Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 208/QĐ-UBND 2017 Chương trình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại Hồ Chí Minh

Số hiệu: 208/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Thanh Liêm
Ngày ban hành: 17/01/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 208/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm;

Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Căn cứ Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới;

Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

Căn cứ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Căn cứ Thông tư số 24/2014/TT-BNNPTNT ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối, đấu giá, nông sản;

Căn cứ Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiệm bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức sản xuất đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT ngày 15 tháng 6 năm 2015 của Bộ Y tế hợp nhất Thông tư hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm;

Căn cứ Quyết định số 1290/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành ATTP nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 3178/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 629/QĐ-BNN-QLCL ngày 02 tháng 3 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động Năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp;

Xét Tờ trình số 3185 /TTr-SNN ngày 28 tháng 11 năm 2016 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Chương trình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn Thành phố Hô Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện và các tổ chức kinh tế, tập thể, cá nhân liên quan triển khai chương trình được phê duyệt, đảm bảo các mục tiêu của Chương trình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Công an thành phố, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
-
Như điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- TT
UB: CT, các PCT;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Hội Nông dân TP và các Đoàn thể TP;
- VPUB: các PVP;
- Phòng KT,ĐT, VX;TH;
- Lưu: VT, (KT-M) MH

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Lê Thanh Liêm

 

CHƯƠNG TRÌNH

AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của khu vực và cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là đầu mối lưu thông và tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố1.

Sản xuất nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 30% nhu cầu thực phẩm của người dân, phần còn lại phải nhập từ các tỉnh hoặc nhập khẩu qua nhiều đường khác nhau. Cụ thể: rau, củ, quả sản xuất tại thành phố chỉ đáp ứng được 30%; động vật sống: 10%; thủy sản và sản phẩm thủy sản: 15 - 20%. Do vậy, thành phố gặp khó khăn trong việc giám sát, quản lý và truy xuất nguồn gốc khi có sự cố về an toàn thực phẩm nông, lâm thủy sản.

Phần I

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM (ATTP) NÔNG LÂM THỦY SẢN

I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO

1. Công tác chỉ đạo điều hành

Thời gian qua, Ủy ban nhân dân thành phố đặc biệt quan tâm chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đã đạt được kết quả nhất định. Để quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020 được tốt và nề nếp, Ủy ban nhân dân thành phố xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thường xuyên liên tục.

2. Phân công quản lý nhà nước về ATTP nông lâm thủy sản

Để thực hiện công tác quản lý ATTP đối với nông sản thực phẩm, ngành nông nghiệp vừa tập trung đẩy mạnh thực hiện công tác xây dựng vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố, vừa tổ chức công tác kiểm soát, giám sát ATTP đối với lưu thông, chế biến kinh doanh. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quản lý ATTP của ngành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 284/QĐ-SNN-TCCB ngày 10 tháng 8 năm 2009 về phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP, cụ thể như sau:

- Chi cục Bảo vệ thực vật: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm liên quan đến lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật.

- Chi cục Thú y: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

- Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm liên quan đến lĩnh vực thủy sản.

- Chi cục Phát triển nông thôn: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm liên quan đến lĩnh vực muối.

- Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Sở làm đầu mối tổng hợp và báo cáo cho Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và các cơ quan theo yêu cầu về công tác quản lý ATTP đối với nông, lâm và thủy sản trong phạm vi quản lý của Sở.

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TỪ 2011 - 2015

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về ATTP

a) Công tác tập huấn

Công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật luôn được coi trọng trong công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản. Trong giai đoạn 2011 - 2015, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về ATTP nông, lâm thủy được các đơn vị Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản, Chi cục Thú y, Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản tổ chức thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; kết quả cụ thể như sau:

- Tập huấn xác nhận kiến thức về ATTP nông lâm thủy sản và điều kiện đảm bảo ATTP tại các chợ đầu mối, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, hộ sản xuất: số lớp tập huấn: 1.104 lớp, số người tham dự: 68.5532 người, với các nội dung: Tập huấn Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm”; kiến thức về đảm bảo an toàn thực phẩm; công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sơ chế, kinh doanh rau củ quả, thịt gia súc gia cầm, sản phẩm thủy sản.

Ngoài nội dung tập huấn về đảm bảo kiến thức về ATTP, các đơn vị cũng giới thiệu các mô hình điểm về sản xuất, chăn nuôi an toàn theo VietGAP; cơ sở giết mổ, vận chuyển, sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm để các cơ sở khác tham quan học tập kinh nghiệm.

b) Công tác thông tin tuyên truyền

Các đơn vị trực thuộc đã thực hiện 7.070 băng rôn tuyên truyền về công tác đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh; phát hành 774.069 tờ rơi, 550 áp phích về 10 thông điệp an toàn vệ sinh thực phẩm, quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản; phát 26.698 cuốn cẩm nang Hướng dẫn các điều kiện đảm bảo chất lượng, ATTP trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, trà, cà phê và hạt điều; cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật nuôi thủy sản; thực hiện 28 phóng sự truyền hình về tình hình sản xuất và công tác đảm bảo ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn Thành phố; tổ chức họp báo cung cấp các thông tin liên quan về công tác quản lý ATTP... (phụ lục 1).

2. Công tác quy hoạch và phát triển sản xuất an toàn

a) Lĩnh vực trồng trọt:

Thực hiện Quyết định số 3331/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện triển khai thực hiện, kết quả cụ thể như sau:

- Thành phố hiện có 91 xã, phường sản xuất rau với diện tích canh tác là 3.486 ha. Trong đó, huyện Củ Chi có 21 xã, thị trấn sản xuất rau với diện tích canh tác là 2.398 ha, huyện Bình Chánh có 15 xã với diện tích canh tác là 544 ha, huyện Hóc Môn có 10 xã sản xuất rau với diện tích canh tác là 528 ha, diện tích còn lại ở các quận, huyện vùng ven.

Đến cuối năm 2015, diện tích gieo trồng rau an toàn ước đạt 15.800 ha (tăng 18,94% so với năm 2011, đạt 105% kế hoạch). Trong đó, diện tích rau sản xuất trong nhà lưới đạt 238,7 ha với 1.240 nhà lưới. Năng suất bình quân đạt 25 tấn/ha (tăng 5,93% so với năm 2011). Sản lượng rau bình quân đạt 375.000 tấn/năm (tăng 33,79% so với năm 2011).

- Một số vùng rau chuyên canh mới được hình thành, tập trung tại các xã Nhuận Đức, Trung Lập Hạ, Tân Phú Trung (huyện Củ Chi); xã Tân Quý Tây, Hưng Long, Bình Chánh, Qui Đức (huyện Bình Chánh); xã Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng, Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn). Bên cạnh các vùng sản xuất rau truyền thống tại xã Xuân Thới Thượng, phường Thạnh Xuân vẫn tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên, các diện tích trồng rau này không nằm trong quy hoạch phát triển rau của địa phương nên gây khó khăn cho việc chứng nhận sản phẩm rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Kế thừa các kết quả đã đạt được của Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố trong nhiều năm qua, sản xuất rau trên địa bàn thành phố đã đi vào nề nếp, nhiều hộ nông dân đã tham gia thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Tính đến nay, tổng số đơn vị sản xuất rau, quả trên địa bàn Thành phố đã được chứng nhận VietGAP là 836 tổ chức, cá nhân3, với tổng diện tích 544,12 ha; tương đương 3.109,37 ha diện tích gieo trồng; sản lượng dự kiến 61.710 tấn/năm.

- Công tác xây dựng mô hình, cánh đồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP: Thực hiện Đề án phát triển sản xuất rau an toàn tại các xã nông thôn mới, từ năm 2011 - 2015 đã xây dựng 178 mô hình có diện tích 741,3 ha với 2.106 hộ tham gia, bao gồm: các mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, cánh đồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất rau theo hướng hữu cơ sinh học, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa nhằm nâng cao giá trị sản xuất.

Các mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã làm giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống bình quân 30 triệu đồng/ha/năm. Trên cơ sở kết quả đạt được từ các mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP có sự hỗ trợ từ Nhà nước, bà con nông dân tự nhân rộng cho các chủng loại rau khác và duy trì, mở rộng việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.

b) Lĩnh vực chăn nuôi, thú y:

Thực hiện Quyết định số 2032/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về quy hoạch cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố, đến nay số cơ sở giết mổ có đã giảm theo định hướng quy hoạch từ 30 cơ sở giết mổ (năm 2011) đến nay còn 19 cơ sở giết mổ4. Chi cục Thú y thường xuyên kiểm tra, đánh giá và nâng cao về điều kiện vệ sinh thú y, ATTP theo các quy định mới đối với 19 cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố; hiện nay 19 cơ sở này đều đảm bảo các điều kiện quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vệ sinh thú y, ATTP.

- Chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Đến nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thú y đã công nhận 40 cơ sở chăn nuôi heo có chứng nhận an toàn dịch bệnh, chủ yếu cung cấp con giống phục vụ phát triển chăn nuôi, riêng đàn heo thịt cung cấp cho thị trường bình quân hàng năm khoảng 54.538 con (khoảng 3.800 tấn thịt heo/năm).

- Chứng nhận VietGAP trên heo: Đến nay, thành phố đã có 744 hộ chăn nuôi và 10 trại chăn nuôi được cấp chứng nhận VietGAP, hàng năm có khả năng cung ứng ra thị trường khoảng 168.000 con heo thịt/năm, với sản lượng khoảng 15.120 tấn/năm5. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng phối hợp với Ban quản lý Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi (Dự án LIFSAP) xây dựng 27 chợ truyền thống với 1.257 quầy sạp trên địa bàn thành phố đạt tiêu chí an toàn thực phẩm. Kết quả các hoạt động của dự án đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm theo mục tiêu dự án

Ngoài ra, thành phố đã tổ chức ký kết, thỏa thuận hợp tác với 05 tỉnh gồm Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu với nội dung: Phối hợp giám sát an toàn thực phẩm theo chuỗi từ khâu chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm an toàn; phối hợp giới thiệu và tạo điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi và doanh nghiệp tham gia chương trình gắn kết thu mua sản phẩm, xây dựng và mở rộng các mô hình sản xuất theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt.

c) Lĩnh vực thủy sản:

Thực hiện Quyết định số 3179/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2011 về phê duyệt Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, đến nay diện tích nuôi lợ mặn đạt 4.800ha, sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 1.110 tấn.

- Từ năm 2011 đến nay Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã phối hợp với Trung tâm chất lượng, an toàn vệ sinh và Thú y thủy sản vùng 4, Cơ quan Quản lý chất lượng, Nông lâm và Thủy sản Nam Bộ thực hiện chương trình của Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong nuôi tôm ở Cần Giờ và Nhà Bè. Nội dung chương trình lấy mẫu định kỳ giống tôm sú, thức ăn nuôi thủy sản, thuốc thú y thủy sản và tôm nuôi thương phẩm theo từng tháng tuổi để kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng. Đồng thời ba cơ quan cũng phối hợp chặt chẽ thực hiện chương trình kiểm soát thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ đối với nuôi nghêu ở Cần Giờ để phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Đến nay, vùng nuôi tôm và vùng nuôi nhuyễn thể trên địa bàn thành phố không có tình trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản.

- Xây dựng mô hình nuôi thủy sản an toàn: Tính đến nay tại vùng nuôi tôm tập trung 2 huyện Nhà Bè, Cần Giờ có tổng cộng 557 cơ sở nuôi tôm xây dựng mô hình nuôi thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm, tổng diện tích là 551.57 ha, sản lượng thu hoạch đạt 3.585 tấn/năm.

3. Công tác quản lý nhà nước về ATTP

a) Sản phẩm nguồn gốc thực vật:

- Tại vùng sản xuất: Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức thanh, kiểm tra các điều kiện đảm bảo ATTP tại các hộ trồng rau; qua kiểm tra, từ 2011-2015, Chi cục đã lấy 4.045 mẫu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (trong đó: 2.900 mẫu phân tích nhanh, 1.145 mẫu phân tích định lượng); kết quả phân tích định lượng phát hiện 5/1.145 (tỷ lệ 0,43%) phát hiện du lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép.

- Tại các cơ sở sơ chế, kinh doanh: Chi cục tổ chức thanh tra định kỳ các cơ sở sơ chế kinh doanh sản phẩm nguồn gốc thực vật và lấy 532 mẫu phân tích định lượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các chỉ tiêu ATTP. Kết quả phân tích phát hiện 4/532 mẫu (tỷ lệ 0,75%) không đảm bảo các chỉ tiêu về ATTP.

- Tại 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm: Chi cục phối hợp với 03 Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ thanh tra, kiểm tra các ô vựa kinh doanh rau, củ, quả, trái cây và lấy 29.294 mẫu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (trong đó: 26.602 mẫu phân tích nhanh, 2.692 mẫu phân tích định lượng); kết quả phân tích định lượng phát hiện 26/2.692 (tỷ lệ 0,96%) mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép (phụ lục 2).

Thông qua công tác lấy mẫu giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hàng năm, Chi cục Bảo vệ thực vật đánh giá và xây dựng kế hoạch tăng cường giám sát các sản phẩm có nguy cơ cao, đồng thời thông báo các tỉnh để có kiểm soát chất lượng từ tỉnh trước khi đưa về thành phố tiêu thụ. Từ năm 2015, không lấy mẫu phân tích nhanh tại vùng sản xuất và vùng lưu thông; tăng số lượng mẫu phân tích định lượng, đặc biệt là tại 3 chợ đầu mối nhằm tăng cường kiểm soát sản phẩm từ các tỉnh đưa về tiêu thụ tại thành phố.

b) Sản phẩm nguồn gốc động vật:

- Kết quả giám sát vi sinh trên các mẫu thịt tươi qua các năm: Hàng năm, qua triển khai công tác kiểm tra, chấn chỉnh điều kiện vệ sinh thú y, ATTP trên tất cả các loại hình sản xuất, kinh doanh có liên quan đến sản phẩm động vật (SPĐV), đã góp phần từng bước kéo giảm sự vấy nhiễm vi sinh trên SPĐV, bình quân hàng năm khoảng 6,83%, trong đó loại hình kéo giảm vấy nhiễm vi sinh cao là cơ sở giết mổ gia súc, chợ đầu mối và cơ sở chế biến (bình quân từ 8,21% đến 14,69% hàng năm) (phụ lục 3). Riêng đối với cơ sở giết mổ gia cầm và chợ truyền thống, tỷ lệ kéo giảm vi sinh bình quân năm thấp; sản phẩm thịt kinh doanh tại chợ truyền thống thường trải qua nhiều khâu trung gian và thời gian lưu giữ thịt kéo dài trong điều kiện nhiệt độ thường nên gia tăng nguy cơ vấy nhiễm vi sinh. Do đó, cần có biện pháp đồng bộ, tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh điều kiện vệ sinh nhằm đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng.

- Kết quả kiểm tra dư lượng kháng sinh tồn dư: Chi cục Thú y đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thịt kinh doanh trên địa bàn thành phố (bằng phương pháp sắc khí lỏng cao áp -HPLC), qua khảo sát tỷ lệ bình quân tồn dư kháng sinh trong các mẫu xét nghiệm là 27,12%, trong đó Sulfadimidin là 14,83%; Tetracycline là 12,30%. Theo dõi tỷ lệ này qua từng năm nhận thấy tỷ lệ mẫu vi phạm tồn dư kháng sinh không giảm, đây là nguy cơ cao về mất an toàn thực phẩm trong sản phẩm động vật, cần phải tiếp tục kiểm tra, giám sát cảnh báo nguy cơ và đề ra biện pháp xử lý đối với loại vi phạm tồn dư kháng sinh (phụ lục 4).

- Kết quả kiểm tra chất cấm (nhóm Beta-agonist) trong chăn nuôi:

+ Tại cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thành phố: Kiểm tra 299 cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn thành phố và lấy 1.544 mẫu (trong đó: 1.328 mẫu nước tiểu, 216 mẫu thức ăn) kiểm tra việc sử dụng chất cấm (nhóm Beta-agonist) trong chăn nuôi. Qua kiểm tra cho thấy, tỷ lệ hộ có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi giảm đáng kể qua các năm, cụ thể năm 2011: tỷ lệ hộ sử dụng là 7,89%; năm 2015: tỷ lệ hộ sử dụng giảm còn: 5,77%. Chất cấm thường được các hộ chăn nuôi sử dụng là Salbutamol, các hộ này thuộc địa bàn Quận 9, Hóc Môn, Củ Chi, Quận 12 và Bình Chánh. Chi cục Thú y đã tiến hành xử phạt các trường hợp vi phạm theo quy định.

+ Tại cơ sở giết mổ: Qua kiểm tra lâm sàng trước khi giết mổ kết hợp phân tích việc sử dụng các chất cấm (nhóm Beta-agonist), từ năm 2011-2015, Chi cục Thú y đã kiểm tra 484 lô hàng và lấy 1.784 mẫu nước tiểu. Kết quả phân tích đã phát hiện 61/484 lô gia súc (heo) có tồn dư chất tăng trọng trong nước tiểu, trong đó 04 lô vi phạm Ractopamine (0,83%); 57 lô vi phạm Clenbutarol, Salbutamol (phụ lục 5). Từ kết quả trên, Chi cục Thú y thành phố đã kịp thời thông báo đến Chi cục Thú y các tỉnh có liên quan nhằm tăng cường phối hợp kiểm tra tồn dư chất cấm trên gia súc, gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi trước khi xuất về thành phố Hồ Chí Minh giết mổ, đồng thời bấm thẻ tai trong thời gian lưu giữ nhằm tránh tình trạng tráo đổi gia súc và xử phạt hành chính các trường hợp vi phạm theo quy định.

+ Tại chợ và điểm kinh doanh: Chi cục Thú y đã lấy mẫu, kiểm tra 100 mẫu thịt kinh doanh tại các chợ, điểm kinh doanh. Kết quả không phát hiện vi phạm.

c) Sản phẩm nguồn gốc thủy sản:

- Kết quả kiểm tra khu vực sản xuất: Từ năm 2011 - 2015, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã lấy 1.604 mẫu tôm thương phẩm tại vùng nuôi để kiểm tra các hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản. Kết quả phân tích phát hiện 20/1.604 (tỷ lệ 1,24%) mẫu nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm.

- Kết quả kiểm tra khu vực thu mua, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm thủy sản: Chi cục đã lấy 489 mẫu để phân tích dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm. Kết quả phân tích phát hiện có 23/489 mẫu (tỷ lệ 4,7%) 6 phát hiện dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm trong thủy sản. Chi cục tiến hành xử phạt hành chính các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Kết quả kiểm tra tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền:

+ Kiểm tra ngoại quan, cảm quan thủy sản và sản phẩm thủy sản: Hàng đêm Chi cục thực hiện kiểm tra ngoại quan, cảm quan các sản phẩm thủy sản tươi, ướp đá của các điểm kinh doanh tại chợ Bình Điền đảm bảo độ tươi, không có tạp chất, bình quân mỗi năm kiểm tra khoảng 300.000-350.000 tấn thủy sản và sản phẩm thủy sản. Qua kiểm tra Chi cục luôn nhắc nhở các điểm kinh doanh phải bảo quản tốt sản phẩm, bày bán sản phẩm trên kệ cao để đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy sản, không được phân loại, sơ chế sản phẩm trực tiếp dưới nền nhà lồng, điểm kinh doanh,

+ Kiểm tra nhanh: Từ năm 2011 - 2015, Chi cục phối hợp với công ty Quản lý và kinh doanh chợ Bình Điền lấy 940 mẫu chả cá kiểm tra nhanh hàn the, kết quả đều không phát hiện hàn the trong mẫu kiểm.

+ Kết quả lấy mẫu phân tích dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm: Từ năm 2011 - 2015, Chi cục đã lấy 1.025 mẫu để phân tích dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm trong thủy sản; kết quả phân tích phát hiện 24/1.025 (tỷ lệ 2,34%) mẫu có dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm ( 04 mẫu nhiễm Triclofon, 20 mẫu nhiễm kháng sinh cấm: Chloramphenicol, Leuco Malachite Green, Trifluralin).

4. Công tác kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cơ cơ sở đủ điều kiện ATTP

Tính đến cuối năm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp 2.278 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đạt 75,9%) cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố, gồm: 1.651 doanh nghiệp, 627 ô vựa kinh doanh tại chợ đầu mối. Cụ thể như sau:

a) Cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nguồn gốc thực vật:

- Doanh nghiệp: Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra, đánh giá và đã cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP cho 475 cơ sở. Kết quả xếp loại có 167 cơ sở xếp loại A, 308 cơ sở xếp loại B và cấp lại cho 47 cơ sở, trong đó có 15 cơ sở xếp loại A; 32 cơ sở xếp loại B.

- Chợ đầu mối nông sản thực phẩm: Đến nay đã kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho 227 vựa, tất cả xếp loại B.

b) Cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nguồn gốc động vật:

Chi cục Thú y đã tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật thuộc phạm vi quản lý, kết quả thực hiện công tác kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Đến nay, Chi cục Thú y đã kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho 298 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm có nguồn gốc động vật.

c) Cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nguồn gốc thủy sản:

- Cơ sở sản xuất: Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản kiểm tra, đánh giá phân loại 252 cơ sở nuôi tôm đảm bảo an toàn thực phẩm với 84 cơ sở xếp loại A và 168 cơ sở xếp loại B.

- Cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm thủy sản: Chi cục thực hiện kiểm tra, đánh giá, phân loại 185 cơ sở, trong đó: 15 cơ sở xếp loại A, 170 cơ sở xếp loại B.

- Chợ đầu mối Bình Điền:

+ Chi cục tiến hành kiểm tra, đánh giá phân loại cho 400 điểm kinh doanh tại chợ và 400 điểm đều xếp loại B.

+ Thực hiện kiểm tra, đánh giá 03 nhà lồng chợ đầu mối Bình Điền D,K,F. Kết quả: 03 nhà lồng đều xếp loại B.

d) Sản phẩm nông lâm thủy sản:

Đến nay số cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh nông lâm thủy sản đã được kiểm tra, đánh giá phân loại và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 438 cơ sở.

Qua công tác kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã giúp cho cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản từng bước cải tạo, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng các quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, nhằm đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.

5. Công tác liên kết phối hợp với các tỉnh và triển khai thực hiện chuỗi thực phẩm an toàn

a) Công tác liên kết phối hợp với các tỉnh:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động ký kết với các tỉnh có nguồn nông sản thực phẩm đưa về thành phố tiêu thụ, qua đó thành phố và các tỉnh đã phối hợp kiểm soát nguồn nông sản thực phẩm khoảng 71.500 tấn rau, quả/tháng (chiếm 69% tổng nhu cầu rau, quả của thành phố); khoảng 13.600 tấn thịt heo/ tháng (chiếm 78,8% tổng nhu cầu thịt heo của thành phố); 4.976 tấn thịt gà/tháng (chiếm 86,5% tổng nhu cầu thịt gà của thành phố); 76,9 triệu quả trứng gia cầm/tháng (chiếm 71,1% tổng nhu cầu trứng của thành phố); khoảng 16.721 tấn thủy sản /tháng (chiếm 75,3% tổng nhu cầu thủy sản của thành phố). Cụ thể như sau:

Lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật

Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Chi cục Bảo vệ thực vật 5 tỉnh7 trong sản xuất và tiêu thụ rau, quả an toàn và hỗ trợ các cơ sở thực hiện các tiêu chí tham gia Đề án “Chuỗi rau, quả an toàn”, với các nội dung sau:

- Thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất rau, công tác tập huấn, cấp giấy chứng nhận tập huấn về sản xuất, sơ chế rau an toàn, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Hiện nay, 5 tỉnh thỏa thuận hợp tác đã cơ bản hoàn thành công tác thẩm định điều kiện sản xuất rau, quả an toàn, với diện tích 11.563ha; tổng số có 88 đơn vị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn; 5 hợp tác xã và 290 hộ được chứng nhận VietGAP với diện tích 583,8 ha.

- Phối hợp, trao đổi kinh nghiệm với Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh về sản xuất và tiêu thụ rau, quả an toàn, kinh nghiệm tổ chức các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo quy trình VietGAP.

- Hỗ trợ công tác điều tra dự tính dự báo tình hình sinh vật hại trên các loại cây trồng chính theo tuần, tháng, vụ; công tác dự báo thời điểm rầy nâu di trú, biện pháp phòng chống dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá.

Lĩnh vực chăn nuôi, thú y

Tổ chức ký kết, thỏa thuận hợp tác với 21 tỉnh8 bao gồm vùng Đông và Tây Nam Bộ với nội dung: Phối hợp giám sát an toàn thực phẩm theo chuỗi từ khâu chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm an toàn; phối hợp giới thiệu và tạo điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi và doanh nghiệp tham gia chương trình gắn kết thu mua sản phẩm, xây dựng và mở rộng các mô hình sản xuất theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP) thường xuyên trao đổi thông tin và có biện pháp phối hợp, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

- Từ năm 2013 - 2015 Chi cục Thú y thành phố phối hợp với Cơ quan Thú y Vùng 6 thực hiện kiểm tra, đánh giá các cơ sở giết mổ có sản phẩm đưa về tiêu thụ tại Thành phố Hồ Chí Minh ở 08 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Ninh Thuận). Với kết quả đến nay có 02/42 cơ sở đạt loại A (01 Bình Dương, 01 Long An); 39/42 cơ sở đạt loại B và 01/42 cơ sở đạt loại C tại Đồng Nai (đã khắc phục và được tái kiểm tra).

- Ngoài ra, Chi cục Thú y thành phố đã triển khai thực hiện chương trình ký kết hợp tác với 20 Chi cục Thú y Tỉnh trong khu vực về công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm tra hoạt động giết mổ, sơ chế biến, kiểm tra thẩm định, cấp giấy chứng nhận cơ sở tham gia chuỗi thực phẩm an toàn và các thỏa thuận khác có liên quan. Qua thực hiện liên kết đã tăng cường chấn chỉnh tốt hơn trong công tác kiểm soát vận chuyển động vật, SPĐV từ các tỉnh về thành phố; kiểm soát gia súc bơm nước và sử dụng chất cấm, truy xuất xác định cơ sở vi phạm và xử lý theo quy định

Lĩnh vực thủy sản

Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác với Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản, Chi cục Nuôi trồng thủy sản 15 tỉnh9 trong công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản, với các nội dung:

- Trao đổi thông tin về danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đã được kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm thủy sản giữa các tỉnh đã ký kết.

- Phối hợp với các tỉnh trong công tác kiểm dịch thủy sản lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu; kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản; nuôi trồng thủy sản; thức ăn và sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản; đăng ký, đăng kiểm tàu cá, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

b) Kết quả triển khai thực hiện chuỗi thực phẩm an toàn

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn thực phẩm, Thành phố đã ban hành Kế hoạch “Xây dựng mô hình thí điểm và triển khai thực hiện phương án quản lý thực phẩm theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2015” (Kế hoạch số 301/KH-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2013); Đến nay đã cấp 98 Giấy chứng nhận cho trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế vào chuỗi cho 47 cơ sở thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và 11 tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu) với tổng sản lượng 132.210 tấn/năm, 1.018.560 quả trứng/ngày và 4,4 triệu lít nước mắm/năm. Các sản phẩm được chứng nhận chuỗi sản phẩm an toàn cũng đã sử dụng logo chuỗi thực phẩm an toàn; các sản phẩm đạt chuỗi đã được phân phối tiêu thụ trong các điểm kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố.

Chuỗi rau củ quả an toàn (Phụ lục 7):

Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp cùng Ban Quản lý Đề án chuỗi thực phẩm an toàn và Chi cục Bảo vệ thực vật 5 tỉnh10 tổ chức thẩm định cơ sở điều kiện tham gia “chuỗi thực phẩm rau, quả an toàn”. Đã khảo sát, thẩm định, kiểm tra xếp loại điều kiện đảm bảo ATTP; kết quả có 17 cơ sở đủ điều kiện (Thành phố Hồ Chí Minh: 4 cơ sở; Lâm Đồng: 10 cơ sở; Long An: 02 cơ sở; Tiền Giang: 01 cơ sở), với tổng sản lượng 20.640 tấn/năm.

+ Rau muống hạt: sản lượng: 1.489 tấn/năm; 06 cơ sở tham gia.

+ Dưa leo: sản lượng: 1.790 tấn/năm; 10 cơ sở tham gia.

+ Khổ qua: sản lượng: 1.349 tấn/năm; 07 cơ sở tham gia.

+ Bắp cải: sản lượng: 4.887 tấn/năm; 08 cơ sở tham gia.

+ Cà rốt: sản lượng: 2.437 tấn/năm; 05 cơ sở tham gia.

+ Cà chua: sản lượng: 8.548 tấn/năm; 12 cơ sở tham gia.

+ Sản phẩm trà: 140 tấn/năm; 01 cơ sở tham gia.

Chuỗi thịt heo, trứng gia cầm an toàn (Phụ lục 8):

Chi cục Thú y phối hợp với Ban Quản lý Đề án chuỗi thực phẩm an toàn của thành phố và Chi cục Thú y 20 tỉnh ký kết11 tổ chức khảo sát và thẩm định các cơ sở đủ điều kiện tham gia chuỗi.

+ Trứng gà: sản lượng: 1.018.560 quả/ngày (đạt 53,61 % so với lượng trứng gà hàng ngày tiêu thụ tại thành phố); 07 cơ sở tham gia chuỗi.

+ Thịt gà: sản lượng: 24.350 con/ngày (đạt 22,14 % so với lượng thịt gà hàng ngày tiêu thụ tại thành phố); 05 cơ sở tham gia chuỗi.

+ Thịt heo: sản lượng: 915 con/ngày (đạt 9,38 % so với lượng thịt heo hàng ngày tiêu thụ tại thành phố); 03 cơ sở tham gia chuỗi.

Chuỗi sản phẩm thủy sản an toàn (Phụ lục 9):

Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với Ban Quản lý Đề án chuỗi thực phẩm an toàn của thành phố và Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản 15 tỉnh ký kết 12 tổ chức khảo sát và thẩm định các cơ sở đủ điều kiện tham gia chuỗi. Đến nay đã có 21 cơ sở tham gia chuỗi sản phẩm thủy sản an toàn, sản lượng thủy sản: 1.558 tấn/năm và nước mắm: 4,4 triệu lít/năm

+ Tôm nước lợ: sản lượng: 90 tấn/năm; 04 cơ sở tham gia.

+ Cá thác lát (Cá thát lát tẩm gia vị, Chả cá thác lát đông lạnh): sản lượng: 18 tấn/năm; 03 cơ sở tham gia.

+ Cá diêu hồng: sản lượng: 600 tấn/năm; 02 cơ sở tham gia.

+ Cá kèo: sản lượng: 350 tấn/năm; 02 cơ sở tham gia.

+ Cá chẽm: sản lượng: 200 tấn/năm; 02 cơ sở tham gia.

+ Cá viên (cá tra): sản lượng: 300 tấn/năm; 03 cơ sở tham gia.

+ Nước mắm: sản lượng: 4,4 triệu lít/năm; 04 cơ sở tham gia.

Các đơn vị tham gia chuỗi cũng đã sử dụng logo chuỗi thực phẩm an toàn trên các sản phẩm đã được công nhận là sản phẩm được quản lý theo chuỗi thực phẩm an toàn và đã được kết nối tiêu thụ sản phẩm tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh sản phẩm an toàn. Thông qua việc xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, đã thiết lập hệ thống quản lý giám sát sản phẩm xuyên suốt từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng.

6. Công tác thanh tra, xử lý vi phạm

a) Lĩnh vực bảo vệ thực vật

Hàng năm Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nguồn gốc thực vật. Kết quả đã xử phạt 98.699.000 đồng.

b) Lĩnh vực chăn nuôi, thú y

Chi cục thú y đã phối hợp tốt với các cơ quan liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành phòng chống dịch cúm gia cầm và an toàn thực phẩm, đã kịp thời phối hợp với các Tỉnh kiểm soát nguồn động vật, SPĐV từ các tỉnh đưa về thành phố tiêu thụ đã góp phần đảm bảo an toàn dịch tễ và sức khỏe cộng đồng trên địa bàn thành phố, nâng cao ý thức của người sản xuất, kinh doanh trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Kết quả cho thấy tình hình vi phạm và xử lý vi phạm có chiều hướng giảm dần qua các năm (năm 2011 xử phạt 4.950 trường hợp với số tiền xử phạt là 4,340 tỷ đồng; năm 2015: còn 2.678 trường hợp vi phạm và xử phạt 6,081 tỷ đồng (phụ lục 6). Tuy số vụ vi phạm ở các năm sau thấp hơn nhưng số tiền xử phạt cao hơn do mức phạt theo Nghị định số 119/2013/NĐ-CP cao hơn Nghị định số 40/2009/NĐ-CP. Qua đó cho thấy mức xử phạt cao có tính răn đe đối tượng, góp phần giảm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm.

Các hành vi vi phạm chủ yếu: Kinh doanh, vận chuyển động vật, SPĐV có trong danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch chiếm tỷ lệ 14% đến 22%; hành vi phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không đảm bảo vệ sinh thú y nơi kinh doanh, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật chiếm tỷ lệ 10% đến 26%; còn lại là các hành vi khác như vận chuyển động vật, sản phẩm động vật sai số lượng, tự ý tháo mở niêm phong phương tiện vận chuyển, sửa Giấy chứng nhận kiểm dịch, sai nơi đến, ...

Ngoài xử lý vi phạm hành chính, từ năm 2011 đến năm/2015 Chi cục Thú y xử lý kỹ thuật là 33.327 trường hợp (không phạt), số tang vật tiêu hủy 840,9 tấn.

Việc thanh tra đã được triển khai, hoạt động hiệu quả, kết quả phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm qua hoạt động thanh tra được nâng lên, các sai phạm của các đối tượng quản lý trong công tác thú y được xử lý kịp thời và kiên quyết. Qua đó chấn chỉnh điều kiện về sinh thú y tại các cơ sở góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.

c) Lĩnh vực thủy sản

Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã thực hiện thanh, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản về chấp hành pháp luật, thực hiện về điều kiện sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản tập trung việc chấp hành không sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.

Kết quả Chi cục đã lập hồ sơ xử lý vi phạm và ra quyết định xử phạt 47 trường hợp vi phạm. Tổng số tiền phạt là 296.850.000 đồng.

7. Năng lực quản lý ATTP nông lâm thủy sản

a) Về tổ chức, bộ máy:

Bộ máy quản lý ATTP của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố gồm: Phòng quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Phát triển nông thôn.

b) Về nhân sự:

Tổng số cán bộ thực hiện công tác quản lý ATTP của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố: 606 cán bộ (Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản: 6 cán bộ, Chi cục Bảo vệ thực vật: 18 cán bộ, Chi cục Thú y: 541 cán bộ, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản: 35 cán bộ, Chi cục Phát triển nông thôn: 6). Nhìn chung các cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực phụ trách và đã được tập huấn về công tác quản lý nhà nước về ATTP nông lâm thủy sản; một số cán bộ cũng đã tham gia các khóa học về nghiệp vụ lấy mẫu, công tác chứng nhận VietGAP, công tác thanh tra...

c) Về cơ sở vật chất, kỹ thuật và năng lực kiểm nghiệm, xét nghiệm:

Hiện tại, các chi cục được phân công quản lý ATTP đều có các phòng xét nghiệm, kiểm nghiệm, cụ thể:

Trạm Chẩn đoán xét nghiệm của Chi cục Thú y thực hiện kiểm nghiệm theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 17025.2005 đã được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận đạt VILAS 338; được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là phòng thử nghiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với mã số LAS-NN 10. Thực hiện kiểm nghiệm các chỉ tiêu vi sinh và hóa lý về ATTP.

Ngoài ra, các Chi cục Bảo vệ thực vật, Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng có phòng kiểm nghiệm trực thuộc có thể kiểm nghiệm các chỉ tiêu vi sinh và hóa lý về ATTP.

Bên cạnh, trên địa bàn thành phố còn có các phòng phân tích, xét nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định, chứng nhận không chỉ tham gia phân tích, xét nghiệm về ATTP cho thành phố mà còn cho các tỉnh thành lân cận như Trung tâm Phân tích Thí nghiệm; Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng III (QUATEST 3); Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản Vùng 4 (NAFIQAD 4), Sắc ký Hải Đăng, Trung tâm phân tích công nghệ cao Hoàn Vũ,... đã góp phần rất lớn vào công tác quản lý ATTP trên địa bàn thành phố và khu vực.

8. Nhận xét - Đánh giá

a) Kết quả đạt được:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động trong việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh, ATTP; phối hợp chặt chẽ với các sở ngành thành phố như Sở Y tế, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các quận, huyện các cơ quan báo đài... để thực hiện công tác truyền thông về VSATTP, qua đó giúp nâng cao nhận thức của người dân trong việc lựa chọn tiêu dùng sản phẩm thực phẩm an toàn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động liên kết và phối hợp với các tỉnh ký thỏa thuận hợp tác về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, thủy sản an toàn giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh đưa sản phẩm về tiêu thụ tại thành phố, qua đó thành phố đã có thể giám sát trên 70% nguồn sản phẩm từ các tỉnh đưa về tiêu thụ tại thành phố, góp phần nâng cao công tác kiểm soát, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn. Thông qua việc xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, đã thiết lập hệ thống quản lý giám sát sản phẩm xuyên suốt từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng, nhằm mục tiêu cung cấp thực phẩm an toàn cho người dân thành phố.

Việc quy hoạch vùng sản xuất, vùng chăn nuôi tập trung và quy hoạch 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm, qua đó nâng cao công tác giám sát an toàn thực phẩm chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông.

Sự phối hợp của các Sở, ngành trong công tác quản lý ATTP đã thực sự mang lại hiệu quả, đặc biệt là sự tham gia tích cực của lực lượng Quản lý thị trường, Cảnh sát giao thông, tăng cường hiệu quả trong việc ngăn chặn tình trạng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, hư hỏng từ các tỉnh về thành phố, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh.

Hiện nay trên địa bàn thành phố đã có trên 400 điểm kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; các điểm bán trên thuộc các đơn vị Liên hiệp Hợp tác xã Saigon Co-op, Công ty Kinh doanh Kỹ nghệ súc sản Vissan, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH Một thành viên, Hợp tác xã Hoa Anh Đào, Tổng Công ty Thương mại Sài gòn TNHH Một thành viên.

b) Tồn tại, hạn chế:

Thực phẩm có nguồn gốc nông lâm thủy sản từ các tỉnh đưa về thành phố tiêu thụ chiếm đến 80%, nhưng công tác quản lý ATTP giữa các địa phương trong cả nước chưa có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ; các lô hàng khi lưu thông chưa có quy định về giấy chứng nhận ATTP kèm theo nên khó khăn cho thành phố khi phát hiện, xử lý vi phạm và truy nguyên nguồn gốc để kịp thời thu hồi và xử lý tận gốc.

Tình trạng sản xuất và kinh doanh thực phẩm chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng như: GAP, GMP, HACCP chưa được phổ biến.

Tình trạng kinh doanh sản phẩm động vật tại các chợ lòng lề đường, khu vực, điểm kinh doanh tự phát vẫn tồn tại, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

Một số đối tượng sản xuất kinh doanh do chạy theo lợi nhuận, thiếu ý thức trách nhiệm với cộng đồng đã đưa ra thị trường những sản phẩm không an toàn cho người tiêu dùng.

Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản có nhiều cơ sở phân bố khắp nơi, vừa ở địa bàn thành phố vừa ở các tỉnh bạn nên rất khó khăn cho công tác kiểm tra thường xuyên việc duy trì điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tình hình sử dụng các hóa chất cấm trong chăn nuôi vẫn còn tồn tại, đặc biệt là đối với nguồn sản phẩm động vật giết mổ từ các tỉnh cung cấp cho thị trường thành phố, nhưng việc kiểm tra xử lý còn nhiều bất cập, chưa có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa Chi cục thú y các tỉnh trong việc kiểm tra từ gốc - cơ sở sản xuất. Bên cạnh, việc sử dụng các hóa chất tạo màu, chất bảo quản không đúng mục đích cũng là nguy cơ gây mất ATTP.

c) Nguyên nhân của những hạn chế:

Người tiêu dùng chưa thể nhận diện sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, chưa có sự khác biệt giữa giá bán sản phẩm VietGAP và sản phẩm thông thường nên chưa thực sự là động lực để thúc đẩy và phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Quy mô sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ manh mún không tập trung, chưa có những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và đồng đều về chất lượng, vì vậy khó áp dụng quy trình sản xuất an toàn.

Sản lượng sản phẩm tham gia chuỗi còn ít, người tiêu dùng chưa biết nhiều đến sản phẩm thuộc chuỗi thực phẩm an toàn.

Một số bộ phận người dân chưa quan tâm đến chất lượng ATTP, vẫn tiêu thụ sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Còn thiếu những quy định bổ sung danh mục các chất cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm, sản phẩm có nguồn gốc nông lâm thủy sản, như: chất tạo màu công nghiệp: Aumarine O (chất Vàng Ô); quy định về ngưỡng một số thuốc bảo vệ thực vật đang sử dụng phổ biến; ngưỡng quy định hàm lượng Ure trong thủy sản,.... Nhìn chung, các quy định, quy chuẩn về ATTP chưa theo kịp với thực tế cuộc sống.

Nguồn nhân lực, vật lực phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về ATTP còn hạn chế, đặc biệt là tuyển cơ sở - cấp quận/huyện, phường xã chưa được chú trọng.

Chưa kiểm soát được chất lượng, ATTP ở các chợ tự phát, chợ dân sinh.

Sự phối hợp giữa các địa phương trong cả nước chưa chặt chẽ và chưa thống nhất đồng bộ về quản lý nhà nước.

Phần II

CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Sự cần thiết

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đô thị đông dân nhất nước. Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của hơn 10 triệu người dân thành phố, thành phố còn là đầu mối chế biến, kinh doanh cung cấp thực phẩm cho các tỉnh và xuất khẩu. Sản lượng nông sản sản xuất tại thành phố chỉ đảm bảo được khoảng 20 - 25% nhu cầu tiêu thụ của thành phố, phần còn lại phải nhập từ các tỉnh hoặc nhập khẩu và phần lớn các sản phẩm chưa kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ. Mặt khác, với tình trạng sản xuất và kinh doanh thực phẩm chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng như: GAP, GMP, HACCP chưa được phổ biến; một bộ phận người sản xuất, kinh doanh do chạy theo lợi nhuận, đưa ra thị trường những sản phẩm thực phẩm không đảm bảo về an toàn thực phẩm.

Với vai trò quan trọng của thực phẩm trong đời sống, với sức khoẻ con người, cộng đồng và bảo đảm sự phát triển giống nòi của một quốc gia, cho thấy công tác đảm bảo ATTP là một vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với các ngành, các cấp. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người mà còn tác động tới sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh chính trị và quan hệ quốc tế, đặc biệt đối với thành phố Hồ Chí Minh, ATTP còn là vấn đề an sinh xã hội với mục tiêu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, có chất lượng sống tốt đã đề ra tại Nghị quyết ĐH Đảng bộ thành phố lần thứ X.

Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và vai trò trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng yêu cầu sản phẩm đạt chất lượng và an toàn, đảm bảo sức khỏe của cư dân thành phố, Việc xây dựng và triển khai thực hiện chương trình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 là quan trọng và cần thiết.

2. Cơ sở pháp lý

Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010.

Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm.

Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm;

Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới.

Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thông tư số 24/2014/TT-BNNPTNT ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối, đấu giá, nông sản.

Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bô Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiệm bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức sản xuất đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT ngày 15 tháng 6 năm 2015 của Bộ Y tế hợp nhất Thông tư hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm.

Quyết định số 1290/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành ATTP nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quyết định số 3178/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Quyết định số 629/QĐ-BNN-QLCL ngày 02 tháng 3 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động Năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

II. DỰ BÁO VỀ TÌNH HÌNH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM THỦY SẢN

Giai đoạn 2016 - 2020, nước ta tiếp tục hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế giới và khu vực với việc tham gia nhiều Hiệp định Tự do hóa thương mại, hợp tác song phương, đa phương; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thực hiện lộ trình cam kết WTO, AFTA,.. sẽ đem lại cho ngành nông nghiệp nhiều cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn, nguồn vốn và khoa học công nghệ. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp cũng đối mặt với nhiêu khó khăn, thách thức trong quá trình hội nhập, như cạnh tranh về giá cả và chất lượng với các sản phẩm nông sản thực phẩm nhập khẩu. Tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, có tác động trực tiếp và khó lường đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Riêng đối với thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại của cả nước thì yêu cầu đảm bảo ATTP để phát triển kinh tế - xã hội sẽ càng đặt ra cao hơn nhưng đồng thời sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước mắt như:

- Sự gia tăng dân số cơ học trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm suy giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp và làm giảm nguồn cung thực phẩm tại chỗ.

- Tăng nguy cơ ô nhiễm không khí, nguồn nước,..cùng với quá trình biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái. Điều này cũng làm tăng nguy cơ phát triển, biến chủng những vi sinh vật bất lợi trong sản xuất nông nghiệp, trong bảo quản,...làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm có nguồn gốc vi sinh vật, do dư lượng các hóa chất độc hại sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

- Những hành vi gian lận thương mại, hành vi vi phạm ATTP trong sử dụng chất cấm, chất bảo quản, chất tạo màu,.. không đúng mục đích sẽ ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, kích thích tăng trưởng không hợp lý. Việc một số nhà sản xuất, kinh doanh sử dụng hóa chất cấm trong nuôi trồng, chế biến nông sản, thực phẩm; việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, đã và đang trở thành vấn đề nóng và gây không ít lo lắng cho người tiêu dùng và cho xã hội.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp cho công tác nghiên cứu, phát triển mạnh các tiến bộ kỹ thuật như các chất kích thích tăng trưởng, các thuốc kháng sinh được ứng dụng để tăng năng suất vật nuôi, cây trồng nhưng việc lạm dụng nó lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Việc kiểm soát tốt chất lượng nông sản thực phẩm không chứa hóa chất cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép, không nhiễm vi sinh là vấn đề đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm không chỉ ở nước ta mà còn là vấn đề đặt ra trên toàn thế giới

An toàn thực phẩm phải bắt đầu từ sản xuất và phải được kiểm soát trong suốt cả quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản và lưu thông phân phối. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và vai trò trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu sản phẩm đạt chất lượng và an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế-xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.

III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

Kiểm soát toàn bộ quá trình “từ trang trại đến bàn ăn”; kiểm soát chặt chẽ công đoạn có nguy cơ, nguy cơ cao trong toàn bộ quá trình sản xuất và cung cấp sản phẩm an toàn có xác nhận cho người tiêu dùng.

Tạo nguồn cung cấp nguyên liệu nông sản thực phẩm từ các tỉnh, đảm bảo sự phối hợp liên ngành, các tỉnh,vùng để sản phẩm tiêu thụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo an toàn thực phẩm và xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Phấn đấu trên 95% cơ sở chăn nuôi, sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố được tập huấn, huấn luyện với phương pháp nuôi, trồng, chế biến nông sản an toàn.

- Phấn đấu trên 90% diện tích sản xuất rau tại các Hợp tác xã, Tổ hợp tác và vùng sản xuất rau an toàn tập trung của các xã nông thôn mới được chứng nhận rau VietGAP; 100% xã thực hiện chương trình nông thôn mới có sản xuất rau có mô hình sản xuất rau được chứng nhận VietGAP.

- Phấn đấu trên 95% người chăn nuôi, nuôi trồng, sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản hiểu các quy định của nhà nước về đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Phấn đấu trên 95% cơ sở thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được kiểm tra và cấp giấy.

- Kéo giảm tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả, tồn dư hóa chất, kháng sinh trong các loại sản phẩm thịt, thủy sản nuôi giảm từ 15% - 20% so với năm 2015.

- Phát triển chuỗi thực phẩm an toàn, phấn đấu đến cuối năm 2020, các sản phẩm tham gia chuỗi đạt 50% thị phần so với sản phẩm cùng loại trên thị trường.

- Duy trì 100% phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật từ cơ sở giết mổ đến chợ bán buôn là phương tiện chuyên dùng, có thiết bị bảo ôn và dàn móc treo quày thịt; duy trì phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật từ các tỉnh về thành phố là phương tiện chuyên dùng có trang bị thiết bị bảo ôn, có dàn móc treo quày thịt.

- 100% các cơ sở giết mổ công nghiệp mới hình thành áp dụng GMP hoặc HACCP, các cơ sở giết mổ còn lại đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường.

- Phấn đấu trên 50% cơ sở, vùng nuôi tôm thâm canh/bán thâm canh được công nhận đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 100% diện tích nuôi nghêu được kiểm soát thu hoạch; 80% tàu cá có công suất máy chính từ 90CV trở lên được công nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

IV. NHIỆM VỤ

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong quá trình sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản xuất và chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố.

Xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, tăng cường liên kết trong chuỗi sản xuất - cung ứng sản phẩm nông lâm thủy sản.

Nhận diện sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi có sự cố về an toàn thực phẩm.

Xây dựng hệ thống dự báo sản xuất và thị trường tiêu thụ một cách hiệu quả.

Nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản sản xuất trên địa bàn thành phố.

Nâng cao ý thức chấp hành của người sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản trong việc chấp hành các quy định quản lý an toàn thực phẩm có liên quan.

V. NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức trong sản xuất, kinh doanh và đảm bảo an toàn thực phẩm

Tuyên truyền, phổ biến các quy trình, thông tin về sản xuất an toàn nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm trên sản phẩm nông lâm thủy sản và đảm bảo sức khỏe cộng đồng, nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới.

Cải tiến công tác tập huấn và chứng nhận sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), thực hành sản xuất tốt (GMP), hệ thống phân tích mối nguy, kiểm soát điểm tới hạn (HACCP),..

Kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông về các địa điểm cung cấp sản phẩm an toàn và địa điểm cung cấp sản phẩm không an toàn đến người tiêu dùng.

Các cơ quan quản lý nhà nước phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể chính trị xã hội, như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hiệp hội Người Tiêu dùng và các cơ quan truyền thông tuyên truyền các thông tin về tình hình, quy định về ATTP đến tận mọi người dân và xem đây là một trong những nội dung thi đua, xây dựng Khu phố văn hóa, xây dựng Nông thôn mới.

2. Tăng cường đảm bảo điều kiện cơ sở sản xuất, chăn nuôi, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản

Tổ chức kiểm tra, thẩm định quy hoạch vùng sân xuất nông lâm thủy sản thực phẩm an toàn.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản.

Tăng cường lấy mẫu tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản, phân tích các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm.

3. Phát triển chuỗi ATTP và liên kết với các tỉnh

Phối hợp với Sở Y tế, các sở ngành tiếp tục thực hiện quản lý thực phẩm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” trên địa bàn thành phố.

Phối hợp với các tỉnh trong kiểm soát chất lượng thực phẩm từ tỉnh trước khi đưa về thành phố tiêu thụ và thực hiện Chương trình chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố.

Tổ chức kết nối và mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm VietGAP đến nhiều hệ thống phân phối như siêu thị, chợ truyền thống, bếp ăn tập thể... Tăng cường mở rộng chứng nhận sản phẩm VietGAP nhằm phát triển số lượng sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

4. Về phát triển kinh tế tập thể và xúc tiến thương mại

Củng cố và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác từ tổ chức sản xuất đến tiêu thụ; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại và các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn.

Xây dựng các chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn, phát triển mối liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm; kết nối ngân hàng, tín dụng vào chuỗi sản xuất cung ứng sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia vào chuỗi.

Tổ chức công tác thông tin truyền thông, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm an toàn; duy trì và nâng cấp hoạt động các Website thông tin về nông nghiệp; xây dựng thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn; tổ chức các hội chợ, hội thi, triển lãm sản phẩm nông nghiệp.

Tập trung cải thiện và nâng cao hiệu quả các kênh tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn nhằm tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác.

Xây dựng và khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin thị trường nông sản, nối mạng thông tin với các chợ đầu mối, các tổ chức kinh doanh, các tổ chức giao dịch nông sản; tạo điều kiện và phát triển hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân trong công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn.

Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp quản lý tốt chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, sơ chế đến quá trình vận chuyển và phân phối, dễ dàng phát hiện và xử lý khi có sự cố xảy ra, giúp khách hàng tin tưởng hơn vào chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước

Tăng cường huấn luyện, bồi dưỡng nhàm củng cố và nâng cao năng lực của cán bộ để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý ATTP.

Liên kết, hợp tác quốc tế để hợp tác, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý ATTP.

Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ cho các phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm hiện có thuộc Chi cục Thú Y, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Bảo vệ thực vật để kiểm nghiệm được các chỉ tiêu như nấm mốc, vi sinh vật gây bệnh, kim loại độc, hóa chất độc hại tồn dư, các chất độc tố, chất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm, đặc biệt kiểm nghiệm thực phẩm biến đổi gen và chiếu xạ và phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025:2010.

Tăng cường vai trò giám sát tại các chợ đầu mối: Thông qua nguồn vốn kích cầu, hỗ trợ lãi suất, các chợ đầu mối nông sản thực phẩm đầu tư trang thiết bị kiểm nghiệm tại chợ, lấy mẫu giám sát sản phẩm lưu thông vào chợ.

6. Về chính sách

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ đầu tư vùng sản xuất, sơ chế, chế biến và bảo quản, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn thành phố theo Quyết định 6485/QĐ-UBND ngày 4 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Chương trình phát triển sản xuất, phân phối và tiêu thụ nông sản theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020.

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất áp dụng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản theo Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ nông dân theo Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông đối với phát triển rau an toàn.

Triển khai, thực hiện Quyết định số 62/2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

VI. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM THỰC HIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN

1. Tập huấn, tuyên truyền phổ biến các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản

- Mục tiêu:

Cung cấp đầy đủ và kịp thời các quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (như quy định pháp lý về ATTP; Quy định về trình tự, thủ tục cấp các Giấy chứng nhận; Quy định về điều kiện cơ sở vật chất và con người; Quy định về xử lý vi phạm..

Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện đúng các quy trình về sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn (như VietGAP, HACCP...).

- Nội dung:

In tờ rơi, áp phích, pano, phổ biến văn bản quy định của pháp luật, tập huấn, hỗ trợ cho cơ sở để được chứng nhận VietGAP.

Thường xuyên cập nhật các quy định của nhà nước về ATTP và giải đáp thắc mắc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thông qua website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị chuyên ngành ATTP.

Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến các quy định về đảm bảo ATTP và an toàn sinh học trong sản xuất, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Biên soạn cẩm nang kỹ thuật hướng dẫn thực hiện đúng các quy định về ATTP trong hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Tổ chức các buổi hội thảo để giới thiệu chuyên môn, kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Tổ chức các phóng sự, chương trình truyền hình về công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 - 2020

- Kinh phí thực hiện: 3.598.900.000 đồng (Ba tỷ năm trăm chín mươi tám triệu chín trăm ngàn đồng).

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị chủ trì: Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản.

- Đơn vị thực hiện: Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế, Sở Công Thương, Công ty trách nhiệm hữu hạn và Quản lý kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

2. Kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm nông sản từ sản xuất đến lưu thông

- Mục tiêu: Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm nông sản tại các cơ sở sản xuất; cơ sở giết mổ sơ chế, chợ đầu mối, cơ sở chuyên doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn thành phố.

- Nội dung:

Tổ chức lấy mẫu lấy mẫu tại các cơ sở sản xuất, cơ sở giết mổ, cơ sở sơ chế, cơ sở thu mua, cơ sở chế biến, chợ đầu mối, cơ sở kinh doanh nông lâm thủy sản để kiểm tra kiểm tra các chỉ tiêu về chất lượng an toàn thực phẩm.

Tổ chức thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo các quy định hiện hành.

Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp theo quy định.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 - 2020

- Kinh phí thực hiện: 39.272.484.000 đồng (Ba mươi chín tỷ hai trăm bảy mươi hai triệu bốn trăm tám mươi bốn ngàn đồng).

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị chủ trì: Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản.

- Đơn vị thực hiện: Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Đơn vị phối hợp: Công an thành phố, Chi cục Quản lý thị trường.

3. Hợp tác với các tỉnh và phát triển chuỗi thực phẩm an toàn

- Mục tiêu:

Phối hợp với các tỉnh trong việc giám sát chất lượng nông sản thực phẩm trước khi đưa về tiêu thụ tại thành phố.

Tiếp tục mở rộng chuỗi sản phẩm thực phẩm an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh và tại các tỉnh.

- Nội dung:

Phối hợp với các tỉnh liên quan xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm của thành phố Hồ Chí Minh và của tỉnh sản xuất, chế biến thực phẩm theo quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP, HACCP...) để cung cấp thực phẩm cho thành phố.

Hỗ trợ các tỉnh thực hiện các khóa tập huấn, hướng dẫn thực hành sản xuất tốt cho các cơ sở của thành phố và cơ sở của tỉnh có sản xuất, kinh doanh thực phẩm cho Thành phố Hồ Chí Minh.

Phối hợp với các tỉnh xây dựng quy chế phối hợp kiểm tra, giám sát nguồn nông sản, thực phẩm từ các tỉnh đưa về thành phố. Định kỳ phối hợp kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn các tỉnh về công tác đảm bảo chất lượng ATTP.

Tổ chức quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chuỗi thực phẩm an toàn.

Tiếp tục phát triển “Chuỗi thực phẩm an toàn” trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020.

- Thời gian thực hiện: từ năm 2017 - 2020.

- Kinh phí thực hiện: 25.038.830.000 đồng (Hai lăm tỷ không trăm ba mươi tám triệu tám trăm ba mươi ngàn đồng).

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị chủ trì: Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản

- Đơn vị thực hiện: Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế, Sở Công Thương.

4. Xúc tiến thương mại, phát triển kinh tế hợp tác, tăng cường mối quan hệ hợp tác (liên kết) giữa các thành phần tham gia chuỗi sản xuất - cung ứng sản phẩm nông lâm thủy sản

- Mục tiêu: Quảng bá, mở rộng các kênh tiêu thụ sản phẩm an toàn, đặc biệt là sản phẩm VietGAP trên cơ sở xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, bảo đảm hài hòa lợi ích các thành viên tham gia chuỗi, góp phần đảm bảo sản phẩm an toàn, VietGAP có thị trường tiêu thụ ổn định.

- Nội dung:

Thực hiện công tác chứng nhận sản phẩm tiêu chuẩn VietGAP cho các đơn vị, cá nhân có sản phẩm được sản xuất trên địa bàn thành phố.

Xây dựng thương hiệu, bao bì logo cho các Hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất theo VietGAP.

Xây dựng trang web, trang thông tin điện tử giới thiệu các sản phẩm, địa chỉ tin cậy cung cấp thực phẩm an toàn; chào mua, chào bán sản phẩm an toàn,...

Giới thiệu về chương trình VietGAP cho các trường học, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn công nghiệp, chợ đầu mối.

Thiết kế banner giới thiệu về sản phẩm VietGAP cho các đơn vị thu mua.

Phát triển những mô hình kinh tế hợp tác và kết nối ngân hàng, quỹ tín dụng vào chuỗi sản xuất - cung ứng sản phẩm.

Tổ chức hội nghị giao lưu giữa các đơn vị sản xuất rau VietGAP với các đơn vị thu mua.

- Thời gian thực hiện: từ năm 2017 - 2020.

- Kinh phí thực hiện: 800.000.000 đồng (Tám trăm triệu đồng).

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị chủ trì: Phòng Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

- Đơn vị thực hiện: Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp.

- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Nông dân thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, các doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

5. Thí điểm xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc từ trang trại đến kệ hàng sản phẩm thịt heo, trứng gia cầm và rau

- Mục tiêu:

Xây dựng, thiết kế quản lý dữ liệu sản phẩm thịt heo, trứng gia cầm, rau được sản xuất trên địa bàn thành phố.

Thông tin minh bạch rõ ràng về nguồn gốc sản phẩm để xây dựng lòng tin đối với thực phẩm nội địa và giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi có sự cố về an toàn thực phẩm.

- Nội dung:

Xây dựng, thiết kế phần mềm quản lý dữ liệu sản phẩm thịt heo, trứng gia cầm, sản phẩm rau phục vụ cho công tác quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Thời gian thực hiện: từ năm 2017 - 2020.

- Kinh phí thực hiện: 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng).

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị chủ trì: Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản.

- Đơn vị thực hiện: Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y

- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các quận, huyện; các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất kinh doanh thực phẩm.

6. Nâng cao năng lực quản lý ATTP.

- Mục tiêu:

Củng cố, bộ máy quản lý nhà nước về ATTP của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Thú y, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản.

Năng cao nhân lực và năng lực quản lý cho cán bộ làm công tác quản lý ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang bị phương tiện, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về ATTP.

- Nội dung:

Tăng cường huấn luyện, bồi dưỡng để nhanh chóng nâng cao năng lực của cán bộ, nhất là cán bộ mới tuyển dụng để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý ATTP.

Liên kết, hợp tác quốc tế để hợp tác, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý ATTP.

Nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho các phòng kiểm nghiệm. Xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các phòng kiểm nghiệm để nâng cao năng lực kiểm nghiệm, thống nhất phương pháp, kỹ thuật kiểm nghiệm nhằm hạn chế sự khác biệt về kết quả kiểm nghiệm giữa các phòng kiểm nghiệm.

- Thời gian thực hiện: từ năm 2017 - 2020.

- Kinh phí thực hiện: 18.500.000.000 đồng (Mười tám tỷ năm trăm triệu đồng).

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị chủ trì: Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản.

- Đơn vị thực hiện: Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2017-2020: 89.210.214.000 đồng (Tám mươi chín tỷ hai trăm mười triệu hai trăm mười bốn ngàn đồng), trong đó:

- Cơ quan Văn phòng Sở

- Chi cục Bảo vệ thực vật

- Chi cục Thú y

- Chi cục QLCL và BVNLTS

: 2.774.320.000 đồng

: 23.735.900.000 đồng

: 53.772.976.500 đng

: 12.947.300.000 đồng

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với các Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường và các quận, huyện có sản xuất nông nghiệp tổ chức hướng dẫn, thực hiện quy hoạch, xác định cụ thể các vùng sản xuất theo từng giai đoạn phát triển.

Xây dựng và triển khai các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch hằng năm, 5 năm đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình; tổ chức phổ biến, công khai cho các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân biết thực hiện.

Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, các quận, huyện nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố ban hành hoặc điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích để phát triển sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn.

Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố tiến độ thực hiện Chương trình; đề xuất và tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện.

2. Sở Y tế

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý và kinh doanh phụ gia thực phẩm. Tăng cường giám sát sản phẩm thực phẩm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai chuỗi thực phẩm an toàn của thành phố giai đoạn 2016 - 2020.

3. Sở Công Thương

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về kinh doanh của hệ thống kênh phân phối trên địa bàn thành phố; xây dựng và triển khai kế hoạch xây dựng mô hình “Chợ thực phẩm an toàn”.

Chủ trì cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kết nối tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn. Tổ chức xúc tiến và quảng bá sản phẩm an toàn.

4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện

Lập kế hoạch chi tiết các vùng sản xuất an toàn trên địa bàn quản lý theo Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025” và các quyết định điều chỉnh.

Tổ chức phổ biến, công khai các quy hoạch được phê duyệt, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ sản xuất rau an toàn.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản hằng năm trên địa bàn.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quận, huyện có liên quan: cân đối, bố trí kế hoạch vốn hằng năm để thực hiện chương trình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt, đảm bảo nhiệm vụ mục tiêu trong từng thời kỳ kế hoạch, tiến độ đầu tư các chương trình, dự án, đề án.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan báo chí của thành phố phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về vùng sản xuất, tác hại của việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực, hóa chất, kháng sinh cấm; các hành vi phạm về an toàn thực phẩm và các điểm kinh doanh sản phẩm nông sản an toàn.

7. Công an thành phố

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm nông sản.

8. Hội Nông dân thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố: Chỉ đạo các cấp hội cơ sở tích cực phối hợp với ngành nông nghiệp địa phương tuyên truyền, phổ biến, vận động nông dân và các doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn; lồng ghép các đề án, chương trình hỗ trợ vốn, dạy nghề nông dân để tham gia thực hiện Chương trình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản giai đoạn 2016 - 2020./.

 



1 Nhu cầu tiêu thụ thịt hàng ngày từ 1.000 - 1.200 tấn, trong đó heo từ 8.000 - 10.000 con; trâu, bò từ 800 - 900 con; gia cầm từ 100.000 - 120.000 con; thực phẩm đông lạnh nhập khẩu khoảng 264.000 tn/năm. Nhu cầu tiêu thụ rau của thành phố khoảng 1.000.000 tấn/năm và thủy sản là khoảng 170.000 tấn/năm.

2 Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản: 56 lớp, 6.208 người tham dự.

Chi cục Thú y: 736 lớp, 48.919 người tham dự.

Chi cục Bảo vệ thực vật: 65 lớp, 3.906 người tham dự.

Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản: 86 lớp, 5.364 người tham dự.

Dự án “Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm”: 131 lớp, 3.275 người tham dự.

Dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển khí sinh học”: 30 lớp, 881 người tham dự.

3 bao gồm xã viên 07 HTX và Tổ hợp tác: HTX Ngã 3 Giồng, HTX Phú Lộc, HTX Thỏ Việt, HTX Phước An, HTX Nhuận Đức, HTX Nông nghiệp Xanh và Tổ cây ăn trái Trung An; 11 công ty và các nông hộ.

4 Giai đoạn 2011 - 2015: Thực hiện Quyết định 313/QĐ-UBND ngày 20/01/2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015, số cơ sở giết mổ có đã giảm theo định hướng quy hoạch từ 30 cơ sở giết mổ (năm 2011) đến nay còn 21 cơ sở giết mổ (2015) và chưa có cơ sở giết mổ quy mô công nghiệp ra đời.

5 744 hộ chăn nuôi thuộc Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi (Dự án Lifsap), với tổng đàn heo khoảng 45.268 con, hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 120.000 con heo thịt.

10 trại chăn nuôi (08 cơ sở chăn nuôi thuộc hợp tác xã Tiên phong và 02 trại quốc doanh chăn nuôi heo thuộc Tổng Cty Nông nghiệp - Sài Gòn) thuộc Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm (Dự án CIDA), hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 120.000 con heo thịt.

6 bao gồm: 02 mẫu cá thu và cá ngừ cắt khúc, 03 mẫu nước mắm có hàm lượng Histamine vượt ngưỡng quy định, 01 mẫu chả mực tươi nhiễm E.Coli, vượt ngưỡng quy định, 09 mẫu nhiễm Chloramphenicol, 03 mẫu cá biển nguyên liệu có hàm lượng Histamine vượt ngưỡng quy định, 02 mẫu tôm sú nhiễm tổng Enprofloxacin và Ciprofloxacin, 02 mẫu tôm sú đông lạnh nhiễm Trifluralin, 01 mẫu chả cá thu nhiễm Salmonella.

7 Lĩnh vực bảo vệ thực vật: Ký kết 5 tỉnh gồm Lâm Đồng, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long.

8 Lĩnh vực chăn nuôi thú y: Ký kết 21 tỉnh gồm: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà vinh, Đồng Tháp

9 Lĩnh vực thủy sản: Ký kết 15 tỉnh gồm Bình Thuận, Kiên Giang, Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, Khánh Hòa, Trà Vinh.

10 Lĩnh vực bảo vệ thực vật: Ký kết 5 tỉnh gồm Lâm Đồng, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long.

11 20 tỉnh ký kết gồm: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Đồng Tháp.

12 15 tỉnh ký kết gồm: Bình Thuận, Kiên Giang, Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, Khánh Hòa, Trà Vinh.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 208/QĐ-UBND ngày 17/01/2017 phê duyệt Chương trình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.129

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.255.31
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!