BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
175/1998/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 12 năm 1998
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 175 /1998/TT-BTC NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM
1998 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 102/1998/NĐ-CP NGÀY 21/12/1998 CỦA CHÍNH
PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 28/1998/NĐ-CP NGÀY 11/5/1998
CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Căn cứ Luật thuế giá trị gia
tăng (GTGT); Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật thuế GTGT;
Căn cứ Nghị định số 102/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ;
Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung, sửa đổi một số điểm trong Thông tư số
89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số
28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ như sau:
I. VỀ ĐỐI TƯỢNG
KHÔNG CHỊU THUẾ GTGT NÊU TẠI PHẦN A, MỤC II:
1- Bổ sung vào điểm 4: Không thu
thuế GTGT đối với thuê máy bay, giàn khoan, tầu thuỷ của nước ngoài, loại trong
nước chưa sản xuất được, dùng cho sản xuất, kinh doanh.
- Đối với thuê máy bay không
phân biệt hình thức thuê (thuê riêng máy bay hoặc thuê cả người lái).
- Đối với thuê giàn khoan không
bao gồm các vật tư, nguyên liệu sử dụng cho hoạt động khoan.
- Đối với thuê tầu thuỷ loại
trong nước chưa sản xuất được phải có xác nhận của Bộ Giao thông Vận tải hoặc
cơ quan chủ quản chuyên ngành.
Các cơ sở thuê thiết bị của nước
ngoài không chịu thuế GTGT nêu trên phải xuất trình hợp đồng thuê ký với phía
nước ngoài cho cơ quan thuế nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.
2- Bổ sung vào điểm 7: Các dịch
vụ tín dụng không chịu thuế GTGT là hoạt động cho vay theo nguyên tắc có hoàn
trả vốn vay theo pháp luật.
Đối với hoạt động dịch vụ bảo
lãnh ngân hàng, nếu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền vay thay
cho khách hàng, khi khách hàng không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết,
khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã trả thay
thì dịch vụ này được xác định là dịch vụ tín dụng không chịu thuế GTGT.
II. VỀ CĂN CỨ
TÍNH THUẾ CỦA HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ NÊU TẠI MỤC I, PHẦN B NHƯ SAU:
1- Bổ sung vào điểm 3 về giá
tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, cho, biếu,
tặng:
- Đối với hàng hoá cơ sở kinh
doanh cho, biếu, tặng khách hàng phải tính thuế GTGT như hàng hoá bán ra. Đối với
hàng hoá dùng để khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo không tính thuế GTGT đầu ra
thì chỉ được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào của số hàng hoá này tương ứng với
giá trị hàng hoá khuyến mại, quảng cáo tính trong khoản chi phí khác tương ứng
với tỷ lệ (%) so với tổng chi phí hợp lý tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp quy định đối với doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh đồ điện tử có khuyến mại khách hàng bằng giải thưởng xe máy và một số
sản phẩm khác. Năm 1999, tổng chi phí sản xuất, kinh doanh là 120 tỷ đồng,
trong đó chi phí khác là 12 tỷ đồng, thuế GTGT đầu vào của số hàng khuyến mại,
quảng cáo là 0,8 tỷ đồng.
Nếu tỷ lệ chi phí khác của doanh
nghiệp được khống chế là 5% so với tổng chi phí bằng: 120 tỷ đồng x 5% = 6 tỷ đồng.
Như vậy, số thuế GTGT đầu vào của
hàng quảng cáo, khuyến mại, doanh nghiệp không được khấu trừ 0,8 tỷ đồng mà chỉ
được tính khấu trừ tối đa tương ứng với hàng quảng cáo, khuyến mại được tính
trong chi phí khác (6 tỷ đồng).
- Đối với hàng xuất chuyển kho nội
bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở
sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT.
2- Bổ sung vào điểm 8 về giá
tính thuế GTGT đối với hoa hồng đại lý mua, bán hàng hoá:
- Đối với đại lý mua hoặc bán
hàng hoá theo đúng giá bên chủ hàng quy định chỉ hưởng hoa hồng, hoa hồng chi
cho đại lý được hạch toán vào chi phí của bên chủ hàng thì bên đại lý không phải
tính và nộp thuế GTGT đối với khoản hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động mua
hoặc bán hàng hoá này. Thuế GTGT hàng hoá bán ra do chủ hàng kê khai, nộp.
- Đối với đại lý uỷ thác mua hoặc
nhập khẩu hàng hoá khi xuất trả hàng cho chủ hàng, bên đại lý uỷ thác phải lập
hoá đơn GTGT và ghi thuế GTGT đầu ra của hàng xuất trả theo đúng số thuế GTGT của
hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng mua (nếu có thuế).
- Đối với đại lý uỷ thác xuất khẩu:
bên nhận uỷ thác phải sao gửi cho bên chủ hàng tờ khai hàng xuất khẩu có xác nhận
của Hải quan về hàng thực tế đã xuất khẩu để bên chủ hàng kê khai thuế GTGT đầu
ra đối với hàng hoá thực tế đã xuất khẩu.
Đối với các chi nhánh, cửa hàng
trực thuộc và đại lý bán mặt hàng chịu thuế TTĐB cho cơ sở sản xuất theo giá cơ
sở sản xuất quy định, cơ sở sản xuất đã kê khai, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
tính trên giá chi nhánh, cửa hàng, đại lý bán ra thì các chi nhánh, cửa hàng, đại
lý không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với mặt hàng này và tiền hoa hồng được
hưởng.
Các trường hợp đại lý mua, bán
hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn, mua, bán không theo đúng giá quy định
và các hình thức khác phải tính, nộp thuế GTGT đối với hàng hoá mua vào, bán
ra.
3- Bổ sung vào điểm 7:
- Đối với hoạt động xây dựng cơ
bản (XDCB) tự làm có bộ phận xây dựng hạch toán kết quả kinh doanh riêng thì phải
tính thuế GTGT; các trường hợp không hạch toán riêng kết quả kinh doanh thì
không tính thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào của công trình XDCB tự làm được tính khấu
trừ vào thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra theo quy định về
khấu trừ thuế.
- Các doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp có tổ chức hạch toán riêng kết quả kinh doanh khâu XDCB trong nông nghiệp
với các khâu sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tiếp theo, thì khâu XDCB tạo ra sản
phẩm nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT không phải tính thuế GTGT
đầu ra và không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào.
4- Bổ sung giá tính thuế đối với
một số hàng hoá, dịch vụ nêu tại điểm 10 như sau:
- Đối với dịch vụ du lịch theo
hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói thì giá trọn
gói được xác định là giá đã có thuế để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở
kinh doanh. Trường hợp giá trọn gói bao gồm các khoản không chịu thuế GTGT như
chi vé máy bay vận chuyển khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam
đi nước ngoài, các chi phí ăn, nghỉ, thăm quan ở nước ngoài (nếu có chứng từ hợp
pháp) thì các khoản chi này được tính giảm trừ trong giá (doanh thu) tính thuế
GTGT.
Ví dụ 1:
Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí
Minh thực hiện hợp đồng du lịch với Thái Lan theo hình thức trọn gói 50 khách
du lịch trong 05 ngày tại Việt Nam với tổng số tiền thanh toán là 32.000 USD.
Phía Việt Nam phải lo chi phí toàn bộ vé máy bay, ăn, ở, thăm quan theo chương
trình thoả thuận; trong đó riêng tiền vé máy bay đi từ Thái Lan sang Việt Nam
và ngược lại hết 10.000 USD. Thuế GTGT đầu ra theo hợp đồng này được xác định
như sau:
+ Doanh thu chịu thuế GTGT là:
32.000 USD - 10.000 USD = 22.000
USD
+ Thuế GTGT đầu ra là: (tính
theo mức thuế giảm 50%)
22.000
USD
|
|
|
|
|
|
x
|
10%
|
=
|
2.000
USD
|
1
+ 10%
|
|
|
|
|
+ Doanh thu của đơn vị được xác
định để tính kết quả kinh doanh là:
32.000 USD - 2.000 USD = 30.000
USD
+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
xác định theo quy định để tính thuế GTGT phải nộp.
Ví dụ 2: Công ty du lịch
Hà Nội thực hiện hợp đồng đưa khách du lịch từ Việt Nam đi Trung Quốc thu theo
giá trọn gói là 400 USD/người đi năm ngày, Công ty du lịch Hà Nội phải chi trả
cho Công ty du lịch Trung Quốc 300 USD/người thì doanh thu tính thuế của Công
ty du lịch Hà Nội là 100 USD/người (400 USD - 300 USD).
- Đối với dịch vụ cầm đồ, doanh
thu tính thuế là tiền phải thu từ hoạt động này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho
vay cầm đồ và chênh lệch thu được từ bán hàng cầm đồ {doanh thu bán hàng phát mại
trừ (-) phần phải trả khách hàng (nếu có), trừ (-) số tiền cho vay}.
Khoản doanh thu này được xác định
là doanh thu đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT đầu ra và doanh thu của cơ sở
kinh doanh.
Ví dụ:
Công ty kinh doanh cầm đồ trong
kỳ tính thuế có doanh thu cầm đồ là 110 triệu đồng.
+ Thuế GTGT đầu ra được xác định
bằng:
110
triệu đ
|
|
|
|
|
|
x
|
10%
|
=
|
10
triệu đồng
|
1
+ 10%
|
|
|
|
|
+ Doanh thu cầm đồ của đơn vị được
xác định để tính kết quả kinh doanh là:
110 triệu đ - 10 triệu đ = 100
triệu đồng
- Đối với sách, báo, tạp chí bán
theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định Luật xuất bản thì giá bán đó được
xác định là giá đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở (đối với
loại chịu thuế GTGT). Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính
trên giá bán ra.
Ví dụ: Nhà xuất bản văn học
bán sách văn học cho Công ty phát hành sách:
Giá in trên bìa (giá có thuế
GTGT) với giá 6.300 đồng/quyển
Phí phát hành (25%) là: 1.575đồng/quyển
Giá tính thuế GTGT xác định như
sau:
- Giá tính thuế GTGT ở khâu xuất
bản:
6.300
đ - 1.575 đ
|
|
|
|
=
|
4.500đồng/quyển
|
1
+ 5%
|
|
|
+ Thuế GTGT là: 4.500 đ/quyển x
5% = 225 đ/quyển.
+ Tổng số tiền thanh toán là:
4.500 đ/quyển + 225 đ/quyển =
4.725 đ/quyển
- Giá tính thuế ở khâu phát
hành:
6.300
đ
|
|
|
|
=
|
6.000đồng/quyển
|
1
+ 5%
|
|
|
+ Thuế GTGT đầu ra: 6.000 đ/quyển
x 5% = 300 đ/quyển.
+ Thuế GTGT phải nộp là:
300 đ/quyển - 225 đ/quyển = 75
đ/quyển
(Giả định không có thuế GTGT đầu
vào khác).
5- Thuế suất thuế GTGT đối với một
số hàng hoá, dịch vụ áp dụng như sau:
- Dịch vụ kiểm toán, kế toán, khảo
sát, thiết kế: thuế suất 10%.
- Dịch vụ xuất khẩu lao động như
làm các thủ tục hồ sơ, khám tuyển có thu tiền áp dụng thuế suất 10%.
- Tài sản thanh lý, phế liệu, phế
phẩm bán ra áp dụng thuế suất thuế GTGT của hàng hoá đó.
- Dịch vụ cung cấp thông tin
trên mạng In-tơ-nét (Internet) thuế suất 10%.
- Đối với hàng hoá xuất khẩu là
mặt hàng không chịu thuế GTGT thì không được áp dụng thuế suất 0%.
Ví dụ: Mặt hàng chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu, sản phẩm nông nghiệp chưa
qua chế biến do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu.
III. BỔ SUNG
PHẦN HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GTGT NÊU TẠI MỤC III, PHẦN B, THÔNG TƯ SỐ
89/1998/TT-BTC:
1- Bổ sung vào điểm 1 về thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ như sau:
- Đối với cơ sở sản xuất áp dụng
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được tính khấu trừ thuế đầu vào
theo tỷ lệ (%) ấn định trong một số trường hợp như sau:
+ Cơ sở sản xuất sắt, thép thu
mua gom sắt, thép phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất sắt, thép được khấu trừ
5% trên giá trị sắt, thép phế liệu mua vào. Trường hợp cơ sở sản xuất tổ chức
các chi nhánh, điểm thu mua hạch toán phụ thuộc thì áp dụng tính khấu trừ ở cơ
sở sản xuất. Căn cứ để khấu trừ là bảng kê mua sắt, thép phế liệu thu gom. Đối
với doanh nghiệp có tổ chức đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ thu mua sắt, thép phế
liệu để cung ứng cho đơn vị sản xuất thuộc doanh nghiệp theo giá chỉ định của
doanh nghiệp thì đơn vị thu mua được khấu trừ theo tỷ lệ quy định trên đây đối
với sắt, thép phế liệu thu mua cung ứng cho đơn vị sản xuất. Khi bán sắt, thép
phế liệu cho cơ sở sản xuất, bên bán phải xuất hoá đơn GTGT, giá tính thuế được
tính giảm tương ứng với số thuế được khấu trừ ấn định.
+ Cơ sở sản xuất, chế biến hải sản
thu mua của ngư dân được khấu trừ 5% trên giá trị hải sản mua vào.
+ Cơ sở hoạt động kinh doanh bảo
hiểm được khấu trừ thuế đầu vào 5% tính trên số tiền thực chi bồi thường cho
khách hàng không có hoá đơn GTGT về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc diện chịu thuế
GTGT (đối với những khoản chi bồi thường của dịch vụ bảo hiểm không chịu thuế
GTGT và các khoản thanh toán bồi thường theo chứng từ mua hàng hoá, thanh toán
dịch vụ của tổ chức, cá nhân nhận bồi thường không được tính khấu trừ theo tỷ lệ
(%) quy định trên đây).
+ Các tổ chức, doanh nghiệp
thương mại mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để bán được
khấu trừ 3% tính trên giá hàng hoá mua vào.
Việc tính khấu trừ thuế đầu vào
theo quy định trên đây không áp dụng đối với trường hợp:
+ Cơ sở sản xuất, thu mua các mặt
hàng này làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu;
+ Cơ sở kinh doanh mua hàng chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu hoặc kinh doanh ăn uống;
hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mua của cơ sở kinh doanh thương mại;
+ Đối với dịch vụ bảo hiểm không
áp dụng đối với tiền bồi thường bảo hiểm của dịch vụ bảo hiểm không chịu thuế
GTGT.
Ví dụ 1: Công ty sản xuất sắt,
thép trong kỳ tính thuế có doanh số bán sắt, thép là: 100 triệu đồng, thuế GTGT
đầu ra: 10 triệu đồng.
Giá trị vật tư, hàng hoá mua vào
trong kỳ để sản xuất sắt, thép là: 60 triệu đồng, trong đó có 30 triệu đồng là loại
có hoá đơn GTGT với số thuế GTGT đầu vào là 03 triệu đồng, 30 triệu đồng là sắt,
thép phế liệu thu mua gom.
Thuế GTGT phải nộp được xác định
như sau:
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
đối với sắt, thép phế liệu thu mua gom là: 30 triệu đồng x 5% = 1,5 triệu đồng.
- Thuế GTGT phải nộp bằng:
10 triệu đồng - ( 3 triệu đồng +
1,5 triệu đồng) = 5,5 triệu đồng.
Giá trị sắt, thép phế liệu mua
vào được hạch toán vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh bằng: 30 triệu đồng
- 1,5 triệu đồng = 28,5 triệu đồng.
Ví dụ 2: Công ty Bảo hiểm A
trong kỳ tính thuế có doanh thu bảo hiểm như sau:
- Phí bảo hiểm chịu thuế GTGT:
100 triệu đồng, thuế GTGT đầu ra: 10 triệu đồng.
- Phí bảo hiểm không chịu thuế
GTGT: 150 triệu đồng.
- Giá trị hàng hoá, dịch vụ mua
vào: 100 triệu đồng; thuế GTGT đầu vào là: 10 triệu đồng (không hạch toán được
riêng cho dịch vụ bảo hiểm chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT).
- Tiền chi bồi thường bảo hiểm:
60 triệu đồng (trong đó phần chi trả tương ứng cho dịch vụ bảo hiểm chịu thuế
GTGT là 40 triệu đồng).
Thuế GTGT phải nộp được xác định
như sau:
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
đối với số tiền chi bồi thường cho khách hàng tham gia dịch vụ bảo hiểm chịu
thuế GTGT:
40 triệu đồng x 5% = 2 triệu đồng.
- Thuế GTGT đầu vào của hàng
hoá, dịch vụ mua vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh số chịu thuế GTGT
so với tổng doanh số bằng:
100
triệu
|
|
|
|
|
|
x
|
10
triệu đồng
|
=
|
4
triệu đồng
|
100
triệu + 150 triệu
|
|
|
|
|
- Thuế GTGT phải nộp: 10 triệu -
(2 triệu + 4 triệu) = 4 triệu đồng
Các cơ sở thu mua các mặt hàng
được khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ trên đây phải lập bảng kê hàng hoá mua
vào theo quy định, đối với khoản chi bồi thường bảo hiểm phải lập bảng kê theo
chứng từ chi thực tế.
2- Bổ sung vào cuối Mục III như
sau:
Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối
tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có kinh doanh mua, bán
vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, cơ sở
phải hạch toán riêng thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ theo từng hoạt động
kinh doanh và phương pháp tính thuế riêng.
Trường hợp không hạch toán được
riêng thì được xác định phân bổ hàng hoá, dịch vụ đầu vào và thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu từng hoạt động. Trên cơ sở xác định
thuế GTGT phải nộp theo từng phương pháp tính thuế, cơ sở lập bảng kê khai nộp
thuế chung của cơ sở theo mẫu kê khai tính thuế ban hành kèm theo Thông tư này.
- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng
nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được tính giá trị
tài sản mua ngoài, đầu tư, xây dựng làm tài sản cố định vào doanh số hàng hoá,
dịch vụ mua vào để tính giá trị gia tăng.
3- Bổ sung vào điểm 5, Mục III
quy định về hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ:
Trường hợp cơ sở kinh doanh mua
hàng của người, tổ chức không kinh doanh nếu không có hoá đơn, chứng từ theo chế
độ quy định thì phải lập bảng kê hàng hoá mua vào theo mẫu số 04/GTGT ban hành
kèm theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính (ghi sửa tên bảng kê và
các chỉ tiêu cho phù hợp với loại hàng hoá mua vào.
IV. HƯỚNG DẪN
BỔ SUNG VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ GTGT NÊU TẠI PHẦN C, THÔNG TƯ SỐ
89/1998/TT-BTC CỦA BỘ TÀI CHÍNH MỘT SỐ ĐIỂM SAU:
1- Cơ sở kinh doanh phải đăng
ký, kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương hoạt động kinh doanh (địa phương được
xác định là tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
2- Các tổ chức, cá nhân thực hiện
dịch vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế, đăng ký, kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế
địa phương nơi đóng trụ sở.
3- Đối với các doanh nghiệp, đơn
vị hoạt động xây dựng nhận thầu xây dựng các công trình ở địa phương khác nơi
đóng trụ sở phải kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi xây dựng công trình,
đơn vị thi công chịu trách nhiệm kê khai, nộp thuế GTGT. Trường hợp đơn vị thi
công trực thuộc doanh nghiệp không đủ điều kiện kê khai thì doanh nghiệp phải
kê khai, nộp thuế thay theo thông báo thuế của cơ quan thuế, số thuế đã nộp được
quyết toán chung ở doanh nghiệp. Trong trường hợp không thể xác đinh được thuế
GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra tại nơi xây dựng công trình, hoặc kê khai không
đúng quy định thì cơ quan thuế ấn định số thuế GTGT phải nộp và thông báo cho
đơn vị số thuế ấn định phải nộp.
4- Đối với các đơn vị sự nghiệp
và các tổ chức khác như: Đài truyền hình, truyền thanh, trường học, Viện, đơn vị
thuộc lực lượng vũ trang ... có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế GTGT thì các đơn vị này phải đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT, thuế
thu nhập doanh nghiệp theo Luật định. Trường hợp đơn vị không hạch toán và
không xác định được riêng chi phí, thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế thì thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định căn cứ
vào doanh thu và tỷ lệ (%) GTGT và tỷ lệ (%) thu nhập doanh nghiệp tính trên
doanh thu do cơ quan thuế xác định để kê khai, nộp thuế. Khi lập hoá đơn thu tiền
bán hàng hoá, thanh toán dịch vụ, đơn vị phải ghi rõ giá chưa có thuế GTGT và
thuế GTGT theo quy định.
V. VỀ QUY ĐỊNH
HOÀN THUẾ GTGT QUY ĐỊNH TẠI PHẦN D, MỤC I:
Sửa đổi, bổ sung điểm 1:
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng
nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế nếu số thuế đầu vào
được khấu trừ của ba tháng liên tục lớn hơn số thuế đầu ra. Những cơ sở kinh
doanh xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng kỳ với số lượng lớn, nếu
phát sinh số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá xuất khẩu lớn so với thuế GTGT đầu
ra thì được xét hoàn thuế GTGT từng kỳ.
Về thủ tục hồ sơ đề nghị hoàn
thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 89/1998/TT-BTC .
VI. VỀ QUY ĐỊNH
GIẢM THUẾ GTGT QUY ĐỊNH TẠI PHẦN H, MỤC II:
1- Bổ sung, sửa đổi điểm 1, điểm
2 về đối tượng và mức giảm thuế GTGT như sau:
- Đối với những cơ sở sản xuất,
xây dựng, vận tải, thương mại, du lịch, dịch vụ, ăn uống trong những năm đầu áp
dụng thuế GTGT mà bị lỗ do số thuế GTGT phải nộp lớn hơn số thuế tính theo mức
thuế doanh thu trước đây thì được xét giảm thuế GTGT phải nộp.
- Mức thuế GTGT được xét giảm đối
với từng cơ sở kinh doanh tương ứng với số lỗ do nguyên nhân nêu trên nhưng tối
đa không quá số thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh phải nộp của năm được xét giảm
thuế.
Ví dụ: Cơ sở kinh doanh thương mại
A có giá trị hàng hoá tồn kho năm 1998 chuyển sang năm 1999 là 5 tỷ đồng, hàng
hoá mua vào trong năm là 53 tỷ đồng, thuế GTGT đầu vào là 4 tỷ đồng. Hàng hoá
bán ra trong năm là 62 tỷ đồng, thuế GTGT đầu ra là 6,2 tỷ đồng, giá vốn hàng
bán ra và các chi phí kinh doanh trong năm hạch toán để tính kết quả kinh doanh
là 63 tỷ đồng.
Thuế GTGT phải nộp được xác định
như sau:
- Thuế GTGT phải nộp bằng:
6,2 tỷ đồng - 4 tỷ đồng = 2,2 tỷ
đồng
- Kết quả kinh doanh lỗ:
62 tỷ đồng - 63 tỷ đồng = - 1 tỷ
đồng.
- Xác định nguyên nhân lỗ do
thay đổi thuế:
+ Thuế doanh thu phải nộp theo mức
thuế doanh thu trước đây (giả định các mặt hàng bán ra chịu thuế suất thuế
doanh thu là 2% tính trên giá bán có thuế) bằng: (62 tỷ + 6,2 tỷ) x 2% = 1,364
tỷ đồng.
+ Thuế GTGT phải nộp lớn hơn thuế
doanh thu là:
2,2 tỷ - 1,364 tỷ = 0,836 tỷ đồng.
Như vậy, cơ sở A thuộc đối tượng
được xét giảm thuế GTGT, mức được xét giảm thuế GTGT theo ví dụ này là: 0,836 tỷ
đồng (tương ứng với số lỗ do nguyên nhân số thuế GTGT phải nộp cao hơn số thuế
tính theo mức thuế trước đây).
2- Cơ sở
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ dưới đây khi tính thuế GTGT đầu ra được giảm 50% mức
thuế quy định:
- Than đá.
- Máy cày, máy kéo, máy bơm nước,
máy công cụ, máy động lực.
- Xút (NaOH), Natrihypocloxít
(Na(OCl)), Canxihypocloxít (Ca(OCl)2), Nhôm hydroxít (Al(OH)3),
Axít Clohydric (HCl), Clo lỏng và khí Clo (Cl2), Natri Silicat (Na2SiO3).
- Hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
của các cơ sở kinh doanh thương mại nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế mua
vào, bán ra.
- Khách sạn, du lịch, ăn uống.
- Dịch vụ phần mềm và sản phẩm
phần mềm (thuế suất 10% nay giảm 50%).
Cơ sở kinh doanh khi bán hàng
hoá, dịch vụ phải ghi thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ này trên hoá đơn GTGT
theo mức thuế đã được giảm.
Ví dụ 1: Công ty cơ khí A
bán 01 chiếc máy kéo với giá 20 triệu đồng, khi tính thuế GTGT và viết hoá đơn
GTGT như sau:
- Thuế GTGT xác định theo mức được
giảm như sau:
20.000.000 đ x 10% = 2.000.000 đ
giảm 50% còn phải thu: 1.000.000 đ
- Hoá đơn GTGT ghi:
+ Giá bán: 20.000.000 đồng
+ Thuế GTGT: 1.000.000 đồng
+ Giá thanh toán: 21.000.000 đồng.
Đối với kinh doanh dịch vụ du lịch,
khách sạn, ăn uống, mức giảm 50% được xác định trên cơ sở đối với hàng hoá, dịch
vụ ở mức thuế suất 20%; đối với các hàng hoá, dịch vụ khác do cơ sở kinh doanh
thuộc nhóm thuế suất 10% thì không được giảm 50% theo quy định này.
Ví dụ 2: Khách sạn Hà Nội có hoạt
động kinh doanh phòng ngủ và kinh doanh bán hàng lưu niệm, mức thuế suất đối với
kinh doanh phòng ngủ là 20% thì nay được tính giảm 50% (tương ứng còn 10%). Đối
với bán hàng lưu niệm vẫn phải tính thuế theo thuế suất quy định theo từng mặt
hàng.
Ví dụ 3: Công ty kinh doanh
thương mại mua mặt hàng thuốc lá bao chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản
xuất để bán. Khi tính thuế GTGT phải nộp của mặt hàng này được tính thuế đầu ra
giảm 50% so với thuế suất quy định và được khấu trừ thuế đầu vào bằng 3% tính
trên giá mua của cơ sở sản xuất (ngoài số thuế GTGT đầu vào theo hoá đơn GTGT vận
tải, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh).
- Giá mua của Công ty sản xuất
thuốc lá (tính trên 1.000 bao) là: 5.800.000 đồng.
- Công ty bán ra: 6.000.000 đồng.
- Thuế GTGT tính trên giá bán
10%, được giảm 50% còn:
6.000.000 đồng x 5% = 300.000 đồng.
- Giá bán có thuế GTGT là:
6.000.000 đồng + 300.000 đồng =
6.300.000 đồng.
- Thuế đầu vào được khấu trừ 3%:
5.800.000 đồng x 3% = 174.000 đồng.
- Thuế GTGT còn phải nộp:
300.000 đồng - 174.000 đồng =
126.000 đồng.
(Nếu tính thuế GTGT đầu vào của
hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh được khấu trừ thì số thuế GTGT
phải nộp sẽ thấp hơn 126.000 đồng).
Căn cứ vào giá cả, thị trường và
thuế phải nộp, cơ sở có thể điều chỉnh giảm giá bán.
VII. HƯỚNG DẪN
VIỆC KÊ KHAI, NỘP THUẾ GTGT NÊU TẠI ĐIỂM 1, MỤC II, PHẦN C, THÔNG TƯ SỐ 89/1998/TT-BTC
NHƯ SAU:
Cơ sở kinh doanh khi lập các bảng
kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra kèm theo tờ kê khai thuế hàng tháng trong
một số trường hợp được áp dụng kê khai như sau:
- Đối với hàng hoá, dịch vụ bán
ra trong trường hợp trực tiếp bán lẻ cho đối tượng tiêu dùng như: điện, nước, dịch
vụ bưu điện, dịch vụ khách sạn, ăn uống thì được kê khai tổng hợp doanh số bán
lẻ, không phải kê khai theo từng hoá đơn.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua
vào trong trường hợp thu mua, thanh toán với những người bán lẻ hàng hoá, dịch
vụ thì được lập bảng kê chung của hàng hoá, dịch vụ mua vào này, không phải kê
chi tiết theo từng hoá đơn.
VIII. BỔ SUNG
VÀO CUỐI MỤC II, PHẦN H THÔNG TƯ SỐ 89/1998/TT-BTC NHƯ SAU:
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước
hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ: xổ số, điện, xi măng, bưu
chính viễn thông và một số hàng hoá, dịch vụ khác có thu nhập cao do nộp thuế
giá trị gia tăng thấp hơn so với thuế doanh thu trước đây thì phải nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập bổ sung theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
số thu nhập do thuế GTGT nộp thấp so với thuế doanh thu vẫn còn lớn thì phải nộp
tiếp vào Ngân sách Nhà nước theo tỷ lệ (%) tính trên phần thu nhập còn lại như
sau:
- Các công ty xổ số kiến thiết:
90%;
- Các công ty xi măng, bưu chính
viễn thông, đại lý tàu biển: 80%;
- Các công ty khác: 70%
Ví dụ: Công ty xi măng HT năm
1999 kết quả kinh doanh có mức thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là 40 tỷ,
trong đó do số thuế GTGT phải nộp thấp hơn số thuế tính theo mức thuế doanh thu
trước đây 10 tỷ (tương ứng 25% tổng thu nhập chịu thuế). Vốn chủ sở hữu của
Công ty là 120 tỷ.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp theo Luật:
40 tỷ x 32% = 12,8 tỷ đồng
- Thu nhập còn lại sau khi nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp:
40 tỷ - 12,8 tỷ = 27,2 tỷ đồng
Phần chịu thuế thu nhập bổ sung
tương ứng với số thu nhập cao hơn 12% vốn chủ sở hữu được xác định như sau:
- Thu nhập tương ứng với 12% vốn
chủ sở hữu bằng:
120 tỷ x 12% = 14,4 tỷ đồng
Thuế thu nhập bổ sung phải nộp bằng:
(27,2 tỷ - 14,4 tỷ) x 25% = 3,2
tỷ đồng
Thu nhập còn lại sau khi nộp thuế
thu nhập và thuế thu nhập bổ sung:
40 tỷ - (12,8 tỷ + 3,2 tỷ) = 24
tỷ đồng, trong đó do nguyên nhân thay đổi thuế bằng: 24 tỷ x 25% = 6 tỷ đồng.
Số phải nộp thêm: 6 tỷ x 80% =
4,8 tỷ.
Tổng cộng số thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế thu nhập bổ sung và số nộp tiếp vào Ngân sách Nhà nước là:
12,8 tỷ + 3,2 tỷ + 4,8 tỷ = 20,8
tỷ đồng.
Việc xác định và thu phần thu nhập
bổ sung được căn cứ vào quyết toán thuế cả năm; để có căn cứ tạm thu, cơ quan
thuế căn cứ vào dự toán thu nhập trong năm của doanh nghiệp để ấn định mức tạm
nộp hàng quý cùng với việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Căn cứ khoản 6 Điều 1 Nghị định
số 102/1998/NĐ-CP của Chính phủ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng phân bón,
thuốc trừ sâu và một số mặt hàng khác có dự trữ lưu thông theo yêu cầu của
Chính phủ còn tồn kho đến ngày 31/12/1998 chuyển sang năm 1999, nếu mức dự trữ
có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì được giảm số thuế GTGT
phải nộp đối với hàng hoá dự trữ bán ra tương ứng với số thuế GTGT phải nộp
tăng thêm so với thuế doanh thu.
Để có căn cứ giảm thuế, cơ sở
kinh doanh phải có báo cáo về số dự trữ tồn kho đối với các mặt hàng này tại thời
điểm 31/12/1998 về loại hàng, số lượng, giá trị tồn kho, trong đó phần dự trữ
theo yêu cầu của Chính phủ, số thực tế bán ra, số thuế GTGT phải nộp của hàng dự
trữ bán ra, số đề nghị giảm gửi cơ quan thuế xem xét. Cục thuế có trách nhiệm
kiểm tra, xác định và báo cáo Bộ Tài chính xem xét, giải quyết đối với từng trường
hợp cụ thể.
Đối với các cơ sở kinh doanh có
hàng hoá tồn kho năm 1998 lớn (bao gồm cả vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm,
hàng hoá, công trình xây dựng dở dang) đưa vào sản xuất, kinh doanh, bán ra từ
ngày 01/01/1999, nếu thuế GTGT phải nộp tăng so với số thuế tính theo mức thuế
doanh thu trước đây dẫn tới bị lỗ thì được xem xét giảm thuế theo Điều 28 Luật
thuế giá trị gia tăng, hướng dẫn tại Mục VI của Thông tư này.
IX. HIỆU LỰC
THI HÀNH:
Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 thay thế và bổ sung các quy định tương ứng
trong Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật thuế GTGT.
Trong quá trình thực hiện nếu có
khó khăn, vướng mắc gì, đề nghị các đơn vị, cơ quan phản ánh kịp thời về Bộ Tài
chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Tháng .......... năm ...............
Tên cơ sở :
...............................................................
Địa chỉ:
....................................................................
STT
|
Chỉ
tiêu
|
Số
tiền
(đồng Việt Nam)
|
1
|
Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua
|
|
|
- Nộp thiếu
|
|
|
- Nộp thừa
|
|
2
|
Thuế GTGT phát sinh trong kỳ
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
- Của hàng hoá, dịch vụ tính
thuế theo phương pháp khấu trừ
|
|
|
- Của hàng hoá, dịch vụ tính
thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
|
|
3
|
Thuế GTGT đã nộp trong tháng
|
|
4
|
Thuế GTGT đã được hoàn trả
trong tháng
|
|
5
|
Thuế GTGT còn phải nộp tháng
này (5=2 ± 1 + 4 - 3)
|
|
Số tiền phải nộp (bằng chữ):
Xin cam đoan số liệu khai trên
đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm xử lý theo pháp luật.
Gửi kèm theo tờ khai này bảng kê
khai chi tiết:
- Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ
tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ
tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
- Các bảng kê chi tiết hàng hoá,
dịch vụ mua vào, bán ra.
Nơi
nhận tờ khai:
- Cơ quan thuế:
- Địa chỉ:
|
Ngày
... tháng ... năm .....
Thay mặt cơ sở:
(Ký tên, đóng dấu)
|
-
Ngày cơ quan thuế nhận tờ khai: .................................................
- Người nhận: (ký, ghi rõ họ
tên):......................................................