ĐỀ ÁN
THỰC HIỆN CHUẨN QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ TỈNH NGHỆ
AN, GIAI ĐOẠN 2005-2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2005/QĐ-UB ngày 25 tháng 3 năm 2005 của
UBND tỉnh Nghệ An)
MỞ ĐẦU
Trạm y tế xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi là Trạm y tế xã) là đơn vị y tế cơ sở trong hệ thống của Ngành Y
tế ở gần dân nhất, thực hiện các hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho nhân dân.
Thời gian qua, được sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước hệ thống y tế cơ sở ngày càng được củng cố Hiện nay 100%
số xã trong tỉnh đã có cán bộ y tế hoạt động, 60,9% số xã có bác sỹ, 85% thôn
bản có nhân viên y tế hoạt động... Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình mới
và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, mạng lưới y tế cơ sở nhất là ở miền
núi, vùng sâu, vùng xa còn bộc lộ nhiều hạn chế: cơ sở vật chất thiếu thốn,
điều kiện chăm sóc và khám chữa bệnh cho nhân dân hết sức khó khăn. Vai trò
tham mưu của Ngành Y tế còn nhiều hạn chế. ở một số nơi Cấp ủy Đảng, chính
quyền chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của y tế cơ
sở, chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư đúng mức để củng cố và phát triển
mạng lưới y tế cơ sở.
Thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW về củng
cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, ngày 07/ 02/2002 Bộ Y tế đã ban hành
Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT về Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 -
2010, là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW của Ban
Bí thư TW Đảng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Y tế cơ sở và công
tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Thực hiện Quyết định
370/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế, Ngành Y tế Nghệ An đã tổ chức triển khai các nội
dung về thực hiện Chuẩn Quốc gia về y tế xã từ tỉnh đến tận các cơ sở. Trên cơ
sở đánh giá thực trạng mạng lưới, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, các hoạt
động của Trạm y tế cấp xã, căn cứ vào các Chuẩn Quốc gia về y tế xã, các Trạm y
tế xã, Trung tâm y tế các huyện, thành, thị xã (sau đây gọi là huyện) có trách
nhiệm tham mưu cho các Cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng chương trình hành động
và kế hoạch thực hiện Chuẩn Quốc gia về y tế xã cho địa phương mình.
Để phấn đấu đạt mục tiêu đến năm
2010 toàn tỉnh ta có trên 75% số xã đạt Chuẩn Quốc gia về y tế xã. Sở Y tế,
UBND tỉnh tiến hành xây dựng Đề án triển khai thực hiện Chuẩn Quốc gia về y tế
xã của tỉnh, giai đoạn 2005 - 2010.
Phần I
THỰC TRẠNG VỀ Y
TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
1. Về nhân
lực:
Hiện nay mỗi trạm y tế xã có định
biên từ 3 - 6 cán bộ. Số cán bộ y tế cơ sở có trình độ sơ cấp đang giảm dần (Từ
51,8% năm 1996 xuống còn 38,8% năm 2003) nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao; Số y sỹ
sản nhi và nữ hộ sinh trung học tăng, hiện nay 60,9% số xã có bác sỹ (kể cả số
76 bác sỹ vừa được tăng cường trong năm 2004). Hiện nay các huyện đang tích cực
hợp đồng với các trường Đại học Y Thái Bình, Y Thái Nguyên, Học viện Quân Y để
đào tạo bác sỹ hệ chuyên tu. Dự kiến đến năm 2005 toàn tỉnh sẽ có từ 70% - 80%
số xã có bác sỹ. Trước đây, y tế thôn bản chủ yếu sử dụng cán bộ y tế đã nghỉ
hưu tại địa phương hoặc vệ sinh viên, trình độ chuyên môn và chế độ chính sách
không thông nhất, không có quy định cụ thể, nên vừa thiếu về số lượng vừa yếu
về chuyên môn (xem phụ lục số 5). Sau vụ đại dịch sốt rét 1991 -1992, UBND tỉnh
cho tăng cường thêm cán bộ, một số huyện miền núi được nhận cán bộ y tế cơ sở
vào biên chế nhà nước vì thế số cán bộ này chỉ được đào tạo cấp tốc 6-9 tháng.
Để tăng cường chất lượng chuyên môn, số cán bộ này đang cần được khảo sát đánh
giá để bố trí phù hợp.
Nhìn chung ở những xã có bác sỹ,
công tác khám chữa bệnh và thực hiện các chương trình y tế Quốc gia được cải
thiện đáng kể. Gùng với chương trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân Bảo hiểm y tế
tại xã, hoạt động của các trạm Y tế đã góp phần nâng cao chất lượng trong việc
chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Số thôn, bản, khối phố trong tỉnh
có cán bộ y tế hoạt động đạt 92% (5218/5649), tuy nhiên năng lực cán bộ y tế
thôn bản hiện nay phần lớn là y tá sơ học, tuổi đời trung bình ở mức cao, do đó
chất lượng hoạt động còn nhiều hạn chế, đặc biệt vùng núi, vùng sâu chưa đáp
ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
2. Về cơ sở
vật chất kỹ thuật: (Xem phụ lục 1)
Hiện tại toàn tỉnh đạt 467/469 xã,
phường, thị trấn có Trạm Y tế, chiếm tỷ lệ 99,6%, trong đó còn 2 Trạm y tế đang
hoạt động lồng ghép vào trụ Sở UBND thị trấn. Các Trạm y tế được xây dựng từ dự
án Hỗ trợ y tế Quốc gia thì hầu hết chưa đạt Chuẩn. Muốn đạt Chuẩn Quốc gia về
thiết kế nhà trạm cần phải được đầu tư cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng bổ
sung mối đảm bảo thiết kế phù hợp với chức năng hoạt động của Trạm y tế xã.
Trang thiết bị, Dụng cụ y tế: Hiện
tại các Trạm Y tế mối được trang bị các thiết bị, dụng cụ y tế thiết yếu, đáp
ứng một phần nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu. Song, so với Chuẩn Quốc gia về
y tế xã thì số lượng các trang thiết bị này còn thiếu nhiều. Nhất là các xã có
Bác sỹ thì trang thiết bị càng thiếu, không phát huy được khả năng chuyên môn
của bác sỹ.
Đa số các xã đã có một tủ thuốc với
các loại thuốc thông thường, vốn luân chuyển từ 4 -10 triệu đồng. Nguồn vốn
thuốc chữa bệnh được hỗ trợ từ các Chương trình viện trợ Quốc tế, Quốc gia,
ngân sách Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân. Đảm bảo cơ bản lượng thuốc
thông thường cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân.
3. Hoạt động
của Trạm y tế xã: Thực hiện quy định của Bộ Y tế theo chức năng nhiệm vụ sau:
a. Chức năng:
- Đảm nhiệm các nhiệm vụ chăm sóc
sức khỏe ban đầu và theo những kỹ thuật do Bộ Y tế quy định trong đó có kế thừa
và phát huy Y học cổ truyền dân tộc. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đột xuất
như khám tuyển nghĩa vụ quân sự, chông bão lụt, cấp cứu chiến thương.
- Quản lý theo dõi toàn bộ hoạt
động y tế trên địa bàn: Y tế xã thôn, y tế tập thể, tư nhân và quan hệ với cơ
quan, xí nghiệp, quân y đóng trên địa bàn.
- Tìm kiếm, quản lý, sử dụng tốt
nguồn lực dành cho y tế.
- Thúc đẩy sự tham gia của cộng
đồng vào công tác chăm sóc sức khỏe thông qua Hội
Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Đoàn
thanh niên, trường học... sử dụng tốt mạng lưới y tế tư nhân.
b. Nhiệm vụ:
- Giáo dục sức khỏe.
- Thực hiện công tác Dinh dưỡng
tại địa phương
- Khảo sát, tuyên truyền, triển
khai và phát triển hệ thống nước sạch và thanh khiết môi trường.
- Thực hiện công tác Bảo vệ bà mẹ
trẻ em và kế hoạch hóa gia đình.
- Thực hiện công tác tiêm chủng mỏ
rộng
- Phòng chống các bệnh lưu hành
tại địa phương
- Chữa bệnh và các vết thương
thông thường
- Cung cấp thuốc thiết yếu cho
nhân dân
- Quản lý sức khỏe nhân dân
- Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở
4. Một số chế
độ chính sách y tế
- Hiện nay, cán bộ Trạm y tế xã
được hưởng chế độ thù lao thường xuyên theo Quyết định 58/QĐ-TTg của Thủ trưởng
Chính phủ, ngoài ra trạm trưởng y tế xã còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo
hệ số 0,1 và cán bộ trạm y tế còn được hưởng phụ cấp độc hại bằng 0,2 lương
chính. Tỉnh đã cấp ngân sách hỗ trợ mua BHYT, BHXH cho tất cả cán bộ y tế xã
trong định biên.
- Đến nay, hầu hết các Trạm y tế
chưa được thực hiện Thông tư liên tịch 119/2002/TTLT-BTC-BYT ngày 27 tháng 12
năm 2002 Bộ Tài chính - Bộ Y tế về việc hướng dẫn nội dung thu chi và mức chi
thường xuyên của Trạm y tế,
5. Đánh giá chung
a) Kết quả hoạt động
- Công tác phòng chống dịch bệnh
được triển khai khá tốt, bởi vậy trong nhiều năm qua hầu hết các địa phương
không có dịch lớn xẩy ra. Các dịch bệnh đã được khống chế: Sốt rét, sốt xuất
huyết, tả...
- Các chương trình y tế Quốc gia
triển khai đúng tiến độ và có hiệu quả: Tiêm chủng mở rộng hàng năm đều đạt
90%, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở TE < 5 tuổi giảm còn 32,4%, toàn tỉnh đã thanh
toán bệnh Phong, bệnh bại liệt.
- Công tác khám chữa bệnh: Hiện có
60,9% trạm y tế xã có bác sỹ, 75% có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi vì vậy, đã
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Hiện có 300/469 xã triển khai
khám chữa bệnh BHYT, các bệnh thông thường cơ bản được giải quyết tại tuyến xã
nên đã góp phần giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên và tạo điều kiện thuận
lợi cho nhân dân.
- Trang thiết bị của Trạm y tế đã
được mua sắm, từ các nguồn kinh phí trong đó có sự hỗ trợ của các dự án nước
ngoài nên tình trạng trang thiết bị được cải thiện, nhưng so với quy định vẫn
còn thiếu thôn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
b) Những khó khăn và tồn tại
- Một số xã, phường, thị trấn nhà
trạm y tế được xây dựng trước đây đang bị xuống cấp, chưa được các cấp ủy Đảng
chính quyền quan tâm duy tu, sửa chữa. Nguyên nhân cơ bản là do tư tưởng bao
cấp trông chờ sự hỗ trợ của tỉnh và trung ương; thiếu sự lãnh đạo, chỉ đạo,
tuyên truyền và vận động để huy động các nguồn lực từ địa phương. Công tác xã
hội hóa về y tế còn yếu.
- Dụng cụ y tế ở các trạm y tế xã,
các trung tâm y tế huyện được viện trợ từ các Dự án nước ngoài, của nhiều tổ
chức đơn vị nên thường không đồng bộ, phát huy hiệu quả chưa cao. Trang thiết
bị tại các Trạm y tế hầu hết đang là các thiết bị thiết yếu, chưa được trang bị
đầy đủ theo Danh mục thiết bị được ban hành theo Quyết định 437/QĐ-BYT của Bộ Y
tế.
- Việc tuyển dụng cán bộ chuyên
môn, trước đây do giải quyết tình thế thiếu cán bộ hoạt động nên chưa chú ý đến
quy hoạch và cơ cấu. Nhiều đơn vị thừa cán bộ trung học và sơ học, cán bộ năng
lực yếu nhưng lại thiếu cán bộ đại học, cán bộ giỏi, nhưng ở nhiều nơi không
còn biên chế để tuyển dụng mới.
- Hoạt động cộng đồng ở Trạm y tế
xã hiệu quả chưa cao, chưa xây dựng được phong trào vệ sinh phòng bệnh rộng
khắp, chưa quan tâm đúng mức xây dựng điển hình tiên tiến y tế xã.
- Chính sách thu hút bác sỹ về xã
chưa kịp thời. Chính sách thu phí khám chữa bệnh ở xã chưa thống nhất trong
tỉnh nên việc thu chi còn tùy tiện.
- Kinh phí hoạt động hàng năm cho
Trạm y tế còn thấp.
Phần II
MỤC TIÊU, NHIỆM
VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUẨN QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
I. Mục tiêu:
Triển khai thực hiện Chuẩn Quốc
gia về y tế xã đến 100% số Trạm y tế xã trong toàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2010
toàn tỉnh đạt 75% số xã đạt Chuẩn Quốc gia về y tế.
II. Nhiệm vụ:
1) Quán triệt và hướng dẫn thực
hiện Quyết định 370/2002/QD-BYT ngày 07/02/2002 của Bộ Y tế về ban hành Chuẩn
Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010 từ tỉnh đến cơ sở.
2) Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh
xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện Chuẩn Quốc gia về y tế xã.
3) Tổ chức phối hợp liên ngành
hướng dẫn thực hiện các Chuẩn Quốc gia về y tế xã.
4) Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra cụ
thể việc thực hiện Chuẩn Quốc gia theo từng giai đoạn, từng Chuẩn để phấn đấu
đến năm 2010 toàn tỉnh đạt 75% số xã đạt Chuẩn Quốc gia.
5) Hàng năm Ban
chỉ đạo CQG của ngành Y tế tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh công nhận xã
đạt Chuẩn Quốc gia.
III. Kế hoạch
triển khai
- Căn cứ Quyết định số
370/2002/QĐ-BYT ngày 07/2/2002 của Bộ Y tế về Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai
đoạn 2001 - 2010.
- Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được
giao tại công văn số 10855/YT-KH ngày 12/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tổ
chức thực hiện Chuẩn Quốc gia về y tế xã.
- Căn cứ vào kết quả điều tra,
đánh giá thực trạng và chức năng, nhiệm vụ của Y tế xã, phường, thị trấn.
1) Chỉ tiêu kế
hoạch xã đạt Chuẩn Quốc gia
Phân vùng
địa lý
|
Số xã, phường
|
Tỷ lệ xã đạt
Chuẩn giai đoạn
2003-2007
|
Tỷ lệ xã đạt
Chuẩn giai đoạn
2008-2010
|
Toàn tỉnh
|
469
|
45%
|
75%
|
Trong đó:
- Thành phố, thị xã
|
25
|
70%
|
100%
|
- Đồng bằng
|
202
|
60%
|
90%
|
- Miền núi
|
242
|
25%
|
55%
|
(Chỉ tiêu kế
hoạch cụ thể cho từng huyện xem phụ lục số 2)
2) Các Chuẩn Quốc gia và biện pháp
thực hiện từng Chuẩn.
Trên cơ sở bám sát các tiêu chí
trong từng Chuẩn đã được Bộ Y tế ban hành. Căn cứ vào thực trạng, các địa
phương và đơn vị đề ra kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện. Đề án này chỉ đề
cập những biện pháp chính nhằm giải quyết có tính tổng thể theo từng Chuẩn.
2.1. Chuẩn 1: Xã hội hóa chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe nhân dân và công tác truyền thông giáo dục sức khỏe.
- Hiện nay, 100% số xã đã có Ban
chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) được thành lập theo Thông tư
07/BYT-TT ngày 28/5/1997 của Bộ Y tế hướng dẫn. Nhưng thực chất đa số các Ban
chỉ đạo đang hoạt động thiếu hiệu quả, các thành viên trong Ban chưa có sự phối
kết hợp chặt chẽ. Thậm chí một số xã còn phó mặc cho cán bộ y tế xã. Vì vậy,
Ban chỉ đạo CSSKBĐ các xã cần được củng cố, kiện toàn lại để xây dựng kế hoạch
và trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện các Chuẩn Quốc gia.
- Công tác truyền thông giáo dục
sức khỏe: Là việc làm thường xuyên, liên tục. Các xã cần lựa chọn các loại hình
truyền thông, thời điểm phát tin sao cho phù hợp với tập quán, điều kiện sinh
hoạt ở mỗi địa phương với mục đích nâng cao nhận thức cho người dân, thay đổi
được hành vi có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là huy động được nguồn lực từ phía
cộng đồng.
2.2. Chuẩn 2: Vệ sinh phòng bệnh
- Tăng cường công tác phòng dịch
phát hiện sớm các nguy cơ gây dịch, triển khai các điểm kính đã có, giám sát
dịch tễ bằng cảm quan (ở những xã chưa có các thiết bị xét nghiệm). Báo cáo kịp
thời lên tuyến trên phản ánh đúng tình hình dịch tễ, tuyệt đối không được dấu
các thông tin dịch bệnh.
- Phát động và tích cực tham gia
phong trào vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện nay, tình hình vệ sinh môi trường tại các xã chưa được các tổ chức, đoàn
thể quan tâm. Ngành Y tế phải gương mẫu thực hiện, tham mưu cho cấp ủy, chính
quyền có biện pháp tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện chủ trương xây
dựng Làng sức khỏe, gắn với Làng văn hóa mà Bộ Y tế đã ban hành.
2.3. Chuẩn 3: Khám chữa bệnh và
Phục hồi chức năng
- Đưa bác sỹ về công tác tại xã là
biện pháp có hiệu quả nhất đối với thực hiện Chuẩn này. Đối với các xã chưa có
bác sỹ. Trước mắt các y sỹ đang công tác tại Trạm thuộc diện hợp đồng theo
Quyết định 58/QĐ-TTg phải tích cực học tập, thi tuyển và theo học các Trường
Đại học để đào tạo Bác sỹ xã trở về công tác tại địa phương (Theo chủ trương
đang áp dụng hiện nay). Trước mắt, các Trung tâm y tế huyện cần có kế hoạch
tăng cường luân chuyển Bác sỹ về công tác tại xã đưa tỷ lệ bình quân số người
được khám chữa bệnh tại Trạm y tế đạt chỉ tiêu theo Chuẩn.
- Thu hút bệnh nhân thuộc diện
BHYT đến khám chữa bệnh tại Trạm y tế xã
- Có đủ sổ sách ghi chép, lưu giữ
tài liệu chuyên môn theo chế độ quy định.
2.4. Chuẩn 4: Y học cổ truyền
- Theo điều tra khảo sát, đây là
Chuẩn khó thực hiện. Việc nuôi trồng, thu hái và bào chế thuốc Nam đang gặp rất
nhiều khó khăn về giống, canh tác và vốn. Hiện nay, toàn tỉnh có 384 Trạm y tế
xã có vườn thuốc Nam. Song, hầu hết các vườn đang hoang hóa, nghèo nàn về chủng
loại; chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Mặt khác về công tác cán bộ, hiện nay
mới có 83 xã có y sỹ đông y làm việc tại Trạm, như vậy còn thiếu 386 xã chưa có
cán bộ Đông y hoạt động, cần phải có cán bộ để thực hiện các tiêu chí ở Chuẩn
này. Ngoài việc thu hút những thầy thuốc Đông y tham gia chẩn trị, kê đơn bốc
thuốc tại Trạm y tế, UBND tỉnh cần có biện pháp giải quyết số cán bộ sơ cấp
hiện có để tạo điều kiện tiếp nhận số y sỹ đông y, lương y đã được đào tạo
nhưng chưa có việc làm. Mặt khác tích cực đào tạo để có cán bộ Đông y tại các
trạm y tế.
- Đối với những xã gặp khó khăn về
nuôi trồng thuốc Nam, ngoài Vườn thuốc Nam chưa đủ chủng loại thì nhất thiết
phải có đủ chậu để trồng 40 loại cây thuốc theo Quy định của Bộ Y tế.
2.5. Chuẩn 5: Chăm sóc sức khỏe
trẻ em
- Tập trung triển khai chương
trình tiêm chủng mỏ rộng. Hiện nay, các xã miền núi đã có tủ lạnh, phấn đấu
không để tình trạng Bản trắng về Tiêm chủng.
-Chẩn đoán, xử trí và điều trị cho
trẻ em theo đúng phác đồ theo chương trình IMCI (Chương trình chăm sóc trẻ ôm)
- Quản lý, theo dõi và hướng dẫn
cho các bà mẹ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi. Tất cả các Trạm y
tế cần phải có phòng truyền thông lồng ghép với phòng thao tác và trình diễn
chế biến món ăn cho trẻ.
2.6. Chuẩn 6: Chăm sóc sức khỏe
sinh sản
- Có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng
phòng Sản, hậu sản tại Trạm y tế do Dự án Sức khỏe sinh sản - JICA tài trợ
(100% số xã đã được hưởng thụ Dự án này).
- Thống nhất xây dựng Lịch khám
thai cho phụ nữ sao cho phù hợp với thời gian, tập tục, thói quen sinh hoạt của
từng địa phương để số phụ nữ đi khám thai cảm thấy dễ chịu, thoải mái.
- Nâng cao trình độ chuyên môn,
thực hiện tốt khâu đẻ sạch, đẻ an toàn tạo niềm tin cho Sản phụ, thu hút các bà
mẹ mang thai sinh con tại Trạm y tế. Tuyệt đối không để xẩy ra các trường hợp
tử vong sơ sinh do uốn ván.
- Phối hợp với Đoàn thanh niên,
Hội phụ nữ và các tổ chức đoàn thể khác vận động các cặp vợ chồng thực hiện kế
hoạch hóa gia đình.
2.7. Chuẩn 7: cơ sở hạ tầng và
trang thiết bị (Xem phụ lục 1, phụ lục 4)
- Các cơ sở hạ tầng Trạm y tế hầu
hết được xây dựng trước thời điểm ban hành Chuẩn Quốc gia. ở Nghệ An từ nguồn
dự án hỗ trợ y tế Quốc gia có 377/469 Trạm y tế mối được xây dựng nhưng cũng
chưa đạt thiết kế theo Chuẩn. Các Nhà trạm y tế khác được xây dựng chủ yếu là
nhà cấp 4 từ nhiều năm nay hiện cũng đang xuống cấp cần được duy tu, sửa chữa.
- Căn cứ theo Chuẩn, đây là nội
dung cần phải được đầu tư xây dựng cơ bản theo phương châm Nhà nước và nhân dân
cùng làm:
+ Đối với những xã thuộc diện
chương trình 135: Ngân sách Nhà nước cấp 100%
+ Đối với xã miền núi: Ngân sách
Nhà nước cấp 70%, huy động dân đóng góp 30%
+ Đối với xã núi thấp: Ngân sách
Nhà nước cấp 50%, huy động dân đóng góp 50%
+ Đối với xã đồng bằng: ngân sách
Nhà nước cấp 30%, huy động dân đóng góp 70%
- Hầu hết các Trạm y tế xã đã có
đủ trang thiết bị thiết yếu. Song so với Chuẩn thì chưa đủ (Xem phụ lục 3).
Nguồn vốn mua sắm trang thiết bị Bộ Y tế đang có chủ trương vay ưu đãi nước
ngoài để trang bị. Trong những điều kiện cần thiết khi Bộ Y tế chưa triển khai
trang bị, ngành Y tế sẽ căn cứ vào thực tế, lựa chọn ưu tiên đề nghị UBND tỉnh
cho mua sắm những TTB nào cần thiết nhất.
- Đối với những Trạm y tế chưa đủ
diện tích đất thì đề nghị với UBND xã, xin cấp cho đủ diện tích theo Chuẩn vào
bìa đất của Trạm.
2.8. Chuẩn 8: Nhân lực và chế độ
chính sách
- Hiện nay, số cán bộ y tế xã hợp
đồng theo Quyết định 58/QĐ-TTg đã đủ theo định mức cho phép. Tuy nhiên, do
nhiều nguyên nhân khác nhau trong quá trình hợp đồng tuyển dụng, chức danh
chuyên môn cho từng Trạm y tế chưa hợp lý ở một số xã (chủ yếu là một số xã
miền núi). Hiện nay số định biên không còn cho đối tượng này, vì vậy những xã
còn chưa có nữ hộ sinh, y sỹ sản nhi, y học cổ truyền, dược,... thì tiến hành
vận động những cán bộ đã nhiều tuổi (gần tuổi nghỉ hưu) nghỉ chế độ thay thế
chức danh hợp lý, hoặc cán bộ tuổi còn trẻ thì gửi đi đào tạo.
- Ngoài những đợt đào tạo, tập
huấn ngắn ngày do Ngành Y tế tổ chức, các Trưởng trạm y tế xã phải tự học tập
để nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt
chức năng nhiệm vụ của mình, tham gia vào các Hội thi Trưởng trạm y tế giỏi do
Ngành y tế tổ chức. Hàng năm, Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kế hoạch
kinh phí để tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức cho các cán bộ y tế tại trạm.
- Sô Y tế và Trường Cao đẳng y tế
chú trọng tới việc đào tạo đủ đội ngũ y tế thôn, bản tạo mọi điều kiện cho nhân
viên y tế thôn, bản được đào tạo và đào tạo lại (xem phụ lục số 6)
2.9. Chuẩn 9: Kế hoạch và tài
chính cho trạm y tế
- Hàng năm, các Trạm y tế phải
tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân trình Hội đồng
nhân dân xã và phải được UBND xã xem xét phê duyệt để tổ chức thực hiện. Việc
hoạt động có kế hoạch sẽ là điều kiện tiên quyết để Trạm y tế chủ động và tranh
thủ sự ủng hộ của các ban, ngành cấp xã, đặc biệt có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền xã.
- Trong Chuẩn này, mỗi xã hàng năm
có từ 10 triệu - 12 triệu đồng chi phí thường xuyên. Nguồn kinh phí này xin
được giải quyết theo tinh thần của Thông tư liên tịch số 119/2002/TTLT - BTC -
BYT ngày 27/12/2002 của hên bộ Bộ Tài chính và Bộ Y tế (Cân đối tại ngân sách
xã).
2.10. Chuẩn 10: Thuốc thiết yếu và
sử dụng thuốc an toàn hợp lý
- Vốn thuốc tại các Trạm y tế hiện
nay được viện trợ từ các tổ chức như: Bamaco, Sasakawa, dự án hỗ trợ y tế Quốc
gia, phải được bảo toàn và quay vòng vốn đạt hiệu quả (trừ một số xã vùng sâu,
vùng xa, vùng có các đối tượng chính sách được dùng thuốc không mất tiền).
- Có đủ cơ số thuốc tối thiểu 60
loại thuốc trở lên để chữa trị và cấp cứu thông thường cho bệnh nhân.
- Tuyệt đối không để tình trạng sử
dụng thuốc quá hạn, thuốc kém phẩm chất cho người bệnh. Có sổ sách ghi chép rõ
ràng thuận tiện cho sử dụng và phục vụ công tác thanh, kiểm tra đột xuất.
IV. Những giải pháp căn bản
1. Giải pháp về nhân lực (Thực
hiện theo để án: Tăng cường nguồn nhân lực Ngành y tế Nghệ An giai đoạn 2004 -
2010)
- Tăng cường công tác giáo dục
chính trị, đạo đức, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho cán bộ.
- Xây dựng tiêu chuẩn, quy định
trình độ cho từng chức danh cán bộ
- Đánh giá xếp loại cán bộ
- Tăng cường công tác đào tạo
nguồn nhân lực
- Nâng cao Trường Cao đẳng Y tế
thành Trường Đại học Y Nghệ An để đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ y tế trên địa
bàn.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác y
tế.
2. Giải pháp về tài chính.
- Ủy ban nhân dân các cấp đảm bảo
cấp đủ ngân sách chi thường xuyên cho Trạm Y tế đạt từ 10 -12 triệu đồng mỗi
năm để hoạt động, theo Quy định tại thông tư liên tịch số 119 của Liên bộ Tài
chính - Y tế.
- Đẩy mạnh công tác đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị, dụng cụ y tế, đào tạo cán bộ cho
các Trạm y tế xã đạt Chuẩn Quốc gia theo kế hoạch Ngân sách hàng năm.
- Tăng cường sự đóng góp của nhân
dân, kết hợp với nguồn ngân sách bổ sung của Nhà nước, thực hiện chính sách
khám chữa bệnh cho người nghèo thông qua Bảo hiểm y tế.
- Phát huy hiệu quả đầu tư của Dự
án Hỗ trợ Y tế Quốc gia; Dự án Sức khỏe sinh sản và các Dự án viện trợ khác.
Đồng thời khuyến khích kêu gọi đầu tư.
- Tiếp tục duy trì nguồn đầu tư
của Nhà nước thông qua các Chương trình Y tế Quốc gia có mục tiêu nhằm nâng cao
chất lượng công tác Y tế Dự phòng và giữ vững thành quả các Chương trình mục
tiêu đã đạt được trong thời gian qua.
3. Giải pháp về xã hội hóa
- Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh,
Ngành Y tế chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, các đoàn thể tùy theo chức
năng của các ngành để quan tâm đến các điều kiện cũng như nguồn lực để chương
trình hành động thực hiện Chuẩn Quốc gia y tế xã, giai đoạn 2005 - 2010.
- Các huyện, xã thành lập ban chỉ
đạo thực hiện Chuẩn Quốc gia về y tế xã, với đầy đủ các thành viên, có phân
công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, 6 tháng, một năm có sơ kết, tổng kết
đánh giá xếp loại cho các ngành và cá nhân trong quá trình thực hiện Đề án.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác y
tế, đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe nhân dân, có chính sách phù hợp
để vận động số cán bộ quân, dân y đã nghỉ hưu tham gia các hoạt động y tế tại
địa phương. Phát động nhân dân tự nguyện tham gia các hoạt động bảo vệ môi
trường, bảo vệ sức khỏe, thực hiện phương châm: "Mọi người vì sức khỏe"
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với
Ngành y tế:
- Sau khi Đề án được phê duyệt,
Ngành Y tế chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đạt kết quả.
- Tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục chính trị tư tưởng chuyển đổi nhận thức trong cán bộ, công
chức, nhân viên y tế, trong các cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp cũng như trong
nhân dân về Chuẩn Quốc gia về y tế xã.
- Căn cứ Đề án được phê duyệt, thủ
trưởng các đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai trong địa bàn
mình phụ trách. Đồng thời tổ chức triển khai có hiệu quả tạo ra sự chuyển biến
tốt trong công tác Chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Tăng cường đối ngoại, thu hút
nguồn vốn đầu tư, viện trợ của nước ngoài.
- Định kỳ 3 tháng 1 lần tổ chức
kiểm tra, đánh giá tiến độ triển khai thực hiện để chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị
đạt chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra.
- Hàng năm tổ chức tổng kết, rút
kinh nghiệm, báo cáo kết quả và các đề xuất bổ sung, sửa đổi lên UBND tỉnh để
kịp thời chỉ đạo
2. Đối với
các cấp chính quyền
- Có trách nhiệm chỉ đạo các ngành
phối hợp với ngành y tế thực hiện nghiêm túc, thiết thực Đề án này.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà
nước về Y tế trên địa bàn phụ trách
- Chỉ tiêu xã đạt Chuẩn Quốc gia
về y tế đã được phê duyệt là một trong những chỉ tiêu chủ yếu về Văn hóa - xã
hội của các chính quyền trong công tác chỉ đạo thực hiện và đưa vào chỉ tiêu
thi đua, đánh giá hàng năm.
3. Đối với các Sở, Ban, Ngành liên
quan
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Có trách
nhiệm phối hợp với Sở Y tế xây dựng quy hoạch và dự toán nguồn vốn đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, theo đúng tiến độ, đảm bảo hoàn thành
kế hoạch đề ra. Quan tâm thu hút nguồn đầu tư từ quốc tế, quốc gia và của tỉnh
đầu tư cho Ngành Y tế.
- Sở Nội vụ: Có trách nhiệm phối
hợp giúp đỡ Sở Y tế xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế,
xây dựng tiêu chuẩn chức danh cho cán bộ, quy chế luân chuyển, điều động, đánh
giá phân loại cán bộ, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng. Từng bước thực hiện
tốt kế hoạch của Đề án.
- Sở Tài chính: Có trách nhiệm
phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch ngân sách xây dựng cơ sở vật chất, mua
sắm trang thiết bị y tế, đào tạo nhân lực theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Cơ quan Báo, Đài: Có trách nhiệm
phối hợp với Sở Y tế tuyên truyền các nội dung của Chuẩn Quốc gia về y tế, về
gương người tốt, việc tốt ở các Trạm y tế.
PHỤ
LỤC 01
DANH SÁCH TRẠM Y
TẾ XÃ ĐÃ ĐƯỢC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(Kèm theo Đề án CQGYTX ngày 25 tháng 3 năm 2005
của UBND tỉnh)
SỐ TT
|
Tên huyện
|
Tổng số trạm y tế
|
Số TYT XDCB từ
PPIU
|
Trong đó:
|
Số trạm y tế được
XDCB từ các nguồn khác
|
Ghi chú
|
Nhà cấp 3
|
Nhà lắp ghép
|
Nhà cấp 4
|
1
|
Kỳ Sơn
|
21
|
17
|
10
|
07
|
|
4
|
|
2
|
Tương Dương
|
21
|
16
|
13
|
03
|
|
4
|
|
3
|
Con Cuông
|
13
|
09
|
08
|
01
|
|
4
|
|
4
|
Quế Phong
|
13
|
09
|
07
|
02
|
|
3
|
|
5
|
Quỳ Châu
|
12
|
10
|
08
|
02
|
|
1
|
|
6
7
|
Quỳ Hợp
|
21
|
19
|
19
|
|
|
2
|
|
Nghĩa Đàn
|
32
|
30
|
30
|
|
|
2
|
|
8
|
Anh Sơn
|
20
|
17
|
10
|
|
07
|
3
|
|
9
|
Tân Kỳ
|
21
|
16
|
16
|
|
|
5
|
|
10
|
Thanh Chương
|
38
|
29
|
29
|
|
|
9
|
|
11
|
Đô Lương
|
32
|
29
|
29
|
|
|
3
|
|
12
|
Yên Thành
|
37
|
34
|
34
|
|
|
3
|
|
13
|
Diễn Châu
|
39
|
37
|
37
|
|
|
2
|
|
14
|
Quỳnh Lưu
|
43
|
39
|
39
|
|
|
4
|
|
15
|
Nam Đàn
|
24
|
16
|
16
|
|
|
8
|
|
16
|
Hưng Nguyên
|
23
|
20
|
20
|
|
|
3
|
|
17
|
Nghi Lộc
|
34
|
28
|
28
|
|
|
6 (nhà cấp 3)
|
|
18
|
TX Cửa Lò
|
07
|
02
|
02
|
|
|
5
|
|
19
|
TP Vinh
|
18
|
|
|
|
|
18 (nhà cấp 3)
|
|
Tổng cộng:
|
469
|
377
|
355
|
15
|
07
|
90 (có 24 nhà
cấp 3)
|
|
- Trong
tổng số 469 xã có 377 Trạm y tế được xây dựng cải tạo và nâng cấp từ nguồn vốn
của dự án Hỗ trợ y tế Quốc gia (PPIU).
- 99 xã
có Trạm y tế được xây dựng từ các nguồn khác như: Chương trình xóa xã trắng,
Chương trình 10-80, Chương trình 135, Viện trợ EED (NGOs - Cộng hòa Pháp)...
Riêng thành phố Vinh trích từ nguồn 1% ngân sách địa phương cho xây dựng Trạm y
tế phường, xã.
- Có 2
trạm y tế xã chưa được đầu tư xây dựng là Trạm y tế của 2 thị trấn huyện Tường
Dương và huyện Quỳ Châu, hiện nay Trạm đang làm việc lồng ghép với trụ Sở UBND
thị trấn.
PHỤ LỤC 02
CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ CHO CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ VINH VÀ THỊ XÃ CỬA LÒ
(Kèm theo Đề án CQGYTX ngày 25 tháng 3 năm 2005
của UBND tỉnh)
Tên huyện
|
Số xã hành chính
|
Số xã đạt chuẩn
đến 2007
|
Số xã đạt chuẩn
đến 2010
|
Ghi chú
|
Số xã
|
Tỷ lệ (%)
|
Số xã
|
Tỷ lệ (%)
|
Chỉ tiêu toàn tỉnh
|
408
|
212
|
45
|
351
|
75
|
|
Các huyện miền núi
|
212
|
53
|
25
|
113
|
55
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
Kỳ Sơn
|
21
|
2
|
9,8
|
6
|
28,5
|
|
Tương Dương
|
21
|
2
|
9,8
|
6
|
28,5
|
|
Quế Phong
|
13
|
2
|
15,7
|
6
|
41,1
|
|
Quỳ Châu
|
12
|
2
|
16,6
|
6
|
50,0
|
|
Con Cuông
|
13
|
4
|
30,7
|
10
|
76,9
|
|
Quỳ Hợp
|
21
|
4
|
19,1
|
10
|
47,6
|
|
Tân Kỳ
|
21
|
4
|
19,1
|
10
|
47,6
|
|
Anh Sơn
|
20
|
6
|
30,0
|
12
|
60,0
|
|
Nghĩa Đàn
|
32
|
13
|
40,6
|
22
|
71,8
|
|
Thanh Chương
|
38
|
15
|
39,4
|
27
|
71,1
|
|
Các huyện đồng bằng
|
232
|
141
|
60
|
213
|
90
|
|
Trong đó
|
|
|
|
|
|
|
Quỳnh Lưu
|
43
|
26
|
60
|
39
|
90
|
|
Yên Thành
|
37
|
22
|
60
|
34
|
90
|
|
Diễn Châu
|
39
|
23
|
60
|
35
|
90
|
|
Nghi Lộc
|
34
|
21
|
60
|
31
|
90
|
|
Hưng Nguyên
|
22
|
14
|
60
|
21
|
90
|
|
Nam Đàn
|
24
|
16
|
60
|
23
|
90
|
|
Đô Lương
|
32
|
19
|
60
|
30
|
90
|
|
Thành phố, thị xã
|
25
|
|
70
|
25
|
100
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
Thành phố Vinh
|
18
|
13
|
70
|
18
|
100
|
|
Thị xã Cửa Lò
|
7
|
5
|
70
|
7
|
100
|
|
PHỤ LỤC 03
TRANG THIẾT BỊ,
DỤNG CỤ Y TẾ CHO XÃ
(Kèm theo Đề án CQGYTX ngày 25 tháng 3 năm 2005
của UBND tỉnh)
Ngoài những
thiết bị, dụng cụ y tế thông thường đã có ở Trạm y tế xã (Bộ dụng cụ y tế cơ
bản, dụng cụ sản khoa, túi đẻ sạch, túi y tế thôn bản,...). Căn cứ vào Quyết
định số 437/ QĐ-BYT ngày 20/2/2003 của Bộ Y tế về ban hành Danh mục trang thiết
bị y tế cho các tuyến thì các Trạm y tế hiện nay còn thiếu một số danh mục
thiết bị cơ bản như sau:
1. Bộ
dụng cụ khám 3 chuyên khoa: Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt, Mắt.
2. Bộ
dụng cụ về sơ chế, bảo quản thuốc đông y: Chảo sao thuốc, cấn thuốc, tủ thuốc
đông y, dao cầu, thuyền tán, kim châm cứu.
3. Thiết
bị và dụng cụ tiệt khuẩn: Nồi hấp, tủ sấy.
4. Trang
thiết bị để thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe (Như: Loa đài,
Micro, đầu chiếu, bộ dụng cụ nghe, nhìn,...).
5. Tại
trạm y tế có bác sĩ làm việc cần có:
- Máy
khí dung
- Kính
hiển vi
- Một số
máy xét nghiệm đơn giản như:
* Máy siêu
âm xách tay
* Máy
huyết học bán tự động
* Máy
sinh hóa nước tiểu
* Máy
điện tim 1 cần v.v...