BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1648/QĐ-TCT
|
Hà Nội, ngày
21 tháng 11 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH
VỀ QUY TRÌNH BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI CHỨC DANH ĐỘI TRƯỞNG, PHÓ ĐỘI TRƯỞNG Ở CHI
CỤC THUẾ THUỘC CỤC THUẾ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày
28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 04 tháng 7
năm 2007 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới
thiệu cán bộ ứng cử;
Căn cứ Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 26 tháng
9 năm 2007 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiện Quy định về phân cấp
quản lý cán bộ, Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15
tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công
chức; Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi
một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP.
Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19
tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;
Căn cứ Quyết định số 2981/QĐ/BTC ngày
15/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phân cấp quản lý cán bộ, công
chức, viên chức hành chính, sự nghiệp Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 1835/QĐ-BTC ngày
01/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại công chức, viên chức lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài
chính;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này
“Quy định về quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh Đội trưởng, Phó Đội
trưởng ở Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày
ký. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh văn phòng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục
Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài chính;
- Lãnh đạo Tổng cục Thuế;
- Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TCCB (3b).
|
TỔNG CỤC
TRƯỞNG
Bùi Văn Nam
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUY TRÌNH BỔ
NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI CHỨC DANH ĐỘI TRƯỞNG, PHÓ ĐỘI TRƯỞNG Ở CHI CỤC THUẾ THUỘC
CỤC THUẾ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1648/QĐ-TCT ngày 21/11/2011 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Thuế)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc áp
dụng
1. Quy định này hướng dẫn về quy trình bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại chức danh Đội trưởng, Phó Đội trưởng ở Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Quy định này được áp dụng cùng với Quy chế bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức lãnh đạo của các đơn vị thuộc và trực
thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 1835/QĐ-BTC ngày 01/8/2011
của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Các quy định khác liên quan đến bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại chức danh Đội trưởng, Phó Đội trưởng ở Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nguyên tắc, quy trình thủ tục chung,
thời gian giữ chức vụ, đánh giá trước khi bổ nhiệm, điều kiện bổ nhiệm lại,
thời gian triển khai thủ tục bổ nhiệm lại, quy định về thời hạn giữ chức vụ và
kéo dài thời hạn giữ chức vụ...) được thực hiện theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại công chức, viên chức lãnh đạo của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài
chính ban hành kèm theo Quyết định số 1835/QĐ-BTC ngày 01/8/2011 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính.
Điều 2. Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp Đội ở
Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Nguồn nhân sự tại chỗ:
1.1. Bước 1: Xác định nhu cầu, chủ trương và
giới thiệu nhân sự bổ nhiệm.
- Căn cứ nhu cầu bổ sung công chức lãnh đạo,
trên cơ sở nguồn nhân sự đã được quy hoạch, Chi cục trưởng tổ chức Hội nghị tập
thể lãnh đạo Chi cục để thống nhất chủ trương, giới thiệu nhân sự và dự kiến
phân công đối với công chức dự kiến bổ nhiệm. Nhân sự giới thiệu bổ nhiệm phải
được trên 50% tổng số lãnh đạo Chi cục tham gia dự họp đồng ý.
- Căn cứ kết quả họp, đơn vị có văn bản báo cáo
Cục (Phòng Tổ chức cán bộ hoặc bộ phận tổ chức cán bộ của Cục). Hồ sơ gồm:
+ Tờ trình đề xuất chủ trương bổ nhiệm.
+ Biên bản Họp tập thể lãnh đạo đơn vị.
+ Sơ yếu lý lịch (có ảnh)
+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ đào tạo (có
chứng thực);
- Căn cứ Tờ trình của đơn vị, Phòng Tổ chức cán
bộ hoặc bộ phận tổ chức cán bộ của Cục trình Lãnh đạo Cục (Phó Cục trưởng phụ
trách đơn vị - nếu có, Phó Cục trưởng phụ trách tổ chức cán bộ - nếu có, Cục
trưởng) để xem xét, thông qua chủ trương bổ nhiệm. Căn cứ ý kiến phê duyệt của
lãnh đạo Cục, Cục Thuế có văn bản thông báo cho đơn vị biết để triển khai thực
hiện.
1.2. Bước 2: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của cán
bộ, công chức Đội có nhân sự đề nghị bổ nhiệm:
- Chủ trì Hội nghị: Đại diện lãnh đạo Chi cục;
- Thành phần tham gia: toàn thể cán bộ, công
chức của đội.
- Nội dung Hội nghị:
+ Thảo luận về nhu cầu bổ nhiệm; quán triệt tiêu
chuẩn bổ nhiệm.
+ Thông báo danh sách nhân sự giới thiệu bổ
nhiệm; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập công tác; nhận xét, đánh giá của tập
thể lãnh đạo đơn vị về ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng và
khả năng phát triển; dự kiến phân công công tác nếu được bổ nhiệm.
+ Thành viên tham gia dự họp nhận xét, đánh giá
về nhân sự dự kiến bổ nhiệm.
+ Người được giới thiệu bổ nhiệm phát biểu ý
kiến về việc thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời các vấn đề có liên
quan (nếu có).
+ Thực hiện lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm theo
phương thức bỏ phiếu kín.
+ Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Công chức dự kiến bổ nhiệm, nếu có tỷ lệ phiếu
tín nhiệm trên 50% tổng số cán bộ, công chức tham gia dự họp sẽ được tiếp tục
triển khai quy trình bổ nhiệm ở các bước tiếp theo.
1.3. Bước 3: Tổ chức Hội nghị liên tịch giữa tập
thể lãnh đạo Chi cục và cấp ủy Chi cục để nhận xét, đánh giá và bỏ phiếu tín
nhiệm đối với nhân sự bổ nhiệm:
- Chi cục trưởng tổ chức Hội nghị liên tịch giữa
Tập thể lãnh đạo Chi cục và cấp ủy để triển khai các công việc:
+ Nhận xét, đánh giá về nhân sự dự kiến bổ nhiệm.
+ Phân tích kết quả tổng hợp phiếu lấy ý kiến
tín nhiệm ở bước 2.
+ Xác định, kết luận các vấn đề mới phát sinh
(nếu có).
+ Lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm theo phương thức
bỏ phiếu kín.
+ Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
- Nhân sự đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ phiếu
tín nhiệm trên 50% tổng số lãnh đạo và cấp ủy tham gia dự họp đồng ý.
1.4. Bước 4: Quyết định bổ nhiệm
- Chi cục Thuế tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ bổ
nhiệm để báo cáo Cục (qua Phòng Tổ chức cán bộ hoặc bộ phận tổ chức cán bộ của
Cục). Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm gồm:
+ Tờ trình đề nghị bổ nhiệm.
+ Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, tổng hợp
phiếu các Hội nghị tại bước 2 và bước 3.
+ Bản kê khai tài sản (theo quy định hiện hành).
- Căn cứ đề nghị của đơn vị, Phòng Tổ chức cán
bộ hoặc bộ phận tổ chức cán bộ của Cục trình Lãnh đạo Cục (Phó Cục trưởng phụ
trách đơn vị - nếu có, Phó Cục trưởng phụ trách tổ chức cán bộ - nếu có, Cục
trưởng) để xin ý kiến và phê duyệt quyết định bổ nhiệm.
1.5. Bước 5: Tổ chức lưu hành quyết định.
- Chi cục trưởng chủ trì tổ chức lưu hành quyết
định. Thành phần tham gia gồm: Lãnh đạo Chi cục; đại diện cấp ủy, công đoàn,
đoàn thanh niên của Chi cục Thuế; đại diện bộ phận tổ chức cán bộ của Chi cục
Thuế; toàn thể cán bộ, công chức của Đội có công chức được bổ nhiệm (có thể mời
thêm đại diện Phòng Tổ chức cán bộ của Cục Thuế cùng tham dự).
- Nội dung: Công bố Quyết định bổ nhiệm; quán
triệt việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đối với người được bổ nhiệm; người
được bổ nhiệm phát biểu ý kiến về việc thực hiện nhiệm vụ ở cương vị được bổ
nhiệm.
2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác
Nguồn nhân sự từ nơi khác là nguồn nhân sự ngoài
Đội (Trong cùng Chi cục Thuế).
2.1. Bước 1: Giới thiệu phương án nhân sự
- Căn cứ nhu cầu bổ sung công chức lãnh đạo và
nguồn nhân sự giới thiệu (đã được quy hoạch chức danh tương đương), Chi cục
trưởng tổ chức Hội nghị Tập thể lãnh đạo Chi cục để thông qua chủ trương điều
động và bổ nhiệm. Nhân sự giới thiệu bổ nhiệm phải được trên 50% lãnh đạo Chi
cục tham dự họp đồng ý.
- Căn cứ kết quả họp, đơn vị có văn bản báo cáo
Cục Thuế (qua Phòng Tổ chức cán bộ hoặc bộ phận tổ chức cán bộ của Cục). Hồ sơ
gửi Cục Thuế gồm:
+ Tờ trình đề xuất chủ trương bổ nhiệm.
+ Biên bản Họp tập thể lãnh đạo đơn vị.
+ Sơ yếu lý lịch (có ảnh).
+ Bản sao các văn bằng chứng chỉ đào tạo (có
chứng thực).
- Căn cứ Tờ trình của đơn vị, Phòng Tổ chức cán
bộ hoặc bộ phận tổ chức cán bộ của Cục Thuế trình lãnh đạo Cục (Phó Cục trưởng
phụ trách đơn vị - nếu có, Phó cục trưởng phụ trách tổ chức cán bộ - nếu có,
Cục trưởng) để xin ý kiến, phê duyệt chủ trương điều động và bổ nhiệm. Căn cứ
phê duyệt của Lãnh đạo Cục, Cục Thuế có văn bản thông báo để Chi cục Thuế biết,
triển khai các bước tiếp theo.
2.2. Bước 2: Triển khai quy trình, thủ tục điều
động và bổ nhiệm.
- Căn cứ kết quả phê duyệt của Lãnh đạo Cục
Thuế, đại diện Lãnh đạo Chi cục Thuế gặp gỡ người dự kiến bổ nhiệm để trao đổi
về yêu cầu công tác, nhu cầu bổ nhiệm. Sau đó, đại diện lãnh đạo Chi cục Thuế
gặp Lãnh đạo Đội nơi công chức dự kiến bổ nhiệm đang công tác (đối với việc bổ
nhiệm Đội trưởng hoặc Phó Đội trưởng), lãnh đạo Đội nơi dự kiến bổ nhiệm (chỉ
cần đối với việc bổ nhiệm Phó Đội trưởng) để trao đổi ý kiến về nhu cầu bổ
nhiệm và đề nghị các bên liên quan cho ý kiến bằng văn bản về chủ trương điều
động và bổ nhiệm (hoặc có biên bản làm việc kèm theo).
- Căn cứ ý kiến các đơn vị, Chi cục trưởng tổ
chức Hội nghị liên tịch giữa Tập thể lãnh đạo Chi cục và cấp ủy để triển khai
các công việc:
+ Nhận xét, đánh giá về nhân sự dự kiến bổ nhiệm.
+ Xác định, kết luận các vấn đề mới phát sinh
(nếu có).
+ Lấy phiếu tín nhiệm theo phương thức bỏ phiếu
kín.
+ Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Nhân sự đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ phiếu
tín nhiệm trên 50% tổng số lãnh đạo và cấp ủy tham gia dự họp đồng ý.
- Chi cục Thuế tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ bổ
nhiệm để báo cáo Cục (qua Phòng Tổ chức cán bộ hoặc bộ phận tổ chức cán bộ của
Cục). Hồ sơ đề nghị điều động và bổ nhiệm gồm:
+ Tờ trình đề nghị bổ nhiệm.
+ Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, tổng hợp
phiếu Hội nghị bước 2.
+ Ý kiến các đơn vị có liên quan.
+ Bản kê khai tài sản (theo quy định hiện hành).
- Căn cứ đề nghị của đơn vị, Phòng Tổ chức cán
bộ hoặc bộ phận tổ chức cán bộ của Cục trình Lãnh đạo Cục (Phó Cục trưởng phụ
trách đơn vị - nếu có, Phó Cục trưởng phụ trách tổ chức cán bộ - nếu có, Cục
trưởng) để xin ý kiến và phê duyệt quyết định điều động và bổ nhiệm.
2.3. Bước 3: Tổ chức lưu hành quyết định.
- Chi cục trưởng chủ trì tổ chức lưu hành quyết
định. Thành phần tham gia gồm: Lãnh đạo Chi cục; đại diện cấp ủy, công đoàn,
đoàn thanh niên của Chi cục Thuế; đại diện bộ phận tổ chức cán bộ của Chi cục
Thuế; toàn thể cán bộ, công chức của Đội có công chức được bổ nhiệm (có thể mời
thêm đại diện phòng Tổ chức cán bộ của Cục Thuế và đại diện lãnh đạo Đội nơi đi
của công chức được bổ nhiệm)
- Nội dung: Công bố Quyết định bổ nhiệm; quán
triệt việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đối với người được bổ nhiệm; người
được bổ nhiệm phát biểu ý kiến về việc thực hiện nhiệm vụ ở cương vị được bổ
nhiệm.
Điều 3. Quy trình bổ nhiệm lại lãnh đạo cấp
Đội ở Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Bước 1: Tổ chức hội nghị nhận xét, đánh giá
và lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức lãnh đạo bổ nhiệm lại.
Trước 03 tháng khi công chức hết thời gian giữ
chức vụ lãnh đạo theo quy định, bộ phận tổ chức cán bộ của Chi cục Thuế có
trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Chi cục thông báo cho cá nhân đến thời hạn bổ
nhiệm lại được biết để viết kiểm điểm, tự nhận xét, đánh giá quá trình giữ chức
vụ; căn cứ báo cáo kiểm điểm, tự nhận xét, đánh giá trong thời gian giữ chức vụ
của công chức lãnh đạo, Chi cục Thuế tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và bỏ
phiếu tín nhiệm đối với công chức dự kiến bổ nhiệm lại.
- Chủ trì Hội nghị: Đại diện lãnh đạo Chi cục;
- Thành phần tham gia: toàn thể cán bộ, công
chức của Đội.
- Nội dung Hội nghị:
+ Người chủ trì Hội nghị tuyên bố lý do, giới
thiệu đại biểu.
+ Cá nhân dự kiến bổ nhiệm lại đọc bản kiểm điểm
trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo.
+ Các thành viên tham dự Hội nghị tham gia ý
kiến.
+ Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm theo phương thức
bỏ phiếu kín.
+ Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Công chức lãnh đạo dự kiến bổ nhiệm lại phải đạt
tỷ lệ phiếu tín nhiệm trên 50% tổng số cán bộ, công chức tham gia dự họp.
2. Bước 2: Tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo và
cấp ủy đơn vị để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu tín nhiệm về công chức dự kiến
bổ nhiệm lại:
Chi cục trưởng tổ chức Hội nghị liên tịch giữa
Tập thể lãnh đạo Chi cục và cấp ủy để triển khai các công việc:
- Thủ trưởng đơn vị nhận xét, đánh giá và đề
xuất ý kiến bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
- Tập thể lãnh đạo và cấp ủy nhận xét, đánh giá
và cho ý kiến về đề xuất bổ nhiệm lại.
- Lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm lại theo phương
thức bỏ phiếu kín.
- Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Công chức đề nghị bổ nhiệm lại phải được trên
50% tổng số lãnh đạo và cấp ủy tham gia dự họp đồng ý.
3. Bước 3: Quyết định bổ nhiệm lại
- Chi cục Thuế tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ bổ
nhiệm lại để báo cáo Cục (qua Phòng Tổ chức cán bộ hoặc bộ phận tổ chức cán bộ
của Cục). Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại gồm:
+ Tờ trình đề nghị bổ nhiệm lại.
+ Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, tổng hợp
phiếu các Hội nghị tại bước 1 và bước 2.
+ Bản tự kiểm điểm thời gian giữ chức vụ.
+ Sơ yếu lý lịch cán bộ (có ảnh).
+ Bản kê khai tài sản (theo quy định hiện hành).
+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ đào tạo (có
chứng thực)
- Căn cứ đề nghị của đơn vị, Phòng Tổ chức cán
bộ hoặc bộ phận tổ chức cán bộ của Cục trình Lãnh đạo Cục (Phó Cục trưởng phụ
trách đơn vị - nếu có, Phó Cục trưởng phụ trách tổ chức cán bộ - nếu có, Cục
trưởng) để xin ý kiến và phê duyệt quyết định bổ nhiệm lại.
4. Bước 4: Tổ chức lưu hành quyết định.
- Chi cục trưởng chủ trì tổ chức lưu hành quyết
định. Thành phần tham gia gồm: Lãnh đạo Chi cục; đại diện cấp ủy, công đoàn,
đoàn thanh niên của Chi cục Thuế; đại diện bộ phận tổ chức cán bộ của Chi cục
Thuế; toàn thể cán bộ, công chức của Đội có công chức được bổ nhiệm lại.
- Nội dung: Công bố Quyết định bổ nhiệm lại;
quán triệt việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đối với người được bổ nhiệm lại;
người được bổ nhiệm lại phát biểu ý kiến về việc thực hiện nhiệm vụ ở cương vị
được bổ nhiệm lại.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ ở
các cấp đơn vị thuộc, trực thuộc Cục Thuế có trách nhiệm tham mưu, giúp Thủ
trưởng các đơn vị tổ chức triển khai công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, hướng dẫn
các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện; đồng thời báo cáo Thủ trưởng các đơn
vị xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
Trước 01/10 hàng năm, Bộ phận tham mưu về công
tác tổ chức cán bộ Cục Thuế có trách nhiệm thống kê các trường hợp đến thời hạn
xem xét bổ nhiệm lại trong năm kế tiếp, dự kiến thời gian phải triển khai quy
trình bổ nhiệm lại, báo cáo Cục trưởng Cục Thuế để phê duyệt văn bản thông báo
kế hoạch bổ nhiệm lại cho đơn vị sử dụng công chức và cá nhân công chức đến
thời hạn xem xét bổ nhiệm lại biết, chuẩn bị hồ sơ thủ tục liên quan.
2. Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng
cục trưởng Tổng cục Thuế về việc triển khai công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
theo quy định này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ảnh kịp thời về Tổng cục Thuế (Vụ Tổ chức cán
bộ) để xem xét, giải quyết./.
Căn cứ kết quả làm việc, Chi cục Thuế tổ chức
hội nghị toàn thể cán bộ công chức Đội Thuế có công chức dự kiến bổ nhiệm:
- Chủ trì Hội nghị: Đại diện lãnh đạo Chi cục.
- Thành phần tham gia: Toàn thể công chức của
Đội.
- Nội dung Hội nghị:
+ Thảo luận về nhu cầu bổ nhiệm, quán triệt tiêu
chuẩn đối với công chức bổ nhiệm.
+ Thông báo danh sách công chức giới thiệu bổ
nhiệm; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập công tác; nhận xét, đánh giá của tập
thể lãnh đạo đơn vị về ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng và
khả năng phát triển; dự kiến phân công công tác nếu được bổ nhiệm.
+ Thành viên tham gia dự họp nhận xét, đánh giá
về công chức dự kiến bổ nhiệm.
+ Thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với công
chức dự kiến bổ nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín.
Công chức dự kiến bổ nhiệm, nếu có tỷ lệ phiếu
tín nhiệm trên 50% tổng số công chức tham gia dự họp sẽ được tiếp tục triển
khai quy trình bổ nhiệm ở các bước tiếp theo.