QUY ĐỊNH
VỀ MỨC THU THỦY LỢI PHÍ, TIỀN SỬ DỤNG NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN SỬ DỤNG NƯỚC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3938/2015/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm
2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng
áp dụng
1. Quy định này áp dụng đối với các công trình
thủy lợi được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, một phần nguồn
vốn ngân sách nhà nước hoặc nguồn vốn của tổ chức, cá nhân.
2. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng nước
hoặc làm dịch vụ cấp nước từ công trình thuỷ lợi đã xây dựng trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Thủy lợi phí: Là phí dịch vụ về nước thu từ tổ
chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích
sản xuất nông nghiệp.
2. Tiền nước: Là giá tiền trong hợp đồng dịch vụ
về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy
lợi ngoài mục đích sản xuất nông nghiệp (cấp nước cho sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, nhà máy nước sinh hoạt, thủy điện, du lịch và một số dịch vụ
khác được hưởng lợi từ công trình thủy lợi).
3. Tưới tiêu chủ động bằng trọng lực: Là cách tưới
tiêu đưa nước trực tiếp vào mặt ruộng hoặc rút nước trực tiếp từ mặt ruộng ra bằng
hệ thống kênh, cống, hồ chứa. Trong trường hợp nguồn nước của công trình đầu mối
có khó khăn, hộ dùng nước phải bơm, tát vào ruộng nhưng không vượt quá 1/3 số lần
tưới tiêu cần thiết.
4. Tưới tiêu chủ động một phần: Là cách tưới
tiêu tự chảy bằng trọng lực nhưng còn thất thường và hộ dùng nước phải bơm, tát
lớn hơn 1/3 số lần tưới tiêu cần thiết.
5. Tưới tiêu bằng động lực: Là cách tưới tiêu
đưa nước trực tiếp vào mặt ruộng hoặc rút nước trực tiếp từ mặt ruộng ra bằng hệ
thống trạm bơm.
6. Tưới tiêu theo triều: Là cách tưới tiêu đưa
nước trực tiếp vào mặt ruộng hoặc rút nước trực tiếp từ mặt ruộng ra bằng việc
lợi dụng chế độ thủy triều lên xuống.
7. Tưới tiêu tạo nguồn:
- Tưới tạo nguồn là: Khi công trình đầu mối hoạt
động nhưng nước thấp hơn mặt ruộng, không tưới trực tiếp được mà công trình đầu
mối chỉ đủ khả năng cấp nước để bơm, tát tiếp nước mới vào mặt ruộng.
- Tiêu tạo nguồn là: Nước không tháo được trực
tiếp từ ruộng chảy ra công trình đầu mối mà phải bơm, tát nữa mới đáp ứng được
yêu cầu sản xuất.
8. Tạo nguồn từ bậc 2 trở lên: Là hình thức tưới,
tiêu nước bởi các công trình thủy lợi được thiết kế theo quy hoạch được cấp có
thẩm quyền phê duyệt làm nhiệm vụ tạo nguồn tưới, tiêu nước cho các công trình
khác hoạt động.
9. Thuỷ lợi phí nội đồng: Là mức thu thuỷ lợi
phí trong phạm vi phục vụ của tổ chức hợp tác dùng nước từ sau cống đầu kênh đến
mặt ruộng.
10. Cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước
được quy định theo diện tích tưới, tiêu thiết kế. Đối với miền núi nhỏ hơn hoặc
bằng 50 ha (theo Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn).
11. Đơn vị quản lý khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi (sau đây gọi tắt là đơn vị quản lý khai thác), bao gồm: Các công
ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần; các tổ
chức, đơn vị sự nghiệp công lập; các tổ chức hợp tác dùng nước và các tổ chức
khác được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy
lợi.
Điều 3. Quy định mức thu thủy lợi phí, tiền sử dụng nước đối với
các tổ chức, cá nhân sử dụng nước của các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh, cụ thể như sau:
1. Mức thu thủy lợi phí đối
với đất trồng lúa và cây trồng cạn:
a, Mức thu thuỷ lợi phí đối với đất trồng lúa:
TT
|
Biện pháp công trình
|
Mức thu (1.000đồng/ha/vụ)
|
Miền núi
|
Đồng bằng
|
1
|
Tưới tiêu bằng động lực
|
1.811
|
1.646
|
2
|
Tưới tiêu bằng trọng lực
|
1.267
|
1.152
|
3
|
Tưới tiêu bằng trọng lực và kết
hợp động lực hỗ trợ
|
1.539
|
1.399
|
- Trường hợp tưới, tiêu chủ động một
phần thì thu bằng 60% mức thu tại biểu trên.
- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu
bằng hồ, đập thì thu bằng 40% mức thu tại biểu trên.
- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới,
tiêu bằng trạm bơm thì thu bằng 50% mức thu tại biểu trên.
- Trường hợp lợi dụng thuỷ triều để
tưới, tiêu thì thu bằng 70% mức tưới, tiêu bằng trọng lực.
- Trường hợp phải tạo nguồn từ bậc
2 trở lên đối với công trình được xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền
phê duyệt thì mức thu thuỷ lợi phí được tăng thêm 20% với mức phí tại biểu
trên.
- Trường hợp phải tính riêng mức
thu cho tưới, tiêu trên cùng một diện tích thì mức thu thuỷ lợi phí cho tưới bằng
70%; cho tiêu bằng 30% mức thu quy định tại biểu trên.
b, Đối với diện tích trồng rau,
màu, mạ, cây công nghiệp ngắn ngày kể cả cây vụ Đông thì mức thu thuỷ lợi phí bằng
40% mức thu thuỷ lợi phí đối với đất trồng lúa.
2. Mức thu thuỷ
lợi phí áp dụng đối với sản xuất muối tính bằng 2% giá trị muối thành phẩm.
3. Mức thu tiền nước đối với tổ chức,
cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi để phục vụ cho các
mục đích không phải sản xuất lương thực:
TT
|
Các đối tượng
dùng nước
|
Đơn vị
|
Thu theo các
biện pháp công trình
|
Bơm điện
|
Hồ, đập,
kênh, cống
|
1
|
- Cấp nước sản xuất công nghiệp, tiểu công
nghiệp
|
đồng/ m3
|
1800
|
900
|
2
|
- Cấp nước cho nhà máy nước sinh hoạt, chăn
nuôi
|
đồng/ m3
|
1320
|
900
|
3
|
- Cấp nước tưới cây
công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây dược liệu
|
đồng/ m3
|
1020
|
840
|
4
|
- Cấp nước để nuôi trồng
thuỷ sản
(được lựa chọn 1 trong hai hình thức)
|
đồng/ m3
|
840
|
600
|
đồng/ m2
mặt thoáng/ năm
|
250
|
5
|
- Nuôi trồng thuỷ sản tại công trình hồ chứa
thuỷ lợi
- Nuôi cá bè trong hồ thủy lợi
|
%giá trị sản lượng
|
5%
6%
|
6
|
Vận tải qua âu thuyền, cống của hệ thống thủy
lợi:
- Thuyền, sà lan
|
đồng/tấn/lượt
|
7.200
|
- Các loại bè
|
đồng/tấn/lượt
|
1.800
|
7
|
Sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi để phát điện
|
% giá trị sản
lượng - điện thương phẩm
|
8%
|
8
|
Sử dụng công trình thuỷ lợi để kinh doanh du lịch,
nghỉ mát, an dưỡng, giải trí (sân gôn, casino, nhà hàng ... )
|
Tổng giá trị
doanh thu
|
10%
|
- Trường hợp lấy nước theo khối lượng thì mức tiền
nước được tính từ vị trí nhận nước của tổ chức, cá nhân sử dụng nước.
- Trường hợp cấp nước để nuôi trồng thuỷ sản lợi
dụng thuỷ triều được tính bằng 50% mức quy định tại Tiết 4 biểu thu tiền nước
trên.
- Trường hợp cấp nước tưới cho cây công nghiệp
dài ngày, cây ăn quả và cây dược liệu nếu không tính theo (m3) thì
thu theo diện tích (ha), mức thu bằng 80% mức thu thuỷ lợi phí đối với đất trồng
lúa cho một năm.
4. Mức thu thuỷ lợi phí quy định tại các Khoản
1, Khoản 2, Khoản 3 của Điều này được tính ở vị trí cống đầu kênh của tổ chức hợp
tác dùng nước đến công trình đầu mối của công trình thủy lợi.
5. Mức thu thuỷ lợi phí nội đồng do tổ chức hợp
tác dùng nước thoả thuận với các tổ chức và các hộ dùng nước nhưng không được
vượt quá 30% mức thu thuỷ lợi phí được quy định tại Khoản 1 của Điều này.
6. Đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước (gọi
chung là hộ dùng nước) từ công trình thủy lợi, ngoài các đối tượng được miễn thủy
lợi phí đều phải nộp thủy lợi phí hoặc tiền nước theo quy định tại Điều 3 của
Quy định này thông qua hợp đồng dịch vụ với các đơn vị quản lý khai thác công
trình thủy lợi hoặc các tổ chức hợp tác dùng nước
Điều 4. Đối tượng, phạm vi và mức miễn thủy lợi phí
1. Đối tượng miễn thủy lợi phí:
Các đối tượng được miễn thủy lợi phí quy định tại
Khoản 4 Điều 19 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP đã được sửa đổi tại Khoản 1 Điều 1
Nghị định 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Phạm vi miễn thủy lợi phí:
Phạm vi thực hiện miễn thu thủy lợi phí được
tính từ vị trí cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước đến công trình đầu mối
của công trình thủy lợi.
3. Mức miễn thủy lợi phí:
Mức miễn thủy lợi phí đối với trường hợp sử dụng
nước từ các công trình thủy lợi được tính theo mức quy định tại Điều 3 của Quy
định này.
Chương II
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính triển khai
hướng dẫn việc thực hiện mức thu thủy lợi phí, tiền nước, phí dịch vụ thủy nông
nội đồng đến các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị quản lý khai thác công
trình thủy lợi, các tổ chức hợp tác dùng nước.
- Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
diện tích, biện pháp tưới tiêu của các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy
lợi, các tổ chức hợp tác dùng nước trên cơ sở hồ sơ liên quan có xác nhận của
UBND cấp huyện, thị xã, thành phố.
- Hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị quản lý khai
thác công trình thủy lợi, các tổ chức hợp tác dùng nước, quản lý, vận hành công
trình thủy lợi, điều hành tưới tiêu có hiệu quả.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Tài chính:
- Chịu trách nhiệm rà soát, thẩm định, bố trí
nguồn kinh phí miễn thuỷ lợi phí theo kế hoạch giao hoặc đặt hàng các đơn vị quản
lý khai thác công trình thủy lợi trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Cân đối nguồn kinh phí miễn thủy lợi phí do
ngân sách cấp huyện đảm bảo (đối với phần hợp tác xã tự quản lý tưới, tiêu), thẩm
định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn hướng dẫn các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi thủ tục hợp đồng,
tạm ứng, thanh lý, cấp phát, thanh quyết toán và sử dụng nguồn kinh phí thủy lợi
phí, tiền nước được cấp theo quy định.
- Hàng năm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tổng hợp quyết toán diện tích, kinh phí miễn thủy lợi phí trình
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thẩm tra, chịu trách nhiệm xác nhận về phạm
vi, đối tượng, diện tích, biện pháp tưới, tiêu; cơ cấu cây trồng; kinh phí miễn
thủy lợi phí của các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn,
tổng hợp gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính trình Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý khai thác công trình
thủy lợi trong phạm vi cấp huyện thực hiện việc quản lý, khai thác công trình
thủy lợi đảm bảo an toàn và tưới, tiêu hiệu quả.
- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc phục
vụ tưới, tiêu, cấp nước và sử dụng nguồn kinh phí miễn thủy lợi phí của các đơn
vị quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn.
- Tổng hợp và thanh quyết toán kinh phí miễn thủy
lợi phí theo đúng Luật Ngân sách nhà nước.
- Bố trí nguồn kinh phí trong nguồn chi sự nghiệp
kinh tế hàng năm để hỗ trợ các phòng, ban chức năng trực thuộc trong việc kê
khai, lập hồ sơ diện tích miễn thủy lợi phí.
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
- Chịu trách nhiệm xác nhận diện tích, biện pháp
tưới tiêu, cơ cấu cây trồng trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo các tổ chức hợp tác dùng nước ký kết hợp
đồng dùng nước với đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi.
Điều 9. Trách nhiệm của các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ
lợi:
- Thực hiện ký kết hợp đồng và nghiệm thu đối với
các hộ dùng nước, đảm bảo theo quy định.
- Phục vụ đầy đủ, kịp thời về dịch vụ tưới, tiêu
nước cho các hộ dùng nước.
- Chịu trách nhiệm về độ chính xác diện tích và
biện pháp tưới, tiêu nước cũng như cơ cấu cây trồng do đơn vị quản lý.
- Hàng năm thực hiện lập dự toán, xây dựng kế hoạch
sản xuất kinh doanh báo cáo cơ quan chức năng thẩm định trước khi báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.
- Quản lý sử dụng nguồn kinh phí được Nhà nước cấp
theo quy định quản lý tài chính hiện hành.
Điều 10. Trách nhiệm các hộ dùng nước: Kê khai đầy đủ diện tích, biện
pháp tưới, tiêu, cơ cấu cây trồng, nhu cầu dùng nước, thực hiện ký kết hợp đồng
dùng nước với các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và nộp tiền sử dụng
nước theo quy định.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng
mắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với
các Sở, Ban, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đề xuất
những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.