ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1383/QĐ-UBND
|
Bình Phước, ngày
25 tháng 8 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH PHƯỚC
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số
1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch rà
soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn
2022-2025;
Căn cứ Kế hoạch số
316/KH-UBND ngày 25/10/2022 của UBND tỉnh về việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục
hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025 trên địa
bàn tỉnh Bình Phước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Công Thương tại Tờ trình số 22/TTr-SCT ngày 03/7/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội
bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành
Công Thương trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Phụ lục kèm theo).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Cục KSTTHC (VPCP);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP; Các phòng, ban, TT;
- Lưu: VT, P.KSTTHC(Vy-05).
|
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Tuyết Minh
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1383/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2023 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG TTHC NỘI BỘ
1. Thẩm định
hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: UBND huyện, thị xã,
thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện) nộp hồ sơ trực tiếp (hoặc qua dịch vụ bưu
chính) 01 bộ gửi về Bộ phận Văn thư của Sở Công Thương.
- Bước 2: Công chức kiểm tra
tính hợp lệ và đầy đủ của các văn bản có trong hồ sơ (yêu cầu, hướng dẫn bổ
sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo đúng quy định). Vào sổ hồ sơ
văn bản đến, nội dung cần giải quyết.
- Bước 3: Sở Công Thương chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan để thẩm định. Trường hợp hồ
sơ, nội dung Báo cáo thành lập, mở rộng cụm công nghiệp không đáp ứng yêu cầu,
Sở Công Thương có văn bản gửi UBND cấp huyện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn
bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định, cụ thể:
+ Chủ trì thẩm định hồ sơ thành
lập, mở rộng cụm công nghiệp; tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra thực tế tại vị
trí đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp để làm rõ thêm một số nội dung
theo hồ sơ đề nghị.
+ Hoàn thành, gửi dự thảo báo
cáo thẩm định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp (theo mẫu 2.4 - Phụ lục II của Thông tư
28/2020/TT-BCT), bản sao hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, dự
kiến các nội dung của từng tiêu chí và mức điểm đạt được tương ứng và các tài
liệu liên quan khác đến các thành viên Hội đồng Đánh giá lựa chọn chủ đầu tư hạ
tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Hội đồng thành lập theo Quyết định
số 2992/QĐ-UBND ngày 27/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
+ Chuẩn bị các điều kiện cần thiết
để Hội đồng tiến hành họp, chấm điểm và triển khai thực hiện các kết luận của Hội
đồng;
+ Hoàn thiện hồ sơ, tài liệu
liên quan để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, mở rộng cụm
công nghiệp (trong đó có nội dung giao doanh nghiệp, hợp tác xã làm chủ đầu tư
xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp);
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác
liên quan.
b) Cách thức thực hiện: Nộp
hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính công ích theo địa chỉ: Sở Công Thương Bình
Phước, đường Hùng Vương, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ: Theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 68/2017/NĐ- CP.
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình đề nghị thành lập hoặc
mở rộng cụm công nghiệp của UBND cấp huyện (theo Mẫu số 2.1 của Thông tư số
28/2020/TT-BCT);
+ Văn bản của doanh nghiệp, hợp
tác xã đề nghị làm chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc văn bản của
đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp kèm
theo Báo cáo đầu tư thành lập hoặc mở rộng cụm công nghiệp;
+ Bản sao giấy chứng nhận thành
lập hoặc tài liệu minh chứng tư cách pháp lý;
+ Bản sao một trong các tài liệu
sau: Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của chủ đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính
của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về
năng lực tài chính của chủ đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của
chủ đầu tư;
+ Các văn bản, tài liệu khác có
liên quan.
* Nội dung chủ yếu Báo cáo đầu
tư thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, gồm:
+ Căn cứ pháp lý, sự cần thiết,
đánh giá sự phù hợp, đáp ứng các điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp;
tác động của các khu công nghiệp trên địa bàn ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, tỷ
lệ lấp đầy của cụm công nghiệp;
+ Hiện trạng sử dụng đất, định
hướng bố trí các ngành, nghề có tính liên kết, hỗ trợ trong sản xuất; cơ cấu sử
dụng đất và dự kiến thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp; đánh giá khả năng đấu nối
hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài cụm công nghiệp;
+ Xác định mục tiêu, diện tích,
địa điểm, phạm vi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; phân tích, lựa chọn phương
án đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; phương án giải
phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư (nếu có); tiến độ thực hiện dự án phù hợp với
thực tế và khả năng huy động các nguồn lực; kế hoạch, tiến độ thu hút đầu tư,
di dời và tỷ lệ lấp đầy của cụm công nghiệp;
+ Đánh giá năng lực, tư cách
pháp lý của chủ đầu tư; dự kiến tổng mức đầu tư, cơ cấu, khả năng cân đối, huy
động các nguồn vốn đầu tư (trong đó có nguồn vốn đầu tư công nếu có) để thực hiện
dự án;
+ Chi phí duy tu bảo dưỡng, vận
hành hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, các chi phí liên quan khác;
phương thức quản lý, khai thác sử dụng sau khi đi vào hoạt động;
+ Đánh giá hiện trạng môi trường,
công tác quản lý môi trường, khả năng tiếp nhận chất thải xung quanh khu vực dự
kiến thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; dự báo những nguồn thải, tác động môi
trường của các ngành, nghề dự kiến thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp và phương
án quản lý môi trường;
+ Phân tích, đánh giá sơ bộ hiệu
quả kinh tế, xã hội của cụm công nghiệp; các giải pháp tổ chức thực hiện.
- Số lượng hồ sơ: 08 bộ (trong
đó 02 bộ hồ sơ gốc).
d) Thời hạn giải quyết:
Thực hiện theo Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và các quy định có liên quan.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
Sở Công Thương Bình Phước.
g) Kết quả của việc thực hiện
TTHC: Báo cáo thẩm định.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Quy định tại Điều 10, Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ,
như sau:
- Điều kiện thành lập cụm
công nghiệp:
+ Có trong phương án phát triển
cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt;
+ Có doanh nghiệp, hợp tác xã có
tư cách pháp lý, có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc
đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
+ Trong trường hợp địa bàn cấp
huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm
công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm
công nghiệp nhỏ hơn 50 ha.
- Điều kiện mở rộng cụm công
nghiệp:
+ Không vượt quá 75 ha, có quỹ
đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
+ Có doanh nghiệp, hợp tác xã
có tư cách pháp lý, có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
+ Đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 60%
hoặc nhu cầu thuê đất công nghiệp trong cụm công nghiệp vượt quá diện tích đất
công nghiệp hiện có của cụm công nghiệp;
+ Hoàn thành xây dựng, đưa vào
vận hành thường xuyên các công trình hạ tầng kỹ thuật chung theo quy hoạch chi
tiết đã được phê duyệt.
l) Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 68/2017/NĐ-CP
ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
- Nghị định số 66/2020/NĐ-CP
ngày 11/6/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 68/2017/NĐ-CP
ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
- Căn cứ Thông tư số
28/2020/TT-BCT ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ Công Thương quy định, hướng dẫn
thực hiện một số nội dung của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của
Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP
ngày 11/6/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
68/2017/NĐ-CP ;
- Căn cứ Quyết định số
2044/QĐ-UBND ngày 09/08/2021 của UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Quyết định số 2992/QĐ-UBND
ngày 27/11/2020 của UBND tỉnh về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của
Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
2. Thủ tục
công nhận chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: UBND xã, phường, thị
trấn nộp trực tiếp (hoặc qua dịch vụ bưu chính) 01 bộ hồ sơ đề nghị công nhận
chợ kinh doanh thực phẩm về Sở Công Thương để xem xét giải quyết.
- Bước 2: Trong thời gian 10
ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương thành lập Tổ thẩm định
chợ kinh doanh thực phẩm để kiểm tra, đánh giá cụ thể thực tế mức độ đạt từng
tiêu chí. Trên cơ sở kết quả thẩm định, Tổ thẩm định hoàn thiện hồ sơ, báo cáo
kết quả tới Giám đốc Sở.
- Bước 3: Trong thời hạn 03
ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Tổ thẩm định, Sở Công
Thương ban hành Quyết định công nhận chợ kinh doanh thực phẩm hoặc Văn bản trả
lời nếu chợ chưa đạt tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm.
b) Cách thức thực hiện:
Trực tiếp; Trực tuyến qua Hệ thống
phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (one-winsys) hoặc qua dịch vụ bưu
chính.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ
trình của UBND xã (01 bản chính);
+ Bản
tự đánh giá hoàn thành các tiêu chí chợ đáp ứng yêu cầu (01 bản chính);
+ Báo cáo về sự hình thành, quá
trình đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ (01 bản chính);
+ Danh
sách các thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ kèm theo bản sao Giấy
xác nhận tập huấn kiến thức ATTP (01 bản chính);
+ Sơ đồ bố trí các vị trí kinh
doanh, khu vệ sinh, khu thu gom chất thải (01 bản sao);
+ Danh sách lao động quản lý,
giám sát ATTP.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời gian giải quyết: 13
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: UBND các xã, phường có chợ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
Bình Phước.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Công Thương.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Công Thương.
- Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định công nhận chợ kinh doanh thực phẩm.
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ trình đề nghị công nhận chợ
kinh doanh thực phẩm (Mẫu số 01).
- Bản tự đánh giá hoàn thành
các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm (Mẫu số 02).
- Danh sách các thương nhân
kinh doanh thực phẩm tại chợ (Mẫu số 03).
k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
* Tiêu chí chung:
- Tiêu chí về vị trí, địa điểm:
+ Chợ không bị ngập nước, đọng
nước; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa
chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác; cách các nguồn gây ô nhiễm tối thiểu
500 m.
- Tiêu chí về thiết kế:
+ Sàn khu vực buôn bán thực phẩm
thoát nước tốt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh.
+ Mái che, cột làm bằng vật liệu
bền, không bị dột, thấm nước.
- Tiêu chí về vệ sinh môi trường:
+ Có hoạt động dọn vệ sinh, thu
gom rác thải hàng ngày; tần suất vệ sinh trong ngày bố trí phù hợp với chợ, đảm
bảo giữ chợ sạch sẽ.
+ Trang bị thùng chứa rác thải
có nắp đậy kín tại các nơi công cộng trong chợ và các quầy bán thực phẩm. Tại
các vị trí đặt thùng rác công cộng có các biển thông báo giữ vệ sinh và chỉ dần
bỏ rác đúng nơi quy định.
- Tiêu chí về nhà vệ sinh:
+ Có nhà vệ sinh bố trí cách biệt
với khu kinh doanh thực phẩm; bố trí phòng vệ sinh nam, nữ riêng biệt; có chậu
rửa tay và xà phòng.
- Tiêu chí khác:
+ Có tổ chức quản lý chợ.
+ Có nội quy chợ được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt, trong đó có quy định về việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm kinh doanh tại chợ. Nội quy được niêm yết tại chợ và phổ biến cho các hộ
kinh doanh thực hiện.
* Tiêu chí đối với các cơ sở
kinh doanh thực phẩm tại chợ:
- Tiêu chí chung:
+ Có biển hiệu ghi rõ tên mặt
hàng kinh doanh; họ và tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của chủ cơ sở kinh
doanh thực phẩm.
+ Thực hiện vệ sinh sạch sẽ khu
vực kinh doanh thực phẩm và lối đi hay không gian xung quanh quầy hàng của mình
(khu vực trước, sau, phía hai bên của quầy hàng).
+ Trang bị đầy đủ, sử dụng
thùng rác có nắp đậy và thu dọn, vệ sinh rác thải hàng ngày.
+ Thực phẩm sống được bày bán
cách ly thực phẩm chín để tránh gây lây nhiễm chéo bằng thiết bị, dụng cụ bảo
quản phù hợp.
+ Sản phẩm thực phẩm không để
chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng có khả năng gây mất an toàn thực
phẩm.
+ Bảo đảm sử dụng, kinh doanh
chất phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn
không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm
môi trường; thuộc danh mục được phép sử dụng và không vượt quá giới hạn cho
phép. Không sử dụng, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn,
chất tiêu độc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có thời hạn sử dụng.
+ Không bày bán thực phẩm trực
tiếp trên mặt sàn chợ.
+ Thực phẩm kinh doanh tại chợ
bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Tiêu chí đối với các cơ sở
kinh doanh sản phẩm động vật:
+ Các loại sản phẩm động vật
bày bán bảo đảm vệ sinh thú y.
+ Bàn bán sản phẩm động vật
không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn từ mặt sàn, cao cách mặt sàn nhà ít nhất 60 cm,
mặt bàn được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không thôi nhiễm, không bị
ăn mòn , có bề mặt nhẵn, dễ làm vệ sinh và khử trùng.
+ Dao, thớt và các dụng cụ khác
dùng pha lọc và chứa đựng sản phẩm động vật được làm bằng vật liệu không gỉ, dễ
làm vệ sinh và khử trùng; không sử dụng các chất độc hại để bảo quản sản phẩm.
Làm sạch và khử trùng trang thiết bị, dụng cụ bày bán, pha lọc và chứa đựng sản
phẩm động vật trước và sau khi bán.
- Tiêu chí đối với cơ sở kinh
doanh rau, củ, quả:
+ Bảo đảm không phun, ngâm, tẩm
các loại hóa chất cấm (không có trong danh mục được phép sử dụng theo quy định)
để bảo quản rau, củ, quả.
+ Có trang thiết bị, dụng cụ
bày bán rau, củ, quả hợp vệ sinh bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.
+ Kệ bàn bày bán sản phẩm phải
cách mặt sàn nền nhà tối thiểu 30 cm.
- Tiêu chí đối với cơ sở kinh
doanh dịch vụ ăn uống:
+ Nơi chế biến, nơi bán thức ăn
phải sạch sẽ, thoáng mát, tách biệt nhau để dễ vệ sinh và không gây ô nhiễm cho
môi trường xung quanh.
+ Nguyên liệu sử dụng trong chế
biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thức ăn có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.
+ Thực phẩm được bày bán trong
trang thiết bị bảo quản phù hợp, hợp vệ sinh, chống được bụi bẩn, côn trùng, động
vật gây hại.
+ Bảo đảm không sử dụng các chất
phụ gia thực phẩm không có trong danh mục được phép sử dụng.
+ Mặt bàn cách mặt sàn nền nhà
tối thiểu 60 cm.
- Tiêu chí đối với các cơ sở
kinh doanh các loại thực phẩm khô và các loại thực phẩm khác:
+ Thực phẩm bày bán phải ghi rõ
ngày sản xuất, hạn sử dụng theo quy định, không bày bán thực phẩm không bảo đảm
an toàn thực phẩm (mốc, quá hạn sử dụng, bảo quản bằng hóa chất không được phép
sử dụng...).
- Tiêu chí đối với người trực
tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ:
+ Người trực tiếp kinh doanh thực
phẩm có kiến thức an toàn thực phẩm.
+ Người trực tiếp kinh doanh thực
phẩm có đủ sức khỏe theo quy định; đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy
đang lưu hành theo công bố của cơ quan có thẩm quyền, người trực tiếp kinh
doanh thực phẩm được các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên
xác nhận không mắc dịch.
+ Đối với cơ sở kinh doanh thực
phẩm đã qua chế biến và không bao gói, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm sử
dụng bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang).
- Tiêu chí về truy xuất nguồn gốc:
Sản phẩm kinh doanh tại chợ có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc hoặc có sổ sách ghi
chép lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm; các thông tin cần
thiết bao gồm: tên, địa chỉ của người cung cấp; tên loại hàng hóa cung cấp;
ngày giao hàng; số lượng, khối lượng hàng hóa được cung cấp.
* Tiêu chí đối với tổ chức
quản lý chợ:
- Xây dựng nội quy chợ, trong
đó bao gồm quy định về công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm tại chợ.
- Hướng dẫn các hộ kinh doanh
thực phẩm thực h iện nội quy kinh doanh tại chợ.
- Kiểm tra, giám sát công tác bảo
đảm an toàn thực phẩm tại chợ.
- Báo cáo và lưu hồ sơ về việc
kiểm tra an toàn thực phẩm tại chợ.
- Cán bộ quản lý về an toàn thực
phẩm và ban quản lý tại chợ phải có kiến thức bảo đảm an toàn thực phẩm.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Căn cứ Luật An toàn thực phẩm
số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
- Căn cứ Nghị định số
15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều Luật An toàn thực phẩm;
- Căn cứ Thông tứ số
43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý
an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
- Căn cứ Tiêu chuẩn quốc gia
TCVN 11856:2017 - chợ kinh doanh thực phẩm do Viện Nghiên cứu Thương mại và Vụ
Thị trường trong nước - Bộ Công Thương biên soạn, Bộ Công Thương đề nghị, Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;
- Quyết định số 1214/QĐ-BCT
ngày 22/6/2022 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn và xét công nhận Tiêu chí cở
sở hạ tầng thương mại nông thôn trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới
và xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;
- Căn cứ Quyết định số
3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành
TCVN 9211:2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế;
- Căn cứ Quyết định số 2034/QĐ-UBND
ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh về quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản
lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương
trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
- Văn bản số 881/SCT-TM ngày
27/6/2022 của Sở Công Thương về triển khai thực hiện Quyết định số 1214/QĐ-BCT
ngày 22/6/2022 của Bộ Công Thương; Văn bản số 1157/SCT-QLNL ngày 12/8/2022 của
Sở Công Thương về hướng dẫn đánh giá tiêu chí 4, tiêu chí 7 theo bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Phước, (Có Mẫu đơn, Mẫu tờ khai
kèm theo)
Mẫu số 01
UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ
TRẤN
................................
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………/TTr-UBND
|
………, ngày ….
tháng … năm 20…
|
TỜ
TRÌNH
V/v
đề nghị công nhận chợ ……, xã/phường/thị trấn……, huyện/thị xã/thành phố ……đạt chợ
kinh doanh thực phẩm
Kính
gửi: Sở Công Thương.
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm
số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số
15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số
43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý
an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
Căn cứ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN
11856:2017 - chợ kinh doanh thực phẩm do Viện Nghiên cứu Thương mại và Vụ Thị
trường trong nước - Bộ Công Thương biên soạn, Bộ Công Thương đề nghị, Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Căn cứ Quyết định số
3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành
TCVN 9211:2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế
Căn cứ Quyết định số
2034/QĐ-UBND ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh về quy định phân công, phân cấp
trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của
ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Bình Phước,
UBND xã/ phường/ thị trấn ……,
huyện/ thị xã/ thành phố …… kính trình
……(1)…... thẩm định, công nhận
chợ ……là chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu.
Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm
có:
1. Bản tự đánh giá hoàn thành
các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu.
2. Báo cáo quá trình thực hiện
các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu.
3. Danh sách các thương nhân kinh
doanh thực phẩm tại chợ, kèm theo bản sao Giấy xác nhận kiến thức ATTP.
4. Sơ đồ bố trí các vị trí kinh
doanh, khu vệ sinh, khu vực thu gom chất thải.
5. Danh sách lao động quản lý,
giám sát ATTP tại chợ, kèm theo bản sao Giấy xác nhận kiến thức ATTP.
Kính đề nghị Sở Công Thương xem
xét, thẩm định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- ………..;
- Lưu: VT, ……..
|
TM. UBND XÃ
……………
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu
số 02
TÊN ĐƠN VỊ QUẢN
LÝ CHỢ
(1)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …………..
|
……, ngày …… tháng
…… năm 20 ……
|
BẢN
TỰ ĐÁNH GIÁ
Hoàn
thiện các nội dung chợ kinh doanh thực phẩm
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số
55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật An
toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số
43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý
an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
Căn cứ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN
11856:2017 - chợ kinh doanh thực phẩm do Viện Nghiên cứu Thương mại và Vụ Thị
trường trong nước - Bộ Công Thương biên soạn, Bộ Công Thương đề nghị, Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;
Căn cứ Quyết định số
3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành
TCVN 9211:2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế;
Căn cứ Quyết định số
2034/QĐ-UBND ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh về quy định phân công, phân cấp
trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của
ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
……(1)…… tự đánh giá mức độ hoàn
thành các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu đối với chợ…… , xã/
phường/ thị trấn ……, huyện/ thị xã/ thành phố …… như sau:
I. Đánh giá các tiêu chí chợ
kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu
TT
|
Nội dung
|
Đánh giá
|
Ghi chú
|
Đạt
|
Không đạt
|
A. Các yêu cầu chung
|
1
|
Chợ không bị ngập nước, đọng nước;
không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất
độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác; cách các nguồn gây ô nhiễm tối thiểu
500m.
|
|
|
|
2
|
Sàn khu vực buôn bán thực phẩm
thoát nước tốt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh.
|
|
|
|
3
|
Mái che, cột làm bằng vật liệu bền; không bị dột,
thấm nước.
|
|
|
|
4
|
Có hoạt động dọn vệ sinh, thu gom rác thải hàng
ngày; tần suất vệ sinh trong ngày bố trí phù hợp với chợ, bảo đảm giữ chợ sạch
sẽ.
|
|
|
|
5
|
Trang bị thùng chứa rác thải có nắp đậy kín tại
các nơi công cộng trong chợ. Tại các vị trí đặt thùng rác công cộng có các biển
thông báo giữ vệ sinh và chỉ dẫn bỏ rác đúng nơi quy định.
|
|
|
|
6
|
Có nhà vệ sinh bố trí cách biệt với khu kinh
doanh thực phẩm; bố trí phòng vệ sinh nam, nữ riêng biệt.
|
|
|
|
7
|
Thành lập Ban quản lý chợ.
|
|
|
|
B. Yêu cầu đối với các cơ sở kinh doanh thực
phẩm tại chợ
|
1
|
Yêu cầu chung
|
|
|
|
1.1
|
Có biển hiệu ghi rõ tên mặt hàng kinh doanh; họ và
tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm.
|
|
|
|
1.2
|
Thực hiện vệ sinh sạch sẽ khu vực kinh doanh thực
phẩm và lối đi hay không gian xung quanh quầy hàng của mình (khu vực trước,
sau, phía hai bên của quầy hàng).
|
|
|
|
1.3
|
Trang bị đầy đủ, sử dụng thùng rác có nắp đậy và
thu dọn, vệ sinh rác thải hàng ngày.
|
|
|
|
1.4
|
Thực phẩm sống được bày bán cách ly thực phẩm
chín để tránh gây lây nhiễm chéo bằng thiết bị, dụng cụ bảo quản phù hợp.
|
|
|
|
1.5
|
Sản phẩm thực phẩm không để chung với hàng hóa,
hóa chất và những vật dụng có khả năng gây mất an toàn thực phẩm.
|
|
|
|
1.6
|
Bảo đảm sử dụng, kinh doanh chất phụ gia thực phẩm,
chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn không làm ảnh hưởng đến
sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường; thuộc danh
mục được phép sử dụng và không vượt quá giới hạn cho phép. Không sử dụng,
kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc
không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có thời hạn sử dụng.
|
|
|
|
1.7
|
Không bày bán thực phẩm trực tiếp trên mặt sàn chợ.
|
|
|
|
1.8
|
Thực phẩm kinh doanh tại chợ bảo đảm chất lượng,
an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
|
|
|
|
2
|
Đối với các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật
|
|
|
|
2.1
|
Các loại sản phẩm động vật bày bán bảo đảm vệ
sinh thú y.
|
|
|
|
2.2
|
Bàn bán sản phẩm động vật không bị ảnh hưởng bởi
bụi bẩn từ mặt sàn, cao cách sàn chợ ít nhất 60 cm, mặt bàn được làm bằng vật
liệu bền, không thấm nước, không thôi nhiễm, không bị ăn mòn, có bề mặt nhẵn,
dễ làm vệ sinh và khử trùng.
|
|
|
|
2.3
|
Dao, thớt và các dụng cụ khác dùng pha lọc và chứa
đựng sản phẩm động vật được làm bằng vật liệu không gỉ, dễ làm vệ sinh và khử
trùng; không sử dụng các chất độc hại để bảo quản sản phẩm.
|
|
|
|
3
|
Đối với cơ sở kinh doanh rau, củ, quả
|
|
|
|
3.1
|
Bảo đảm không phun, ngâm, tẩm các loại hóa chất cấm
(không có trong danh mục được phép sử dụng theo quy định) để bảo quản rau, củ,
quả.
|
|
|
|
3.2
|
Có trang thiết bị, dụng cụ bày bán rau, củ, quả hợp
vệ sinh bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.
|
|
|
|
3.3
|
Kệ, bàn trưng bày phải cách mặt sàn chợ tối thiểu
30cm
|
|
|
|
4
|
Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
|
|
|
|
4.1
|
Nơi chế biến, nơi bán thức ăn phải sạch sẽ,
thoáng mát, tách biệt nhau để dễ vệ sinh và không gây ô nhiễm cho môi trường
xung quanh.
|
|
|
|
4.2
|
Nguyên liệu sử dụng trong chế biến, dụng cụ, vật
liệu bao gói, chứa đựng thức ăn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an
toàn thực phẩm theo quy định.
|
|
|
|
4.3
|
Thực phẩm được bày bán trong trang thiết bị bảo
quản phù hợp, hợp vệ sinh, chống được bụi bẩn, côn trùng, động vật gây hại.
|
|
|
|
4.4
|
Bảo đảm không sử dụng các chất phụ gia thực phẩm
không có trong danh mục được phép sử dụng.
|
|
|
|
4.5
|
Mặt bàn cách mặt sàn chợ tối thiểu 60 cm.
|
|
|
|
5
|
Đối với các cơ sở kinh doanh các loại thực phẩm
khô và các loại thực phẩm khác: Thực phẩm bày bán ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử
dụng theo quy định, không bày bán thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm
(mốc, quá hạn sử dụng, bảo quản bằng hóa chất không được phép sử dụng...).
|
|
|
|
6
|
Yêu cầu đối với người trực tiếp chế biến, kinh
doanh thực phẩm tại chợ
|
|
|
|
6.1
|
Có Giấy Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm.
|
|
|
|
6.2
|
Có Giấy khám sức khỏe định kỳ theo quy định.
|
|
|
|
6.3
|
Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến
và không bao gói, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm sử dụng bảo hộ lao động
(găng tay, khẩu trang).
|
|
|
|
7
|
Yêu cầu truy xuất nguồn gốc
|
|
|
|
7.1
|
Các hộ tiểu thương có sổ sách ghi chép lưu giữ
thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.
|
|
|
|
7.2
|
Sổ ghi chép của các hộ có đầy đủ thông tin cần thiết
bao gồm: tên, địa chỉ của người cung cấp; tên loại hàng hóa cung cấp; ngày
giao hàng; số lượng, khối lượng hàng hóa được cung cấp.
|
|
|
|
C. Yêu cầu đối với tổ chức quản lý chợ
|
1
|
Thành lập Tổ giám sát ATTP tại chợ.
|
|
|
|
2
|
Xây dựng nội quy chợ, trong đó bao gồm quy định về
công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm tại chợ.
|
|
|
|
3
|
Hướng dẫn các hộ kinh doanh thực phẩm thực hiện nội
quy kinh doanh tại chợ.
|
|
|
|
4
|
Kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực
phẩm tại chợ.
|
|
|
|
5
|
Báo cáo và lưu hồ sơ về việc kiểm tra an toàn thực
phẩm tại chợ,
|
|
|
|
6
|
Cán bộ quản lý về an toàn thực phẩm tại chợ phải
có kiến thức bảo đảm an toàn thực phẩm.
|
|
|
|
II. Đề xuất và kiến nghị
................................................................................................................................
|
Đại diện cơ sở
quản lý chợ
(Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên)
|
Mẫu
số 03
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ
CHỢ
(1)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …………………
|
……….. ngày ……….
tháng …... năm 20 ……
|
DANH
SÁCH
Các
thương nhân, hộ tiểu thương và người kinh doanh thực phẩm tại chợ ......
TT
|
Họ và tên
|
Số CMND/ số căn cước
|
Ngày cấp
|
Mặt hàng kinh doanh
|
Ký tên
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
Danh sách này có ...... người,
kèm theo bản sao hợp lệ Giấy xác nhận kiến thức ATTP của cấp có thẩm quyền cho các
thương nhân, do ......(1) ...... lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tính chính xác của các nội dung, thông tin có liên quan và chữ ký của các
thương nhân./.
|
Đại diện đơn vị
quản lý chợ
(Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
(1) Tên đơn vị quản lý chợ
(UBND xã, phường, thị trấn hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã
Mẫu số 04
UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC
SỞ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/QĐ-SCT
|
Bình Phước,
ngày tháng năm 20
|
QUYẾT
ĐỊNH
Về
việc công nhận chợ ........ đạt chợ kinh doanh thực phẩm
GIÁM
ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Quyết định số
04/2023/QĐ-UBND ngày 06/01/2023 của UBND tỉnh Ban hành quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Bình Phước;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm
số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số
15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số
43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý
an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
Căn cứ Tiêu chuẩn quốc gia
TCVN 11856:2017 - chợ kinh doanh thực phẩm do Viện Nghiên cứu Thương mại và Vụ
Thị trường trong nước - Bộ Công Thương biên soạn, Bộ Công Thương đề nghị, Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;
Căn cứ Quyết định số
3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành
TCVN 9211:2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế;
Căn cứ Quyết định số
2034/QĐ-UBND ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh về quy định phân công, phân cấp
trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của
ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Xét đề nghị của UBND xã … tại
Tờ trình số … ngày … về việc đề nghị công nhận chợ … đạt chợ kinh doanh thực phẩm;
Xét đề nghị của Tổ thẩm định
chợ kinh doanh thực phẩm tại chợ …... tại Biên bản thẩm định chợ kinh
doanh thực phẩm ngày ….;
Xét đề nghị của Trưởng phòng
Quản lý thương mại.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận chợ …
đạt tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm. Đơn vị quản lý chợ: …….
Điều 2. UBND xã … chịu
trách nhiệm công bố chợ đạt chợ kinh doanh thực phẩm trong thời hạn 20 ngày kể
từ ngày quyết định này có hiệu lực.
Điều 3. Quyết định này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và có thời hạn là 02 năm.
Trưởng phòng Quản lý Thương mại
- Sở Công Thương, Chủ tịch UBND xã …, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- …
- Lưu: VT, QLTM.
|
GIÁM ĐỐC
|
3. Thủ tục
phê duyệt Danh mục đề án, nhiệm vụ xúc tiến thương mại hàng năm
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trung tâm Xúc tiến Đầu
tư, Thương mại và Du lịch và các đơn vị được giao chức năng, nhiệm vụ xúc tiến
thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Phước nộp hồ sơ qua hệ thống quản lý văn bản
và điều hành của Sở Công Thương tỉnh Bình Phước.
- Bước 2: Sở Công Thương thành
lập Hội đồng thẩm định hồ sơ của các đơn vị gửi về; tổng hợp, báo cáo kết quả
thẩm định đề án, nhiệm vụ xúc tiến thương mại và Tờ trình về việc phê duyệt
danh mục đề án, nhiệm vụ xúc tiến thương mại tỉnh Bình Phước (năm …) trình UBND
tỉnh.
- Bước 3: UBND tỉnh xem xét,
ban hành Quyết định Phê duyệt Danh mục đề án, nhiệm vụ xúc tiến thương mại.
b) Cách thức thực hiện: Trực
tuyến qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành của UBND tỉnh.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề xuất Chương trình
xúc tiến thương mại của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch và các
đơn vị được giao chức năng, nhiệm vụ xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Bình
Phước;
+ Các giấy tờ khác liên quan (Đăng
ký đề án xúc tiến thương mại thuộc chương trình xúc tiến thương mại, biểu Danh
mục đề án, nhiệm vụ xúc tiến thương mại theo chương trình).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không
quy định.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch và các đơn vị
được giao chức năng, nhiệm vụ xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Phước
e) Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính:
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Công Thương.
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh.
g) Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính: Quyết định của UBND tỉnh.
h) Phí, lệ phí: Không
quy định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính: Có đề án, nhiệm vụ xúc tiến thương mại đáp ứng
các mục tiêu, yêu cầu, điều kiện quy định tại Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày
13/5/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện
chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bình Phước.
l) Căn cứ pháp lý của của thủ
tục hành chính:
Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND
ngày 13/5/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực
hiện chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bình Phước.
4. Thủ tục
ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người
tiêu dùng Việt Nam hàng năm trên địa bàn tỉnh
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Sở Công Thương xây dựng
dự thảo “Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu
dùng Việt Nam trên địa bàn tỉnh” hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh trong 20
ngày làm việc, cụ thể:
+ Phòng Quản lý thương mại xây
dựng dự thảo Kế hoạch: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Kế hoạch tổ chức
các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam hàng năm của Bộ
Công Thương.
+ Xây dựng công văn trình Lãnh
đạo Sở ban hành lấy ý kiến góp ý của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố, đơn vị có liên quan: 01 ngày làm việc
+ Các Sở, ngành, Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị có liên quan: 07 ngày làm việc
+ Tổng hợp ý kiến góp ý các Sở,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị có liên quan: 03
ngày làm việc
+ Hoàn thiện dự thảo Kế hoạch,
xây dựng Tờ trình UBND tỉnh ban hành: 02 ngày làm việc
+ Trình Lãnh đạo Sở xem xét,
phê duyệt: 01 ngày làm việc
+ Sau khi Lãnh đạo Sở phê duyệt
Tờ trình kèm dự thảo Kế hoạch, phòng Quản lý Thương mại theo dõi và đề nghị Văn
phòng Sở phát hành Tờ trình kèm dự thảo Kế hoạch gửi Ủy ban nhân dân tỉnh: 01
ngày làm việc
- Bước 2: UBND tỉnh xem xét,
phê duyệt, ban hành Kế hoạch trong 05 ngày làm việc.
b) Cách thức thực hiện: Trực
tuyến.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình.
- Dự thảo Kế hoạch.
- Bản Tổng hợp ý kiến góp ý của
các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị liên quan.
d) Tổng thời hạn giải quyết:
25 ngày làm việc, trong đó 13 ngày làm việc đối với Sở Công Thương, 07 ngày
làm việc đối với các sở, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
đơn vị liên quan và 05 ngày làm việc đối với UBND tỉnh.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Công Thương
e) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Sở Công Thương.
- Cơ quan phối hợp thực hiện
TTHC: Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; đơn vị
có liên quan.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người
tiêu dùng Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng;
- Quyết định số 1035/QĐ-TTg
ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt
Nam;
- Căn cứ Kế hoạch số 182-KH/TU
ngày 03/6/2019 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày
22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản
lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày
25/5/2022 của UBND tỉnh triển khai các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng trên địa
bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2022-2025;
- Quyết định số 04/2023/QĐ-UBND
ngày 06/01/2023 của UBND tỉnh Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Bình Phước;
- Các văn bản hướng dẫn có liên
quan.