Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 128/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 164/2003/NĐ-CP

Số hiệu: 128/2003/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 22/12/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc

Số:128/2003/TT-BTC

Hà Nội,ngày22 tháng12 năm2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 128/2003/T-BTC NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 164/2003/NĐ-CP NGÀY 22  THÁNG 12  NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003  của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ vào Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

A- PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

I. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) dưới đây có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:

1. Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:

1.1- Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước.

1.2- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

1.3- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

1.4- Công ty ở nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

1.5- Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

1.6- Hợp tác xã, tổ hợp tác.

1.7- Các tổ chức khác có sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

2. Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm:

2.1- Cá nhân và nhóm  cá nhân kinh doanh.

2.2- Hộ kinh doanh cá thể.

2.3- Cá nhân hành nghề độc lập có hoặc không có văn phòng, địa điểm hành nghề cố định thuộc đối tượng kinh doanh (trừ người làm công ăn lương) phải đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế như: bác sỹ, luật sư, kế toán, kiểm toán, hoạ sỹ, kiến trúc sư, nhạc sỹ và những người hành nghề độc lập khác.

2.4- Cá nhân cho thuê tài sản như nhà, đất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản khác.

3. Cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt hoạt động kinh doanh được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài như: cho thuê tài sản, cho vay vốn, chuyển giao công nghệ, hoạt động tư vấn, tiếp thị, quảng cáo...

4. Công ty ở nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Cơ sở thường trú là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty ở nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam mang lại thu nhập. Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài chủ yếu bao gồm  các hình thức sau:

4.1- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, xưởng sản xuất, kho giao nhận hàng hóa, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên hay các thiết bị phương tiện phục vụ cho việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên;

4.2- Địa điểm xây dựng; công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; các hoạt động giám sát xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;

4.3- Cơ sở cung cấp các dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công cho mình hay một đối tượng khác;

4.4- Đại lý cho công ty ở nước ngoài;

4.5- Đại diện ở Việt Nam trong các trường hợp:

- Có thẩm  quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty ở nước ngoài;

- Không có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.

II. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG THUỘC DIỆN NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Các trường hợp sau đây không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:

1. Hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ  sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.

2. Hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ  sản phẩm  trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trừ hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.

Tạm thời chưa thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ gia đình và cá nhân nông dân  sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao từ các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản cho đến khi có quy định của Chính phủ.

B- CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất.

I. THU NHẬP CHỊU THUẾ

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thu nhập chịu thuế khác, kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài.

Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

=

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

-

Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế

+

 

Thu  nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế

Sau khi xác định thu nhập chịu thuế theo công thức trên, cơ sở kinh doanh được trừ  số lỗ của các kỳ tính thuế trước chuyển sang trước khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định.

Trong trường hợp  Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về phương pháp xác định thu nhập chịu thuế đối với cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của hiệp định đó.

II.  DOANH THU ĐỂ TÍNH THU NHẬP CHỊU THUẾ

1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định cụ thể đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo các phương pháp khác nhau như sau:

1.1- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ: Cơ sở kinh doanh A là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Hoá đơn giá trị gia tăng gồm các chỉ tiêu như sau:

Giá bán:                        100.000 đồng.

Thuế GTGT (10%):         10.000 đồng.

Giá thanh toán:              110.000 đồng.

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 100.000 đồng.

1.2- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm  cả thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ: Cơ sở kinh doanh B là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Hoá đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000 đồng (giá đã có thuế).

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 110.000 đồng.

2. Thời điểm  xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

2.1- Đối với hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá hoặc xuất hoá đơn bán hàng.

2.2- Đối với dịch vụ là thời điểm dịch vụ hoàn thành hoặc xuất hoá đơn bán hàng.

3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được xác định như sau:

3.1- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hoá trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả chậm.

Trường hợp việc thanh toán theo hợp đồng mua bán trả góp kéo dài nhiều kỳ tính thuế thì doanh thu là số tiền phải thu của người mua trong kỳ tính thuế không bao gồm lãi trả chậm theo thời hạn quy định trong hợp đồng.

Việc xác định chi phí đối với hàng hoá mua bán trả góp thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với doanh thu.

3.2- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh làm ra dùng để trao đổi; biếu, tặng; trang bị, thưởng cho người lao động được xác định theo giá bán của  hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi; biếu, tặng; trang bị, thưởng cho người lao động.

3.3- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh làm ra tự  dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh như: điện tự dùng, sản phẩm sản xuất ra dùng làm tài sản cố định, sản phẩm xây dựng cơ bản tự làm là chi phí sản xuất ra sản phẩm đó.

3.4- Đối với hoạt động gia công hàng hoá là tiền thu về gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá.

3.5- Đối với cơ sở kinh doanh nhận làm đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của cơ sở kinh doanh giao đại lý, ký gửi là tiền hoa hồng được hưởng.

3.6- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thu từng kỳ theo hợp đồng.

Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định phù hợp với việc xác định chi phí của cơ sở kinh doanh.

Tuỳ theo điều kiện về việc xác định chi phí hợp lý, cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế như sau:

- Số tiền thuê xác định theo từng năm bằng (=) doanh thu trả tiền trước chia (:) cho số năm trả tiền trước.

- Số tiền thuê trả trước cho nhiều năm.

Riêng cơ sở kinh doanh và cá nhân chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ theo chế độ quy định, có hoạt động cho thuê tài sản mà bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập  chịu thuế là toàn bộ số tiền thuê thu được.

Trường hợp cơ sở kinh doanh trong thời gian ưu đãi thuế lựa chọn phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền thuê bên thuê trả trước cho nhiều năm thì thu nhập chịu thuế được miễn thuế, giảm thuế  bằng (=) tổng thu nhập chịu thuế chia (:) cho số năm bên thuê trả tiền trước nhân (x) với số năm được miễn thuế, giảm thuế.

3.7- Đối với hoạt động cho vay, thu lãi tiền gửi, thu nghiệp vụ cho thuê tài chính là số lãi phải thu trong kỳ được xác định như sau:

- Số lãi phải thu của các khoản nợ quá hạn không đưa vào doanh thu. Tổ chức tín dụng phải theo dõi số lãi này ngoài bảng cân đối kế toán, khi thu được thì hạch toán vào thu nghiệp vụ.

- Số lãi phải thu của các khoản cho vay trong hạn đã đưa vào doanh thu nhưng sau 90 ngày mà khách hàng chưa trả hoặc chưa đến 90 ngày nhưng đã xác định là không thu được số lãi thì được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế. Khoản doanh thu được giảm này tổ chức tín dụng theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán, khi thu được thì hạch toán vào thu nghiệp vụ.

3.8- Đối với vận tải hàng không là toàn bộ số tiền được hưởng từ việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là thời điểm hoàn thành dịch vụ vận chuyển.

3.9- Đối với hoạt động bán điện là số tiền ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là ngày cuối cùng ghi chỉ số công tơ điện thể hiện trên hoá đơn tính tiền điện.

Ví dụ: Hoá đơn tiền điện ghi chỉ số công tơ từ ngày 5/12 đến ngày 5/1. Doanh thu của hoá đơn này được tính vào tháng 1.

Đối với hoạt động khác như  cước điện thoại, kinh doanh nước sạch...doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định tương tự như hoạt động bán điện.

3.10- Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc, phí đại lý giám định, phí nhận tái bảo hiểm, thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác.

3.11- Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức chia sản phẩm, doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như sau:

- Giá bán hàng hoá ghi trong hoá đơn bán hàng đối với hàng hoá bán tại thị trường Việt Nam.

- Giá F0B tại các cửa khẩu xuất khẩu hàng hoá đối với hàng hoá xuất khẩu.

III. CÁC KHOẢN CHI PHÍ HỢP LÝ ĐƯỢC TRỪ ĐỂ TÍNH THU NHẬP CHỊU THUẾ

Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:

1. Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

1.1- Tài sản cố định được trích khấu hao vào chi phí hợp lý phải đáp ứng các điều kiện sau:

a- Tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh doanh.

b- Tài sản cố định phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ  và các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh.

c- Tài sản cố định phải được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh theo chế độ quản lý và hạch toán kế toán hiện hành.

1.2- Mức trích khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 02 lần mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện khấu hao nhanh cơ sở kinh doanh phải đảm bảo có lãi.

1.3- Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn tiếp tục được sản xuất kinh doanh thì không được trích khấu hao.

2. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo định mức tiêu hao vật tư hợp lý và giá thực tế xuất kho.

2.1- Mức tiêu hao vật tư hợp lý do giám đốc hoặc chủ cơ sở kinh doanh xây dựng và quyết định. Đối với cơ sở kinh doanh có Hội đồng quản trị thì Tổng giám đốc xây dựng định mức tiêu hao vật tư để trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán vật tư, phân tích tình hình thực hiện định mức tiêu hao vật tư và phải báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan thuế.

Mọi trường hợp tổn thất vật tư, hàng hoá đều không được tính giá trị vật tư, hàng hoá tổn thất vào chi phí hợp lý.

2.2- Giá vật tư, hàng hoá thực tế xuất kho.

Giá vật tư, hàng hoá thực tế xuất kho đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ là giá không có thuế giá trị gia tăng của vật tư, hàng hoá mua ngoài và các dịch vụ liên quan đến vật tư, hàng hoá mua ngoài; còn đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, giá vật tư, hàng hoá thực tế xuất kho bao gồm cả thuế giá trị gia tăng của vật tư, hàng hoá mua ngoài và các dịch vụ liên quan đến vật tư, hàng hoá mua ngoài.

Giá vật tư, hàng hoá thực tế xuất kho gồm:

a- Đối với vật tư, hàng hoá mua ngoài:

- Giá mua vật tư, hàng hoá trong nước gồm: giá mua ghi trên hoá đơn của người bán hàng, cộng (+) chi phí thu mua, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phí bảo hiểm, tiền thuê kho bãi, phí chọn lọc, tái chế.

- Giá mua vật tư, hàng hoá nhập khẩu là giá thanh toán, cộng (+) thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản phụ thu theo quy định của Nhà nước (nếu có), cộng (+) chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, thuê kho bãi. Giá thanh toán đối với vật tư, hàng hoá nhập khẩu được xác định:

+ Theo giá thực thanh toán nếu cơ sở kinh doanh kê khai giá tính thuế nhập khẩu theo giá hợp đồng ngoại thương cao hơn giá thực thanh toán .

+ Theo giá kê khai tính thuế nhập khẩu nếu cơ sở kinh doanh kê khai giá  tính thuế nhập khẩu theo giá hợp đồng ngoại thương thấp hơn giá thực thanh toán.

b- Đối với vật tư tự chế là giá vật tư thực tế xuất kho cộng với chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tự chế.

c- Đối với vật tư thuê ngoài gia công, chế biến là giá vật tư thực tế xuất kho giao gia công cộng (+) với chi phí gia công, chi phí vận chuyển, bốc dỡ.

Cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, vật tư; thuê ngoài gia công chế biến vật tư, hàng hoá; thuê vận chuyển, bốc xếp, bảo quản vật tư, hàng hoá phải có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định.

Trường hợp cơ sở kinh doanh mua sản phẩm làm bằng mây, tre, cói, dừa, cọ… của người nông dân trực tiếp làm ra; mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân không kinh doanh; mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt và một số dịch vụ của cá nhân không kinh doanh, không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định thì được lập bảng kê trên cơ sở chứng từ thanh toán của người bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ (mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này). Giám đốc doanh nghiệp duyệt chi theo bảng kê và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của bảng kê.

3. Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp; tiền ăn giữa ca theo quy định của Bộ Luật lao động.

3.1- Chi phí tiền lương của cơ sở kinh doanh bao gồm các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động. Chi phí tiền lương được xác định theo từng loại cơ sở kinh doanh như sau:

a- Đối với doanh nghiệp nhà nước: Chi phí tiền lương phải trả cho người lao động được xác định căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành hướng dẫn về chế độ tiền  lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo quy định của Bộ Luật lao động.

b- Đối với cơ sở kinh doanh khác: Chi phí tiền lương phải trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.

Hàng năm, cơ sở kinh doanh phải đăng ký với cơ quan thuế về tổng quỹ lương phải trả trong năm, căn cứ và phương pháp xây dựng tổng quỹ lương cùng với việc nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu số 02A/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này)

3.2-  Chi phí tiền ăn giữa ca do giám đốc hoặc chủ cơ sở kinh doanh quyết định phù hợp với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nhưng phải đảm bảo mức chi hàng tháng cho mỗi người lao động không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước. Riêng chi phí ăn định lượng cho người lao động đối với một số ngành nghề đặc biệt theo văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động.

4. Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ (trừ phần kinh phí do Nhà nước hoặc cơ quan quản lý cấp trên hỗ trợ); chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà sáng kiến này mang lại hiệu quả kinh doanh; chi phí cho đào tạo lao động theo chế độ quy định; chi cho y tế trong nội bộ cơ sở kinh doanh; chi hỗ trợ cho các trường học được Nhà nước cho phép thành lập và khi chi phải có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định.

5. Chi phí dịch vụ mua ngoài:

5.1- Điện; nước; điện thoại; văn phòng phẩm; tiền thuê kiểm toán; tiền thuê dịch vụ pháp lý; tiền mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn con người; tiền thuê thiết kế, xác lập và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá.

5.2- Chi phí thuê sửa chữa tài sản cố định.

Đối với những tài sản cố định đặc thù, việc sửa chữa có tính chu kỳ thì cơ sở kinh doanh được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh. Nếu số thực chi sửa chữa lớn hơn số trích theo dự toán thì cơ sở kinh doanh được hạch toán thêm số chênh lệch vào chi phí, nếu số thực chi nhỏ hơn số trích theo dự toán thì hạch toán giảm chi phí trong năm.

5.3- Các khoản chi phí để có các tài sản không thuộc tài sản cố định như chi về mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại... được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh.

5.4- Tiền thuê tài sản cố định hoạt động theo hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê tài sản cố định một lần cho nhiều năm  thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo số năm sử dụng tài sản cố định.

5.5- Chi phí dịch vụ mua ngoài của nhà thầu chính, bao gồm cả chi phí trả cho nhà thầu phụ (nếu có).

5.6- Công tác phí bao gồm: chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở, tiền lưu trú.

5.7- Phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép theo quy định của Bộ Luật lao động.

5.8- Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có chứng từ, hoá đơn theo chế độ quy định

6. Các khoản chi:

6.1- Các khoản chi  cho lao động nữ, bao gồm:

a- Chi cho đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của cơ sở kinh doanh.

Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).

b- Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do cơ sở kinh doanh tổ chức và quản lý. Số lượng giáo viên được xác định theo định mức do hệ thống giáo dục đào tạo quy định.

c- Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm 1 lần trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.

d- Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai: Mức chi không quá 300.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh đóng trên địa bàn  thành phố, thị trấn, thị xã và không quá 500.000 đồng đối với cơ sở kinh doanh đóng trên địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ để giúp đỡ lao động nữ khắc phục một phần khó khăn do sinh đẻ.

đ- Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ cho con bú theo chế độ quy định mà ở lại làm việc cho cơ sở kinh doanh được trả theo chế độ hiện hành.

Đối với cơ sở kinh doanh hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ, nếu hạch toán theo dõi riêng được các khoản thực chi cho lao động nữ nêu trên được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điểm 7.3, Mục III, Phần E Thông tư này.

6.2- Chi bảo hộ lao động hoặc chi trang phục.

Chi bảo hộ lao động theo số thực chi. Chi mua sắm trang phục thay cho quần áo bảo hộ lao động theo số thực chi nhưng không quá 500.000 đồng/người/ năm.

6.3- Chi bảo vệ cơ sở kinh doanh.

6.4- Trích nộp quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; chi phí hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở kinh doanh; chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên và đóng góp vào các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định.

7. Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế theo lãi suất thực tế căn cứ vào hợp đồng vay. Chi trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay, nhưng tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay cùng thời Điểm của ngân hàng thương mại có quan hệ giao dịch với cơ sở kinh doanh.

Các khoản chi phí trả lãi tiền vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ, cơ sở kinh doanh không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.

8. Trích các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán, trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

9. Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ hiện hành.

10. Chi về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ bao gồm: chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, bảo hành sản phẩm, hàng hoá.

11. Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác theo số thực chi nhưng tối đa không quá 10% tổng số các khoản chi phí hợp lý từ Khoản 1 đến Khoản 10 của Mục này. Đối với hoạt động kinh doanh thương nghiệp  chi phí hợp lý để xác định mức khống chế không bao gồm giá vốn của hàng hoá bán ra.

12. Các khoản thuế, phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) bao gồm:

12.1- Thuế xuất khẩu.

12.2- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu không đủ điều kiện được khấu trừ và hoàn thuế theo quy định. Thuế giá trị gia tăng đầu vào quá thời hạn được kê khai, khấu trừ thuế theo quy định.

12.3- Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ trong nước thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

12.4- Thuế môn bài.

12.5- Thuế tài nguyên.

12.6- Thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế nhà, đất.

12.7- Tiền thuê đất.

12.8- Các khoản phí, lệ phí mà cơ sở kinh doanh thực nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

13. Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam theo tỷ lệ giữa doanh thu của cơ sở thường trú tại Việt Nam và tổng doanh thu chung của công ty ở nước ngoài bao gồm cả doanh thu của cơ sở thường trú ở các nước khác. Công thức phân bổ như sau:

Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế

=

Tổng doanh thu của cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế

Tổng doanh thu của công ty ở nước ngoài, bao gồm cả doanh thu của các cơ sở thường trú ở các nước khác trong kỳ tính thuế

x

Tổng số chi phí quản lý kinh doanh của công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế.

Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, nộp thuế theo phương pháp kê khai thì không được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ.

14. Chi phí hợp lý của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số kiến thiết, kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

IV. CÁC KHOẢN  KHÔNG ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ:

1. Tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, trừ trường hợp thuê mướn lao động theo vụ việc.

2. Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh. Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng quản trị của các công ty trách nhiệm  hữu hạn, công ty cổ phần không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

3. Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi hết như: chi phí sửa chữa tài sản cố định; phí bảo hành sản phẩm hàng hoá, công trình xây dựng và các khoản trích trước khác.

4. Các khoản chi không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định hoặc chứng từ không hợp pháp.

5. Các khoản tiền phạt vi phạm luật giao thông, phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, phạt vay nợ quá hạn, phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê, phạt vi phạm hành chính về thuế và các khoản phạt khác.

6. Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế như: chi về đầu tư  xây dựng cơ bản; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ địa phương; chi từ thiện và các khoản chi khác không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế.

7. Các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ:

7.1- Chi sự nghiệp.

7.2- Chi ốm đau, thai sản.

7.3- Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, khó khăn đột xuất.

7.4- Các khoản chi khác do nguồn kinh phí khác đài thọ.

8. Chi phí không hợp lý khác.

V. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ KHÁC:

Các khoản thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế bao gồm:

1. Chênh lệch về mua, bán chứng khoán.

2. Thu nhập từ hoạt động liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả.

3. Thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

4. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản. Khoản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được do chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) đi giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí liên quan đến chuyển nhượng, thanh lý tài sản.

5. Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.

Cách xác định thu nhập và thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất được hướng dẫn tại Phần C Thông tư này.

6. Lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, lãi bán hàng trả chậm.

7. Lãi do bán ngoại tệ, lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái.

8. Kết dư cuối năm các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán.

9. Thu các khoản nợ khó đòi đã xoá sổ kế toán nay đòi được.

10. Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.

11. Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ tiền bị phạt vi phạm  hợp đồng kinh tế.

12. Các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra.

13. Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài.

Việc xác định thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp căn cứ vào Hiệp định quốc tế về tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.

Đối với khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tại nước ngoài mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa ký Hiệp định quốc tế về tránh đánh thuế hai lần thì thu nhập chịu thuế là khoản thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập ở nước ngoài. Sau khi đã xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài để nộp vào ngân sách Nhà nước. Số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ không vượt quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ví dụ 1: Cơ sở kinh doanh A nhận được khoản thu nhập 800 triệu đồng từ nước ngoài. Khoản thu nhập này là thu nhập còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập theo luật nước ngoài: 200 triệu đồng.

Phần thu nhập cơ sở kinh doanh A nhận được từ nước ngoài được tính thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam  như sau:

[(800 triệu đồng + 200 triệu đồng) x 28%] = 280 triệu đồng.

Vì cơ sở kinh doanh A đã nộp thuế thu nhập ở nước ngoài 200 triệu đồng nên chỉ phải nộp:

280 triệu đồng - 200 triệu đồng = 80 triệu đồng.

Ví dụ 2: Cơ sở kinh doanh B nhận được khoản thu nhập 798 triệu đồng từ nước ngoài. Nhưng khoản thu nhập này là thu nhập còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập theo luật nước ngoài là 342 triệu đồng.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp cho khoản thu nhập ở nước ngoài được tính thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

(798 triệu đồng + 342 triệu đồng) x 28% = 319,2 triệu đồng.

Khi xác định số thuế phải nộp cho khoản thu nhập ở nước ngoài, cơ sở kinh doanh B chỉ được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài tương đương với số thuế tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là 319,2 triệu đồng. Nói một cách khác là cơ sở kinh doanh B không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho khoản thu nhập nhận được ở nước ngoài nêu trên.

14. Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu như: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền thưởng phục vụ trong ngành ăn uống, khách sạn sau khi đã trừ các khoản chi phí để tạo ra khoản thu nhập đó.

15. Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước. Trường hợp khoản thu nhập nhận được là thu nhập được chia từ thu nhập sau thuế của hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế thì cơ sở kinh doanh nhận được khoản thu nhập không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

16. Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ.

17. Quà biếu, quà tặng bằng hiện vật, bằng tiền.

18. Các khoản thu nhập khác.

Cơ sở kinh doanh có doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.

VI. THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh là 28%.

Hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 28%, phần thu nhập còn lại phải nộp vào ngân sách Nhà nước sau khi  trừ đi số tiền được trích, lập vào các quỹ  theo quy định của Bộ Tài chính.

2. Thuế suất áp dụng đối với từng cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ  28% đến 50% phù hợp với từng dự án đầu tư, từng cơ sở kinh doanh.

Cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác phải gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để Bộ Tài chính xem xét, tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án.

C. XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP
TỪ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT

Thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất được xác định như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ: THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT CỦA TỔ CHỨC KINH DOANH HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ (GỌI TẮT LÀ TỔ CHỨC KINH DOANH) TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP DƯỚI ĐÂY PHẢI CHỊU THUẾ THU NHẬP TỪ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT:

1. Các trư­ờng hợp chuyển quyền sử dụng đất:

1.1- Chuyển quyền sử dụng đất chư­a có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất.

1.2- Chuyển quyền sử dụng đất cùng với kết cấu hạ tầng trên đất.

1.3- Chuyển quyền sử dụng đất cùng với công trình kiến trúc trên đất.

1.4- Chuyển quyền sử dụng đất cùng với kết cấu hạ tầng trên đất, công trình kiến trúc trên đất.

2. Các tr­ường hợp chuyển quyền thuê đất:

2.1- Chuyển quyền thuê đất chư­a có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất.

2.2- Chuyển quyền thuê đất cùng với kết cấu hạ tầng trên đất.

2.3- Chuyển quyền thuê đất cùng với công trình kiến trúc trên đất.

2.4- Chuyển quyền thuê đất cùng với kết cấu hạ tầng trên đất, công trình kiến trúc trên đất.

II.  NHỮNG TRƯỜNG HỢP CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT KHÔNG THUỘC DIỆN CHỊU THUẾ THU NHẬP TỪ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT

1. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh doanh theo quy định của Luật đất đai.

2. Tổ chức kinh doanh trả lại đất cho Nhà nước hoặc do Nhà n­ước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức kinh doanh bán nhà x­ưởng cùng với chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất để di chuyển địa điểm theo quy hoạch.

4. Tổ chức kinh doanh góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất kinh doanh với tổ chức, cá nhân trong nư­ớc và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức kinh doanh chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất do chia, tách, sáp nhập, phá sản.

6. Chủ doanh nghiệp t­ư nhân chuyển quyền sử dụng đất trong trường hợp thừa kế, ly hôn theo quy định của pháp luật; chuyển quyền sử dụng đất giữa chồng với vợ, giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà với cháu nội, cháu ngoại, giữa anh chị em ruột với nhau.

7. Tổ chức kinh doanh hiến quyền sử dụng đất cho Nhà n­ước hoặc cho các tổ chức để xây dựng các công trình văn hoá, y tế, thể dục, thể thao; chuyển quyền sử dụng đất làm từ thiện cho đối tư­ợng được hưởng chính sách xã hội.

III. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ

Đối tượng nộp thuế là tổ chức kinh doanh có  thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.

Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất không nộp thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo hướng dẫn tại Thông tư này mà nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

IV. THU NHẬP CHỊU THUẾ

 Thu nhập chịu thuế đ­ược xác định bằng doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trừ chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.

1. Doanh thu để tính thu nhập  chịu thuế từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất được xác định theo giá thực tế chuyển nhượng giữa tổ chức kinh doanh chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất với bên nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm chuyển quyền sử dụng đất.

1.1- Giá thực tế chuyển nhượng được xác định như sau:

a- Theo giá ghi trên hoá đơn.

Trường hợp giá ghi trên hoá đơn thấp hơn số tiền thực tế mà bên chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất nhận được thì giá thực tế chuyển nhượng là số tiền bên chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất nhận được.

Trường hợp giá ghi trên hóa đơn hoặc số tiền thực tế nhận được thấp hơn giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thì giá chuyển nhượng được xác định theo giá do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

b- Theo giá trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, quyền thuê đất.

1.2- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được xác định như sau:

a- Đối với tr­ường hợp chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất cùng với kết cấu hạ tầng trên đất là toàn bộ số tiền thu được, kể cả số tiền chuyển quyền sở hữu kết cấu hạ tầng và cho thuê kết cấu hạ tầng trên đất.

b- Đối với trư­ờng hợp chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất cùng với kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất là số tiền thu được không bao gồm số tiền nhượng bán công trình kiến trúc trên đất. Nếu tổ chức kinh doanh không tách riêng được số tiền nhượng bán công trình kiến trúc trên đất thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế bao gồm cả số tiền nhượng bán công trình kiến trúc trên đất.

2. Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất:

2.1- Chi phí để có quyền sử dụng đất, quyền thuê đất bao gồm:

a- Giá vốn của đất chuyển quyền được xác định như sau:

- Đối với đất Nhà n­ước giao có thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất là số tiền trên chứng từ thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất của Nhà nư­ớc.

- Đối với đất nhận quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân khác hoặc do tổ chức, cá nhân khác chuyển quyền thuê đất là giá ghi trên hợp đồng và chứng từ hợp pháp trả tiền khi nhận quyền sử dụng đất.

- Đối với tổ chức kinh doanh đổi công trình lấy đất của Nhà nư­ớc là giá trị công trình đã đổi.

- Đối với tổ chức kinh doanh có quyền sử dụng đất do trúng đấu giá là giá trúng đấu giá.

- Đối với trường hợp đất của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chuyển nh­ượng quyền sử dụng đất, chuyển quyền cho thuê đất mà đất đó có nguồn gốc do góp vốn liên doanh là giá trị theo biên bản góp vốn của Hội đồng quản trị.

- Đối với đất của tổ chức kinh doanh có nguồn gốc do nhận quyền sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp; do được thừa kế theo pháp luật dân sự; do được cho, biếu, tặng mà không xác định đư­ợc giá vốn của đất thì giá vốn được xác định theo giá các loại đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương quyết định căn cứ vào Bảng khung giá các loại đất do Chính phủ quy định tại thời điểm nhận quyền sử dụng đất.

Trư­ờng hợp tổ chức kinh doanh chuyển quyền sử dụng đất có nguồn gốc do nhận quyền sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp; do được thừa kế theo pháp luật dân sự; do được cho, biếu, tặng trước năm 1994 thì giá vốn đ­ược xác định theo giá các loại đất do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định năm 1994 căn cứ vào Bảng khung giá các loại đất do Chính phủ quy định tại Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994.

b- Chi phí đền bù thiệt hại về đất đã được trừ hoặc chưa được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

c- Chi phí đền bù thiệt hại về hoa màu.

d- Chi phí hỗ trợ di dời mồ mả.

e- Chi phí hỗ trợ đến nơi ở mới.

g- Chi phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng khác.

h- Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất.

Các khoản chi phí đền bù, hỗ trợ nêu tại Tiết 2.1 này nếu không có hoá đơn chứng từ được lập Bảng kê ghi rõ: tên; địa chỉ của người nhận; số tiền đền bù, hỗ trợ; chữ ký của người nhận tiền và được Chính quyền phường, xã nơi dân được đền bù, hỗ trợ xác nhận.

2.2- Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng.

2.3- Chi phí đầu t­ư xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, điện, cấp nước, thoát nước, bưu chính viễn thông…

2.4- Các khoản chi phí khác liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.

2.5 - Các khoản chi phí nêu tại Mục III, Phần B Thông tư này (nếu có).

Trường hợp tổ chức kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau thì các khoản chi phí chung nêu tại tiết 2.5 này được phân bổ theo tỷ trọng giữa doanh thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất với tổng doanh thu của tổ chức kinh doanh.

Đối với trường hợp doanh thu để tính thu nhập chịu thuế bao gồm cả công trình kiến trúc trên đất thì chi phí được xác định bao gồm cả giá trị công trình kiến trúc trên đất.

V. THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP TỪ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT

1. Thuế suất áp dụng đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất là 28%.

2. Sau khi tính thuế thu nhập theo mức thuế suất 28%, phần thu nhập còn lại phải tính thuế thu nhập bổ sung theo biểu luỹ tiến từng phần dư­ới đây:

Biểu thuế luỹ tiến từng phần

Bậc

Tỷ suất thu nhập còn lại trên chi phí

Thuế suất

1

Đến  15%

0%

2

Trên 15% đến 30%

10%

3

Trên 30% đến 45%

15%

4

Trên 45% đến 60%

20%

5

Trên 60%

25%

Ví dụ: Doanh thu tính thuế đối với đất chuyển quyền: 170 triệu đồng; toàn bộ chi phí chuyển quyền sử dụng đất: 50 triệu đồng. Thu nhập chịu thuế bằng (=) 120 triệu đồng (170 triệu đồng - 50 triệu đồng). Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất được xác định như sau:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất phổ thông: 120 triệu đồng x 28% = 33,6 triệu đồng.

- Thu nhập còn lại: 86,4 triệu đồng (120 triệu đồng - 33,6 triệu đồng) nộp thuế bổ sung theo biểu luỹ tiến từng phần như sau:

Đơn vị: triệu đồng

Bậc

Số tiền chịu thuế

Thuế suất

Số thuế

1

50 x 15% = 7,5

0%

0

2

( 50 x 30%) - 7,5 = 7,5

10%

0,75

3

( 50 x 45%) - ( 50 x 30%) = 7,5

15%

1,125

4

( 50 x 60%) - ( 50 x 45%) = 7,5

20%

1,5

5

86,4 - ( 50 x 60%) = 56,4

25%

14,1

 

Cộng

 

17,475

Tổng số thuế thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất phải nộp là: 33,6 triệu đồng + 17,475 triệu đồng = 51,075 triệu đồng.

VI. KHÔNG ÁP DỤNG MỨC THUẾ SUẤT  ƯU ĐÃI; MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ THEO HƯỚNG DẪN TẠI PHẦN E THÔNG TƯ NÀY ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT

VII. THỦ TỤC KÊ KHAI, NỘP THUẾ THU NHẬP TỪ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT

1. Tổ chức kinh doanh chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất; chuyển quyền sở hữu công trình kiến trúc trên đất, kết cấu hạ tầng trên đất phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất cùng với công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Thủ tục kê khai, nộp thuế:

2.1- Đối với tổ chức kinh doanh không phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất:

a- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được số liệu địa chính do văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến, cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế phải thông báo cho tổ chức kinh doanh có hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và số thuế thu nhập phải nộp từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất.

b- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo kê khai thuế của cơ quan thuế, tổ chức kinh doanh có hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất phải kê khai và nộp tờ khai thuế theo mẫu số 02D/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế.

c- Căn cứ vào số liệu trên tờ khai thuế, cơ quan thuế kiểm tra, xem xét, xác định nghĩa vụ thuế; thông báo cho tổ chức kinh doanh biết số thuế thu nhập chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất phải nộp hoặc không phải nộp đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất thuộc đối tượng không chịu thuế. Thời hạn nộp thuế được ghi trong thông báo chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ra thông báo thuế. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có chứng từ nộp thuế thu nhập chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của cơ sở kinh doanh, hoặc giấy chứng nhận không phải nộp thuế của cơ quan thuế.

d. Tổ chức kinh doanh phải quyết toán riêng số thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. Trường hợp số thuế đã nộp khi làm thủ tục cấp quyền sử dụng đất thấp hơn số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu số 02Đ/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) thì tổ chức kinh doanh phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách Nhà nước trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nộp tờ khai quyết toán thuế. Trường hợp số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế thì được trừ (-) số thuế nộp thừa vào số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu của hoạt động kinh doanh khác hoặc được trừ (-) vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tiếp theo. Trường hợp hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất bị lỗ thì tổ chức kinh doanh được chuyển lỗ vào thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của các năm sau theo quy định.

2.2- Đối với tổ chức chuyên kinh doanh nhà, đất, kết cấu hạ tầng, vật kiến trúc trên đất:

Thực hiện kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế theo hướng dẫn tại Phần D Thông tư này. Trường hợp hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất bị lỗ thì được chuyển lỗ vào thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của các năm sau.

Tổ chức kinh doanh thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất sau khi đã được cơ quan thuế kiểm tra quyết toán thuế.

Khi nhận được số liệu địa chính do văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến, cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức chuyên kinh doanh nhà, đất, kết cấu hạ tầng, vật kiến trúc trên đất phải xác nhận số diện tích đất chuyển quyền sử dụng, đất chuyển quyền thuê đã nộp thuế để văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

D. ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ

I. ĐĂNG KÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Cơ sở kinh doanh thực hiện đăng ký thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

1. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với việc đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng.

2. Các cơ sở kinh doanh khi đăng ký thuế phải khai rõ cả các đơn vị trực thuộc hạch toán kinh doanh độc lập và các đơn vị  hạch toán phụ thuộc báo sổ. Các đơn vị trực thuộc cơ sở kinh doanh thực hiện hạch toán độc lập hay phụ thuộc báo sổ đều phải đăng ký thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đơn vị đóng.

3. Các đơn vị hạch toán độc lập thuộc cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế riêng. Các đơn vị hạch toán báo sổ phụ thuộc cơ sở kinh doanh chính chỉ đăng ký thuế tại địa phương, không có nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế tại địa phương; Cơ sở kinh doanh chính có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế phần kinh doanh của mình và của các đơn vị hạch toán phụ thuộc báo sổ.

II. KÊ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 02A/TNDN kèm theo Thông tư này cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất vào ngày 25 tháng 01 hàng năm hoặc ngày 25 của tháng kế tiếp tháng kết thúc kỳ tính thuế đối với cơ sở kinh doanh có kỳ tính thuế là năm tài chính khác năm dương lịch.

Căn cứ để kê khai là dựa vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của năm trước và khả năng kinh doanh của năm tiếp theo.

Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập thì cơ sở kinh doanh tự xác định doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, số thuế phải nộp từng quý và chủ động kê khai với cơ quan thuế trong thời hạn chậm nhất không quá ngày 25 của tháng sau, kể từ tháng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Sau khi nhận được tờ khai thuế, cơ quan thuế phải kiểm tra, xem xét việc kê khai thuế của cơ sở kinh doanh. Nếu trong tờ khai, cơ sở kinh doanh không kê khai hoặc kê khai không rõ các căn cứ để xác định số thuế tạm nộp cả năm thì cơ quan thuế có quyền yêu cầu cơ sở kinh doanh giải trình các căn cứ để xác định số thuế tạm nộp cả năm. Trường hợp cơ sở kinh doanh không giải trình hoặc không chứng minh được các căn cứ ghi trong tờ khai thì cơ quan thuế ấn định số thuế tạm nộp cả năm, từng quý và thông báo cho cơ sở kinh doanh thực hiện.

Việc ấn định số thuế tạm nộp được thực hiện như sau:

- ấn định thu nhập chịu thuế cả năm căn cứ vào doanh thu của năm dự toán và tỷ  lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu của năm trước.

- ấn định thu nhập chịu thuế cả năm căn cứ vào thu nhập chịu thuế của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương.

Riêng đối với cơ sở thường trú tại Việt Nam của công ty ở nước ngoài thì  ngoài các biện pháp ấn định thuế nêu trên, cơ quan thuế có thể sử dụng biện pháp xác định thu nhập chịu thuế  như sau:

Thu nhập chịu thuế của cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế.

=

Tổng doanh thu của cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế.

Tổng doanh thu của công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế.

x

Tổng thu nhập của công ty ở       nước ngoài trong kỳ tính thuế.

Công ty ở nước ngoài có trách nhiệm xuất trình cho cơ quan thuế sổ sách, báo cáo kế toán của công ty đã được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận để làm căn cứ tính thu nhập chịu thuế cho cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Trường hợp cơ sở kinh doanh không đồng ý với mức ấn định thu nhập chịu thuế thì có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật. Trong khi chờ giải quyết, cơ sở kinh doanh vẫn phải nộp thuế theo mức thuế ấn định.

3. Đối với cơ sở kinh doanh mà kết quả sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong 6 tháng đầu năm có sự thay đổi lớn dẫn đến có thể tăng hoặc giảm trên 20% số thuế tạm nộp đã kê khai với cơ quan thuế thì cơ sở kinh doanh phải làm đầy đủ hồ sơ đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm và số thuế tạm nộp của hai quý cuối năm gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất không quá ngày 30 tháng 07 hàng năm. 

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp  cả năm và từng quý gồm có:

- Công văn đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm trong đó nêu rõ lý do xin điều chỉnh, số thuế đã tạm nộp 6 tháng đầu năm và số thuế còn phải nộp 6 tháng cuối năm.

- Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm  gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bản thuyết minh báo cáo tài chính theo mẫu quy định của pháp luật về kế toán.

Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị của cơ sở kinh doanh, cơ quan thuế trực tiếp quản lý có thông báo cho cơ sở kinh doanh số thuế tạm nộp  cả năm  đã điều chỉnh lại và số thuế còn phải nộp trong 2 quý cuối năm  hoặc lý do không chấp nhận đề nghị của doanh nghiệp chậm nhất là ngày 25 tháng 08 của năm.

4. Cơ sở kinh doanh không gửi tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp thì cơ quan thuế  có thông báo nhắc nhở cơ sở kinh doanh nộp tờ khai thuế. Nếu hết ngày 25 tháng 03 mà cơ sở kinh doanh vẫn chưa nộp tờ khai thuế thì cơ quan thuế ấn định số thuế tạm nộp cả năm, từng quý theo hướng dẫn tại Điểm 2 Mục này và thông báo để cơ sở kinh doanh thực hiện.

5. Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ thực hiện kê khai thuế hàng tháng, hàng quý hoặc năm cùng với kê khai thuế giá trị gia tăng. Căn cứ để kê khai số thuế phải nộp dựa vào tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu và thuế suất, cụ thể như sau:

5.1- Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ nhưng đã thực hiện bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ có hoá đơn, chứng từ phải kê khai doanh thu và tính thuế hàng tháng theo công thức sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp bằng (=) Doanh thu  x  Tỷ lệ (%) thu nhập chịu thuế trên doanh thu   x  Thuế suất.

5.2- Hộ gia đình và cá nhân kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, thực hiện kê khai thuế theo doanh thu do cơ quan thuế ấn định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức tại Tiết 5.1 Điểm này.

Việc ấn định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế phải bảo đảm đúng quy trình, công khai, dân chủ.

Tổng cục Thuế hướng dẫn các Cục Thuế xác định tỷ lệ (%) thu nhập chịu thuế trên doanh thu làm căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và đảm bảo sự hài hoà giữa các địa phương trong cả nước.

6. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, nhưng có thu nhập tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân tại Việt Nam khi chi trả thu nhập cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có trách nhiệm kê khai và khấu trừ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % tính trên tổng số tiền chi trả cho tổ chức, cá nhân nước ngoài do Bộ Tài chính quy định phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh.

7. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm thực hiện mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ theo giá thị trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

III. NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

1. Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế hàng quý theo Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá ngày cuối cùng của tháng cuối quý.

Việc xác định ngày nộp thuế của cơ sở kinh doanh được thực hiện như sau:

- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng chuyển khoản qua Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thì ngày nộp thuế là ngày Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác ký nhận trên Giấy nộp tiền vào ngân sách;

- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng tiền mặt thì ngày nộp thuế là ngày cơ quan Kho bạc nhận tiền thuế hoặc cơ quan thuế cấp Biên lai thuế.

2. Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế cùng với thuế giá trị gia tăng.

3. Tổ chức, cá nhân ở Việt Nam chi trả thu nhập cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp vào  Ngân sách nhà nước theo thời hạn do Bộ Tài chính quy định phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh, chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày chuyển trả tiền cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tổ chức, cá nhân Việt Nam không khấu trừ tiền thuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì ngoài việc nộp thay số tiền thuế, còn bị phạt vi phạm hành chính về thuế theo chế độ hiện hành.

4. Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi.

5. Thuế thu nhập doanh nghiệp được nộp bằng Đồng Việt Nam.

IV. QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Việc quyết toán thuế hàng năm được thực hiện như sau:

1. Khi kết thúc kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế theo mẫu tờ khai quyết toán thuế số 02Đ/TNDN (trừ trường hợp ấn định tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu).

1.1- Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế.

1.2- Việc quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện theo kỳ tính thuế  là năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm).

Trường hợp cơ sở kinh doanh được phép áp dụng kỳ tính thuế  là năm tài chính khác với năm dương lịch thì việc quyết toán thuế thực hiện theo năm tài chính.

Cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu (kể cả giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước), sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền.

Cơ sở kinh doanh là liên doanh của nhiều cơ sở kinh doanh khác, khi có quyết định giải thể, phá sản mà bị  lỗ thì số lỗ được phân bổ cho từng cơ sở kinh doanh tham gia liên doanh. Cơ sở tham gia liên doanh được tổng hợp số lỗ phân bổ từ cơ sở liên doanh vào kết quả kinh doanh của mình khi quyết toán thuế.

2. Cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp cơ quan thuế kiểm tra phát hiện các số liệu trong tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh không đúng qui định thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế, cơ sở kinh doanh còn bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Cơ sở kinh doanh được thụ hưởng tài sản của cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu (kể cả giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước), chia, tách, sáp nhập, hợp nhất chịu trách nhiệm nộp đủ số thuế còn thiếu và tiền phạt (nếu có) của cơ sở kinh doanh cũ.

3. Cơ sở kinh doanh phải nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc kết thúc năm tài chính.

Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu (kể cả giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước), sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản thì thời gian nộp tờ khai quyết toán thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

4. Cơ sở kinh doanh phải nộp số thuế còn thiếu theo tờ khai quyết toán thuế trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày phải nộp tờ khai quyết toán thuế cho cơ quan thuế. Nếu sau 10 ngày không nộp thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế còn thiếu, cơ sở kinh doanh còn bị phạt về hành vi chậm nộp tiền thuế.

5. Cơ sở kinh doanh  sau khi đã nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế mới phát hiện ra sai sót và cần điều chỉnh số liệu thì xử lý như sau:

5.1- Nếu trong thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế, cơ sở kinh doanh được nộp tờ khai quyết toán thuế điều chỉnh để thay thế tờ khai quyết toán thuế đã gửi cơ quan thuế.

5.2- Nếu quá thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế nhưng vẫn trong thời hạn 10 ngày nộp số thuế còn thiếu theo tờ khai quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh nộp tờ khai quyết toán thuế điều chỉnh thay thế tờ khai quyết toán thuế đã nộp cho cơ quan thuế và nộp thuế theo tờ khai quyết toán thuế điều chỉnh, đồng thời nộp phạt về hành vi chậm nộp tờ khai quyết toán thuế.

5.3- Trường hợp nộp tờ khai quyết toán thuế điều chỉnh đã quá thời hạn 10 ngày nộp số thuế còn thiếu theo tờ khai quyết toán thuế đã gửi thì ngoài việc phải nộp số thuế còn thiếu theo tờ khai quyết toán thuế điều chỉnh còn phải nộp phạt về hành vi chậm nộp tờ khai và chậm nộp thuế.

6. Việc kiểm tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại cơ sở kinh doanh do thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên quyết định.

Cơ quan thuế có quyền xác định lại giá mua, giá bán theo giá thị trường trong nước và ngoài nước, chi phí, thu nhập chịu thuế và các yếu tố khác đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu phát hiện giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh, thu nhập chịu thuế và các yếu tố khác của cơ sở kinh doanh không đúng với giá cả thị trường và các chi phí thực tế phát sinh.

Việc xác định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ theo giá thị trường trong nước và ngoài nước, chi phí, thu nhập chịu thuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm thực hiện theo biên bản kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền.

7. Đối với cơ sở kinh doanh không nộp tờ khai quyết toán thuế thì phải nộp thuế theo số thuế ấn định của cơ quan thuế.

Đ. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THUẾ

Cơ quan thuế có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như sau:

1. Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế theo đúng quy định.

2. Thông báo cho cơ sở kinh doanh trong các trường hợp:

2.1- Chưa gửi tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đúng thời hạn quy định.

2.2- Chưa nộp thuế đúng thời hạn hoặc nộp thiếu tiền thuế.

Trong thông báo phải ghi rõ số tiền thuế cơ sở kinh doanh chưa nộp và số tiền phạt chậm nộp.

2.3- Chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, thực hiện nộp thuế theo thông báo. Thông báo nộp thuế phải gửi tới cơ sở kinh doanh trước ngày phải nộp thuế tối thiểu là 3 ngày làm việc. Nếu  quá thời hạn ghi trên thông báo mà cơ sở kinh doanh chưa nộp thì cơ quan thuế tiếp tục ra thông báo lần thứ hai. Trong thông báo lần thứ hai cơ quan thuế phải ghi rõ số tiền thuế cơ sở kinh doanh chưa nộp và số tiền phạt chậm nộp.

3. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh bảo đảm thực hiện đúng pháp luật.

quan thuế phải xem xét, phân loại tờ khai quyết toán thuế để tổ chức thanh tra, kiểm tra.

Tổng cục thuế ban hành các tiêu thức phân loại tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để tiến hành thanh tra, kiểm tra và ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh.

4. Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế.

5. Yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức, cá nhân có liên quan khác cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tính, nộp thuế của cơ sở kinh doanh.

6. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.

7. ấn định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh trong các trường hợp sau:

7.1- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.

7.2- Không kê khai hoặc kê khai không đúng căn cứ để tính thuế hoặc không chứng minh được các căn cứ đã ghi trong tờ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế.

7.3- Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan tới việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

7.4- Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh.

E. MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

I. ĐIỀU KIỆN ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Dự án đầu tư có các điều kiện sau đây được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:

1. Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực quy định tại Danh mục A Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (gọi tắt là ngành nghề, lĩnh vực A).

2. Đầu tư  vào  ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm và có sử dụng số lao động bình quân trong năm ( gọi tắt là sử dụng nhiều lao động ) ít nhất là:

- Ở đô thị loại 1 và loại 2: 100 người;

- Ở địa bàn khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục B hoặc Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: 20 người;

- Ở địa bàn khác: 50 người.

3. Địa bàn khuyến khích đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

3.1-  Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Danh mục B Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (gọi tắt là địa bàn B).

3.2- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Danh mục C Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (gọi tắt là địa bàn C).

II.  THUẾ SUẤT ƯU ĐÃI VÀ THỜI HẠN ÁP DỤNG THUẾ SUẤT ƯU ĐÃI:

1. Thuế suất ưu đãi:

1.1- Thuế suất  20% áp dụng đối với: hợp tác xã được thành lập tại các địa bàn không thuộc địa bàn B và địa bàn C; cơ sở kinh doanh mới thành lập từ  dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A.

1.2- Thuế suất  20% áp dụng đối với: cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư tại địa bàn B.

1.3- Thuế suất 15% áp dụng đối với: hợp tác xã được thành lập tại địa bàn B; cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại điạ bàn B.

1.4- Thuế suất  15% áp dụng đối với: cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư tại địa bàn  C.

1.5- Thuế suất 10% áp dụng đối với:  hợp tác xã được thành lập tại địa bàn C; cơ sở kinh doanh mới thành lập thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn C.

Cơ sở kinh doanh có các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ  được áp dụng các mức thuế suất ưu đãi khác nhau thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thu nhập theo từng dự án đầu tư. Trường hợp không hạch toán riêng được thu nhập theo từng dự án đầu tư thì phải nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất mà cơ sở kinh doanh đang áp dụng.

2. Thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi  như sau:

2.1- Thuế suất 10% được áp dụng trong 15 năm, kể từ khi hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh;

2.2- Thuế suất 15% được áp dụng trong 12 năm, kể từ khi hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh;

2.3- Thuế suất 20% được áp dụng trong 10 năm, kể từ khi cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh;

Sau thời hạn được hưởng mức thuế suất ưu đãi tại điểm này, hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất 28%.

III- MỨC VÀ THỜI GIAN MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm được miễn thuế, giảm thuế như sau:

1.1-  Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 02 năm tiếp theo đối với cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm ra khỏi đô thị theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

1.2-  Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 03 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư  thuộc ngành nghề, lĩnh vực A hoặc sử dụng nhiều lao động.

1.3- Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và sử dụng nhiều lao động.

1.4- Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 06 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn B và cơ sở kinh doanh di chuyển đến điạ bàn B.

1.5- Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập  chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 08 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn C và cơ sở kinh doanh di chuyển đến địa bàn C.

1.6- Được miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 07 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn B.

1.7- Được miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 08 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn B, đồng thời sử dụng nhiều lao động;

1.8- Được miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn B, đồng thời sử dụng nhiều lao động trong đó số lao động là người dân tộc thiểu số chiếm trên 30% trên tổng số lao động bình quân sử dụng trong năm.

1.9- Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 07 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn C.

1.10- Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 08 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn C, đồng thời sử dụng nhiều lao động.

1.11- Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn C, đồng thời sử dụng nhiều lao động trong đó số lao động là người dân tộc thiểu số chiếm  trên 30% trên tổng số lao động bình quân sử dụng trong năm.

1.12- Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).

Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm được miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại điểm này là cơ sở kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai. 

Cơ sở kinh doanh được miễn thuế,  giảm thuế thực hiện đồng thời nhiều hoạt động kinh doanh thì phải theo dõi hạch toán riêng thu nhập của hoạt động kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được thì thu nhập của hoạt động kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế  được  xác định bằng (=) tổng thu nhập chịu thuế nhân (x) với tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế và tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh.

Cơ sở kinh doanh được thành lập trong các trường hợp dưới đây thì không đủ điều kiện được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điểm này:

- Cơ sở kinh doanh được thành lập do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất theo quy định của Luật doanh nghiệp.

- Cơ sở kinh doanh được thành lập do chuyển đổi sở hữu (trừ các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá theo Nghị dịnh số 64/2002/NĐ-CP   ngày 19/06/2002 của Chính phủ và doanh nghiệp Nhà nước thực hiện giao, bán, khoán, cho thuê theo Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/09/1999 của Chính phủ);

- Cơ sở kinh doanh  được thành lập do đổi tên từ những cơ sở kinh doanh đang hoạt động trước đây như: chủ hộ kinh doanh cá thể thành lập doanh nghiệp tư nhân với ngành nghề kinh doanh như cũ và trụ sở kinh doanh vẫn đóng tại địa điểm kinh doanh cũ; chủ doanh nghiệp tư nhân giải thể doanh nghiệp để thành lập lại doanh nghiệp tư nhân; công ty hợp danh hoặc tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn trên cùng một địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với tư cách là chủ tịch hội đồng thành viên hay là người có số vốn góp cao nhất trong vốn Điều lệ của công ty; chủ tịch hội đồng thành viên hay là người có số vốn góp cao nhất trong công ty trách nhiệm  hữu hạn đang hoạt động, nay thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hoặc tham gia thành lập  công ty trách nhiệm hữu hạn khác mà họ vẫn là chủ tịch hội đồng thành viên hay là người có số vốn góp cao nhất trong vốn Điều lệ của công ty mới thành lập.

2. Khu kinh tế, dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư  do Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 04 năm miễn thuế, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm  tiếp theo.

3. Cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại như sau:

3.1- Được miễn thuế 01 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 02 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư  lắp đặt dây chuyền sản xuất mới không thuộc ngành nghề, lĩnh vực A; không thực hiện tại địa bàn B hoặc điạ bàn C.

3.2- Được miễn thuế 01 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo nếu thuộc ngành nghề, lĩnh vực A.

3.3- Được miễn thuế 03 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo nếu thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn B.

3.4- Được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 07 năm tiếp theo nếu thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn C.

Thời gian miễn thuế, giảm thuế theo điểm  này được tính từ năm dự án đầu tư  hoàn thành bắt đầu đưa vào sản xuất, kinh doanh. Đối với những dự án đầu tư có thời gian thực hiện dự án kéo dài và chia ra thành nhiều hạng mục đầu tư thì cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn thời gian tính miễn thuế, giảm thuế theo từng hạng mục đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh. Căn cứ thời gian dự kiến thực hiện dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh đăng ký với cơ quan thuế thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với dự án đầu tư.

Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm.  Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được phần thu nhập tăng thêm  do đầu tư mang lại thì phần thu nhập tăng thêm miễn thuế, giảm thuế được xác định như sau:

Phần thu nhập tăng thêm được miễn thuế, giảm thuế

=

Phần thu nhập chịu thuế trong năm

x

Giá trị tài sản cố định đầu tư mới đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh

Tổng nguyên giá tài sản cố định thực tế dùng cho sản xuất, kinh doanh

Tổng nguyên giá tài sản cố định thực tế dùng cho sản xuất, kinh doanh gồm:  giá trị tài sản cố định đầu tư mới đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và nguyên giá tài sản cố định hiện có đang dùng cho sản xuất kinh doanh theo số liệu cuối kỳ Bảng cân đối kế toán năm.

Trường hợp dự án đầu tư có thời gian thực hiện trên một năm và chia ra làm nhiều hạng mục đầu tư, cơ sở kinh doanh đã đăng ký với cơ quan thuế  thời gian miễn thuế, giảm thuế theo từng hạng mục đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh thì giá trị tài sản cố định đầu tư mới được xác định theo giá trị luỹ kế của các hạng mục đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng tính đến thời điểm quyết toán thuế của năm miễn thuế, giảm thuế. 

Ví dụ: Cuối năm 2004 công ty A có tổng nguyên giá tài sản cố định thực tế tham gia sản xuất, kinh doanh là 30 tỷ đồng. Công ty có dự án đầu tư dài. Năm 2005 đưa một hạng mục vào sử dụng trị giá 10 tỷ đồng; năm 2006 đưa tiếp một hạng mục khác vào sử dụng trị giá 15 tỷ đồng. Công ty không hạch toán riêng được phần thu nhập tăng thêm do thực hiện từng hạng mục đầu tư. Kết quả kinh doanh của Công ty: năm 2005 thu nhập chịu thuế  là 12 tỷ đồng; năm 2006  thu nhập chịu thuế là  là 20 tỷ đồng.

Phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại được miễn thuế, giảm thuế xác định như sau:

+ Năm 2005:   

Phần thu nhập tăng thêm được miễn thuế, giảm thuế


=


12 tỷ đồng


x

10 tỷ đồng

30 tỷ đồng + 10 tỷ đồng

+ Năm 2006:                                           

Phần thu nhập tăng thêm được miễn thuế, giảm thuế

=

20 tỷ đồng

x

10 tỷ đồng + 15 tỷ đồng

40 tỷ đồng + 15 tỷ đồng

Đối với các dự án đầu tư đã hoàn thành từng hạng Mục đầu tư, nhưng chưa đưa vào sản xuất, kinh doanh để tăng năng lực, hiệu quả kinh doanh trong năm thì giá trị hạng Mục đầu tư không được đưa vào giá trị tài sản cố định đầu tư mới để tính số thu nhập tăng thêm được miễn thuế, giảm thuế.

4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu thuộc ngành nghề, lĩnh vực A, ngoài việc được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điểm 1, Điểm 2, Điểm 3 Mục này còn được ưu đãi thêm về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

4.1- Được giảm 50% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có được trong các trường hợp:

a- Xuất khẩu của năm đầu tiên được thực hiện bằng cách xuất khẩu trực tiếp.

b- Xuất khẩu mặt hàng mới có tính năng kinh tế - kỹ thuật, tính năng sử dụng khác với mặt hàng trước đây doanh nghiệp đã xuất khẩu.

c- Xuất khẩu ra thị trường một quốc gia mới, hoặc lãnh thổ mới khác với thị trường trước đây.

4.2- Được giảm 50% số thuế phải nộp cho phần thu nhập tăng thêm do xuất khẩu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư có doanh thu xuất khẩu năm sau cao hơn năm  trước.

4.3- Được giảm  20% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối với các trường hợp:

a- Có doanh thu xuất khẩu đạt tỷ trọng trên 50% tổng doanh thu. Việc xét giảm thuế được thực hiện theo từng năm.

b- Duy trì thị trường xuất khẩu ổn định về số lượng hoặc giá trị hàng hoá xuất khẩu trong ba năm liên tục trước đó.

4.4- Được giảm  thêm  25% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư nêu tại Tiết 4.1, 4.2, 4.3 Điểm này thực hiện tại địa bàn B.

4.5- Được miễn toàn bộ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư nêu tại Tiết 4.1, 4.2 hoặc 4.3 Điểm này thực hiện tại địa bàn C.

5. Cơ sở kinh doanh được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập có được trong các trường hợp sau đây:

5.1- Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ.

5.2- Phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm trong thời kỳ sản suất thử nghiệm  theo đúng quy trình sản xuất, nhưng tối đa không quá 6 tháng kể từ ngày bắt đầu sản xuất thử nghiệm.

5.3- Phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam, nhưng tối đa không qua 01 năm kể từ ngày bắt đầu áp dụng công nghệ mới này để sản xuất ra sản phẩm.

5.4- Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.

5.5- Phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số.

5.6- Phần thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật.

Cơ sở kinh doanh được xác định là dành riêng cho lao động là người tàn tật  ( bao gồm cả thương binh, bệnh binh) phải có đủ các điều kiện sau:

- Được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận.

- Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.

- Có giấy phép kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Sử dụng từ 10 lao động trở lên, trong đó có 51% số lao động là người tàn tật có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền. Số lao động còn lại chủ yếu là thân nhân của người tàn tật, người góp vốn cổ phần và người có trình độ quản lý, chuyên môn, khoa học - kỹ thuật.

- Có quy chế hoặc điều lệ hoạt động phù hợp với đối tượng lao động là người tàn tật.

5.7- Phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, trẻ em  có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.

Các hoạt động dạy nghề được miễn thuế theo hướng dẫn tại điểm này phải có đủ các điều kiện sau:

- Cơ sở dạy nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09/01/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động, Luật giáo dục về dạy nghề và các văn bản hướng dẫn.

- Hoạt động đúng ngành nghề ghi trong giấy phép hành nghề hoặc ngành nghề đã đăng ký với cơ quan lao động - thương binh và xã hội có thẩm quyền.

- Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ và đã đăng ký nộp thuế.

6. Hợp tác xã; cá nhân, hộ cá thể kinh doanh có mức thu nhập thấp được xét miễn thuế, giảm thuế:

6.1- Hợp tác xã có mức thu nhập bình quân tháng trong năm của mỗi người lao động dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước được miễn thuế.

6.2- Cá nhân, hộ cá thể kinh doanh có thu nhập bình quân tháng trong năm của mỗi người lao động dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước được miễn thuế.

6.3- Cá nhân, hộ cá thể kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, tính và nộp thuế trên mức doanh thu ấn định, nếu nghỉ kinh doanh liên tục từ 15 ngày trở lên trong tháng được xét giảm 50% số thuế phải nộp; nếu nghỉ cả tháng thì được xét miễn thuế của tháng đó.

7. Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các trường hợp sau:

7.1- Miễn thuế cho phần thu nhập của các nhà đầu tư nhận được do góp vốn bằng: Bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.

7.2- Giảm  50% số thuế phải nộp cho phần thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cho các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

7.3- Cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên; hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên  của cơ sở kinh doanh được giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi cho lao động nữ hướng dẫn tại Điểm 6.1, Mục III, Phần B Thông tư này nếu hạch toán riêng được.

Các đơn vị sự nghiệp, cơ quan văn phòng thuộc các Tổng công ty Nhà nước có đủ điều kiện về lao ộng nữ nhưng không trực tiếp kinh doanh thì không được giảm thuế theo tiết này.

8. Cơ sở kinh doanh sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm, kể từ  năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Cơ sở kinh doanh khi phát sinh lỗ phải có kế hoạch chuyển lỗ và đăng ký kế hoạch chuyển lỗ với cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh không được chuyển lỗ nếu không đăng ký với cơ quan thuế hoặc chuyển lỗ ngoài kế hoạch chuyển lỗ đã đăng ký với cơ quan thuế.

IV. NGUYÊN TẮC, THỦ TỤC MIỄN, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1. Nguyên tắc thực hiện  miễn, giảm thuế.

1.1- Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp nêu tại Mục II, Mục III, Phần này chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh có đủ điều kiện được ưu đãi thuế; thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; đã đăng ký thuế và nộp thuế theo kê khai.

1.2- Trong cùng một thời gian, nếu có một khoản thu nhập được miễn thuế, giảm thuế theo nhiều trường hợp khác nhau thì cơ sở kinh doanh tự lựa chọn một trong những trường hợp miễn thuế, giảm thuế có lợi nhất và thông báo cho cơ quan thuế biết.

1.3- Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục kể từ năm đầu tiên cơ sở kinh doanh có thu nhập chịu thuế chưa trừ số lỗ được chuyển. Trường hợp năm  đầu tiên được miễn thuế, giảm thuế có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ dưới sáu tháng, cơ sở kinh doanh có quyền được hưởng miễn thuế, giảm thuế ngay năm đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được miễn thuế, giảm thuế từ năm tiếp theo.

2. Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế.

2.1- Cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập chịu thuế  và quyết toán thuế theo đúng hướng dẫn tại Mục IV, Phần D Thông tư này.

Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với cơ sở kinh doanh phải kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế cơ sở kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ cơ sở kinh doanh được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà cơ sở kinh doanh đáp ứng được.

2.2- Đối với các trường hợp miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại Điểm  6, Mục III, Phần này thì hợp tác xã, cá nhân kinh doanh, chủ hộ cá thể kinh doanh phải có đơn đề nghị miễn thuế, giảm thuế có xác nhận của chính quyền phường, xã gửi cơ quan thuế. Cơ quan thuế trực tiếp quản lý sau khi thông qua hội đồng tư vấn thuế cùng cấp ra thông báo miễn thuế, giảm thuế hoặc lý do từ  chối đề nghị miễn thuế, giảm thuế.

G. XỬ  LÝ VI PHẠM

I. XỬ LÝ VI PHẠM VỀ THUẾ

Cơ sở kinh doanh vi phạm quy định về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp bị xử lý như sau:

1. Không thực hiện đúng những quy định về chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt ghi trong thông báo thuế, lệnh thu thuế hoặc quyết định xử phạt, thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt theo Luật định, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp.

3. Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế đã khai man, trốn thuế, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần số tiền thuế gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

4. Không nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc quyết định xử lý về thuế thì bị xử lý như sau:

4.1- Trích tiền gửi của cơ sở kinh doanh tại Ngân hàng, Kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt.

Ngân hàng, Kho bạc, tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ sở kinh doanh để nộp thuế, nộp phạt vào Ngân sách Nhà nước theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền trước khi thu nợ.

4.2- Tạm giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt.

4.3- Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt còn thiếu.

Thủ tục, trình tự  xử lý theo Điểm 4 này theo qui định của pháp luật hiện hành.

II. THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM VỀ THUẾ

Cơ quan thuế các cấp khi phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp phải kiểm tra xác định rõ hành vi vi phạm, lập hồ sơ theo quy định. Căn cứ vào mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, cơ quan thuế có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hoặc kiến nghị lên cơ quan thuế cấp trên và cơ quan pháp luật xử lý theo thẩm quyền. Thẩm quyền xử lý vi phạm về thuế được hướng dẫn như sau:

1. Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế có thẩm quyền xử lý vi phạm về thuế:

1.1- Xử lý đối với các vi phạm của cơ sở kinh doanh quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 23 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn tại Điểm 1, Điểm 2, Mục I Phần G của Thông tư  này .

1.2- Phạt tiền từ một đến năm lần số thuế gian lận theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn tại Điểm 3, Mục I Phần G của Thông tư này.

2. Cục trưởng cục thuế, Chi cục trưởng chi cục thuế trực tiếp quản lý thu thuế có thẩm quyền xử lý vi phạm về thuế:

2.1- áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại Khoản 4 Điều 23 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn tại Điểm 4, Mục I, Phần G Thông tư này.

2.2- Chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn tại Điểm 3, Mục I, Phần G của Thông tư này.

H. KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU

1. Quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh trong việc khiếu nại về thuế:

Theo quy định Điều 26 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có quyền khiếu nại về việc cán bộ thuế, cơ quan thuế thi hành không đúng Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Đơn khiếu nại phải gửi cho cơ quan thuế nơi phát hành thông báo thuế, lệnh thu hoặc quyết định xử lý, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được lệnh thu hoặc quyết định xử lý. Trong khi chờ giải quyết, cơ sở kinh doanh vẫn phải nộp đủ và đúng thời hạn số tiền thuế, tiền phạt đã thông báo.

Nếu cơ sở kinh doanh không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan thuế hoặc quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi đơn mà chưa nhận được ý kiến giải quyết thì đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên hoặc khởi kiện ra toà án theo đúng quy định của pháp luật.

Cơ sở kinh doanh phải thực hiện đúng các thủ tục, trình tự khiếu nại hay khởi kiện theo các quy định pháp luật hiện hành.

2. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế trong việc giải quyết khiếu nại về thuế:

Theo quy định tại Điều 27 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ quan thuế các cấp khi nhận được đơn khiếu nại về thuế của đối tượng nộp thuế phải xem xét giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn. Đối với vụ việc phức tạp, phải điều tra xác minh mất nhiều thời gian, thì cần thông báo cho người khiếu nại biết, nhưng thời gian giải quyết chậm nhất cũng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đơn; nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Cơ quan thuế kiểm tra phát hiện và kết luận có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế, xử lý phạt vi phạm về thuế  thì cơ quan thuế có trách nhiệm  truy thu hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền phạt tính không đúng trong thời hạn năm năm về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh không đăng ký kê khai, nộp thuế thì thời hạn truy thu tiền thuế, tiền phạt được tính kể từ khi cơ sở kinh doanh bắt đầu hoạt động.

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2004.

2. Bãi bỏ các văn bản hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp:

- Thông tư số 13/2001/TT-BTC ngày 08/03/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài.

- Thông tư số 18/2002/TT-BTC ngày 20/02/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 04/06/2001 của Chính phủ và Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/08/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đều hết hiệu lực thi hành, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

- Bãi bỏ nội dung hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp của các thông tư do Bộ Tài chính và các ngành ban hành trái với hướng dẫn của Thông tư này.

- Bãi bỏ các nội dung hướng dẫn về thuế chuyển  quyền sử dụng đất áp dụng đối với tổ chức kinh doanh tại các văn bản do Bộ Tài chính và các ngành ban hành trái với hướng dẫn của Thông tư này.

3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp Giấy phép đầu tư; các cơ sở kinh doanh trong nước đã được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư tiếp tục được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ghi trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Trường hợp mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ghi trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thấp hơn mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn tại Thông tư này thì cơ sở kinh doanh được hưởng  các mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư này cho khoảng thời gian ưu đãi còn lại (thời gian ưu đãi về thuế theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trừ (-) thời gian ưu đãi về thuế đã được hưởng đến ngày 01/01/2004).

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hết thời hạn được ưu đãi về thuế suất theo Giấy phép đầu tư thì chuyển sang áp dụng thuế suất 25%; trường hợp đang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 25% thì tiếp tục được áp dụng thuế suất 25% đến hết thời hạn của Giấy phép đầu tư. Các cơ sở kinh doanh trong nước hết thời hạn ưu đãi về thuế suất chuyển sang áp dụng thuế suất 28%; các cơ sở kinh doanh trong nước đang áp dụng thuế suất 32% chuyển sang áp dụng thuế suất 28%, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

4. Việc giải quyết những tồn tại về thuế, quyết toán thuế, miễn thuế, giảm thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế thu nhập doanh nghiệp trước ngày 01/01/2004 được thực hiện theo  các quy định tương ứng hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành trước ngày 01/01/2004.

 

Trương Chí Trung

(Đã ký)

 

MẪU SỐ 01/TNDN

BẢNG KÊ MUA HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÔNG KINH DOANH KHÔNG CÓ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ
THEO CHẾ ĐỘ QUY ĐỊNH

(Tháng..... năm....)

- Tên cơ sở kinh doanh:……………………………………………….

- Mã số thuế:…………………………………………………………..

- Địa chỉ:………………………………………………………………

- Điện thoại:……………… Fax:……………… E-mail:…………….

- Địa chỉ nơi tổ chức thu mua:…………………………………………

- Người phụ trách thu mua:……………………………………………

Ngày tháng

năm

Người bán

Hàng hóa, dịch vụ mua vào

Ghi chú

Tên người bán

Địa chỉ

 

Tên hàng hoá, dịch vụ

Số lượng

Đơn giá

Tổng Giá thanh toán

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào:……………………………

Ngày... tháng... năm 200...

Người lập bảng kê
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày... tháng... năm 200…

Giám đốc cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Bảng kê này được lập căn cứ vào chứng từ thanh toán giữa người bán và người mua, trong đó ghi rõ số lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ, thời gian mua, tên và địa chỉ người bán, ký nhận của bên bán.

- Căn cứ vào giá trị thực tế của hàng hoá, dịch vụ mua vào, cơ sở kinh doanh lập bảng kê theo thứ tự thời gian mua hàng hoá, dịch vụ và ghi đầy  đủ các chỉ tiêu trên bảng kê.

MẪU SỐ 02A/TNDN                                  

CỤC THUẾ:   

CHI  CỤC THUẾ:                                                                                                    

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

(Kỳ tính thuế….)

Mã số thuế: ……………………………………………………….

Tên cơ sở kinh doanh:…………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………..

Quận/ huyện:                                Tỉnh, thành phố:

Điện thoại:                                    Fax:                                 E- mail:

Ngành nghề kinh doanh chính:

Đơn vị tính: đồng Việt Nam

Chỉ tiêu

Mã số (MS)

Thực hiện năm trước

Dự kiến năm nay

Thực hiện 9 tháng

Ước cả năm

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1. Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ  

01

 

 

 

                  

Trong đó: Doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất

02

 

 

 

2. Các Khoản giảm trừ  

03

 

 

   

3. Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ. 

04

 

 

        

 Trong đó:  Chi phí chuyển quyền sử dụng đất

05

 

 

                 

4. Chi phí tài chính

06

 

 

                       

5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (MS 01 - MS 03- MS 04- MS 06)

07

 

 

 

Trong đó: Lợi nhuận từ chuyền quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất

08

 

 

 

6. Thu nhập khác

09

 

 

 

7. Chi phí khác

10

 

 

 

8. Lợi nhuận khác (MS 09- MS 10)

11

 

 

 

9. Lỗ năm trước chuyển sang      

12

 

 

       

10. Tổng thu nhập chịu thuế (MS 07 + MS 11– MS 12)

13

 

 

                               

11. Thuế suất

14

 

 

                      

12. Thuế phải nộp, chưa bao gồm thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất [( MS 13 - MS 08) nhân (x) MS 14]

15

 

 

       

13. Thuế thu nhập từ chuyển quyền  sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất *

16

 

 

 

13. Thuế được miễn, giảm (nếu có)

17

 

 

 

14 Tổng số thuế tạm nộp cả năm (MS 15 + MS 16- MS 17)

18

 

 

 

15. Số thuế tạm nộp từng quý

 ( MS 18 chia (: ) 4 )

19

 

 

                     

Thuyết minh của cơ sở kinh doanh về các chỉ tiêu nêu trên, trong đó ghi rõ nguyên nhân tăng, giảm  so với năm trước:

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày... tháng…. năm...

Giám đốc

(Ký; ghi rõ họ tên; đóng dấu)

Nơi gửi tờ khai:

- Cơ quan thuế:

- Địa chỉ:

Cơ quan thuế nhận tờ khai:

- Ngày nhận:

- Người nhận (ký và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 02B/TNDN

           

CỤC THUẾ:   

CHI  CỤC THUẾ:                                                                                                   

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI ĐIỀU CHỈNH THUẾ  THU NHẬP DOANH NGHIỆP

(Kỳ tính thuế:....)

Mã số thuế: ……………………………………………………..

Tên cơ sở kinh doanh……………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………

Quận/ huyện:                                Tỉnh, thành phố:

Điện thoại:                                    Fax:                                 E- mail:

Ngành nghề kinh doanh chính:

Đơn vị tính: đồng Việt Nam

Chỉ tiêu

Mã số (MS)

Thực hiện năm trước

Thực hiện quý I

Thực hiện 6 tháng đầu năm

Ước thực hiện cả năm

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1. Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ  

01

 

 

 

 

                  

Trong đó: Doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất

02

 

 

 

 

2. Các Khoản giảm trừ  

03

 

 

 

   

3. Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ. 

04

 

 

 

        

 Trong đó:  Chi phí chuyển quyền sử dung đất

05

 

 

 

                 

4. Chi phí tài chính

06

 

 

 

                       

5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (MS 01 - MS 03- MS 04- MS 06)

07

 

 

 

 

Trong đó: Lợi nhuận từ chuyền quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất

08

 

 

 

 

6. Thu nhập khác

09

 

 

 

 

7. Chi phí khác

10

 

 

 

 

8. Lợi nhuận khác (MS 09-MS 10)

11

 

 

 

 

9. Lỗ năm trước chuyển sang      

12

 

 

 

       

10. Tổng thu nhập chịu thuế (MS 07 + MS 11 - MS 12)

13

 

 

 

                               

11. Thuế suất

14

 

 

 

                      

12. Thuế phải nộp, chưa bao gồm thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất [( MS 13 - MS 08) nhân (x) MS 14]

15

 

 

 

       

13. Thuế thu nhập từ chuyển quyền  sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất *

16

 

 

 

 

13. Thuế được miễn, giảm (nếu có)

17

 

 

 

 

14 Tổng số thuế tạm nộp cả năm (MS 15 + MS 16- MS 17)

18

 

 

 

 

15. Số thuế tạm nộp từng quý

 ( MS 18 chia (: ) 4 )

19

 

 

 

                     

Thuyết minh của cơ sở kinh doanh về các chỉ tiêu nêu trên, trong đó ghi rõ nguyên nhân tăng, giảm  so với năm trước:

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày... tháng…. năm...
Giám đốc
(Ký; ghi rõ họ tên; đóng dấu)

Nơi gửi tờ khai:

- Cơ quan thuế:

- Địa chỉ:

Cơ quan thuế nhận tờ khai:

- Ngày nhận:

- Người nhận (ký và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 02C/TNDN

CỤC THUẾ:   

CHI  CỤC THUẾ:                                                                                                   

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI  THUẾ THU NHẬP

TỪ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT

(Dùng cho tổ chức kinh doanh không phát sinh thường xuyên thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.)

A. PHẦN TỔ CHỨC KINH DOANH TỰ KÊ KHAI:

1. Bên chuyển quyền:.

1.1- Mã số thuế:

1.2- Tên tổ chức kinh doanh:

1.3- Địa chỉ trụ sở:

1.4- Ngành nghề kinh doanh chính:

2. Bên nhận quyền:

2.1- Cơ sở kinh doanh:

a- Mã số thuế:

b-Tên cơ sở kinh doanh:

c- Địa chỉ trụ sở:

d- Ngành nghề kinh doanh chính:

2.2- Tổ chức, cá nhân không kinh doanh:

a- Tên:

b- Địa chỉ:

c- Quyết định thành lập (đối với tổ chức) hoặc số chứng minh nhân dân (đối với cá nhân):

3. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, quyền thuê đất: Số.... ngày.... tháng.... năm có công chứng hoặc chứng thực tại UBND phường (xã) xác nhận ngày... tháng... năm....

4. Đất được chuyển quyền:

4.1- Diện tích:.................... m2   

4.2- Vị trí:

4.3- Trường hợp chuyển quyền:

- Thuộc diện chịu thuế:

- Không thuộc diện chịu thuế:

4.4- Giá thực tế chuyển quyền (đ/m2 ):

5. Xác định thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, quyền thuê đất:

5.1- Doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, quyền thuê đất [Điểm 4.1 nhân (x) Điểm 4.4]:

5.2- Chi  phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất:

a- Chi phí để có quyền sử dụng đất, quyền thuê đất

Trong đó:

- Giá vốn của đất chuyển quyền:

- Chi phí đền bù thiệt hại về đất:

b- Chi phí cải tạo, san lấp mặt bằng:

c- Chi phí đầu tư xây dựng kết quả hạ tầng:

d- Chi phí khác:

5.3- Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất [Điểm 5.1  trừ (-) Điểm 5.2]:

5.4- Số thuế phải nộp theo thuế suất 28% [Điểm 5.3 nhân (x) 28%]:

5.5- Phần thu nhập còn lại sau khi nộp thuế theo thuế suất 28%:

5.6- Tỷ lệ thu nhập còn lại trên tổng chi phí [Điểm 5.5 chia (:) Điểm 5.2]:

5.7- Số thuế phải nộp theo biểu thuế luỹ tiến từng phần:

6- Tổng số thuế phải nộp [Điểm 5.4 cộng (+) Điểm 5.7]:

Chúng tôi cam đoan việc kê khai trên đây là đúng sự thật, hợp pháp và thực hiện nộp thuế đầy đủ  đúng thời  hạn quy định.

Ngày...... tháng..... năm......

Giám đốc của tổ chức chuyển quyền
(ký tên, đóng dấu)

Nơi gửi tờ khai:

- Cơ quan thuế:

- Địa chỉ:

Cơ quan thuế nhận tờ khai:

- Ngày nhận:

- Người nhận (ký và ghi rõ họ tên)

B. PHẦN KIỂM TRA XÁC ĐỊNH CỦA CƠ QUAN THUẾ

1. Diện  tích đất thực tế chuyển quyền sử dụng:....... m2

2. Vị trí đất chuyển quyền:

3. Giá thực tế chuyển quyền (đ/m2 ):

4. Doanh thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất [Điểm 1 nhân (x) Điểm 3]:

5. Chi  phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất:

5.1- Chi phí để có quyền sử dụng đất, quyền thuê đất

Trong đó:

- Giá vốn của đất chuyển quyền:

- Chi phí đền bù thiệt hại về đất:

- Chi phí hỗ trợ:

5.2- Chi phí cải tạo, san lấp mặt bằng:

5.3- Chi phí đầu tư xây dựng kết quả hạ tầng:

5.4- Chi phí khác:

6- Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất [Điểm 4 trừ (-) Điểm 5]:

7- Số thuế phải nộp theo thuế suất 28%:

8- Phần thu nhập còn lại sau khi nộp thuế theo thuế suất 28%:

9- Tỷ lệ thu nhập còn lại trên tổng chi phí [Điểm 8 chia (:) Điểm 5]:

10- Số thuế phải nộp theo biểu thuế luỹ tiến từng phần

11- Tổng số thuế phải nộp [Điểm 7 cộng (+) Điểm 10]:

Cán bộ kiểm tra tính thuế
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày..... tháng..... năm........
Thủ trưởng cơ quan thuế
(Ký tên, đóng dấu)

 

MẪU SỐ 02D/TNDN                 

CỤC THUẾ:   

CHI  CỤC THUẾ:                                                                                                   

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG BÁO NỘP THUẾ

(Dùng cho tổ chức kinh doanh không phát sinh thường xuyên
thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất)

Mã số thuế:..................…………………………………………………….

Tên tổ chức kinh doanh:……………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………….

Quận/ huyện:………………… Tỉnh, thành phố:………………………….

Điện thoại:                                    Fax:                                 E-mail:

Ngành nghề kinh doanh chính:……………………………………………

Đơn vị tính: đồng Việt Nam

ST

Chỉ tiêu

Mã số

Số tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Số thuế phải nộp theo thuế suất 28% 

01

                       

2

Số thuế phải nộp theo biểu thuế luỹ tiến từng phần 

02

                   

3

Tổng số thuế phải nộp kỳ này [Mã số 01 cộng (+) Mã số 02]

03

                      

4

Số tiền phạt chậm nộp

04

                              

5

Tổng số tiền thuế, tiền phạt  phải nộp

05

                       

Yêu cầu cơ sở nộp số tiền theo thông báo này vào Kho bạc Nhà nước.... tài Khoản số.........

Hạn nộp trước ngày....... tháng...... năm......

......., ngày..... tháng.... năm....

Thủ trưởng cơ quan thuế
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 



CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP

[01] Kỳ tính thuế:………………..

 

[02] Mã số thuế:

[03] Tên cơ sở kinh doanh:

[04] Địa chỉ trụ sở:

[05] Quận/Huyện:

[06] Tỉnh/Thành phố:

[07] Điện thoại

[08] Fax:

[09] E-mail:

[10] Ngành nghề kinh doanh chính:

Đơn vị tính: đồng Việt Nam

ST

Chỉ tiêu

Mã số

Số tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Kết  quả  kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính

 

1

Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ

A1

 

 

Trong đó:

- Doanh thu bán hàng hoá không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

A2

 

 

- Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu

A3

 

 

- Doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất

A4

 

2

Các Khoản giảm trừ doanh thu

A5

 

a

Chiết khấu thương mại

A6

 

b

Giảm giá hàng bán

A7

 

c

Giá trị hàng bán bị trả lại

A8

 

d

Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải nộp

A9

 

3

Doanh thu hoạt động tài chính

A10

 

 

Trong đó:

- Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm

A11

 

 

- Chênh lệch do bán ngoại tệ và lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái 

A12

 

 

- Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện

A13

 

4

Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ

A14

 

a

Giá vốn hàng bán

A15

 

 

Trong đó: 

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và hàng hoá mua của tổ chức, cá nhân không kinh doanh được lập bảng kê theo quy định.

A16

 

 

- Giá vốn của đất chuyển quyền

A17

 

b

Chi phí bán hàng

A18

 

 

Trong đó:

- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới

A19

 

 

- Chi phí cho chuyển quyền sử dụng đất,  chuyển quyền thuê đất

A20

 

c

Chi phí quản lý doanh nghiệp

A21

 

 

Trong đó:

- Chi phí tiếp tân, khánh Tiết, hội họp, giao dịch đối ngoại

A22

 

 

- Chi cho lao động nữ

A23

 

 

- Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ

A24

 

 

- Chi phí cho chuyển quyền sử dụng đất,  chuyển quyền thuê đất

A25

 

5

Chi phí tài chính

A26

 

 

Trong đó:

- Chi phí lãi tiền vay dùng cho sản xuất, kinh doanh

A27

 

 

- Chi phí cho chuyển quyền sử dụng đất,  chuyển quyền thuê đất

A28

 

 

- Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện

A29

 

6

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

A30

 

 

Trong đó: Lợi nhuận từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất

A31

 

7

Thu nhập khác

A32

 

 

Trong đó:

 

 

a

Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản

A33

 

b

Thu nhập từ các Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ

A34

 

c

Thu các Khoản phải thu khó đòi đã xử lý xoá sổ nay đòi được

A35

 

d

Các Khoản thuế được hạch toán vào chi phí hợp lý đã nộp vào ngân sách nhà nước nay được ngân sách nhà nước hoàn lại

A36

 

đ

Thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra

A37

 

e

Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước ngoài

A38

 

g

Kết dư cuối năm các Khoản trích trước chi không hết

A39

 

8

Chi phí khác

A40

 

 

Trong đó: Chi phí chuyển nhượng, thanh lý tài sản

A41

 

9

Lợi nhuận khác

A42

 

10

Tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp

A43

 

 

Trong đó: Lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

A44

 

B

Xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

1

Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp

B1

 

a

Chênh lệnh Điều chỉnh tăng doanh thu

B2

 

b

Thu nhập liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ không tính trong doanh thu

B3

 

c

Chi phí khấu hao TSCĐ vượt mức khấu hao theo quy định hoặc không được trích khấu hao theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

B4

 

d

Chi  phí nguyên liệu vượt mức tiêu hao hợp lý

B5

 

đ

Chi phí lãi tiền vay vượt mức khống chế theo quy định

B6

 

e

Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại… vượt mức khống chế theo quy định

B7

 

g

Các Khoản trích trước vào chi phí nhưng thực tế không chi hết

B8

 

h

Chi phí không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định

B9

 

 

Trong đó: Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất

B10

 

i

Các Khoản phạt vi phạm chế độ quản lý Nhà nước

B11

 

k

Chi phí không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

B12

 

l

Chi tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thu lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần, công ty TNH

B13

 

m

Tiền lương, tiền công không được tính vào chi phí hợp lý do tốc độ tăng tiền lương, tiền công vượt tốc độ tăng thu nhập chịu thuế

B14

 

n

Chi phí tiền ăn giữa ca vượt mức quy định

B15

 

0

Các Khoản chi do nguồn kinh phí khác tài trợ

B16

 

p

Chi trang phục vượt mức quy định

B17

 

q

Chi cho lao động nữ  vượt mức quy định

B18

 

r

Chi quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ  vượt mức quy định

B19

 

s

Số chưa hoàn nhập các Khoản dự phòng theo chế độ quy định

B20

 

t

Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện

B21

 

v

Các Khoản Điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp khác

B22

 

2

Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp

B23

 

a

Các Khoản nợ phải trả đã xoá sổ tính vào thu nhập chịu thuế, nay phải trả do  đã xác định được chủ nợ

B24

 

b

Chi phí của phần doanh thu Điều chỉnh tăng

B25

 

c

Thu nhập của các hoạt động không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

B26

 

d

Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện

B27

 

đ

Các Khoản Điều chỉnh làm giảm lợi nhuận  trước thuế khác

B28

 

3

Lỗ từ các năm trước chuyển sang

B29

 

 

Trong đó: Lỗ từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất

B30

 

4

Tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

B31

 

 

Trong đó: Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất

B32

 

C

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

C1

 

D

Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế

 

 

1

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ tính thuế

D1

 

2

Thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp các quý trong kỳ tính thuế

D2

 

 

Trong đó: thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất

D3

 

3

Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế

D4

 

4

Số thuế đã nộp tại nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế

D5

 

5

Thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp trong kỳ tính thuế

D6

 

6

Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp thừa trong kỳ tính thuế

D7

 

Đ

Ngoài các Phụ lục số 01 đến Phụ lục số 13 ban hành kèm theo tờ khai này, chúng tôi gửi kèm theo các tài liệu sau:

1

 Hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật kế toán

2

 Giấy nộp tiền hoặc Biên lai nộp thuế TNDN của các quý trong kỳ tính thuế

3

 Biên lai hoặc chứng từ chứng minh đã nộp thuế thu nhập tại nước ngoài

4

 Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào hàng tháng theo mẫu số 01/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này

5

 Bản đăng ký thời gian miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại Điểm 3.4, Mục II, phần E Thông tư này

6

 Văn bản phân bổ chi phí quản lý kinh doanh của Công ty  ở nước ngoài cho cơ sở thường trú tại VN

7

 Văn bản thoả thuận của Bộ Tài chính về Khoản chi phí trích trước tính vào chi phí hợp lý.

8

 Văn bản của Chính phủ cho tính vào chi phí hợp lý các Khoản chi từ thiện, tài trợ cho các đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ các địa phương.

9

 Danh Mục các công trình, máy móc, thiết bị đầu tư trong kỳ tính thuế

10

 Danh sách (tên, mã số thuế, địa chỉ) các đơn vị, chi nhánh trực thuộc cơ sở kinh doanh hạch toán phụ thuộc báo sổ

11

 Các văn bản khác liên quan đến việc xác định doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.

       Chúng tôi xin cam đoan là các số liệu điền vào tờ khai thuế này là chính xác, đầy đủ và rõ ràng và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê  khai.

…., ngày…. tháng…. năm  200…

Đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên và chức vụ)

(Ghi chú: Đề nghị cơ sở kinh doanh  đọc kỹ bản hướng dẫn lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định  đủ và chính xác các số liệu ghi vào tờ khai này)

 

PHỤ LỤC

Ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

PHỤ LỤC  SỐ 1

Về việc chuyển lỗ theo quy định tại  Điều 46 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22.tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Tên cơ sở kinh doanh: …………………………………………………

Mã số thuế: ……………………………………………………………

Năm:…………………………………………………………………..

I. KẾ HOẠCH CHUYỂN LỖ PHÁT SINH
CÁC KỲ TÍNH THUẾ TRƯỚC:

Năm

Số lỗ phát sinh

Số lỗ chuyển sang năm 20…

Số lỗ chuyển sang năm 20…

Số lỗ chuyển sang năm 20…

Số lỗ chuyển sang năm 20…

Số lỗ chuyển sang năm 20…

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

20..

 

 

 

 

 

 

20..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. XÁC ĐỊNH SỐ LỖ ĐƯỢC CHUYỂN TRONG KỲ TÍNH THUẾ:

Năm

phát sinh lỗ

Số lỗ

phát sinh

Sỗ lỗ đã  chuyển

trong các kỳ

tính thuế trước

Số lỗ  chuyển trong kỳ tính thuế này

Số lỗ còn được

chuyển sang  các kỳ tính thuế sau

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

200..

 

 

 

 

200...

 

 

 

 

200...

 

 

 

 

200...

 

 

 

 

20....

 

 

 

 

Tổng cộng*:

 

 

 

 

Chú ý:

- Cơ sở kinh doanh chuyên kinh doanh nhà ở, kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc có số lỗ từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất phải lập bảng kế hoạch chuyển lỗ và chỉ được chuyển vào thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của các kỳ tính thuế sau.

- *Dòng tổng cộng của cột (4) số lỗ chuyển trong kỳ tính thuế (Mục II - Phụ lục này) là số liệu để ghi vào chỉ tiêu mã số B29 hoặc mã số B30 (nếu là bảng xác định số lỗ được chuyển trong kỳ tính thuế của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất).

PHỤ LỤC SỐ 2

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ tính thuế

Tên cơ sở kinh doanh: ……………………………………………………

Mã số thuế: ………………………………………………………………

Năm:……………………………………………………………………..

ST

Loại thu nhập

Thu nhập chịu thuế

 

Thuế suất

(%)

Thuế phải nộp

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1

Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các Khoản thu nhập khác phát sinh tại Việt Nam, trừ thu nhập nêu tại Điểm 2 dưới đây

 

28%

 

 

25%

 

 

20%

 

 

15%

 

 

10%

 

2

Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất

Tổng thu nhập chịu thuế:

28%

 

- Thu nhập còn lại trên 15% -30%:

10%

 

- Thu nhập còn lại trên 30% - 45%:

15%

 

- Thu nhập còn lại trên 45% - 60%:

20%

 

- Thu nhập còn lại trên 60%:

25%

 

3

Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài

 

28%

 

 

25%

 

 

20%

 

 

15%

 

 

10%

 

 

Tổng cộng*:

 

Chú ý:

- Những cột chỉ tiêu nào không có số liệu thì bỏ trống không ghi.

- * Dòng tổng cộng cột (5) được ghi vào chỉ tiêu "Thuế thu nhập phát sinh trong kỳ tính thuế" (Mã số D1) tại Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

PHỤ LỤC SỐ 3

Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm đối với cơ sở kinh doanh

mới thành lập từ dự án đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa Điểm theo
quy định tại Điều 36 Nghị định số 164./2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003

 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế TNDN.

Tên cơ sở kinh doanh: ……………………………………………………

Mã số thuế:  ………………………………………………………………

Năm: ……………………………………………………………………..

1. Điều kiện ưu đãi:

q Mới thành lập:

q Dự án đầu tư theo hình thức BOT, hình thức BTO, hình thức BT

q Ngành nghề danh Mục A

q Địa bàn danh Mục B

q Địa bàn danh Mục C

q Địa bàn đô thị loại 1 và loại 2

q Địa bàn khác

q Số LĐ sử dụng bình quân trong năm:...........người/năm

q Số lao động là người dân tộc thiểu số:..........người, chiếm:.....% tổng số lao động của cơ sở kinh doanh

q Di chuyển địa Điểm theo quy hoạch

q Đến địa bàn thuộc Danh Mục B

q Đến địa bàn thuộc Danh Mục C

q Đến địa bàn khác

2. Mức độ ưu đãi thuế:

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi:.......%

- Thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi...... năm

- Thời gian miễn thuế ........ năm

- Thời gian giảm 50% số thuế phải nộp......... năm.

3. Xác định số thuế được miễn, giảm trong kỳ tính thuế:  

- Năm bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh:….. ...;        

- Năm áp dụng thuế suất ưu đãi thứ......... tính từ năm.......

- Năm bắt đầu có thu nhập chịu thuế:.........

- Năm được miễn thuế thứ......... tính từ năm..... bắt đầu có thu nhập chịu thuế; 

- Năm được giảm 50% số thuế phải nộp thứ...... tính từ năm....

- Tổng thu nhập chịu thuế được miễn thuế hoặc giảm thuế:........................ đồng

- Thuế suất thuế TNDN ưu đãi được áp dụng:..............%

- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:................................................ đồng

- Tỷ lệ thuế TNDN được miễn hoặc giảm:........................……………. %

Thuế Thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm:...........………………. đồng *

Chú ý:

- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dấu (x) vào ô q; những Điều kiện không đáp ứng thì bỏ trống không ghi.

- * Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp  được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

PHỤ LỤC SỐ 4

Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khu kinh tế, dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Tên cơ sở kinh doanh: …………………………………………………

Mã số thuế:……………………………………………………………..

Năm: …………………………………………………………………..

1) Điều kiện ưu đãi:

- Quyết định số.....  ngày..... tháng.... năm của Thủ tưởng Chính phủ về việc thành lập và quy định mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với:

q Khu kinh tế: .........................................................................

q Dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư:....................................

2) Mức miễn, giảm thuế

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi:.......%

- Thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi:...... năm

- Thời gian miễn thuế:........ năm

- Thời gian giảm 50% số thuế phải nộp:........ năm

3) Xác định số thuế được miễn, giảm:

- Năm bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh: .............;        

- Năm áp dụng thuế suất ưu đãi thứ........ tính từ năm.............;

- Năm dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh:...........................;    

- Năm hạng Mục đầu tư ...... hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh:..............;      

- Tổng nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế:.....;

- Tổng giá trị TSCĐ đầu tư mới đã đưa vào sản xuất kinh doanh:..............đồng

- Năm bắt đầu có thu nhập chịu thuế:.............;

- Năm được miễn thuế thứ..... tính từ năm........; 

- Năm được giảm 50% số thuế phải nộp thứ...... tính từ năm........;

- Tổng thu nhập chịu thuế được miễn thuế, hoặc giảm thuế:........................ đồng

- Thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp:..................................................... đồng

- Tỷ lệ thuế TNDN được miễn, hoặc giảm: ..........................%

Thuế Thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm:….............. đồng *

Chú ý:

- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dấu (x) vào ô q; những Điều kiện không có thì bỏ trống không ghi.

- *Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào  chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp  được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

PHỤ LỤC SỐ 5

Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế TNDN.

Tên cơ sở kinh doanh: ……………………………………………….

Mã số thuế: ………………………………………………………….

Năm: …………………………………………………………………

1) Điều kiện ưu đãi:

- Ngành nghề, địa bàn đầu tư:

q Ngành nghề danh Mục A.

q Địa bàn danh Mục B

q Địa bàn danh Mục C

q Địa bàn khác

- Dự án đầu tư:

q Lắp đặt dây chuyền sản xuất mới

q Đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất

Trong đó, dự án đầu tư bao gồm các hạng Mục đầu tư:

- Hạng Mục đầu tư: ..........................................

- Hạng Mục đầu tư:............................................

- Hạng Mục đầu tư:............................................

- Thời gian đăng  ký bắt đầu thực hiện miễn, giảm thuế:....................

2) Mức miễn thuế, giảm thuế:

- Thời gian được miễn thuế..........năm.

- Thời gian được giảm 50% số thuế phải nộp..........năm.

3) Xác định số thuế được miễn, giảm:

- Năm dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh:.................. .....

- Năm hạng Mục đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh:.................     

- Năm thứ ----- được miễn thuế tính từ năm.........; 

- Năm thứ ----- được giảm 50% số thuế phải nộp tính từ năm.........;

- Tổng nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế:

- Tổng giá trị TSCĐ đầu tư mới đã đưa vào sản xuất kinh doanh:..............đồng

- Tổng thu nhập chịu thuế được miễn thuế, hoặc giảm thuế:......................đồng

- Thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại được miễn hoặc giảm:.................đồng                             

- Thuế suất thuế TNDN:.................%

- Thuế TNDN phải nộp:.........................đồng

- Tỷ lệ thuế TNDN được miễn hoặc giảm: .......%

Thuế Thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm:........................ đồng*

Chú ý:

- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dấu (x) vào ô q; những Điều kiện không có thì bỏ trống không ghi.

- * Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào  chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp  được miễn, giảm trong kỳ tính thuế” (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

PHỤ LỤC SỐ 6

Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm đối với cơ sở kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Điều 39 Nghị định số164 ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết  thi hành Luật thuế TNDN.

Tên cơ sở kinh doanh:.........................................................................

Mã số thuế:......................................…………………………………

Năm: ………………………………………………………………..

1. Điều kiện ưu đãi:

q Năm đầu thực hiện xuất khẩu trực tiếp

q Xuất khẩu mặt hàng mới có tính năng kinh tế-kỹ thuật, tính năng sử dụng khác với mặt hàng trước đây.

q Xuất khẩu ra thị trường một quốc gia mới có doanh thu xuất khẩu đạt trên 50% tổng doanh thu.

q Duy trì thị trường xuất khẩu ổn định về số lượng hoặc giá trị hàng hoá xuất khẩu trong 3 năm liên tục.

q Đầu tư vào địa bàn Danh Mục B

q Đầu tư vào địa bàn Danh Mục C

2. Mức miễn, giảm thuế:

q Miễn thuế đối với phần thu nhập có được do xuất khẩu

q Giảm 50% số thuế phải nộp đối với phần thu nhập có được do xuất khẩu

q Giảm 25% số thuế phải nộp đối với phần thu nhập có được do xuất khẩu

q Giảm 20% số thuế phải nộp đối với phần thu nhập có được do xuất khẩu

3) Xác định số thuế được miễn, giảm:

- Thu nhập chịu thuế có được do xuất khẩu:…………………… đồng

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:………………………..%

- Thuế TNDN của phần thu nhập có được do xuất khẩu:....................đồng

- Thuế TNDN được miễn hoặc giảm cho phần thu nhập có được do xuất khẩu: ………................... đồng*

Chú ý:

- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" và "mức miễn, giảm thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dấu (x) vào ô q; những trường hợp không có thì bỏ trống không ghi.

- * Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp  được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

PHỤ LỤC SỐ 7

Miễn thuế thu nhập đối với phần thu nhập từ hoạt động nghiên cứu khoa học
 và phát triển công nghệ; dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ
theo quy định
 tại Khoản 1, Điều 40 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003
của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Tên cơ sở kinh doanh:...............................................................................

Mã số thuế:......................................……………………………………..

Năm: …………………………………………………………………….

1) Điều kiện ưu đãi:

- Chứng nhận đăng ký hoạt động nghiên cứu khoa học số…… ngày…..

- Giấy phép kinh doanh số….. ngày…………………………………….

- Cơ quan quan quản lý Nhà nước về khoa học có thẩm quyền xác nhận: số .... ngày…..  Người ký:…….. Chức vụ:…………………………………………..

2) Nội dung miễn thuế:      

q Miễn thuế đối với phần thu nhập từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học

q Miễn thuế đối với phần thu nhập từ hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ

3) Xác định số thuế thu nhập được miễn:                                                         

q Phần Thu nhập từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học: ........................... đồng                    

(Có bản liệt kê các Hợp đồng nghiên cứu khoa học)

q Phần thu nhập từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ: ............. đồng              

(Có bản liệt kê các Hợp đồng dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ)

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: .........……………………….%

Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn:............................................ đồng*

Chú ý:

- Tại phần  "mức miễn, giảm thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dấu (x) vào ô q; những trường hợp không có thì bỏ trống không ghi.

*Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào  chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp  được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

PHỤ LỤC SỐ 8

Miễn thuế thu nhập đối với phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm
sản xuất thử, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt nam
theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 40 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP
ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành
 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Tên cơ sở kinh doanh:........................................................................

Mã số thuế:......................................………………………………..

Năm: ……………………………………………………………….

1) Điều kiện ưu đãi:

q Sản phẩm sản xuất thử.

- Quyết định đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất số:….. ngày…….

- Thời gian sản xuất  theo quy trình sản xuất:….. tháng………….

- Ngày bắt đầu sản xuất thử  ngày... tháng... năm...

q Sản phẩm làm ra từ công nghệ lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.

- Quyết định đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất theo công nghệ mới số:… ngày

- Thời gian sản xuất theo quy trình  công nghệ mới:….. tháng………..

- Ngày bắt đầu sản xuất theo quy trình công nghệ mới: ngày... tháng... năm…

2) Nội dung miễn thuế:

 q Miễn thuế cho phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm sản xuất thử theo quy trình sản xuất, nhưng thời gian miễn thuế tối đa không quá 6 tháng, kể từ ngày bắt đầu sản xuất thử.

 q Miễn thuế cho phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam theo quy trình sản xuất, nhưng thời gian miễn thuế tối đa không quá 1 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất theo quy trình công nghệ mới.

3) Xác định phần thu nhập được miễn thuế

-  Doanh thu bán sản phẩm: ..................................…đồng          

- Tổng chi phí sản xuất sản phẩm:....................…… đồng

- Thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm:............…… đồng

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:.............…..%

Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn*:................ đồng

Chú ý:

- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" và "nội dung miễn thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dầu (x) vào ô q; những trường hợp không có thì bỏ trống không ghi.

- *Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào  chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp  được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

PHỤ LỤC SỐ 9

Miễn thuế thu nhập đối với  phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng
 dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp
theo quy định tại Khoản 4, Điều 40 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ
 quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Tên cơ sở kinh doanh: …………………………………......................

Mã số thuế:......................................…………………………………..

Năm: ………………………………………………………………….

1) Điều kiện ưu đãi

Thực hiện hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp

2) Nội dung miễn thuế:

Miễn thuế đối với phần thu nhập từ hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp

3) Xác định phần thu nhập được miễn thuế

- Doanh thu từ các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp:......... đồng

(Có bản liệt kê các hợp đồng đã thực hiện trong kỳ tính thuế kèm theo)

- Tổng chi phí thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp:................đồng

- Thu nhập từ các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp:........ đồng

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:......…………..%

Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn*:......................đồng

Chú ý:

- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" và "nội dung miễn thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dầu (x) vào ô q; những trường hợp không có thì bỏ trống không ghi.

* Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào  chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp  được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

PHỤ LỤC SỐ 10

Miễn thuế thu nhập đối với phần thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật  và phần thu từ hoạt động dạy nghề  cho người tàn tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 40 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Tên cơ sở kinh doanh:..........................................................................

Mã số thuế:......................................………………………………….

Năm: …………………………………………………………………

1) Điều kiện ưu đãi:

q Cơ sở kinh doanh dành riêng cho người tàn tật

+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền số: ----------ngày:------------------

+ Tổng số lao động sử dụng thường xuyên trong năm:................người

+ Tổng số lao động là người tàn tật:......... người, chiếm: ....%/tổng số lao động

q Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, cho người tàn tật, trẻ em  có hoàn cảnh đặc biệt đặc biệt, khó khăn và đối tượng tệ nạn xã hội.

+Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền số  số--------ngày-------------------

(Cơ sở kinh doanh phải lập danh sách các học viên là người tàn tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội và phải xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế)

2) Nội dung miễn thuế:

q Miễn thuế cho phần thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở kinh doanh dành riêng cho người tàn tật

q Miễn thuế cho phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt kho khăn, đối tượng tệ nạn xã hội

3) Xác định số thuế được miễn:

- Thu nhập được miễn thuế:..................................đồng

-Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:...............%

Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn:............đồng*

Chú ý:

- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" và "mức miễn, giảm thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dầu (x) vào ô q; những trường hợp không có thì bỏ trống không ghi.

* Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp  được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

PHỤ LỤC SỐ 11

Miễn thuế TNDN cho Nhà đầu tư góp vốn dưới các hình thức: bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật theo quy định Điều 43 và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp cho phần thu nhập từ hoạt động  chuyển nhượng phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cho  các doanh nghiệp  thành lập theo pháp luật Việt Nam theo quy định tại Điều 44 của Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Tên cơ sở kinh doanh:...........................................................................

Mã số thuế:......................................…………………………………..

Năm: ………………………………………………………………….

1) Điều kiện ưu đãi:

q Nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng vốn góp cho các doanh nghiệp nhà nuớc hoặc các doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam.

q Nhà đầu tư góp vốn dưới các hình thức: bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật

2) Mức miễn, giảm thuế:

q Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu tư góp vốn dưới các hình thức: bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.

q Giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho phần thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cho các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

3) Xác định số thuế thu nhập được miễn, giảm:

- Thu nhập được miễn thuế hoặc giảm thuế:.............................đồng

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:....................………..%

Thuế  thu nhập doanh nghiệp được miễn hoặc giảm*: .............đồng

Chú ý:

- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" và "Mức miễn, giảm thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dấu (x) vào ô q; những trường hợp không có thì bỏ trống không ghi.

* Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào  chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp  được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

PHỤ LỤC SỐ 12

Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn , giảm đối với  cơ sở kinh doanh hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định  tại Điều 45 của  Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Tên cơ sở kinh doanh:............................................................................

Mã số thuế:......................................……………………………………

Năm: …………………………………………………………………..

1) Điều kiện ưu đãi:

- Tổng số lao động sử dụng thường xuyên trong kỳ tính thuế:.............. người

- Tổng số lao động nữ:......... người, chiếm..... %/tổng số lao động

(Có Bản liệt kê các Khoản chi cho lao động nữ để xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế)

- Xác nhận của cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền số... ngày……

2) Nội dung giảm thuế:

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng mức chi cho lao động nữ

3) Xác định số thuế được giảm

- Tổng các Khoản chi cho lao động nữ:...................... đồng

(Có Bản liệt kê các Khoản chi cho lao động nữ để xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế)

- Tổng thu nhập chịu thuế trong kỳ tinh thuế:............. đồng

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:..........……... %

- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:...................... đồng

Số tiền thuế được giảm ương ứng mức chi cho lao động nữ*:........ đồng

Chú ý:

- * Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào  chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp  được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

PHỤ LỤC SỐ 13

Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được  trừ trong kỳ tính thuế

Tên cơ sở kinh doanh:............................................................................

Mã số thuế:......................................………………………………….

Năm: ………………………………………………………………….

ST

Tên và địa chỉ của CSKD khấu trừ thuế ở nước ngoài

Loại thu nhập

Số tiền

(ngoại tệ)

Thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài

Xác định thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ

Ngoại tệ

VND (đồng)

Thuế suất theo Luật thuế TNDN

Số thuế phải nộp theo Luật thuế TNDN

Số thuế đã nộp ở nước ngoài được khấu trừ*

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số:

 

 

 

 

 

 Chú ý:

-  Các chỉ tiêu được xác định chi Tiết theo từng Biên lai hoặc chứng từ nộp thuế tại nước ngoài

- Chuyển đổi số ngoại tệ tại cột (5) sang VND tại cột (7) theo tỷ giá hối đoái do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời Điểm nộp thuế ở nước ngoài.

- Số thuế phải nộp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo mức thuế suất cao nhất mà cơ sở kinh doanh đang áp dụng

- Những chỉ tiêu nào không có số liệu thì bỏ trống không ghi.

- * Dòng tổng cộng cột (9) được ghi vào chỉ tiêu "Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế" (Mã số D5) tại Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp thu nhập chịu thuế phát sinh tại nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam có quy định khác về cách tính số thuế đã nộp ở nước ngoài được khấu trừ thì thực hiện theo quy định tại Hiệp định đó.

HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

I) Nguyên tắc cần tuân thủ khi lập Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:

1- Cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ mã số thuế và các thông tin đã đăng ký thuế với cơ quan thuế vào các Mục có mã số từ mã số 01 đến mã số 10 của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

2- Đối với các chỉ tiêu có mã số từ A1 đến D7 thì số liệu ghi vào các dòng chỉ tiêu tương ứng tại cột (4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải chính xác, rõ ràng, không được tẩy xoá và không ghi số âm. Nếu số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số âm thì khi ghi số liệu ghi vào cột số (4) để trong ngoặc đơn (…). Đối với các chỉ tiêu không có số liệu phát sinh trong kỳ tính thuế thì các dòng tương ứng tại cột (4) bỏ trống không ghi.

3- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp gửi đến cơ quan thuế chỉ được xác định là hợp lệ khi các chỉ tiêu được ghi đúng và đầy đủ các yêu cầu tại Điểm 1, Điểm  2 nêu trên và có đầy đủ chữ ký có đóng dấu của người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh vào cuối tờ khai.

II- Nội dung và phương pháp ghi các số liệu vào các chỉ tiêu của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

A- Kết quả kinh doanh theo báo cáo tài chính:

1- Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ (Mã số A1):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số luỹ kế phát sinh bên Có của tài Khoản 511 "Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ" và bên Có tài Khoản 512 "Doanh thu  nội bộ"  trong kỳ tính thuế.

- Doanh thu bán hàng hoá không thuộc diện nộp thuế thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số A2):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu phát sinh của các hoạt động sản xuất, kinh doanh không thuộc diện nộp thuế thu nhập theo quy định tại Điều 2 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán chi Tiết của tài Khoản 511 “Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ” hoặc tài Khoản 512: “Doanh thu nội bộ” phần chi Tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh không thuộc diện nộp thuế thu nhập trong kỳ tính thuế.

- Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu (Mã số A3):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán chi Tiết của tài Khoản 511 “Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ”, phần chi Tiết doanh thu bán hàng xuất khẩu trong kỳ tính thuế.

- Doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số A4):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán chi Tiết doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ, phần doanh thu từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất trong kỳ tính thuế.

2- Các Khoản giảm trừ doanh thu (Mã số A5):

Mã số A5 =Mã số A6 + Mã số A7 + Mã số A8 + Mã số A9.

Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản giảm trừ vào doanh thu bán hàng trong kỳ tính thuế, bao gồm các Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp  phải nộp tương ứng với số doanh thu trong kỳ tính thuế.

a) Chiết khấu thương mại (Mã số A6):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của tài Khoản 521 “ Chiết khấu thương mại” đối ứng với bên Nợ tài Khoản 511 trong kỳ tính thuế.

b) Giảm giá hàng bán (Mã số A7):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của tài Khoản 532 "Giảm giá hàng bán" đối ứng với bên Nợ tài Khoản 511 hoặc bên Nợ tài Khoản 512 trong kỳ tính thuế.

c) Hàng bán bị trả lại (Mã số A8):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của tài Khoản 531 "Hàng bán bị trả lại" đối ứng với bên Nợ tài Khoản 511 hoặc bên Nợ tài Khoản 512 trong kỳ tính thuế.

d) Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải nộp (Mã số A9):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của các tiểu Khoản 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”, Tài  Khoản 3333 “thuế xuất, nhập khẩu” (chi Tiết phần thuế xuất khẩu) đối ứng với bên Nợ các tài Khoản 511, tài Khoản  512 và số phát sinh bên Có tài Khoản 3331 “Thuế giá trị gia tăng phải nộp” đối ứng bên Nợ tài Khoản 511 trong kỳ tính thuế.

3- Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số A10):

Chỉ tiêu này phản ánh số thu nhập thuần từ hoạt động tài chính trong kỳ tính thuế.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào luỹ kế phát sinh Nợ của tài Khoản 515 "Doanh thu hoạt động tài chính" đối ứng với bên Có tài Khoản 911 trong kỳ tính thuế.

- Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm (Mã số A11):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi Tiết doanh thu hoạt động tài chính, phần thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay vốn, thu lãi bán hàng trả chậm, trả góp.

- Chênh lệch do bán ngoại tệ và lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái ( Mã số A12):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi Tiết doanh thu hoạt động tài chính, phần chênh lệch do bán ngoại tệ và lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện trong kỳ tính thuế.

- Lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện (Mã số A13):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi Tiết doanh thu hoạt động tài chính, phần lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện trong kỳ tính thuế.

4- Chi phí sản xuất kinh doanh (Mã số A14):

Mã số A14 = Mã số A15 + Mã số A18 + Mã số A21 + Mã số A26

Chỉ tiêu này là toàn bộ các Khoản chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế được xác định để tính lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.

a) Giá vốn hàng bán (Mã số A15):

Chỉ tiêu này phản ánh giá vốn của hàng hoá, giá thành của thành phẩm tiêu thụ, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ tính thuế, chi phí khác được tính vào hoặc làm giảm giá vốn hàng bán trong kỳ tính thuế.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của tài Khoản 632 "Giá vốn hàng bán" đối ứng với bên Nợ tài Khoản 911 "xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và một số dịch vụ mua của các tổ chức, cá nhân không kinh doanh không có hoá đơn, chứng từ theo quy định được lập bảng kê theo mẫu quy định của Bộ Tài chính (Mã số A16):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh của các Bảng kê mua hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh doanh không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ tính thuế.

- Giá vốn của đất chuyển quyền (Mã số A17):

Số liệu để ghi vào chi tiêu này được lấy từ sổ kế toán theo dõi chi Tiết tài Khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, phần chi phí giá vốn của đất chuyển quyền.

b) Chi phí bán hàng (Mã số A18):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi phí bán hàng đã phân bổ cho hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ tính thuế.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được dựa vào phần phát sinh bên Có tài Khoản 641 "Chi phí bán hàng" và bên Có tài Khoản1422 "Chi phí trả trước" (chi Tiết phần kết chuyển chi phí bán hàng) đối ứng bên Nợ tài Khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.

- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới (Mã số A19):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được dựa vào hoá đơn, chứng từ thực chi cho quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới phát sinh bên Có tiểu Khoản 6417 "Chi phí dịch vụ" và bên Có tiểu Khoản 6418 "Chi phí bằng tiền khác" (phần chi Tiết chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới) đối ứng bên Nợ tài Khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.

- Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số A20):

Số liệu để ghi vào chi tiêu này được lấy từ sổ kế toán theo dõi chi Tiết tài Khoản 641 "Chi phí bán hàng", phần chi phí bán hàng được phân bổ cho hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.

c) Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số A21):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi phí quản lý doanh nghiệp đã phân bổ cho hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ tính thuế .

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được dựa vào luỹ kế số phát sinh bên Có tài Khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" và bên Có tài Khoản 1422 "Chi phí trả trước" (chi Tiết phần kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp) đối ứng bên Nợ tài Khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.

- Chi phí tiếp tân, khánh Tiết, hội họp, giao dịch đối ngoại (Mã số A22):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ theo hoá đơn, chứng từ thực chi cho tiếp tân, khánh Tiết, hội họp, giao dich đối ngoại được phản ánh bên Có tài Khoản 6428 "Chi phí bằng tiền khác" (chi Tiết chi phí tiếp tân, khánh Tiết, hội họp, giao dich đối ngoại) đối ứng bên Nợ tài Khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.

- Chi phí cho lao động nữ (Mã số A23):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ theo hoá đơn, chứng từ thực chi cho lao động nữ được phản ánh bên Có tài Khoản 6428 "Chi phí bằng tiền khác" (chi Tiết chi cho lao động nữ) đối ứng bên Nợ tài Khoản 911"Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.

- Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt nam (Mã số A24): 

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 6428 "Chi phí khác", phần chi Tiết chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt nam.

- Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số A25):

Số liệu để ghi vào chi tiêu này được lấy từ sổ kế toán theo dõi chi Tiết tài Khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp", phần chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.

5- Chi phí tài chính (Mã số A26):

Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản chi phí hoạt động tài chính trong kỳ tính thuế.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này xác định theo luỹ kế số phát sinh Có của tài Khoản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ tài Khoản 911"Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.

- Chi phí lãi tiền vay dùng cho sản xuất kinh doanh (Mã số A27):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 635 “Chi phí tài chính”, phần chi phí lãi tiền vay dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.

- Chi phí từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số A28):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán theo dõi chi Tiết tài Khoản 635 “Chi phí tài chính”, phần chi phí phân bổ cho hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.

- Lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện (Mã số A29):

Số liệu để ghi vào chi tiêu này được lấy từ sổ kế toán theo dõi chi Tiết tài Khoản 635 “Chi phí tài chính”, phần chi Tiết lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện trong kỳ tính thuế.

6- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số A30):

Mã số A30 = Mã số A1 - Mã số A5 + Mã số A10 - Mã số A14 - Mã số A26

- Lợi nhuận từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số A31):

Mã số A31 = Mã số A4 - Mã số A17 - Mã số A20 - Mã số A25 - Mã số A28

7- Thu nhập khác (Mã số A32):

Chỉ tiêu này phản ánh số thu nhập khác phát sinh  trong kỳ tính thuế.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào luỹ kế số phát sinh bên Nợ tài Khoản 711 "Thu nhập khác" đối ứng với bên Có tài Khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".

- Thu từ  nhượng bán, thanh lý tài sản (Mã số A33):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi Tiết thu từ  nhượng bán, thanh lý tài sản.

- Thu nhập từ các Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ (Mã số A34):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi Tiết thu nhập từ các Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ .

- Thu các Khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ kế toán nay đòi được (Mã số A35):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi Tiết thu các Khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ kế toán nay đòi được .

 - Thu các Khoản thuế được hạch toán vào chi phí hợp lý đã nộp Ngân sách nhà nước, nay được Ngân sách nhà nước hoàn lại (Mã số A36):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi Tiết thu các Khoản thuế được hạch toán vào chi phí hợp lý đã nộp Ngân sách nhà nước, nay được Ngân sách nhà nước hoàn lại.

- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra (Mã số A37):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi Tiết thu nhập từ hoạt động kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra.

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài (Mã số A38):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi Tiết thu nhập nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.

- Kết dư cuối năm các Khoản trích trước chi không hết (Mã số A39):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi Tiết kết dư cuối năm các Khoản trích trước chi không hết theo quy định của pháp luật kế toán.

8- Chi phí khác (Mã số A40):

Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ tính thuế.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có tài Khoản 811"Chi phí khác" đối ứng với bên nợ của tài Khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.

- Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản (Mã số A41):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 811 "Chi phí khác ”, phần chi Tiết chi phí  nhượng bán, thanh lý tài sản.

9- Lợi nhuận khác (Mã số A42);

Mã số A42 = Mã số A32 – Mã số A40

10- Tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số A43):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế.

Mãc số A43 = Mã số A30 + Mã số A42.

- Lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số A44):

Trong kỳ tính thuế, nếu cơ sở kinh doanh vừa có doanh thu từ hoạt động thuộc diện chịu thuế, vừa có doanh thu từ các hoạt động không thuộc diện nộp thuế thì phải theo dõi, hạch toán riêng về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của các hoạt động này.

Trường hợp không theo dõi riêng được chi phí để xác định lợi nhuận của hoạt động không thuộc diện chịu thuế thì cơ sở kinh doanh xác định lợi nhuận của hoạt động kinh doanh không chịu thuế trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế nhân (x) với tỷ lệ doanh thu của hoạt động không thuộc diện chịu thuế so với tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế.

B- Xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:

1- Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số B1)

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ Khoản được ghi nhận theo pháp luật kế toán,  nhưng chưa phù hợp với quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nên phải Điều chỉnh lại theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và làm tăng Điều chỉnh do tăng tổng lợi nhuận trước thuế so với báo cáo tài chính.

Mã số B1= Mã số B2 + Mã số B3 + Mã số B4 + Mã số B5 + Mã số B6 + Mã số B7 + Mã số B8 + Mã số B9 +Mã số B11 + Mã số B12+ Mã số B13 + Mã số B14 + Mã số B15 + Mã số B16 + Mã số B17 + Mã số B18 + Mã số B19 + Mã số B20 + Mã số B21 + B22.

a) Chênh lệch Điều chỉnh tăng doanh thu (Mã số B2):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được xác định là các Khoản tăng doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong các trường hợp:

- Tổng số các Khoản doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính phát sinh phải xác định là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng chưa đủ Điều kiện để được ghi nhận doanh thu theo quy định của pháp luật kế toán (ví dụ doanh thu trả tiền trước cho nhiều năm theo quy định của Luật thuế thu nhập phải xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo doanh thu trả tiền một lần, nhưng theo chuẩn mực kế toán phần doanh thu trả trước cho các kỳ tính thuế sau phải hạch toán vào doanh thu chưa thực hiện);

- Các Khoản được giảm trừ doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (ví dụ: các Khoản chiết khấu thương mại được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được giảm trừ doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập).

b) Thu nhập liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ không tính trong doanh thu (Mã số B3)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là các Khoản thu nhập cơ sở kinh doanh được hưởng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ không tính trong doanh thu như: Khoản thưởng cho dịch vụ bốc xếp giải phóng tàu nhanh; thưởng do giao hàng hoá, cung cấp dịch vụ đúng thời hạn...

c) Chi phí khấu hao TSCĐ vượt mức khấu hao được tính vào chi phí theo chế độ quy định hoặc không được tính vào chi phí hợp lý theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số B4):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số khấu hao cơ sở kinh doanh đã trích và tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế, nhưng không được tính vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế trong các trường hợp sau:

- Số khấu hao trích vượt mức khấu hao được tính vào chi phí hợp lý quy định của chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:

Theo Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì các quy định trong Bản chế độ này chỉ bắt buộc đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 51% cổ phần trở lên, còn các cơ sở kinh doanh khác chỉ bắt buộc phải áp dụng xác định mức khấu hao tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, khi xảy ra trường hợp các cơ sở kinh doanh xác định mức trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh cao hơn mức khấu hao quy định thì số khấu hao đã trích vượt mức khấu hao theo chế độ quy định không được xác định vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Số khấu hao của các tài sản cố định dùng trong sản xuất, kinh doanh, nhưng không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp và các giấy tờ khác chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh.

- Số khấu hao của các tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng cho sản xuất, kinh doanh.

- Số khấu hao TSCĐ không được tính vào chi phí hợp lý hoặc trích vượt mức khấu hao được tính vào chi phí hợp lý.

d) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu vượt định mức tiêu hao hợp lý (Mã số B5):

Theo quy định của chế độ kế toán thì các Khoản hao hụt nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu trong định mức được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2001 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì giám đốc cơ sở kinh doanh phải tự xây dựng định mức tiêu hao vật tư và chịu trách nhiệm  trước pháp luật về định mức tiêu hao vật tư đã xây dựng.

Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là giá trị vật tư hao hụt vượt định mức do cơ sở kinh doanh tự xây dựng và đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh không xây dựng định mức tiêu hao vật tư thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là toàn bộ số vật tư đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh. 

đ) Chi phí trả lãi tiền vay vượt mức khống chế (Mã số B6);

Theo quy định của pháp luật kế toán thì toàn bộ chi phí trả lãi tiền vay thực tế phát sinh được được hạch toán vào bên Có tài Khoản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ tài Khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.

Theo quy định tại Khoản 7, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì chi phí trả lãi tiền vay vốn của các đối tượng khác không phải vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, tổ chức kinh tế được khống chế ở mức tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại có quan hệ thanh toán với cơ sở kinh doanh tại thời Điểm vay nhận tiền vay theo hợp đồng vay đã ký kết và các Khoản chi phí trả lãi tiền vay để góp vốn pháp định, vốn Điều lệ của  các doanh nghiệp đều không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.

Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần trả lãi tiền vay phải trả cho các tổ chức, cá nhân không phải là ngân hàng, tổ chức tín dụng khác và tổ chức kinh tế vượt trên mức khống chế 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại có quan hệ thanh toán với cơ sở kinh doanh tại thời Điểm vay nhận tiền vay theo hợp đồng vay đã ký kết và phần chi phí trả lãi tiền vay để góp vốn pháp định, vốn Điều lệ mà cơ sở kinh doanh đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.

e) Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh Tiết, giao dịch đối ngoại… (Mã số B7):

Theo quy định của chế độ tài chính thì  các Khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh Tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác có hoá đơn chứng từ hợp lệ được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo số thực chi. 

Theo quy định tại Khoản 11, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các Khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh Tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác có hoá đơn, chứng từ hợp pháp gắn với kết quả kinh doanh được tính vào chi phí hợp lý, nhưng không vượt quá 10% tổng các Khoản chi phí hợp lý từ Khoản 1 đến Khoản 10 của Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với hoạt động kinh doanh thương nghiệp, tổng chi phí hợp lý xác định mức khống chế không bao gồm giá vốn mua vào của hàng bán ra.

Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh Tiết, hội họp, chi phí giao dịch đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác vượt mức khống chế 10% theo quy định trên mà cơ sở đã hạch toán vào bên Có tài Khoản 6418 (chi Tiết chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới) hoặc bên Có tài Khoản 6428 (chi Tiết tính chi phí tiếp tân, khánh Tiết, hội họp, giao dịch đối ngoại) đối ứng với bên Nợ tài Khoản 911"Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.

Ví dụ:

Cơ sở kinh doanh hoạt động kinh doanh thương nghiệp có:

- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại...thực tế phát sinh là 450 triệu 

- Tổng chi phí (không gồm giá vốn hàng bán) là 4.000 triệu

- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại...được khống chế  tính vào chi phí hợp lý là:

4.000 triệu x 10% = 400 triệu

- Phần chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại...vượt là 450 triệu - 400 triệu = 50 triệu.

Số liệu ghi vào dòng tương ứng tại cột (4) chỉ tiêu này là phần chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại… vượt mức quy định 50 triệu.

g) Các Khoản chi phí trích trước vào chi phí nhưng thực tế không chi hết (Mã số B8):

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các Khoản chi phí trích trước được tính vào chi phí hợp lý như sửa chữa lớn tài sản cố định; Phí bảo hành sản phẩm hàng hoá, công trình xây dựng và các Khoản trích trước, nếu chi không hết thì phần chênh lệch giữa số đã trích và số thực tế chi không hết không được tính vào chi phí hợp lý.

Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài Khoản 142 "Chi phí trích trước" cuối kỳ tính thuế.

Ví dụ: Cơ sở kinh doanh A hoạt động trong ngành vận tải trong năm có tiến hành trích trước Khoản chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Số liệu kế toán phản ánh:

- Số thực trích là 325 triệu

- Số thực chi về sửa chữa lớn tài sản cố định là 235 triệu

- Số còn dư cuối kỳ là 90 triệu.

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là phần còn lại không chi hết 90 triệu đồng.

h) Các Khoản chi không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định (Mã số B9):

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các Khoản chi phí có chứng từ chi được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, nhưng chứng từ chi không đảm tính hợp pháp theo chế độ quy định thì không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.

Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này toàn bộ các Khoản chi phí có chứng từ chi, được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, nhưng chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo quy định trong kỳ tính thuế.

- Chi phí chuyển quyển sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số B10):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng các Khoản chi liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất có chứng từ  chi đã hạch toán vào bên Có của các tài Khoản tài Khoản 632 "Giá vốn hàng bán", tài Khoản 635 "chi phí tài chính", tài Khoản "641"Chi phí bán hàng", tài Khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" đã kết chuyển đối ứng với bên Nợ tài Khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế, nhưng chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo quy định.

i) Các Khoản tiền phạt vi phạm chế độ quản lý nhà nước (Mã số B11):

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các Khoản phạt do vi phạm chế độ quản lý nhà nước quy định không được tính vào chi phí hợp lý như: Tiền phạt vi phạm luật giao thông; Phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh; Phạt vay nợ quá hạn; Phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê; Phạt vi phạm hành chính về thuế; Các Khoản phạt vi phạm hành chính khác.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là  tổng số các Khoản chi tiền phạt vi phạm chế độ quản lý nhà nước cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo các các biên lai, chứng từ nộp tiền phạt cho các cơ quan quản lý nhà nước.

k) Các Khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế (B12):

Theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 6 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các Khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế không được tính vào chi phí như: chi về đầu tư xây dựng cơ bản; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ địa phương “trừ trường hợp đã có quy định của Chính phủ cho tính vào chi phí kinh doanh); chi từ thiện và các Khoản chi khác không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào các chứng từ chi các Khoản chi phí nêu trên mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế, nay phải loại trừ khi xác định chi phí hợp lý theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

l) Chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (Mã số B13):

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 6 Nghị định số164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được tính vào chi phí hợp lý các Khoản: chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là toàn bộ các Khoản chi phí tiền lương, tiền công cho các đối tượng nêu trên mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế, nhưng không được tính vào chi phí hợp lý.

m) Tiền lương, tiền công không được tính vào chi phí hợp lý do tốc độ tăng của tiền lương cao hơn tốc độ tăng của thu nhập chịu thuế (Mã số B14):

Theo quy định Khoản 1.c, Điều 9 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thì các cơ sở kinh doanh (trừ doanh nghiệp nhà nước), nếu chưa xây dựng được tổng quỹ tiền lương, tiền công và các Khoản phụ cấp theo hướng dẫn của nhà nước thì được trả lương theo hợp đồng lao động, nhưng phải đảm bảo tốc độ tăng tiền lương, tiền công không vượt quá tốc độ tăng thu nhập chịu thuế.

Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần tiền lương, tiền công cơ sở kinh doanh đã trả theo hợp đồng lao động và tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế, nhưng phải loại trừ khi tính chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế do tốc độ tăng tiền lương, tiền công vượt quá tốc độ tăng thu nhập chịu thuế.

n) Chi tiền ăn giữa ca vượt mức quy định (Mã số B15):

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh được tính vào chi phí hợp lý Khoản chi phí tiền ăn giữa ca cho mỗi người lao động, nhưng mức chi cho mỗi người không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức.

Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được xác định là tổng mức chi tiền giữa ca cơ sở kinh doanh đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế vượt mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức.

0) Các Khoản chi do nguồn kinh phí khác tài trợ (Mã số B16)

Theo quy định tại Khoản 6, Điều 6 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý các Khoản chi do nguồn kinh phí khác tài trợ như: chi sự nghiệp; chi ốốm đau, thai sản…

Do dó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được dựa vào các chứng từ chi các Khoản chi này mà doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế.

p) Chi trang phục vượt mức quy định (Mã số B17):

Theo quy định tại Khoản 5.b, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có quy định mặc trang phục thống nhất tại nơi làm việc được tính vào chi phí hợp lý tiền mua sắm, may đo trang phục, nhưng mức chi tối đa cho mỗi người lao động không quá 500.000 đồng/năm.

Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số tiền chi trang phục cho mỗi người lao động vượt mức 500.000 đồng/năm.

q) Chi cho lao động nữ vượt mức quy định (Mã số B18):

Khoản 6.a, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã quy định cụ thể định mức chi cho lao động nữ được tính vào chi phí hợp lý.

Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được xác định là tổng số chi cho lao động nữ vượt mức quy định trên mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế.

r) Chi phí do công ty ở nước ngoài phân bổ vượt mức quy định (Mã số B19)

Khoản 13, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã quy định cụ thể định mức chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài được phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số chi phí quản lý kinh doanh công ty ở nước ngoài phân bổ vượt mức theo quy định trên mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế.

s) Số chưa hoàn nhập các Khoản dự phòng theo chế độ quy định (Mã số B20).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là các Khoản chênh lệch về: dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã tính vào chi phí kinh doanh cao hơn mức giảm giá thực tế phát sinh, nhưng chưa hoàn nhập  để  giảm trừ "giá vốn hàng bán"; dự phòng phải thu khó đòi đã tính vào chi phí kinh doanh cao hơn số nợ phải thu khó đòi thực tế phát sinh, nhưng chưa hoàn nhập để giảm trừ "Chi phí quản lý doanh nghiệp"; dự phòng tợ cấp mất việc làm đã tính vào chi phí kinh doanh cao hơn số thực tế chi, nhưng chưa hoàn nhập để giảm trừ "Chi phí quản lý doanh nghiệp"; dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn đã tính vào chi phí kinh doanh cao hơn mức giảm giá thực tế phát sinh, nhưng chưa hoàn nhập để giảm trừ chi phí kinh doanh "Chi phí tài chính".

t) Lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện (Mã số B21):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kể toán chi Tiết chi phí tài chính, phần lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện trong kỳ tính thuế.

v) Các Khoản Điều chỉnh tăng lợi nhuận trước thuế khác (Mã số B22):

Các Khoản khác ngoài các Khoản đã liệt kê trên được thể hiện trên hệ thống sổ kế toán của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế, nay phải Điều chỉnh lại theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và làm  tăng tổng lợi nhuận trước thuế.

2. Điều chỉnh làm giảm tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số B23):

Mã số B23 = Mã số B24 + Mã số B25 + Mã số B26  + Mã số B27 + B28

Chỉ tiêu này là tổng các Khoản làm tổng giảm lợi nhuận truớc thuế đã được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp so với các quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

a) Các Khoản nợ phải trả đã xoá sổ tính vào thu nhập chịu thuế khác, nay phải trả  do xác định được chủ (Mã số  B24):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chứng từ chi trả các Khoản nợ phải trả đã hạch toán vào thu nhập được ghi vào chỉ tiêu  mã số A34 của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của các kỳ tính thuế trước và tại kỳ tính thuế này xác định được chủ nợ.

b) Các Khoản chi phí của doanh thu đã Điều chỉnh tăng (Mã số B25):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là toàn bộ chi phí có hoá đơn, chứng từ hợp pháp đã tạo ra Khoản doanh thu Điều chỉnh tăng đã ghi vào chỉ tiêu “chênh lệch Điều chỉnh tăng doanh thu” (Mã số B2 của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp).

c) Thu nhập của các hoạt động không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số B26):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ số liệu đã được ghi vào chỉ tiêu Mã số A44 của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

d) Lãi  chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện (Mã số B27):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kể toán chi Tiết doanh thu hoạt động tài chính, phần lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện trong kỳ tính thuế.

đ) Các Khoản Điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác (Mã số B28):

Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản phải Điều chỉnh giảm lợi nhuận trước thuế đã được phản ánh trên sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh so với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoài các Khoản phải Điều chỉnh đã nêu tại các chỉ tiêu có mã số từ B24 đến B27 của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Lỗ các năm trước chuyển sang (Mã số B29):

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số lỗ của các năm trước chuyển sang được xác định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Lỗ của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của các năm trước chuyển sang (Mã số B30):

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số lỗ của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất các năm trước chuyển sang được xác định trong bản kế hoạch chuyển lỗ của cơ sở kinh doanh đăng ký với cơ quan thuế theo Phụ lụcsố 01ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

4-Tổng thu nhập chịu thuế (Mã số B31):

Mã số B31 = Mã số A43 - Mã số A44 + Mã số B1- Mã số  B23 - Mã số B29

- Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số B32):

Mã số B32 = Mã số A31 + Mã số B10 - Mã số B30

C- Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (Mã số C1):

Mã số C1 = Mã số B31: (Mã số A1- Mã số A2 + Mã số A10 + Mã số A32) 

D. Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế:

Căn cứ vào Tổng thu nhập chịu thuế đã xác định, cơ sở kinh doanh tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

1- Thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính thuế (Mã số D1):

Cơ sở kinh doanh phải theo dõi hạch toán riêng các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và hoạt động chuyển quyền sử dụng đất và xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính thuế theo các nội dung cụ thể tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Số liệu để ghi vào tờ khai này là tổng số thuế phát sinh trong kỳ tính thuế đã được xác định tại Phụ lục số 02 nêu trên. 

2- Thuế thu nhập đã tạm nộp các quý trong kỳ tính thuế (Mã số D2):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số thuế đã nộp theo các Giấy nộp tiền hoặc Biên lai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà cơ sở kinh doanh phải gửi kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (Điểm 2, Mục Đ).

- Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số D3):

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số thuế đã nộp của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo các Giấy nộp tiền hoặc Biên lai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà cơ sở kinh doanh phải gửi kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (Điểm 2, Mục Đ).

3- Thuế thu nhập được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã số D4):

Cơ sở kinh doanh tự xác định các Điều kiện được miễn thuế, giảm thuế, thuế suất ưu đãi, thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi, mức miễn giảm thuế và thời gian miễn giảm thuế theo các nội dung cụ thể tại các Phụ lục (từ Phụ lục số 01 đến Phụ lục số 13) ban hành kèm  theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số các Khoản thuế thu nhập được miễn, giảm đã được xác định theo các Phụ lục số ban hành kèm  theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp nêu trên.

4- Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được trừ (Mã số D5):

Cơ sở kinh doanh có các Khoản thu nhập nhận được ở nước ngoài chuyển về Việt Nam thì phải xác định lại Khoản thu nhập thu được trước khi nộp thuế tại nước ngoài và xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất mà cơ sở kinh doanh đang áp dụng và được trừ số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài. Nếu số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài lớn hơn số thuế phải nộp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ tối đa bằng mức thuế phải nộp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp thu nhập nhận được từ nước ngoài đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác về cách xác định số thuế được trừ thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.

Cơ sở kinh doanh xác định số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ theo các nội dung cụ thể tại Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ đã được xác định tại cột số (9) Phụ lục số 13 nêu trên hoặc theo quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết có quy định khác về cách xác định số thuế được trừ.

5- Thuế thu nhập còn phải nộp trong kỳ tính thuế  (Mã số D6):

Mã số D6 = Mã số D1- Mã số D2- Mã số D4 - Mã số D5 (nếu kết quả là số dương).

6- Thuế thu nhập đã nộp thừa trong kỳ tính thuế  (Mã số D7):

Mã số D7 = Mã số D1- Mã số D2- Mã số D4 - Mã số D5 (nếu kết quả là số ââm).

Đ- Phụ lục và các tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế gửi kèm tờ khai:

- Các Phụ lục (từ Phụ lục số 01 đến Phụ lục số 13) ban hành kèm theo Tờ khai này là bộ phận không tách rời của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định các chỉ tiêu số lỗ từ các năm trước chuyển sang (Mã số B29), số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ tính thuế (Mã số D1), số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã số D4), số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế (Mã số D5).

- Cơ sơ kinh doanh gửi cho cơ quan thuế có các tài liệu được liệt kê tại Mục Đ của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì phải gửi tích dấu (x) vào ô q ở đằng trước.

Các tài liệu nêu tại Điểm 1, Điểm 5, Điểm 9 và Điểm 10 Mục Đ của Tờ khai này, cơ sở kinh doanh phải gửi cho cơ quan thuế kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bản chính có người đại diện theo pháp luật của cơ sở ký tên và đóng dấu.

Các tài liệu tại các Điểm  ngoài các Điểm  nêu trên (nếu có), cơ sở kinh doanh khi gửi cho cơ quan thuế kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp Bản pho tô cóp pi có đóng dấu sao y bản chính của cơ sở kinh doanh. Riêng các tài liệu nêu tại Điểm 11, Mục Đ (nếu có) thì phải liệt kê chi Tiết kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và đánh số thứ tự theo từng văn bản tài liệu gửi kèm theo (từ 11 đến số....).



* Mã số 16 được xác định căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận từ chuyển quyền sử dụng đất , chuyển quyền thuê đất (Mã số 08) và thuế suất thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất được hướng dẫn tại Mục V, Phần C Thông tư này.

* Mã số 16 được xác định căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận từ chuyển quyền sử dụng đất , chuyển quyền thuê đất (Mã số 08) và thuế suất thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất được hướng dẫn tại Mục V, Phần C Thông tư này.

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 128/2003/TT-BTC

Hanoi, December 22, 2003

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 164/2003/ND-CP OF DECEMBER 22, 2003 DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON ENTERPRISE INCOME TAX

Pursuant to the Law on Enterprise Income Tax passed on June 17, 2003 by the XIth National Assembly;
Pursuant to the Government’s Decree No. 164/2003/ND-CP of December 22, 2003 detailing the implementation of the Law on Enterprise Income Tax;
Pursuant to the Government’s Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
The Ministry of Finance hereby guides the implementation as follows:

A. SCOPE OF APPLICATION OF THE ENTERPRISE INCOME TAX

I. ENTERPRISE INCOME TAX PAYERS

The following organizations and individuals that produce and trade in goods or provide services (referred collectively to as business establishments) and have taxable incomes shall have to pay enterprise income tax:

1. Organizations engaged in goods production and trading and/or service provision:

1.1. State enterprises established and operating under the Law on State Enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3. Foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation contracts under the Law on Foreign Investment in Vietnam.

1.4. Foreign companies and foreign organizations doing business in Vietnam not under the Law on Foreign Investment in Vietnam.

1.5. Economic organizations of political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, people’s armed forces units; administrative agencies, non-business units, that organize the goods production and trading and/or service provision.

1.6. Cooperatives and cooperative groups.

1.7. Other organizations engaged in goods production and trading and/or service provision.

2. Vietnamese individuals engaged in goods production and trading and/or service provision, including:

2.1. Business individuals and groups of business individuals.

2.2. Individual business households.

2.3. Independent practitioners with or without fixed offices or occupation-practicing places, who are business subjects (except for wage earners) and must register for payment of enterprise income tax with tax offices, such as: medical doctors, lawyers, accountants, auditors, painters, architects, musicians and other independent practitioners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Foreigners doing business in Vietnam or having incomes generated in Vietnam, regardless of whether their business activities, including: asset leasing, capital lending, technology transfer, consultancy, marketing, advertising, etc., are conducted in Vietnam or in foreign countries.

4. Foreign companies conducting business activities through their resident establishments in Vietnam.

Resident establishments are business establishments through which foreign companies conduct some or all of their income-generating business operations in Vietnam. Foreign companies’ resident establishments take the following principal forms:

4.1. Branches, executive offices, factories, workshops, goods forwarding warehouses, transport means, mines, oil and gas fields, natural resource exploration and exploitation sites or equipment and facilities used for the natural resource exploration;

4.2. Construction sites; construction, installation or assembly works; activities of supervision of construction, construction, installation or assembly works;

4.3. Establishments providing services, including consultancy services provided by their employees or other objects;

4.4. Agents of overseas companies;

4.5. Representatives in Vietnam in the following cases:

- They are competent to sign contracts in the names of their overseas companies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In cases where the double taxation avoidance agreements signed by the Socialist Republic of Vietnam otherwise provide for resident establishments, the provisions of such agreements shall apply.

II. SUBJECTS NOT LIABLE TO PAY ENTERPRISE INCOME TAX

The following subjects are not liable to pay enterprise income tax:

1. Cooperatives and cooperative groups engaged in agricultural production and having incomes from cultivation, husbandry or aquaculture products.

2. Peasant households and individuals engaged in agricultural production and having incomes from cultivation, husbandry or aquaculture products, except for peasant households and individuals engaged in large-scale commodity production and having high incomes from cultivation, husbandry or aquaculture products.

Enterprise income tax shall not temporarily be collected from peasant households and individuals engaged in large-scale commodity production and having high incomes from cultivation, husbandry or aquaculture products pending the Government’s regulations.

B. BASES FOR ENTERPRISE INCOME TAX CALCULATION

Bases for enterprise income tax calculation are taxable incomes in the tax calculation period and tax rates

I. TAXABLE INCOMES:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Tax calculation period is determined according to the calendar year. In cases where business establishments apply a fiscal year other than the calendar year, the tax calculation period shall be determined according to the applied fiscal year. The first tax calculation period for newly set up business establishments and the last tax calculation period for business establishments undergoing transformation, ownership conversion, merger, division, dissolution or bankruptcy shall be determined in compatibility with the accounting period prescribed by the accounting legislation.

Taxable income in the tax calculation period is determined according to the following formula:

Taxable income in the tax calculation period

=

Turnover for calculating taxable income in the tax calculation period

-

Reasonable expenses in the tax calculation period

+

Other taxable incomes in the tax calculation period

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In cases where a double taxation avoidance agreement which the Socialist Republic of Vietnam has signed otherwise provides for the method of determining taxable income for resident establishments, the provisions of such agreement shall apply.

II. TURNOVER FOR CALCULATING TAXABLE INCOME

1. Turnover for calculating taxable income is determined as follows:

Turnover for calculating the taxable income is the total proceeds from the goods sale or service provision, including price subsidies, surcharges and additional amounts earned by business establishments, regardless of whether such sums have been collected or not.

Turnover for calculating the taxable income is specifically determined for business establishments paying value added tax by different methods as follows:

1.1. For business establishments paying value added tax by method of tax deduction, it is the turnover exclusive of value added tax.

For example: Business establishment A is a subject paying value added tax by the tax deduction method. Its added value invoices shall include the following details:

Sale price: VND 100,000

VAT (10%): VND 10,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The turnover for calculating taxable income shall be VND 100,000

1.2. For business establishments paying value added tax calculated directly on added values, it is the turnover inclusive of value added tax.

For example: Business establishment B is a subject paying value added tax calculated directly on added values. Its goods sale invoices are only inscribed with the sale price of VND 110,000 (the tax-inclusive price).

The turnover for calculating taxable income shall be VND 110,000.

2. Time of determining the turnover for calculating taxable income is identified as follows:

2.1. For goods, it is the time of transferring ownership right over goods or issuing sale invoices.

2.2. For services, it is the time of completing services or issuing sale invoices.

3. Turnover for calculating the taxable income in some cases is determined as follows:

3.1. For goods sold by mode of installment payment, it shall be determined according to the sale price paid in lump sum, excluding deferred payment interests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The determination of expenses for goods sold and purchased with installment payment shall comply with the principle of conformity with turnover.

3.2. For goods and services made and used by business establishments for exchange; presented as gifts or donation; equipment or rewards for laborers, it shall be calculated according to the sale prices of goods and services of the same or similar kinds on the market at the time of exchange; presentation or donation; equipping or giving rewards to laborers.

3.3. For goods and services made for self-use by business establishments in service of the production or business process, such as: electricity, products made for use as fixed assets, self-made capital construction works, it shall be the production costs of such products.

3.4. For goods processing activities, it shall be earnings from the processing, including remuneration, expenses for fuel, power, auxiliary materials and other expenses in service of the goods processing.

3.5. For business establishments acting as agents or consignment sale agents to sell goods at the prices prescribed by business establishments being the principals or consignors, it shall be the enjoyable commissions.

3.6. For property leasing activities, it shall be the rent collected in each period according to the leasing contracts.

In cases where the lessees pay rents in advance for several years, the turnover for calculating taxable income shall be determined in conformity with the determination of expenses of business establishments.

Depending on the conditions for the determination of reasonable expenses, business establishments may choose either of the following two methods of determining turnover for calculating taxable income:

- Rent determined for each year is equal to (=) turnover being the advanced amount divided by (:) the number of years for which the rent is advanced.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Particularly, business establishments and individuals that have not yet applied the prescribed accounting, invoice and voucher regimes, have been engaged in property leasing activities and received rents advanced by the lessees for many years, the turnover for calculating taxable income shall be the total rents received.

In cases where a business establishment, in the tax preference duration, chooses the method of determining the turnover for calculating the taxable income to be the whole rent advanced by the lessee for many years, the taxable income eligible for tax exemption or reduction shall be equal to (=) the total taxable income divided by (:) the number of years for which the lessee advances rent and multiplied by (x) the number of years of tax exemption or reduction.

3.7. For activities of providing loans, collecting deposit interests or revenues from financial leasing operations, it shall be the interests receivable in the period and determined as follows:

- Receivable interests on over-due debts not included in turnover. Credit institutions must monitor such interests outside the accounting balance sheets and shall account them into their professional operation revenues when they are collected.

- Receivable interests on undue loans already included in turnover, which remain unpaid by customers after 90 days or are determined irrecoverable though the time limit of 90 days has not yet expired, shall be excluded from the turnover for calculating taxable income. The credit institutions shall monitor such reducible turnover amount outside the accounting balance sheet and account it into their professional operation revenues when it is collected.

3.8. For air transport, it shall be the total sum received from the transport of passengers, luggage and cargos, regardless of whether such sum has been collected or not. The time of determining the turnover for calculating taxable income shall be the time when the transport service is completed.

3.9. For electricity selling activities, it shall be the sum inscribed in the added value invoices. The time of determining the turnover for calculating taxable income shall be the last day the electricity meter figures are recorded in electricity bills.

For example: An electricity bill is recorded with electricity meter figures counted from December 5 to January 5. The turnover of such bill shall be calculated for January.

For other activities such as telephone charge, supply of clean water..., the turnover for calculating the taxable income shall be determined as for electricity sale.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.11. For business cooperation contracts in form of product sharing, the turnover for calculating the enterprise income tax shall be determined as follows:

- Goods-selling prices inscribed in sale invoices, for goods sold in the Vietnamese market.

- FOB prices at export border-gates, for export goods.

III. REASONABLE EXPENSES ALLOWED TO BE SUBTRACTED FOR CALCULATING THE TAXABLE INCOMES

Reasonable expenses related to taxable incomes in the tax calculation period are determined as follows:

1. Expenses for depreciation of fixed assets used in goods production and trading and/or business provision.

1.1. Fixed assets which are allowed to be depreciated into reasonable expenses must meet the following conditions:

a/ They are used in production and business.

b/ They are accompanied with enough invoices, vouchers and other lawful papers evidencing that they are owned by business establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2. The fixed asset depreciation level is regarded as reasonable expenses under decisions of the Finance Minister on regime of fixed asset management, use and depreciation.

Business establishments which apply the straight-line depreciation method with high economic efficiency may make rapid depreciation which, however, must not be two times faster than the straight-line depreciation method, in order to quickly renew their technologies. Fixed assets involved in business activities, which are eligible for rapid depreciation, include machinery and equipment; measuring and testing devices; transport equipment and means; managerial tools; animals and perennial tree gardens. When carrying out the rapid depreciation, business establishments must guarantee they operate profitably.

1.3. Fixed assets which have been completely depreciated but are still used in the production and business shall not continue to be depreciated.

2. Expenses for raw materials, materials, fuels, energy and goods used in goods and/or service production and business related to the turnover and taxable incomes in a given period shall be calculated according to the reasonable material wastage norms and the actual ex-warehousing prices.

2.1. The reasonable material wastage norms shall be elaborated and decided by the directors or owners of business establishments. For business establishments having managing boards, the general directors shall elaborate material wastage norms  and submit them to the managing boards for approval. At the year-end, the business establishments shall have to make settlement of materials, analyze the situation of implementation of the material wastage norms and report at the requests of the tax offices.

For all cases of material or goods loss, the value of lost materials or goods must not be regarded as reasonable expenses.

2.2. Prices of actually ex-warehoused materials and goods

Prices of actually ex-warehoused materials and goods for business establishments paying value added tax by deduction method are the VAT-exclusive prices of materials and goods purchased from outside and services related thereto; as for business establishments paying value added tax by direct method or for goods or service production and business activities not subject to value added tax, the prices of actually ex-warehoused materials and goods shall include value added tax on materials and goods purchased from outside and services related thereto.

Prices of actually ex-warehoused materials and goods include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The purchase prices of domestic materials and goods, including: the purchase prices inscribed in the invoices of sellers, plus (+) expenses for collection, purchase, transport, loading/unloading, preservation, insurance cost, warehouse and storing yard rents, sorting and recycling charges.

- The purchase prices of imported materials and goods are payment prices, plus (+) import tax, special consumption tax and surcharges prescribed by the State (if any), plus (+) transport freight, loading/unloading, preservation and insurance charges, warehouse and storing yard rents. The payment prices for imported materials and goods are determined as follows:

+ According to actually paid prices if the business establishments declare import tax calculation prices under the foreign trade contracts higher than the actually paid prices.

+ According to the prices declared for import tax calculation if the business establishments declare import tax calculation prices under the foreign trade contracts lower than the actually paid prices.

b/ For self-made materials, it shall be the prices of actually ex-warehoused materials plus actual expenses arising in the self-making process.

c/ For materials processed by outsiders, it shall be the prices of actually ex-warehoused materials delivered to the processors plus (+) processing costs, transport freight and loading/unloading charges.

Business establishments which purchase goods and materials, hire the processing of materials and goods from outside and hire the transport, loading/unloading, preservation of materials and goods must have invoices and vouchers according to the prescribed regime.

In cases where business establishments purchase products made of rattan, bamboo, rush, coconut fiber, palm leaves, etc., from peasants who directly made them; purchase handicraft and fine-art articles from non-business artisans; purchase soil, stone, sand, cobble from people who exploit such products by themselves; purchase discarded materials from direct collectors and a number of services of non-business individuals, without invoices and vouchers according to the prescribed regime, they may draw up lists thereof on the basis of payment vouchers of goods sellers or service providers (according to the set form, not printed herein). Enterprise directors shall approve the payments according to the lists and be accountable before law for the accuracy and truthfulness of the lists.

3. Expenses for salaries, wages and assorted allowances; mid-shift meal allowances provided for by the Labor Code.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ For State enterprises: Expenses for salaries to be paid to laborers are determined on the basis of current legal documents guiding the regime of salaries, wages and allowances according to the provisions of the Labor Code.

b/ For other business establishments: Expenses for salaries to be paid to laborers shall be based on labor contracts or collective labor agreements.

Each year, business establishments shall have to register with the tax agencies their total salary fund to be paid in the year, bases and methods for elaborating the total salary fund, and concurrently submit enterprise income tax declarations (made according to the set form not printed herein).

3.2. Expenses for mid-shift meal allowances shall be decided by the directors or owners of business establishments to be suitable with production and business efficiency, but must ensure that the monthly payment level for each laborer must not exceed the minimum salary level provided for by the State for State employees. Particularly, expenses for laborers’ food rations for some special branches and occupations shall comply with the documents guiding the implementation of the Labor Code.

4. Expenses for scientific and technological research (excluding part of funding supported by the State or superior management agencies); rewards for innovations and technical modifications which bring about business efficiency; expenses for training labors according to the prescribed regime; expenses for healthcare within business establishments; supports for schools established under the State’s permits, and the payment of such expenses must be made with invoices and vouchers according to the prescribed regime.

5. Expenses for services purchased from outside:

5.1. Electricity, water, telephone charges; stationery expenses; charges for hiring auditors; legal consultancy charges; expenses for purchase of asset insurance, human accident insurance; hiring the designing, establishment and protection of trademarks.

5.2. Expenses for hiring fixed asset repair:

For particular fixed assets with regular repairs, business establishments may deduct in advance repair expenses according to estimates into production or business costs. If the actual repair expenses are larger than the deducted amounts according to estimates, the business establishments may additionally account the difference into their expenses. In cases where the actually paid amounts are smaller than the deducted amounts according to estimates, they shall account expense reductions in the year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.4. Rents for fixed assets operating under rent contracts. In cases where the fixed asset rents are paid in lump sum for many years, such rents shall be gradually distributed into production or business expenses according to the number of years of fixed asset use.

5.5. Charges for services purchased from outside by principal contractors, including those paid for sub-contractors (if any).

5.6. Working mission allowances, including: travel fares, accommodations or lodging rents.

5.7. Travel allowances for annual leaves as provided for by the Labor Code.

5.8. Expenses for services purchased or hired from outside in direct service of goods production or service provision activities with vouchers and invoices according to the prescribed regime.

6. Payments:

6.1. Payments for female laborers, including:

a/ Expenses for job re-training of female laborers in cases where their former jobs are no longer suitable and they need to shift to other jobs under the development planning of the business establishments.

Such expenses include: school fee (if any) + rank and grade salary difference (guaranteeing the payment of 100% of salary for trainees).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Expenses for organizing an additional health check, in a year, such as examination of occupational, chronic or gynecological diseases,  for female laborers.

d/ Expenses for allowances for female laborers after their first or second childbirth: The allowance level must not be higher than VND 300,000 for business establishments located in cities, district townships and provincial towns, and VND 500,000 for business establishments located in geographical areas being under exceptionally difficult socio-economic conditions specified in the Appendix enclosed with the Government’s Decree No. 164/2003/ND-CP of December 22, 2003 in order to help the female laborers partly ease their post-natal hardship.

e/ Over-time allowances for female laborers who, for objective reasons, do not take leaves for breast-feeding their children according to the prescribed regime but stay working for the business establishments, shall be paid according to the current regime.

For business establishments engaged in production, construction or transport activities involving large number of female laborers, if they conduct separate accounting and monitoring of actual payments for female laborers specified above, they shall be entitled to enterprise income tax reduction under the guidance at Point 7.3, Section III, Part E of this Circular.

6.2. Expenses for labor protection devices or outfits.

Expenses for labor protection devices shall be the actual payments. Expenses for procuring attires in replacement of labor protection outfits shall be the actual payments but must not exceed VND 500,000/person/year.

6.3. Expenses for protection of business establishments.

6.4. Deductions for payment into social and medical insurance funds, trade unions funding; expenses for support funding for activities of the Party organizations and mass organizations at the business establishments; contributions for creating managerial expenditure sources for superior levels and contributions to funds of associations and societies according to the prescribed regime.

7. Payments of interests on capital borrowed for goods production or service provision from banks, credit institutions and/or economic organizations at the actual interest rates under borrowing contracts. Payments of interests on loans from other subjects at the actual interest rates at the time of signing borrowing contracts, which  must not exceed 1.2 times the lending interest rate at the same time of commercial banks having transactions with the business establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Deductions for setting up reserves for the price decrease of unsold goods, bad debts or price decrease of securities or setting up reserve funds for job-loss supports under the Finance Ministry’s guidance.

9. Severance allowances for laborers according to the current regime.

10. Expenses for the sale of goods or services, including: expenses for preservation, packaging, transport, loading/unloading, rent of warehouses and storing yards, product and goods warranty.

11. Expenses for advertisement, marketing, sales promotion, guest reception, festivities, transactions, external relations, brokerage commissions, expenses for conferences and other types of expenses shall be the actual payment amounts but must not exceed 10% of the total of the reasonable expense amounts specified in Clauses 1 thru 10 of this Section. For trading business activities, the reasonable expenses for determining control level shall not include cost prices of goods sold.

12. Payable taxes, charges and land rents related to the goods production and service provision (excluding enterprise income tax), including:

12.1. Export tax.

12.2. Input value added tax on export goods and services ineligible for tax deduction and reimbursement as prescribed. Input value added tax beyond the prescribed duration for declaration and deduction.

12.3. Special consumption tax for domestic goods and services, which are subject to special consumption tax.

12.4. License tax.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



12.6. Agricultural land use tax; housing and land tax.

12.7. Land rents

12.8. Charges and fees actually paid by the business establishments into the State budget according to the law provisions on charges and fees.

13. Business management expenses allocated by overseas companies to their resident establishments in Vietnam according to the proportion of the turnover of the resident establishments in Vietnam to the total turnover of their overseas companies, including turnovers of resident establishments in other countries. The allocation formula shall be as follows:

 

=

 

x

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Total turnover of resident establishments in Vietnam

Total business management expense of the overseas company in the tax calculation period

Total turnover of the overseas company, including turnovers of resident establishments in other countries in the tax calculation period

Overseas companies’ resident establishments in Vietnam which have not yet applied the prescribed accounting, invoice and voucher regimes and pay tax by declaration mode must not account into their reasonable expenses the business management expenses allocated by their overseas companies.

14. Reasonable expenses for insurance business, construction lottery business, securities trading and some special business activities shall comply with the specific guiding documents of the Finance Ministry.

IV. AMOUNTS WHICH MUST NOT BE ACCOUNTED INTO THE REASONABLE EXPENSES

1. Salaries and remunerations paid by business establishments which fail to strictly observe the labor contract regime prescribed by the labor legislation, except for case of hired piece-work laborers.

2. Salaries and wages of owners of private enterprises, members of partnerships, masters of business households, business individuals. Remunerations paid to founding members and members of managing boards of limited liability companies and joint-stock companies, who do not personally take part in administering the goods production and/or service provision.

3. Advance deductions to cover expenses but actually not spent, such as: expenses for repair of fixed assets; expenses for products, goods and construction work warranty and other advance deductions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Fines for violations of traffic law, violations of the business registration, overdue debts, fines for violations of the accounting and statistical regimes, fines for tax-related administrative violations and other fines.

6. Expenses not related to turnover and taxable income, such as: expenditures on capital construction investment; financial supports for mass organizations, social organizations and localities; expenses for charity purpose and other expenses not related to turnover and taxable income.

7. Expenses covered by other funding sources:

7.1. Non-business expenses.

7.2. Illness, pregnancy and maternity allowances.

7.3. Allowances for regular and unexpected difficulties. 

7.4. Other expenses covered by other funding sources.

8. Other unreasonable expenses.

V. OTHER TAXABLE INCOMES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Differences between the purchase and sale of securities.

2. Income from activities related to industrial property rights or copyright.

3. Other incomes from the asset ownership or use right.

4. Income from asset transfer or liquidation. This income is determined equal to (=) the turnover generated from the asset transfer or liquidation minus (-) the remaining value of transferred or liquidated assets and expenses related to the asset transfer or liquidation.

5. Income from the transfer of land use or land rent right.

The method of determining income from the transfer of land use or land rent right as well as the tax thereon is guided in Part C of this Circular.

6. Interests on deposits, loans or deferred payment for goods sold.

7. Profits earned from the sale of foreign currencies, foreign exchange rate margins.

8. Year-end balances of the reserves for price decrease of goods left in stock, bad debts or price decrease of securities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. Payable debts with unidentified creditors.

11. Received fines for breaches of economic contracts, after subtracting the paid fine amounts.

12. The previous years’ omitted incomes from activities of goods production or service provision, which are now discovered.

13. Incomes received from overseas goods production and/or service provision activities.

The determination of incomes received from overseas goods production and/or service provision activities, which are subject to enterprise income tax shall be based on the double taxation avoidance agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed.

Regarding incomes received from goods production and/or service provisions in foreign countries which the Socialist Republic of Vietnam has not yet signed double taxation avoidance agreements, the taxable incomes shall be the incomes before income tax is paid overseas. After determining the enterprise income tax amounts to be paid under the Enterprise Income Tax Law, the income tax amounts already paid overseas shall be subtracted for paying tax into the State budget. The tax amounts already paid overseas and allowed to be subtracted must not exceed the payable enterprise income tax amounts under the Enterprise Income Tax Law.

Example 1: Business establishment A receives an income of VND 800 million from overseas. Such income is the remainder after an income tax amount of VND 200 million has been paid under the foreign laws.

The income proportion received from overseas by business establishment A to be taxed under Vietnam’s Enterprise Income Tax Law shall be as follows:

[(VND 800 million + VND 200 million) x 28%] = VND 280 million.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VND 280 million – VND 200 million = VND 80 million.

Example 2: Business establishment B receives an income of VND 798 million from overseas. But such income is the remainder after an income tax amount of VND 342 million has been paid under the foreign laws.

The enterprise income tax on the overseas income shall be calculated according to the Enterprise Income Tax Law as follows:

(VND 798 million + VND 342 million) x 28% = VND 319.2 million.

After determining the payable tax amount for its overseas income, business establishment B shall only be allowed to subtract the tax amount already paid overseas equal to that calculated under the Enterprise Income Tax Law which is VND 319.2 million. In other words, business establishment B shall not have to pay enterprise income tax for the above-said income received from overseas.

14. Incomes related to the sale of goods and provision of services not included in turnovers, such as: reward for quick unloading of cargos from ships, tips for  food and drink catering or hotel services, after subtracting expenses for generation of such incomes.

15. Incomes from activities of contribution of shares, contribution of capital to joint ventures or economic cooperation at home. In cases where the received incomes are incomes divided from after-tax income from activities of contribution of shares, contribution of capital to joint ventures or economic cooperation, the business establishment receiving such incomes shall not have to pay enterprise income tax.

16. Income from the sale of discarded materials and faulty products after subtracting expenses for collecting and selling them.

17. Gifts and donations in kind or in cash.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Business establishments which have their turnovers, expenses and taxable incomes in foreign currencies must convert them into Vietnam dong at the average transaction exchange rates on the inter-bank foreign currency market, announced by the State Bank of Vietnam at the time such turnovers and taxable incomes are generated and expenses arise, except otherwise provided for by law. Foreign currencies having no exchange rate with Vietnam dong shall be converted through a foreign currency having exchange rate with Vietnam dong.

VI. ENTERPRISE INCOME TAX RATES

Enterprise income tax rates shall be as follows:

1. The enterprise income tax rate applicable to business establishments shall be 28%.

For construction lottery business activities, the enterprise income tax shall be paid at the rate of 28%, with the income remainder shall be remitted into the State budget after subtracting deducible amounts, amounts for setting up funds prescribed by the Finance Ministry.

2. Tax rate applicable to each specific business establishments which conducts the prospection, exploration and/or exploitation of oil, gas and/or other precious and rare natural resources shall be between 28% and 50%, suitable to each investment project or each business establishment.

Business establishments having investment projects for prospection, exploration and/or exploitation of oil, gas and/or other precious and rare natural resources must send their investment projects’ dossiers to the Finance Ministry, so that the latter shall consider and consult opinions of the concerned ministries and branches, then submit them to the Prime Minister for decision on specific tax rate for each project.

C. DETERMINATION OF TAXABLE INCOME AND INCOME TAX ON LAND USE OR LAND RENT RIGHT TRANSFER

Taxable income and income tax on land use or land rent right transfer are determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Income from activities of transferring land use or land rent right by organizations dealing in goods and/or services (called business organizations for short) shall be subject to tax on income from land use or land rent right transfer in the following cases:

1. Cases of land use right transfer:

1.1. Transfer of the right to use land without infrastructures or architectural works thereon.

1.2. Transfer of the right to use land with infrastructures thereon.

1.3. Transfer of the right to use land with architectural works thereon.

1.4. Transfer of the right to use land with infrastructures and architectural works thereon.

2. Cases of land rent right transfer:

2.1. Transfer of the right to rent land without infrastructures or architectural works thereon.

2.2. Transfer of the right to rent land with infrastructures thereon.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4. Transfer of the right to rent land with infrastructures and architectural works thereon.

II. CASES OF LAND USE RIGHT OR LAND RENT RIGHT TRANSFER NOT SUBJECT TO TAX ON INCOME FROM LAND USE RIGHT OR LAND RENT RIGHT TRANSFER

1. The competent State agencies assign or lease land to business organizations according to the provisions of the Land Law.

2. Business organizations return land to the State or have their land recovered by the State according to the provisions of law.

3. Business organizations sell their workshops together with the transfer of the land use right or land rent right for relocation under plannings.

4. Business organizations contribute capital with land use right for production or business cooperation with domestic and foreign organizations and individuals according to law provisions.

5. Business organizations transfer their land use right or land rent right due to division, separation, merger or bankruptcy.

6. Owners of private enterprises transfer the land use right in cases of inheritance or divorce according to law provisions; transfer the land use right between husbands and wives, parents and children, grandparents and paternal or maternal grandchildren or between blood siblings.

7. Business organizations donate their land use right to the State or other organizations for construction of cultural, medical, physical training or sport works; transfer the land use right for charity purposes to social policy beneficiaries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Tax payers are business organizations having incomes from the transfer of land use right or land rent right.

Business households and individuals having incomes from the transfer of land use right or land rent right shall not pay tax on income from land use right or land rent right transfer under the guidance in this Circular but pay income tax on high income earners.

IV. TAXABLE INCOME

Taxable income is determined equal to the turnover for calculating the taxable income minus expenses for land use right or land rent right transfer.

1. Turnover for calculating taxable income from land use right or land rent right transfer shall be determined according to the actual transfer prices between business organizations which transfer land use right or land rent right and land use right transferees at the time of land use right transfer.

1.1. Actual transfer prices are determined as follows:

a/ According to the invoiced price

In cases where the invoiced prices are lower than the amounts actually received by the land use right or land rent right transferors, the actual transfer prices shall be the amounts actually received by the land use right or land rent right transferors.

In cases where the invoiced prices or the actually received amounts are lower than the prices set by the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities, the transfer prices shall be determined according to the prices set by the provincial/municipal People’s Committees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2. Turnover for calculating taxable income in some cases shall be determined as follows:

a/ For cases where the land use right or land rent right is transferred together with infrastructure on land, it shall be the total received amount, including amount for transfer of ownership right over such infrastructure and rent of infrastructure on land.

b/ For cases where the land use right or land rent right is transferred together with infrastructure or architectural works on land, it shall be the received amount, excluding proceeds from the assignment or sale of such architectural works on land. If business organizations cannot separate the proceeds from the assignment or sale of the architectual works on land, the turnover for calculating taxable income shall include such proceeds.

2. Expenses for land use right or land rent transfer:

2.1. Expenses for acquiring land use right or land rent right include:

a/ Cost of land subject to right transfer is determined as follows:

- For land assigned by the State with the collection of land use levy or land rent, it shall be amounts in the State’s vouchers on collection of land use levy or land rent.

- For land with the use right or rent right transferred from other organizations or individuals, it shall be the prices inscribed in contracts and lawful vouchers on payment of money upon receipt of land use right.

- For business organizations which exchange their works for the State’s land, it shall be the value of exchanged works.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For cases where a limited liability company or joint stock company transfers its right to use or rent land originating from the joint-venture capital contribution, it shall be the value according to the capital contribution record of the managing board.

- For land of business establishments with the land use right received without lawful papers; inherited under the civil legislation; given as gift or donated with its cost price unidentifiable, such cost price shall be determined according to the prices of land categories decided by the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities on the basis of the land price bracket promulgated by the Government at the time of receiving the land use right.

In cases where business organizations transfer the land use right originating from the reception of land use right without lawful papers; inherited under the civil legislation; given as gift or donated before 1994, its cost price shall be determined according to the prices of land categories prescribed in 1994 by the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities on the basis of the land price bracket promulgated by the Government in Decree No. 87/CP of August 17, 1994.

b/ Expenses for payment of compensations for land-related damage already cleared or not yet cleared into land use levy or land rent.

c/ Expenses for payment of compensations for cash crop and vegetable damage.

d/ Expenses in support of the relocation of graves and tombs.

e/ Expenses in support of the resettlement.

f/ Other expenses in support of the ground clearance.

g/ Law-prescribed charges and fees related to the granting of land use right.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. Expenses for soil revamp, ground leveling.

2.3. Expenses for investment in the construction of such infrastructures as roads, power lines, water supply and drainage systems, post and telecommunications facilities, etc.

2.3. Other expenses related to the land use right or land lease right transfer.

2.5. Expenses specified in Section III, Part B of this Circular (if any).

In cases where an organization is engaged in different business lines, the general expenses specified in this Item 2.5 shall be allocated according to the ratio of the turnover from land use right or land rent right transfer to the total turnover of such business organization.

For cases where the turnover for calculating the taxable income includes that from architectural works on land, the expenses shall be determined to be inclusive of the value of such architectural works on land.

V. RATES OF TAX ON INCOMES FROM LAND USE RIGHT OR LAND RENT RIGHT TRANSFER
1. The tax rate applicable to incomes from land use right or land rent right transfer shall be 28%.

2. After calculating income tax at the tax rate of 28%, the remaining income shall be subject to income surtax according to the following graduated tax brackets:

Graduated tax brackets   

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Ratios of remaining incomes to expenses

Tax rates

1

Up to 15%

0%

2

Between over 15% and 30%

10%

3

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15%

4

Between over 45% and 60%

20%

5

Over 60%

25%

For example: Tax calculation turnover for land with transferred use right: VND 170 million; total expense for land use right transfer: VND 50 million. Taxable income shall be (=) VND 120 million (VND 170 million – VND 50 million). Tax on income from land use right transfer shall be determined as follows:

- Enterprise income tax at the common tax rate: VND 120 million x 28% = VND 33.6 million.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Unit: VND million

Grades

Taxable amounts

Tax rates

Tax amounts

1

50 x 15% = 7.5

0%

0

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(50 x 30%) – 7.5 = 7.5

10%

0.75

3

(50 x 45%) – (50 x 30%) = 7.5

15%

1.125

4

(50 x 60%) – (50 x 45%) = 7.5

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.5

5

86.4 – (50 x 60%) = 56.4

25%

14.1

 

Total

 

17.475

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VI. THE PREFERENTIAL TAX RATES, TAX EXEMPTION AND REDUCTION UNDER THE GUIDANCE IN SECTION E OF THIS CIRCULAR SHALL NOT APPLY TO INCOMES FROM LAND USE RIGHT OR LAND RENT RIGHT TRANSFER

VII. THE PROCEDURES FOR DECLARATION AND PAYMENT OF TAX ON INCOME FROM LAND USE RIGHT OR LAND RENT RIGHT TRANSFER

1. Business organizations shall transfer the land use right or land rent right and concurrently transfer the ownership right over architectures or infrastructures on land shall have to carry out the procedures for transferring the land use right or land rent right together with the architectures or infrastructures on land according to the provisions of the land legislation.

2. Procedures for tax declaration and payment:

2.1. For business establishments which do not regularly conduct the land use right or land rent right transfer:

a/ Within five working days after receiving cadastral data sent by the land use right registries, the tax offices directly managing the taxation shall have to notify such to the business establishments engaged in the activities of land use right or land rent right transfer, requesting them to declare their turnover, expenses and taxable incomes as well as payable income tax on land use right transfer.

b/ Within 15 working days after receiving notices on tax declaration from the tax offices, the business establishments engaged in the activities of land use right or land rent right transfer shall have to make tax declarations according to the set form (not printed herein) and submit them to the tax offices directly managing the taxation.

c/ Basing themselves on the data on the tax declarations, the tax offices shall check out, consider and determine tax obligations; then notify the business establishments of the amounts of income tax on land use right or land rent right transfer, which are payable or non-payable for cases of land use right or land rent right transfer not subject to tax. The tax payment time limit inscribed in the tax notices shall be 15 days after the issuance of such notices. The land use right registries shall grant land use right certificates only when there are vouchers on payment of income tax on the land use right or land rent right transfer by business establishments, or tax-non-payment certificates of the tax offices.

d/ Business organizations shall have to separately settle amounts of income tax on land use right or land rent right transfer. In cases where the tax amounts paid when the procedures for granting land use right are carried out are smaller than the payable tax amounts according to the enterprise income tax settlement declarations (made according to the set form, not printed herein), the business organizations shall have to pay deficit tax amount into the State budget within 10 days after submitting their tax settlement declarations. In cases where the paid tax amounts are larger than the payable tax amounts according to the tax settlement declarations, the overpaid tax amount shall be cleared against the deficit amounts of enterprise income tax on other business activities or cleared against the payable enterprise income tax amount of the subsequent period. In cases where the land use right or land rent right transfer activities suffer losses, the business organizations may transfer such losses into taxable incomes from land use right or land rent right transfer activities of subsequent years according to regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



They shall declare, pay and settle tax under the guidance in Part D of this Circular. In cases where their land use right or land rent right transfer activities suffered losses, such losses shall be transferred into incomes from land use right or land rent right transfer in subsequent years.

Business organizations shall carry out the procedures for land use right or land rent right transfer after their tax settlements are examined by the tax offices.

Upon receiving cadastral data sent by the land use right registries, the tax offices which directly manage the organizations dealing in houses, land, infrastructures and architectures on land shall have to certify the areas of land subject to the land rent right or land lease right transfer, for which tax has been paid, so that the land use right registries shall grant land use right certificates.

D. TAX REGISTRATION, DECLARATION, PAYMENT AND SETTLEMENT

I. REGISTRATION OF ENTERPRISE INCOME TAX

Business establishments shall make enterprise income tax registration as follows:

1. Business establishments shall have to register enterprise income tax together with the registration for payment of value added tax.

2. Business establishments, when registering tax, must clearly state their attached units with independent cost-accounting as well as dependent book-entry accounting units. All units attached to the business establishments which conduct independent cost-accounting or dependent book-entry accounting shall have to register tax with the tax offices of localities where they are located.

3. Independent cost-accounting units attached to business establishments are obliged to separately declare, pay and settle tax. Book-entry accounting units dependent to principal business establishments shall only register tax in localities, they are not obliged to declare and pay tax in localities; while the principal business establishments are obliged to declare, pay and settle tax on their own business operations and business operations of their dependent book-entry accounting units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Business establishments shall have to declare enterprise income tax and submit enterprise income tax declarations made according to the set form (not printed herein) to the tax offices directly managing them on the 25th of January every year or the 25th of the month following the ending month of the tax calculation period at the latest, for business establishments applying a fiscal year other than the calendar year.

Bases for making tax declaration for a year are the results of the goods production and/or service provision of the previous year and business capability of the subsequent year.

The newly set up business establishments shall determine by themselves their turnovers, expenses, taxable incomes, payable tax amounts for the whole year or for each quarter and take initiative in declaring tax with the tax offices no later than the 25th of the month following the month when they are granted business registration certificates.

2. After receiving tax declarations, the tax offices shall have to inspect and consider the tax declarations by business establishments. If in their declarations, the business establishments fail to declare or unclearly declare bases for determining tax amounts to be temporarily paid for the whole year, the tax offices may request the business establishments to explain such bases. In cases where the business establishments fail to explain or prove the bases inscribed in their declarations, the tax offices shall fix the tax amounts to be temporarily paid for the whole year or each quarter, then notify them to the business establishments for implementation.

The fixation of temporarily paid tax amounts is made as follows:

- Fixing taxable income of the whole year on the basis of estimated turnover of the year and the ratio of taxable income to the turnover of the previous year.

- Fixing taxable income of the whole year on the basis of taxable income of a business establishment engaged in the same business line and having equivalent  business scale.

Particularly for overseas companies’ resident establishments in Vietnam, besides the above-said tax fixing methods, the tax offices may apply measures for determining taxable incomes as follows:

Taxable income of the resident establishment in Vietnam in the tax calculation period

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Total turnover of the resident establishment in Vietnam in tax calculation period

-

Total income of the overseas company in the tax calculation period

Total turnover of the overseas company in the tax calculation period

Overseas companies shall have to produce to tax offices books and accounting reports already certified by independent auditing organizations to serve as basis for calculating taxable incomes of their resident establishments in Vietnam.

In cases where business establishments disagree with the taxable income levels set for them, they may lodge complaints to superior tax offices or initiate lawsuits at courts as prescribed by law. Pending the handling thereof, business establishments shall still have to pay tax at the set tax levels.

3. For business establishments whose goods production or service provision results in the first six month of the year see big changes which may lead to the 20%-plus increase or decrease of temporarily paid tax amount already declared with the tax offices, they shall have to compile complete dossiers to request the adjustment of tax amounts to be temporarily paid for the whole year as well as tax amount to be temporarily paid for the last two quarters, then submit them to the tax offices directly managing them no later than the 30th of July each year.

A dossier requesting the adjustment of the tax amounts to be temporarily paid for the whole year and each quarter comprises:

- A written request for adjustment of the tax amount to be temporarily paid for the whole year, clearly stating reasons for adjustment, the tax amount already temporarily paid for the first six months and that to be paid for the last six months.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



After considering the requesting dossiers of business establishments, the tax office directly managing them shall notify such business establishments of the adjusted tax amounts to be temporarily paid for the whole year and the remaining tax amount to be paid in the last two quarters or reason(s) for non-acceptance of the enterprises’ requests by August 25 of the year at the latest.

4. If business establishments fail to submit the enterprise income tax declarations, the tax offices shall issue notices to urge the submission thereof. Until the end of the 25th of March, if business establishments still fail to submit their tax declarations, the tax offices shall fix the tax amounts to be temporarily paid for the whole year or each quarter under the guidance at Point 2 of this Section and notify them to the business establishments for implementation.

5. Business establishments which have not yet fully applied the accounting, invoice and voucher regime shall make the monthly, quarterly or annual tax declarations together with the declaration of value added tax. Bases for declaring payable tax amounts shall be the ratio of taxable income to turnover and the tax rate, specifically as follows:

5.1. Business establishments, which have not yet fully applied the accounting, invoice and voucher regime but have sold goods or provided services with invoices or vouchers shall have to declare their turnovers and calculate monthly payable tax as follows:

Enterprise income tax equal to (=) Turnover x Ratio (%) of taxable income to turnover x Tax rate.

5.2. Business households and individuals that have not yet applied the accounting, invoice and voucher regime and make tax declaration according to turnover shall have their payable enterprise income tax amounts fixed by the tax offices according to the formula in Item 5.1 of this Point.

The fixation of turnover for calculating taxable income must comply with the prescribed procedures and be made in an open and democratic manner.       

The General Department of Tax shall guide the Tax Departments in determining the ratio (%) of taxable income to turnover for use as a basis for calculating enterprise income tax, which must be suitable to each business line and ensure the harmony among the localities in the country.

6. For foreign business organizations and individuals that have no resident establishments in Vietnam but earn income in Vietnam, Vietnamese organizations and individuals, when paying income to such foreign organizations and individuals, shall have to declare and withhold enterprise income tax according to its ratio (%) to the total amount paid to foreign organizations and individuals, prescribed by the Finance Ministry in suitability with each business line.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. PAYMENT OF ENTERPRISE INCOME TAX

Business establishments shall pay enterprise income tax as follows:

1. Business establishments shall temporarily pay tax amounts quarterly according to their enterprise income tax declarations or the tax amounts fixed by the tax offices in full and on time into the State budget. The tax payment time limit is the last day of the last month of each quarter.

The tax payment date for business establishments shall be determined as follows:

- For business establishments paying tax by account transfers via banks or other credit institutions, the tax payment date shall be the date when banks or other credit institutions sign the papers on tax payment into the State budget;

- For business establishments paying tax in cash, the tax payment date shall be the date when the Treasury receives tax amounts or the tax offices issue tax receipts.

2. Business establishments having not yet fully applied the accounting, invoice and voucher regime shall pay tax according to the tax offices’ notices together with value added tax.

3. Vietnamese organizations and individuals that pay income to foreign business organizations and individuals without resident establishments in Vietnam shall have to deduct the enterprise income tax amounts and remit them into the State budget within the time limit prescribed by the Finance Ministry in suitability with each business line but must not exceed 15 days after paying the foreign organizations and individuals. Vietnamese organizations and individuals that fail to deduct tax amounts of foreign organizations and individuals shall, apart from paying tax on the latter’s behalf, be fined for tax-related administrative violations according to the current regime.

4. Business establishments engaged in shipment trading must declare and pay enterprise income tax on each shipment at the tax offices of the places where they purchase their goods before transporting them away.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. SETTLEMENT OF ENTERPRISE INCOME TAX

The annual tax settlement shall be made as follows:

1. Upon the end of each tax calculation period, business establishments shall have to make tax settlement with the tax offices according to the set form (not printed herein), except for case of fixing the percentage of taxable income on turnover.

1.1. Business establishments shall have to fill in all items in tax settlement declarations.

1.2. The enterprise income tax settlement shall be made according to the tax calculation period being the calendar year (which begins on January 1 and ends on December 31 of the same year).

In cases where business establishments are allowed to apply the tax calculation period being a fiscal year other than the calendar year, the tax settlement shall comply with such fiscal year.

Business establishments undergoing enterprise transformation or ownership conversion (including assignment, sale, contracting or lease of State enterprises), merger, consolidation, division, separation, dissolution or bankruptcy shall have to make tax settlements with the tax offices up to the time the decisions on enterprise transformation, ownership conversion, merger, consolidation, division, separation, dissolution or bankruptcy are issued by competent agencies.

For business establishments being joint ventures of many other business establishments, when having dissolution or bankruptcy decisions and suffering from losses, such losses shall be distributed to each business establishment joining the joint ventures. The business establishments joining the joint ventures may incorporate the loss amounts distributed from the joint ventures in their own business results when making tax settlement.

2. Business establishments shall be responsible for the accuracy and truthfulness of their enterprise income tax settlement declarations. In cases where the tax offices inspect and detect that the data in the business establishments’ enterprise income tax settlement declarations are contrary to regulations, the business establishments shall, apart from fully paying tax, be fined for tax-related administrative violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Business establishments shall have to submit their enterprise income tax settlement declarations to the tax offices directly managing them within 90 days after the end of the calendar year or the fiscal year.

For business enterprises undergoing enterprise transformation or ownership conversion (including assignment, sale, contracting or lease of State enterprises), merger, division, separation, dissolution or bankruptcy, the time limit for submitting their tax settlement declarations shall be 45 days after the competent agencies issue decisions thereon.

4. Business establishments shall have to pay deficit tax amounts according to their tax settlement declarations within 10 days after submitting such declarations to the tax offices. If after 10 days the business establishments still fail to pay deficit tax amount, they shall, apart from paying fully such deficit tax amount, be fined for late tax payment.

5. If the business establishments, after submitting their enterprise income tax settlement declarations to the tax office, detect errors in some data which must be adjusted, they shall:

5.1. If the time limit for submitting tax settlement declarations has not yet expired, be allowed to submit adjusted tax settlement declarations in replacement of those already submitted to the tax offices.

5.2. If the time limit for submitting tax settlement declarations has expired, but the 10-day time limit for paying deficit tax amount according to the tax settlement declarations has not yet expired, submit the adjusted tax settlement declarations in replacement of those already submitted to the tax offices and pay tax according to the adjusted tax settlement declarations, and at the same time pay fines for acts of late tax settlement declaration submission.

5.3. In cases where they submit the adjusted tax settlement declarations after the expiry of the 10-day time limit for paying deficit tax amount according to the already submitted tax settlement declarations, they shall, apart from paying deficit tax amount according to the adjusted tax settlement declarations, have to pay fines for acts of late declaration submission and late tax payment.

6. The examination of enterprise income tax settlements at the business establishments shall be decided by the heads of the tax offices directly managing such establishments or by the heads of superior tax offices.

The tax offices may re-determine purchase prices, sale prices according to the domestic and overseas market prices, expenses, taxable incomes and other elements in order to collect correctly and fully enterprise income tax if they detect that such purchase prices, sale prices, expenses, taxable incomes and other elements declared by the business establishment are not consistent with the market prices and actually arising expenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Business establishments shall have to abide by written records on inspection by the competent tax offices.

7. Business establishments which do not submit tax settlement declarations shall have to pay the tax amounts fixed by the tax offices.

E. TASKS, POWERS AND RESPONSIBILITIES OF TAX OFFICES

Tax offices shall have the following tasks, powers and responsibilities:

1. To guide business establishments in implementing the regime of tax registration, declaration and payment strictly according to regulations.

2. To notify business establishments in the following cases where:

2.1. They fail to submit enterprise income tax declarations, enterprise income tax settlement declarations within the prescribed time limit.

2.2. They fail to pay tax within the prescribed time limit or underpay tax.

In their notices, tax offices must clearly inscribe the tax amounts not yet paid by the business establishments and the fines for late payment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To supervise and inspect the tax declaration, payment and settlement of business establishment, in order to ensure the strict law observance

Tax offices shall have to examine and classify tax settlement declarations in order to organize the examination and inspection.

The General Department of Tax shall promulgate the criteria for classifying enterprise income tax settlement declarations in order to conduct examination and inspection, and prescribe procedures for examining and inspecting business establishments.

4. To handle tax-related administrative violations and settle tax-related complaints.

5. To request business establishments to supply accounting books, invoices, vouchers and other dossiers and documents related to the tax calculation and payment; to request credit institutions, banks and other concerned organizations and individuals to supply documents related to the tax calculation and payment by business establishments.

6. To keep and use data and documents supplied by business establishments and other subjects according to the prescribed regime.

7. To fix taxable incomes for calculating the enterprise income tax for business establishments in the following cases:

7.1. They fail to implement or improperly implement the accounting, invoice and voucher regimes.

7.2. They fail to declare or improperly declare the bases for tax calculation or fail to prove bases already stated in tax declarations at the requests of the tax offices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7.4. They conduct business activities without business registration.

F. ENTERPRISE INCOME TAX EXEMPTION AND REDUCTION

I. CONDITIONS FOR ENJOYING ENTERPRISE INCOME TAX PREFERENCES

Investment projects which satisfy the following conditions shall be entitled to enjoy the enterprise income tax preferences:

1. Investing in the branches, lines and/or domains specified in List A of the Appendix to the Government’s Decree No. 164/2003/ND-CP of December 22, 2003 detailing the implementation of the Law on Enterprise Income Tax (called branches, lines and domains A for short).

2. Investing in branches, lines and/or domains not banned by law and employing an annual average labor force (referred to laborer-intensive for short) of at least:

- 100 persons for urban areas of grades 1 and 2;

- 20 persons for geographical areas where investment is encouraged specified in List B or List C promulgated together with the Government’s Decree No. 164/2003/ND-CP of December 22, 2003 detailing the implementation the Law on Enterprise Income Tax;  

- 50 persons for other geographical areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1. Geographical areas with difficult socio-economic conditions specified in List B of the Appendix to the Government’s Decree No. 164/2003/ND-CP of December 22, 2003 detailing the implementation the Law on Enterprise Income Tax (called geographical areas B for short).

3.2. Geographical areas with exceptionally difficult socio-economic conditions specified in List C of the Appendix to the Government’s Decree No. 164/2003/ND-CP of December 22, 2003 detailing the implementation the Law on Enterprise Income Tax (called geographical areas C for short).

II. PREFERENTIAL TAX RATES AND DURATION FOR APPLICATION OF PREFERENTIAL TAX RATES

1. Preferential tax rates:

1.1. The tax rate of 20% shall apply to cooperatives established in the geographical areas other than geographical areas B or C; business establishments newly set up under investment projects in branches, lines and/or domains A.

1.2. The tax rate of 20% shall apply to business establishments newly set up under investment projects in geographical areas B.

1.3. The tax rate of 15% shall apply to cooperatives established in the geographical areas B; business establishments newly set up under investment projects in branches, lines and/or domains A, which are executed in geographical areas B.

1.4. The tax rate of 15% shall apply to business establishments newly set up under investment projects in geographical areas C.

1.5. The tax rate of 10% shall apply to cooperatives established in geographical areas C; business establishments newly set up under investment projects in branches, lines and/or domains A, which are executed in geographical areas C.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The durations for application of the preferential tax rates are as follows:

2.1. The tax rate of 10% shall be applied for 15 years after cooperatives and business establishments newly set up under investment projects commence their business operations;

2.2. The tax rate of 15% shall be applied for 12 years after cooperatives and business establishments newly set up under investment projects commence their business operations;

2.3. The tax rate of 20% shall be applied for 10 years after business establishments newly set up under investment projects commence their business operations;

After the durations for enjoying the preferential tax rates prescribed at this Point, cooperatives and business establishments newly set up under investment projects shall have to pay enterprise income tax at the tax rate of 28%.

III. ENTERPRISE INCOME TAX EXEMPTION AND REDUCTION LEVELS AND DURATIONS

1. Business establishments newly set up under investment projects and relocated business establishments shall enjoy the tax exemption and reduction as follows:

1.1. The tax exemption for two years after taxable income is generated and the 50% reduction of the payable tax amount for the subsequent two years for business establishments newly set up under investment projects and business establishments relocated from urban areas under the planning already approved by the competent agencies.

1.2. The tax exemption for two years after taxable income is generated and the 50% reduction of the payable tax amount for the subsequent three years for business establishments newly set up under investment projects in branches, lines and/or domains A or labor-intensive.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.4. The tax exemption for two years after taxable income is generated and the 50% reduction of the payable tax amount for the subsequent six years for business establishments newly set up under investment projects executed in geographical areas B and business establishments relocated to geographical areas B.

1.5. The tax exemption for two years after taxable income is generated and the 50% reduction of the payable tax amount for the subsequent eight years for business establishments newly set up under investment projects executed in geographical areas C and business establishments relocated to geographical areas C.

1.6. The tax exemption for three years after taxable income is generated and the 50% reduction of the payable tax amount for the subsequent seven years for business establishments newly set up under investment projects in branches, lines and/or domains A, which are executed in geographical areas B.

1.7. The tax exemption for three years after taxable income is generated and the 50% reduction of the payable tax amount for the subsequent eight years for business establishments newly set up under investment projects in branches, lines and/or domains A, which are executed in geographical areas B, and concurrently labor-intensive.

1.8. The tax exemption for three years after taxable income is generated and the 50% reduction of the payable tax amount for the subsequent nine years for business establishments newly set up from investment projects in branches, lines and fields A and executed in geographical areas B, and concurrently labor-intensive, with over 30% of the average total number of annually employed laborers being ethnic minority people.

1.9. The tax exemption for four years after taxable income is generated and the 50% reduction of the payable tax amount for the subsequent seven years for business establishments newly set up under investment projects in branches, lines and/or domains A, which are executed in geographical areas C.

1.10. The tax exemption for four years after taxable income is generated and the 50% reduction of the payable tax amount for the subsequent eight years for business establishments newly set up under investment projects in branches, lines and/or domains A, which are executed in geographical areas C, and concurrently labor-intensive.

1.11. The tax exemption for four years after taxable income is generated and the 50% reduction of the payable tax amount for the subsequent nine years for business establishments newly set up under investment projects in branches, lines and/or domains A, which are executed in geographical areas C, and concurrently labor-intensive, with over 30% of the average total number of annually employed laborers being ethnic minority people.

1.12. The tax exemption for four years after taxable income is generated and the 50% reduction of the payable tax amount for the subsequent nine years for business establishments newly set up under investment projects in form of build-operate-transfer (BOT) contract, build-transfer-operate (BTO) contract, or build-transfer (BT) contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Business establishments enjoying tax exemption and tax reduction and conducting many business operations at a time must monitor and separately account income from business operations eligible for tax exemption and/or tax reduction. In cases where business establish-ments cannot separately account income from business operations eligible for tax exemption and/or tax reduction, such income shall be determined equal to (=) total taxable income multiplied by (x) percentage (%) of income from business operations eligible for tax exemption and/or tax reduction on total income of the business establishments.

Business establishments set up in the following cases shall be ineligible for enterprise income tax exemption and/or reduction under the guidance at this Point:

- Business establishments set up due to enterprise division, separation, merger or consolidation according to the provisions of the Enterprise Law.

- Business establishments set up due to the ownership conversion (except for equitized State enterprises under the Government’s Decree No. 64/2002/ND-CP of June 19, 2002 and State enterprises subject to the assignment, sale, contracting or lease under the Government’s Decree No. 103/1999/ND-CP of September 10, 1999);

- Business establishments set up due to the renaming of previously operational business establishments, for instance: heads of business households set up private enterprises with the same business lines and the business offices still located in the same places; owners of private enterprises dissolves their enterprises to re-establish private enterprises; partnerships or partners joining in limited liability companies in the same province or centrally-run city in capacity as chairman of council of members or biggest capital contributor to the company’s charter capital; or a chairman of the council of members or the biggest capital contributor to an operating limited liability company sets up a private enterprise or a partnership, or co-founds another limited liability company but retains his/her title as chairman of the council of members or the biggest capital contributor to the charter capital of the newly established company.

2. Economic zones and projects in which investment is particularly encouraged shall be decided by the Prime Minister to enjoy preferential tax rates with the enterprise income tax exemption duration of no more than 4 years after taxable income is generated and 50% reduction of payable tax for subsequent nine years.

3. Business establishments investing in building of new production chains, expansion of production scale, renewal of technologies, improvement of ecological environment or raising production capacity shall enjoy enterprise income tax exemption or reduction for the additional income brought about by such investment, as follows:

3.1. One-year tax exemption and 50% reduction of payable tax amount for subsequent two years for projects on investment in installation of new production chains not in branches, lines and/or domains A; which are not executed in geographical areas B or C.

3.2. One-year tax exemption and 50% reduction of payable tax amount for subsequent four years for investment projects in branches, lines and/or domains A.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.4. Four-year tax exemption and 50% reduction of payable tax amount for subsequent seven years for investment projects in branches, lines and/or domains A, which are executed in geographical areas C.

Tax exemption or reduction duration under this Point shall be counted from the year an investment project is completed and put into production and business operation. For investment projects with a prolonged execution duration and divided into numerous investment items, business establishments may choose time for coun-ting the tax exemption or reduction duration according to each investment item completed and put into production or business operation. Basing themselves on projected duration for investment project execution, the business establishments shall register with the tax offices the tax exemption and/or reduction for investment projects.

Business establishments must separately account the additional income brought about by the investment to determine the exempted or reduced enterprise income tax amount. Where the business establishments cannot separately account the additional income brought about by the investment, the additional income proportion eligible for tax exemption or reduction shall be determined as follows:

Additional incomeeligible for tax exemption or reduction

=

Taxable income in the year

x

Value of fixed assets newly invested  for use in production and business

Total original value of fixed assets actually used in production and business

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For investment projects with the execution duration of over one year and divided into many investment items, and business establishments have already registered with the tax offices the tax exemption or reduction duration for each investment item completed and put into production and business operation, the value of newly invested fixed assets shall be determined according to the accumulated value of investment items completed and put to use, counting up to the time of tax settlement of the tax exemption or reduction year.

For example: At the end of 2004, company A’s total original value of the fixed assets actually involved in the production and business is VND 30 billion. The company has a long-term investment project, of which an item valued at VND 10 billion will be put to use in 2005 and another item valued at VND 15 billion will be put to use in 2006. The company cannot separately account the additional income from execution of each investment item. The company’s business result is: in 2005 VND 12 billion as its taxable income, and in 2006, VND 20 billion

The additional income brought about by the investment and eligible for tax exemption or reduction shall be determined as follows:

+ In 2005:

Additional income eligible  tax exemption or reduction

=

VND 12 billion

x

VND 10 billion

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ In 2006:

Additional income eligible tax exemption or reduction

=

VND 20 billion

x

VND 10 billion + VND 15 billion

VND 40 billion +  VND 15 billion

For investment projects, of which each item has been completed but not yet put into production or business operation to raise its business capacity and efficiency in the year, the value of the investment item must not be incorporated into newly invested fixed assets for calculating the additional income eligible for tax exemption or reduction.

4. Establishments engaged in export goods production and trading in branches and/or domains A shall, apart from enjoying the enterprise income tax exemption and/or reduction under the guidance in Points 1, 2 and 3 of this Section, also be entitled to the following enterprise income tax preferences:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Export by mode of direct export in the first year.

b/ Export of new goods items with technical-economic and utility properties different from those previously exported by the enterprises.

c/ Export to the new market of a country or territory other than previous markets.

4.2. The 50% reduction of payable tax amount for the additional income from export in the fiscal year, for investors having a positive year-on-year export turnover growth rate.

4.3. The 20% reduction of payable tax amount for the income from export in the fiscal year for the following cases:

a/ Export turnover accounts for over 50% of the total turnover. The tax reduction consideration shall be made each year.

b/ Maintenance of stable export markets in terms of quantity or value of export goods for the latest three years in a row.

4.4. An additional 25% reduction of payable tax amount for income from export in the fiscal year, for investors defined in Items 4.1, 4.2 and 4.3 of this Point and with projects executed in geographical areas B.

4.5. Exemption of the whole enterprise income tax payable for income from export in the fiscal year, for investors defined in Items 4.1, 4.2 and 4.3 of this Point and with projects executed in geographical areas C.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.1. Income from the performance of contracts for scientific research and technological development, scientific and technological information services.

5.2. Income from the turnover from the sale of products turned out in the trial production in strict compliance with production procedures, which must not exceed six months counting from the date of starting the trial production.

5.3. Income from the turnover from the sale of products turned out by new technologies applied for the first time in Vietnam, which must not exceed one year counting from the date of application of such technologies to the manufacturing of products.

5.4. Income from the performance of contracts on technical services in direct service of agriculture.

5.5. Income from activities of job training exclusively for ethnic minority people.

5.6. Income from goods production and/or service provision activities of business establishments exclusively for laborers being disabled people.

Business establishments shall be considered being set up exclusively for disabled laborers (including war invalids and diseased soldiers) when fully meeting the following conditions:

- Being so certified by the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities.

- Fully observing the accounting, invoice and voucher regimes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Employing 10 laborers or more, of which 51% are disabled laborers with certification by competent medical agencies. The remaining laborers are mainly relatives of disabled laborers, stock-capital contributors and persons with managerial, professional, scientific-technical skills.

- Having their operation regulations or charters suitable to disabled laborers.

5.7. Income from job-training activities exclusively for the disabled, children in particularly difficult circumstances and social-evil doers.

Job training activities eligible for tax exemption under the guidance at this Point must fully meet the following conditions:

- Job-training establishments are set up and operate under the provisions of the Government’s Decree No. 02/2001/ND-CP of January 9, 2001 detailing the implementation of the Labor Code, the provisions of the Education Law on job training and the guiding documents.

- Operating in strict accordance with production and business lines inscribed their practice licenses or the lines already registered with the competent labor, war invalids and social affairs bodies.

- Fully observing the accounting, invoice and voucher regimes and having already registered the tax payment.

6. Business cooperatives, individuals and individual business households having low income levels shall be considered for tax exemption or reduction:

6.1. Cooperatives having the average monthly income of each labor in the year below the minimum wage level prescribed by the State for State employees shall be exempt from tax.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.3. If business individuals and individual business households that have not yet fully observed the accounting, invoice and voucher regimes, calculated and paid tax on the fixed income level cease their business operations for 15 consecutive days or more, they shall be considered for 50% reduction of the payable tax amount; if they cease their operation for a whole month, they shall be considered for exemption from tax for that month.

7. Enterprise income tax exemption or reduction for the following cases:

7.1. Tax exemption for income received by investors from their capital contributions with invention patents, technical know-hows, technical processes or technical services.

7.2. 50% reduction of the payable tax amount for the income from the transfer of contributed capital proportions of foreign investors to the enterprises set up under the Vietnamese law provisions.

7.3. Business establishments engaged in production, construction or transport and employing a number of between 10 and 100 laborers with over 50% of the total number of regular laborers being female laborers; or employing regularly over 100 laborers with over 30% of the total number of their regular laborers being female laborers shall be entitled to reduction of payable enterprise income tax amounts corresponding to the amounts actually paid for female laborers as guided at Point 6.1, Section III, Part B of this Circular if they can separately account them.

Non-business units and offices of the State corporations, which fully meet the conditions on female laborers but are not directly engaged in business activities, shall not be entitled to tax reduction according to this Item.

8. Business establishments which, after settling tax, suffer from losses may carry forward such losses for clearing against taxable income of the subsequent year(s). The duration for carrying forward losses must not exceed five years counting from the year following the year when losses arise.

Business establishments, when suffering losses, must devise plans on carrying forward losses and register such plans with the tax offices. Business establishments must not carry forward losses if they fail to register plans on carrying forward losses or carry forward their losses beyond the registered plans.

IV. PRINCIPLES AND PROCEDURES FOR ENTERPRISE INCOME TAX EXEMPTION OR REDUCTION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1. The enterprise income tax preferences provided for in Sections II and III of this Part shall only apply to the business establishments fully meeting the conditions for tax preferences; having fully observed the accounting, invoice and voucher regimes; or having already registered and paid tax according to their declarations.

1.2. In the same period, if an income is eligible for tax exemption or reduction in different cases, business establishments shall choose by themselves one of the most beneficial tax exemption or reduction cases and notify such to the tax offices.

1.3. The tax exemption or reduction duration shall be counted continuously from the first year when business establishments earn taxable incomes not yet cleared against the carried forward losses. Where the business establishments conduct their goods production and/or service provision activities for less than six months in the first year of tax exemption or reduction, they shall be entitled to enjoy tax exemption or reduction right in such year or register with the tax offices the time of enjoying tax exemption or reduction as from the subsequent year.

2. Procedures for effecting tax preferences

2.1. Business establishments shall determine by themselves the conditions for tax preferences, preferential tax rates, the tax exemption or tax reduction level, losses to be cleared against taxable incomes as well as settle tax in strict compliance with the guidance in Section IV, Part D of this Circular.

The tax offices, when examining or inspecting the business establishments, must examine the conditions for enjoying the tax preferences, tax amounts to be exempted or reduced for the business establishments, as well as losses allowed to be cleared by the business establishments against their taxable incomes strictly according to the conditions actually met by the business establishments.

2.2. For cases of tax exemption or reduction under the guidance at Point 6, Section III of this Part, the cooperatives, business individuals and heads of business individual households must send applications for tax exemption or reduction certified by the administrations of the wards or communes to the tax offices. The tax offices directly managing them shall, after consulting the tax consultancy councils of the same level, issue notices on tax exemption or reduction or reasons for rejection of tax exemption or reduction applications.

G. HANDLING OF VIOLATIONS

I. HANDLING OF TAX-RELATED VIOLATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Those which fail to strictly observe the regulations on the accounting, invoice and voucher regimes, tax declaration, payment and settlement shall, depending the nature and seriousness of their violations, be imposed with cautions or fines.

2. Those which are late to pay tax amounts or fines inscribed in tax notices, tax collection orders or fining decisions, shall, apart from fully paying such tax amounts or fines prescribed by law, have to pay a fine equal to 0.1% (one thousandth) of the late paid amount for each day of late payment.

3. Those which falsely declare or evade tax shall, apart from fully paying the falsely declared or evaded tax amounts, have to pay a fine one to five times the defrauded tax amount, depending on the nature and seriousness of their violations. Those which evade large amounts of tax or those which have been sanctioned for tax-related administrative violations but relapse into violation or commit other serious violation acts shall be examined for penal liability according to law provisions.

4. Those which fail to pay tax or fines according to tax notices or tax handling decisions shall be handled as follows:

4.1. Deducting sums from deposits of business establishments at banks, treasuries or credit institutions to pay tax or fines.

Banks, treasuries and credit institutions shall have to deduct sums from deposit accounts of business establishments to pay tax and fines into the State budget under the tax handling decisions of the tax offices or the competent agencies before recovering debts.

4.2. Temporarily seizing goods or material evidences of violations to ensure the full collection of tax and fine amounts.

4.3. Inventorying assets according to law provisions to ensure the full collection of unpaid tax and fine amounts.

The order and procedures for handling according to this Point 4 shall comply with the current law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Tax offices of all levels, upon detecting business establishments violating the regulations on enterprise income tax, shall have to inspect and verify acts of violation and make dossiers thereon according to regulations. Basing themselves on the seriousness of administrative violations in tax domain, the competent tax offices shall issue sanctioning decisions or propose the superior tax offices and law enforcement agencies to handle them according to their competence. Competence to handle tax-related violations is guided as follows:

1. The heads of the tax offices directly managing the tax collection are competent to handle tax-related violations:

1.1. To handle violations committed by business establishments, defined in Clauses 1 and 2, Article 23 of the Enterprise Income Tax Law and the guidance at Points 1 and 2, Section I, Part G of this Circular.

1.2. To impose a fine equal to between one and five times the defrauded tax amount according to the provisions in Clause 3, Article 23 of the Enterprise Income Tax Law and the guidance at Point 3, Section I, Part G of this Circular.

2. The directors of the Tax Departments or Tax Sub-Departments directly managing the tax collection are competent to handle tax-related violations:

2.1. To apply handling measures prescribed in Clause 4, Article 23 of the Enterprise Income Tax Law and the guidance at Point 4, Section I, Part G of this Circular.

2.2. To transfer dossiers to competent agencies for handling according to the provisions of Clause 3, Article 23 of the Enterprise Income Tax Law and the guidance at Point 3, Section I, Part G of this Circular.

H. COMPLAINTS AND STATUTE OF LIMITATIONS

1. Rights and responsibilities of business establishments in making tax-related complaints:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If the business establishments disagree with the tax offices’ decisions on settling complaints or past the time limit of 30 days counting from the date of lodging complaints, they receive no settling opinions, the tax payers may lodge their complaints to the superior tax offices or initiate lawsuits at courts in strict compliance with law provisions.

The business establishments must strictly comply with the procedures and order for lodging complaints or initiating lawsuits according to the current law provisions.

2. Responsibilities and powers of the tax offices in settling tax-related complaints:

According to Article 27 of the Law on Enterprise Income Tax, the tax offices of all levels, upon receiving tax-related complaints of tax payers, shall have to consider and settle them within 15 days after receiving them. For complicated cases which require a great deal of time to investigate and verify, such should be notified to the complainants, but the period for settling complaints must not exceed 30 days after the receipt of complaints. For cases falling beyond their settling competence, they shall transfer dossiers thereon or report them to competent agencies for settlement and notify such to the complainants within 10 days after receiving the complaints.

The tax offices, which inspect, detect and conclude that there exist false tax declarations or tax evasion or tax-related mistakes, shall have to retrospectively collect tax or reimburse tax or fine amounts incorrectly calculated within five years before the date of inspecting and detecting such false tax declarations, tax evasion or tax-related mistakes. In cases where the business establishments fail to register, declare or pay tax, the time limit for collecting tax or fine arrears shall count from the date when the business establishments commence their operation.

I. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and applies to tax calculation periods from 2004 on.

 2. To annul the following documents guiding enterprise income tax:

- The Finance Ministry’s Circular No. 13/2001/TT-BTC of March 8, 2001 guiding the implementation of the regulations on taxes applicable to the investment forms under the Law on Foreign Investment in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To annul the contents guiding enterprise income tax in the circulars promulgated by the Finance Ministry and other branches, which are contrary to the guidance of this Circular.

- To annul the contents guiding land use right transfer tax applicable to business organizations in the legal documents promulgated by the Finance Ministry and other branches, which are contrary to the guidance of this Circular.

3. Foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation contracts already granted investment licenses; and domestic business establishments already granted certificates of investment preferences shall continue enjoying the enterprise income tax preferences stated in their investment licenses or certificates of investment preferences. In cases where the levels of enterprise income tax preferences stated in the investment licenses or certificates of investment preferences are lower than those guided in this Circular, the business establishments shall enjoy the enterprise income tax preferences under the guidance in this Circular for the remaining preference duration (tax preference duration under investment licenses or certificates of investment preferences minus (-) duration of tax preferences enjoyed up to January 1, 2004).

Foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation contracts, upon the expiry of the duration for tax rate preferences under their investment licenses, shall shift to apply the tax rate of 25%; or if they have been paying enterprise income tax at the tax rate of 25%, they shall continue being subject to the tax rate of 25% until the expiry of their investment licenses. Domestic business establishments, upon the expiry of the duration for tax rate preferences, shall shift to apply the tax rate of 25%; those domestic business establishments, which have been applying the tax rate of 32%, shall shift to apply the tax rate of 28% as from the effective date of this Circular.

4. The solution of tax-related problems, the tax settlement, the tax exemption and reduction and the handling of enterprise income tax-related administrative violations before January 1, 2004 shall be carried out in accordance with the relevant regulations guiding enterprise income tax promulgated before January 1, 2004.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Truong Chi Trung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định 164/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


47.251

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.86.53
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!