Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 89/2005/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

Số hiệu: 89/2005/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 11/07/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số : 89/2005/NĐ-CP

 

Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2005

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH CHỐNG TRỢ CẤP HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 8 năm 2004 về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là Pháp lệnh Chống trợ cấp) về Cơ quan điều tra chống trợ cấp, Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp; thủ tục, nội dung điều tra để áp dụng và việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam.

Điều 2. Tiếng nói và chữ viết trong quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp

1. Tiếng nói và chữ viết dùng trong quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp quy định tại Nghị định này là tiếng Việt. Các bên liên quan đến quá trình điều tra theo quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh Chống trợ cấp (sau đây gọi là các bên liên quan) có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có phiên dịch.

2. Các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt do các bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt. Các bên liên quan phải bảo đảm tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật.

Điều 3. Chứng cứ

Chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp là những gì có thật được Cơ quan điều tra chống trợ cấp, Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp dùng làm căn cứ để xác định tình trạng trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, tình trạng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây thiệt đáng kể và mối quan hệ giữa việc trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc chống trợ cấp.

Điều 4. Xác định khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam không đáng kể

Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam được coi là không đáng kể khi:

1. Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu từ một nước không vượt quá 3% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam.

2. Tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu từ nhiều nước đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này không vượt quá 7% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam.

Điều 5. Xác định tỷ lệ chủ yếu trong tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự được sản xuất ở trong nước

Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa sản xuất chiếm từ 50% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự được sản xuất ở trong nước trở lên được coi là chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự được sản xuất ở trong nước.

Điều 6. Xác định mối quan hệ liên kết trực tiếp giữa các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp

1. Các nhà sản xuất hàng hóa tương tự được coi là có mối quan hệ liên kết trực tiếp với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp trong các trường hợp sau đây:

a) Bên này trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên kia;

b) Tất cả đều trực tiếp hoặc gián tiếp bị kiểm soát bởi một bên thứ ba;

c) Cùng trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên thứ ba.

2. Một bên có thể bị coi là kiểm soát được một bên khác khi bên đó có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của bên khác nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của bên khác đó.

Chương 2:

CƠ QUAN CHỐNG TRỢ CẤP, NGƯỜI TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC CHỐNG TRỢ CẤP, NGƯỜI THAM GIA QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC CHỐNG TRỢ CẤP

Mục 1:Cơ Quan Chống Trợ Cấp, Người Tiến Hành Giải Quyết Vụ Việc CHỐNG TRỢ CẤP

Điều 7. Cơ quan chống trợ cấp, Người tiến hành giải quyết vụ việc chống trợ cấp

1. Cơ quan chống trợ cấp gồm Cơ quan điều tra chống trợ cấp (sau đây gọi là Cơ quan điều tra) và Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp (sau đây gọi là Hội đồng xử lý).

2. Người tiến hành giải quyết vụ việc chống trợ cấp bao gồm:

a) Người đứng đầu Cơ quan điều tra;

b) Điều tra viên vụ việc chống trợ cấp (sau đây gọi là Điều tra viên);

c) Thành viên Hội đồng xử lý.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra

Khi tiến hành giải quyết vụ việc chống trợ cấp, Cơ quan điều tra có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Ban hành mẫu hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp và bản câu hỏi điều tra.

2. Thực hiện các nhiệm vụ điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo trình tự, thủ tục quy định tại Pháp lệnh Chống trợ cấp và Nghị định này.

3. Yêu cầu các bên liên quan cung cấp các thông tin cần thiết và các tài liệu có liên quan đến vụ việc chống trợ cấp.

4. Tổ chức phiên tham vấn với các bên liên quan.

5. Công bố kết luận sơ bộ về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra.

6. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét, quyết định về việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời trong trường hợp cần thiết.

7. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét về việc chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở đề xuất tự nguyện của các nhà sản xuất, xuất khẩu có liên quan theo quy định tại Điều 23 Pháp lệnh Chống trợ cấp.

8. Công bố kết luận cuối cùng về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra.

9. Tiến hành rà soát việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Người đứng đầu Cơ quan điều tra

1. Người đứng đầu Cơ quan điều tra do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm, miễn nhiệm.

2. Người đứng đầu Cơ quan điều tra có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức, chỉ đạo Cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 8 Nghị định này;

b) Phân công Điều tra viên điều tra vụ việc chống trợ cấp cụ thể;

c) Phân công Điều tra viên điều hành phiên tham vấn;

d) Giám sát các hoạt động điều tra của Điều tra viên;

đ) Quyết định mở phiên tham vấn;

e) Giữ bí mật thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;

g) Trưng cầu giám định.

Điều 10. Điều tra viên

1. Tiêu chuẩn của Điều tra viên.

Người có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên:

a) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan;

b) Có trình độ cử nhân trở lên về lĩnh vực luật hoặc kinh tế, tài chính;

c) Có thời gian công tác thực tế ít nhất là 05 năm thuộc một trong các lĩnh vực quy định tại điểm b khoản này;

d) Được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ điều tra.

2. Điều tra viên do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của người đứng đầu Cơ quan điều tra.

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Điều tra viên

Khi tiến hành giải quyết vụ việc chống trợ cấp, Điều tra viên có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Thực hiện các nhiệm vụ điều tra theo sự phân công của người đứng đầu Cơ quan điều tra.

2. Yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin cần thiết và các tài liệu có liên quan đến vụ việc chống trợ cấp theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Chống trợ cấp.

3. Giữ bí mật thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

4. Bảo quản tài liệu đã được cung cấp.

5. Báo cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra vụ việc chống trợ cấp, soạn thảo và trình người đứng đầu Cơ quan điều tra kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng liên quan đến quá trình điều tra.

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý

Hội đồng xử lý có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Xem xét các kết luận của Cơ quan điều tra theo quy định tại Điều 37 Nghị định này.

2. Thảo luận và quyết định theo đa số về việc có hoặc không có trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

3. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp trên cơ sở các quy định tại Điều 37 Nghị định này.

Điều 13. Thành viên Hội đồng xử lý

1. Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng xử lý.

Bộ trưởng Bộ Thương mại kiến nghị danh sách thành viên Hội đồng xử lý, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan;

b) Có trình độ cử nhân trở lên về lĩnh vực luật hoặc kinh tế, tài chính;

c) Có thời gian công tác thực tế ít nhất 09 năm thuộc một trong các lĩnh vực quy định tại điểm b khoản này.

2. Căn cứ danh sách thành viên Hội đồng xử lý đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét, ra quyết định cụ thể về số lượng thành viên Hội đồng xử lý tham gia giải quyết vụ việc chống trợ cấp, trong đó phân công một thành viên làm chủ tọa phiên họp và ký các quyết định, kiến nghị quy định tại khoản 2, 3 Điều 12 Nghị định này.

3. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng xử lý là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.

Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng xử lý

Khi tiến hành giải quyết vụ việc chống trợ cấp, thành viên Hội đồng xử lý có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Nghiên cứu, xem xét hồ sơ, các kết luận của Cơ quan điều tra và các tài liệu khác trong bộ hồ sơ vụ việc chống trợ cấp do Cơ quan điều tra chuyển.

2. Tham gia phiên họp của Hội đồng xử lý để thảo luận và bỏ phiếu về việc có hoặc không có trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

3. Giữ bí mật thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

Mục 2:NGƯỜI THAM GIA QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC CHỐNG TRỢ CẤP

Điều 15. Người tham gia quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp

Người tham gia quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp bao gồm:

1. Tổ chức, cá nhân đại diện hợp pháp cho ngành sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Chống trợ cấp nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp lên Cơ quan điều tra (sau đây gọi là Người yêu cầu).

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị Người yêu cầu nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp hoặc bị Cơ quan điều tra tiến hành điều tra theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại theo quy định tại Điều 8 Pháp lệnh Chống trợ cấp (sau đây gọi là Người bị yêu cầu).

3. Luật sư của Người yêu cầu và Người bị yêu cầu.

4. Các bên liên quan khác.

Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của Người yêu cầu, Người bị yêu cầu.

1. Khi tham gia quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp, Người yêu cầu có các quyền sau đây:

a) Tiếp cận các thông tin mà các bên liên quan khác cung cấp cho Cơ quan điều tra, trừ những thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;

b) Yêu cầu Cơ quan điều tra, Điều tra viên bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;

c) Tham gia phiên tham vấn;

d) ủy quyền cho luật sư thay mặt mình tham gia quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp;

đ) Yêu cầu Cơ quan điều tra tổ chức phiên tham vấn kín theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định này;

e) Khiếu nại, khởi kiện các quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại theo quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Chống trợ cấp.

2. Khi tham gia quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp, Người bị yêu cầu có các quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Kiến nghị Cơ quan điều tra gia hạn thời hạn cung cấp thông tin, gia hạn thời hạn trả lời bản câu hỏi điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

3. Người yêu cầu, Người bị yêu cầu có các nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến yêu cầu của mình;

b) Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời những thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Điều tra viên;

c) Thi hành quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Điều 17. Luật sư của Người yêu cầu và Người bị yêu cầu

1. Luật sư có đủ điều kiện tham gia tố tụng tại tòa án theo quy định của pháp luật được Người yêu cầu, Người bị yêu cầu uỷ quyền, có quyền tham gia quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên mà mình đại diện.

2. Khi tham gia quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp, luật sư có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Tham gia các giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp;

b) Xác minh, thu thập và cung cấp tài liệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên mà mình đại diện;

c) Nghiên cứu những tài liệu trong hồ sơ vụ việc chống trợ cấp;

d) Được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ việc chống trợ cấp, trừ những thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 28 Nghị định này, để thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bên mà mình đại diện;

đ) Giúp bên mà mình đại diện về mặt pháp luật liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ;

e) Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;

g) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi tham gia quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp;

h) Không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ việc chống trợ cấp vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Điều 18. Quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan khác

Khi tham gia quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp, các bên liên quan không phải là Người yêu cầu hoặc Người bị yêu cầu có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp thông tin trung thực và tài liệu cần thiết liên quan đến vụ việc chống trợ cấp theo quan điểm của mình hoặc theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Điều tra viên.

2. Yêu cầu Cơ quan điều tra, Điều tra viên bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

3. Tiếp cận thông tin về vụ việc chống trợ cấp của Cơ quan điều tra, trừ những thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

4. Tham gia phiên tham vấn và trình bày quan điểm liên quan đến vụ việc chống trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định này.

Chương 3:

ĐIỀU TRA ĐỂ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG TRỢ CẤP

Điều 19. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp

Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp được gửi đến Cơ quan điều tra bao gồm:

1. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp có các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của Người yêu cầu hoặc của đại diện ngành sản xuất trong nước trong trường hợp Cơ quan điều tra lập hồ sơ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại;

b) Mô tả hàng hóa nhập khẩu là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trong đó có tên gọi, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành và mức thuế nhập khẩu đang áp dụng, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu;

c) Mô tả khối lượng, số lượng, đơn giá và trị giá của hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm b khoản này trong thời hạn 12 tháng trước khi Người yêu cầu nộp hồ sơ hoặc trước khi Cơ quan điều tra lập hồ sơ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại;

d) Mô tả khối lượng, số lượng, đơn giá và trị giá của hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước trong thời hạn 12 tháng trước khi Người yêu cầu nộp hồ sơ hoặc trước khi Cơ quan điều tra lập hồ sơ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại;

đ) Thông tin về các chính sách trợ cấp của Chính phủ nước ngoài, tình hình và hình thức trợ cấp;

e) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước do hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra;

g) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của Người bị yêu cầu;

h) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.

2. Tài liệu, thông tin liên quan khác mà Người yêu cầu hoặc Cơ quan điều tra (trong trường hợp Cơ quan điều tra lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp) cho là cần thiết.

Điều 20. Thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp trong trường hợp có Người yêu cầu

1. Trong thời hạn 45 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại Điều 19 Nghị định này, Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét ra quyết định điều tra.

2. Nội dung thẩm định hồ sơ bao gồm:

a) Xác định tư cách đại diện hợp pháp cho ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Chống trợ cấp;

b) Xác định bằng chứng về việc trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Điều 21. Lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp trong trường hợp không có Người yêu cầu

1. Trong trường hợp không có Người yêu cầu nhưng có dấu hiệu về việc trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định giao Cơ quan điều tra tiến hành lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp để trình Bộ trưởng xem xét ra quyết định điều tra.

2. Thời hạn lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này là 06 tháng, tính từ ngày Bộ trưởng Bộ Thương mại ký quyết định giao Cơ quan điều tra lập hồ sơ.

 Điều 22. Nội dung quyết định điều tra

1. Quyết định điều tra bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của Người yêu cầu (nếu có);

b) Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của đại diện ngành sản xuất trong nước trong trường hợp không có Người yêu cầu;

c) Mô tả hàng hoá là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trong đó bao gồm tên gọi hàng hóa, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành và mức thuế nhập khẩu đang áp dụng;

d) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của Người bị yêu cầu;

đ) Tên nước, vùng lãnh thổ xuất khẩu và xuất xứ của hàng hoá là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

e) Tóm tắt thông tin về việc trợ cấp hàng hoá nhập khẩu được mô tả tại điểm c khoản này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

g) Ngày có hiệu lực bắt đầu tiến hành điều tra;

h) Giai đoạn điều tra;

i) Lịch trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp;

k) Các thông tin liên quan khác mà Bộ trưởng Bộ Thương mại cho là cần thiết.

2. Việc thông báo, công bố quyết định điều tra được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Pháp lệnh Chống trợ cấp.

Điều 23. Cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình điều tra

1. Các bên liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin xác thực và tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Cơ quan điều tra.

2. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành trưng cầu giám định hoặc kiểm tra, xác minh tính xác thực của các thông tin, tài liệu do các bên liên quan cung cấp hoặc thu thập thêm các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc chống trợ cấp.

3. Trong trường hợp tiến hành kiểm tra, xác minh tính xác thực của các thông tin, tài liệu hoặc thu thập thêm thông tin ở nước hoặc vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam, Cơ quan điều tra phải thực hiện theo các quy định sau đây:

a) Trước khi thực hiện việc xác minh hoặc thu thập thông tin, Cơ quan điều tra phải thông báo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ đó;

b) Việc xác minh hoặc thu thập thông tin phải được các tổ chức, cá nhân liên quan đồng ý và không bị cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ nêu tại điểm a khoản này phản đối, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam, các nước và vùng lãnh thổ liên quan là thành viên có quy định khác.

4. Trừ các thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 28 Nghị định này, Cơ quan điều tra phải công khai kết quả giám định, kiểm tra xác minh hoặc thu thập thông tin cho các bên có liên quan.

5. Cơ quan điều tra sẽ quyết định dựa trên các thông tin, tài liệu có sẵn trong các trường hợp sau đây:

a) Bên liên quan không cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo đúng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Kết quả giám định, kiểm tra, xác minh cho thấy các thông tin, tài liệu do các bên liên quan cung cấp là không xác thực;

c) Bên liên quan đã không đồng ý để cho Cơ quan điều tra tiến hành xác minh;

d) Bên liên quan gây cản trở quá trình điều tra.

6. Trường hợp không chấp nhận sử dụng phần thông tin, tài liệu mà các bên liên quan đã cung cấp, Cơ quan điều tra phải giải thích lý do không chấp nhận sử dụng phần thông tin, tài liệu đó.

Điều 24. Bản câu hỏi điều tra

1. Trong thời hạn 15 ngày, tính từ ngày có quyết định điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi bản câu hỏi điều tra đến địa chỉ của các đối tượng sau đây:

a) Người bị yêu cầu hoặc đại diện hợp pháp của Người bị yêu cầu;

b) Đại diện tại Việt Nam của nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

c) Cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

d) Các bên có liên quan khác.

2. Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được bản câu hỏi điều tra, Người bị yêu cầu phải gửi văn bản trả lời đầy đủ các câu hỏi ghi trong bản câu hỏi điều tra cho Cơ quan điều tra. Trong trường hợp cần thiết và nếu Người bị yêu cầu có văn bản đề nghị, thời hạn này có thể được Cơ quan điều tra xem xét, gia hạn một lần với thời hạn tối đa không quá 30 ngày.

 3. Bản câu hỏi điều tra được coi là đến địa chỉ người nhận sau 07 ngày làm việc, tính từ ngày Cơ quan điều tra gửi đi. Ngày gửi được xác định căn cứ theo dấu của bưu điện.

Điều 25. Xác định mức trợ cấp riêng

1. Cơ quan điều tra phải tiến hành xác định mức trợ cấp riêng đối với từng Người bị yêu cầu trong vụ việc chống trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp số lượng Người bị yêu cầu hoặc phạm vi hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp là quá lớn, không thể tiến hành xác định mức trợ cấp riêng, Cơ quan điều tra có thể giới hạn phạm vi điều tra xác định mức trợ cấp riêng đối với một số Người bị yêu cầu hoặc hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp.

Việc giới hạn phạm vi điều tra được thực hiện theo các quy định sau đây:

a) Việc giới hạn phạm vi điều tra được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thống kê phù hợp trên cơ sở khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp được sản xuất, xuất khẩu bởi Người bị yêu cầu hoặc các thông tin mà Cơ quan điều tra có được tại thời điểm chọn mẫu;

b) Khi tiến hành chọn mẫu điều tra, Cơ quan điều tra có thể tiến hành các tham vấn cần thiết với Người bị yêu cầu, các nhà nhập khẩu liên quan đến việc chọn mẫu và phải có sự đồng ý của Người bị yêu cầu này về việc chọn mẫu.

3. Mức trợ cấp được xác định theo quy định tại Điều 14 Pháp lệnh Chống trợ cấp.

4. Mức trợ cấp của Người bị yêu cầu không được điều tra được xác định là mức trợ cấp bình quân gia quyền áp dụng cho Người bị yêu cầu được chọn để xác định mức trợ cấp riêng theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 26. Xác định mối quan hệ giữa việc trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước

1. Khi xác định mối quan hệ giữa việc trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra có thể xem xét tổng thể các yếu tố sau đây:

a) Mối quan hệ giữa việc trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam với chứng cứ về thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

b) Số lượng và giá của hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam không được trợ cấp;

c) Mức độ giảm sút của cầu hoặc thay đổi về hình thức tiêu dùng đối với hàng hóa tương tự sản xuất trong nước;

d) Khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong nước;

đ) Các yếu tố khác theo quyết định của Cơ quan điều tra.

2. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra có thể xem xét thêm các yếu tố khác gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước ngoài việc trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.

Điều 27. Tham vấn trong điều tra

1. Trước khi tiến hành điều tra và trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra có thể tổ chức phiên tham vấn công khai với các bên liên quan và phân công ít nhất 03 Điều tra viên, trong đó có 01 Điều tra viên làm chủ tọa để điều hành phiên tham vấn.

2. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức phiên tham vấn, các bên liên quan phải gửi văn bản đăng ký tham gia phiên tham vấn cho Cơ quan điều tra trong đó nêu rõ những vấn đề cần tham vấn kèm theo lập luận bằng văn bản.

3. Trình tự tiến hành tham vấn:

a) Chủ tọa tuyên bố khai mạc phiên tham vấn;

b) Người yêu cầu, Người bị yêu cầu trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền lần lượt trình bày trực tiếp bằng lời nói các chứng cứ để bảo vệ quan điểm của mình liên quan đến vụ việc chống trợ cấp. Thời gian cho mỗi bên trình bày không quá 90 phút;

c) Người yêu cầu và Người bị yêu cầu trao nội dung bài phát biểu quy định tại điểm b khoản này bằng văn bản cho Chủ tọa;

d) Các bên liên quan không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này có quyền trao văn bản trình bày quan điểm liên quan đến vụ việc chống trợ cấp của mình cho Chủ tọa;

đ) Chủ tọa, các Điều tra viên đặt câu hỏi và nghe Người yêu cầu, Người bị yêu cầu hoặc đại diện hợp pháp của họ trả lời. Thời gian hỏi và trả lời dành cho mỗi bên không quá 60 phút. Toàn bộ nội dung này sẽ được ghi vào biên bản tham vấn;

e) Chủ tọa tóm tắt nội dung buổi tham vấn và tuyên bố kết thúc.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, tính từ ngày tổ chức tham vấn, các bên liên quan có quyền gửi văn bản trình bày thêm quan điểm của mình liên quan đến vụ việc chống trợ cấp cho Cơ quan điều tra.

5. Toàn bộ nội dung tham vấn, bao gồm văn bản trình bày của các bên và biên bản tham vấn được Cơ quan điều tra công bố công khai.

6. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra có thể tổ chức phiên tham vấn kín khi có yêu cầu của Người yêu cầu hoặc Người bị yêu cầu. Thành phần tham gia phiên tham vấn kín sẽ được Cơ quan điều tra xem xét, quyết định trên cơ sở yêu cầu của bên yêu cầu tham vấn kín.

Điều 28. Bảo mật thông tin

1. Cơ quan điều tra và Điều tra viên chỉ chịu trách nhiệm bảo mật đối với các thông tin do các bên liên quan cung cấp sau đây:

a) Bí mật quốc gia và bí mật khác theo quy định của pháp luật;

b) Thông tin mà bên cung cấp cho là mật và được Cơ quan điều tra chấp nhận đề nghị bảo mật thông tin.

2. Khi cung cấp những thông tin được đề nghị bảo mật theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, bên cung cấp thông tin phải gửi kèm theo thông tin đó bản giải trình chi tiết về lý do đề nghị bảo mật thông tin và bản tóm tắt những nội dung của thông tin mật có thể công bố công khai cho các bên liên quan khác.

3. Trường hợp không chấp nhận đề nghị bảo mật của bên cung cấp thông tin hoặc bên cung cấp thông tin không đồng ý công khai thông tin được đề nghị bảo mật, Cơ quan điều tra sẽ không sử dụng thông tin này và gửi trả lại cho bên cung cấp.

Điều 29. Kết luận sơ bộ

1. Trong thời hạn 90 ngày, tính từ ngày có quyết định điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Cơ quan điều tra công bố kết luận sơ bộ về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra quy định tại các Điều 13, 14 và 15 Pháp lệnh Chống trợ cấp; trong trường hợp đặc biệt, thời hạn công bố kết luận sơ bộ có thể được gia hạn nhưng không quá 60 ngày.

2. Kết luận sơ bộ phải được thông báo công khai bằng các phương thức thích hợp cho các bên liên quan đến quá trình điều tra và phải bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của Người yêu cầu (nếu có);

b) Mô tả hàng hoá nhập khẩu là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trong đó bao gồm tên gọi, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành và mức thuế nhập khẩu đang áp dụng, xuất xứ hàng hoá nhập khẩu;

c) Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của Người bị yêu cầu;

d) Mô tả khối lượng, số lượng và trị giá của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản này trong thời hạn 12 tháng trước khi Người yêu cầu nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp hoặc trước khi Cơ quan điều tra lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại;

đ) Mức trợ cấp;

e) Các thông tin, chứng cứ chứng minh việc trợ cấp hàng hoá nhập khẩu được mô tả tại điểm b khoản này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; hoặc các thông tin, chứng cứ chứng minh việc chậm áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước và khó có thể khắc phục được;

g) Lịch trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp;

h) Các thông tin khác mà Cơ quan điều tra cho là cần thiết.

3. Sau 07 ngày làm việc tính từ ngày có kết luận điều tra sơ bộ, Cơ quan điều tra phải gửi bản báo cáo điều tra và kết luận điều tra sơ bộ lên Bộ trưởng Bộ Thương mại và trong trường hợp cần thiết, kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời.

Điều 30. Chấm dứt điều tra

1. Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định chấm dứt điều tra theo quy định tại Điều 21 Pháp lệnh Chống trợ cấp.

2. Sau khi có quyết định chấm dứt điều tra, trong vòng 07 ngày làm việc Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo quyết định chấm dứt điều tra trong đó nêu rõ lý do chấm dứt điều tra cho các bên có liên quan bằng văn bản hoặc phương thức thích hợp.

Điều 31. Kết luận cuối cùng

1. Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc quá trình điều tra, Cơ quan điều tra phải công bố kết luận cuối cùng về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra theo quy định tại các Điều 13, 14 và 15 Pháp lệnh Chống trợ cấp và các nội dung quy định tại Điều 26 Nghị định này.

2. Kết luận cuối cùng và các căn cứ chính để đưa ra kết luận cuối cùng đối với vụ việc điều tra phải được thông báo công khai bằng phương thức thích hợp và phải bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của Người yêu cầu (nếu có);

b) Mô tả hàng hoá nhập khẩu là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trong đó bao gồm tên gọi, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành và mức thuế nhập khẩu đang áp dụng, xuất xứ hàng hoá nhập khẩu;

c) Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của Người bị yêu cầu;

d) Mô tả khối lượng, số lượng và trị giá của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản này trong thời hạn 12 tháng trước khi Người yêu cầu nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp hoặc trước khi Cơ quan điều tra lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại;

đ) Mức trợ cấp;

e) Các thông tin, chứng cứ chứng minh việc trợ cấp hàng hoá nhập khẩu được mô tả tại điểm b khoản này gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

g) Lịch trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp;

h) Các thông tin khác mà Cơ quan điều tra cho là cần thiết.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, tính từ ngày công bố kết luận cuối cùng, Cơ quan điều tra phải gửi Hội đồng xử lý bộ hồ sơ vụ việc chống trợ cấp, bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

b) Báo cáo điều tra;

c) Kết luận sơ bộ;

d) Kết luận cuối cùng và các căn cứ chính để đưa ra kết luận cuối cùng;

đ) Kiến nghị của Cơ quan điều tra.

Chương 4:

ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG TRỢ CẤP

Mục 1: ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CAM KẾT

Điều 32. Gửi văn bản cam kết

Sau khi có kết luận sơ bộ và chậm nhất không quá 30 ngày trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, đại diện hợp pháp hoặc Chính phủ nước, vùng lãnh thổ của Người bị yêu cầu có thể gửi văn bản cam kết về một hoặc các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh Chống trợ cấp (sau đây gọi là Cam kết loại trừ trợ cấp) trực tiếp đến Bộ Thương mại thông qua Cơ quan điều tra hoặc đến các nhà sản xuất trong nước để xem xét trước khi đệ trình lên Cơ quan điều tra.

Điều 33. Xem xét cam kết loại trừ trợ cấp

1. Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được văn bản cam kết loại trừ trợ cấp, Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm xem xét và đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét, quyết định.

2. Cam kết loại trừ trợ cấp phải được xem xét dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Việc áp dụng cam kết loại trừ trợ cấp có khả năng khắc phục được thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

b) Việc áp dụng cam kết loại trừ trợ cấp không gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội trong nước.

Điều 34. Quyết định về việc cam kết loại trừ trợ cấp

1. Căn cứ ý kiến đề xuất của Cơ quan điều tra về cam kết loại trừ trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể ra một trong các quyết định sau đây:

a) Quyết định đình chỉ điều tra và chấp nhận cam kết của các bên đưa ra cam kết;

b) Đề nghị bên đưa ra cam kết điều chỉnh nội dung cam kết nhưng không được ép buộc các bên đưa ra cam kết;

c) Quyết định không chấp nhận cam kết và nêu rõ lý do.

2. Các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này phải được công bố công khai cho các bên liên quan bằng phương thức thích hợp.

3. Trường hợp bên đưa ra cam kết chấp nhận đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, bên đưa ra cam kết phải gửi bản cam kết mới đến Cơ quan điều tra.

Điều 35. Giám sát việc thực hiện cam kết loại trừ trợ cấp

1. Bên cam kết phải chịu sự giám sát của Cơ quan điều tra đối với việc thực hiện cam kết.

2. Bên cam kết phải định kỳ cung cấp cho Cơ quan điều tra thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện cam kết và chứng minh tính chính xác của các thông tin, tài liệu đó theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

3. Trường hợp các bên liên quan không thực hiện đúng theo cam kết, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra phải kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định tiếp tục tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp hoặc ra quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Pháp lệnh Chống trợ cấp.

Mục 2: ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG TRỢ CẤP

Điều 36. áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời

1. Sau 60 ngày, tính từ ngày có quyết định điều tra, căn cứ vào kết luận sơ bộ và kiến nghị của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời.

2. Quyết định về việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời phải tuân thủ các quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 22 Pháp lệnh Chống trợ cấp.

3. Quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời được công bố công khai, bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của Người yêu cầu (nếu có);

b) Mô tả hàng hoá nhập khẩu là đối tượng bị áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời, trong đó bao gồm tên gọi, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành và mức thuế nhập khẩu đang áp dụng và xuất xứ hàng hoá nhập khẩu;

c) Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa là đối tượng bị áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời;

d) Thuế suất thuế chống trợ cấp tạm thời;

đ) Ngày có hiệu lực và thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời.

Điều 37. Quyết định của Hội đồng xử lý

1. Trên cơ sở bộ hồ sơ vụ việc chống trợ cấp theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định này, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ, Hội đồng xử lý chịu trách nhiệm thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây:

a) Có hay không có tình trạng trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam;

b) Có hay không có tình trạng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây thiệt hại đáng kể;

c) Có hay không có mối quan hệ giữa việc trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

2. Trong trường hợp kết quả biểu quyết về các vấn đề quy định tại khoản 1 Điều này là ngang nhau, Hội đồng xử lý quyết định theo phía có ý kiến của Chủ tọa phiên họp.

3. Trong trường hợp quyết định của Hội đồng xử lý theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này khẳng định có trợ cấp và việc trợ cấp là nguyên nhân gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Hội đồng xử lý phải kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp.

Điều 38. áp dụng thuế chống trợ cấp

1. Trường hợp không đạt được cam kết quy định tại Điều 23 Pháp lệnh Chống trợ cấp, căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra và kiến nghị của Hội đồng xử lý quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp.

Trường hợp việc áp dụng thuế chống trợ cấp gây tổn hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể ra quyết định không áp dụng thuế chống trợ cấp.

2. Quyết định về việc áp dụng thuế chống trợ cấp phải tuân thủ các quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 24 Pháp lệnh Chống trợ cấp.

3. Quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp được công bố công khai, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của Người yêu cầu (nếu có);

b) Mô tả hàng hoá nhập khẩu là đối tượng bị áp dụng thuế chống trợ cấp, trong đó bao gồm tên gọi của hàng hoá, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành và mức thuế nhập khẩu đang áp dụng;

c) Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa là đối tượng bị áp dụng thuế chống trợ cấp;

d) Tên nước, vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu hàng hoá là đối tượng bị áp dụng thuế chống trợ cấp;

đ) Tóm tắt kết quả điều tra cho thấy sự cần thiết phải áp dụng thuế chống trợ cấp;

e) Thuế suất thuế chống trợ cấp;

g) Ngày có hiệu lực và thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp;

h) Mức chênh lệch về thuế phải hoàn trả (nếu có) theo quy định tại Điều 39 Nghị định này.

Điều 39. Hoàn trả khoản chênh lệch về thuế chống trợ cấp tạm thời hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống trợ cấp tạm thời

Việc hoàn trả cho người nộp khoản chênh lệch về thuế chống trợ cấp tạm thời hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống trợ cấp tạm thời theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Pháp lệnh Chống trợ cấp được thực hiện tại cơ quan và địa điểm nộp thuế nhập khẩu theo các quy định sau đây:

1. Hoàn trả toàn bộ khoản chênh lệch về thuế trong trường hợp mức thuế chống trợ cấp trong Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại thấp hơn mức thuế chống trợ cấp tạm thời đã nộp.

2. Hoàn trả toàn bộ khoản thuế chống trợ cấp tạm thời hoặc các khoản bảo đảm thanh toán đã nộp trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định không áp dụng thuế chống trợ cấp.

3. Các khoản chênh lệch về thuế được hoàn trả theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này không được tính lãi suất.

Chương 5 :

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 40. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 41. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thu, nộp ngân sách nhà nước các khoản thuế chống trợ cấp nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam; thủ tục hoàn trả khoản chênh lệch về thuế chống trợ cấp tạm thời hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống trợ cấp tạm thời.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 
Nơi nhận:  
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
 cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh,
 thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;  
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; 
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
 Ban Điều hành 112,
 Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
 các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b), A. 305
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Phan Văn Khải
 

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 89/2005/ND-CP

Hanoi, July 11, 2005

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to Ordinance No. 22/2004/PL-UBTVQH11 of August 20, 2004, on Anti-Subsidy for Imports into Vietnam;

At the proposal of the Minister of Trade,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

This Decree details the implementation of a number of articles of the Ordinance on Anti-Subsidy for Imports into Vietnam (hereinafter called Anti-Subsidy Ordinance) regarding the anti-subsidy investigation agency and the council for handling of anti-subsidy cases; the procedures and contents of investigation for the application as well as the application of measures against subsidy for imports into Vietnam.

Article 2.- Language and script used in the course of handling anti-subsidy cases

1. The language and script used in the course of handling anti-subsidy cases is Vietnamese. Parties involved in the investigation process stipulated in Article 11 of the Anti-Subsidy Ordinance (hereinafter called involved parties) have the right to use their own languages and scripts but in such cases interpreters are required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Evidence

Evidence in the course of handling anti-subsidy cases means things which truly exist and are used by the anti-subsidy investigation agency or the council for handling of anti-subsidy cases as a basis for determination of the situation of subsidy for imports into Vietnam, the material injury or threat to cause material injury to domestic manufacturing industries, the relationship between the subsidy for imports into Vietnam and the material injury or threat to cause material injury to domestic manufacturing industries as well as other factors necessary for the proper handling of anti-subsidy cases.

Article 4.- Determination of immaterial volume, quantity or value of subsidized imports into Vietnam

The volume, quantity or value of subsidized imports into Vietnam shall be considered immaterial when:

1. The volume, quantity or value of subsidized imports from a country does not exceed 3% of the total volumes, quantities or values of the like imports into Vietnam.

2. The total volumes, quantities or values of the like imports from many countries meeting the conditions specified in Clause 1 of this Article does not exceed 7% the total volumes, quantities or values of the like imports into Vietnam.

Article 5.- Determination of the major proportion in the total volumes, quantities or values of the like home-made goods

If the volume, quantity or value of imports accounts for 50% or more of the total volumes, quantities or values of the like home-made goods, such imports shall be considered representing a major proportion in the total volumes, quantities or values of the like home-made goods.

Article 6.- Determination of the direct association between producers of the like home-made goods and organizations or individuals exporting and/or importing goods requested to be subject to the application of anti-subsidy measures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ One party directly or indirectly controls the other party;

b/ Both parties are directly or indirectly controlled by a third party;

c/ Both parties directly or indirectly control a third party.

2. One party shall be considered controlling another party when it has the right to control financial policies and operations of the latter in order to gain economic benefits from the latter’s business activities.

Chapter II

ANTI-SUBSIDY AGENCIES, PERSONS HANDLING ANTI-SUBSIDY CASES, PERSONS INVOLVED IN THE COURSE OF HANDLING ANTI-SUBSIDY CASES

Section 1. ANTI-SUBSIDY AGENCIES, PERSONS HANDLING ANTI-SUBSIDY CASES

Article 7.- Anti-subsidy agencies, persons handling anti-subsidy cases

1. Anti-subsidy agencies include the anti-subsidy investigation agency (hereinafter called Investigation Agency) and the council for handling of anti-subsidy cases (hereinafter called Handling Council).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Head of the Investigation Agency;

b/ Investigators of anti-subsidy cases (hereinafter called investigators);

c/ Members of the Handling Council.

Article 8.- Tasks and powers of the Investigation Agency

When handling anti-subsidy cases, the Investigation Agency has the following tasks and powers:

1. To promulgate the form of dossier of request for the application of anti-subsidy measures, and investigation questionnaires.

2. To perform investigation tasks for the application of anti-subsidy measures in the order and according to the procedures stipulated in the Anti-Subsidy Ordinance and this Decree.

3. To request the involved parties to supply necessary information and documents relating to anti-subsidy cases.

4. To organize consultations with the involved parties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To propose the Trade Minister to consider and decide on the temporary imposition of anti-subsidy tax, when necessary.

7. To propose the Trade Minister to consider the acceptance or non-acceptance or request adjustment of the contents of commitments voluntarily made by the concerned producers or exporters according to the provisions of Article 23 of the Anti-Subsidy Ordinance.

8. To announce final conclusions on the contents relating to the investigation process.

9. To review the application of anti-subsidy measures under decision of the Trade Minister;

10. To perform other tasks in accordance with the provisions of law.

Article 9.- Head of the Investigation Agency

1. The head of the Investigation Agency shall be appointed and dismissed by the Trade Minister.

2. The head of the Investigation Agency has the following tasks and powers:

a/ To organize and direct the Investigation Agency to perform its tasks and powers as provided for in Article 8 of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To assign investigators to run consultation meetings;

d/ To supervise investigative activities of investigators;

e/ To decide on the organization of consultation meetings;

f/ To keep secret classified information according to the provisions of Article 28 of this Decree;

g/ To request expertise.

Article 10.- Investigators

1. Criteria for investigators

Persons meeting the following criteria may be appointed investigators:

a/ Having good moral qualities, being honest and objective;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Having worked for at least five years in one of the domains specified at Point b of this Clause;

d/ Having been trained and fostered in investigation.

2. Investigators shall be appointed and dismissed by the Trade Minister at the proposal of the head of the Investigation Agency.

Article 11.- Tasks and powers of investigators

When handling anti-subsidy cases, investigators have the following tasks and powers:

1. To perform investigation tasks assigned by the head of the Investigation Agency.

2. To request the involved parties to supply necessary information and documents relating to anti-subsidy cases according to the provisions of the Anti-Subsidy Ordinance.

3. To keep secret classified information according to the provisions of Article 28 of this Decree.

4. To preserve the supplied documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.- Tasks and powers of the Handling Council

The Handling Council has the following tasks and powers:

1. To examine final conclusions of the Investigation Agency according to the provisions of Article 37 of this Decree.

2. To discuss and decide by majority whether or not the imports into Vietnam are subsidized, causing or threatening to cause material injury to domestic manufacturing industries.

3. To propose the Trade Minister to make decision on the imposition of anti-subsidy tax in accordance with the provisions of Article 37 of this Decree.

Article 13.- Members of the Handling Council

1. Criteria for members of the Handling Council

The Trade Minister shall draw up and submit a list of members of the Handling Council to the Prime Minister for approval according to the following criteria:

a/ Having good moral qualities, being honest and objective;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Having an actual working duration of at least nine years in one of the domains specified at Point b of this Clause.

2. Based on the list of the Handling Council members already approved by the Prime Minister, the Trade Minister shall consider and issue specific decisions on the number of the Handling Council members to participate in handling an anti-subsidy case, appointing one member to chair meetings and sign decisions or proposals mentioned in Clauses 2 and 3, Article 12 of this Decree.

3. A Handling Council member works for a five-year term and may be re-appointed.

Article 14.- Tasks and powers of the Handling Council members

When handling anti-subsidy cases, the Handling Council members have the following tasks and powers:

1. To study, examine dossiers and conclusions of the Investigation Agency and other documents in the dossier sets of anti-subsidy cases transferred from the Investigation Agency.

2. To participate in the Handling Council’s meetings to discuss and vote on whether or not exists the subsidy for imports into Vietnam, causing or threatening to cause material injury to domestic manufacturing industries.

3. To keep secret classified information according to the provisions of Article 28 of this Decree.

Section 2. PERSONS INVOLVED IN THE PROCESS OF HANDLING ANTI-SUBSIDY CASES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Persons involved in the process of handling anti-subsidy cases include:

1. Organizations or individuals lawfully representing domestic manufacturing industries as defined in Clause 1, Article 8 of the Anti-Subsidy Ordinance that file dossiers requesting the application of anti-subsidy measures with the Investigation Agency (hereinafter called requesters).

2. Foreign organizations or individuals producing and/or exporting goods requested to be subject to the application of anti-subsidy measures according to the requesters’ dossiers or subject to investigation by the Investigation Agency under decisions of the Trade Minister as stipulated in Article 8 of the Anti-Subsidy Ordinance (hereinafter called requested persons).

3. Lawyers of requesters and requested persons.

4. Other involved parties.

Article 16.- Rights and obligations of requesters and requested persons

1. When participating in the process of handling anti-subsidy cases, requesters have the following rights:

a/ To access information supplied by other involved parties to the Investigation Agency, except for classified information defined in Article 28 of this Decree;

b/ To request the Investigation Agency and investigators to keep secret classified information according to the provisions of Article 28 of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To authorize their lawyers to participate in the process of handling anti-subsidy cases;

e/ To request the Investigation Agency to organize closed-door consultation meetings according to the provisions of Clause 6, Article 27 of this Decree.

f/ To make complaints or initiate lawsuits against the Trade Minister’s decisions according to the provisions of Article 28 of the Anti-Subsidy Ordinance.

2. When participating in the process of handling anti-subsidy cases, the requested persons have the following rights:

a/ The rights provided for in Clause 1 if this Article;

b/ To propose the Investigation Agency to extend the time limit for information supply and/or the time limit for reply to investigation questionnaire according to the provisions of Clause 2, Article 24 of this Decree.

3. Requesters and requested persons have the following obligations:

a/ To timely supply all truthful and accurate information and documents which are necessary and relevant to their requests;

b/ To timely supply all truthful and accurate information and documents at the request of the Investigation Agency and investigators;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- Lawyers of requesters and requested persons

1. Lawyers who fully meet conditions for participation in legal proceedings at court under law provisions and are authorized by requesters or requested persons may participate in the process of handling anti-subsidy cases in order to protect legitimate rights and interests of the parties they represent.

2. When participating in the process of handling anti-subsidy cases, lawyers have the following rights and obligations:

a/ To take part in all stages of the process of handling anti-subsidy cases;

b/ To verify, gather and supply documents in order to protect the legitimate rights and interests of the parties they represent;

c/ To study documents in the dossiers of anti-subsidy cases;

d/ To record and duplicate necessary documents in the dossiers of anti-subsidy cases, except for the classified information defined in Article 28 of this Decree so as to protect legitimate rights and interests of the parties they represent;

e/ To assist the parties they represent in legal affairs related to the protection of their legitimate rights and interests;

f/ To respect the truth and law; not to buy off, force or incite others to make false declarations or supply untruthful documents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ Not to use records or copies of documents in the dossiers of anti-subsidy cases for the purpose of infringing upon the State’s interests or legitimate rights and interests of organizations and individuals.

Article 18.- Rights and obligations of other involved parties

When participating in the process of handling anti-subsidy cases, involved parties other than requesters or requested persons have the following rights and obligations:

1. To supply truthful information and necessary documents relating to anti-subsidy cases according to their own viewpoints or at the request of the Investigation Agency or investigators.

2. To request the Investigation Agency and investigators to keep secret classified information according to the provisions of Article 28 of this Decree.

3. To access the Investigation Agency’s information on anti-subsidy cases, except for classified information defined in Article 28 of this Decree.

4. To take part in consultation meetings and present their viewpoints on anti-subsidy cases, except for the case stipulated in Clause 6, Article 27 of this Decree.

Chapter III

INVESTIGATION FOR THE APPLICATION OF ANTI-SUBSIDY MEASURES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Dossiers of request for the application of anti-subsidy measures shall be sent to the Investigation Agency, each comprising:

1. A written request for the application of anti-subsidy measures, including the following contents:

a/ The name, address and other necessary information of the requester or representative of a domestic manufacturing industry in case the dossier is compiled by the Investigation Agency under decision of the Trade Minister;

b/ Description of the imports requested to be subject to the application of anti-subsidy measures, stating their appellations, basic characteristics and major use purposes, codes under current import tariffs and currently applicable import tax rate, and origin;

c/ Description of the volumes, quantities and values of the imports defined at Point b of this Clause within 12 months before the requester submits the dossier or before the Investigation Agency compiles the dossier under decision of the Trade Minister;

d/ Description of the volumes, quantities and values of the like home-made goods within 12 months before the requester submits the dossier or before the Investigation Agency compiles the dossier under decision of the Trade Minister;

e/ Information on the foreign government’s subsidy policies, situation and forms of subsidy;

f/ Information, data and evidence on material injury to a domestic manufacturing industry, which the subsidized imports into Vietnam have caused or threaten to cause;

g/ The name, address and other necessary information of the requested person;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Other documents and information which are deemed necessary by the requester or the Investigation Agency (in case the Investigation Agency compiles the dossier of request for the application of anti-subsidy measures).

Article 20.- Appraisal of dossiers of request for the application of anti-subsidy measures in cases where requesters exist

1. Within 45 days after receiving complete and valid dossiers stipulated in Article 19 of this Decree, the Investigation Agency shall have to appraise them for submission to the Trade Minister for consideration and issuance of investigation decisions.

2. The appraisal of dossiers covers the following contents:

a/ Determining the lawful capacity of the dossier-submitting organizations or individuals to represent domestic manufacturing industries according to the provisions of Clause 1, Article 8 of the Anti-Subsidy Ordinance.

b/ Determining evidence of material injury caused or threatening to be caused by the subsidy for imports into Vietnam to domestic manufacturing industries.

Article 21.- Compilation of dossiers of request for the application of anti-subsidy measures in cases where no requesters exist

1. In cases where no requesters exist but there are signs that the subsidy for imports into Vietnam has caused or threatened to cause material injury to domestic manufacturing industries, the Trade Minister shall issue a decision to assign the Investigation Agency to compile a dossier requesting the application of anti-subsidy measures and submit it to him/her for consideration and issuance of the investigation decision.

2. The time limit for compilation of the dossier mentioned in Clause 1 of this Article shall be six months, counting from the date the Trade Minister signs the decision assigning the Investigation Agency to compile such dossier.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. An investigation decision covers the following contents:

a/ The name, address and other necessary information of the requester (if any);

b/ The name, address and other necessary information of the representative of a domestic manufacturing industry in cases where no requester exists;

c/ Description of the imports requested to be subject to the application of anti-subsidy measures, stating their appellations, basic characteristics and major use purposes, codes under current import tariffs and currently applicable import tax rate;

d/ The name, address and other necessary information of the requested person;

e/ The name of the exporting country or territory and the origin of goods requested to be subject to the application of anti-subsidy measures;

f/ Brief information on the subsidy for the imports described at Point c of this Clause, causing or threatening to cause material injury to the domestic manufacturing industry;

g/ The effective date for the investigation to start;

h/ The investigation period;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



j/ Other information which the Trade Minister deems necessary.

2. The notification and announcement of investigation decisions shall comply with the provisions of Clause 5, Article 10 of the Anti-Subsidy Ordinance.

Article 23.- Supply of information and documents in the investigation process

1. The involved parties shall have to supply truthful information and necessary documents at the request of the Investigation Agency.

2. In case of necessity, the Investigation Agency shall request expertise or check and verify the truthfulness of information and documents supplied by the involved parties or collect more information and documents necessary for the proper handling of anti-subsidy cases.

3. In case of checking and verifying the truthfulness of information and documents or collecting more information from countries or territories outside Vietnam, the Investigation Agency shall have to abide by the following provisions:

a/ Notifying such to relevant organizations and/or individuals and competent agencies of such countries or territories before conducting the verification or collection of information;

b/ The verification or collection of information must be consented by concerned organizations and/or individuals and not protested by competent agencies of the countries or territories mentioned at Point a of this Clause, except otherwise provided for by treaties to which Vietnam and the concerned countries or territories are parties.

4. Except for the classified information defined in Article 28 of this Decree, the Investigation Agency must publicize the results of expertise and verification or collection of information to the involved parties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The involved parties fail to supply necessary information and documents already requested according to the provisions of Clause 1 of this Article;

b/ The results of expertise, inspection or verification show that information and documents supplied by the involved parties are untrue;

c/ The involved parties do not let the Investigation Agency check and verify information;

d/ The involved parties obstruct the investigation process.

6. In case of rejecting to use part of information or documents supplied by the involved parties, the Investigation Agency must explain the reasons therefor.

Article 24.- Investigation questionnaires

1. Within 15 days after an investigation decision is issued, the Investigation Agency shall have to send investigation questionnaires to the addresses of the following subjects:

a/ Requested persons or their lawful representatives;

b/ Vietnam-based representatives of the countries or territories producing and/or exporting goods requested to be subject to the application of anti-subsidy measures;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Other involved parties.

2. Within 30 days after receiving the investigation questionnaires, the requested persons must give written replies to all questions in the questionnaire to the Investigation Agency. In case of necessity and if there are written requests from the requested persons, the Investigation Agency shall consider and extend this time limit once, for not more than 30 days.

3. Investigation questionnaires shall be considered having reached the recipients after seven working days, counting from the date they were sent by the Investigation Agency. The sending date shall be determined according to the postmark.

Article 25.- Determination of separate subsidy levels

1. The Investigation Agency must determine separate subsidy levels for each requested person in an anti-subsidy case, except for the cases stipulated in Clause 2 of this Article.

2. In cases where the number of requested persons or the number of types of the imports requested to be subject to the application of anti-subsidy measures is too large, which makes the determination of separate subsidy levels impossible, the Investigation Agency may limit the scope of investigation in order to determine separate subsidy levels for only a certain number of requested persons or imports requested to be subject to the application of anti-subsidy measures.

The limitation of the investigation scope shall comply with the following provisions:

a/ It shall be carried out by employing the statistic method for selecting suitable samples based on the volume, quantity or value of the imports requested to be subject to the application of anti-subsidy measures which have been produced and/or exported to Vietnam by the requested persons, or on the information obtained by the Investigation Agency at the time of selecting those samples;

b/ When selecting samples for investigation, the Investigation Agency may hold necessary consultation meetings with the requested persons and importers related to the selection of samples and must get consent of such requested persons on the selection of samples.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The subsidy level applicable to requested persons not subject to investigation is the weighted average subsidy level applicable to requested persons selected for determination of separate subsidy levels under the provisions of Clause 2 of this Article.

Article 26.- Determination of the relationship between the subsidy for imports into Vietnam and material injury or threat to cause material injury to domestic manufacturing industries

1. When determining the relationship between the subsidy for imports into Vietnam and material injury or threat to cause material injury to a domestic manufacturing industry, the Investigation Agency may comprehensively consider the following factors:

a/ The relationship between the subsidy for imports into Vietnam and the evidence on material injury or threat to cause material injury to a domestic manufacturing industry;

b/ The quantities and prices of the like import goods which are imported into Vietnam without subsidy;

c/ The decline in the demand for, or change in the pattern of consumption of, the like home-made goods;

d/ The export capacity and productivity of the domestic manufacturing industry;

e/ Other factors as decided by the Investigation Agency.

2. When necessary, the Investigation Agency may also consider other factors, apart from the subsidy for imports into Vietnam, which cause or threat to cause material injury to a domestic manufacturing industry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Before conducting the investigation and in the investigation process, the Investigation Agency may organize a public consultation meeting with the involved parties and assign at least three investigators, including one investigator as chairman, to run such meeting.

2. Within 30 days before the consultation meeting, the involved parties must send written registrations of their participation in the meeting to the Investigation Agency, clearly stating issues to be consulted and their arguments.

3. Consultation order:

a/ The chairman opens the consultation meeting;

b/ The requester and the requested person personally or through their authorized representatives make oral presentation of evidence to defend their viewpoints on the anti-subsidy case. The time for each party to make presentation shall not exceed 90 minutes;

c/ The requester and the requested person hand over their presentations mentioned at Point b of this Clause to the chairman;

d/ The involved parties other than those mentioned at Point b of this Clause have the right to hand over written presentations on their viewpoints on the anti-subsidy case to the chairman;

e/ The chairman and investigators put questions and listen to answers of the requester, the requested person or their lawful representatives. The question- and answer-time for each party shall not exceed 60 minutes. The whole contents of questions and answers shall be written in the records of the consultation meeting;

f/ The chairman summarizes the contents of the consultation meeting and closes the meeting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. All contents of the consultation meeting, including written presentations of the involved parties and records of the consultation, shall be publicized by the Investigation Agency.

6. When necessary, the Investigation Agency may organize a closed-door consultation meeting if so requested by the requester or requested person. Participants in such consultation meeting shall be considered and decided by the Investigation Agency, based on the request of the persons requesting such meeting.

Article 28.- Confidentiality of information

1. The Investigation Agency and investigators shall only be responsible for confidentiality of the following information supplied by the involved parties:

a/ National secrets and other secrets as provided for by law;

b/ Information classified by the supplying party and accepted by the Investigation Agency.

2. When supplying the classified information defined at Point b, Clause 1 of this Article, information suppliers must enclose therewith detailed explanations about the reasons for classification of such information and brief contents of the classified information, which may be publicized to the other involved parties.

3. In cases where it refuses the information suppliers’ request for confidentiality of information or where the information suppliers refuse to publicize the information, which they request to keep secret, the Investigation Agency shall not use such information and return it to the suppliers.

Article 29.- Preliminary conclusions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Preliminary conclusions must be announced publicly in appropriate manner to the parties involved in the investigation process and include the following contents:

a/ The name, address and other necessary information of the requester (if any);

b/ Description of the imports requested to be subject to the application of anti-subsidy measures, stating their appellations, basic characteristics and major use purposes, codes under current import tariffs and currently applicable import tax rate, and origin;

c/ The name, address and other necessary information of the requested person;

d/ Description of the volumes, quantities and values of imports into Vietnam according to the provisions of Point b of this Clause within 12 months before the requester submits the dossier requesting the application of anti-subsidy measures or before the Investigation Agency compiles such dossier under decision of the Trade Minister;

e/ The subsidy level;

f/ The information and evidence proving that the subsidy for the imports described at Point b of this Clause causes or threatens to cause material injury to a domestic manufacturing industry; or information, evidence proving that the delayed temporary imposition of anti-subsidy tax threatens to cause material injury to a domestic manufacturing industry, which is hardly overcome;

g/ The schedule for the handling of the anti-subsidy case;

h/ Other information which is deemed necessary by the Investigation Agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 30.- Termination of investigation

1. The Trade Minister shall decide to terminate investigation under the provisions of Article 21 of the Anti-Subsidy Ordinance.

2. After a decision to terminate the investigation is issued, within seven working days, the Investigation Agency shall have to notify such decision, clearly stating the reasons for investigation termination in writing or an appropriate manner to the involved parties,.

Article 31.- Final conclusions

1. Within 30 days after the end of the investigation process, the Investigation Agency must announce final conclusions on the contents relating to the investigation process according to the provisions of Articles 13, 14 and 15 of the Anti-Subsidy Ordinance and Article 26 of this Decree.

2. Final conclusions on the investigated case and their main bases must be announced publicly in appropriate manners and cover the following contents:

a/ The name, address and other necessary information of the requester (if any);

b/ Description of the imports requested to be subject to the application of anti-subsidy measures, stating their appellations, basic characteristics and major use purposes, codes under current import tariffs and currently applicable import tax rate, and origin;

c/ The name, address and other necessary information of the requested person;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ The subsidy level;

f/ The information and evidence proving that the subsidy for the imports described at Point b of this Clause causes or threatens to cause material injury to a domestic manufacturing industry;

g/ The schedule for the handling of the anti-subsidy case;

h/ Other information which is deemed necessary by the Investigation Agency.

3. Within seven working days after announcing the final conclusions, the Investigation Agency must send the Handling Council the anti-subsidy case’s dossier set, which comprises the following documents:

a/ The dossier of request for the application of anti-subsidy measures;

b/ The investigation report;

c/ The preliminary conclusions;

d/ The final conclusions and their major bases;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

APPLICATION OF ANTI-SUBSIDY MEASURES

Section 1. APPLICATION OF THE COMMITMENT MEASURE

Article 32.- Sending of written commitments

After preliminary conclusions are made available and within 30 days before the end of the investigation process, lawful representatives or governments of the countries or territories of the requested persons may send written commitments regarding one or all of the contents defined in Clause 1, Article 23 of the Anti-Subsidy Ordinance (hereinafter called commitments to elimination of subsidy) to the Trade Ministry through the Investigation Agency or to domestic producers for consideration before submission to the Investigation Agency.

Article 33.- Consideration of commitments to elimination of subsidy

1. Within 30 days after receiving written commitments to elimination of subsidy, the Investigation Agency shall have to consider them and make proposals to the Trade Minister for consideration and decision.

2. Commitments to elimination of subsidy must be considered on the following basis:

a/ The application of such commitments may help overcome material injury or threat to cause material injury to a domestic manufacturing industry;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 34.- Decisions on commitments to elimination of subsidy

1. Based on the Investigation Agency’s proposal on commitments to elimination of subsidy, the Trade Minister may issue one of the following decisions:

a/ The decision to terminate investigation and accept the commitments of the involved parties;

b/ The written request for the commitment makers to adjust the contents of commitments, which, however, must not force them to do so;

c/ The decision not to accept the commitments, clearly stating the reasons therefor.

2. The decisions defined in Clause 1 of this Article must be announced publicly to the involved parties in appropriate manners.

3. In cases where the commitment makers agree to adjust the contents of the commitments defined at Point b, Clause 1 of this Article, they must send new commitments to the Investigation Agency.

Article 35.- Supervision of implementation of commitments to elimination of subsidy

1. Commitment makers shall be subject to supervision by the Investigation Agency in the realization of their commitments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In cases where the commitment makers fail to realize their commitments, causing or threatening to cause material injury to a domestic manufacturing industry, the Investigation Agency must propose the Trade Minister to issue a decision on further investigation for the application of anti-subsidy measures or on the application of anti-subsidy measures according to the provisions of Clause 6, Article 23 of the Anti-Subsidy Ordinance.

Section 2. IMPOSITION OF ANTI-SUBSIDY TAX

Article 36.- Temporary imposition of anti-subsidy tax

1. After 60 days, from the date of issuance of an investigation decision, based on the preliminary conclusions and proposals of the Investigation Agency, the Trade Minister shall make decision on the temporary imposition of anti-subsidy tax.

2. Decisions on the temporary imposition of anti-subsidy tax must comply with the provisions of Clauses 2, 3, 4 and 5, Article 22 of the Anti-Subsidy Ordinance.

3. Decisions on the temporary imposition of anti-subsidy tax shall be made public, each comprising the following contents:

a/ The name, address and other necessary information of the requester (if any);

b/ Description of the imports subject to the temporary imposition of anti-subsidy tax, stating their appellations, basic characteristics and major use purposes, codes under current import tariffs, currently applicable import tax rate, and origin;

c/ The names, addresses and other necessary information of producers and/or exporters of goods subject to the temporary imposition of anti-subsidy tax;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ The effective date and duration for the temporary imposition of anti-subsidy tax.

Article 37.- Decisions of the Handling Council

1. Based on the dossier sets of anti-subsidy cases stipulated in Clause 3, Article 31 of this Decree, within 30 days after receiving such dossier sets, the Handling Council shall have to discuss and decide by majority on the following issues:

a/ Whether or not exists the subsidy for imports into Vietnam;

b/ Whether or not exists the material injury or threat to cause material injury to a domestic manufacturing industry;

c/ Whether or not exists the relationship between the subsidy for imports into Vietnam and the material injury or threat to cause material injury to a domestic manufacturing industry;

2. In cases where the votes for and against the issues mentioned in Clause 1 of this Article are equal, the Handling Council shall make decision based on the meeting chairman’s opinions.

3. In cases where decisions of the Handling Council defined in Clauses 1 and 2 of this Article affirm that there is the subsidy for imports into Vietnam, causing or threatening to cause material injury to a domestic manufacturing industry, the Handling Council must propose the Trade Minister to issue decisions on the imposition of anti-subsidy tax.

Article 38.- Imposition of anti-subsidy tax

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In cases where the imposition of anti-subsidy tax damages national socio-economic interests, the Trade Minister may issue decisions on the non- imposition of this tax.

2. Decisions on the imposition of anti-subsidy tax must comply with the provisions of Clauses 2, 3, 4 and 5, Article 24 of the Anti-Subsidy Ordinance.

3. Decisions on the imposition of anti-subsidy tax shall be made public, each comprising the following contents:

a/ The name, address and other necessary information of the requester (if any);

b/ Description of the imports subject to anti-subsidy tax, stating their appellations, basic characteristics and major use purposes, codes under current import tariffs and currently applicable import tax rate;

c/ The names, addresses and other necessary information of producers and/or exporters of goods subject to anti-subsidy tax;

d/ The name of the country or territory that produces or exports goods subject to anti-subsidy tax;

e/ The summary of the investigation results, which shows the necessity of the imposition of anti-subsidy tax;

f/ The anti-subsidy tax rate;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ The to be-refunded tax difference (if any) according to the provisions of Article 39 of this Decree.

Article 39.- Refund of anti-subsidy tax difference or amounts to guarantee the payment of provisional anti-subsidy tax

The refund of anti-subsidy tax difference or amounts to guarantee the payment of anti-subsidy tax to payers under the provisions of Clause 3, Article 22 of the Anti-Subsidy Ordinance shall be carried out at the agencies and places where import tax is paid according to the following provisions:

1. To refund the entire tax difference amount in cases where the anti-subsidy tax rate stated in the Trade Minister’s decision is lower than the already applied one.

2. To refund the entire anti-subsidy tax amount or payment guarantee amount which has already been paid in cases where the Trade Minister issues decisions on non-imposition of anti-subsidy tax.

3. Tax differences shall be refunded according to the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article and interest free.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 40.- This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Trade Minister shall take responsibility for organizing the implementation of this Decree.

2. The Finance Ministry shall guide the procedures for collection and remittance into the State budget of anti-subsidy tax on imports into Vietnam; procedures for refund of anti-subsidy tax differences or amounts to guarantee the payment of anti-subsidy tax.

3. The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of Government-attached agencies, and the presidents of People’s Committees of provinces or centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

GOVERMENT




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 89/2005/NĐ-CP ngày 11/07/2005 Hướng dẫn Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.346

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.40.148
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!