụ của sản phẩm chủ yếu thông qua tư thương đến các thị trường trong
và ngoài tỉnh, một phần xuất khẩu sang Trung Quốc.
So với tiềm
năng phát triển thì mức độ tăng trưởng của Quýt Tràng Định còn chậm, không ổn định
cả về quy mô diện tích, sản lượng và doanh thu. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều
vườn quýt đã già cỗi, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh còn nhiều hạn
chế, cây nhiễm nhiều loại sâu bệnh, ra quả cách năm, năng suất, chất lượng giảm,…
Hiện nay trên địa bàn huyện chưa có vườn lưu giữ cây đầu dòng, vườn cây mẹ đảm
bảo chất lượng phục vụ cho công tác nhân giống, việc phát triển thương hiệu còn
gặp nhiều khó khăn, đầu ra thiếu ổn định.
Để có thể đề
xuất công nhận Quýt Tràng Định là sản phẩm OCOP và đề ra những giải pháp phù hợp
nhằm phát triển bền vững vùng sản xuất Quýt Tràng Định, cần phải đánh giá tổng
thể chuỗi giá trị Quýt Tràng Định, trong đó chú trọng nghiên cứu, ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng giống, tuyển chọn bổ sung cây ưu tú, xây dựng
mô hình vườn lưu giữ cây đầu dòng, vườn nhân giống đảm bảo chất lượng, xây dựng
mô hình sản xuất quýt theo hướng an toàn, hữu cơ, phát triển thị trường tiêu thụ…
b) Mục
tiêu của nhiệm vụ
- Đánh giá được
hiện trạng sản xuất theo chuỗi giá trị của sản phẩm Quýt Tràng Định và đề xuất
được giải pháp khoa học và công nghệ để duy trì và phát triển bền vững sản phẩm
OCOP Quýt Tràng Định.
- Nghiên cứu bổ
sung, hoàn thiện được một số quy trình thâm canh tăng năng suất chất lượng Quýt
Tràng Định theo hướng an toàn, bền vững.
- Xây dựng được
một số mô hình sản xuất bền vững sản phẩm Quýt Tràng Định gắn với phát triển du
lịch;
- Nâng cao
năng lực sản xuất bền vững sản phẩm Quýt Tràng Định cho người dân.
c) Nội
dung nghiên cứu của nhiệm vụ
Nội dung 1:
Đánh giá thực trạng sản xuất Quýt Tràng Định
- Diện tích,
năng suất, sản lượng, những khó khăn, tồn tại trong sản xuất Quýt Tràng Định tại
địa phương….
- Đánh giá sản
xuất Quýt Tràng Định theo chuỗi giá trị.
- Đề xuất giải
pháp khoa học và công nghệ để nâng cao giá trị và phát triển bền vững sản phẩm
OCOP Quýt Tràng Định.
Nội dung 2:
Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật và hoàn thiện một số quy trình kỹ
thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng Quýt Tràng Định
- Nghiên cứu
phục tráng và phát triển giống Quýt Tràng Định đặc sản bản địa: tuyển chọn cây
trội, nhân giống và xây dựng vườn cây trội.
- Nghiên cứu
hoàn thiện quy trình trồng mới Quýt Tràng Định theo tiêu chuẩn VietGap.
- Nghiên cứu
hoàn thiện quy trình thâm canh Quýt Tràng Định theo tiêu chuẩn VietGap.
Nội dung 3:
Xây dựng mô hình
- Xây dựng mô hình
nhân giống Quýt Tràng Định bằng phương pháp ghép 500m2.
- Xây dựng mô
hình trồng mới Quýt Tràng Định theo tiêu chuẩn VietGap, quy mô 5 - 10 ha.
- Xây dựng mô
hình thâm canh sản xuất bền vững Quýt Tràng Định an toàn theo tiêu chuẩn
VietGap, quy mô 10 - 15 ha.
- Xây dựng mô
hình liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Nội dung 4:
Tập huấn kỹ thuật cho người dân
Tập huấn kỹ
thuật trồng, thâm canh tăng năng suất, chất lượng Quýt Tràng Định cho 120 lượt
người dân.
d) Sản
phẩm của nhiệm vụ
- 01 báo cáo đánh
giá thực trạng sản xuất Quýt Tràng Định theo chuỗi giá trị.
- 10 - 15 cây
trội và 0,3 ha vườn cây trội (nhân từ các cây trội đã được lựa chọn).
- Kỹ thuật trồng
mới Quýt Tràng Định theo tiêu chuẩn VietGap.
- Kỹ thuật
thâm canh Quýt Tràng Định theo tiêu chuẩn VietGap.
- 04 mô hình:
+ Mô hình nhân
giống Quýt Tràng Định bằng phương pháp ghép 500m2.
+ Mô hình trồng
mới Quýt Tràng Định theo tiêu chuẩn VietGap, quy mô 10 - 15 ha.
+ Mô hình thâm
canh sản xuất bền vững an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, quy mô 10 - 15 ha.
+ Mô hình liên
kết tiêu thụ sản phẩm.
- 120 lượt người
dân địa phương được tập huấn kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng Quýt
Tràng Định.
- Báo cáo tổng
kết đề tài.
3.3. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao giá trị và phát
triển bền vững sản phẩm hạt dẻ tại thành phố Lạng Sơn
a) Sự cần
thiết của nhiệm vụ
Cây Dẻ được trồng
nhiều tại xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn, sản phẩm Hạt Dẻ ở đây nổi tiếng
thơm ngon không thua kém hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng). Nhận thấy giá trị kinh
tế từ cây Dẻ, từ năm 2003 người dân ở Quảng Lạc đã quan tâm nhiều hơn đến cây Dẻ,
chuyển đổi vườn đồi tạp sang trồng Dẻ nên diện tích trồng được mở rộng, mang lại
nguồn thu không nhỏ cho người dân nơi đây (trung bình doanh thu đạt 160-170 triệu
đồng/ha/năm). Tuy nhiên, do phát triển tự phát, người dân thuần hóa cây dẻ
trong rừng, thiếu ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nên năng suất thấp,
chất lượng hạt dẻ không đồng đều, giá trị thu được chưa cao, tiềm năng cây dẻ
chưa được phát huy đúng mức.
Hạt dẻ Lạng
Sơn là một sản phẩm độc đáo có thể trở thành một sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh,
mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân nếu được tỉnh quan tâm đầu tư nghiên cứu,
phát triển. Trước hết cần nghiên cứu chọn lọc giống, đồng nhất chất lượng giống,
tuyển chọn cây dẻ ưu tú, đề xuất công nhận cây dẻ đầu dòng, nghiên cứu hoàn thiện
chuyển giao cho người dân và doanh nghiệp kỹ thuật sản xuất trồng thâm canh,
thâm canh tổng hợp và chế biến dẻ; ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng các mô
hình sản xuất hiệu quả, ổn định đầu ra cho người dân.
b) Mục
tiêu của nhiệm vụ
- Đánh giá được
hiện trạng sản xuất theo chuỗi giá trị của sản phẩm hạt dẻ Lạng Sơn và đề xuất
được giải pháp khoa học và công nghệ để nâng cao giá trị và phát triển bền vững
sản phẩm OCOP hạt dẻ Lạng Sơn.
- Nghiên cứu
giống và hoàn thiện được một số quy trình thâm canh tăng năng suất chất lượng,
nâng cao giá trị sản phẩm hạt dẻ Lạng Sơn theo hướng an toàn, bền vững.
- Ứng dụng
khoa học công nghệ xây dựng được một số mô hình sản xuất bền vững sản phẩm hạt
dẻ Lạng Sơn.
- Nâng cao
năng lực sản xuất bền vững hạt dẻ Lạng Sơn cho người dân.
c) Nội
dung nghiên cứu
Nội dung 1:
Đánh giá thực trạng sản xuất dẻ Lạng Sơn
- Tiềm năng, lợi
thế phát triển của sản phẩm hạt dẻ Lạng Sơn;
- Diện tích,
năng suất, sản lượng, những khó khăn, tồn tại trong sản xuất hạt dẻ tại địa
phương….
- Đánh giá sản
xuất sản phẩm hạt dẻ Lạng Sơn theo chuỗi giá trị.
- Đề xuất giải
pháp khoa học và công nghệ để nâng cao giá trị và phát triển bền vững sản phẩm
OCOP hạt dẻ Lạng Sơn.
Nội dung 2:
Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện kỹ thuật nhân giống, thâm canh tăng năng suất,
chất lượng sản phẩm hạt dẻ Lạng Sơn
- Nghiên cứu
chọn và nhân giống hạt dẻ Lạng Sơn đặc sản bản địa: tuyển chọn cây trội, xây dựng
vườn cây trội và vườn nhân giống bằng phương pháp ghép.
- Nghiên cứu
hoàn thiện quy trình nhân giống dẻ bằng phương pháp ghép
- Nghiên cứu
hoàn thiện quy trình trồng mới dẻ Lạng Sơn theo tiêu chuẩn VietGap.
- Nghiên cứu
hoàn thiện quy trình thâm canh dẻ Lạng Sơn theo tiêu chuẩn VietGap.
Nội dung 3:
Xây dựng mô hình
- Mô hình vườn
cây trội 0,3 ha (nhân từ các cây trội đã được lựa chọn) và vườn nhân giống 500
m2 bằng phương pháp ghép.
- Xây dựng mô hình
trồng mới dẻ Lạng Sơn theo tiêu chuẩn VietGap, quy mô 10 - 15 ha.
- Xây dựng mô
hình thâm canh dẻ Lạng Sơn theo tiêu chuẩn VietGap, quy mô 10 - 15 ha.
- Xây dựng mô
hình liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Nội dung 4:
Tập huấn kỹ thuật cho người dân
Tập huấn kỹ
thuật trồng, thâm canh tăng năng suất, chất lượng dẻ Lạng Sơn cho 120 lượt người
dân.
d) Sản
phẩm của nhiệm vụ
- 01 báo cáo
đánh giá thực trạng sản xuất dẻ Lạng Sơn.
- 10 - 15 cây
trội.
- Kỹ thuật nhân giống dẻ Lạng Sơn bằng phương pháp ghép.
- Kỹ thuật trồng
mới dẻ Lạng Sơn theo tiêu chuẩn VietGap.
- Kỹ thuật
thâm canh dẻ Lạng Sơn theo tiêu chuẩn VietGap.
- 05 mô hình sản
xuất bền vững sản xuất sản phẩm OCOP dẻ Lạng Sơn.
+ Mô hình vườn
cây trội 0,3 ha (nhân từ các cây trội đã được lựa chọn).
+ Mô hình nhân
giống dẻ Lạng Sơn bằng phương pháp ghép 500m2.
+ Mô hình trồng
mới dẻ Lạng Sơn theo tiêu chuẩn VietGap, quy mô 10 – 15 ha.
+ Mô hình thâm
canh tổng hợp dẻ Lạng Sơn theo tiêu chuẩn VietGap, quy mô 10 - 15 ha.
+ Mô hình liên
kết tiêu thụ sản phẩm.
- 120 lượt người
dân địa phương được tập huấn kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng dẻ Lạng
Sơn.
- Báo cáo tổng
kết đề tài
3.4. Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và
phát triển bền vững sản phẩm chè dưới tán hồi tại huyện Bình Gia
a) Sự cần
thiết của nhiệm vụ
Sản xuất chè
dưới tán hồi là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Bình
Gia, mô hình này được phát triển từ năm 2015 bắt đầu từ thị trấn Bình Gia và
vùng lân cận. Năm 2017, huyện đã thành lập Hợp tác xã chè dưới tán hồi làm hạt
nhân để phát triển nhân rộng mô hình. Hiệu quả kinh tế của mô hình này mang lại
khoảng 150 triệu đồng/ha/năm. Hiện nay tổng diện tích chè trên toàn huyện khoảng
100 ha trồng tập trung chưa kể diện tích phân tán.
Tuy có hiệu quả
kinh tế khá cao nhưng việc nhân rộng và phát triển bền vững mô hình còn gặp nhiều
khó khăn từ khâu giống đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Việc áp dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế như: việc đốn tỉa, chăm sóc, phòng trừ
sâu bệnh hại, thu hái, chế biến đóng gói còn thủ công nên chất lượng chè không
đảm bảo, đầu ra bấp bênh, phát triển thiếu bền vững. Vì vậy việc nghiên cứu xây
dựng chuỗi giá trị sản xuất chè dưới tán hồi là một yêu cầu cần thiết, nhằm từng
bước xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu sản phẩm OCOP chè dười tán hồi
tại địa phương.
b) Mục
tiêu của nhiệm vụ
- Đánh giá được
hiện trạng sản xuất theo chuỗi giá trị của sản phẩm chè dưới tán hồi và đề xuất
được giải pháp khoa học và công nghệ để nâng cao giá trị và phát triển bền vững
sản phẩm chè dưới tán hồi tại huyện Bình Gia.
- Nghiên cứu
hoàn thiện được một số quy trình sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm chè dưới
tán hồi theo hướng an toàn, bền vững.
- Ứng dụng
khoa học công nghệ xây dựng được một số mô hình sản xuất bền vững sản phẩm chè
dưới tán hồi.
- Tập huấn kỹ
thuật sản xuất bền vững sản phẩm chè dưới tán hồi cho người dân.
c) Nội
dung nghiên cứu
Nội dung 1:
Đánh giá thực trạng sản xuất sản phẩm chè dưới tán hồi tại huyện Bình Gia
- Tiềm năng, lợi
thế phát triển của sản phẩm chè dưới tán hồi.
- Diện tích,
năng suất, sản lượng, những khó khăn, tồn tại trong sản xuất sản phẩm chè dưới
tán hồi….
- Đánh giá chuỗi
giá trị sản xuất sản phẩm chè dưới tán hồi.
Nội dung 2:
Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng
sản phẩm chè dưới tán hồi
- Nghiên cứu
khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng một số giống chè xanh chất lượng
cao dưới tán hồi.
- Nghiên cứu
hoàn thiện quy trình trồng chăm sóc chè dưới tán hồi theo tiêu chuẩn VietGap.
- Nghiên cứu
hoàn thiện quy trình chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm chè dưới tán hồi
Nội dung 3:
Xây dựng mô hình
- Xây dựng mô
hình trồng chè bằng giống chè mới (chè xanh chất lượng cao) dưới tán hồi theo
tiêu chuẩn VietGap, quy mô 5-10 ha.
- Xây dựng mô
hình sản xuất chè dưới tán hồi theo tiêu chuẩn VietGap, quy mô 15 - 20 ha.
- Xây dựng mô
hình chế biến chè xanh quy mô hộ và nhóm hộ.
- Xây dựng mô
hình liên kết tiêu thụ, giới thiệu sản phẩm.
Nội dung 5:
Tập huấn kỹ thuật cho người dân
Tập huấn kỹ thuật
trồng chăm sóc, thu hái chè dưới tán hồi cho 120 lượt người dân.
d) Sản
phẩm của nhiệm vụ
- Báo cáo đánh giá thực trạng sản xuất chè dưới tán hồi tại huyện Bình
Gia.
- Kỹ thuật trồng chăm sóc, thu hái chè dưới tán hồi theo tiêu chuẩn
VietGap.
- Kỹ thuật chế
biến nâng cao chất lượng sản phẩm chè dưới tán hồi.
- 04 mô hình:
+ Mô hình trồng
chè bằng giống chè mới (chè xanh chất lượng cao) dưới tán hồi theo tiêu chuẩn
VietGap, quy mô 5 - 10 ha.
+ Mô hình thâm
canh chè dưới tán hồi theo tiêu chuẩn VietGap, quy mô 15 - 20 ha.
+ Mô hình chế
biến chè xanh quy mô hộ và nhóm hộ.
+ Mô hình liên
kết tiêu thụ sản phẩm.
- 120 lượt người
dân địa phương được tập huấn kỹ thuật trồng chăm sóc, thu hái chè dưới tán hồi.
- Báo cáo tổng
kết đề tài.
3.5. Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển bền vững
giống khoai lang bản địa và trồng thử nghiệm một số giống khoai lang mới trên địa
bàn huyện Lộc Bình
a) Sự cần
thiết của nhiệm vụ
Khoai lang (Ipomoea
batatas L.) là một loại cây trồng chủ lực đứng thứ 7 trên thế giới (lúa mì,
gạo, ngô, khoai tây, đậu tương, sắn và khoai lang). Khoai lang được coi là cây
đa tác dụng: vừa là thực phẩm như ăn tươi (củ, lá), vừa làm nguyên liệu cho chế
biến (tinh bột, rượu, cồn, si rô, bánh kẹo…) làm phụ gia dược phẩm, màng phủ
sinh học, làm thức ăn chăn nuôi. Khoai lang phù hợp với nhiều vùng sinh thái,
nhiều loại đất khác nhau, không đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, tương đối phù hợp
với tập quán người dân… Vì vậy khoai lang đã từ lâu là cây lương thực cùng với
lúa, ngô, sắn được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam.
Ở Lạng Sơn,
khoai lang được trồng chủ yếu tại huyện Lộc Bình với diện tích ổn định là 600
ha, sản lượng hơn 4.000 tấn, tập trung tại các xã Tú Mịch, Khuất Xá, Tú Đoạn, Lục
Thôn, doanh thu giao động khoảng 36 - 40 tỷ đồng/năm. Khoai lang trồng trên đồng
đất huyện Lộc Bình có vị ngọt đậm, thơm, bở,….Hương vị có tính chất rất riêng
so với khoai lang trồng ở các địa phương khác. Cây khoai lang đã và đang trở
thành nguồn thu nhập chính của người dân huyện Lộc Bình. Bên cạnh những lợi thế
phát triển như: đất đai màu mỡ; thương hiệu khoai Lộc Bình đã được nhiều người
biết đến; giá bán cao (12.000 - 15.000 đồng/kg,… thì khoai lang Lộc Bình cũng gặp
không ít khó khăn, thách thức, hạn chế phát triển như: việc lạm dụng thương hiệu
khoai lang Lộc Bình cho khoai lang không rõ nguồn gốc đang xẩy ra; giống bản địa
bị lẫn tạp; chưa có bộ giống khoai lang tốt; việc kiểm soát giống còn thiếu chặt
chẽ; quy trình trồng và chăm sóc không cập nhật kịp thời những tiến bộ kỹ thuật
mới (kỹ thuật bắt dây, vun xới, phòng trừ sâu hà, bảo quản, chế biến,…), nên
năng suất chất lượng củ, giá trị khoai lang Lộc Bình còn chưa đạt yêu cầu.
Để nâng cao
năng suất chất lượng và phát triển bền vững khoai lang Lộc Bình cần phải tiến
hành đánh giá tổng thể về thực trạng sản xuất, đánh giá chất lượng giống khoai
lang bản địa, chọn lọc lại giống, đánh giá bổ sung một số giống khoai lang mới
phù hợp với điều kiện huyện Lộc Bình, đồng thời nghiên cứu hoàn thiện một số biện
pháp kỹ thuật canh tác theo hướng hàng hóa,… phát triển sản xuất quy mô lớn hướng
đến xuất khẩu.
b) Mục
tiêu nhiệm vụ
- Đánh giá được
tình hình sản xuất khoai lang theo chuỗi giá trị, xác định được giải pháp nâng
cao giá trị và phát triển bền vững sản phẩm khoai lang Lộc Bình.
- Phục tráng
được giống khoai lang bản địa và xác định được một số giống để sản xuất theo hướng
hàng hóa, phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu phù hợp với điều kiện huyện Lộc
Bình.
- Xây dựng được
quy trình kỹ thuật sản xuất cho giống khoai lang bản địa và một số giống khoai
lang mới để sản xuất theo hướng hàng hóa.
- Xây dựng mô
hình thâm canh khoai lang theo hướng sản xuất hàng hóa.
c) Nội
dung nghiên cứu của nhiệm vụ
Nội dung 1:
Đánh giá thực trạng sản xuất khoai lang tại Lộc Bình
- Diện tích,
năng suất, sản lượng, những khó khăn, tồn tại trong sản xuất khoai lang tại Lộc
Bình.
- Đánh giá sản
xuất khoai lang tại Lộc Bình theo chuỗi giá trị.
- Đề xuất giải
pháp khoa học và công nghệ để nâng cao giá trị và phát triển bền vững sản phẩm
OCOP khoai lang Lộc Bình.
Nội dung 2:
Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng
khoai lang tại Lộc Bình
- Nghiên cứu
phục tráng và phát triển giống khoai lang đặc sản bản địa: phục tráng giống,
nhân giống.
- Nghiên cứu
xác định một số giống khoai lang phù hợp điều kiện sinh thái tại Lộc Bình.
- Nghiên cứu
hoàn thiện quy trình thâm canh khoai lang tại Lộc Bình theo tiêu chuẩn VietGap.
- Nghiên cứu
hoàn thiện quy trình sơ chế và chế biến một số sản phẩm từ khoai lang Lộc Bình.
+ Nghiên cứu
chế biến bột khoai lang.
+ Nghiên cứu
chế biến một số sản phẩm khoai lang sấy: sấy mảnh, sấy dẻo, sấy mật ong.
Nội dung 3:
Xây dựng mô hình
- Xây dựng mô
hình thâm canh khoai lang bản địa Lộc Bình theo hương san xuất hang hoa, quy mô
05 ha.
- Xây dựng mô
hình thâm canh một số giống khoai lang mới theo hướng sản xuất hàng hóa tại
vùng nghiên cứu quy mô 05 ha.
- Mô hình chế
biến một số sản phẩm từ khoai lang Lộc Bình.
Nội dung 4:
Tập huấn kỹ thuật cho người dân
Tập huấn kỹ
thuật thâm canh và chế biến khoai lang cho 120 lượt người dân.
d) Sản
phẩm của nhiệm vụ
- Báo cáo đánh giá thực trạng sản xuất khoai lang tại huyện Lộc Bình.
- Bô giống
khoai lang co năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện sản xuất huyện Lộc
Bình (giống bản địa; 2 - 3 giống mới).
- Mô hình thâm
canh khoai lang theo hướng hàng hóa: giống bản địa 05 ha; giống mới 05 ha.
- Mô hình chế
biến một số sản phẩm từ khoai lang Lộc Bình.
- Kỹ thuật
thâm canh khoai lang theo tiêu chuẩn VietGap.
- Kỹ thuật chế
biến bột khoai lang.
- Kỹ thuật chế
biến một số sản phẩm khoai lang sấy: sấy mảnh, sấy dẻo, sấy mật ong.
- 120 lượt người
được tập huấn kỹ thuật thâm canh và chế biến khoai lang.
- Báo cáo khoa
học tổng kết đề tài.
3.6. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục tráng, xây dựng
mô hình sản xuất giống và xây dựng thương hiệu cho giống lúa Bao Thai Hồng tại
Lạng Sơn
a) Sự cần
thiết của nhiệm vụ
Lúa Bao Thai Hồng
là một sản phẩm đặc sản tại Lạng Sơn, cách đây hơn 20 năm được sản xuất nhiều tại
huyện Tràng Định. Gạo Bao Thai Hồng ngon, cơm dẻo thơm hơn các loại gạo khác, đặc
biệt là có thể sử dụng làm nguyên liệu để chế biến bánh cuốn, bánh gạo, bún, phở…có
hương vị rất đặc trưng. Hiện nay giá bán thóc Bao Thai Hồng dao động từ 10.000
- 12.000 đồng/kg (cao hơn 1,5 - 2 lần các loại thóc khác).
Do không được
chú trọng duy trì, phát triển nên giống lúa Bao Thai Hồng bị mai một dần. Từ
năm 2017 trở lại đây, người dân nhận thấy giá trị từ giống lúa này nên tại các
xã (thị trấn): Hùng Sơn, Đề Thám, Chi Lăng, Đại Đồng và thị trấn Thất Khê huyện
Tràng Định đã tổ chức sản xuất trở lại với diện tích khoảng 60 ha. Tuy nhiên,
do công tác giống không được quan tâm, nên giống lúa bị lẫn tạp, thoái hóa, chất
lượng gạo bị suy giảm nghiêm trọng. Mặt khác, do chọn vùng gieo cấy, áp dụng kỹ
thuật thâm canh chưa hợp lý dẫn đến hiện tượng đổ ngã khi gặp thời tiết bất thuận
hay nhiễm rầy nâu, khô vằn và đạo ôn cổ bông,…nên năng suất và sản lượng thấp.
Để khôi phục sản
xuất và phát triển bền vững giống lúa Bao Thai Hồng, tiến tới công nhận sản phẩm
OCOP của tỉnh, cần tiến hành phục tráng giống, ứng dụng khoa học và công nghệ
xây dựng mô hình sản xuất giống, mô hình thâm canh lúa Bao Thai Hồng chất lượng
cao, đồng thời xây dựng và phát triển thương hiệu cho gạo Bao Thai Hồng tại Lạng
Sơn là cần thiết và cấp bách.
b) Mục
tiêu nhiệm vụ
- Phục tráng
thành công giống lúa đặc sản Bao Thai Hồng tại Lạng Sơn.
- Hoàn thiện
được quy trình sản xuất giống cho giống lúa đặc sản Bao Thai Hồng tại Lạng Sơn.
- Xây dựng được
mô hình sản xuất giống và mô hình thâm canh tổng hợp cho giống lúa Bao Thai Hồng
tại Lạng Sơn.
- Phát triển
thương hiệu sản phẩm cho sản phẩm gạo Bao Thai Hồng tại Lạng Sơn.
- Tập huấn,
nâng cao năng lực sản xuất giống và giá trị thương hiệu cho người dân.
c) Nội
dung nhiệm vụ
- Đánh giá thực
trạng sản xuất lúa Bao Thai Hồng tại Lạng Sơn.
- Nghiên cứu
hoàn thiện quy trình phục tráng và sản xuất giống lúa Bao Thai Hồng phù hợp với
tiểu vùng sinh thái.
- Xây dựng mô
hình sản xuất giống lúa đặc sản Bao Thai Hồng: quy mô 01 ha.
- Xây dựng mô
hình thâm canh lúa Bao Thai Hồng theo tiêu chuẩn VietGap: quy mô 15 - 20 ha.
- Xây dựng
nhãn hiệu hàng hóa gạo Bao Thai Hồng Lạng Sơn.
- Đào tạo tập
huấn kỹ thuật sản xuất giống, thâm canh lúa Bao Thai Hồng.
d) Sản
phẩm của nhiệm vụ
- 01 báo cáo
thực trạng sản xuất giống lúa Bao Thai Hồng tại Lạng Sơn.
- Kỹ thuật sản
xuất giống lúa Bao Thai Hồng.
- Kỹ thuật
thâm canh lúa Bao Thai Hồng.
- Mô hình sản
xuất giống quy mô 01 ha.
- Mô hình thâm
canh lúa Bao Thai Hồng đạt tiêu chuẩn VietGap: quy mô 15 - 20 ha.
- 01 nhãn hiệu
hàng hóa cho giống lúa Bao Thai Hồng.
- 100 lượt người
dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất giống, thâm canh lúa Bao Thai Hồng.
- Báo cáo tổng
hợp nhiệm vụ.
3.7. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục tráng và phát
triển bền vững giống gà sáu ngón của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
a) Sự cần
thiết của nhiệm vụ
Nghề chăn nuôi
gia cầm của Việt Nam có từ lâu đời với quy mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nuôi từ vài
con đến vài chục con chăn thả tự do. Bên cạnh gà Ri, vịt Bầu được nuôi phổ biến
khắp mọi miền đất nước do dễ nuôi, sức chống chịu cao, thịt thơm ngon, chịu khó
kiếm mồi, ở từng vùng còn có khá nhiều giống gia cầm khác như gà Hồ, gà Đông Cảo,
gà Mía, gà Tre, gà Chọi, gà Mèo, gà Lạc Thủy... (Trần Thanh Vân và cộng sự,
2015). Đến nay với sự phát triển của công nghệ chế biến thức ăn, thú y, giống,
kỹ thuật chăn nuôi...đã góp phần tạo dựng nên những trang trại có công suất lên
tới hàng trăm nghìn con/lứa, thúc đẩy ngành chăn nuôi của nước nhà tăng trưởng
bình quân 5%/năm (Trần Thanh Vân và cộng sự, 2015).
Mặc dù một số
giống gà công nghiệp và lông màu đã được nhập vào nước ta từ những năm 60 của
thế kỷ 20 nhưng cho đến nay mới chỉ được khoảng 30% tổng đàn gia cầm của cả nước,
70% số còn lại là gà địa phương. Sở dĩ gà địa phương chiếm tỷ lệ cao như vậy
trong tổng đàn bởi chúng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Với sự đa dạng
sinh học trong tập đoàn giống gia cầm địa phương như hiện nay cho thấy mức độ
phong phú về nguồn gen của vật nuôi của nước ta phù hợp với tiến trình phát triển
của dân tộc. Mỗi địa phương cũng như mỗi tộc người đều chọn lọc cho mình một hoặc
một nhóm đối tượng vật nuôi phù hợp với điều kiện ngoại cảnh và mang những đặc
trưng riêng của địa phương mình.
Đa số các giống
gà địa phương ở miền Bắc Việt Nam thường được người dân nuôi chăn thả tự do,
không được tiêm phòng vắc xin, không được kiểm soát về công tác giống khiến tỷ
lệ chết cao một phần do thời tiết, dịch bệnh và một phần bị đồng huyết. Trong
những năm gần đây bệnh cúm gia cầm vẫn lẻ tẻ xuất hiện, cùng với các bệnh truyền
nhiễm khác làm chết nhiều gà của người dân. Một số khác bị lai tạo với các giống
gà lông màu do các chương trình phát triển chăn nuôi của Nhà nước cung cấp nên
dẫn đến mất nguồn gen bản địa.
Huyện Cao Lộc,
tỉnh Lạng Sơn có giống gà sáu ngón chân, tên thường gọi tại địa phương là Lục
Trảo - Đán Khao là một trong những giống gà bản địa được đồng bào dân tộc Dao sống
trên dãy núi Mẫu Sơn nuôi giữ. Điều đặc biệt của giống gà này là có sáu ngón
chân. Tác giả Trần Thanh Vân và cộng sự (2007) cho biết gà sáu ngón tại xã Công
Sơn và Mẫu Sơn có cấu trúc cơ thể khoẻ mạnh, tầm vóc trung bình và tương tự như
các giống gà nội khác. Gà nuôi tại các hộ gia đình chủ yếu có 4 màu lông chính
là đen đốm trắng, đốm vàng, đen tuyền và vàng rơm. Sự phân ly về màu lông rất
đa dạng, trong đó đốm vàng chiếm tỷ lệ cao nhất (48,86%), đen tuyền chiếm tỷ lệ
thấp nhất (13,35%). Giống gà này có màu chân chủ yếu là màu vàng (78%) và màu
chì chiếm tỷ lệ thấp nhất (21,87%). Lúc 20 tuần tuổi gà có khối lượng bình quân
là 1814,00 g ở con trống và 1301,00 g ở con mái. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng bình quân là 4,3 kg. Tỷ lệ nuôi sống của giống gà này đến 20 tuần tuổi
dao động từ 83,64% đến 84,44%. Tác giả Trần Thanh Vân và cộng sự (2007) cũng đã
xác định được lượng hồng cầu của gà này tương ứng là 2,47 triệu/mm3 ở
gà trống đến 2,53 triệu/mm3 ở gà mái.
Mặc dù đây là
giống gia cầm quý của địa phương nhưng cho đến nay các nghiên cứu về giống gà
này vẫn còn rất ít, các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, di truyền, kỹ thuật
chăn nuôi, công tác thú y…chưa được áp dụng đồng bộ nên mức độ phát triển của
đàn đến nay vẫn còn rất hạn chế. Cũng giống như các giống gia cầm bản địa khác
như gà Đông Tảo, gà tre, gà đa cựa, gà Tiên Yên, vịt Bầu….việc đánh giá khả
năng sản xuất, tìm ra các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, công tác thú y phù hợp
ở các vùng sinh thái khác nhau và ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ
vào bảo tồn, gìn giữ nguồn gen quý hiếm này ở Việt Nam là rất cần thiết. Để có
thể đánh giá một cách tổng quát về khả năng sản xuất, xây dựng nguồn cung cấp
giống cho người chăn nuôi, xây dựng đàn hạt nhân phục vụ cho công tác lưu giữ
nguồn gen ở cấp quốc gia cần phải làm đồng bộ, cần có chính sách bảo tồn, lưu
giữ và phát triển.
Những luận giải
trên cho thấy, việc Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục tráng
và phát triển bền vững giống gà sáu ngón của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn nhằm
tạo sản phẩm chất lượng cao phục vụ đời sống Nhân dân, giữ được sự đa dạng nguồn
gen vật nuôi Việt Nam nói riêng, sự đa dạng sinh học và phát triển một nền nông
nghiệp sinh thái bền vững nói chung ở nước ta là vấn đề cấp thiết.
b) Mục
tiêu của nhiệm vụ
- Tạo được đàn
hạt nhân gà sáu ngón với quy mô 200 mái.
- Tạo được đàn
sản xuất gà sáu ngón với quy mô 300 mái.
- Tạo được đàn
thương phẩm gà sáu ngón với quy mô 1.500 con.
- Hoàn thiện
được quy trình chọn đàn hạt nhân, nhân giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo,
chăm sóc nuôi dưỡng và thú y phòng bệnh gà sáu ngón.
- Dự thảo được
tiêu chuẩn cơ sở đàn hạt nhân, đàn sản xuất và đàn thương phẩm gà sáu ngón.
- Mô hình bảo
tồn giống gà sáu ngón tại 10 hộ dân địa phương gắn kết nhau thành hợp tác sản
xuất và cung cấp trứng giống, gà giống cho khách hàng.
c) Nội
dung của nhiệm vụ
Nội dung 1:
Nghiên cứu phục tráng và bảo tồn giống gà sáu ngón của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng
Sơn
- Điều tra
tình hình chăn nuôi, cơ cấu đàn giống, phương thức chăn nuôi, khả năng sản xuất,
tình hình dịch bệnh của giống gà sáu ngón, xây dựng phương án và hỗ trợ xây dựng
mô hình bảo tồn giống gà sáu ngón tại 10 hộ dân tại địa phương.
- Hoàn thiện
quy trình nhân giống đàn gà sáu ngón bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Nội dung 2:
Nghiên cứu chọn lọc, xây dựng đàn hạt nhân gà sáu ngón của huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn
- Xây dựng
tiêu chuẩn đàn hạt nhân gà sáu ngón
+ Đặc điểm ngoại
hình.
+ Khả năng sản
xuất của đàn hạt nhân gà sáu ngón.
- Chọn lọc đàn
hạt nhân gà sáu ngón với quy mô 200 mái.
Nội dung 3:
Nghiên cứu xây dựng đàn sản xuất gà sáu ngón của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
- Xây dựng
tiêu chuẩn đàn sản xuất gà sáu ngón.
+ Đặc điểm ngoại
hình.
+ Khả năng sản
xuất của đàn sản xuất gà sáu ngón.
- Xây dựng đàn
sản xuất gà sáu ngón với quy mô 300 mái.
Nội dung 4:
Nghiên cứu xây dựng quy trình chăn nuôi gà sáu ngón của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng
Sơn
- Nghiên cứu xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà sáu ngón sinh sản
+ Nghiên cứu
xác định phương thức nuôi thích hợp gà sáu ngón sinh sản.
+ Nghiên cứu
xác định mức protein thích hợp trong khẩu phần ăn cho gà sáu ngón sinh sản.
+ Nghiên cứu
xác định mức năng lượng thích hợp trong khẩu phần ăn của gà sáu ngón sinh sản.
+ Xây dựng quy
trình chăm sóc nuôi dưỡng gà sáu ngón sinh sản
- Nghiên cứu
xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà sáu ngón thương phẩm
+ Nghiên cứu
xác định phương thức nuôi thích hợp gà sáu ngón thương phẩm.
+ Nghiên cứu
xác định mức protein thích hợp trong khẩu phần ăn của gà sáu ngón thương phẩm.
+ Nghiên cứu
xác định mức năng lượng thích hợp trong khẩu phần ăn của gà sáu ngón thương phẩm.
+ Xây dựng quy
trình chăm sóc nuôi dưỡng gà sáu ngón thương phẩm.
- Nghiên cứu
xây dựng quy trình an toàn sinh học và phòng bệnh bằng vắc- xin trong chăn nuôi
gà sáu ngón
+ Nghiên cứu
xây dựng quy trình phòng bệnh bằng vắc-xin cho đàn gà sáu ngón sinh sản và
thương phẩm.
+ Xây dựng quy
trình an toàn sinh học trong chăn nuôi gà sáu ngón sinh sản và thương phẩm
trong điều kiện các địa phương của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Nội dung 5:
Xây dựng mô hình chăn nuôi gà sáu ngón thương phẩm
Xây dựng 03 mô
hình đàn gà sáu ngón thương phẩm với quy mô 1500 con.
d) Sản
phẩm của nhiệm vụ
- Chọn tạo được đàn gà sáu ngón hạt nhân: 200 mái có đặc điểm ngoại
hình đặc trưng của giống, với các chỉ tiêu sản xuất cụ thể:
+ Năng xuất trứng
đạt ≥ 90 quả/mái/năm,
+ Tỷ lệ trứng
có phôi đạt ≥ 88%,
+ Tỷ lệ nở/phôi
đạt ≥ 80%.
+ Tỷ lệ gà con
mới nở loại 1 đạt ≥ 90%.
- Đàn gà sáu
ngón sản xuất: 300 mái, có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống gà 6 ngón, với
các chỉ tiêu sản xuất cụ thể:
+ Năng xuất trứng
đạt ≥ 80 quả/mái/năm,
+ Tỷ lệ trứng có
phôi đạt ≥ 90%,
+ Tỷ lệ nở/phôi
đạt ≥ 85%.
+ Tỷ lệ gà con
mới nở loại 1 đạt ≥ 90%.
- Đàn gà sáu
ngón thương phẩm: 1.500 con đảm bảo an toàn dịch bệnh và có hiệu quả kinh tế.
- Các kỹ thuật
về nhân giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; kỹ thuật về chăn nuôi, phòng
bệnh, an toàn sinh học gà 6 ngón của huyện Cao Lộc, Lạng Sơn: đầy đủ, xúc tích,
khoa học, dễ áp dụng và được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
- Mô hình bảo
tồn giống gà sáu ngón tại 10 hộ dân địa phương gắn kết nhau thành hợp tác sản
xuất và cung cấp trứng giống, gà giống cho khách hàng.
3.8. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục tráng và phát triển
bền vững sản phẩm gà Vạn Linh, Chi Lăng, Lạng Sơn
a) Sự cần
thiết của nhiệm vụ
Nghề chăn nuôi
gia cầm của Việt Nam có từ lâu đời với quy mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nuôi từ vài
con đến vài chục con chăn thả tự do. Bên cạnh gà Ri, vịt Bầu được nuôi phổ biến
khắp mọi miền đất nước do dễ nuôi, sức chống chịu cao, thịt thơm ngon, chịu khó
kiếm mồi, ở từng vùng còn có khá nhiều giống gia cầm khác như gà Hồ, gà Đông Cảo,
gà Mía, gà Tre, gà Chọi, gà Mèo, gà Lạc Thủy....(Trần Thanh Vân và cộng sự,
2015). Đến nay với sự phát triển của công nghệ chế biến thức ăn, thú y, giống,
kỹ thuật chăn nuôi... đã góp phần tạo dựng nên những trang trại có công suất lên
tới hàng trăm nghìn con/lứa, thúc đẩy ngành chăn nuôi của nước nhà tăng trưởng
bình quân 5%/năm (Trần Thanh Vân và cộng sự, 2015).
Mặc dù một số
giống gà công nghiệp và lông màu đã được nhập vào nước ta từ những năm 60 của
thế kỷ 20 nhưng cho đến nay mới chỉ được khoảng 30% tổng đàn gia cầm của cả nước,
70% số còn lại là gà địa phương. Sở dĩ gà địa phương chiếm tỷ lệ cao như vậy
trong tổng đàn bởi chúng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Với sự đa dạng
sinh học trong tập đoàn giống gia cầm địa phương như hiện nay cho thấy mức độ
phong phú về nguồn gen của vật nuôi của nước ta phù hợp với tiến trình phát triển
của dân tộc. Mỗi địa phương cũng như mỗi tộc người đều chọn lọc cho mình một hoặc
một nhóm đối tượng vật nuôi phù hợp với điều kiện ngoại cảnh và mang những đặc
trưng riêng của địa phương mình.
Đa số các giống
gà địa phương ở miền Bắc Việt Nam thường được người dân nuôi chăn thả tự do,
không được tiêm phòng vắc - xin, không được kiểm soát về công tác giống khiến tỷ
lệ chết cao, một phần do thời tiết, dịch bệnh và một phần bị đồng huyết. Trong
những năm gần đây bệnh cúm gia cầm vẫn lẻ tẻ xuất hiện, cùng với các bệnh truyền
nhiễm khác làm chết nhiều gà của người dân. Một số khác bị lai tạo với các giống
gà lông màu do các chương trình phát triển chăn nuôi của Nhà nước cung cấp nên
dẫn đến mất nguồn gen bản địa.
Gà vàng Vạn
Linh là giống gà bản địa từ lâu đã nổi tiếng với các đặc điểm như: lông vàng,
chân vàng, thịt thơm ngon…Những năm gần đây, giống gà vàng này ngày càng được
nhiều người biết đến, khách hàng gần xa ưa chuộng bởi chất lượng thịt và độ
thơm ngon của nó. Người chăn nuôi ở đây chỉ chăn gà bằng ngô, chuối, gà chủ
yếu thả đồi nên thịt gà săn chắc, có màu vàng nghê đẹp mắt và rất thơm ngon.
Tuy nhiên, do chưa áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật nên giống gà có độ
phân ly cao về màu lông, đồng huyết cao nên độ đồng đều thấp và năng suất sinh
sản, sinh trưởng còn nhiều hạn chế. Quy trình chăn nuôi chưa được tối ưu về
dinh dưỡng và phòng bệnh nên chứa đựng nhiều rủi ro nếu tăng quy mô đàn cho hộ
và địa phương.
Mặc dù đây là
giống gia cầm quý của địa phương nhưng thực tế cho đến nay các nghiên cứu về giống
gà này vẫn còn rất ít, các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, di truyền, kỹ
thuật chăn nuôi, công tác thú y…chưa được áp dụng đồng bộ nên mức độ phát triển
của đàn đến nay chưa được như mong đợi. Cũng giống như các giống gia cầm bản địa
khác như gà Đông Tảo, gà Tre, gà đa cựa, gà Tiên Yên,…việc đánh giá khả năng sản
xuất, tìm ra các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, công tác thú y phù hợp ở các
vùng sinh thái khác nhau và ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào bảo
tồn, gìn giữ nguồn gen quý hiếm này ở Việt Nam là rất cần thiết.
Thực tế từ sản
xuất cho thấy: đặc điểm ngoại hình và sản xuất của gà Vạn Linh biểu hiện sự pha
tạp, cận huyết, đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất, chất lượng của sản
phẩm. Điều đó cho thấy mức độ đầu tư cho công tác giống chưa được đầu tư đồng bộ.
Những luận giải
trên cho thấy, việc “Chọn giống và hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà bố mẹ,
gà thịt thương phẩm nhằm nâng cao giá trị, phát triển bền vững thương hiệu gà Vạn
Linh, Chi Lăng, Lạng Sơn” nhằm tạo sản phẩm chất lượng cao phục vụ người
tiêu dùng, từ đó nâng cao giá trị, phát triển bền vững sản phẩm gà thịt Vạn
Linh, bảo tồn sự đa dạng và sử dụng hiệu quả nguồn gen cho phát triển nông nghiệp
sinh thái bền vững nói chung ở nước ta là vấn đề cấp thiết.
b) Mục
tiêu của nhiệm vụ
- Đánh giá hiện trạng sản xuất gà Vạn Linh và đề xuất giải pháp nâng cao
giá trị và phát triển bền vững sản phẩm gà Vạn Linh.
- Phục tráng
giống theo hướng ổn định sự đồng nhất về ngoại hình và nâng cao năng suất sinh
sản và sản xuất thịt của gà Vạn Linh.
- Nghiên cứu bổ
sung và hoàn thiện kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học cho chăn nuôi gà bố mẹ,
gà thương phẩm thịt Vạn Linh;
- Xây dựng mô
hình chăn nuôi an toàn, nâng cao giá trị, phát triển bền vững sản phẩm gà thịt
Vạn Linh.
c) Nội
dung của nhiệm vụ
Nội dung 1:
Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu bảo tồn giống gà Vạn Linh của huyện Chi Lăng,
tỉnh Lạng Sơn
- Điều tra
tình hình chăn nuôi, cơ cấu đàn giống, phương thức chăn nuôi, khả năng sản xuất,
tình hình dịch bệnh của giống gà Vạn Linh tại huyện Chi Lăng.
- Xây dựng
phương án và hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tồn giống gà Vạn Linh tại 10 hộ dân địa
phương.
Nội dung 2:
Nghiên cứu phục tráng, chọn lọc, xây dựng đàn hạt nhân gà Vạn Linh của huyện
Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
- Xây dựng
tiêu chuẩn đàn hạt nhân gà Vạn Linh:
+ Đặc điểm ngoại
hình.
+ Nâng cao khả
năng sản xuất giống, thịt của đàn hạt nhân gà Vạn Linh.
- Chọn lọc đàn
hạt nhân gà Vạn Linh với quy mô 200 mái.
Nội dung 3:
Nghiên cứu xây dựng mô hình đàn gà Vạn Linh bố mẹ của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng
Sơn
- Xây dựng
tiêu chuẩn đàn gà Vạn Linh bố mẹ:
+ Đặc điểm ngoại
hình.
+ Khả năng sản
xuất của đàn gà Vạn Linh bố mẹ.
- Xây dựng mô
hình nuôi gà bố mẹ, quy mô 300 - 500 mái/mô hình, với tổng đàn gà Vạn Linh bố mẹ
là 2.000 mái.
Nội dung 4:
Nghiên cứu xây dựng quy trình chăn nuôi gà Vạn Linh của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng
Sơn
- Nghiên cứu
xây dựng quy trình chăn nuôi gà Vạn Linh
+ Nghiên cứu
xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà Vạn Linh sinh sản.
+ Nghiên cứu
xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà Vạn Linh thương phẩm.
- Nghiên cứu
xây dựng quy trình an toàn sinh học và phòng bệnh bằng vắc- xin trong chăn nuôi
gà Vạn Linh
+ Nghiên cứu
xây dựng quy trình phòng bệnh bằng vắc-xin cho đàn gà Vạn Linh sinh sản và
thương phẩm.
+ Xây dựng quy
trình an toàn sinh học trong chăn nuôi gà Vạn Linh sinh sản và thương phẩm
trong điều kiện các địa phương của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Nội dung 5:
Xây dựng mô hình chăn nuôi gà Vạn Linh thương phẩm thịt
Xây dựng mô
hình đàn gà Vạn Linh thương phẩm thịt tại 10 hộ với quy mô 300 - 500 con/hộ, tổng
số 4.000 con.
Nội dung 6:
Xây dựng thương hiệu cho gà thịt Vạn Linh.
d) Sản
phẩm của nhiệm vụ
- Chọn tạo được đàn gà Vạn Linh hạt nhân: 200 mái có đặc điểm ngoại
hình đặc trưng của giống, với các chỉ tiêu sản xuất cụ thể:
+ Năng xuất trứng
đạt ≥ 90 quả/mái/năm.
+ Tỷ lệ trứng
có phôi đạt ≥ 88%.
+ Tỷ lệ nở/phôi
đạt ≥ 80%.
+ Tỷ lệ gà con
mới nở loại 1 đạt ≥ 90%.
- Đàn gà Vạn
Linh bố mẹ: 2000 mái, có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống gà Vạn Linh, với
các chỉ tiêu sản xuất cụ thể:
+ Năng xuất trứng
đạt ≥ 95 quả/mái/năm.
+ Tỷ lệ trứng
có phôi đạt ≥ 90%.
+ Tỷ lệ nở/phôi
đạt ≥ 85%.
+Tỷ lệ gà con
mới nở loại 1 đạt ≥ 90%.
- Trạm ấp trứng
nhân tạo tại xã Vạn Linh phục vụ ấp dịch vụ và cung cấp giống cho Vạn Linh và địa
phương lân cận.
- Đàn gà Vạn
Linh thương phẩm: 4.000 con đảm bảo an toàn dịch bệnh và có hiệu quả kinh tế.
- Các quy
trình kỹ thuật về chăn nuôi, phòng bệnh, an toàn sinh học gà Vạn Linh bố mẹ và
thương phẩm của huyện Chi Lăng, Lạng Sơn: đầy đủ, xúc tích, khoa học, dễ áp dụng
và được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
- Mô hình bảo
tồn giống gà Vạn Linh tại 10 hộ dân địa phương gắn kết nhau thành hợp tác sản
xuất và cung cấp trứng giống, gà giống cho khách hàng.
4. Các chỉ tiêu cần đạt của chương trình
4.1. Đối
với nhóm 3 loại cây ăn quả và lấy hạt (Hồng Vành Khuyên, Quýt, Dẻ)
- Chọn lọc được
30 - 45 cây ưu tú.
- Chỉ tiêu sản
phẩm OCOP: Quýt, Hồng Vành Khuyên, Dẻ duy trì bền vững tiêu chí OCOP hạng 4
sao.
- Nghiên cứu
hoàn thiện được 8 kỹ thuật.
- Xây dựng 05
mô hình vườn giống gốc quy mô 0,3 ha/mô hình.
- Mô hình trồng
mới theo hướng hàng hóa: 10 - 15 ha/mô hình; tỷ lệ sống đạt ≥ 90%; đúng giống
100%.
- Mô hình thâm
canh tăng năng suất, chất lượng: trung bình quy mô 10 - 15 ha/mô hình; năng suất
tăng 15 - 20% so với mô hình phổ biến của người dân.
- Xây dựng 03
mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Tập huấn ≥
300 lượt người dân về kỹ thuật sản xuất Hồng; Dẻ và Quýt.
- Hiệu quả
kinh tế tăng ít nhất 20% so với trước khi áp dụng khoa học công nghệ.
4.2. Đối
với cây Chè
- Nghiên cứu
hoàn thiện 3 quy trình.
- Xây dựng 04 mô
hình: 01 mô hình nhân giống 0,3 ha/mô hình, công suất ≥ 5.000 cây/năm; mô hình
trồng mới 5 - 10 ha, tỷ lệ sống ≥ 90%; mô hình sản xuất thâm canh 15 - 20 ha,
năng suất tăng 15 - 20%.
- Tập huấn 120
lượt người.
- Duy trì bền
vững các tiêu chí sản phẩm OCOP hạng 4 sao, 5 sao.
- Hiệu quả
kinh tế tăng ít nhất 10 - 15% so với trước khi áp dụng khoa học công nghệ của
chương trình.
4.3. Đối
với cây có củ (khoai lang)
- Hoàn thiện
được 03 quy trình kỹ thuật.
- Duy trì và
phát triển bền vững giống khoai lang bản địa; chọn lọc và bổ sung được 2 - 3 giống
khoai lang có năng suất chất lượng tốt.
- Năng suất
tăng 15 - 20% so với mô hình trồng phổ biến, hiệu quả kinh tế tăng 10 - 15%.
- Xây dựng mô
hình thâm canh khoai lang theo hướng hàng hóa quy mô 10 ha (05 ha giống bản địa;
05 ha giống mới); mô hình chế biến một số sản phẩm từ khoai lang Lộc Bình.
- Duy trì bền
vững các tiêu chí sản phẩm hạng 4 sao.
- Tập huấn và
chuyển giao công nghệ cho 120 lượt người dân.
4.4. Đối
với cây lương thực: giống lúa Bao Thai Hồng
- Xây dựng và
hoàn thiện 02 quy trình kỹ thuật.
- Xây dựng 02
mô hình (01 mô hình sản xuất giống, 01 mô hình thâm canh), quy mô 15 - 20 ha.
- Giá trị lúa
thương phẩm tăng 15 - 20% so với mô hình cũ.
- Giống lúa, 100%
đúng giống, không lẫn tạp, kháng sâu bệnh tốt.
- Tập huấn 100
lượt người dân.
- Duy trì bền
vững các tiêu chí sản phẩm hạng 4 sao.
4.5. Vật
nuôi: gà sáu ngón; gà Vạn Linh; gà dưới tán hồi
- Hoàn thiện
được 04 quy trình chăn nuôi gà.
- Gà mái hạt
nhân 500 - 1.000 con.
- Gà mái sản
xuất 5.000 - 10.000 con.
- Tỷ lệ đẻ đạt
90 - 95%.
- 01 mô hình bảo
tồn giống tại 20 hộ dân (gà 6 ngón 10 hộ; gà Vạn Linh 10 hộ).
- 03 Mô hình
chăn nuôi gà hàng hóa: 9.500 - 10.000 con.
- Duy trì bền
vững các tiêu chí sản phẩm OCOP hạng 4 sao.
- Tập huấn cho
200 lượt người dân.
5. Thời gian và kế hoạch dự kiến thực hiện
Thời gian thực
hiện chương trình 5 năm (từ năm 2021 đến năm 2025).
6. Cơ quan chủ trì triển khai thực hiện chương trình
6.1. Cơ
quan quản lý chương trình: Sở Khoa học và Công
nghệ.
6.2. Các
cơ quan thực hiện Chương trình: tuyển chọn các
tổ chức, cá nhân đủ năng lực thực hiện đối với từng nhiệm vụ cụ thể.
7. Dự kiến nhu cầu kinh phí: 20 tỷ đồng.
7.1.
Kinh phí Ngân sách nhà nước: dự kiến 16 tỷ đồng,
nguồn gồm:
- Kinh phí thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới để thực hiện Đề án Chương
trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm.
- Nguồn kinh
phí khác.
7.2.
Kinh phí đối ứng của doanh nghiệp và người dân: dự kiến 4 tỷ đồng.
8. Dự kiến tác động của Chương trình đối với phát triển kinh tế - xã
hội và phát triển khoa học và công nghệ trong ngành và lĩnh vực
8.1.
Kinh tế - xã hội
- Tác động
khoa học và công nghệ làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hoàn thiện và
nâng cấp các tiêu chí (nhóm tiêu chí sản phẩm) đủ điều kiện, lập hồ sơ công nhận
sản phẩm OCOP của tỉnh là giải pháp khả thi, phát triển bền vững các sản phẩm
chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm tiềm năng của tỉnh theo chuỗi giá trị, nâng
cao thu nhập cho người dân và doanh nghiệp.
- Ứng dụng
khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển các ngành nghề truyền thống, giữ gìn
và phát triển nét văn hóa làng bản, góp phần tích cực hoàn thành các chỉ tiêu
xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới kiểu mẫu.
- Giải quyết
việc làm cho người dân nông thôn.
- Hiệu quả
kinh tế các mô hình dự kiến:
+ Sau khi được
công nhận là sản phẩm OCOP, giá trị sản phẩm tăng 10 - 20% so với giá trị sản
phẩm khi chưa được công nhận.
+ Năng suất sản
phẩm thuộc Chương trình tăng 10 - 15%.
+ Giá trị sản
phẩm tăng 10 - 15%.
- Duy trì, khai
thác có hiệu quả phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương.
- Giải quyết
việc làm cho người dân nông thôn.
- Góp phần đảm
bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự khu vực nông thôn.
8.2. Tác
động đến các ngành liên quan
- Thúc đẩy
phát triển các ngành: nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề,...
theo hướng sản xuất hàng hóa, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với từng sản phẩm.
- Thúc đẩy
phát triển ngành du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng kết hợp với bảo tồn văn
hóa truyền thống của làng, bản.
- Thúc đẩy
phát triển ngành sinh học nông nghiệp, bảo tồn nguồn gen.
- Thúc đẩy
giao lưu thương mại trong và ngoài nước.
8.3. Tác
động môi trường
- Khai thác có
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
- Tác động khoa
học và công nghệ sản xuất nông sản an toàn, góp phần cải thiện cảnh quan, môi
trường nông thôn./.
DANH MỤC
CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Đơn vị tính: triệu đồng.
STT
|
Tên nhiệm vụ
|
Thời gian thực hiện
|
Kinh phí dự kiến từ NSNN
|
Phương thức thực hiện
|
1
|
Nghiên cứu ứng
dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững sản phẩm Hồng
Vành Khuyên.
|
36 tháng
|
2.500
|
Tuyển chọn
|
2
|
Nghiên cứu ứng
dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững sản phẩm
Quýt Tràng Định.
|
36 tháng
|
2.500
|
Tuyển chọn
|
3
|
Nghiên cứu ứng
dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững sản phẩm hạt
dẻ tại thành phố Lạng Sơn.
|
36 tháng
|
2.500
|
Tuyển chọn
|
4
|
Nghiên cứu ứng
dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững sản phẩm
chè dưới tán hồi tại huyện Bình Gia.
|
36 tháng
|
2.500
|
Tuyển chọn
|
5
|
Nghiên cứu ứng
dụng khoa học và công nghệ phát triển bền vững giống khoai lang bản địa và trồng
thử nghiệm một số giống khoai lang mới trên địa bàn huyện Lộc Bình.
|
24 tháng
|
1.500
|
Tuyển chọn
|
6
|
Nghiên cứu ứng
dụng khoa học và công nghệ phục tráng, xây dựng mô hình nhân giống, thâm canh
và xây dựng thương hiệu cho giống lúa Bao Thai Hồng.
|
24 tháng
|
1.500
|
Tuyển chọn
|
7
|
Nghiên cứu
và ứng dụng khoa học công nghệ phục tráng và phát triển bền vững nguồn gen gà
sáu ngón của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
|
24 tháng
|
1.500
|
Tuyển chọn
|
8
|
Nghiên cứu, ứng
dụng khoa học công nghệ phục tráng và phát triển bền vững sản phẩm gà Vạn
Linh, Chi Lăng, Lạng Sơn.
|
24 tháng
|
1.500
|
Tuyển chọn
|
|
Tổng cộng
|
|
16.000
|
|