Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1496/QĐ-TTg 2022 đổi tên Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam

Số hiệu: 1496/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Bình Minh
Ngày ban hành: 30/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1496/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐỔI TÊN PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THÀNH LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật quy định quyền lập hội ngày 20 tháng 5 năm 1957;

Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đổi tên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thành Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Điều 2. Phê duyệt Điều lệ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII nhiệm kỳ 2021 - 2026 thông qua ngày 31 tháng 12 năm 2021.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2177/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ: PL, ĐMDN, KTTH;
- Lưu: VT, TCCV (2b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Bình Minh

ĐIỀU LỆ

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
(Kèm theo Quyết định số 1496/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương I

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tên gọi, biểu tượng

1. Tên tiếng Việt: Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

2. Tên tiếng Anh: Vietnam Chamber of Commerce and Industry.

3. Tên viết tắt: VCCI.

4. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có biểu tượng riêng, được đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam (sau đây gọi chung là cộng đồng doanh nghiệp) nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với nước ngoài trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Địa vị pháp lý, trụ sở

1. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có con dấu, tài khoản riêng.

2. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đặt trụ sở chính tại Hà Nội.

Điều 4. Phạm vi, nguyên tắc tổ chức hoạt động

1. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoạt động trên phạm vi toàn quốc, theo pháp luật về hội, pháp luật liên quan và theo Điều lệ này.

2. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau:

a) Tự nguyện, tự quản, không vì mục đích lợi nhuận;

b) Hiệp thương dân chủ;

c) Bình đẳng, công khai, minh bạch;

d) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ này.

Chương II

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Điều 5. Chức năng

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có các chức năng sau:

1. Đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế; hướng dẫn và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với Nhà nước, xã hội.

2. Thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp; xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học - công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Điều 6. Nhiệm vụ

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có các nhiệm vụ sau:

1. Tập hợp, nghiên cứu thực trạng và kiến nghị với Đảng và Nhà nước các vấn đề về pháp luật, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định; tổ chức các diễn đàn, đối thoại, các cuộc tiếp xúc, làm đầu mối liên kết các doanh nghiệp, làm cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với các cơ quan Đảng, Nhà nước và với các tổ chức có liên quan khác ở trong và ngoài nước để phối hợp triển khai, trao đổi thông tin, ý kiến và đề xuất các giải pháp xử lý vướng mắc, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và quan hệ lao động.

2. Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh và quan hệ lao động dưới các hình thức khác nhau theo quy định của pháp luật.

3. Là đầu mối tập hợp thông tin, ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức và tham gia quá trình tham vấn với các đoàn đàm phán về kinh tế, thương mại; tham gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình đàm phán, ký kết, gia nhập, phê chuẩn, thực thi các điều ước quốc tế có liên quan tới kinh tế, thương mại, lao động; hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thực thi các điều ước quốc tế về kinh tế, thương mại, lao động mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tham gia tổ chức các đoàn doanh nghiệp tháp tùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước; thúc đẩy quan hệ hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp lớn có vai trò chi phối trong chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực; tổ chức các Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp các nước và các hoạt động xúc tiến khác nhằm mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư quốc tế.

4. Thực hiện vai trò của tổ chức đại diện ở trung ương của người sử dụng lao động Việt Nam tham gia vào các thiết chế ba bên về quan hệ lao động, hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng và liên kết tổ chức của người sử dụng lao động ở cấp ngành và địa phương; phối hợp với các tổ chức đại diện người lao động và các cơ quan, đơn vị hữu quan để hỗ trợ doanh nghiệp, người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định theo quy định của pháp luật.

5. Tiến hành các hoạt động để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cộng đồng doanh nghiệp trong các quan hệ kinh doanh trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật; tư vấn và tham gia hỗ trợ giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp với các cơ quan quản lý trong quá trình kinh doanh và thực thi pháp luật.

6. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tư vấn thực thi chính sách, pháp luật; phổ biến, cung cấp, hỗ trợ thông tin kinh doanh, khoa học kỹ thuật cho cộng đồng doanh nghiệp.

7. Tổ chức vận động cộng đồng doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội, xây dựng đạo đức và văn hóa kinh doanh, bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động xã hội khác liên quan tới hoạt động của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.

8. Hỗ trợ việc thành lập, phối hợp nâng cao năng lực hoạt động và liên kết các hiệp hội doanh nghiệp trong cả nước.

9. Hợp tác với các tổ chức, đơn vị hữu quan trong nước; hợp tác với các tổ chức của cộng đồng doanh nghiệp ở nước ngoài, ký, thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật.

10. Tổ chức đào tạo để phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh cho các doanh nhân, xây dựng đội ngũ doanh nhân năng động, hiệu quả.

11. Tiến hành các hoạt động nhằm triển khai, hỗ trợ xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm quốc gia và nâng cao uy tín hàng hóa, dịch vụ, cộng đồng doanh nghiệp và môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

12. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực phát triển; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh doanh và đầu tư ở trong và ngoài nước thông qua các biện pháp như: kết nối và giới thiệu đối tác thương mại, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư khác ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

13. Tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm, triển khai, chuyển giao các mô hình kinh doanh mới hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp; thực hiện các đề tài, nghiên cứu, điều tra về năng lực cạnh tranh, lao động và các nội dung khác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.

14. Chủ trì hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động tôn vinh, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị, cá nhân có đóng góp lớn vào sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế theo quy định của pháp luật.

15. Hỗ trợ đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và ở nước ngoài theo quy định.

16. Cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; xác nhận các trường hợp bất khả kháng và chứng nhận, xác nhận các giấy tờ cần thiết khác trong hoạt động thương mại theo yêu cầu tự nguyện của các bên trong giao dịch hoặc theo yêu cầu, ủy quyền của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở trong và ngoài nước.

17. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài nước giải quyết bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải hoặc trọng tài phù hợp với quy định của pháp luật.

18. Thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động khác theo quy định của pháp luật hoặc khi được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền.

Chương III

HỘI VIÊN

Điều 7. Điều kiện và cơ cấu hội viên

1. Hội viên của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam bao gồm các tổ chức và cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều này, tán thành Điều lệ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tự nguyện tham gia và được kết nạp hoặc mời theo Điều lệ này và quy định của Liên đoàn.

2. Hội viên của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam bao gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:

a) Hội viên chính thức là các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp (hiệp hội ngành nghề có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hiệp hội, hội doanh nghiệp khác), tổ chức kinh tế, tổ chức nghề nghiệp phục vụ hoạt động kinh doanh có đăng ký và hoạt động hợp pháp ở Việt Nam, đáp ứng đủ các điều kiện làm hội viên chính thức theo quy định của pháp luật về hội;

b) Hội viên liên kết là các doanh nghiệp, tổ chức khác có đăng ký và hoạt động hợp pháp ở Việt Nam không đủ điều kiện làm hội viên chính thức theo quy định tại điểm a Khoản này;

c) Hội viên danh dự là các công dân, tổ chức Việt Nam có đóng góp đặc biệt vào việc thực hiện nhiệm vụ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Điều 8. Quyền của hội viên

1. Hội viên chính thức có các quyền sau:

a) Tham dự hội nghị hội viên ở các khu vực;

b) Tham dự Đại hội nếu được hội nghị hội viên hiệp thương cử;

c) Biểu quyết hoặc bỏ phiếu ở Đại hội (đối với hội viên là đại biểu chính thức dự Đại hội);

d) Được đề cử hoặc ứng cử vào Ban Chấp hành;

đ) Đề xuất với Đại hội, Ban Chấp hành, Ban Thường trực về hoạt động của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và những vấn đề về chính sách, pháp luật kinh tế và môi trường kinh doanh;

e) Yêu cầu Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm hại;

g) Được hưởng dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, đầu tư, quảng bá hình ảnh, đào tạo và các loại dịch vụ, hỗ trợ khác mà Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cung cấp với điều kiện ưu tiên, ưu đãi hoặc miễn phí;

h) Được khen thưởng theo quy định của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

i) Thôi là hội viên của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nếu xét thấy không thể hoặc không muốn tiếp tục tham gia.

2. Hội viên liên kết và hội viên danh dự có tất cả các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các điểm c và d.

Điều 9. Nghĩa vụ của hội viên

1. Hội viên chính thức và hội viên liên kết có những nghĩa vụ sau:

a) Đóng phí gia nhập và hội phí theo quy định của Ban Chấp hành;

b) Thực hiện nghị quyết, quyết định của Đại hội và Ban Chấp hành;

c) Tham dự các cuộc họp do Ban Chấp hành triệu tập hoặc mời;

d) Đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để cùng thực hiện tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

đ) Bảo vệ uy tín của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, không nhân danh Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong các hoạt động, giao dịch trừ khi được Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ủy quyền bằng văn bản;

e) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

2. Hội viên liên kết theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Điều lệ này và hội viên danh dự có tất cả các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này trừ điểm a.

Điều 10. Thủ tục kết nạp hội viên

1. Ban Thường trực xét và quyết định kết nạp hội viên chính thức và hội viên liên kết.

2. Theo đề nghị của Ban Thường trực, Ban Chấp hành quyết định về việc mời hội viên danh dự của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

3. Trường hợp bị từ chối, tổ chức, cá nhân liên quan có thể khiếu nại lên Ban Kiểm tra. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban Kiểm tra, tổ chức, cá nhân có thể khiếu nại tiếp lên Đại hội. Quyết định Đại hội là quyết định cuối cùng.

Điều 11. Thời điểm trở thành hội viên

Các tổ chức, cá nhân là hội viên của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kể từ thời điểm được Ban Thường trực ra quyết định kết nạp (đối với hội viên chính thức và hội viên liên kết) hoặc kể từ thời điểm tổ chức, cá nhân đó chấp nhận quyết định mời tham gia của Ban Chấp hành (đối với hội viên danh dự).

Điều 12. Chấm dứt tư cách hội viên

1. Tư cách hội viên Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chấm dứt nếu hội viên đó:

a) Bị đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động;

b) Giải thể hoặc phá sản;

c) Chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;

d) Bị kết án hình sự;

đ) Không còn đáp ứng đủ các điều kiện của hội viên Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo quy định tại Điều 7 Điều lệ này và pháp luật về hội;

e) Tự nguyện thôi làm hội viên của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

2. Hội viên Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam bị tước tư cách hội viên theo quyết định của Ban Thường trực trong những trường hợp sau:

a) Không thực hiện đúng các quy định, nghị quyết của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

b) Hoạt động trái với mục đích của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, gây tổn hại đến uy tín hoặc tài chính của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

3. Tổ chức, cá nhân bị tước tư cách hội viên theo khoản 2 Điều này có quyền khiếu nại lên Ban Kiểm tra. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban Kiểm tra, tổ chức, cá nhân có thể khiếu nại tiếp lên Đại hội. Quyết định Đại hội là quyết định cuối cùng.

Trường hợp hội viên tự nguyện thôi làm hội viên của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo điểm đ khoản 1 Điều này thì phải gửi văn bản thông báo chính thức cho Ban Thường trực về việc này.

Trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, tư cách hội viên của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đương nhiên chấm dứt.

Điều 13. Các vấn đề khác liên quan tới tư cách hội viên

1. Các hội viên của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thể chuyển đổi tư cách hội viên nếu đáp ứng đủ các điều kiện của hình thức hội viên muốn chuyển đổi theo Điều lệ này và quy định của pháp luật.

Hội viên của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có nhu cầu chuyển đổi tư cách hội viên phải gửi đề nghị bằng văn bản đến Ban Thường trực. Ban Thường trực quyết định việc công nhận tư cách hội viên mới đối với trường hợp chuyển đổi sang hội viên chính thức hoặc hội viên liên kết. Ban Thường trực đề nghị để Ban Chấp hành quyết định việc chuyển đổi sang hội viên danh dự.

2. Tổ chức mới được thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên, sắp xếp lại tổ chức là hội viên thì tổ chức mới đương nhiên là hội viên của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nếu có đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 Điều lệ này sau khi thông báo bằng văn bản cho Ban Thường trực về việc này.

3. Hội viên của các hiệp hội doanh nghiệp là hội viên chính thức của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đương nhiên là hội viên liên kết của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Điều lệ này, không có phản đối và Điều lệ của hiệp hội doanh nghiệp liên quan không có quy định khác.

Chương IV

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG

Điều 14. Cơ cấu tổ chức

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam bao gồm các cơ quan sau:

1. Đại hội Đại biểu toàn quốc (gọi tắt là Đại hội).

2. Ban Chấp hành.

3. Ban Thường trực.

4. Ban Kiểm tra.

5. Các đơn vị chuyên trách; các chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước; các tổ chức trực thuộc; các tổ chức khác do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Đại hội

1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ do Ban Chấp hành triệu tập 05 năm một lần. Đại hội bất thường do Ban Chấp hành triệu tập theo quyết định của Ban Chấp hành hoặc theo đề nghị của trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức.

2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức đại hội đại biểu, và hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức tham dự.

3. Đại hội bao gồm các đại biểu chính thức do hội nghị hội viên các khu vực bầu ra trong số các hội viên chính thức, các đại biểu chính thức theo quy định tại khoản 4 Điều này, một số đại biểu chính thức là cán bộ chuyên trách của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và đại biểu chỉ định do Ban Chấp hành quyết định mời nếu cần thiết. Số lượng và cơ cấu đại biểu do Ban Chấp hành quyết định theo tỷ lệ hội viên ở các khu vực.

4. Các thành viên Ban Chấp hành nhiệm kỳ liền trước đương nhiên là đại biểu chính thức tại Đại hội nhiệm kỳ tiếp liền sau.

Điều 16. Nhiệm vụ của Đại hội

1. Đại hội nhiệm kỳ có nhiệm vụ:

a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ đã qua, phương hướng và nhiệm vụ hoạt động của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong nhiệm kỳ sắp tới, các báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và báo cáo tài chính nhiệm kỳ liền trước;

b) Thảo luận và thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ, đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

c) Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra;

d) Thảo luận và quyết định các vấn đề khác về công tác của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và của các hội viên;

đ) Thông qua nghị quyết Đại hội;

e) Các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền của Đại hội.

2. Đại hội bất thường có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề về tổ chức và hoạt động của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vượt quá thẩm quyền của Ban Chấp hành.

Điều 17. Triệu tập Đại hội

1. Khi triệu tập Đại hội nhiệm kỳ, Ban Chấp hành phải công bố chương trình nghị sự, dự thảo các văn kiện, quyết định về số lượng và cơ cấu đại biểu và hướng dẫn hội viên bầu đại biểu ít nhất là 30 ngày trước ngày Đại hội.

2. Ban Thường trực tổ chức hội nghị hội viên tại các khu vực để thảo luận dự thảo các văn kiện và bầu đại biểu dự Đại hội ít nhất là 15 ngày trước ngày Đại hội.

3. Việc triệu tập Đại hội bất thường và chương trình nghị sự phải được công bố ít nhất là 15 ngày trước ngày Đại hội. Đại biểu Đại hội bất thường là những đại biểu được bầu đi dự Đại hội nhiệm kỳ liền trước đó.

Điều 18. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội

1. Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hình thức biểu quyết cụ thể do Đại hội quyết định.

2. Nghị quyết, quyết định của Đại hội được thông qua khi được trên 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt biểu quyết thông qua trừ các vấn đề quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Nghị quyết, quyết định của Đại hội về một trong những vấn đề dưới đây chỉ được thông qua khi được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số đại biểu chính thức có mặt biểu quyết thông qua và số đại biểu biểu quyết thông qua đó phải trên 1/2 (một phần hai) tổng số đại biểu chính thức được bầu đi dự Đại hội:

a) Sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ;

b) Xét, giải quyết khiếu nại về việc từ chối công nhận hội viên theo quy định tại Điều 10 Điều lệ này;

c) Xét, giải quyết khiếu nại việc tước tư cách hội viên theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Điều lệ này;

d) Đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và thanh lý tài sản của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Điều 19. Ban Chấp hành

1. Ban Chấp hành do Đại hội bầu trong số các đại biểu chính thức của Đại hội như quy định tại Điều 15 Điều lệ này, bao gồm các đại diện hội viên chính thức và các cán bộ chuyên trách của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Ban Chấp hành lãnh đạo mọi hoạt động của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội.

2. Số lượng thành viên của Ban Chấp hành do Đại hội quyết định, trong đó bảo đảm phải có ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên là đại diện hội viên chính thức. Trong quá trình hoạt động, số lượng thành viên Ban Chấp hành có thể được bổ sung thêm theo quyết định của Ban Chấp hành nhưng không vượt quá 30% số lượng thành viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.

3. Ban Chấp hành gồm:

a) Chủ tịch;

b) Các Phó Chủ tịch;

c) Tổng Thư ký;

d) Các ủy viên.

Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký là các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, được Ban Chấp hành bầu ra trong số thành viên Ban Chấp hành.

4. Thành viên của Ban Chấp hành có thể bị miễn nhiệm trước thời hạn theo quyết định của Đại hội bất thường hoặc nếu được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên Ban Chấp hành biểu quyết thông qua.

5. Trong trường hợp thành viên Ban Chấp hành là cán bộ chuyên trách của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vì những lý do khác nhau không thể tiếp tục nhiệm vụ khi nhiệm kỳ chưa kết thúc thì Ban Thường trực sẽ đề cử để bầu người thay thế.

Trong trường hợp thành viên Ban Chấp hành là đại diện hội viên chính thức của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nghỉ hưu, bị đình chỉ công tác hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục nhiệm vụ khi nhiệm kỳ chưa kết thúc thì tổ chức có người đại diện đó phải thông báo cho Ban Thường trực và có quyền đề cử người khác thay thế trong vòng 30 ngày sau khi xảy ra tình huống trên. Nếu tổ chức có người đại diện đó không đề cử người thay thế trong thời gian trên, Ban Thường trực sẽ đề cử người thay thế.

Người được Ban Thường trực đề cử thay thế chỉ được công nhận là thành viên Ban Chấp hành với sự chấp thuận của trên 1/2 (một phần hai) tổng số thành viên Ban Chấp hành theo một trong các phương thức ra quyết định quy định tại Điều 21.

Điều 20. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành

Ban Chấp hành có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Nghiên cứu và đề ra những công việc và biện pháp cần thiết để thực hiện Nghị quyết của Đại hội.

2. Quyết định chương trình công tác và kế hoạch ngân sách hàng năm của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, quy định về các vấn đề liên quan đến hội phí.

3. Quyết định việc thành lập, hoạt động và giải thể các hội đồng, ủy ban của Ban Chấp hành.

4. Bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, cử Ban Thường trực; bầu bổ sung thành viên Ban Chấp hành, thành viên Ban Kiểm tra của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

5. Giám sát hoạt động của Ban Thường trực.

6. Chuẩn bị nội dung và các vấn đề tổ chức cho Đại hội nhiệm kỳ và bất thường.

7. Quyết định mời các tổ chức, cá nhân tham gia các ủy ban của Ban Chấp hành, mời hội viên danh dự của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

8. Quyết định việc thay thế, bầu bổ sung, miễn nhiệm, bãi nhiễm thành viên Ban Chấp hành giữa hai kỳ Đại hội theo quy định tại các khoản 2, 4, 5 Điều 19 Điều lệ này.

9. Quyết định việc thay thế, bầu bổ sung, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban Kiểm tra giữa hai kỳ Đại hội theo quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra.

10. Xem xét những ý kiến, kiến nghị của hội viên, chuẩn bị những thông tin, kiến nghị gửi tới các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác.

Điều 21. Hoạt động của Ban Chấp hành

1. Ban Chấp hành họp ít nhất 06 tháng một lần theo giấy mời do Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam gửi trước ít nhất 07 ngày làm việc. Cuộc họp của Ban Chấp hành được tổ chức hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) số thành viên Ban Chấp hành tham dự.

2. Ban Chấp hành thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Các quyết định của Ban Chấp hành chỉ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số thành viên Ban Chấp hành biểu quyết thông qua. Riêng quyết định triệu tập Đại hội bất thường phải nhận được biểu quyết thông qua của ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên Ban Chấp hành.

3. Căn cứ Điều lệ, Nghị quyết, quyết định của Đại hội, Ban Chấp hành quy định quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường trực và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Trừ trường hợp có quy định khác trong Điều lệ này, các thành viên Ban Chấp hành chỉ được nhân danh Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong các hoạt động, giao dịch khi được Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ủy quyền bằng văn bản.

Điều 22. Ban Thường trực

1. Ban Thường trực do Ban Chấp hành cử trong số các thành viên của Ban Chấp hành là cán bộ chuyên trách của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Ban Thường trực gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch chuyên trách, Tổng Thư ký và các Ủy viên Ban Thường trực.

2. Ban Thường trực là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành, trực tiếp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam giữa hai kỳ họp của Ban Chấp hành.

3. Ban Thường trực có các nhiệm vụ sau:

a) Tổ chức thực hiện Nghị quyết, quyết định của Đại hội và Ban Chấp hành;

b) Điều hành, triển khai công việc thường xuyên của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm các Phó Tổng Thư ký, lãnh đạo các đơn vị chuyên trách, các chi nhánh, văn phòng đại diện, tổ chức trực thuộc, các tổ chức khác của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; giám sát hoạt động của các tổ chức của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

c) Quyết định thành lập các đơn vị chuyên trách, các tổ chức của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; quyết định thành lập các hội đồng, Ủy ban, trung tâm, diễn đàn chuyên ngành, chuyên đề của Ban Thường trực;

d) Căn cứ ý kiến của Ban Chấp hành, Ban Thường trực ban hành các quy chế hoạt động, các quy định nội bộ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

đ) Chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Ban Chấp hành;

e) Đề xuất với Ban Chấp hành việc mời các tổ chức và cá nhân tham gia các ủy ban, hội đồng do Ban Chấp hành thành lập; đề xuất để Ban Chấp hành mời hội viên danh dự của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chấp hành ủy nhiệm.

4. Ban Thường trực báo cáo trước Ban Chấp hành về việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Điều 23. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký

1. Chủ tịch là người đại diện theo pháp luật của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Chủ tịch là người đứng đầu Ban Thường trực.

Khi Chủ tịch vắng mặt, Chủ tịch ủy quyền cho một Phó Chủ tịch chuyên trách điều hành công việc của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

2. Các Phó Chủ tịch bao gồm Phó Chủ tịch chuyên trách và Phó Chủ tịch không chuyên trách. Các Phó Chủ tịch chuyên trách là cán bộ chuyên trách của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Các Phó Chủ tịch được Chủ tịch phân công giúp Chủ tịch phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể.

3. Tổng Thư ký là người giúp Chủ tịch điều phối hoạt động của các đơn vị chuyên trách, các tổ chức trực thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và được Chủ tịch phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể.

Điều 24. Ban Kiểm tra

1. Ban Kiểm tra gồm một số thành viên của Ban Chấp hành do Đại hội bầu ra với nhiệm kỳ 05 năm. Ban Kiểm tra bầu, miễn nhiệm Trưởng Ban Kiểm tra.

2. Ban Kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra tư cách đại biểu tham dự Đại hội; kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Nghị quyết, Quyết định của Đại hội, của Ban Chấp hành và báo cáo kết quả kiểm tra trước Ban Chấp hành và trước Đại hội.

3. Ban Kiểm tra xem xét, giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân, hội viên quy định tại Điều 10khoản 3 Điều 12 Điều lệ này.

4. Quy chế hoạt động của Ban Kiểm tra do Ban Chấp hành quyết định.

Điều 25. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên và giải thể

Việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên và giải thể Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

Chương V

TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN

Điều 26. Cơ chế tài chính, tài sản

1. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có tài sản và tài chính độc lập và hoạt động theo chế độ tự chủ về tài chính phù hợp với các quy định liên quan của pháp luật.

2. Tài sản của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam bao gồm trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tài sản được hình thành hợp pháp khác.

Điều 27. Nguồn thu

Nguồn thu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hình thành từ các nguồn sau:

1. Phí gia nhập và hội phí do hội viên đóng góp.

2. Các khoản thu từ hoạt động của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức trực thuộc và các tổ chức khác của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

3. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.

4. Các hoạt động gây quỹ, tài trợ, đóng góp của các hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

5. Các khoản thu hợp pháp khác.

Điều 28. Các khoản chi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sử dụng ngân sách, tài sản của mình cho những việc sau:

1. Chi hoạt động của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

2. Chi tiền lương, các chi phí về cơ sở vật chất và hoạt động của các đơn vị chuyên trách, các tổ chức của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

3. Chi mở rộng hoạt động ở trong và ngoài nước phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo quy định của pháp luật.

4. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật và quy chế quy định tại khoản 6 Điều 29 Điều lệ này.

Điều 29. Quản lý tài sản, tài chính

1. Việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam bảo đảm theo nguyên tắc công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

2. Tài sản, tài chính của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được sử dụng để thực hiện tôn chỉ, mục đích, quyền và nghĩa vụ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, không được chia cho hội viên.

3. Việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính do Nhà nước cấp, khoán, hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ được giao thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.

4. Việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính đối với tài sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy chế quy định tại khoản 6 Điều này.

5. Tài chính, tài sản của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể được giải quyết theo quy định của pháp luật.

6. Căn cứ ý kiến của Ban Chấp hành, Ban Thường trực ban hành quy chế quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Liên đoàn bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ này.

7. Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý tài chính và tài sản của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Chương VI

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

Điều 30. Khen thưởng

Tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hội viên có thành tích xuất sắc được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khen thưởng hoặc được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật và quy chế khen thưởng của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Điều 31. Kỷ luật

Tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hội viên vi phạm Điều lệ, quy định, quy chế hoạt động của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam bị xem xét kỷ luật theo các hình thức phù hợp với quy định về kỷ luật của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ

Điều lệ này chỉ có thể được sửa đổi, bổ sung theo quyết định của Đại hội theo thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 18 Điều lệ này.

Điều 33. Hiệu lực

1. Điều lệ này đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lần thứ VII thông qua ngày 31 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

2. Từ thời điểm Điều lệ này có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, chức năng, được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

THE GOVERNMENT OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 1496/QD-TTg

Hanoi, November 30, 2022

 

DECISION

CHANGING THE VIETNAMESE NAME OF VIETNAM CHAMBER FOR COMMERCE AND INDUSTRY (VCCI) FROM “PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM" INTO “LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM” AND APPROVING ITS CHARTER

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to Law on Government Organization and Law on Local Governmental Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Right to Establish Associations dated May 20, 1957;

Pursuant to Government’s Decree No. 45/2010/ND-CP dated April 21, 2010 on organization, operation and management of associations; Government’s Decree No. 33/2012/ND-CP dated April 13, 2012 on amendments to some Articles of Decree No. 45/2010/ND-CP;

At request of the Minister of Home Affairs; 

HEREBY DECIDES:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. The Charter of Vietnam Chamber for Commerce and Industry (VCCI) ratified by the 17th National General Congress for the 2021-2026 tenure on December 31, 2021 is approved.

Article 3. This Decision comes into force from the date on which it is signed and replaces Decision No. 2177/QD-TTg dated November 11, 2016 of the Prime Minister on approval for Charter of Vietnam Chamber for Commerce and Industry (VCCI).

Article 4. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Chairpersons of People's Committees of provinces and central-affiliated cities, the President of Vietnam Chamber for Commerce and Industry (VCCI) and relevant agencies and units shall be responsible for implementation of this Decision.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Pham Binh Minh

 

CHARTER

VIETNAM CHAMBER FOR COMMERCE AND INDUSTRY (VCCI)
(Enclosed with Decision No. 1496/QD-TTg dated November 30, 2022 of the Prime Minister)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Name and logo

1. Vietnamese name: Liên Đoàn Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam.

2. English name: Vietnam Chamber of Commerce and Industry

3. Abbreviated name in English: VCCI.

4. VCCI has its own logo copyrighted as prescribed by law.

Article 2. Guidelines and purposes

Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI) is a national organization which assembles and represents business community, entrepreneurs, employers and business associations in Vietnam (hereinafter referred to as “business community”) with a view to developing, protecting and assisting the business community, building progressive, harmonious and stable labor relations, contributing to socio-economic development of Vietnam, and promoting economic-trade and science-technology cooperation relations between Vietnam and foreign countries on the basis of equality and mutual benefits in accordance with regulations of law.

Article 3. Legal status and head office

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. VCCI’s head office is located in Hanoi.

Article 4. Scope and principles of organization and operation

1. VCCI extends its operation across the country in accordance with the law on associations, relevant laws and this Charter.

2. VCCI is subject to state management by competent authority according to regulations of law.

3. VCCI is organized and operates according to the following principles:

a) Voluntariness, self-governance and not-for-profit operation;

b) Democratic consultation;

c) Democracy, equality, openness;

d) Compliance with the Constitution, the law and this Charter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



FUNCTIONS AND TASKS

Article 5. Functions

VCCI has the following functions:

1. Act as a representative to promote and protect legitimate interests of the Vietnam Business Community in domestic and international relations; provide guidance and assist the business community in fulfilling its obligations and responsibilities to the State and society.

2. Promote the development of the business community; promote and support trade, investment, science-technology cooperation and other business activities of the business community in Vietnam and foreign countries; act as a representative, protect legitimate rights and interests of employers, and participate in the development of progressive, harmonious and stable labor relations.

Article 6. Tasks

VCCI has the following tasks:

1. Collect information and opinions, research the actual situation and make recommendations to the Communist Party and State on issues related to law, policies, and strategies for socio-economic development in order to improve the business environment and build progressive, harmonious and stable labor relations; organize forums, dialogues, meetings, act as a focal point to make connection among enterprises, and act as a bridge between the business community, the Communist Party and State’s agencies and other relevant domestic and foreign organizations to cooperate in implementation, exchange of information and opinions, and proposal for solutions to settlement of problems and improvement of policies and laws related to enterprises, business environment and labor relations.

2. Act as a representative of the business community to participate in development and promulgation of legal documents related to enterprises, business activities and labor relations in various forms according to regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Perform the role of an central representative organization of Vietnamese employers in participation in tripartite institutions on labor relations, provide guidance and support for development and connection among employers' organizations at sectoral and local levels; cooperate with representative organizations of employees and relevant agencies and units in assisting enterprises and employers in building progressive, harmonious and stable labor relations according to regulations of the law.

5. Conduct activities to protect the legitimate rights of the business community in domestic and international business relations according to regulations of law; provide advice and participate in assistance in settling problems and recommendations of the business community and managing agencies during business and law enforcement.

6. Publish, disseminate and provide advice on enforcement of policies and laws; disseminate, provide and give support for business and scientific - technical information to the business community.

7. Organize encouragement to the business community to improve social responsibility, build business ethics and culture, protect the environment and participate in other social activities related to activities of Vietnam Chamber of Commerce and Industry in accordance with regulations of law.

8. Support establishment and cooperation in increase in operational capacity and linkage among business associations in Vietnam.

9. Cooperate with relevant domestic organizations and units; cooperate with foreign organizations of the business community, sign and implement international cooperation agreements, and participate in international organizations in accordance with regulations of law.

10. Organize training and refresher training to develop human resources for enterprises and business associations, increase management and business capacity for entrepreneurs, and build a team of dynamic and effective entrepreneurs.

11. Conduct activities to develop and support the development and promotion of national product brands, and enhance the reputation of goods, services, business community and environment in Vietnam.

12. Organize startup support and business development activities; assist enterprises in accessing development resources; assist enterprises in developing business and investment relationships at home and abroad by various methods, including connection and introduction of trade partners, provision of information, guidance and advice for enterprises, and organization of market research and survey, seminars, conferences, fairs, exhibitions, advertisement and other trade and investment promotion activities at home and abroad in accordance with regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



14. Take charge or organize activities to honor and give noble awards to enterprises, entrepreneurs, units and individuals that have made great contributions to the development of the business community and the economy according to regulations of law.

15. Support registration and protection of intellectual property rights and technology transfer in Vietnam and foreign countries according to regulations.

16. Issue certificates of origin to Vietnamese exports as authorized by competent state agencies; confirm force majeure cases, and certify and confirm other necessary documents in commercial activities upon the voluntary request of the parties in transactions or upon the request or authorization by competent agencies and organizations at home and abroad.

17. Assist domestic and foreign enterprises in resolving disagreements and disputes by negotiation, conciliation or arbitration in accordance with the law.

18. Perform other tasks and activities as prescribed per the law or as assigned or authorized by competent authorities.

Chapter III

MEMBERSHIP

Article 7. Conditions applicable to members and membership structure

1. Members of VCCI are organizations and individuals that satisfy conditions specified in this Article, agree with the Charter of VCCI, voluntarily participate in and gain acceptance or receive invitation to VCCI under this Charter and VCCI’s regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Full members are enterprises and business associations (industry associations that operate nationwide or within inter-provincial regions, business associations of provinces and central-affiliated cities, other business associations and associations), economic organizations, professional organizations which serve business activities that are registered and legally operate in Vietnam. Such enterprises, associations and organizations shall satisfy the conditions applicable to full members according to regulations of law on associations;

b) Associate members are other enterprises and organizations that conduct registration and legally operate in Vietnam. They are not eligible for full members according to regulations in Point a of this Clause;

c) Honorary members are Vietnamese citizens and organizations that make great contributions to VCCI’s tasks.

Article 8. Rights of members

1. A full member has the following rights:

a) Participate in member conferences in regions;

b) Participate in the General Congress if appointed by consultative member conference;

c) Vote or carry out ballot in the Congress (if that member is an official delegate);

d) Be nominated or stand for election to the Executive Committee;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Request VCCI to provide assistance and protect legitimate rights and interests when those are infringed;

g) Be provided with services of consultancy, information supply, trade promotion, investment, image promotion, training and other services and support by VCCI with discount or free of charge;

h) Receive noble awards according to VCCI’s regulations;

i) Cease to be a member of VCCI if it finds itself unable to continue to or no longer wishes to participate in VCCI.

2. Associate members and honorary members have all rights specified in Clause 1 of this Article, except for those in Points c and d.

Article 9. Obligations of members

1. A full member or associate member has the following obligations:

a) Pay entry and membership fees according to regulations of the Executive Committee

b) Abide by resolutions and decisions made by the Congress and the Executive Committee;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Express solidarity and cooperate with other members to jointly follow guidelines and achieve purposes of VCCI;

dd) Protect the reputation of VCCI, do not carry out activities and transactions in the name of VCCI unless authorized by the President of VCCI in writing;

e) Implement information and reporting regime according to VCCI’s regulations.

2. Associate members specified in Clause 3 Article 13 of this Charter and honorary members have all obligations specified in Clause 1 of this Article, except for the obligation specified in Point a.

Article 10. Procedures for granting membership

1. The Standing Committee considers deciding to grant membership to full and associate members.

2. Upon request of the Standing Committee, the Executive Committee decides to invite honorary members of VCCI

3. In case of refusal, relevant organizations and individuals may file complaints and send them to the Inspection Committee.  In case of complainants disagree with the complaint handling decision of the Inspection Committee, they may continue to send complaints to the General Congress.  The final decision is made by the General Congress.

Article 11. Date on which organizations/individuals become members

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 12. Membership termination

1. A member of VCCI shall have its membership terminated if:

a) That member’s operations are suspended or terminated;

b) That member is dissolved or goes bankrupt;

c) That member dies or goes missing as per the law;

d) That member is liable to a criminal sentence;

dd) That member is no longer eligible for membership of VCCI according to regulations in Article 7 of this Charter and law on associations;

e) That member voluntarily ceases to be a member of VCCI;

2. A member of VCCI shall be expelled under the decision of the Standing Committee in case:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) That member conducts activities against purposes of VCCI, thereby causing damage to the reputation or finance of VCCI.

3. The member that is expelled according to Clause 2 of this Article may file complaints and send them to the Inspection Committee.  In case of complainants disagree with the complaint handling decision of the Inspection Committee, they may continue to send their complaints to the Congress.  The final decision is made by the Congress.

If that member voluntarily ceases to be a member of VCCI according to Point dd, Clause 1 of this Article, an official notification shall be sent to the Standing Committee.

In cases specified in Points a, b, c and d Clause 1 of this Article, the membership of VCCI shall terminate.

Article 13. Other issues related to membership

1. Members of VCCI may transfer their membership if they meet the conditions applicable to membership to which they wish to transfer according to this Charter and regulations of law.

Any member of VCCI who wishes to transfer their membership shall send an application to the Standing Committee. The Standing Committee decides to recognize new membership in case of transfer to full membership or associate membership. The Standing Committee requests the Executive Committee to decide transfer to honorary membership.

2. If a new organization is established on the basis of division, separation, consolidation, merger, renaming, or rearrangement of an organization that is a member of VCCI and satisfies all conditions specified in Article 7 of this Charter, the new organization is automatically a member of VCCI after a written notification is sent to the Standing Committee.

3. Members of business associations that are full members of VCCI are automatically associate members of VCCI if they meet the conditions specified in Article 7 of this Charter and there is no objection, and unless otherwise provided for by the Charters of the relevant business associations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



ORGANIZATION AND OPERATION

Article 14. Organizational structure

VCCI is composed of: 

1. National General Congress (hereinafter referred to as “Congress”).

2. Executive Committee.

3. Standing Committee.

4. Inspection Committee.

5. Specialized units; domestic and foreign branches and representative offices; affiliated organizations; other organizations established by VCCI in accordance with regulations of law.

Article 15. Congress

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The term-based or extraordinary Congress is organized in form of the General Congress when more than 1/2 (one half) of the official delegates are present.

3. The Congress consists of official delegates elected by the regional member conferences among full members, official delegates as prescribed in Clause 4 of this Article, some official delegates who are full-time officials of VCCI and delegates designated and invited by the Executive Committee if necessary. Number and structure of delegates shall be decided by Executive Committee according to the proportion of members in the regions.

4. Members of the Executive Committee of the immediately preceding term are automatically official delegates at the Congress of the following term.

Article 16. Tasks of the Congress

1. The term-based Congress has the following tasks:

a) Discuss and approve the final report, directions and tasks of VCCI for the next term; term review report of the Executive Committee and Inspection Committee; and financial report of the immediately preceding term;

b) Discuss and approve amendments (if any) to the Charter, renaming, division, separation, merger, consolidation and dissolution of VCCI;

c) Elect the Executive Committee; the Inspection Committee;

d) Discuss and decide other issues related to operations of VCCI and members;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Perform other tasks under the authority of the Congress.

2. The extraordinary congress shall be responsible for settling organizational and operational issues of VCCI that are beyond the authority of the Executive Committee.

Article 17. Convening the Congress

1. When convening the term-based Congress, the Executive Committee shall notify parliamentary procedure, draft documents, decide the number and structure of delegates and instruct members to elect delegates for at least 30 days before the Congress.

2. When convening the term-based Congress, the Executive Committee shall notify parliamentary procedure, draft documents, decide the number and structure of delegates and instruct members to elect delegates at least 15 days before the Congress is officially held.

3. Convening the extraordinary Congress and parliamentary procedure shall be announced at least 15 days before the Congress is officially held. Extraordinary Congress delegates are delegates elected to attend the Congress of the immediately preceding term.

Article 18. Voting principles of the Congress

1. The Congress may vote by show of hands or secret ballot; the form of voting shall be decided by the Congress;

2. Resolutions or Decisions of the Congress are adopted when more than 1/2 (one half) of the total official delegates present at the Congress give approval therefor, unless otherwise prescribed in Clause 3 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Amendments to the Charter;

b) Consideration and resolution to complaints about refusal to recognize membership according to Article 10 of this Charter;

c) Consideration and resolution to complaints about expulsion from membership according to Clause 3 Article 12 of this Charter;

d) Renaming, division, separation, merger, consolidation, dissolution and liquidation of assets of VCCI

Article 19. Executive Committee

1. The Executive Committee is elected by the Congress among official delegates of the Congress according to Article 15 of this Charter and consists of representatives of full members and full-time officials of VCCI.  The Executive Committee is the governing body of VCCI between the two Congresses.

2. The number of members of the Executive Committee shall be decided by the Congress and at least 3/4 of the members are representatives of full members.  During the operation, the number of members of the Executive Committee may be added according to its decision but must not exceed 30% of the number of members decided by the Congress.

3. The Executive Committee consists of:

a) A President;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Secretary General; 

d) Members.

The President, Vice Presidents and Secretary General are leadership titles of VCCI, elected by the Executive Committee among the Executive Committee members.

4. Members of the Executive Committee may be dismissed ahead of time under the decision of the Extraordinary Congress or if at least 2/3 (two-thirds) of the Executive Committee members give approval.

5. If a member of the Executive Committee who is a full-time official of VCCI cannot continue to perform his or her tasks for various reasons before the term has ended, the Standing Committee will elect a replacement.

In case a member of the Executive Committee who is a representative of a full member of VCCI retires, is suspended from work or cannot continue to perform his or her tasks for other reasons before the term has ended, the organization with that representative shall notify the Standing Committee and have the right to elect a replacement within 30 days after one of the above-mentioned cases occurs. If the organization with that representative does not elect a replacement before the prescribed deadline, the Standing Committee will elect a replacement.

The replacement elected by the Standing Committee may only be recognized as a member of the Executive Committee when more than 1/2 of the total Executive Committee members give approval by one of the decision-making methods specified Article 21.

Article 20. Tasks and powers of Executive Committee

The Executive Committee has the following tasks and powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Decide work program and annual budget plan of VCCI, and promulgate regulations on issues related to membership fees.

3. Decide the establishment, operation and dissolution of councils and committees of the Executive Committee.

4. Elect the President, Vice Presidents, Secretary General, nominate the Standing Committee; elect additional members of the Executive Committee and members of the Inspection Committee of VCCI.

5. Supervise operations of the Standing Committee.

6. Prepare contents and issues on organization for the term-based and extraordinary Congresses.

7. Decide to invite organizations and individuals to participate in committees of the Executive Committee, and invite honorary members of VCCI.

8. Decide replacement, additional election, dismissal, and removal of members of the Executive Committee between two Congresses according to Clauses 2, 4, 5, Article 19 of this Charter.

9. Decide replacement, additional election, dismissal, and removal of members of the Inspection Committee between two Congresses according to operating regulations of the Executive Committee and the Inspection Committee.

10. Consider members' opinions and recommendations, provide information and send recommendations to state agencies and other organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The Executive Committee shall organize meetings at least once every 6 months upon an invitation sent by the President of VCCI at least 07 working days in advance. The Executive Committee’s meeting is valid when more than 1/2 (one-half) of the Executive Committee members attend the meeting;

2. The Executive Committee approves Decisions under its authority by voting at the meeting or seeking written consultation Decisions of the Executive Committee are adopted when more than 1/2 (one half) of the total Executive Committee members give approval therefor.  Decision to convene an extraordinary Congress may only be adopted when at least 2/3 of the total Executive Committee members give approval therefor.

3. Pursuant to the Charter, Resolutions and decisions of the Congress, the Executive Committee issues operating regulations of the Executive Committee and the Standing Committee and assigns tasks to members. Unless otherwise provided for by this Charter, members of the Executive Committee may only carry out activities and transactions in the name of VCCI when the President of VCCI gives written authorization.

Article 22. Standing Committee.

1. The Standing Committee is elected by the Executive Committee among the Executive Committee members who are full-time officials of VCCI.  The Standing Committee consists of a President, full-time Vice Presidents, General Secretary and its members.

2. The Standing Committee is the standing authority of the Executive Committee which directly directs and manages operations of VCCI between two meetings of the Executive Committee.

3. The Standing Committee has the following tasks:

a) Organize the implementation of Resolutions and Decisions of the Congress and the Executive Committee;

b) Manage and implement regular affairs of VCCI; decide to appoint and dismiss Deputy General Secretaries, leaders of specialized units, branches, representative offices, affiliated organizations, and other organizations of VCCI; supervise operations of organizations of VCCI;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) According to the opinions of the Executive Committee, promulgate operating regulations and internal regulations of VCCI;

dd) Prepare contents for meetings held by the Executive Committee;

e) Request the Executive Committee to invite organizations and individuals to participate in committees and councils established by the Executive Committee; request the Executive Committee to invite honorary members of VCCI;

g) Perform other tasks assigned by Executive Committee.

4. The Standing Committee shall report on performance of its tasks to the Executive Committee.

Article 23. President, Vice President and Secretary General

1. The President is the legal representative of the VCCI and is responsible for all operations of VCCI.  The President is the head of the Standing Committee.

In the absence of the President, he/she shall authorize a Vice President to be responsible for direction and administration of VCCI’s affairs.

2. Vice Presidents are full-time Vice Presidents and part-time Vice Presidents. Full-time Vice Presidents are full-time officials of VCCI.  Vice Presidents are assigned by the President to assist the President to be in charge of some specific sectors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 24. Inspection Committee

1. The Inspection Committee consists of some members of the Executive Committee elected by the Congress for a term of 5 years. The Inspection Committee elects and dismisses the Head of the Inspection Committee.

2. The Inspection Committee shall be responsible for verifying the qualifications of delegates who attend the Congress; inspect the implementation of the VCCI’s Charter, Resolutions and Decisions of the Congress and the Executive Committee and reporting inspection results to the Executive Committee and the Congress.

3. The Inspection Committee shall consider resolving complaints from organizations, individuals, and members specified in Article 10 and Clause 3, Article 12 of this Charter.

4. Operating regulations of the Inspection Committee shall be decided by the Executive Committee

Article 25. Renaming, division, separation, merger, consolidation and dissolution

Renaming, division, separation, merger, consolidation and dissolution of VCCI shall comply with regulations of the law and this Charter.

Chapter V

ASSETS AND FINANCE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. VCCI has independent assets and finance and operates with financial autonomy in accordance with relevant regulations of law.

2. VCCI’s assets include head office and working equipment for VCCI’s operations and other lawful assets.  

Article 27. Revenues

VCCI’s revenues, including:

1. Entry and membership fees paid by members.

2.  Revenues from operations of VCCI, affiliated organizations and other organizations of VCCI.

3. State budget for performance of the tasks assigned by the State according to regulations of the law.

4. Fund raising activities, donations and contributions from associations, enterprises, domestic and foreign organizations and individuals.

5. Other legal revenues.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



VCCI uses its budget and assets for the following contents:

1. Expenditures on VCCI’s operations.

2. Expenditures on salaries and costs for facilities and operations of specialized units and organizations of VCCI.

3. Expenditures on expansion of operations at home and abroad in conformity with VCCI's functions and tasks according to regulations of law.

4. Other expenditures as prescribed by regulations of law and those specified in Clause 6 Article 29 of this Charter.

Article 29. Management of assets and finance

1. Management and use of finance and assets of VCCI shall follow the principles of publicity and transparency according to regulations of the law and this Charter.

2. VCCI’s assets and finance shall be used in such a way to follow guidelines and purposes, and fullfil rights and obligations of VCCI and shall not be divided among its members.

3. Management and use of assets and finance issued, provided, and assigned by the State to perform assigned tasks shall comply with regulations of law on state budget and other relevant laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. In case of division, separation, merger, consolidation and dissolution, VCCI’s finance and assets shall be settled according to regulations of law.

6. According to the opinions of the Executive Committee, the Standing Committee shall issue regulations on management and use of the VCCI’s budget and assets, ensuring the principles of publicity, transparency and thrift in accordance with regulations of law and this Charter.

7. The President of VCCI shall be responsible for managing its finance and assets.

Chapter VI

REWARDING AND DISCIPLINE IMPOSITION

Article 30. Rewarding

Organizations, units and individuals affiliated to VCCI, and members with outstanding achievements shall be rewarded or proposed for a reward by VCCI to competent authorities according to regulations of the law and rewarding regulations of VCCI.

Article 31. Discipline imposition

Any organization, unit or individual affiliated to VCCI, or member that violates this Charter, regulations and operating regulation of VCCI shall incur a disciplinary action by appropriate forms according to regulations on discipline imposition of VCCI.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 32. Amendments to the Charter

Amendments to this Charter shall be decided by the Congress according to procedures specified in Clause 3 Article 18 of this Charter.

Article 33. Effect

1. This Charter was ratified by the 17th National General Congress of VCCI on December 31, 2021 and comes into force according to the Prime Minister's Decision on approval.

2. From the date on which this Charter takes effect according to the Prime Minister's Decision on approval, VCCI shall perform its tasks and functions, be entitled to legitimate rights and benefits, and be responsible for obligations, unpaid debts, employment contracts and other obligations before renaming.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1496/QĐ-TTg ngày 30/11/2022 về đổi tên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thành Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và phê duyệt Điều lệ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.344

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.129.19
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!