Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 11/2006/NĐ-CP quy chế hoạt động văn hóa kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng

Số hiệu: 11/2006/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 18/01/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
---------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2006

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ VĂN HÓA CÔNG CỘNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế hoạt động vă hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

Điều 2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 3. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quy chế lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng đĩa ca nhạc; bán, cho thuê xuất bản phẩm; hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa nơi công cộng; quảng cáo, viết đặt biển hiệu ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12 ngày 12 năm 1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

 



Phan Văn Khải
 



QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ VĂN HÓA CÔNG CỘNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ)

 

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng phải nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giáo dục nếp sống lành mạnh và phong cách ứng xử có văn hóa cho mọi người; kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái, nghĩa tình, thuần phong mỹ tục; nâng cao hiểu biết và trình độ thẩm mỹ, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân; ngăn chặn sự xâm nhập và bài trừ những sản phẩm văn hóa có nội dung độc hại; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Điều 2.

1. Phạm vi điều chỉnh:

a. Quy chế này quy định các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng bao gồm: lưu hành, kinh doanh phim nhựa, băng đĩa phim, băng đĩa ca nhạc, sân khấu; biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; triển lãm văn hóa, nghệ thuật; tổ chức lễ hội; viết, đặt biển hiệu; hoạt động vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử, các dịch vụ văn hóa và các hình thức vui chơi giải trí khác;

b. Nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định tại Quy chế này bao gồm nhà hát, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, giải khát, cửa hàng, cửa hiệu, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, quảng trường, phương tiện vận tải hành khách công cộng và các địa điểm khác có tổ chức các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định tại điểm a khoản 1 điều này.

2. Đối tượng áp dụng:

Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Nhà nước khuyến khích việc sản xuất và phổ biến các sản phẩm văn hóa có nội dung lành mạnh, chất lượng nghệ thuật cao để đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần của nhân dân.

Điều 4. Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:

1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung

a. Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoạt khối đoàn kết toàn dân;

b. Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục và hủy hoại môi trường sinh thái;

c. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;

d. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, xúc phạm dân tộc, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

2. Lưu hành, phổ biến và kinh doanh các sản phẩm văn hóa sản xuất, nhập khẩu trái phép, các sản phẩm văn hóa đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy; kinh doanh dịch vụ văn hóa mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép theo quy định.

3. Tổ chức các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa vi phạm các quy định về nếp sống văn minh, an ninh, trật tự và phòng, chống cháy nổ.

Chương 2:

LƯU HÀNH, KINH DOANH PHIM NHỰA, BĂNG ĐĨA PHIM

Điều 5.

1. Phim nhựa quy định tại Quy chế này bao gồm phim truyện, tài liệu khoa học, hoạt hình, giáo khoa in trên đế nhựa.

2. Băng đĩa phim quy định tại Quy chế này bao gồm phim truyện, tài liệu khoa học, hoạt hình, giáo khoa in trên băng video, đĩa VCD, DVD, CD-ROM, đĩa vi tính, IC chips và các vật liệu khác, sau đây gọi chung là băng đĩa phim.

3. Băng đĩa phim thay sách hoặc kèm theo sách của các nhà xuất bản không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.

Điều 6.

1. Phim nhựa, băng đĩa phim do tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền duyệt và cấp giấy phép mới được lưu hành rộng rãi. Băng đĩa phim được phép lưu hành rộng rãi phải dán nhãn kiểm soát theo quy định của Bộ Văn hóa - Thông tin.

2. Thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành phim nhựa, băng đĩa phim được quy định như sau:

a. Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép lưu hành phim nhựa, băng đĩa phim có nội dung phim truyện sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu; phim nhựa, băng đĩa phim có nội dung tài liệu, khoa học, hoạt hình, giáo khoa do các cơ quan, tổ chức thuộc Trung ương sản xuất hoặc nhập khẩu;

b. Sở Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép lưu hành phim nhựa, băng đĩa phim có nội dung tài liệu khoa học, hoạt hình, giáo khoa do các tổ chức, cá nhân thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu.

3. Thủ tục đề nghị cấp phép: tổ chức, cá nhân muốn lưu hành phim nhựa, băng đĩa phim phải gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.

a. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép lưu hành phim nhựa, băng đĩa phim trong đó ghi rõ tên phim, thể loại phim, nguồn gốc, nội dung phim, tác giả;

- Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu bản quyền phim.

b. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Điều 7.

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh nhâ bản băng đĩa phim phải có đăng ký kinh doanh và chỉ được phép nhân bản băng đĩa phim đã được phép lưu hành.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh nhân bản băng đĩa phim không được thực hiện các hành vi sau đây:

a. Nhân bản băng đĩa phim mà không có văn bản thỏa thuận của chủ sở hữu bản quyền;

b. Thêm, bớt, trích ghép hình ảnh hoặc âm thanh làm thay đổi nội dung băng đĩa phim đã được phép lưu hành;

c. Nhân bản băng đĩa phim cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy.

Điều 8.

1. Tổ chức, cá nhân mở cửa hàng hoặc đại lý bán, cho thuê băng đĩa phim phải đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và phải được Sở Văn hóa - Thông tin sở tại cấp giấy phép kinh doanh.

2. Điều kiện cấp giấp phép kinh doanh bán, cho thuê băng đĩa phim:

a. Có địa điểm sử dụng hợp pháp;

b. Có đầu phát và màn hình để kiểm tra nội dung, chất lượng kỹ thuật băng đĩa.

3. Thủ tục cấp giấy phép mở cửa hàng, đại lý bán, cho thuê băng đĩa phim: tổ chức, cá nhân muốn mở cửa hàng, đại lý bán, cho thuê băng đĩa phim phải gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tới Sở Văn hóa - Thông tin sở tại.

a. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép (theo mẫu do Bộ Văn hóa - Thông tin quy định);

- Văn bản chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

b. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

4. Chủ cửa hàng, đại lý bán, cho thuê băng đĩa phim chỉ được bán, cho thuê băng đĩa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép lưu hành và có dán nhãn kiểm soát theo quy định.

Điều 9.

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh chiếu phim nhựa, băng đĩa phim phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Các điểm chiếu phim nhựa, băng đĩa phim công cộng ngoài trời cố định, lưu động hay trên các phương tiện vận tải hành khách công cộng chỉ được chiếu những phim nhựa, băng đĩa phim đã được phép lưu hành, có dán nhãn kiểm soát theo quy định và phải đảm bảo trật tự tại nơi công cộng.

3. Điểm chiếu phim nhựa, băng đĩa phim công cộng ngoài trời không được hoạt động quá 12 giờ đêm.

Chương 3:

LƯU HÀNH, KINH DOANH BĂNG ĐĨA CA NHẠC, SÂN KHẤU

Điều 10.

1. Băng đĩa ca nhạc, sân khấu quy định tại Quy chế này bao gồm băng cát-xét, băng video, đĩa CD, VCD, DVD, CD-Rom, đĩa vi tính, IC chips và các loại vật liệu khác có nội dung ca nhạc, sân khấu, thời trang, thể thao, sau đây gọi chung là băng đĩa ca nhạc, sân khấu.

2. Băng đĩa ca nhạc, sân khấu của các nhà xuất bản không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.

Điều 11.

1. Băng đĩa ca nhạc, sân khấu được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt và cấp giấy phép mới được lưu hành rộng rãi. Băng đĩa ca nhạc, sân khấu được phép lưu hành rộng rãi phải dán nhãn kiểm soát theo quy định của Bộ Văn hóa - Thông tin.

2. Thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành băng đĩa ca nhạc, sân khấu được quy định như sau:

a. Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép lưu hành băng đĩa do các tổ chức thuộc Trung ương sản xuất hoặc nhập khẩu;

b. Sở Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép lưu hành băng đĩa do tổ chức, cá nhân thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu.

3. Thủ tục cấp giấy phép:

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này.

a. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp phép lưu hành băng đĩa ca nhạc, sân khấu trong đó ghi rõ: nội dung (chủ đề) băng đĩa, tên tác phẩm, tác giả, nguồn gốc;

- Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu bản quyền sản phẩm.

b. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Điều 12.

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh nhân bản, bán, cho thuê băng, đĩa ca nhạc, sân khấu phải có đăng ký kinh doanh và chỉ được nhân bản băng đĩa đã được phép lưu hành, bán, cho thuê băng đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định.

2. Tổ chức, cá nhân phổ biến băng đĩa ca nhạc, sân khấu tại các địa điểm công cộng hoặc trên các phương tiện giao thông công cộng chỉ được phổ biến băng đĩa đã được phép lưu hành, có dán nhãn kiểm soát theo quy định.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh nhân bản, bán cho thuê băng đĩa ca nhạc, sân khấu không được thực hiện các hành vi sau:

a. Nhân bản băng đĩa mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền;

b. Thêm, bớt hình ảnh hoặc âm thanh làm thay đổi nội dung băng đĩa đã được phép lưu hành;

c. Nhân bản băng đĩa cấm lưu hành hoặc đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy.

Chương 4:

BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT, TRÌNH DIỄN THỜI TRANG

Điều 13.

1. Tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trước công chúng phải có giấy phép công diễn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau đây:

a. Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép đối với các đoàn nghệ thuật thuộc các cơ quan Trung ương, các đoàn nghệ thuật nước ngoài vào biểu diễn theo chương trình hợp tác văn hóa giữa các cơ quan Trung ương với nước ngoài.

b. Sở Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép đối với các đoàn nghệ thuật thuộc địa phương, các đoàn nghệ thuật, cá nhân nghệ sĩ nước ngoài biểu diễn tại địa phương không thuộc trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này, cá nhân nghệ sĩ Việt Nam (không phải là đoàn nghệ thuật) biểu diễn tại địa phương, trình diễn thời trang tại địa phương.

2. Thủ tục cấp giấy phép công diễn:

Tổ chức, cá nhân muốn tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang phải gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép công diễn tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này.

a. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép công diễn gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép công diễn (ghi rõ tên chương trình, tiết mục, tác giải, đạo diễn, người biểu diễn);

- Bản cam kết khi tổ chức biểu diễn không vi phạm các quy định cấm tại Điều 4 Quy chế này.

b. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trách nhiệm cấp giấy phép công diễn; trường hợp không cấp giấy phép công diễn phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do; trường hợp cần duyệt chương trình trước khi cấp giấy phép công diễn, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép có trách nhiệm tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt.

Điều 14.

1. Tổ chức, cá nhân tổ chức cho đoàn nghệ thuật, nghệ sĩ Việt Nam biểu diễn nhằm mục đích phục vụ nội bộ hoặc biểu diễn tại các khách sạn, nhà hàng ăn uống, quán giải khát không bán vé thu tiền, không có tính chất kinh doanh nghệ thuật không phải đề nghị cấp giấy phép nhưng chỉ được biểu diễn bài hát, bản nhạc, vở diễn đã được phép phổ biến.

2. Chủ khách sạn, nhà hàng ăn uống, quán giải khát tổ chức cho đoàn nghệ thuật, nghệ sĩ nước ngoài biểu diễn tại cơ sở của mình không bán vé thu tiền phải đăng ký với Sở Văn hóa - Thông tin sở tại.

Sau 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày đăng ký, nếu Sở Văn hóa - Thông tin không có ý kiến thì người đăng ký được phép tổ chức biểu diễn nội dung đã đăng ký. Thủ tục đăng ký do Bộ Văn hóa - Thông tin quy định.

Điều 15. Tổ chức, cá nhân sử dụng địa điểm biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang phải tuân theo các quy định sau đây:

1. Không phát hành vé quá số ghế, quá sức chứa hoặc quá số lượng được cơ quan có thẩm quyền cho phép; bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ.

2. Âm lượng vượt ra ngoài nơi biểu diễn không quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép.

3. Không để người say rượu, bia, người sử dụng các chất ma túy vào nơi tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.

4. Phải có quy định về nếp sống văn minh niêm yết tại nơi tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang để mọi người biết và thực hiện.

Điều 16. Người tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trước công chúng phải tuân theo các quy định sau đây:

1. Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép công diễn và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a. Yêu cầu hoặc cho phép người biểu diễn sử dụng trang phục hoặc hóa trang không phù hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc;

b. Thay đổi nội dung, thêm bớt lời ca, lời thoại, thêm động tác diễn xuất khác với nội dung đã được phép công diễn mà gây hậu quả xấu;

c. Dùng âm thanh đã thu sẵn để thay cho giọng của người biểu diễn;

d. Tổ chức biểu diễn cho người đã bị cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa - thông tin cấm biểu diễn.

đ. Quảng cáo mạo danh nghệ sĩ, đơn vị nghệ thuật; quảng cáo giới thiệu diễn viên không đúng với danh hiệu hoặc thành tích nghệ thuật do Nhà nước hoặc cơ quan chức năng phong tặng;

e. Hoạt động quá 12 giờ đêm mà không được Sở Văn hóa - Thông tin sở tại cho phép.

Điều 17. Người biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trước công chúng phải tuân theo quy định tại Khoản 1, các điểm b và c Khoản 2 Điều 16 Quy chế này; khi biểu diễn không được có những hành vi thiếu văn hóa hoặc các phát ngôn thô tục, không đúng đắn.

Chương 5:

TRIỂN LÃM VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT

Điều 18. Triển lãm văn hóa, nghệ thuật quy định tại Quy chế này bao gồm: triển lãm mỹ thuật, triển lãm ảnh và các triển lãm văn hóa khác không nhằm mục đích thương mại.

Điều 19.

1. Triển lãm mỹ thuật, triển lãm ảnh của tổ chức, cá nhân Việt Nam, triển lãm mỹ thuật, triển lãm ảnh, triển lãm các sản phẩm văn hóa khác của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau:

a. Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép đối với triển lãm mỹ thuật, triển lãm ảnh của các cơ quan Trung ương, triển lãm mỹ thuật, triển lãm ảnh, triển lãm sách, báo, triển lãm các sản phẩm văn hóa khác của tổ chức, cá nhân nước ngoài trưng bày tại Việt Nam;

b. Sở Văn hóa - Thông tin cấp phép đối với triển lãm mỹ thuật, triển lãm ảnh của các tổ chức, cá nhân thuộc địa phương; triển lãm mỹ thuật, triển lãm ảnh của các cơ quan Trung ương, các tổ chức, cá nhân nước ngoài trưng bày tại địa phương trong trường hợp được Bộ Văn hóa - Thông tin ủy quyền.

2. Thủ tục cấp giấy phép triển lãm:

Tổ chức, cá nhân muốn tổ chức triển lãm văn hóa, nghệ thuật phải gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép triển lãm tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này.

a. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép triển lãm (ghi rõ thời gian, địa điểm dự định triển lãm);

- Danh mục tác phẩm, tác giả; đối với triển lãm ảnh phải ghi rõ kích thước tác phẩm; đối với triển lãm mỹ thuật phải ghi rõ chất liệu, kích thước tác phẩm, ảnh tác phẩm kích thước từ 9 x 12cm trở lên;

- Mẫu giấy mời, catalogue giới thiệu nội dung bằng tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài (nếu có);

- Bản cam kết khi tổ chức triển lãm không vi phạm các quy định cấm tại Điều 4 Quy chế này.

b. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép triển lãm, phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Điều 20. Triển lãm văn hóa, nghệ thuật của tổ chức, cá nhân Việt Nam không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 19 Quy chế này phải đăng ký với Sở Văn hóa - Thông tin nơi tổ chức triển lãm. Sau 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày đăng ký, nếu Sở Văn hóa - Thông tin không có ý kiến thì người đăng ký được thực hiện nội dung đã đăng ký. Thủ tục đăng ký do Bộ Văn hóa - Thông tin quy định.

Điều 21. Hoạt động triển lãm văn hóa, nghệ thuật quy định tại Quy chế này phải tuân theo các điều kiện sau đây:

1. Hiện vật, tài liệu triển lãm phải phù hợp với chủ đề, nội dung của triển lãm; có nguồn gốc, xuất xứ và quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của người tổ chức triển lãm.

2. Địa điểm tổ chức triển lãm phải có diện tích phù hợp với tính chất và quy mô của triển lãm; đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn xã hội, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; đảm bảo các điều kiện phòng, chống cháy nổ.

3. Chủ địa điểm triển lãm chỉ được cho tổ chức triển lãm khi có giấy phép theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 hoặc giấy đăng ký theo quy định tại Điều 20 Quy chế này.

4. Tổ chức, cá nhân đã đăng ký triển lãm hoặc đã được cấp giấy phép triển lãm có trách nhiệm:

a. Đảm bảo nội dung, hình thức trưng bày của triển lãm đúng với hồ sơ đã đăng ký hoặc giấy phép triển lãm đã được cấp;

b. Sau khi đăng ký hoặc được cấp giấy phép, muốn thay đổi về nội dung, thiết kế trưng bày, địa điểm, thời gian triển lãm, phải đề nghị bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đăng ký hoặc cấp giấy phép và chỉ được thực hiện sự thay đổi khi được cơ quan nhà nước đó đồng ý bằng văn bản;

c. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký hoặc cấp giấy phép triển lãm cần duyệt nội dung triển lãm trước ngày khai mạc, tổ chức, cá nhân tổ chức triển lãm có trách nhiệm tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt chậm nhất là 5 (năm) ngày làm việc trước khi khai mạc triển lãm.

Điều 22. Các hoạt động quảng cáo, họp báo, hoạt động văn hóa - nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí trong triển lãm phải tuân theo các quy định của pháp luật về các hoạt động đó.

Chương 6:

TỔ CHỨC LỄ HỘI

Điều 23. Lễ hội quy định tại Quy chế này bao gồm: lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội văn hóa du lịch và lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài tổ chức tại Việt Nam.

Điều 24.

1. Việc tổ chức các lễ hội quy định tại Điều 23 Quy chế này, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, phải được phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức lễ hội:

a. Lễ hội được tổ chức lần đầu;

b. Lễ hội được khôi phục lại sau nhiều năm gián đoạn;

c. Lễ hội đã được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi nội dung, thời gian, địa điểm so với truyền thống;

d. Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức Việt Nam tổ chức.

2. Thủ tục xin cấp giấy phép tổ chức lễ hội: cơ quan, tổ chức muốn tổ chức lễ hội quy định tại Khoản 1 Điều này phải gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tới Sở Văn hóa - Thông tin nơi tổ chức lễ hội trước ngày dự định khai mạc lễ hội ít nhất là 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc.

a. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tổ chức lễ hội gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức lễ hội (ghi rõ nội dung lễ hội hoặc nội dung thay đổi so với truyền thống, thời gian, địa điểm tổ chức, dự định thành lập Ban Tổ chức lễ hội và các điều kiện cần thiết để đảm bảo an ninh, trật tự trong lễ hội):

- Bản cam kết khi tổ chức lễ hội không vi phạm các quy định cấm tại Điều 4 Quy chế này.

b. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Văn hóa - Thông tin, có trách nhiệm cấp giấy phép tổ chức lễ hội; trường hợp không cấp giấy phép tổ chức lễ hội, phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Điều 25. Những lễ hội sau đây khi tổ chức không phải xin giấy phép, nhưng trước khi tổ chức phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thông tin:

1. Lễ hội dân gian đã được tổ chức thường xuyên, liên tục, định kỳ; lễ hội văn hóa, du lịch.

2. Lễ hội quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 24 Quy chế này được tổ chức từ lần thứ 2 trở đi.

Điều 26. Người tổ chức lễ hội phải thực hiện những quy định sau đây:

1. Thành lập Ban Tổ chức lễ hội.

2. Nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng theo truyền thống có sự hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa - thông tin có thẩm quyền.

3. Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải treo ở nơi trang trọng, cao hơn cờ hội.

4. Việc tổ chức những trò chơi dân gian, hoạt động văn nghệ, thể thao trong khu vực lễ hội phải có nội dung bổ ích, lành mạnh, phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội.

5. Nguồn thu từ công đức, từ thiện, tài trợ và nguồn thu khác thu được từ việc tổ chức lễ hội phải được quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 27. Lễ hội tôn giáo do tổ chức Giáo hội hoặc chức sắc chủ trì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động tôn giáo và những quy định có liên quan tại Quy chế này.

Điều 28. Người đến dự lễ hội phải thực hiện nếp sống văn minh và quy định của Ban Tổ chức lễ hội.

Chương 7:

VIẾT, ĐẶT BIỂN HIỆU

Điều 29. Việc viết, đặt, treo, dán, dựng, lắp biển hiệu, sau đây gọi chung là viết, đặt biển hiệu, tại trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân dưới các hình thức bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn néon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam không phải xin phép nhưng phải tuân theo những quy định tại Điều 30 của Quy chế này.

Điều 30.

1. Hình thức biển hiệu:

a. Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan;

b. Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.

2. Vị trí biển hiệu:

Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ được viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.

3. Nội dung biển hiệu:

a. Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

b. Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp;

c. Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có);

d. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ);

đ. Loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài); hoặc hợp tác xã;

e. Trên biển hiệu được thể hiện logo (biểu tượng) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, không được quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.

Chương 8:

HOẠT ĐỘNG VŨ TRƯỜNG

Điều 31. Khách sạn, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa kinh doanh vũ trường phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 32, các khoản 2 và 3 Điều 34 Quy chế này và được Sở Văn hóa - Thông tin sở tại cấp giấy phép kinh doanh mới được hoạt động.

 

Điều 32. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vũ trường:

1. Phòng khiêu vũ phải có diện tích từ 80m2 trở lên, cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính Nhà nước từ 200m trở lên, bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ.

2. Người điều hành hoạt động trực tiếp tại phòng khiêu vũ phải có trình độ trung cấp chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật trở lên.

3. Trang thiết bị, phương tiện hoạt động của phòng khiêu vũ bảo đảm chất lượng âm thanh.

4. Phù hợp với quy hoạch về vũ trường của từng địa phương.

Điều 33. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vũ trường:

1. Chủ khách sạn, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa có đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 32 và các khoản 2 và 3 Điều 34 Quy chế này muốn kinh doanh vũ trường phải gửi đơn đề nghị cấp giấy phép tới Sở Văn hóa - Thông tin sở tại.

2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Sở Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh; trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Điều 34. Khi hoạt động, chủ vũ trường phải tuân theo các quy định sau đây:

1. Có nội quy hoạt động được niêm yết công khai ở vũ trường để mọi người dễ nhận biết và thực hiện; nội quy phải ghi rõ về thời gian hoạt động, độ tuổi và trang phục của người khiêu vũ, những quy định cấm đối với người ở trong vũ trường.

2. Đảm bảo ánh sáng trong phòng khiêu vũ trên 10Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2.

3. Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng khiêu vũ không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép.

4. Chỉ sử dụng những bài hát, tác phẩm âm nhạc được phép lưu hành để khiêu vũ; người khiêu vũ phải mặc trang phục lịch sự.

5. Không để người say rượu, bia, người sử dụng các chất ma túy và các chất kích thích bị cấm sử dụng trong vũ trường.

6. Không cho người dưới 18 tuổi làm việc hoặc vào khiêu vũ tại vũ trường.

7. Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Điều 4 Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

8. Nếu sử dụng nhân viên phục vụ phải có hợp đồng lao động và quản lý hoạt động của các nhân viên này theo quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

9. Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng .

Điều 35. Nghiêm cấm các hành vi nhảy múa thoát y hoặc các hành vi khác có tính chất khiêu dâm, môi giới và mua bán dâm, mua, bán hoặc sử dụng ma túy tại vũ trường.

Điều 36. Cơ quan, tổ chức khi tổ chức khiêu vũ không có mục đích kinh doanh trong nội bộ cơ quan, tổ chức mình không phải xin phép nhưng phải thực hiện quy định về nội dung hoạt động và đảm bảo an ninh, trật tự theo quy định tại Quy chế này.

Chương 9:

HOẠT ĐỘNG KARAOKE

Điều 37. Tổ chức, cá nhân kinh doanh karaoke phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 38 và các khoản 1 và 2 Điều 40 Quy chế này và phải được Sở Văn hóa - Thông tin sở tại cấp giấy phép kinh doanh mới được hoạt động.

 

Điều 38. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh karaoke:

1. Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính Nhà nước từ 200m trở lên.

2. Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về phòng, chống cháy nổ.

3. Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài có thể nhìn thấy toàn bộ phòng.

4. Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

5. Địa điểm hoạt động karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề.

6. Phù hợp với quy hoạch về karaoke của địa phương.

Điều 39. Thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke:

1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 38 và các khoản 1 và 2 Điều 40 Quy chế này muốn kinh doanh karaoke phải gửi đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh tới Sở Văn hóa - Thông tin hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp.

2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Sở Văn hóa - Thông tin hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp có trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh; trường hợp không cấp giấy phép, phải lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Điều 40. Khi hoạt động, chủ cơ sở karaoke phải tuân theo các quy định sau đây:

1. Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2.

2. Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép.

3. Băng, đĩa karaoke sử dụng tại phòng karaoke phải dán nhãn kiểm soát theo quy định. Nếu sử dụng đầu máy IC chips thì danh mục bài hát trong IC chips phải được Sở Văn hóa - Thông tin sở tại cho phép sử dụng và đóng dấu đỏ từng trang.

4. Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke.

5. Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Điều 4 Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

6. Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

7. Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng.

8. Các điểm karaoke hoạt động ở nông thôn, vùng dân cư không tập trung không phải thực hiện quy định về âm thanh tại khoản 2 nhưng phải thực hiện quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6, và 7 Điều này.

Điều 41. Nghiêm cấm các hành vi khiêu dâm, môi giới và mua bán dâm, mua, bán hoặc sử dụng ma túy tại phòng karaoke.

Điều 42. Các cơ sở kinh doanh các dịch vụ khác và tổ chức, cá nhân có tổ chức hoạt động karaoke tại nơi công cộng nhưng không kinh doanh thì không phải xin giấy phép, nhưng hoạt động karaoke cũng phải thực hiện theo các quy định tại Điều 40 và 41 Quy chế này.

Chương 10:

HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ VÀ CÁC HÌNH THỨC VUI CHƠI KHÁC

Điều 43.

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử phải có các điều kiện sau và có đăng ký kinh doanh:

a. Cửa hàng trò chơi điện tử phải cách các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 200m trở lên; đảm bảo trật tự, an toàn giao thông;

b. Trang thiết bị đảm bảo chất lượng âm thanh, hình ảnh; hình thức trang thiết bị phù hợp thẩm mỹ Việt Nam.

2. Khi hoạt động, tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử phải tuân theo các quy định sau:

a. Nội dung trò chơi điện tử phải lành mạnh, không vi phạm các quy định cấm tại Điều 4 Quy chế này;

b. Không được hoạt động quá 11 giờ đêm.

3. Nghiêm cấm tổ chức kinh doanh trò chơi điện tử có tính chất đánh bạc.

Điều 44. Tổ chức, cá nhân tổ chức các trò chơi, các dịch vụ văn hóa và các hình thức vui chơi giải trí khác tại nơi công cộng nhằm mục đích kinh doanh hoặc không nhằm mục đích kinh doanh phải tuân theo các quy định tại Điều 4 Quy chế này.

Chương 11:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 45.

1. Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn chi tiết thực hiện Quy chế này.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa ở địa phương mình theo đúng quy định tại Quy chế này.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No.11/2006/ND-CP

Hanoi, January 18, 2006

 

DECREE

PROMULGATING THE REGULATION ON PUBLIC CULTURAL ACTIVITIES AND COMMERCIAL PROVISION OF PUBLIC CULTURAL SERVICES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
At the proposal of the Minister of Culture and Information,

DECREES:

Article 1.

To promulgate together with this Decree the Regulation on public cultural activities and commercial provision of public cultural services.

Article 2.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.

This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO and replaces the Regulation on circulation of and trading in films, video tapes and discs, music tapes and discs; sale and rent of publications; cultural activities and cultural services in public places; advertisement, writing and placement of billboards, issued together with the Government's Decree No. 87/CP dated December 12, 1995, on enhancing management of cultural activities and cultural services and stepping up the fight against serious social evils.

Article 4.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, and presidents of provincial-level People's Committees shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

REGULATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.

Public cultural activities and provision of public cultural services must aim to build an advanced culture imbued with national identity; educate the population in healthy lifestyles and cultured manners; inherit and promote the tradition of humanism, sentimental attachment, and fine customs and habits; raise the aesthetic knowledge and level and enrich the spiritual life of the people; check the invasion of and do away with cultural products with harmful contents; contribute to promoting national socio-economic development.

Article 2.

1. Scope of regulation:

a) This Regulation provides for public cultural activities and provision of public cultural services, including circulation of and dealing in films, video tapes and discs, music and theatrical tapes and discs; art performances, fashion shows; cultural and art exhibitions; organization of festivities; writing and placement of signboards; dancing and karaoke activities, electronic games; cultural services and other recreation and entertainment forms;

b) Places where public cultural activities or cultural services provided for in this Regulation are organized include theaters, cultural houses, cultural centers, clubs, cinemas, hotels, guest houses, rest houses, restaurants, bars, shops, department stores, stadiums, sport competition halls, public squares, public means of transport and other places where public cultural activities or cultural services provided for at Point a, Clause 1 of this Article are organized.

2. Subjects of application:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.

The State encourages the production and dissemination of cultural products with healthy contents and of high artistic quality to meet the spiritual demands of the people.

Article 4.

The following activities are strictly prohibited:

1. Cultural activities and provision of cultural services with the following contents:

a) Inciting the people to oppose the State of the Socialist Republic of Vietnam; undermining the unity block of all the people;

b) Inciting violence, conducting propaganda for aggressive wars, sowing hatred between nations and people; disseminating reactionary ideas and cultures, depraved lifestyles, criminal acts, social evils, superstitions, acts against fine customs and habits and deteriorating the eco-environment.

c) Disclosing Party and State secrets, military, security, economic and foreign relation secrets, personal privacy and other secrets provided for by law;

d) Distorting history, negating revolutionary achievements, offending personalities, offending the nation, slandering, hurting the honor and reputation of organizations, honor and dignity of individuals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Organizing cultural activities and commercially providing cultural services in violation of regulations on civilized ways of living, security, order and fire prevention and fight.

Chapter II

CIRCULATION OF AND DEALING IN FILMS AND FILM TAPES AND DISCS

Article 5.

1. Films provided for in this Regulation include feature films, scientific documentaries, animated cartoons and educational films recorded on plastic material.

2. Film tapes and discs provided for in this Regulation comprise video tapes, VCDs, DVDs, CD-ROMS, computer discs, IC chips or other materials recorded with feature films, scientific documentaries, animated cartoons and educational films, hereinafter collectively referred to as film tapes and discs.

3. Film tapes or discs used as substitutes for books or accompanying books of publishing houses shall not be regulated by this Regulation.

Article 6.

1. Films and film tapes and discs produced or imported by organizations or individuals must be previewed and granted permits by competent state agencies before they can be widely circulated. Film tapes and discs permitted for wide circulation must be stuck with control labels according to regulations of the Ministry of Culture and Information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) The Ministry of Culture and Information shall grant permits for circulation of locally produced or imported films or film tapes and discs recorded with locally produced or imported feature films; films and film tapes and discs of documentary, scientific, animated cartoon or educational contents produced or imported by central agencies or organizations;

b) Provincial/municipal Culture and Information Services shall grant circulation permits for films and film tapes and discs of documentary, scientific, animated cartoon or educational contents produced or imported by local organizations or individuals.

3. Procedures for application of permits:

Organizations or individuals that wish to circulate films or film tapes and discs must send dossiers of application for permits to competent state agencies specified in Clause 2 of this Article.

a) A dossier shall comprise:

- An application for a circulation permit for a film, film tape or disc, stating the title, type, origin, content and author of the film;

- Papers proving the ownership of the film.

b) Within 10 (ten) working days after the date of receipt of valid dossiers, competent state agencies shall have to grant permits; in case of refusal to grant permits, they must reply in writing, stating the reason therefor.

Article 7.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Organizations and individuals dealing in reproducing film tapes and discs must not commit the following acts:

a) Reproducing film tapes or discs without written agreement of their copyright owners;

b) Adding, cutting or manipulating pictures or sounds which result in the alteration of the contents of the film tapes or discs already permitted for circulation;

c) Reproducing film tapes or discs subjected to circulation stoppage, withdrawal, confiscation or destruction decisions.

Article 8.

1. Organizations or individuals that open shops or act as agents for sale or rent of film tapes and discs must fully meet the conditions defined in Clause 2 of this Article and be granted business permits by the provincial/municipal Culture and Information Services of their localities.

2. Conditions for grant of permits for dealing in sale or rent of film tapes and discs:

a) Having a lawful location;

b) Having a record player and monitor for checking the content and technical quality of tapes and discs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) A dossier shall comprise:

- An application for a permit (made according to a form set by the Ministry of Culture and Information);

- Documents proving the right to use the business place according to the provisions of law.

b) Within 7 (seven) working days after the date of receipt of valid dossiers, provincial/municipal Culture and Information Services shall have to grant permits; in case of refusal to grant permits, they must reply in writing, stating the reason therefor.

4. Owners of shops or agents for sale and rent of video tapes and discs may only sell and rent film tapes and discs already permitted by competent state agencies for circulation and stuck with control labels according to regulations.

Article 9.

1. Organizations or individuals dealing in film or film tape and disc showing must have business registration certificates.

2. Open-air public film or film tape and disc showing places, both fixed and mobile, and public means of transport may only show films and film tapes and discs already permitted for circulation and stuck with control labels according to regulations and must ensure order in public places.

3. Open-air public film and film tape and disc showing places must not operate after 00:00 hrs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



CIRCULATION OF AN DEALING IN MUSIC AND THEATRICAL TAPES AND DISCS

Article 10.

1. Music and theatrical tapes and discs provided for by this Regulation include cassette tapes, videotapes, CDs, VCDs, DVDs, CD-ROMs, computer discs, IC chips and other materials recorded with music, theatrical performances, fashion shows, and sports, hereinafter collectively referred to as music and theatrical tapes and discs.

2. Music and theatrical tapes and discs of publishing houses shall not be regulated by this Regulation.

Article 11.

1. Locally produced or imported music and theatrical tapes and discs must be previewed and granted permits by competent state agencies before they can be widely circulated. Music and theatrical tapes and discs permitted for wide circulation must be stuck with control labels according to regulations of the Ministry of Culture and Information.

2. The competence to grant circulation permits for music and theatrical tapes and discs is provided for as follows:

a) The Ministry of Culture and Information shall grant permits for circulation of tapes and discs produced or imported by central agencies or organizations;

b) Provincial/municipal Culture and Information Services shall grant circulation permits for tapes and discs produced or imported by local agencies or organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Organizations or individuals applying for permits shall send dossiers to competent state agencies specified in Clause 2 of this Article.

a) A dossier shall comprise:

- An application for a circulation permit for a music or theatrical tape or disc, stating the content (theme) and title of works, authors and origin;

- Papers proving the ownership of the product.

b) Within 7 (seven) working days after the date of receipt of valid dossiers, competent agencies shall have to grant permits; in case of refusal to grant permits, they must reply in writing, stating the reason therefor.

Article 12.

1. Organizations and individuals dealing in reproducing, selling and renting music and theatrical tapes and discs must have business registration certificates and may only reproduce those permitted for circulation and stuck with control labels according to regulations.

2. Organizations and individuals playing musical or theatrical tapes and discs in public places or on public means of transport may only play those permitted for circulation and stuck with control labels according to regulations.

3. Organizations and individuals dealing in reproducing, selling and renting music and theatrical tapes and discs must not commit the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Adding, cutting or manipulating pictures or sounds which result in the alteration of the contents of the tapes or discs already permitted for circulation;

c) Reproducing tapes or discs subjected to circulation stoppage, withdrawal, confiscation or destruction decisions.

Chapter IV

ART PERFORMANCES, FASHION SHOWS

Article 13.

1. Organizations and individuals organizing art performance or fashion shows in front of public audience must obtain public performance permits from competent state agencies according to the following regulations:

a) The Ministry of Culture and Information shall grant permits to art troupes of central agencies or foreign art troupes giving performances under cultural cooperation programs between central agencies and foreign countries;

b) Provincial/municipal Culture and Information Services shall grant permits to local art troupes, foreign art troupes and individual performers giving performances in localities not falling into the case stated at Point a, Clause 1 of this Article, Vietnamese individual performers (other than art troupes) giving performances in localities; fashion shows in localities.

2. Procedures for grant of public performance permits:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) A dossier of application for a public performance permit shall comprise:

- An application for a public performance circulation permit (stating the names of the performance and performance items, authors, directors and performers);

- A written commitment not to violate the provisions of Article 4 of this Regulation when organizing performances.

b) Within 7 (seven) working days after the date of receipt of valid dossiers, competent state agencies shall have to grant permits; in case of refusal to grant permits, they must reply in writing, stating the reason therefor; where it is necessary to preview the programs before granting permits, the applying organizations or individuals shall have to create conditions for competent state agencies to preview.

Article 14.

1. Organizations or individuals that make arrangements for Vietnamese art troupes or artists to give performances for internal entertainment purposes or at hotels, restaurants or bars without sale of tickets and for non-commercial purposes shall not have to apply for permits therefor but must ensure that only songs, melodies or plays already permitted for popularization can be performed.

2. Owners of hotels, restaurants or bars that organize performances given by foreign art troupes or artists at their establishments without sale of tickets must make registration thereof with provincial/municipal Culture and Information Services.

Past 7 (seven) working days after the date of registration, if provincial/municipal Culture and Information Services give no opinion, registrants shall be allowed to organize performances according to the registered contents. Registration procedures shall be stipulated by the Ministry of Culture and Information.

Article 15.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Not to issue tickets in excess of the number of seats, the accommodating capacity or the number permitted by competent agencies; to ensure conditions for fire prevention and fight.

2. The volume of sound that leaks out of performance venues shall not exceed the permitted maximum noise level.

3. Not to admit drunkards or drug users to enter art performance or fashion show venues.

4. There must be rules on civilized manners posted up at art performance or fashion show venues.

Article 16.

Organizers of art performances or fashion shows in front of public audiences must observe the following provisions:

1. To strictly observe the contents of public performance permits and relevant provisions of law.

2. Not to commit the following acts:

a) Requesting or permitting performers to use costumes or made-ups inappropriate to fine customs and practices of the nation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Using pre-recorded sounds to replace the voices of performers;

d) Organizing performances for those who have been banned from giving performances by competent state agencies;

e) Running advertisements with the names of artists or art establishments that do not actually participate in performance; with titles or artistic achievements not true to those actually conferred by the State or functional agencies to artists.

f) Operating after 00:00 hrs without permission of provincial/municipal Culture and Information Services.

Article 17.

Those who give art or fashion show performances in front of public audience must observe the provisions of Clause 1, Points b and c, Clause 2, Article 16 of this Regulation; and, when giving performances, must not commit improper acts or utter rude or incorrect words.

Chapter V

CULTURAL AND ART EXHIBITIONS

Article 18.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.

1. Fine-art exhibitions or photo exhibitions of Vietnamese organizations or individuals, fine-art exhibitions, photo exhibitions and other cultural product exhibitions of foreign organizations or individuals in Vietnam must be permitted by competent state agencies according to the following provisions:

a) The Ministry of Culture and Information shall grant permits to fine-art exhibitions, photo exhibitions of central agencies, fine-art

exhibitions, photo exhibitions or book, newspaper or other cultural product exhibitions of foreign organizations or individuals in Vietnam;

b) Provincial/municipal Culture and Information Services shall grant permits to fine-art exhibitions, photo exhibitions of local organizations or individuals; fine-art exhibitions, photo exhibitions of central agencies, foreign organizations or individuals in localities when authorized by the Ministry of Culture and Information.

2. Procedures for grant of exhibition permits:

Organizations or individuals wishing to organize cultural or art exhibitions must send dossiers of application for exhibition permits to competent state agencies specified in Clause 1 of this Article.

a) A dossier of application for a permit shall comprise:

- An application for an exhibition permit (stating the expected time and venue of the exhibition);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The form of invitation card, catalogs (if any) in Vietnamese and a foreign language;

- A written commitment not to violate the provisions of Article 4 of this Regulation when organizing performances.

b) Within 10 (ten) working days after the date of receipt of valid dossiers, competent state agencies shall have to grant permits; in case of refusal to grant permits, they must reply in writing, stating the reason therefor.

Article 20.

Cultural or art exhibitions of Vietnamese organizations or individuals not falling into the case defined in Clause 1, Article 19 of this Regulation must be registered with the Culture and Information Services of the localities where they are organized. Past 7 (seven) working days after the date of registration, if provincial/municipal Culture and Information Services give no opinion, registrants shall be allowed to organize performances according to the registered contents. Registration procedures shall be stipulated by the Ministry of Culture and Information.

Article 21.

Cultural and artistic exhibition activities provided for in this Regulation must fully meet the following conditions:

1. Exhibits and documents on display must be compatible with the exhibition's theme and content, originated from or under lawful ownership or use rights of the organizers.

2. The area of the exhibition venue must be appropriate to the characteristics and scope of the exhibition; ensure order, security, social safety, traffic safety and environmental sanitation; ensure conditions for fire prevention and fight.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Organizations or individuals that have made registration for exhibitions or granted exhibition permits shall have to:

a) Ensure that the content and form of display of exhibitions be consistent with the registered dossiers or granted exhibition permits;

b) After making registration or being granted permits, if wishing to change the content, display design, venue or time of exhibitions, they must send written requests therefor to competent state agencies which have effected registration or granted permits and may effect the changes only after obtaining written approval from such agencies;

c) Where competent state agencies, which have effect exhibition registration or granted exhibition permits need to preview the exhibition contents before the opening date of exhibition, exhibition-organizing organizations or individuals shall have to create conditions for such agencies to preview at least 5 (five) days before the opening date of exhibition.

Article 22.

Advertising activities, press conferences, cultural-art activities, sport, recreation and entertainment activities must comply with the provisions of law on these activities.

Chapter VI

ORGANIZATION OF FESTIVITIES

Article 23.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24.

The organization of festivities defined in Article 23 of this Regulation and falling into one of the following cases must be permitted by People's Committees of provinces or centrally-run cities where festivities are organized:

a) Festivities are organized for the first time;

b) Festivities are restored after many years' interruption;

c) Periodically organized festivities are changed in their traditional content and/or time;

d) Festivities of foreign origin are organized by foreign or Vietnamese organizations.

2. Procedures for application of permits for organization of festivities: Agencies or organizations wishing to organize festivities defined in Clause 1 of this Article must send dossiers of application for permits to provincial/municipal Culture and Information Services of localities where festivities are to be organized at least 45 (forty five) working days before the expected date of opening of such festivities.

a) A dossier of application for a festivity organization permit shall comprise:

- An application for a festivity organization permit (clearly stating the content of the festivity or the change in the traditional content of the festivity, time and venue of organization, a plan on the setting up of an organizing committee, and necessary conditions for ensuring security and order in the festivity venue);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Within 15 (fifteen) working days after the date of receipt of valid dossiers, provincial/municipal Culture and Information Services shall have to submit their proposals to provincial/municipal People's Committees. Within 15 (fifteen) working days after the date of receipt of such proposals, provincial/municipal People's Committees shall have to grant festivity organization permits; in case of refusal to grant permits, they must reply in writing, stating the reason therefor.

Article 25.

The following festivities may be organized without a permit but their organization must be reported in writing to competent state agencies under the guidance of the Ministry of Culture and Information:

1. Traditional festivities, which have been organized on a regular, continuous or periodical basis; cultural and tourist festivities.

2. Festivities defined at Points a, b and c, Clause 1, Article 24 of this Regulation which are organized from the second time on.

Article 26.

Festivity organizations must implement the following provisions:

1. To set up an organizing committee.

2. Festive rituals must be solemnly practiced in a traditional manner under the guidance of competent state agencies in charge of culture and information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Folk games, cultural performances and sports organized in the festivity area must be of useful and healthy content appropriate to the scope, nature and characteristics of each festivity.

5. Revenues from donations, charities, financial supports and other sources from the organization of festivities must be managed and used in accordance with the provisions of law.

Article 27.

Religious festivities sponsored by religious congregations or religious dignitaries must be organized in accordance with the provisions of law on religious activities and relevant provisions of this Regulation.

Article 28.

Festivity attendants must behave in a proper civilized manner and observe the rules of the festivity-organizing committees.

Chapter VII

WRITING AND PLACEMENT OF SIGNBOARDS

Article 29.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 30.

1. Form of signboards:

a) A signboard must be beautifully designed;

b) A signboard must be written in Vietnamese; in case of necessity to show the abbreviated names and international transaction names, foreign names or words, they must be written below Vietnamese words and in a smaller size.

2. Position of signboards:

A signboard must be written, placed very close to the gate or on the front of the head office or business place of the organization or individual; each agency or organization must only have one signboard written or placed at its gate; at the head office or business place independent from other organizations or individuals, only one horizontal signboard and no more than two vertical signboards can be placed.

3. Contents of signboards:

a) The name of the direct managing agency (if any);

b) The full Vietnamese name consistent with the establishment decision or business registration certificate granted by a competent agency;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Major trades or business lines (for goods production and business or service-providing establishments);

e) The type of enterprise (state enterprise, private company, limited liability company, joint-stock company, partnership, joint-venture company or company with 1 00% foreign capital); or cooperative;

f) The signboard may show the logo already registered with a competent agency but not any advertisement for any kind of goods or service.

Chapter VIII

DANCING HALL ACTIVITIES

Article 31.

Hotels, cultural houses and cultural centers dealing in dancing halls must meet all conditions defined in Article 32, Clauses 2 and 3, Article 34 of this Regulation and may operate dancing halls only after being granted business permits by provincial/municipal Culture and Information Services.

Article 32.

Conditions for grant of dancing hall business permits

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Persons directly managing activities in dancing halls must have an intermediate or higher degree in culture or arts.

3. Equipment and facilities of dancing halls must ensure sound quality.

4. Compliance with the local dancing hall planning.

Article 33.

Procedures for grant of dancing hall business permits:

1. If owners of hotels, cultural houses or cultural centers that meet all conditions defined in Clauses 1, 2 and 3, Article 32 and Clauses 2 and 3, Article 34 of this Regulation wish to deal in dancing halls, they must send applications for permits to provincial/municipal Culture and Information Services in their localities.

2. Within 10 (ten) working days after the date of receipt of applications, provincial/municipal Culture and Information Services shall have to grant business permits; in case of refusal to grant permits, they must reply in writing, stating the reason therefor.

Article 34.

When operating dancing halls, dancing hall owners must observe the following provisions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To ensure that the light in dancing halls must be more than 1 0 lux, equivalent to a 40W incandescent light per 20 m2.

3. To ensure that the volume of sound leaking out of dancing halls must not exceed the minimum noise limit prescribed by the State.

4. To use only songs and musical works permitted for dancing and dancers must wear decent costumes.

5. Not to let drunkards and users of drugs or other banned stimulants stay in dancing halls.

6. Not to let persons aged under 18 years work or dance in dancing halls.

7. To ensure security and order conditions defined in Article 4 of the Government's Decree No. 08/2001/ND-CP dated February 22, 2001, defining security and order conditions for a number of conditional business lines.

8. If employing employees, to sign labor contracts with them and manage their activities under the provisions of the Government's Decree No. 44/2003/ND-CP dated May 9, 2003, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code regarding labor contracts.

9. Not to operate from after 00:00 to 8:00 hrs.

Article 35.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 36.

Agencies or organizations, when organizing dancing for non-commercial purposes within their own agencies or organizations, shall not have to apply for a permit but must observe the provisions of the Regulation on activities and security and order assurance.

Chapter IX

KARAOKE ACTIVITIES

Article 37.

Organizations and individuals dealing in karaoke must meet all conditions defined in Article 38 and Clauses 1 and 2, Article 40 of this Regulation and may carry out karaoke activities only after obtaining permits from provincial/municipal Culture and Information Services in their localities.

Article 38.

Conditions for grant of karaoke permits

1. Karaoke parlors must be at least 200 m far from schools, hotels, religious and belief establishments, historical-cultural relics and state administrative agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The door of a karaoke room must be made of transparent glass, allowing a full view of the entire room from outside.

4. Interior door locks or bolts or alarming devices must not be installed in order to cope with inspection activities conducted by competent state agencies.

5. For karaoke parlors located in residential quarters, written agreement of families living in adjacent houses is required.

6. Compliance with the local karaoke business planning.

Article 39.

Procedures for grant of karaoke business permits:

1. If organizations or individuals that meet all conditions defined in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5, Article 38 and Clauses 1 and 2, Article 40 of this Regulation wish to deal in karaoke, they must send applications for business permits to the provincial/municipal Culture and Information Services or authorized district agencies.

2. Within 10 (ten) working days after the date of receipt of applications, provincial/municipal Culture and Information Services or authorized district agencies shall have to grant business permits; in case of refusal to grant permits, they must reply in writing, stating the reason therefor.

Article 40.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To ensure that the light in karaoke rooms must be more than 1 0 lux, equivalent to a 40W incandescent light per 20 m2.

2. To ensure that the volume of sound leaking out of karaoke rooms must not exceed the minimum noise limit prescribed by the State.

3. Karaoke tapes and discs used in karaoke rooms must be stuck with control labels according to regulations. If using IC chip players, the IC chips' song lists must be permitted and affixed with a red seal on every page by provincial/municipal Culture and Information Services in the concerned localities for use.

4. Not to sell alcohol or let customers drink alcohol in karaoke rooms.

5. To ensure security and order conditions defined in Article 4 of the Government's Decree No. 08/2001/ND-CP dated February 22, 2001, defining security and order conditions for a number of conditional business lines.

6. Each karaoke room may only be serviced by only one employee aged 18 years or older; for hired employees, labor contracts must be signed with them and they shall be managed under the provisions of the Government's Decree No. 44/2003/ND-CP dated May 9, 2003, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code regarding labor contracts.

7. Not to operate from after 00:00 to 8:00 hrs.

8. Karaoke venues located in rural areas or thinly populated areas shall not have to observe the provision of Clause 2 on the sound volume but must comply with the provisions of Clauses 1, 3, 4, 5, 6 and 7 of this Article.

Article 41.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 42.

Establishments dealing in other services and organizations or individuals, when organizing karaoke activities in public places for non-commercial purposes, shall not have to apply for a permit but must observe the provisions of Articles 40 and 41 of this Regulation.

Chapter X

ELECTRONIC GAMES AND OTHER ENTERTAINMENT ACTIVITIES

Article 43.

1. Organizations or individuals dealing in electronic games must meet the following conditions and make business registration:

a) Electronic game shops must be at least 200 m far from primary, lower and higher secondary schools; ensuring order and traffic safety;

b) Equipment must ensure audio and video quality and their forms suitable to Vietnam's aesthetic tastes.

2. When operating electronic games, organizations and individuals dealing in electronic games must observe the following provisions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Not to operate after 23:00 hrs.

3. Dealing in electronic games of gambling nature is strictly forbidden.

Article 44.

Organizations or individuals, when organizing games, cultural services and other recreation and entertainment activities in public places for commercial or non-commercial purposes, must observe the provisions of Articles 4 of this Regulation.

Chapter XI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 45.

1. The Ministry of Culture and Information shall coordinate with concerned ministries and branches in guiding in detail the implementation of this Regulation.

2. People's Committees of provinces and centrally run cities shall have to direct, guide and inspect the implementation of cultural activities and commercial provision of cultural services in their respective localities in accordance with the provisions of this Regulation.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 về Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


24.420

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.111.40
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!