BỘ
TÀI CHÍNH
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc
|
Sô:81/2004/TT-BTC
|
Hà Nội,ngày13 tháng08 năm2004
|
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 81/2004/TT-BTC
NGÀY 13 THÁNG 8 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 147/2004/NĐ-CP NGÀY
23/7/2004 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH THUẾ THU NHẬP ĐỐI
VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO
Căn
cứ Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao số
35/2001/PL-UBTVQH10 ngày 19/5/2001; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của
Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao số 14/2004/PL-UBTVQH11
ngày 24/3/2004;
Căn cứ Nghị định số 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
I. PHẠM VI ÁP DỤNG:
1. Đối tượng nộp thuế:
Đối tượng
nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (dưới đây gọi tắt là thuế thu
nhập cá nhân) bao gồm:
1.1. Công dân Việt
Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài có thu nhập;
1.2.
Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại
Việt Nam có thu nhập (sau đây gọi là cá nhân khác định cư tại Việt Nam);
1.3. Người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam bao gồm:
-
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh
tế, văn hoá, xã hội, các văn phòng đại diện, các chi nhánh công ty nước ngoài
tại Việt Nam; các cá nhân hành nghề độc lập tại Việt Nam;
-
Người nước ngoài tuy không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh
tại Việt Nam.
2. Thu nhập chịu thuế:
Thu
nhập chịu thuế bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên.
2.1.
Thu nhập thường xuyên gồm:
2.1.1.
Các khoản thu nhập dưới các hình thức tiền lương, tiền công, tiền thù lao, bao
gồm cả tiền lương làm thêm giờ, lương ca 3, lương tháng thứ 13 (nếu có); tiền
phụ cấp; tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội; tiền ăn trưa, ăn
giữa ca (nếu nhận bằng tiền);
2.1.2.
Tiền thưởng tháng, quý, năm, thưởng đột xuất nhân dịp ngày lễ, tết, ngày thành
lập ngành, thưởng từ các nguồn, dưới các hình thức: tiền, hiện vật;
2.1.3.
Thu nhập do tham gia dự án, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, hội đồng
quản lý, hội đồng doanh nghiệp;
2.1.4.
Tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm; thu nhập về tiền nhuận
bút;
2.1.5. Các khoản thu nhập của các cá nhân không thuộc đối
tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như: thu nhập từ dịch vụ khoa học, kỹ
thuật, dịch vụ tin học, dịch vụ tư vấn, thiết kế, kiến trúc, đào tạo; hoạt động
biểu diễn, tổ chức biểu diễn; quảng cáo; hoạt động thể dục thể thao; dịch vụ
đại lý; thu nhập từ hoa hồng môi giới; dịch vụ khác;
2.1.6.
Các khoản thu nhập không tính trong tiền lương, tiền công được chi trả hộ như
tiền nhà, điện, nước; riêng tiền nhà tính theo số thực tế chi trả hộ nhưng
không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế. Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm
việc thì thu nhập chịu thuế trong trường hợp này căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc
chi phí khấu hao tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích
của căn nhà và cũng được tính tối đa 15% tổng thu nhập chịu thuế. Trường hợp
chứng từ chi trả tiền nhà có cả tiền ăn, tiền phục vụ thì số thực tế chi trả hộ
chỉ tính trên tiền nhà.
2.1.7.
Các khoản thu nhập khác mà cá nhân được hưởng từ cơ quan chi trả thu nhập.
Các
khoản thu nhập trên làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế là thu nhập trước
khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (thu nhập trước thuế). Trường hợp thu nhập
thực nhận không bao gồm thuế thu nhập cá nhân (thu nhập sau thuế) thì phải quy
đổi thành thu nhập trước thuế (công thức qui đổi theo Phụ lục số 1 kèm theo
Thông tư này).
2.2.
Thu nhập không thường xuyên bao gồm:
2.2.1.
Thu nhập về chuyển giao công nghệ (trừ trường hợp biếu, tặng) bao gồm:
-
Chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu
dáng công nghiệp, tên gọi, xuất xứ hàng hoá, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán
dẫn và nhãn hiệu hàng hóa đang trong thời hạn được pháp luật Việt Nam bảo hộ và
được phép chuyển giao.
-
Chuyển giao các bí quyết về công nghệ, kiến thức dưới dạng phương án công nghệ,
các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết
kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, phần mềm máy
tính (được chuyển giao theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ), thông tin dữ liệu
về công nghệ chuyển giao có kèm hoặc không kèm theo máy móc thiết bị.
-
Chuyển giao các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
-
Thực hiện các hình thức dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ để bên nhận có
được năng lực công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm và/hoặc dịch vụ với chất lượng
được xác định trong Hợp đồng bao gồm:
+ Hỗ
trợ trong việc lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các
dây chuyền thiết bị nhằm áp dụng công nghệ được chuyển giao;
+ Tư
vấn quản lý công nghệ, tư vấn quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện các quy
trình công nghệ được chuyển giao;
+ Đào
tạo huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý của công nhân, cán bộ
kỹ thuật và cán bộ quản lý để nắm vững công nghệ được chuyển giao.
2.2.2.
Trúng thưởng xổ số dưới các hình thức, kể cả trúng thưởng khuyến mại.
3. Tạm thời chưa thu thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản
thu nhập về lãi tiền gửi ngân hàng, lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi tiền cho vay
vốn, lãi mua tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu, thu nhập từ hoạt động
đầu tư chứng khoán, chênh lệch mua bán chứng khoán.
4. Các khoản thu nhập không chịu thuế bao gồm:
4.1.
Các khoản phụ cấp do Nhà nước Việt Nam quy định áp dụng đối với thu nhập phát
sinh tại Việt Nam:
4.1.1.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những nghề hoặc công việc ở những nơi có
điều kiện độc hại, nguy hiểm;
4.1.2.
Phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt đối với những nơi xa xôi hẻo
lánh, khí hậu xấu, vùng kinh tế mới, đảo xa đất liền, vùng biên giới có điều
kiện khó khăn (không bao gồm phụ cấp xa Tổ quốc của người nước ngoài);
4.1.3.
Phụ cấp đặc thù của một số ngành nghề theo quy định của Nhà nước;
4.1.4.
Phụ cấp lưu động áp dụng với một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay
đổi địa điểm làm việc và nơi ở;
4.1.5.
Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ, công chức;
4.1.6.
Phụ cấp thâm niên đối với lực lượng vũ trang, cơ yếu và hải quan; phụ cấp an
ninh quốc phòng;
4.1.7.
Phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945;
4.1.8.
Các khoản phụ cấp khác có nguồn chi từ ngân sách Nhà nước;
Mức
chi các khoản phụ cấp bằng tiền được xác định theo quy định của cấp có thẩm
quyền và phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành. Đối với người nước
ngoài, số tiền phụ cấp được xác định trên cơ sở tiền lương cơ bản ghi trong hợp
đồng và mức phụ cấp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định chung cho mọi
đối tượng.
4.2.
Tiền công tác phí là các khoản tiền trả cho phương tiện đi lại, tiền thuê phòng
ngủ có chứng từ hợp lý, tiền lưu trú theo chế độ; trường hợp khoán công tác phí
thì chỉ được trừ những chi phí trên;
4.3.
Tiền ăn định lượng theo chế độ quy định đối với một số công việc, một số nghề
đặc biệt; bữa ăn tại chỗ, ăn trưa, ăn giữa ca (trừ trường hợp nhận bằng tiền);
4.4.
Các khoản trợ cấp xã hội của các đối tượng hưởng chính sách xã hội như: thương
binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công giúp đỡ cách mạng; trợ cấp khó
khăn đột xuất, tiền trợ cấp hoặc bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
trợ cấp giải quyết các tệ nạn xã hội; các khoản trợ cấp khác từ ngân sách nhà
nước;
4.5.
Tiền bồi thường bảo hiểm do tham gia bảo hiểm con người và tài sản;
4.6.
Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo chế độ Nhà nước quy định.
Trường
hợp cá nhân được hưởng khoản trợ cấp khi thôi việc tại một đơn vị này để chuyển
sang làm việc ở một đơn vị khác trong cùng một Công ty, Văn phòng Công ty đa
quốc gia thì không áp dụng quy định này.
4.7. Trợ cấp điều động về cơ sở sản xuất theo quy định của
Nhà nước, bao gồm cả trợ cấp chuyển vùng một lần của người nước ngoài đến cư
trú tại Việt Nam.
4.8.
Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh, các giải thưởng quốc tế,
các giải thưởng quốc gia do Nhà nước Việt Nam tổ chức, công nhận;
4.9.
Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng như: Bà mẹ Việt Nam
anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động, Giáo sư, Nhà
giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú và các danh hiệu
khác được Nhà nước phong tặng; tiền thưởng hoặc chế độ đãi ngộ khác từ ngân
sách Nhà nước;
4.10.
Tiền nộp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người
lao động. Đối với người nước ngoài đã nộp khoản tiền theo chế độ bắt buộc ở
nước ngoài có tính chất như tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Việt Nam
thì phải xuất trình chứng từ chứng minh.
4.11.
Thu nhập của chủ hộ kinh doanh cá thể, của các cá nhân đã thuộc diện chịu thuế
thu nhập doanh nghiệp;
4.12. Các lợi ích được hưởng do cơ quan chi trả thu nhập
thanh toán như: chi phí đào tạo nhân viên trả cho nơi đào tạo, chi vé máy bay
về phép của người nước ngoài (là đối tượng nộp thuế), học phí cho con của
người nước ngoài trả trực tiếp cho các cơ sở giáo dục tại Việt Nam thuộc các
cấp giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông.
Căn
cứ tính thuế thu nhập là thu nhập chịu thuế và thuế suất.
1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập thường xuyên và thu
nhập không thường xuyên.
Thu
nhập chịu thuế được xác định bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp thu nhập bằng ngoại
tệ phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát
sinh thu nhập. Trường hợp kiểm tra, phát hiện cơ quan chi trả thu nhập chưa kê
khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân hàng tháng thì tỷ giá ngoại tệ để tính quy
đổi thu nhập ra Đồng Việt Nam là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm kiểm tra.
Trường
hợp thu nhập bằng hiện vật thì thu nhập chịu thuế được xác định căn cứ theo giá
ghi trên hoá đơn hoặc giá thị trường của sản phẩm cùng loại (hoặc tương đương)
tại thời điểm phát sinh thu nhập.
1.1.
Thu nhập thường xuyên:
1.1.1.
Đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam, thu nhập thường
xuyên chịu thuế là số tiền của từng cá nhân thực nhận tính bình quân tháng
trong năm trên 5 triệu đồng.
Riêng
đối với ca sỹ như diễn viên thanh nhạc biểu diễn các loại hình nghệ thuật
ca-nhạc kịch, cải lương, tuồng, chèo, dân ca; nghệ sỹ xiếc, múa; cầu thủ bóng
đá; vận động viên chuyên nghiệp có xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên
ngành, được trừ 25% thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế.
1.1.2.
Trường hợp công dân Việt Nam trong năm vừa có thời gian làm việc ở trong nước,
vừa có thời gian làm việc ở nước ngoài thì thu nhập chịu thuế bình quân tháng
được xác định bằng tổng thu nhập phát sinh ở trong nước và ở nước ngoài chia cho
12 tháng, hoặc xác định theo thu nhập chịu thuế bình quân tháng tính cho thời
gian ở trong nước, thời gian ở nước ngoài
1.1.3.
Đối với người nước ngoài được coi là cư trú tại Việt Nam, thu nhập thường xuyên
chịu thuế là tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh tại
nước ngoài, được tính bình quân tháng trong năm trên 8 triệu đồng.
Trường
hợp kê khai thu nhập ở nước ngoài thấp hơn thu nhập ở Việt Nam mà không chứng
minh được thì lấy thu nhập bình quân tháng trong thời gian ở tại Việt Nam để
làm căn cứ tính thuế cho thời gian ở nước ngoài. Tháng tính thuế quy ước là 30
ngày.
1.1.4. Đối với người nước ngoài được coi là không cư trú tại
Việt Nam, thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không
phân biệt nơi nhận thu nhập ở Việt Nam hay ở nước ngoài.
Người
nước ngoài được coi là cư trú tại Việt Nam nếu ở tại Việt Nam từ 183 ngày trở
lên tính cho 12 tháng liên tục kể từ khi đến Việt Nam; được coi là không cư trú
tại Việt Nam nếu ở tại Việt Nam dưới 183 ngày, kể cả trường hợp không hiện diện
tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
1.2.
Thu nhập không thường xuyên:
1.2.1.
Đối với thu nhập về chuyển giao công nghệ là khoản thu nhập có giá trị trên 15
triệu đồng tính cho từng hợp đồng, không phân biệt số lần chi trả;
1.2.2.
Đối với thu nhập về trúng thưởng xổ số dưới các hình thức, kể cả trúng thưởng
khuyến mại là khoản thu nhập có giá trị trên 15 triệu đồng tính cho từng lần
trúng thưởng và nhận giải thưởng.
2. Thuế suất:
2.1.
Đối với thu nhập thường xuyên: Thuế suất đối với thu nhập thường xuyên áp dụng
theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại khoản 4 Điều 1 Pháp lệnh sửa
đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao như sau:
2.1.1.
Đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam:
Đơn
vị: 1000đ
Bậc
|
Thu nhập bình quân
tháng/người
|
Thuế suất (%)
|
1
|
Đến 5.000
|
0
|
2
|
Trên 5.000 đến 15.000
|
10
|
3
|
Trên 15.000 đến 25.000
|
20
|
4
|
Trên 25.000 đến 40.000
|
30
|
5
|
Trên 40.000
|
40
|
2.1.2. Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao
động, công tác ở nước ngoài:
Đơn
vị: 1000đ
Bậc
|
Thu nhập bình quân
Tháng/người
|
Thuế suất (%)
|
1
|
Đến 8.000
|
0
|
2
|
Trên 8.000 đến 20.000
|
10
|
3
|
Trên 20.000 đến 50.000
|
20
|
4
|
Trên 50.000 đến 80.000
|
30
|
5
|
Trên 80.000
|
40
|
Thuế
thu nhập đối với thu nhập thường xuyên được tính theo phương pháp luỹ tiến từng
phần (Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này).
2.1.3.
Đối với người nước ngoài không cư trú tại Việt nam: áp dụng thuế suất 25% tính
trên tổng thu nhập chịu thuế.
2.1.4.
Đối với công dân Việt Nam nếu trong năm tính thuế vừa có thu nhập ở trong nước,
vừa có thu nhập ở nước ngoài thì thuế suất áp dụng đối với thời gian ở trong
nước theo Biểu thuế đối với người Việt Nam (điểm 2.1.1 Mục này), thời gian ở
nước ngoài theo Biểu thuế đối với người nước ngoài (điểm 2.1.2 Mục này).
2.2. Đối
với thu nhập không thường xuyên:
Thuế
suất đối với thu nhập không thường xuyên được áp dụng đối với tổng thu nhập
chịu thuế:
2.2.1.
Thuế suất 5% đối với thu nhập chịu thuế về chuyển giao công nghệ;
2.2.2.
Thuế suất 10% đối với thu nhập chịu thuế về trúng thưởng xổ số, trúng thưởng
khuyến mại.
III. KÊ KHAI, THU
NỘP THUẾ
1. Tổ chức quản lý thu:
1.1.
Đối với trường hợp xác định được cơ quan chi trả thu nhập, việc kê khai, nộp
thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn.
Tổ
chức, cá nhân chi trả thu nhập (gọi tắt là cơ quan chi trả thu nhập) có nghĩa
vụ khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân để nộp vào ngân sách Nhà nước trước khi
chi trả thu nhập cho cá nhân. Cơ quan chi trả thu nhập bao gồm:
- Các
tổ chức, cá nhân chi trả tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tiền thù lao và
các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
- Các
cơ quan quản lý, tuyển chọn, môi giới hoặc cung cấp lao động ở trong nước;
- Các
cơ quan quản lý, tuyển chọn đưa người đi làm việc tại nước ngoài: các Bộ, các
ngành, các doanh nghiệp .v.v.
- Cơ
quan ngoại giao, các tổ chức đại diện của cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam ở nước
ngoài;
- Các
tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao công nghệ hoặc mua bản quyền;
- Các
tổ chức chi trả trúng thưởng xổ số, chi trả thưởng khuyến mại và chi trả thưởng
khác;
- Các
tổ chức, cá nhân chi trả về cung cấp dịch vụ;
- Các
nhà thầu;
- Các
tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, luyện thi, tổ chức biểu diễn, thi đấu thể
dục thể thao, tổ chức hội thảo, nghiên cứu đề tài khoa học;
- Các
nhà xuất bản, tạp chí, báo, nhà sản xuất phim, băng đĩa hình, âm thanh;
- Các
tổ chức, cá nhân khác có chi trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế thu nhập cá
nhân.
1.2.
Đối với các trường hợp khác ngoài các trường hợp nêu trên thì cá nhân tự đăng
ký, kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế.
2. Đăng ký, cấp và sử dụng mã số thuế:
2.1.
Cá nhân có thu nhập thường xuyên đến mức chịu thuế được cấp mã số thuế theo quy
định tại Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 4/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ quy
định về mã số đối tượng nộp thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành về mã số
thuế. Việc đăng ký để cấp mã số thuế được thực hiện tại cơ quan chi trả thu
nhập hoặc tại cơ quan thuế:
2.1.1.
Đăng ký thông qua cơ quan chi trả thu nhập: Cá nhân có trách nhiệm nộp tờ khai
đăng ký cấp mã số thuế cho cơ quan chi trả thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập
tổng hợp tờ khai đăng ký của từng cá nhân và nộp cho cơ quan thuế quản lý để
làm thủ tục cấp mã số thuế cho từng cá nhân.
Trường
hợp cá nhân cùng một lúc nộp thuế thu nhập cá nhân qua nhiều tổ chức chi trả
thu nhập thì thực hiện đăng ký tại một đơn vị chi trả thuận lợi nhất để được
cấp mã số thuế, sau đó có trách nhiệm thông báo mã số thuế được cấp với các cơ
quan chi trả khác.
2.1.2.
Đăng ký tại cơ quan thuế: Cá nhân thực hiện nộp tờ khai đăng ký cấp mã số thuế
cho cơ quan thuế.
2.2.
Mã số thuế cấp cho cá nhân là mã số duy nhất. Mã số thuế được sử dụng trong
việc kê khai nộp thuế và quyết toán thuế.
3. Kê khai, nộp thuế:
3.1.
Đối tượng kê khai thuế:
- Cơ
quan chi trả thu nhập cho cá nhân có thu nhập đến mức phải khấu trừ thuế.
- Cá
nhân đăng ký nộp thuế tại cơ quan thuế, kể cả trường hợp uỷ quyền cho các tổ
chức, cá nhân được phép kinh doanh dịch vụ tư vấn thuế theo quy định của pháp
luật.
3.2.
Nơi k?ê khai thuế:
3.2.1.
Cơ quan chi trả thu nhập có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc cơ quan thuế
cấp nào quản lý thì kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế đó.
3.2.2. Cơ quan chi trả thu nhập không có hoạt động sản xuất
kinh doanh thì kê khai, nộp thuế tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương nơi đóng trụ sở cơ quan.
3.2.3.
Cá nhân đăng ký thuế tại cơ quan thuế thì kê khai, nộp thuế tại Cục thuế tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Cá nhân liên hệ với Cục thuế địa phương để có
hướng dẫn về đăng ký, kê khai thuế và cùng lập Bản ghi nhớ giữa hai bên theo
mẫu số 01/TNTX ban hành kèm theo Thông tư này. Cá nhân có trách nhiệm nộp tờ
khai đăng ký thuế theo mẫu số 02a/TNTX (hoặc mẫu số 02b/TNTX) ban hành kèm theo
Thông tư này cho cơ quan thuế để xác định số thuế tạm nộp hàng tháng. Thời hạn
nộp tờ khai đăng ký chậm nhất là ngày 25 của tháng phát sinh thu nhập.
3.3.
Thủ tục kê khai, nộp thuế:
3.3.1.
Kê khai và nộp thuế đối với thu nhập thường xuyên:
3.3.1.1.
Kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập:
Đối
với cơ quan chi trả thu nhập, việc kê khai, tạm nộp thuế hàng tháng được thực
hiện như sau:
- Thực
hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với khoản chi trả thu
nhập cho cá nhân thuộc sự quản lý của cơ quan chi trả thu nhập; cá nhân có ký
hợp đồng lao động ổn định (không xác định thời hạn) và các trường hợp ký hợp
đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động thời vụ. Việc lập tờ khai
đối với khoản thu nhập này được thực hiện theo mẫu số 03a/TNTX ban hành kèm
theo Thông tư này.
-
Thực hiện khấu trừ thuế 10% trên tổng thu nhập đối với các khoản chi trả cho cá
nhân có thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên mà khoản thu nhập này có được từ
các hoạt động đại lý hưởng hoa hồng, môi giới (kể cả tiền thưởng); tiền nhuận
bút, tiền giảng dạy; tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm; tiền
thù lao do tham gia dự án, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, hội đồng
thành viên; dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ tin học, dịch vụ tư vấn, thiết
kế, kiến trúc, đào tạo, hoạt động biểu diễn, hoạt động thể dục thể thao và các
khoản tiền chi trả thuộc diện chịu thuế khác.
Riêng
đối với cá nhân là công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam thuộc
đối tượng được trừ 25% thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế quy định tại
điểm 1.1.1 Mục II của Thông tư này thì thu nhập làm căn cứ khấu trừ 10% là
khoản thu nhập đã trừ 25%.
Cuối
tháng, cơ quan chi trả thu nhập lập Tờ khai thuế thu nhập đối với thu nhập
thường xuyên của cá nhân theo mẫu số 3b/TNTX ban hành kèm theo Thông tư này để
tổng hợp số tiền thuế đã khấu trừ và nộp vào tài khoản tạm thu của cơ quan
thuế. Khi chi trả thu nhập, cơ quan chi trả có trách nhiệm cấp chứng từ khấu
trừ thuế cho cá nhân để làm căn cứ kê khai, tổng hợp quyết toán cuối năm.
- Đối
với khoản chi trả thu nhập cho cá nhân là người nước ngoài không cư trú tại
Việt Nam thì cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế và lập
tờ khai theo mẫu số 05/TNTX ban hành kèm theo Thông tư này.
3.3.1.2.
Kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế:
Hàng
tháng, cá nhân nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan thuế theo mẫu số
04/TNTX ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cá nhân xác định thu nhập ổn
định hàng tháng trong tờ khai thuế đầu năm thì tháng đầu tiên nộp tờ khai theo
mẫu số 04/TNTX, các tháng tiếp sau không cần nộp tờ khai này mà nộp thuế hàng
tháng theo thời hạn qui định, trừ trường hợp có sự thay đổi về thu nhập.
Trường hợp
cơ quan quản lý không trực tiếp chi trả thu nhập, nhưng do chức năng, nhiệm vụ
có thực hiện việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức có cá
nhân thuộc đối tượng nộp thuế, nếu đảm bảo việc thu thuế thu nhập tập trung,
kịp thời và được cơ quan thuế chấp nhận thì được thu và nộp thuế vào Ngân sách
Nhà nước theo quy định.
3.3.2
Kê khai, nộp thuế đối với thu nhập không thường xuyên:
Thuế
thu nhập cá nhân đối với thu nhập không thường xuyên nộp cho từng lần phát sinh
thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế và cấp biên lai
thuế khi chi trả cho người có thu nhập.
Cơ
quan chi trả thu nhập có trách nhiệm lập tờ khai nộp thuế thu nhập không thường
xuyên theo mẫu số 06/TNKTX ban hành kèm theo Thông tư này của tháng phát sinh
thu nhập về số người, số thu nhập, số tiền thuế đã khấu trừ, số tiền thù lao
được hưởng, số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước.
3.4. Thời hạn kê khai, nộp thuế:
Thời
hạn nộp tờ khai cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 10 và nộp thuế vào Ngân sách
Nhà nước chậm nhất vào ngày 25 của tháng tiếp theo tháng phát sinh thu nhập.
Việc
xác định ngày nộp thuế thu nhập được thực hiện như sau:
Đối
với trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản qua ngân hàng thì ngày nộp thuế là
ngày ngân hàng, tổ chức tín dụng ký xác nhận trên giấy nộp tiền.
Đối
với trường hợp nộp thuế bằng tiền mặt thì ngày nộp thuế là ngày cơ quan kho bạc
nhận tiền thuế hoặc ngày cơ quan thuế cấp biên lai.
4. Quyết toán thuế:
4.1.
Nguyên tắc quyết toán thuế:
-
Quyết toán thuế đối với thu nhập thường xuyên được thực hiện theo năm dương
lịch. Cuối năm hoặc sau khi hết hạn hợp đồng, cơ quan chi trả thu nhập, cá nhân
tổng hợp tất cả các nguồn thu nhập, thu nhập chịu thuế trong năm thực hiện kê
khai thuế thu nhập và nộp tờ khai quyết toán thuế;
-
Quyết toán thuế thu nhập tại cơ quan chi trả thu nhập áp dụng đối với cá nhân
trong năm chỉ có thu nhập duy nhất tại một nơi.
-
Quyết toán thuế tại cơ quan thuế áp dụng đối với cá nhân trong năm có thu nhập
từ hai nơi trở lên, cá nhân đăng ký nộp thuế tại cơ quan thuế và các trường hợp
khác.
4.2.
Nội dung quyết toán thuế:
4.2.1.
Đối với người Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam:
Cá
nhân tổng hợp toàn bộ thu nhập các tháng trong năm (kể cả tháng không có thu
nhập), chia cho 12 tháng để tính thu nhập chịu thuế bình quân tháng làm căn cứ
xác định số thuế phải nộp cả năm; đối chiếu với số đã nộp hàng tháng, xác định
số thuế còn thiếu phải nộp thêm (hoặc số nộp thừa được thoái trả).
-
Trường hợp trong năm cá nhân vừa có thời gian làm việc ở trong nước, vừa có
thời gian làm việc ở nước ngoài thì được lựa chọn một trong hai phương pháp
tính thuế dưới đây để xác định số thuế phải nộp:
+
Tổng hợp thu nhập phát sinh ở Việt Nam và thu nhập phát sinh ở nước ngoài để
tính thu nhập bình quân tháng làm căn cứ xác định số thuế phải nộp theo biểu
thuế tương ứng cho thời gian ở Việt Nam và ở nước ngoài;
+ Xác
định thu nhập chịu thuế bình quân tháng của thời gian ở trong nước để áp dụng
Biểu thuế đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt nam, thu
nhập bình quân tháng của thời gian ở nước ngoài để áp dụng Biểu thuế đối với
người nước ngoài và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài.
Nếu
trong tháng có số ngày ở Việt Nam và số ngày ở nước ngoài thì tính bình quân số
thuế phải nộp của một ngày theo biểu thuế tương ứng để xác định số thuế phải
nộp của số ngày (chưa đủ một tháng) ở Việt Nam hay ở nước ngoài. Tháng tính
tròn là 30 ngày.
-
Trường hợp trong năm tính thuế chỉ công tác, lao động ở nước ngoài thì xác định
số thuế phải nộp theo Biểu thuế đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam
lao động, công tác ở nước ngoài. Trường hợp đã nộp thuế thu nhập ở nước ngoài
và có chứng từ nộp thuế tại các nước đó thì được trừ số thuế đã nộp nhưng không
vượt quá số thuế phải nộp theo Biểu thuế của Việt Nam; trường hợp đã nộp thuế
thu nhập ở các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam thì thực
hiện theo quy định của Hiệp định.
4.2.2.
Đối với người nước ngoài:
4.2.2.1.
Xác định thời gian cư trú:
- Thuế thu
nhập đối với người nước ngoài được kê khai quyết toán thuế theo tiêu thức đối
tượng cư trú. Cá nhân có trách nhiệm lập Bảng kê số ngày cư trú tại Việt Nam
theo mẫu số 13a/TNTX ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thời gian cư
trú tại Việt Nam; trường hợp đã xác định là đối tượng cư trú tại Việt Nam và
làm việc ổn định, liên tục trong một số năm ở Việt Nam thì không kê khai theo
mẫu 13a/TNTX chỉ kê khai đối với năm mà có tháng rời khỏi Việt Nam.
- Thời gian
cư trú cho năm tính thuế đầu tiên được xác định bằng cách cộng tất cả số ngày
có mặt tại Việt Nam trong phạm vi 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến
Việt Nam (ngày đến, ngày đi được tính là 01 ngày); năm tính thuế thứ 2 (sau năm
đầu tiên) được xác định theo năm dương lịch. Nếu khoảng thời gian của năm thứ 2
thuộc năm tính thuế đầu tiên mà cá nhân có thu nhập đã tính thuế theo đối tượng
không cư trú, sang năm tính thuế thứ 2 cá nhân thuộc đối tượng cư trú thì đối
với khoản thu nhập đã tính thuế này, cá nhân được lựa chọn quyết toán thuế theo
thuế suất áp dụng đối với đối tượng không cư trú hoặc theo Biểu thuế luỹ tiến
từng phần đối với đối tượng cư trú. Trường hợp năm trước đã xác định cá nhân
thuộc diện cư trú, thì thời gian kế tiếp của năm sau cũng được xác định là cư
trú.
Ví
dụ: Ông X
vào Việt Nam lần đầu tiên và làm việc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam từ
01/5/2004. Năm tính thuế đầu tiên của ông X là 01/5/2004 đến 30/4/2005. Giả sử
từ 01/5/2004 đến 31/12/2004 ông có mặt tại Việt Nam là 150 ngày, từ 01/01/2005
đến 30/4/2005 ông có mặt tại Việt Nam là 32 ngày. Trong năm tính thuế đầu tiên
ông X có thời gian ở tại Việt Nam là 182 ngày nên thuộc đối tượng không cư trú
tại Việt Nam, vậy ông X nộp thuế thu nhập theo thuế suất 25% trên thu nhập phát
sinh tại Việt Nam.
Năm
tính thuế thứ 2 được tính theo năm dương lịch, giả sử từ 01/5/2005 đến
31/12/2005 ông X có mặt tại Việt Nam là 160 ngày, tổng số ngày có mặt tại Việt
Nam trong năm thứ 2 là 32 ngày + 160 ngày = 192 ngày, như vậy ông X thuộc đối
tượng cư trú tại Việt Nam, thực hiện kê khai nộp thuế theo Biểu thuế luỹ tiến
từng phần. Thu nhập của 32 ngày đã áp dụng thuế suất 25%, ông X có thể đề nghị
được quyết toán lại theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần.
Khi
cần xác minh thời gian cư trú tại Việt Nam, cơ quan thuế gửi phiếu xác minh
thời gian cư trú (mẫu số 13b/TNTX ban hành kèm theo Thông tư này) đến cơ quan
công an để xác nhận.
4.2.2.2.
Xác định số thuế phải nộp:
Người
nước ngoài là đối tượng cư trú tại Việt Nam: kê khai tổng số thu nhập phát sinh
tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam trong năm tính thuế để tính
thu nhập bình quân tháng và quyết toán số thuế phải nộp theo quy định tại Mục
II Thông tư này. Để có cơ sở xác định đúng thu nhập chịu thuế ở nước ngoài, cá
nhân phải xuất trình chứng từ chi trả thu nhập ở nước ngoài, kèm theo thư xác
nhận thu nhập hàng năm theo mẫu số 12/TNCN ban hành kèm theo Thông tư này;
trường hợp cá nhân kê khai không chính xác thu nhập phát sinh tại nước ngoài,
cơ quan thuế phối hợp với cơ quan thuế nước ngoài nơi chi trả thu nhập để xác
minh thu nhập của cá nhân ở nước ngoài.
- Trường
hợp cá nhân là đối tượng cư trú tại Việt Nam trong năm tính thuế có thu nhập
tại nước ngoài và đã nộp thuế tại nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước
ngoài. Số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp theo biểu thuế của Việt
nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được
xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập
chịu thuế.
* Ví
dụ 1: Trong năm 2005, ông A là đối tượng cư trú tại Việt Nam có thu nhập từ
tiền làm công trong 8 tháng tại Việt Nam là 70.000.000 đồng (trong đó
30.000.000 đồng nhận ở Việt Nam và 40.000.000 đồng nhận ở nước ngoài) và 4
tháng tại nước X là 50.000.000 đồng. Ông A phải nộp thuế tại X đối với thu nhập
có được từ nước X với mức thuế suất theo quy định của Luật thuế nước X là 20%.
Trong trường hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ số thuế đã nộp tại nước
X của Ông A ở Việt Nam như sau:
+ Thu
nhập chịu thuế bình quân tháng của ông A (theo pháp luật về thuế của Việt Nam)
là:
(70.000.000 đồng + 50.000.000 đồng) : 12
tháng = 10.000.000 đồng/tháng
+ Số
thuế phải nộp mỗi tháng (theo pháp luật về thuế của Việt Nam) là:
(10.000.000 đồng - 8.000.000đồng ) x
10% = 200.000 đồng
+ Số
thuế phải nộp cho năm 2005 là:
200.000 đ x 12 tháng = 2.400.000 đồng
+ Số
thuế thu nhập đã nộp tại nước X trong năm 2005 đối với phần thu nhập phát sinh
tại nước X (theo Luật thuế của nước X) là:
50.000.000 đồng x 20% = 10.000.000 đồng
+ Số
thuế được trừ tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh ở nước ngoài theo tỷ lệ
phân bổ giữa thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế tại
Việt Nam là:
(50.000.000đ /120.000.000đ) x 2,4.000.000 đ
= 1.000.000 đ
Như
vậy số thuế được tính khấu trừ tối đa tại Việt Nam đối với thu nhập phát sinh ở
nước ngoài là 1.000.000 đồng (ở nước ngoài ông A đã nộp thuế là 10.000.000
đồng).
+ Số
thuế thu nhập thực tế ông A phải nộp tại Việt Nam là:
2.400.000đ - 1.000.000 đ = 1.400.000
đ
Trường
hợp ông A đã nộp thuế ở nước ngoài không phải là 10.000.000 đồng mà là 500.000
đ (giả sử thuế suất 1%) số thuế ông A phải nộp tại Việt Nam là:
1.400.000đ + (1.000.000đ -500.000đ) =
1.900.000 đồng
* Ví
dụ 2: Trong năm 2005, ông B có thu nhập từ tiền làm công trong 12 tháng tại
Việt Nam là 120.000.000 đồng, ngoài ra còn có thu nhập từ lãi tiền cho vay tại
nước X là 10.000.000 đồng. Ông B đã nộp thuế tại nước X đối với khoản thu nhập
này theo thuế suất 20%. Trong trường hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ
thuế đã nộp tại nước X của Ông B ở Việt Nam như sau:
+ Thu
nhập chịu thuế của ông B (theo pháp luật về thuế của Việt Nam) là:
120.000.000 đồng : 12 tháng = 10.000.000
đồng/tháng
+ Số
thuế thu nhập ông B phải nộp trong năm 2005 (theo pháp luật về thuế của Việt
Nam) là:
(10.000.000 đ - 8.000.000 đ ) x 10% x
12 tháng = 2.400.000 đồng
+ Số
thuế thu nhập đã nộp tại nước X trong năm 2005 đối với thu nhập từ lãi tiền
vay (theo Luật thuế của nước X):
10.000.000 đồng x 20% = 2.000.000 đồng
+ Do
quy định pháp luật thuế Việt Nam tạm thời chưa thu thuế thu nhập đối với khoản
thu nhập từ lãi tiền cho vay, vậy thu nhập từ lãi tiền vay của Ông B có nguồn ở
nước X không tính vào thu nhập chịu thuế của ông B tại Việt Nam và tương ứng
Ông B không được khấu trừ số thuế đã nộp tại nước X đối với phần thu nhập từ
lãi tiền vay. Do đó số thuế ông B phải nộp tại Việt Nam là 2.400.000 đồng.
-
Người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam đã nộp thuế khấu trừ tại nguồn thì
không phải quyết toán thuế.
4.3. Thủ
tục về quyết toán thuế:
4.3.1.
Quyết toán tại cơ quan chi trả thu nhập:
- Cá
nhân thuộc đối tượng quyết toán thuế tại cơ quan chi trả thu nhập lập giấy uỷ
quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 09/TNTX ban hành kèm theo
Thông tư này và nộp cho cơ quan chi trả thu nhập vào tháng 1 của năm sau năm
quyết toán hoặc trước khi kết thúc hợp đồng (đối với những cá nhân có hợp đồng
kết thúc trước ngày 31/12 và không còn các khoản thu nhập phát sinh trong năm).
Trên cơ sở giấy uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân, cơ quan chi trả thu
nhập tổng hợp quyết toán thuế theo mẫu số 10/TNTX ban hành kèm theo Thông tư
này), lập bảng kê chi tiết của các cá nhân theo mẫu số 11/TNTX ban hành kèm
theo Thông tư này và gửi cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 28 tháng 2 của năm
sau.
-
Trên cơ sở tờ khai quyết toán thuế, cơ quan chi trả thu nhập phải nộp số thuế
còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước chậm nhất không quá ngày 10 tháng 3 năm sau;
trường hợp số thuế đã nộp lớn hơn số phải nộp thì được bù trừ vào số thuế phải
nộp của kỳ sau. Trường hợp không phát sinh số thuế phải nộp kỳ sau thì cơ quan
chi trả thu nhập cấp biên lai xác nhận số thuế đã khấu trừ trong năm cho các cá
nhân có số thuế nộp thừa để từng cá nhân kê khai tờ khai thuế năm nộp cho cơ
quan thuế, thực hiện thoái trả tiền thuế theo hướng dẫn tại điểm 5 mục này.
4.3.2.
Quyết toán tại cơ quan thuế:
Cá
nhân thuộc đối tượng quyết toán thuế tại cơ quan thuế phải nộp tờ khai quyết
toán thuế năm theo mẫu số 08/TNTX ban hành kèm theo Thông tư này cho cơ quan
thuế như sau:
- Cá
nhân có thu nhập ổn định tại một cơ quan chi trả thu nhập nhưng có thu nhập
phát sinh ở những nơi khác thì được lựa chọn nộp tờ khai quyết toán thuế năm
cho cơ quan thuế địa phương nơi làm việc chính hoặc cơ quan thuế nơi có thu
nhập phát sinh nhiều nhất.
- Cá
nhân có thu nhập ổn định tại một cơ quan chi trả thu nhập, trong năm có sự thay
đổi cơ quan công tác thì nộp tờ khai quyết toán thuế năm cho cơ quan thuế địa
phương nơi đang làm việc, trường hợp không làm việc tiếp ở cơ quan nào thì nộp
tờ khai quyết toán thuế năm tại cơ quan thuế nơi làm việc cuối cùng của năm
quyết toán.
- Cá
nhân đã đăng ký kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế nào thì nộp tờ khai quyết
toán thuế năm cho cơ quan thuế đó.
Thời
hạn nộp tờ khai quyết toán thuế năm chậm nhất vào ngày 28/2 năm sau hoặc chậm
nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng đối với cá nhân có hợp đồng kết
thúc trước ngày 31/12 và không còn các khoản thu nhập phát sinh trong năm;
Trên
cơ sở tờ khai quyết toán thuế, cá nhân phải nộp số thuế còn thiếu trước ngày 10
tháng 3 năm sau hoặc chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng, trường
hợp có số thuế nộp thừa thì sẽ được thoái trả tiền thuế theo hướng dẫn tại điểm
5 Mục này.
5. Thoái trả thuế:
5.1.
Đối tượng được thoái trả thuế thu nhập cá nhân:
- Cá
nhân khi quyết toán thuế năm có số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm lớn hơn
số phải nộp, trừ trường hợp cá nhân đã được cơ quan chi trả thu nhập bù trừ vào
số thuế phải nộp của kỳ sau.
- Các
trường hợp khác được thoái trả tiền thuế theo quyết định xử lý của cơ quan có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5.2.
Hồ sơ đề nghị thoái trả tiền thuế bao gồm:
- Đơn
đề nghị thoái trả theo mẫu số 15/TNCN ban hành kèm theo Thông tư này;
-
Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (bản photocopy).
- Tờ
khai quyết toán thuế.
-
Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập, Biên lai thuế thu nhập (bản chính)
-
Chứng từ xác định tình trạng kết thúc thời gian làm việc như: Quyết định nghỉ
hưu, Quyết định thôi việc, Biên bản thanh lý hợp đồng, Bảng kê xác định ngày
cư trú ... (nếu có).
-
Giấy uỷ quyền trong trường hợp uỷ quyền thoái trả tiền thuế (nếu có)
5.3.
Thời hạn thoái trả tiền thuế:
Cơ
quan Thuế tiếp nhận hồ sơ, thực hiện kiểm tra hồ sơ; trong thời hạn 7 ngày, kể
từ ngày nhận được hồ sơ nếu cá nhân không thuộc đối tượng được thoái trả thì
trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ, trường hợp thuộc đối tượng được thoái
trả thuế nhưng hồ sơ chưa lập đầy đủ, đúng quy định thì thông báo bằng văn bản
yêu cầu cá nhân bổ sung hồ sơ.
Sau
khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế kiểm tra số liệu, xác định số thuế được thoái
trả, ra Quyết định thoái trả tiền thuế cho đối tượng, đồng thời gửi cơ quan Kho
bạc làm thủ tục thoái trả cho cá nhân.
Thời
hạn giải quyết thoái trả thuế tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ
sơ theo quy định; trường hợp cần phải xác minh hồ sơ thì thời hạn tối đa là 45
ngày.
Số
ngày xem xét giải quyết thoái trả tiền thuế thu nhập cá nhân được tính theo
ngày làm việc.
5.4.
Tiền thoái trả thuế thu nhập cá nhân được sử dụng từ Tài khoản tạm thu của cơ
quan thuế. Việc quản lý, sử dụng tài khoản tạm thu của cơ quan thuế thực hiện
theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
6. Biên lai thuế thu nhập và chứng
từ khấu trừ thuế thu nhập:
Biên
lai thuế thu nhập mẫu số CTT 10B và chứng từ khấu trừ thuế thu nhập mẫu số CTT
54 ban hành kèm theo Thông tư này, do Tổng cục Thuế in, phát hành và cấp cho
các Cục thuế để tổ chức thu thuế theo quy định.
Biên
lai thuế thu nhập và chứng từ khấu trừ thuế thu nhập được quản lý theo các quy
định về in, phát hành, quản lý sử dụng ấn chỉ thuế.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA
CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
TRONG VIỆC THU NỘP THUẾ THU NHẬP
1. Trách nhiệm của cá nhân có thu nhập chịu thuế:
Cá
nhân có thu nhập chịu thuế phải tự giác đăng ký, kê khai thu nhập chịu thuế,
nộp thuế thu nhập qua cơ quan chi trả thu nhập hoặc trực tiếp tại cơ quan thuế
theo hướng dẫn tại Mục III Thông tư này. Cá nhân nộp thuế chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các số liệu đã kê khai.
2. Trách nhiệm của cơ quan chi trả thu nhập, tổ chức đón
tiếp, quản lý người nước ngoài và các cơ quan quản lý Nhà nước:
2.1.
Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi:
- Chủ
động khai báo, đăng ký kê khai với cơ quan thuế địa phương việc thu thuế thu
nhập của cá nhân theo phương thức khấu trừ tại đơn vị mình; hướng dẫn người có
thu nhập chịu thuế thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân.
-
Hàng tháng, căn cứ vào danh sách cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập và số
thực tế chi trả thu nhập cho cá nhân, thực hiện việc khấu trừ tiền thuế thu
nhập, lập bảng tổng hợp kê khai nộp thuế thu nhập gửi cho cơ quan thuế và nộp
tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước,
- Giữ
sổ sách chứng từ liên quan đến việc tổ chức thu thuế thu nhập: thu nhập chịu
thuế, tính thuế, khấu trừ tiền thuế, khai báo thuế, kê khai thu nộp, bảo quản
biên lai thuế, tính toán số tiền thù lao được hưởng và nộp tiền thuế vào ngân
sách nhà nước.
- Cấp biên lai thuế thu nhập cho cá nhân có nhu cầu cấp biên
lai và cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cho cá nhân để xác nhận số tiền thuế
thu nhập mà cơ quan chi trả đã thực hiện khấu trừ. Cơ quan chi trả thu nhập làm
đơn gửi cơ quan thuế đề nghị cấp biên lai thuế, chứng từ khấu trừ thuế theo mẫu
số 07/TNCN ban hành kèm theo Thông tư này; thực hiện báo cáo việc sử dụng biên
lai, chứng từ hàng tháng với cơ quan thuế vào ngày 20 của tháng sau hoặc vào
ngày 20 của tháng đầu quý sau nếu trong quý chỉ sử dụng hết 1 quyển biên lai,
chứng từ theo mẫu số 14/TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
-
Thực hiện chế độ báo cáo; thanh quyết toán tiền thuế, biên lai thu thuế, chứng
từ khấu trừ thuế, tiền thù lao được hưởng với cơ quan thuế và xuất trình đầy đủ
các tài liệu liên quan đến thuế thu nhập khi cơ quan thuế yêu cầu.
- Cơ
quan chi trả thu nhập được hưởng khoản tiền thù lao tính trên số tiền thuế thu
nhập đã khấu trừ trước khi nộp vào NSNN để dùng vào mục đích trang trải các chi
phí cho việc tổ chức thu nộp thuế và khen thưởng cho cá nhân có thành tích
trong việc tổ chức thu nộp theo tỷ lệ như sau:
+
0,5% (năm phần ngàn) đối với số thuế thu được từ thu nhập thường xuyên.
+ 1%
(một phần trăm) đối với số thuế thu được từ khoản thu nhập không thường xuyên.
2.2.
Các tổ chức đón tiếp, quản lý người nước ngoài có trách nhiệm hướng dẫn cho
người nước ngoài khi kết thúc nhiệm kỳ công tác phải hoàn tất thủ tục về quyết
toán thuế thu nhập để được cấp biên lai thuế trước khi làm thủ tục xuất cảnh.
2.3.
Các cơ quan quản lý Nhà nước gồm: Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan cấp
giấy phép lao động cho người nước ngoài, cơ quan quản lý lao động và các cơ
quan hữu quan khác có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế các thông tin liên
quan đến thu nhập chịu thuế, người nộp thuế khi cơ quan thuế có yêu cầu.
3. Trách nhiệm của cơ quan thuế:
-
Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan hữu quan để tuyên
truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, đồng thời kiểm tra và yêu cầu các tổ
chức, cá nhân chi trả thu nhập đóng trên địa bàn thực hiện việc đăng ký, kê
khai thuế thu nhập theo phương pháp khấu trừ tại nguồn.
- Tổ
chức cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế.
-
Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan chi trả thu nhập thực hiện chế độ đăng ký, tổng hợp
kê khai, tính thuế, khấu trừ tiền thuế, nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước và
tổ chức kiểm tra quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
-
Thực hiện cấp và quyết toán biên lai thu thuế, chứng từ khấu trừ thuế thu nhập,
thanh quyết toán tiền thuế, quyết toán tiền thù lao được hưởng với cơ quan chi
trả thu nhập.
- Tổ
chức việc thu thuế, quyết toán thuế thu nhập đối với trường hợp cá nhân đăng ký
nộp thuế và cá nhân nộp tờ khai thuế năm tại cơ quan thuế, cấp biên lai thuế
thu nhập cho đối tượng nộp thuế.
-
Thực hiện các biện pháp cưỡng chế, truy thu tiền thuế, tiền phạt đối với các
hành vi vi phạm Pháp lệnh thuế thu nhập, quyết định trích thưởng cho người có
công phát hiện các vi phạm, giúp cơ quan thuế truy thu tiền thuế.
-
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với cơ quan thuế cấp trên.
V. GIẢM THUẾ, MIỄN
THUẾ
1. Đối tượng được giảm thuế, miễn thuế:
1.1.
Cá nhân người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, địch hoạ, tai nạn làm thiệt
hại đến tài sản, thu nhập, ảnh hưởng đến đời sống bản thân thì người nộp thuế
được xét giảm thuế, miễn thuế trong năm tuỳ theo mức độ thiệt hại. Số thuế được
xét miễn, giảm bằng tỷ lệ giữa số tiền thiệt hại so với thu nhập chịu thuế
trong năm nhưng không vượt qua số tiền thuế phải nộp cả năm.
1.2.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu việc nộp thuế của cá nhân làm ảnh hưởng đến lợi
ích kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia thì được miễn, giảm thuế.
2. Thủ tục và thẩm quyền xét miễn, giảm thuế:
2.1.
Cá nhân người nộp thuế làm đơn đề nghị miễn, giảm thuế có xác nhận của chính
quyền địa phương (Uỷ ban Nhân dân phường, xã) hoặc của cơ quan chi trả thu nhập
gửi đến cơ quan thuế địa phương nơi cá nhân đăng ký nộp thuế hoặc nơi cơ quan
chi trả thu nhập khấu trừ thuế; đơn đề nghị miễn thuế, giảm thuế phải nêu rõ lý
do, số tiền thiệt hại, mã số thuế cá nhân (kèm theo các chứng từ xác định hoặc
biên bản giám định tình trạng xảy ra thiệt hại đến tài sản, thu nhập, ảnh hưởng
đến bản thân do cơ quan có thẩm quyền xác định), số thuế phải nộp và số thuế đề
nghị miễn, giảm;
2.2.
Cơ quan thuế kiểm tra xem xét và ban hành quyết định miễn, giảm thuế hoặc kiến
nghị cơ quan thuế cấp trên xử lý theo phân cấp sau đây:
+ Cục
trưởng Cục thuế được quyết định các trường hợp số thuế miễn, giảm dưới 5 triệu
đồng/năm;
+
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế được quyết định các trường hợp số thuế miễn, giảm
từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng/năm;
+ Bộ
trưởng Bộ Tài chính quyết định các trường hợp số thuế miễn, giảm trên 100 triệu
đồng/năm.
2.3.
Trong thời gian cơ quan thuế có thẩm quyền xét quyết định miễn, giảm thuế,
người nộp thuế phải nộp đủ số thuế theo Pháp lệnh; khi có quyết định miễn, giảm
thuế thì được thoái trả số thuế được miễn, giảm bằng cách trừ vào số thuế phải
nộp của kỳ sau hoặc được cơ quan chi trả thu nhập trả lại tiền thuế đã khấu trừ
theo quy định. Trường hợp cá nhân nộp tiền thuế tại cơ quan thuế thì được trừ
vào số phải nộp của kỳ sau hoặc được ngân sách nhà nước thoái trả theo quy
định.
3. Đối với trường hợp miễn, giảm thuế theo quy định tại điểm
1.2 mục V Thông tư này, tổ chức cá nhân có công văn đề nghị miễn, giảm thuế gửi
đến Bộ Tài chính trong đó phân tích rõ lý do và các lợi ích về kinh tế, chính
trị, xã hội của quốc gia liên quan đến việc miễn, giảm thuế cho người nộp thuế.
Bộ Tài chính kiểm tra hồ sơ và có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét
quyết định cho từng trường hợp cụ thể.
VI. XỬ LÝ VI PHẠM
VÀ KHEN THƯỞNG
1. Xử lý vi phạm:
1.1.
Cá nhân, tổ chức không làm đúng những quy định về thủ tục đăng ký, kê khai,
quyết toán, lập sổ sách, chứng từ kế toán về thuế thu nhập, không khấu trừ số
thuế thu nhập theo đúng quy định, thì bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế;
1.2.
Cá nhân, tổ chức có hành vi khai man, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số
thuế thu nhập theo quy định còn bị phạt tiền từ một đến ba lần số thuế gian
lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế
mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.3. Cá
nhân, tổ chức nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt so với ngày quy định phải nộp
hoặc quyết định xử lý về thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế, số tiền phạt,
mỗi ngày nộp chậm còn bị phạt 0,1% số tiền nộp chậm;
Ví
dụ: Cơ quan
chi trả thu nhập X tháng 5 có số thuế TNCN đã khấu trừ và kê khai vào tờ khai
theo mẫu số 03a/TNTX là 10 triệu đồng. Tiền thù lao được hưởng 0,5% là 50.000
đồng. Số thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước là 9.950.000 đồng. Cơ quan đã gửi
tờ khai đến cơ quan thuế vào ngày 9/6, tiền thuế nộp vào Ngân sách theo ngày
ghi trên giấy nộp tiền bằng chuyển khoản qua Ngân hàng là ngày 27/6. Như vậy, so
với quy định về thời hạn nộp thuế là chậm 2 ngày, cơ quan chi trả phải chịu
phạt chậm nộp theo quy định là 9.950.000đ x 0,1% x 2 ngày = 19.900 đồng.
1.4.
Trường hợp cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập có hành vi không khai báo, không
đăng ký, kê khai các cá nhân thuộc diện chịu thuế, không thực hiện khấu trừ
tiền thuế thu nhập trước khi chi trả thu nhập gây thất thu thuế thu nhập cá
nhân thì ngoài việc phải bồi thường cho ngân sách nhà nước số thuế bị thất
thoát còn bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của pháp luật
hiện hành. Số tiền thuế phải bồi thường và số tiền nộp phạt được lấy từ thu
nhập của cá nhân, cơ quan chi trả thu nhập, từ tiền thù lao đã được hưởng và
không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.5. Cá
nhân, tổ chức không nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc quyết định xử lý về
thuế thì bị xử lý như sau:
1.5.1.
Trích tiền của tổ chức, cá nhân có tại kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế,
nộp phạt. Kho bạc, tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền
gửi của tổ chức, cá nhân tại kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt
vào ngân sách nhà nước trước khi thu hồi nợ;
1.5.2. Kê
biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt
còn thiếu.
Các
hành vi vi phạm hành chính về thuế thu nhập và thẩm quyền xử lý vi phạm được
thực hiện theo các quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thuế.
2. Khen thưởng:
Cá
nhân phát hiện các vụ vi phạm trốn lậu thuế thu nhập và thông báo cho cơ quan
thuế dưới các hình thức: phản ánh trực tiếp, công văn, văn thư, đơn, nêu rõ
tên, địa chỉ cá nhân hoặc tổ chức có hành vi trốn thuế thì được cơ quan thuế
khen thưởng theo quy định hiện hành.
VII. KHIẾU NẠI,
THỜI HIỆU
1. Khiếu nại:
1.1.
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại việc thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối
với người có thu nhập cao không đúng đối với tổ chức, cá nhân mình.
Đơn
khiếu nại phải được gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý hoặc quyết định xử
lý trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo thuế, lệnh thu hoặc
quyết định xử lý.
Trong
khi đợi giải quyết, người khiếu nại phải nộp đủ và đúng thời hạn số tiền thuế,
tiền phạt đã được thông báo.
Cơ
quan nhận đơn khiếu nại có trách nhiệm xem xét, giải quyết trong thời hạn 15
ngày, kể từ ngày nhận đơn; đối với những vụ phức tạp, có thể kéo dài thời hạn
nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn; nếu vụ việc không thuộc thẩm
quyền giải quyết của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm
quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết trong thời hạn 10 ngày,
kể từ ngày nhận đơn.
1.2. Trong trường hợp người khiếu nại không
đồng ý với quyết định của cơ quan nhận đơn hoặc quá thời hạn quy định tại điểm
1.1 Mục này mà cơ quan nhận đơn chưa giải quyết thì người khiếu nại có quyền
khiếu nại lên cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan nhận đơn.
2. Thời hiệu:
2.1.
Cơ quan thuế có trách nhiệm thoái trả tiền thuế hay tiền phạt thu không đúng và
trả tiền bồi thường (nếu có), trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận quyết
định xử lý của cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2.2.
Trong trường hợp phát hiện và kết luận có sự khai man trốn thuế hoặc nhầm lẫn
về thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt hoặc hoàn
trả tiền thuế trong thời hạn 5 năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện
có sự khai man trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân
không đăng ký, kê khai, nộp thuế thì thời hạn truy thu tiền thuế, tiền phạt
được tính kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
VIII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay
thế Thông tư số 05/2002/TT-BTC ngày 17/01/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Nghị định số 78/2001/NĐ-CP ngày 23/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và các quy định
trái với quy định tại Thông tư này.
Việc
kê khai, tính thuế thu nhập trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thực hiện theo hướng
dẫn tại Thông tư số 05/2002/TT-BTC ngày 17/01/2002 của Bộ Tài chính, từ ngày
01/7/2004 trở đi thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
2. Trường
hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về việc nộp
thuế thu nhập khác với quy định tại Thông tư này thì áp dụng theo Điều ước quốc
tế đó.
3. Cơ
quan thuế các cấp có nhiệm vụ phổ biến, hướng dẫn các cá nhân thuộc diện nộp
thuế thu nhập và các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện nghiêm chỉnh
các quy định trong Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập
đối với người có thu nhập cao.
Trong
quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ảnh
kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để nghiên cứu giải quyết.
Phụ lục số 1
BẢNG QUY
ĐỔI THU NHẬP SAU THUẾ
RA THU NHẬP TRƯỚC THUẾ
(Kèm theo Thông
tư số 81/2004/ TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính)
Đối với công dân Việt Nam và các cá
nhân khác định cư tại Việt Nam
Đơn
vị tính: 1000đ
THU NHậP SAU THUế
(NET)
|
THU NHậP TRƯớC THUế
|
Trên 5000 đến 14.000
|
NET - 500
0,9
|
Trên 14.000 đến 22.000
|
NET - 2.000
0,8
|
Trên 22.000 đến 32.500
|
NET - 4.500
0,7
|
Trên 32.500
|
NET - 8.500
0,6
|
Đối với người nước ngoài cư trú tại
Việt Nam và công dân Việt Nam
lao động, công tác ở nước ngoài
Đơn vị tính 1000 đ
THU NHẬP SAU THUẾ
(NET)
|
THU NHẬP TRƯỚC THUẾ
|
Trên 8.000 đến 18.800
|
NET - 800
0,9
|
Trên 18.800 đến 42.800
|
NET - 2.800
0,8
|
Trên 42.800 đến 63.800
|
NET - 7.800
0,7
|
Trên 63.800
|
NET - 15.800
0,6
|
Phụ lục số 2
BẢNG HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP
TÍNH THUẾ THEO
BIỂU THUẾ LUỸ TIẾN TỪNG PHẦN ĐỐI VỚI
THU NHẬP THƯỜNG XUYÊN
(Kèm theo Thông tư số 81/2004/
TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính)
Phương
pháp tính thuế luỹ tiến từng phần được cụ thể hóa như sau:
Ví dụ
1: Ông X là công dân Việt Nam có thu nhập thường xuyên là 45.000.000đ/tháng, số
thuế thu nhập phải nộp ở từng bậc của ông X được tính trong tháng như sau:
- Bậc
1: thu nhập đến 5.000.000 đ không thu
- Bậc
2: thu nhập trên 5.000.000 đ đến 15.000.000đ thuế suất 10%
+ Số
thuế phải nộp là:
(15.000.000đ - 5.000.000đ) x 10% =
1.000.000đ
- Bậc
3: thu nhập trên 15.000.000 đ đến 25.000.000đ thuế suất 20%
+ Số
thuế phải nộp là:
(25.000.000đ - 15.000.000đ) x 20% =
2.000.000đ
- Bậc
4: thu nhập trên 25.000.000 đ đến 40.000.000đ thuế suất 30%
(40.000.000đ - 25.000.000đ) x 30% =
4.500.000đ
- Bậc
5: thu nhập trên 40.000.000 đ đến 45.000.000đ thuế suất 40%
+ Số
thuế phải nộp là:
(45.000.000đ - 40.000.000đ) x 40% =
2.000.000đ
Tổng
cộng số thuế phải nộp theo Biểu thuế lũy tiến từng phần của ông X là:
1.000.000đ + 2.000.000đ +4.500.000đ +
2.000.000đ = 9.500.000đ
Theo
ví dụ trên với thu nhập là 45.000.000 đ/tháng thì số thuế phải nộp tính rút gọn
ông X nộp thuế đến bậc 5 là:
7.500.000đ + (45.000.000 đ- 40.000.000đ) x
40 % = 9.500.000đ.
Biểu tính thuế rút gọn đối với thu
nhập chịu thuế của công dân Việt Nam
và cá nhân khác định cư tại Việt Nam:
Bậc
|
Thu nhập bình quân tháng/người
|
Thuế suất (%)
|
Số thuế thu nhập
phải nộp
|
1
|
đến 5 tr.đ
|
0
|
0
|
2
|
Trên 5 tr.đ đến 15 tr.đ
|
10
|
0 tr.đ + 10% số TN vượt trên 5 tr.đ
|
3
|
Trên 15 tr.đ đến 25 tr.đ
|
20
|
1 tr.đ + 20% số TN vượt trên 15 tr.đ
|
4
|
Trên 25 tr.đ đến 40 tr.đ
|
30
|
3 tr.đ + 30% số TN vượt trên 25 tr.đ
|
5
|
Trên 40 tr.đ
|
40
|
7,5 tr.đ + 40% số TN vượt trên 40 tr.đ
|
Ví dụ
2: Ông Y là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thu nhập thường xuyên là
90.000.000đ/tháng, số thuế thu nhập phải nộp ở từng bậc của ông Y được tính
trong tháng như sau:
- Bậc
1: thu nhập đến 8.000.000 đ không thu
- Bậc
2: thu nhập trên 8.000.000 đ đến 20.000.000đ thuế suất 10%
+ Số
thuế phải nộp là:
(20.000.000đ - 8.000.000đ) x 10% =
1.200.000đ
- Bậc
3: thu nhập trên 20.000.000 đ đến 50.000.000đ thuế suất 20%
+ Số
thuế phải nộp là:
(50.000.000đ - 20.000.000đ) x 20% =
6.000.000đ
- Bậc
4: thu nhập trên 50.000.000 đ đến 80.000.000đ thuế suất 30%
+ Số
thuế phải nộp là:
(80.000.000đ - 50.000.000đ) x 30% =
9.000.000đ
- Bậc
5: thu nhập trên 80.000.000 đ đến 90.000.000 đ thuế suất 40%
+ Số
thuế phải nộp là:
(90.000.000đ - 80.000.000đ) x 40% =
4.000.000đ
Tổng
cộng số thuế phải nộp theo Biểu thuế lũy tiến từng phần của ông Y là:
1.200.000đ + 6.000.000đ +9.000.000đ +
4.000.000đ = 20.200.000 đồng
Theo
ví dụ trên với thu nhập là 90.000.000 đ/tháng thì số thuế phải nộp tính rút gọn
ông Y nộp thuế đến bậc 5 là:
16.200.000đ + (90.000.000đ - 80.000.000đ) x
40 % = 20.200.000 đồng.
Biểu tính thuế rút gọn đối với thu
nhập chịu thuế của người nước ngoài cư trú
tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động công tác ở nước ngoài:
Bậc
|
Thu nhập bình quân tháng/người
|
Thuế suất (%)
|
Số thuế thu nhập
phải nộp
|
1
|
đến 8 tr.đ
|
0
|
0
|
2
|
Trên 8 tr.đ đến 20 tr.đ
|
10
|
0 tr.đ + 10% số TN vượt trên 8 tr.đ
|
3
|
Trên 20 tr.đ đến 50 tr.đ
|
20
|
1,2 tr.đ + 20% số TN vượt trên 20 tr.đ
|
4
|
Trên 50 tr.đ đến 80 tr.đ
|
30
|
7,2 tr.đ + 30% số TN vượt trên 50 tr.đ
|
5
|
Trên 80 tr.đ
|
40
|
16,2 tr.đ + 40% số TN vượt trên 80 tr.đ
|
|
|
|
|
Mẫu số 01/TNTX
TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ....
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
BẢN GHI
NHỚ
Hôm
nay, vào lúc........giờ......... ngày......... tháng........ năm.........
Tại
Phòng .................. - Cục Thuế.............................., chúng tôi
gồm có:
Ông
(Bà) ...............................................là viên chức thuộc Phòng
..................
Ông
(Bà)
..........................................................................................................
Đã
tiếp xúc làm việc với:
Ông
(Bà) ........................................ Chức vụ:.......................
Quốc tịch...........
Ông
(Bà) .........................................Chức vụ: ......................
Quốc tịch...........
Làm
việc tại:
....................................................................................................
Địa
chỉ:.............................................................................................................
NỘI DUNG HƯỚNG DẪN:
I.
Trách nhiệm của người nộp thuế:
Căn
cứ vào đề nghị của cá nhân hoặc thư mời của Cục thuế..................., Ông
(Bà) (hoặc người đại điện được uỷ quyền) đã đến Cục
Thuế....................... làm việc để được hướng dẫn việc kê khai, nộp thuế
thu nhập cá nhân của Ông (Bà).............. đang làm việc
tại............................. Cục Thuế..................... yêu cầu Ông
(Bà):
1.
Thực hiện việc kê khai các nguồn thu nhập đầy đủ, có trách nhiệm chủ động nộp
số thuế thu nhập cá nhân phát sinh trước ngày 25 hàng tháng.
2.
Khi có sự thay đổi về thu nhập hoặc các chỉ tiêu trên tờ khai đăng ký thuế, Ông
(Bà) có trách nhiệm thông báo ngay với cơ quan thuế bằng văn bản chậm nhất ngày
15 hàng tháng để cập nhật và điều chỉnh kịp thời.
3.
Thực hiện việc quyết toán hàng năm chậm nhất không quá ngày 28/2 năm sau hoặc
30 ngày kể từ ngày hết hạn hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật.
II.
Các chứng từ, tài liệu liên quan hồ sơ đăng ký thuế nộp thuế :
1. Tờ
khai đăng ký nộp thuế năm mẫu số 02a/TNTX hoặc 02b/TNTX.
2.
Hợp đồng lao động được ký kết với chủ lao động hoặc với Công ty mẹ
3. Thư
bổ nhiệm/Hợp đồng lao động
4.
Tiền thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê nhà ở tại Việt Nam do cá nhân tự trả
hay công ty trả thay (đính kèm hợp đồng thuê nhà).
5. Tờ
khai nộp thuế hàng tháng mẫu số 04/TNTX.
Đối
với người nước ngoài cần bổ sung các tài liệu
6.
Dự kiến thời gian cư trú tại Việt Nam.
III. Các
chứng từ, tài liệu liên quan hồ sơ Quyết toán thuế
1. Tờ
khai quyết toán thuế năm (mẫu 08/TNTX) thu nhập thường xuyên.
2.
Bảng kê tiền nhà điện nước công ty trả thay cho cá nhân
3.
Xác nhận thu nhập của Công ty chi trả thu nhập (bản chính) bao gồm tiền lương,
thưởng, các khoản trợ cấp bằng tiền....từ tất cả các nguồn dưới các hình thức
: tiền, hiện vật.
4.
Bảng kê chi tiết số thuế đã nộp hàng tháng (kèm bản sao chứng từ nộp thuế).
Đối
với người nước ngoài cần bổ sung các tài liệu
5 .
Bảng kê số ngày cư trú tại Việt Nam (mẫu 13a/TNTX) (nếu có).
6.
Xác nhận thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam bao gồm tiền lương, thưởng, các
khoản trợ cấp bằng tiền....từ tất cả các nguồn dưới các hình thức : tiền, hiện
vật.
7.
Chứng từ khác:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
IV.
Ý kiến cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân:
Tôi.................................
hiện đang làm việc và có thu nhập tại............... hôm nay xác nhận đã được
Cục thuế hướng dẫn đầy đủ về việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế. Tôi cam
kết sẽ kê khai thu nhập và cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến thu nhập chịu
thuế và kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế đúng thời hạn.
Bản
ghi nhớ kết thúc vào lúc...... giờ........ cùng ngày, đã được đọc lại cho đương
sự nghe rõ xác nhận những điều ghi trong Bản ghi nhớ là đúng sự thật, đồng ý ký
tên. Bản ghi nhớ được lập thành 2 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 1 bản.
CÁ NHÂN
(Ký,
ghi rõ họ tên)
………………………
|
VIÊN CHỨC THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên)
………………………………
|
Mẫu số: 02a/TNTX
NGÀY NHẬN TỜ KHAI
........../............/20.......
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
TỜ KHAI
ĐĂNG KÝ NỘP THUẾ
Năm..................
(Dùng cho cá nhân Việt Nam nộp thuế
tại cơ quan thuế)
Mã số
thuế cá nhân:
Họ và
tên:............................................................................................
Số
chứng minh
thư:.............................................................................
Ngày..........
tháng................ năm........ nơi cấp....................................
Địa
chỉ liên
hệ:....................................................................................
Số
Nhà................. Phố............................
Quận...................................
Số
điện thoại: Nhà riêng:.......... cơ quan:........... di động:..................
Năm...........
tôi có các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
Dự
kiến thu nhập hàng tháng:.....................................................
đồng
Tài
liệu chi tiết đính kèm:.....................................................................
Tôi
yêu cầu được đăng ký kê khai tạm nộp thuế hàng tháng tại Cục thuế........
Ngày......... tháng..... năm
200.......
Người kê
khai nộp thuế
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu số: 02B/TNTX
NGÀY NHẬN TỜ KHAI
........../............/20.......
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NỘP THUẾ
(Dùng cho cá nhân nước ngoài nộp
thuế tại cơ quan thuế)
|
C门 QUAN THUẾ GHI
|
|
|
Mã số thuế
|
|
|
Họ và tên:....................................................
Ngày/tháng/năm sinh:.../..../... Quốc tịch:...
|
|
2. Hộ chiếu số:......................................
Ngày cấp:..../..../.... Nơi cấp:..................
|
3. Địa chỉ liên lạc tại Việt Nam:
|
|
4. Địa chỉ liên lạc trụ sở chính tại nước ngoài:
|
Số nhà, đường phố, thôn, xã:
|
|
Số nhà, đường phố:
|
Quận/huyện:
|
|
Quận/huyện:
|
Tỉnh/thành phố:
|
|
Tỉnh/thành phố:
|
Điện thoại: Fax:
|
|
Điện thoại: Fax:
|
5. Ngày
đầu tiên đến Việt Nam:
……………../……….…./…………..
|
|
6. Thời gian dự kiến ở Việt Nam:
Dưới 183 ngày Trên 183 ngày
|
7. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam
-
Lương:...............................................................
- Trợ cấp:..............................................................
- Thưởng:.............................................................
-
Khác:..................................................................
|
8. Thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam
- Lương:.......................................
- Trợ cấp: :...............................................
Thưởng:......................................
- Khác:...................................
|
9. Tiền
thuế thu nhập phát sinh tại Việt Nam
* Do cá nhân tự chi trả: * Do Công ty trả thay:
|
|
10. Tiền thuê nhà ở tại Việt Nam
* Do cá nhân tự chi trả: * Do Công ty trả thay:
|
|
|
|
|
|
|
11.
Tài khoản Ngân hàng, kho bạc: Số........................ Tại...........................
12.
Những nơi làm việc tại Việt Nam:
STT
|
Tên Cty/VPĐD
|
Quốc tịch
|
Địa chỉ
|
Giấy phép
|
Giấy đăng ký hoạt động
|
Thời gian làm việc
|
|
|
|
|
Số
|
Cấp ngày
|
Số
|
Cấp ngày
|
Từ
|
Đến
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi
cam đoan những nội dung trong bản kê khai này là đúng và hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai.
Ngày.... tháng..... năm 200...
Người khai
|
Ngày..... tháng.... năm 200....
Xác nhận của Công ty/VPĐD
|
Mẫu số: 03a/TNTX
NGÀY NHẬN TỜ KHAI
........../............/20.......
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
TỜ KHAI NỘP THUẾ THU NHẬP
THƯỜNG XUYÊN CỦA CÁ NHÂN
(Dùng cho cơ quan chi trả thu nhập)
THÁNG..... NĂM 200...
1. Mã
số thuế của cơ quan chi trả:
2.
Tên cơ quan chi trả thu nhập:
3. Địa chỉ trụ
sở:
4. Số
điện thoại liên lạc: Số fax:
5. Tổng số lao
động trong tháng: người.
6.
Tổng số người thuộc diện nộp thuế (tháng này): người.
7. Tổng
số tiền đã chi trả cho cá nhân: đồng
8. Tổng
số thuế thu nhập đã khấu trừ (tháng này):
đồng.
9. Tiền
thù lao đơn vị được hưởng: đồng.
10. Số
thuế còn phải nộp NSNN (tháng này): đồng
Trong
đó: Người Việt Nam
đồng
Người nước ngoài đồng
11. Số thuế còn
nợ NSNN tháng trước (nếu có): đồng
12. Số thuế đã
nộp NSNN trong tháng: đồng
..... cam
đoan số liệu kê khai trên là đúng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
về số liệu đã kê khai.
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ngày tháng năm 200
Cơ quan chi trả thu nhập
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu số: 03b/TNTX
NGÀY NHẬN TỜ KHAI
........../............/20.......
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
TỜ KHAI NỘP THUẾ ĐỐI VỚI
THUẾ KHẤU TRỪ 10%
(Dùng cho cơ quan chi trả thu nhập)
THÁNG..... NĂM 200...
1. Mã
số thuế của cơ quan chi trả:
2. Tên
cơ quan chi trả thu nhập:
3. Địa chỉ trụ
sở:
4. Số điện
thoại liên lạc: Số fax:
A.
Phần tổng hợp:
1.
Tổng số tiền đã chi trả
2.
Tổng số tiền thuế đã khấu trừ
3.
Tiền thù lao được hưởng {(2) x 0,5%)}
4. Số
thuế phải nộp NSNN
B.
Phần chi tiết:
STT
|
Họ và tên
|
Địa chỉ
|
Mã số thuế
|
Loại thu nhập chi trả
|
Số tiền chi trả
|
Chứng từ khấu trừ (10%)
|
Ký hiệu và số chứng từ
|
Ngày, tháng, năm
|
Số thuế
|
A
|
Người Việt Nam
|
|
|
|
|
|
|
|
B
|
Người nước ngoài
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
............
|
|
|
|
............
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
......
cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp
luật về số liệu đã kê khai.
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ngày tháng năm 200
Cơ quan chi trả thu nhập
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu số: 04/TNTX
NGÀY NHẬN TỜ KHAI
........../............/20.......
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
TỜ KHAI NỘP THUẾ THU NHẬP
THƯỜNG XUYÊN CỦA CÁ NHÂN
(Dùng cho cá nhân nộp thuế tại cơ quan thuế)
Tháng..... năm 200.....
1. Mã
số thuế :
2. Họ
và tên: Quốc tịch:
3.
Địa chỉ thường trú:
4.
Các chỉ tiêu kê khai:
Đơn
vị tính: đồng
STT
|
Chỉ tiêu
|
Số tiền
|
1.
|
Tổng thu nhập
|
|
2.
|
Các khoản thu nhập không chịu thuế, trong đó
|
|
a.
|
Lãi tiền gửi ngân hàng
|
|
b.
|
Lợi tức cổ phần
|
|
c.
|
Phụ cấp
|
|
d.
|
Thu nhập không chịu thuế khác
|
|
3
|
Tổng thu nhập chịu thuế:
|
|
3.1
|
Thu nhập phát sinh tại Việt nam
|
|
a.
|
Lương
|
|
b.
|
Thưởng
|
|
c.
|
Tiền nhà
|
|
d.
|
Thu nhập khác
|
|
3.2
|
Thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam (nếu có)
|
|
4.
|
Thuế thu nhập phải nộp
|
|
Tôi
cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp
luật về số liệu đã kê khai.
Ngày.... tháng... năm 200
Người
kê khai nộp thuế
(Ký ghi rõ họ tên)
NGÀY NHẬN TỜ KHAI
........../............/20.......
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP CỦA
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
KHÔNG CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM
(Dùng cho cơ quan chi trả thu nhập)
Ngày...... tháng....
năm 200....
1. Mã số thuế cơ quan chi trả thu nhập:
2. Tên cơ quan chi trả thu nhập:
3. Địa chỉ trụ sở:
A. PHẦN TỔNG HỢP:
1. Tổng số người:
2. Tổng thu nhập chịu thuế:
3. Tổng số thuế thu nhập: {(2)x 25%)}
4. Phần thù lao được hưởng:
5. Tổng số thuế phải nộp :
B. PHẦN CHI TIẾT:
STT
|
Họ và tên
người nộp thuế
|
Địa chỉ
|
Mã số thuế
cá nhân (nếu có) hoặc hộ chiếu, chứng minh thư
|
Thu nhập
chịu thuế
|
Thuế thu
nhập phải nộp (thuế suất 25%)
|
Biên lai
thuế TNCN
|
|
|
|
|
|
|
Ký hiệu và
số biên lai
|
Ngày, tháng,
năm
|
Số thuế
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
..... cam
đoan những số liệu kê khai trên là đúng thực tế và hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước pháp luật về số liệu đã kê khai.
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ngày tháng năm 200
Cơ quan chi trả thu nhập
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu số: 06/TNKTX
NGÀY NHẬN TỜ KHAI
........../............/20.......
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
TỜ KHAI NỘP THUẾ THU NHẬP
KHÔNG THƯỜNG XUYÊN
(Dùng cho cơ quan chi trả thu nhập)
Tháng..... năm 200...
1. Mã
số thuế của cơ quan chi trả:
2. Tên cơ quan
chi trả thu nhập:
3. Địa chỉ trụ
sở:
A.
Phần tổng hợp:
1. Tổng thu
nhập chịu thuế:
đồng
2. Tổng số thuế
thu nhập đã khấu trừ : đồng.
3.
Tiền thù lao đơn vị được hưởng (2) x 1%)}: đồng.
4. Số
thuế phải nộp NSNN: đồng.
Trong
đó: Người Việt
Nam đồng.
Người
nước ngoài đồng
B.
Phần chi tiết:
STT
|
Họ và tên người nộp thuế
|
Địa chỉ
|
Mã số thuế cá nhân (nếu có) hoặc
hộ chiếu, chứng minh thư
|
Thu nhập chịu thuế
|
Thuế suất
|
Thuế TN nộp
|
Biên lai
|
Trong đó
|
Ký hiệu và số biên lai
|
Ngày, tháng, năm
|
Số thuế
|
C/giao công nghệ
|
Trúng thưởng xổ số
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
…
|
…
|
..........
|
.........
|
..........
|
.....
|
..........
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
cam đoan những số liệu kê khai trên là đúng thực tế đã chi trả, khấu trừ thuế
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê khai.
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ngày tháng năm 200
Cơ quan chi trả thu nhập
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 07/TNCN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày... tháng.... năm 200....
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP BIÊN LAI, CHỨNG TỪ
KHẤU TRỪ
THUẾ THU NHẬP CÁ
NHÂN
Kính gửi: (1)............................
- Mã
số thuế cơ quan chi trả thu nhập (nếu có):
- Tên
cơ quan chi trả thu nhập :
- Địa
chỉ :
- Số
Điện thoại Số fax
- Số
Tài khoản
- Họ
và tên người đứng đầu cơ quan chi trả
- Số
điện thoại
- Họ
tên người liên hệ
- Số
điện thoại
Cơ
quan tôi có hoạt động chi trả thu nhập cho cá nhân có khoản thu nhập phải chịu
thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (thuế thu nhập cá nhân). Pháp lệnh
thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số
Điều của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã đề cập trách
nhiệm cơ quan chi trả phải thực hiện khấu trừ thuế và cấp biên lai thuế TNCN
hoặc chứng từ khấu trừ thuế TNCN. Nay cơ quan tôi đề nghị cơ quan thuế cấp
chứng từ khấu trừ thuế và biên lai thuế thu nhập cá nhân.
Cơ
quan tôi chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng biên lai, chứng từ khấu trừ thuế thu
nhập theo đúng quy định tại Quyết định số 30/2001/QĐ-BTC ngày 13/4/2001 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn
chỉ thuế; Thực hiện báo cáo tình hình sử dụng biên lai, chứng từ với cơ quan
thuế hàng tháng vào ngày 20 tháng sau, hoặc vào ngày 20 của tháng đầu quý sau
nếu trong quý chỉ sử dụng hết 01 quyển biên lai, cuối năm thực hiện quyết toán
biên lai, chứng từ vào ngày 20/2 của năm sau.
Người đứng đầu cơ quan chi trả thu
nhập
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
(1):
- Gửi Cục thuế hoặc Chi cục thuế nếu cơ quan chi trả thu nhập là đối tượng nộp
thuế GTGT, thuế TNDN tại Cục thuế hoặc Chi cục thuế.
- Gửi Cục
thuế nếu cơ quan chi trả thu nhập không phải là đối tượng nộp thuế GTGT, thuế
TNDN.
Mẫu số 08/TNTX
NGÀY NHẬN TỜ KHAI
........../............/20.......
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU
NHẬP
ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO
Năm 200…
(Dùng cho cá nhân
trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế)
1. Mã số thuế cá nhân
2. Họ và tên
3.1. Địa chỉ thường trú
3.2. Địa chỉ liên hệ
4. Ngày tháng năm sinh
5. Nếu là cá nhân tự kinh doanh, mô tả loại hình kinh
doanh
6.1. Tên cơ quan đang làm việc và số điện thoại liên hệ
tại cơ quan
6.2. Số điện thoại liên hệ tại nhà riêng
7. Số tài khoản cá nhân tại Ngân hàng
1. Thu nhập không chịu thuế
1.1. Lãi tiền gửi Ngân hàng
1.2. Lãi tiền gửi tiết kiệm
1.3. Lãi tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu
1.4. Phụ cấp không chịu thuế
1.5. Tiền thuởng không chịu thuế
1.6. Tiền trợ cấp không chịu thuế
1.7. Thu nhập không thuộc diện chịu thuế
1.8. Tiền nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ tiền
lương
tiền công
1.9. Thu nhập không chịu thuế khác
2. Thu nhập chịu thuế đã khấu trừ thuế tại nguồn 10%
2.1. Không
2.2. Có hãy thông tin chi tiết
Phần D
3. Thu nhập chịu thuế
3.1. Thu nhập từ: Tiền lương, tiền công.
Tiền
thưởng
3.2. Các khoản phụ cấp chịu thuế
Trong đó phụ cấp xa Tổ quốc
3.3. Thu nhập từ dịch vụ khoa học-kỹ thuật
3.4. Thu nhập từ bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu,
tác phẩm
3.5. Thu nhập từ dịch vụ tư vấn, đào tạo
3.6. Thu nhập từ dịch vụ tin học
3.7. Thu nhập từ dịch vụ đại lý
3.8. Thu nhập từ HĐQT, HĐ quản lý
3.9. Thu nhập từ nhuận bút
3.10. Thu nhập từ hoa hồng môi giới
3.11. Thu nhập do tham gia hoạt động sản xuất - kinh
doanh,
dịch vụ
không thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
3.12. Thu nhập khác
4. Đối với ca sỹ, nghệ sỹ xiếc, múa, cầu thủ bóng đá,
vận động viên chuyên nghiệp
4.1. Thu nhập chịu thuế được trừ 25%
4.2. Số thu nhập được trừ {(4.1) x 25%)}
4.3. Tổng thu nhập chịu thuế (3) - (4.2)
5. Số thuế phải nộp trong năm
5.1. Số thuế thu nhập phải nộp theo pháp luật Việt Nam:
5.2. Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài (nếu có)
5.3. Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được khấu trừ
6. Tổng số thuế đã nộp trong năm
7. Tổng số thuế còn phải nộp
8. Tổng số thuế được thoái trả
D. Thông tin chi tiết đối với một số khoản thu
nhập đã khấu trừ thuế 10%
|
Nơi chi trả
thu nhập
|
Loại TN
|
Thời gian
làm việc
|
Tổng TN nhận
được
|
Số thuế đã
khấu trừ
|
Biên lai/
Chứng từ khấu trừ thuế
|
|
|
|
|
|
Ký hiệu và
số biên lai
|
Ngày, tháng,
năm
|
Số thuế
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số thuế TN đã khấu trừ
Tổng thu nhập
Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê khai
Người khai
Ký, ghi rõ họ
tên
...........................
Mẫu số 09/TNTX
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
Năm....
Tên
tôi là: ………………………….. Quốc tịch :…………………….
Mã số
thuế: ………………………….
Năm.......
tôi chỉ có thu nhập chịu thuế tại một nơi là Công ty................ Đề nghị
Công ty/đơn vị (mã số thuế)............. thay mặt tôi thực hiện quyết toán thuế
thu nhập cá nhân năm.......... với cơ quan thuế.
Trường
hợp cơ quan thuế kiểm tra phát hiện tôi có thu nhập chịu thuế ở nơi khác thì
tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
......, Ngày...... tháng......
năm......
Ký
tên
(Ghi rõ họ tên)
Mẫu số: 10/TNTX
NGÀY NHẬN TỜ KHAI
........../............/20.......
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
(Dùng cho cơ quan chi trả thu nhập)
NĂM 200...
1. Mã
số thuế của cơ quan chi trả:
2. Tên
cơ quan chi trả thu nhập:
3. Địa
chỉ trụ sở:
4.
Số hiệu tài khoản của cơ quan chi trả tại ngân hàng:
5. Tổng số
lao động trong năm: người.
6.
Tổng số người thuộc diện quyết toán thuế năm:
người
7. Tổng số thu
nhập chịu thuế chi trả cho cá nhân:
đồng
8. Tổng số thuế
phải nộp năm: đồng
9. Tổng số thuế
thu nhập đã khấu trừ năm:
đồng
10.
Tiền thù lao đơn vị được hưởng: đồng
11.
Đề nghị cơ quan thuế cho bù trừ giữa số thuế phải nộp và số thuế phải thoái trả
của các cá nhân trong đơn vị để xác định số thuế quyết toán:
- Số
thuế còn phải nộp NSNN năm:
Bằng
số: đồng
Bằng
chữ:
đồng
-
Số thuế nộp thừa:
Bằng số:
đồng
Bằng chữ
đồng
12.
Thanh toán với ngân sách về TNTX:
Thu nhập thường xuyên
|
Số thuế còn phải nộp năm trước
chuyển sang (Thừa (-); Thiếu (+))
|
Số thuế phát sinh phải nộp năm nay
|
Số thuế đã nộp năm nay
|
Số thuế còn phải nộp
|
- Người Việt Nam
|
|
|
|
|
- Người nước ngoài
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
13.
Bảng kê thuế thu nhập thường xuyên đã khấu trừ của cá nhân người lao động
chi tiết đính kèm Mẫu 11/TNTX.
14.
Chi tiết khấu trừ thuế đối với cá nhân không quyết toán tại cơ quan chi trả thu
nhập:
STT
|
Tên ĐTNT
|
Mã số thuế
|
Số thu nhập
|
Số thuế khấu trừ
|
Biên lai
|
|
|
|
|
|
Ký hiệu và số Biên lai
|
Ngày, tháng, năm
|
Số thuế
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
.................................
chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số liệu trên.
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ngày tháng năm 200
Cơ quan chi trả thu nhập
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
|