BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 489/QĐ-TCT
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ CHUYỂN TIN BÁO VỤ VIỆC VỀ THUẾ, HỒ SƠ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ
ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THUẾ CÓ DẤU HIỆU TỘI PHẠM ĐẾN CƠ QUAN ĐIỀU
TRA
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Bộ luật Hình sự ngày
27/11/2015 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự ngày 20/6/2017;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày
27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 12/11/2021;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày
15/11/2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày
13/11/2020;
Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/09/2011 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế,
hóa đơn;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
85/2016/TTLT-BTC-BCA ngày 20/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
trong lĩnh vực tài chính;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số
quy định của Bộ luật Tố
tụng Hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố;
Căn cứ Thông tư số 28/2020/TT-BCA
ngày 26/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định
trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân
Căn cứ Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ
tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế
thuộc Bộ Tài chính và Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 3 Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg
ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế chuyển
tin báo vụ việc về thuế, hồ sơ kiến nghị khởi tố đối với hành vi vi phạm pháp
luật về thuế có dấu hiệu tội phạm đến Cơ quan Điều tra.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể ngày ký. Thủ trưởng
Cơ quan Thuế các cấp; Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lãnh đạo Tổng cục Thuế;
- Lưu: VT, TTKT (3b).
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
|
QUY CHẾ
CHUYỂN TIN BÁO VỤ VIỆC VỀ THUẾ, HỒ SƠ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ ĐỐI VỚI HÀNH VI
VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THUẾ CÓ DẤU HIỆU TỘI PHẠM ĐẾN CƠ QUAN ĐIỀU TRA
(Kèm theo Quyết định số 489/QĐ-TCT ngày 07 tháng 04 năm 2022 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
1. Quy chế này quy định việc Cơ quan
Thuế chuyển tin báo về tội phạm, đề nghị xác minh, điều tra; chuyển hồ sơ kiến
nghị khởi tố đến Cơ quan Điều tra khi phát hiện người nộp
thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế, có dấu hiệu tội
phạm trong lĩnh vực thuế như: trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế; in, phát
hành, mua, bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước; vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là các hành vi vi
phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu phạm tội).
2. Những nội dung không quy định tại
Quy chế thực hiện theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành hoặc
theo văn bản hướng dẫn việc phối hợp giữa Cơ quan Thuế và
Cơ quan Công an.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Cơ quan Thuế: bao gồm Tổng cục Thuế,
Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực.
2. Cơ quan Thuế các cấp thành lập bộ phận đầu mối hoặc đơn vị chức năng được giao
thực hiện nhiệm vụ (sau đây gọi chung là bộ phận đầu mối) để
triển khai việc rà soát hồ sơ, chuyển thông tin, hồ sơ,
theo dõi tiến độ giải quyết vụ việc, tổng hợp báo cáo kết
quả.
Điều 3. Mục đích
chuyển tin báo, hồ sơ kiến nghị khởi tố
1. Đảm bảo khi phát hiện hành vi vi
phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm được xử lý kịp
thời và đúng quy định của pháp luật.
2. Tăng cường hiệu quả công tác phối
hợp theo đúng chức năng, nhiệm vụ của
Cơ quan Thuế và Cơ quan Công an. Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thuế,
phòng chống các hành vi trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tiền
hoàn thuế; in, mua, bán và sử dụng trái phép hoá đơn; vi
phạm quy định về bảo quản hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước; chống thất thu cho ngân sách
nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội.
3. Trấn áp tội phạm về thuế và các
hành vi cố tình vi phạm pháp luật về thuế, góp phần nâng
cao ý thức của người nộp thuế, ngăn ngừa, giáo dục, răn đe các tổ
chức, cá nhân có các hành vi gian lận về thuế.
Điều 4. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới
đây dược hiểu như sau:
- Chuyển tin báo về tội phạm: là việc
Cơ quan Thuế qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý thuế phát hiện người nộp
thuế có hành vi phạm về thuế có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đủ căn cứ để xác định nên có công văn chuyển thông tin, hồ sơ đến Cơ quan Điều tra đề nghị xác minh, điều
tra để giải quyết theo quy định.
- Chuyển hồ sơ kiến nghị khởi tố: là việc Cơ quan Thuế phát hiện và xác định là hành vi vi phạm
hành chính về thuế có dấu hiệu tội phạm nên có Quyết định chuyển hồ sơ vụ việc
kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan đến Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền để
đề nghị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 5. Nguyên tắc chuyển thông
tin, hồ sơ
1. Tuân thủ theo pháp luật, bảo đảm tính chính xác, khách quan, kịp thời.
2. Việc chuyển thông tin, hồ sơ giữa
Cơ quan Thuế và Cơ quan Điều tra được thực hiện qua các đơn vị đầu mối tại từng cấp theo nguyên tắc ngang cấp, vụ việc phát sinh
tại Cơ quan Thuế cấp nào trước hết chuyển thông tin, hồ sơ
cho Cơ quan Điều tra cùng cấp xử lý. Trường hợp vụ việc phức tạp, cần sự đôn đốc, hỗ trợ thì gửi Cơ quan Thuế cấp trên trực
tiếp của đơn vị đề nghị phối hợp chuyển hồ sơ.
3. Nghiêm cấm việc lợi dụng Quy chế
này để làm trái quy định của pháp luật và làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành Thuế, quyền lợi của người nộp
thuế.
Chương II
CHUYỂN TIN BÁO VỀ
TỘI PHẠM ĐỀ NGHỊ PHỐI HỢP ĐIỀU TRA
Điều 6. Chuyển
tin báo (thông tin) đến Cơ quan Điều tra
1. Các trường hợp
chuyển tin báo (thông tin) đến Cơ quan Điều tra.
Trong quá trình
thực hiện công tác quản lý thuế và thông tin thu thập được
từ các cơ quan liên quan, Cơ quan Thuế phát hiện người nộp thuế có hành vi vi
phạm về thuế có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đủ căn cứ để
chuyển hồ sơ kiến nghị khởi tố thì Cơ quan Thuế chuyển
thông tin, tài liệu theo hình thức tin báo đến Cơ quan Điều tra đề nghị điều
tra, xác minh đối với các hành vi liên quan đến các “tội”
được quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Nhận diện một số hành vi chủ yếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật
- Hàng hóa, dịch vụ bán ra có căn cứ
xác định giá bán, giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng thấp hơn giá thị trường đối với một số trường hợp có giá trị giao dịch lớn như: chuyển nhượng vốn, bất động sản, phương tiện
giao thông, vận tải...
- Hóa đơn GTGT có dấu hiệu rủi ro
như: Doanh nghiệp bên bán đã ngừng, nghỉ kinh doanh trước
thời điểm Cơ quan Thuế thông báo và không kê khai đầu ra,
doanh nghiệp có quan hệ với các đối tượng liên quan đến
các vụ án đang được điều tra, xét xử.
- Các giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng từ Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng chuyển tới
Cơ quan Thuế; các giao dịch đáng ngờ do Cơ quan Thuế thu thập, phát hiện được trong quá trình quản lý thuế.
- Các thông tin từ các cơ quan thuế
quốc tế, đơn thư khiếu nại, tố cáo,
thông tin từ các vụ án liên quan.
- Các tổ chức,
doanh nghiệp có doanh thu lớn nhưng không có trụ sở, kho hàng, bến bãi...cố định
(chủ yếu đi thuê, mượn..); không có phương tiện vận tải hoặc
không phát sinh chi phí vận chuyển, bốc xếp.
- Các dấu hiệu vi phạm pháp luật khác
(nếu có).
Điều 7. Hồ sơ
chuyển tin báo
- Văn bản của Cơ quan Thuế gửi Cơ
quan Điều tra nêu đầy đủ thông tin, nội dung vụ việc, nội dung cần đề nghị phối
hợp điều tra (mẫu 01 đính kèm).
- Các hồ sơ tài liệu liên quan Cơ
quan thuế đã thu thập được.
Điều 8. Theo dõi kết quả chuyển
tin báo
Thực hiện theo quy định tại Điều 12.
Chương III
CHUYỂN HỒ SƠ KIẾN
NGHỊ KHỞI TỐ
Điều 9. Căn cứ xác định hành vi
vi phạm về thuế có dấu hiệu tội phạm
1. Qua công tác quản lý thuế, trên cơ sở hồ sơ thu thập được Cơ quan
Thuế căn cứ vào:
- Quy định về hành vi trốn thuế tại
Luật Quản lý thuế.
- Quy định về
các tội phạm tại Bộ luật hình sự như: Tội trốn thuế theo quy định tại Điều 200 của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (được sửa đổi,
bổ sung tại điểm a, khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật
hình sự năm 2017); tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều
203 Bộ luật hình sự năm 2015 và tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý
hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều
204 Bộ luật hình sự năm 2015.
- Kết hợp các thông tin, hồ sơ liên
quan như:
+ Doanh nghiệp có giao dịch với các đối tượng liên quan đến các vụ án đang được điều
tra, xét xử.
+ Các giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng từ Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng chuyển tới
Cơ quan Thuế; các giao dịch đáng ngờ do Cơ quan Thuế thu
thập, phát hiện được trong quá trình quản lý thuế.
+ Các thông tin từ các cơ quan thuế
quốc tế, đơn thư khiếu nại, tố cáo.
+ Các thông tin qua xác minh ban đầu về hoàn thuế, doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh...
2. Trên cơ sở nhận định hành vi vi phạm
về thuế có dấu hiệu tội phạm (khoản 1 Điều này), Cơ quan Thuế lập hồ sơ chuyên
Cơ quan Điều tra kiến nghị khởi tố kịp thời.
Điều 10. Chuyển
hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm để kiến nghị khởi tố vụ án hình sự
1. Các trường hợp chuyển hồ sơ kiến
nghị khởi tố
a) Trường hợp kiểm
tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có
dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày phát hiện dấu hiệu tội phạm, người ra quyết định thanh tra, kiểm tra phải
chuyển hồ sơ vụ việc và văn bản kiến nghị khởi tố đến Cơ quan Điều tra để
xem xét khởi tố vụ án hình sự.
b) Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm
có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải có văn bản chuyển
ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
c) Trong quá trình thi hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát
hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình
sự thì người đã ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm
đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan liến hành tố tụng hình sự;
trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người
đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ
quan tiến hành tố tụng hình sự.
2. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu
hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được
thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi
phạm đồng thời thông báo ngay bằng
văn bản cho Viện Kiểm sát có thẩm quyền biết.
3. Tùy từng trường hợp cụ thể hồ sơ,
tài liệu sẽ được bàn giao trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện. Trường hợp bàn giao trực tiếp các bên phải lập
biên bản giao nhận (mẫu số 15/QTTR
ban hành kèm theo Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục Trưởng
Tổng cục Thuế).
Điều 11. Hồ sơ
kiến nghị khởi tố vụ án hình sự
Bộ hồ sơ bao gồm những hồ sơ, tài liệu
thật cần thiết có liên quan đến việc phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội
phạm, cụ thể như sau:
- Văn bản kiến nghị Cơ quan Điều tra
xem xét, khởi tố vụ án hình sự, trong đó nêu rõ dấu hiệu tội phạm, đối tượng có
hành vi vi phạm pháp luật, hậu quả thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây
ra, thời gian, địa điểm xảy ra hành vi vi phạm pháp luật (mẫu 02 đính kèm).
- Quyết định về việc chuyển hồ sơ vụ
vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự (theo mẫu số 08 ban hành kèm
theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính về thuế, hóa đơn).
- Quyết định
thanh tra, kiểm tra; biên bản xác minh sự việc (nếu có) có vi phạm pháp luật do
Đoàn thanh tra, Đoàn kiểm tra, công chức được giao thực hiện
nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành lập; báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra, kiểm tra; những thông tin, tài liệu khác có liên
quan.
- Báo cáo của Trưởng đoàn thanh tra, Trưởng
đoàn kiểm tra về những vi phạm pháp luật của đối tượng
thanh tra, kiểm tra có dấu hiệu tội phạm. Trong trường hợp
cuộc thanh tra, kiểm tra đã kết thúc, người ra quyết định thanh tra, kiểm tra mới có kiến nghị khởi tố, thì hồ sơ phải có bản
trích văn bản kết luận thanh tra, kiểm tra về vụ việc vi
phạm pháp luật mà Cơ quan Thuế kiến nghị khởi tố.
- Các hồ sơ, tài liệu khác có liên
quan đến từng vụ việc cụ thể.
Điều 12. Theo
dõi kết quả chuyển hồ sơ kiến nghị khởi tố
Theo quy định tại
khoản 1, 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì
trong thời gian tối đa 04 tháng Cơ quan Điều tra phải ra một
trong các Quyết định:
- Quyết định khởi
tố vụ án hình sự;
- Quyết định không
khởi tố vụ án hình sự;
- Quyết định tạm đình chỉ việc giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Trường hợp quá thời hạn quy định, Cơ quan Thuế không nhận được thông báo bằng
văn bản về kết quả xử lý của Cơ quan Điều tra thì Cơ quan Thuế
có kiến nghị với Viện Kiểm sát cùng cấp để
xem xét, giải quyết. Trong trường hợp không
đồng ý với kết quả giải quyết của Viện
Kiểm sát thì kiến nghị với Viện Kiểm sát, Cơ quan Điều tra
cấp trên trực tiếp để chỉ đạo, giải
quyết.
Điều 13. Xử lý
phản hồi của Cơ quan Điều tra
- Trường hợp Cơ quan Điều tra có quyết
định khởi tố vụ án hình sự thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt
cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
- Trường hợp Cơ quan Điều tra có quyết
định không khởi tố vụ án hình sự thì Cơ quan Thuế căn cứ
các quy định về xử phạt hành chính hiện hành để tiến hành xử phạt vi phạm hành
chính (nếu có) đối với người nộp thuế vi phạm.
- Trường hợp Cơ quan Điều tra có quyết
định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố thì Cơ quan Thuế có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Điều tra để cập nhật kịp
thời tiến độ xử lý vụ việc và đôn đốc Cơ quan Điều tra có
trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả
giải quyết bằng văn bản theo quy định.
Điều 14. Tiếp nhận
và xử lý hồ sơ do Cơ quan Điều tra chuyển lại
Đối với vụ việc do Cơ quan Điều tra
thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không
khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình
chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, Cơ quan Thuế có
trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ do Cơ quan Điều tra chuyển sang. Trường hợp xác định
có vi phạm hành chính thì phải xử lý theo thẩm quyền quy định tại Luật Xử lý vi
phạm hành chính.
Chương IV
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 15. Báo cáo
định kỳ
Cơ quan Thuế thực hiện theo dõi, liên
hệ, phối hợp với Cơ quan Điều tra để tiến hành đối chiếu số lượng vụ việc đã chuyển, đã được xử lý, chưa được xử lý trong kỳ, số lũy kế đến thời điểm đối chiếu.
Định kỳ thực hiện báo cáo theo hướng dẫn tại các văn bản hướng dẫn về tổng hợp số liệu công tác phối hợp với Cơ quan Công an và
biểu mẫu báo cáo hiện hành (về công tác phối hợp với Cơ quan Công an) của Tổng
cục Thuế.
Điều 16. Báo cáo
đột xuất theo vụ việc
Ngoài báo cáo định kỳ như trên, đối với
những vụ việc điển hình do Cơ quan Thuế chuyển hồ sơ sang Cơ quan Điều tra (hoặc
những vụ án liên quan đến tội trốn thuế thuộc địa bàn quản lý), ngay khi có
thông tin về việc người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế bị khởi tố, điều tra
hình sự, Cơ quan Thuế nơi có phát sinh vụ việc thực hiện báo cáo kịp thời nội
dung chi tiết theo vụ việc phát sinh về Cơ quan Thuế cấp
trên bao gồm: nội dung vụ việc, hành vi vi phạm, cơ quan phát hiện, sổ đối tượng bị khởi tố bắt giam, số tiền thuế vi phạm,
số thuế kiến nghị thu hồi, số đã thu hồi, tiến độ điều tra, khởi tố của Cơ
quan Điều tra...
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách
nhiệm thi hành
1. Cơ quan Thuế có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật thuế
để người nộp thuế hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của mình từ đó có ý thức tuân thủ
tốt các quy định của pháp luật thuế.
2. Tổng cục Thuế định kỳ hoặc đột xuất
tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy chế này để kịp thời nắm bắt tình hình, hướng dẫn thực hiện, xử lý vi phạm (nếu có).
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện
nếu phát sinh vướng mắc, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương báo cáo kịp thời về Tổng cục Thuế để giải quyết.
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ký, Thủ trưởng Cơ quan Thuế các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thi hành Quy chế
này./.
Mẫu số 01
TÊN
CƠ QUAN CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN THUẾ
RA VĂN BẢN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
....../CHS- ……(1)
V/v chuyển tin báo vụ việc về thuế sang cơ
quan Điều tra
|
……., ngày … tháng … năm …
|
Kính gửi:
……………………(2)
Trong quá trình
thực hiện chức năng quản lý thuế, Cơ quan quản lý thuế ...(3) phát hiện người nộp
thuế ...(4) có hành vi vi phạm pháp luật về thuế, có dấu hiệu tội phạm trong
lĩnh vực thuế ...(5)
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 144
Bộ Luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27/11/2015
và khoản 3, Điều 7 Thông tư liên tịch số 85/2016/TTLT-BTC-BCA ngày 20/6/2016 của liên Bộ Tài chính - Bộ công an quy định về phối
hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong
lĩnh vực tài chính ………….(3) chuyển tin báo kèm hồ sơ về ………….(6) sang …………(2),
để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT;.......
|
THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
(1) Chữ
viết tắt tên cơ quan thuế ban hành văn bản
(2) Tên cơ quan điều tra có thẩm quyền
(3) Tên đầy đủ của cơ quan thuế
ban hành văn bản
(4) Tên, địa chỉ, mã số thuế đơn
vị có dấu hiệu vi phạm
(5) Tóm tắt hành vi vi phạm
(6) Hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm
Mẫu số 02
TÊN
CƠ QUAN CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN THUẾ
RA VĂN BẢN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
....../CHS- ……(1)
V/v chuyển hồ sơ, vụ việc có dấu hiệu tội
phạm sang cơ quan Điều tra
|
……., ngày … tháng … năm …
|
Kính gửi:
…………………….(2)
Thực hiện Quyết định số …… ngày …. tháng … năm …..
của ……….(3) về việc thanh tra ……………………………….…….
tại ………………………………….(4)
Nhận thấy …………………………………………………………………………………….(5)
Căn cứ quy định của Luật Thanh tra số
56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 và Thông tư liên tịch số:
01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ngày 29/12/2017
quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một
số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố……….. (6) quyết định chuyển hồ sơ về ……….. (7) sang ……….
(2) để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT;.......
|
THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
(1) Chữ
viết tắt tên cơ quan thuế ra văn bản
(2) Tên cơ quan điều tra có thẩm quyền
(3) Chức danh của thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định thanh tra
(4) Tên đơn vị được thanh tra, kiểm tra
(5) Tóm tắt hành vi vi phạm
(6) Tên cơ quan thuế ra văn bản
(7) Hành vi vi phạm có dấu hiệu tội
phạm