Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 371/KH-UBND 2021 thực hiện Quyết định 194/QĐ-TTg tỉnh Nghệ An

Số hiệu: 371/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Lê Hồng Vinh
Ngày ban hành: 06/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 371/KH-UBND

Nghệ An, ngày 06 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 194/QĐ-TTG NGÀY 09/02/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC KINH DOANH TIÊU THỤ NÔNG SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ tại Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối, tạo điều kiện đưa các sản phẩm nông sản có thể mạnh ra thị trường; qua đó khẳng định uy tín, chất lượng, hình thành kênh tiêu thụ bền vững và cải thiện đời sống nhân dân.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất hàng nông sản trên địa bàn tỉnh từng bước xây dựng và định vị thương hiệu, đủ sức cạnh tranh trên cơ sở phát triển và mở rộng sản xuất hàng hóa với năng suất cao, chất lượng tốt, giá cả hợp lý, phương thức phục vụ văn minh, hiện đại.

2. Yêu cầu

- Phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương nhằm triển khai đồng bộ các nhiệm vụ của Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản gắn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới và ứng dụng khoa học công nghệ; phù hợp với điều kiện tự nhiên và lực lượng sản xuất, gắn với khả năng cung ứng của sản phẩm nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An.

- Xây dựng và triển khai một số dự án chuỗi liên kết sản xuất - phân phối - tiêu dùng nhằm tạo lập và phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm bền vững.

- Kế thừa những điểm mạnh của các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản hiện có, giảm lượng nông sản tiêu thụ thông qua kênh tiêu thụ truyền thống (không liên kết) và tăng lượng nông sản tiêu thụ qua kênh liên kết và kênh hợp nhất gắn với việc ứng dụng thương mại điện tử, truy xuất nguồn gốc nông sản.

- Phát triển thị trường trong nước gắn với việc phát huy vai trò của Nhà nước trong quản lý thị trường, tăng cường kiểm tra kiểm soát, ngăn chặn việc sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng, phát triển môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh.

- Thực hiện tốt việc dự báo, định hướng thị trường, nắm đầy đủ thông tin liên quan đến nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Triển khai quán triệt, tuyên truyền, phổ biến về nội dung Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Xây dựng và triển khai các hoạt động truyền thông về sản phẩm nông sản của tỉnh; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất có cơ hội quảng bá sản phẩm, hàng hóa của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng truyền thống và trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông đến các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng nhằm nâng cao nhận thức và từng bước tiếp cận với các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản mới.

2. Hỗ trợ đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản

- Định hướng cho các chủ thể sản xuất nông sản chủ động nghiên cứu nhu cầu thị trường, lựa chọn đúng loại hàng hóa mục tiêu; từng bước hiện đại hóa công tác sản xuất, ứng dụng công nghệ để quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất an toàn, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường, bảo đảm nông sản được tiêu thụ trong chuỗi giá trị đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và các nước nhập khẩu. Đặc biệt, quan tâm hướng dẫn sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn Global GAP, Organic, GMP, HACCP, ISO...

- Tìm kiếm, hướng dẫn, hỗ trợ áp dụng các công nghệ phù hợp với điều kiện và nhu cầu phát triển các sản phẩm nông sản có thể mạnh của tỉnh; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm nông sản.

- Hỗ trợ khai thác, tìm kiếm thông tin thị trường, đối tác kinh doanh và xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường. Hướng dẫn bảo hộ thương hiệu sản phẩm độc quyền.

- Củng cố, phát triển các mô hình Hợp tác xã thương mại và dịch vụ.

- Tập trung kiểm tra về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa nông sản, nhằm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường nông sản kiểm soát về giá cả thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh theo quy định của pháp luật.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ kết nối, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh.

(Có Phụ lục Danh mục các dự án chủ yếu để thực hiện kế hoạch kèm theo).

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch này từ các nguồn: Ngân sách trung ương (được bố trí thực hiện các dự án chủ yếu được giao tại Quyết định số 194/QĐ- TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ), ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương định kỳ hàng năm về tình hình thực hiện Kế hoạch này.

- Đẩy mạnh truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản.

- Hỗ trợ khai thác, tìm kiếm thông tin thị trường, đối tác kinh doanh và xúc tiến thương mại trong và ngoài nước

- Rà soát, tham mưu điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại nhằm kết nối, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường tham mưu phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh nhằm đưa sản phẩm hàng hóa nói chung và sản phẩm nông sản nói riêng kết nối, tiêu thụ trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Thực hiện các dự án được giao chủ trì tại Kế hoạch này.

2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

Đẩy mạnh tuyên truyền Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; vận động nhân dân hưởng ứng tiêu thụ nông sản của Việt Nam, gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Hướng dẫn cụ thể việc triển khai thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để hỗ trợ và tạo nguồn lực cho các chủ thể tham gia kênh tiêu thụ nông sản thời gian tới.

- Định hướng cho các chủ thể sản xuất nông sản chủ động nghiên cứu nhu cầu thị trường, lựa chọn đúng loại hàng hóa mục tiêu; từng bước hiện đại hóa công tác sản xuất, ứng dụng công nghệ để quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất an toàn, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường, bảo đảm nông sản được tiêu thụ trong chuỗi giá trị đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và các nước nhập khẩu. Đặc biệt, quan tâm hướng dẫn sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn Global GAP, Organic, GMP, HACCP, ISO..

- Thực hiện dự án được giao chủ trì tại Kế hoạch này.

4. Sở Tài chính

Tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch đối với các nhiệm vụ được hỗ trợ từ nguồn chi thường xuyên theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành trong khả năng cân đối của ngân sách địa phương.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tìm kiếm, hướng dẫn, hỗ trợ áp dụng các công nghệ mới phù hợp với điều kiện và nhu cầu phát triển các sản phẩm nông sản có thể mạnh của tỉnh; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm nông sản.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản; tuyên truyền, quảng bá về chất lượng nông sản, thương hiệu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh.

7. Cục Quản lý thị trường tỉnh

Tập trung kiểm tra về truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nông sản, nhằm hạn chế việc nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường, kiểm soát về giá cả thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh theo quy định của pháp luật.

8. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường. Hướng dẫn bảo hộ thương hiệu sản phẩm độc quyền nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản của tỉnh trên thị trường.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Nghệ An

Chỉ đạo tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các đối tượng tiếp cận nguồn vốn theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ; phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản của người dân, doanh nghiệp, vụ ngân hàng nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản của người dân, doanh nghiệp.

10. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện củng cố phát triển các mô hình Hợp tác xã thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

11. Các Sở, ban, ngành có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trên cơ sở nội dung Kế hoạch này.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị có liên quan tổ chức, xây dựng các kênh liên kết tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực phù hợp với quy hoạch sản xuất nông sản của địa phương.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông về Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Căn cứ nội dung Kế hoạch này các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao phù hợp chức năng, nhiệm vụ. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh (thông qua Sở Công Thương) trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Công Thương tổng hợp, đề xuất) xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- UB MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh VP, các PCVP UBND tỉnh;
- Các tổ chức Chính trị - Xã hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- TP KT VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN, KT (Q).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Vinh

 

PHỤ LỤC:

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch số 371/KH-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh)

STT

Tên dự án

Mục tiêu dự án

Cơ quan thực hiện

Thời gian thực hiện

Nguồn kinh phí thực hiện (tỷ đồng)

quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

 

NSNN

XHH

Tổng

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

1

Xây dựng kênh tiêu thụ nông sản với chủ thể chính trong kênh là các doanh nghiệp/ hợp tác xã kinh doanh chợ

Tại những vùng sản xuất nông sản tập trung và phân tán xây dựng điểm dự án kênh tiêu thụ nông sản với chủ thể chính trong kênh là các doanh nghiệp/hợp tác xã phân phối (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại).

Sở Công Thương

- Bộ Công Thương;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Liên minh Hợp tác xã, UBND các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh, các doanh nghiệp;

- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố.

2021-2023

1

0

1

NS Trung ương cấp 1 tỷ đồng x 02 dự án

2024-2025

1

0

1

2

Xây dựng kênh tiêu thụ nông sản với chủ thể chính trong kênh là các doanh nghiệp/ hợp tác xã kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại

Tại những vùng sản xuất nông sản tập trung và phân tán xây dựng điểm dự án kênh tiêu thụ nông sản với chủ thể chính trong kênh là các doanh nghiệp/ hợp tác xã kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại

Sở Công Thương

- Bộ Công Thương;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Liên minh Hợp tác xã, UBND các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh, các doanh nghiệp;

- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố.

2021-2023

1

0

1

NS Trung ương cấp 1 tỷ đồng x 02 dự án

2024-2025

1

0

1

3

Dự án xây dựng kênh tiêu thụ nông sản hợp nhất (khép kín trong doanh nghiệp) để tiêu thụ trong nước

Tại những vùng sản xuất nông sản tập trung và phân tán xây dựng điểm các dự án kênh tiêu thụ nông sản do doanh nghiệp đứng ra chủ trì thực hiện để tiêu thụ trong hệ thống của doanh nghiệp tại thị trường trong nước

Sở Công Thương

- Bộ Công Thương;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các doanh nghiệp;

- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố.

2021-2025

10

10

20

NS Trung ương cấp 10 tỷ đồng/dự án

4

Dự án truy xuất nguồn gốc nông sản

(i) Chuẩn hóa hệ thống quản lý sản xuất của một số hàng nông sản (đã đạt được tiêu chí OCOP, dự kiến 100 sản phẩm) của các địa phương được phân phối tại hệ thống phân phối hiện đại, các bếp ăn tập thể; (ii) Kiểm soát và minh bạch thông tin về sản phẩm; (iii) Xây dựng, hoàn thiện các website quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản và (iv) Xây dựng phần mềm tạo mã QR CODE và cập nhật mã QR CODE cho các sản phẩm, công khai trên website của từng đơn vị.

Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Tài chính, UBND các luyện, thành phố, thị xã.

2022-2025

1,5

3

4,5

NS Trung ương cấp

5

Dự án xây dựng kho trữ nông sản có sự tham gia của doanh nghiệp phân phối

Hỗ trợ xây dựng điểm kho dự trữ, bảo quản, sơ chế, bao gói, phân loại, phân cấp nông sản tại vùng sản xuất nông sản tập trung có sự tham gia của doanh nghiệp phân phối để bình ổn và cân đối cung cầu hàng hóa nói chung các mặt hàng nông sản nói riêng, đồng thời, hỗ trợ người sản xuất trữ nông sản (khi vào thời vụ cũng như hết thời vụ) và điều tiết nông sản cung ứng trên thị trường hạn chế tình trạng “được mùa mất giá” thường diễn ra thời gian qua. Góp phần nâng cao giá trị nông sản an toàn, đồng thời, cân đối, điều tiết và chủ động thị trường tiêu thụ nông sản hạn chế rủi ro về giá nông sản.

Sở Công Thương

- Bộ Công Thương;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các doanh nghiệp.

2021-2025

2

4

6

NS Trung ương cấp 02 tỷ đồng/dự án

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

17,5

17

34,5

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 371/KH-UBND ngày 06/07/2021 thực hiện Quyết định 194/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


836

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.87.157
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!