|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
197/2001/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
27/12/2001
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
197/2001/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 197/2001/QĐ-TTG NGÀY 27 THÁNG 12
NĂM 2001 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHÍNH SÁCH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG
TÍCH GIAI ĐOẠN 2002 - 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Chính sách Quốc gia phòng, chống tai nạn, thương tích giai đoạn 2002
- 2010, gồm những nội dung chính sau đây:
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung: Từng bước hạn
chế tai nạn, thương tích trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như giao thông vận
tải, lao động sản xuất, sinh hoạt trong gia đình, nhà trường, nơi công cộng...
nhằm đạt hiệu quả tích cực trong việc bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản của
nhà nước, hạnh phúc của nhân dân, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của
quốc gia trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó thay đổi hành vi, nếp sống phù hợp nhằm
hạn chế những tai nạn, thương tích.
- Thực hiện xã hội hoá công tác
phòng, chống tai nạn, thương tích, tạo ra sự quan tâm sâu sắc của các cấp chính
quyền, các tổ chức xã hội và của toàn dân đối với việc phòng, chống tai nạn,
thương tích.
- Thực hiện các biện pháp kiên
quyết, kịp thời để từng bước hạn chế những tai nạn, thương tích, đặc biệt là những
tai nạn nghiêm trọng.
- Đến năm 2010, số vụ tai nạn
trong học đường giảm 40%, trong lao động sản xuất giảm 30%, trong gia đình và cộng
đồng giảm 30% so với năm 2000. Đến năm 2005, số người chết do tai nạn giao
thông giảm từ 14 người xuống còn 11 người /10.000 phương tiện và đến năm 2010,
xuống còn 9 người/10.000 phương tiện.
2. Những giải
pháp:
a) Tăng cường công tác lãnh đạo,
chỉ đạo của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp đối với công tác phòng, chống
tai nạn, thương tích, bảo đảm an toàn cho nhân dân.
- Xác định rõ phòng, chống tai nạn,
thương tích là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương và phải được cụ thể hoá thành kế hoạch, chương
trình hoạt động. Xác định rõ mục tiêu và các biện pháp cụ thể trong các nghị
quyết của Hội đồng nhân dân các cấp, các kế hoạch của Uỷ ban nhân dân các cấp,
của các Bộ, ngành và tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.
- Các Bộ, ngành liên quan và Uỷ
ban nhân dân các cấp giao nhiệm vụ cho một bộ phận làm tham mưu và thường xuyên
theo dõi công tác này, do một đồng chí cấp phó của cơ quan trực tiếp chỉ đạo để
tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích. Bộ phận tham mưu
có chương trình hoạt động cụ thể, thường xuyên đánh giá, tổng kết và đề xuất với
cấp ủy, chính quyền địa phương những chủ trương, biện pháp tích cực nhằm nâng
cao hiệu quả của công tác phòng, chống tai nạn, thương tích.
- Đưa nội dung chương trình
phòng, chống tai nạn, thương tích là một chỉ tiêu của phong trào thi đua ở các
địa phương, ở các ngành, các đơn vị và kết hợp lồng ghép với các phong trào
khác như xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, phòng chống tệ nạn xã hội...
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ, nâng cao hiểu biết, trình độ tổ chức, chỉ đạo của các cấp và đặc biệt coi
trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cấp dưới, thực hiện nghiêm
túc chế độ báo cáo theo định kỳ.
b) Thường xuyên tuyên truyền
giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích; tiến hành lồng ghép, kết hợp
trong các sinh hoạt chính trị của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư. Nội
dung giáo dục bao gồm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về
vấn đề phòng, chống tai nạn, thương tích, bảo đảm an toàn trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Đồng thời, giáo dục để mọi người nâng cao hiểu biết về
các nguy cơ có khả năng xảy ra và hiểu cách phòng, chống tai nạn, thương tích
trong mọi tình huống. Tăng cường hoạt động giáo dục phòng, chống tai nạn,
thương tích trong các trường học.
c) Cải thiện vệ sinh môi trường,
điều kiện làm việc và các phương tiện làm việc, giao thông..., khắc phục các
nguy cơ để mọi người được sống, làm việc trong môi trường, điều kiện an toàn.
- Nâng cấp đường giao thông (đường
ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông) bao gồm cả đường quốc gia, đường liên
tỉnh, liên huyện. Đặc biệt, tập trung vào việc khắc phục những trọng điểm tai nạn
giao thông trên những tuyến đường có tốc độ cao. Củng cố, bổ sung đầy đủ hệ thống
báo hiệu an toàn trên các trục đường giao thông.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra
các phương tiện giao thông vận tải cả ở đường bộ, đường biển, đường hàng không,
các trang thiết bị máy móc ở nhà ga, bến tàu, các nhà máy, xí nghiệp, công trường
xây dựng, hệ thống thuỷ lợi, các công trình xây dựng dân dụng, hệ thống tải điện,
các công trình cơ bản khác. Phát hiện, xử lý kịp thời, khắc phục những thiếu
sót về kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng, vận hành các công
trình và trang thiết bị máy móc.
Ở từng thôn xóm, khu phố, trường
học, gia đình, thường xuyên kiểm tra, phát hiện những nguy cơ có thể xảy ra tai
nạn để có biện pháp khắc phục.
Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra an toàn lao động, đảm bảo thực hiện đúng kỷ luật lao động, bảo đảm an
toàn trong lao động, sản xuất với phương châm "Sản xuất phải an toàn, An
toàn để sản xuất".
- Tổ chức quản lý môi trường xã
hội, làm trong sạch địa bàn về tệ nạn xã hội, tội phạm hình sự, làm lành mạnh
các quan hệ trong gia đình, trong xã hội để ngăn chặn bạo lực. Phát hiện và giải
quyết kịp thời những mâu thuẫn trong gia đình, trong làng xóm để ngăn chặn, hoà
giải những vụ việc có thể dẫn đến bức tử, tự tử, hiện là một vấn đề đang có
nguy cơ tăng lên.
d) Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện
pháp luật về vấn đề phòng, chống những tai nạn thương tích, bảo đảm trật tự, an
ninh, an toàn xã hội, tạo ra hành lang pháp lý để mọi người thực hiện. Đặc biệt
chú trọng pháp luật về giao thông, bảo hộ lao động, bảo vệ công trình thuỷ lợi,
phòng, chống cháy nổ, sử dụng hoá chất trong nông nghiệp, trật tự an ninh xã hội,
vệ sinh môi trường trong sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.
Nâng cao năng lực, trách nhiệm của
các cơ quan kiểm định chất lượng xe cơ giới và các phương tiện vân tải của những
cơ sở đào tạo, cấp bằng lái xe tàu, lái xe các loại, tránh những hậu quả nghiêm
trọng do những tiêu cực trong lĩnh vực này gây ra.
Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành
chức năng, thường xuyên tổ chức tổng kiểm tra các cơ sở đào tạo lái xe, đánh
giá một cách toàn diện về năng lực, về chất lượng, về nội dung chương trình đào
tạo, quy trình cấp bằng lái nhằm đào tạo đội ngũ lái xe có chất lượng cao.
e) Thiết lập hệ thống theo dõi,
tổng hợp, phân tích, phân loại những tai nạn thương tích và những tổn thất xảy
ra trên từng địa bàn, trong từng thời kỳ, nắm được diễn biến, xu hướng và
nguyên nhân của các tai nạn, thương tích để có những chủ trương, biện pháp kịp
thời, hiệu quả.
g) Ngành y tế phải có sự chuẩn bị
đầy đủ, chu đáo nguồn lực bao gồm phương tiện, thuốc và nhân lực để cấp cứu kịp
thời nạn nhân, tổ chức tốt việc cứu chữa, phục hồi chức năng.
Tổ chức hệ thống cấp cứu ở những
địa bàn cần thiết để có thể đưa người bị nạn vào các cơ sở cấp cứu nhanh nhất,
an toàn nhất. Các cơ sở y tế, nhất là ở tuyến quận huyện, xã phường cần đánh giá
đúng và chính xác về số lượng những tai nạn, thương tích, mức độ tai nạn,
thương tích thường xảy ra trên địa phương, những phương tiện, thuốc men thường
phải sử dụng để chủ động chuẩn bị và chủ động về nhân lực cứu chữa nạn nhân kịp
thời, có hiệu quả. Các cơ sở y tế từ trạm y tế xã, phường đến các bệnh viện ở gần
các trục đường giao thông quan trọng được trang bị phương tiện đầy đủ hơn, các
cán bộ y tế được đào tạo kỹ hơn về năng lực cấp cứu nạn nhân. Tổ chức huấn luyện
các nhân viên y tế thôn bản và nhân dân trên địa bàn kỹ năng sơ cứu người bị nạn.
Tăng cường năng lực của các bệnh
viện tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến trung ương trong việc cấp cứu nạn nhân, đặc
biệt chú ý với những ca nặng. Tổ chức tốt việc cứu chữa và phục hồi chức năng.
3. Tổ chức thực
hiện:
a) Các Bộ, ngành, theo chức năng
và nhiệm vụ của mình phối hợp với chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội để
tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong công tác phòng, chống tai nạn,
thương tích trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong sự phối hợp
chung, theo chức năng, mỗi Bộ, ngành, phải đóng vai trò chủ chốt trong từng
lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình.
Uỷ ban nhân dân các cấp chịu
trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức phối hợp giữa các cơ quan thuộc quyền quản lý của
mình, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội tại địa phương để thực hiện nhiệm vụ
phòng, chống tai nạn, thương tích.
b) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với
các Bộ ngành liên quan chỉ đạo tổ chức việc cứu chữa nạn nhân, chăm sóc sức khoẻ,
phục hồi chức năng cho người bị nạn; hướng dẫn rộng rãi toàn dân sử dụng thuốc
chữa bệnh an toàn và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thức
ăn; chủ trì và phối hợp theo dõi, tổng hợp, phân loại các tai nạn, thương tích
xảy ra; chịu trách nhiệm chính và phối hợp với các Bộ, ngành khác và Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đi sâu vào việc phòng, chống
tai nạn, thương tích để xây dựng mô hình những tỉnh, thành, huyện, thị, xã phường,
trường học... thành những cộng đồng an toàn, tổng kết những kinh nghiệm để mở rộng
xây dựng cộng đồng dân cư an toàn trong phạm vi toàn quốc.
c) Bộ Văn hoá - Thông tin chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và tổ chức triển khai hoạt động
thông tin, tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng về
phòng, chống tai nạn, thương tích.
d) Bộ Giao thông Vận tải chủ
trì, phối hợp với Bộ Công an và Uỷ ban Quốc gia An toàn Giao thông xây dựng những
phương án cụ thể để tăng cường năng lực của lực lượng kiểm soát giao thông,
phòng, chống tai nạn giao thông ở những địa phương, những lĩnh vực trọng điểm
và với các phương tiện giao thông có nguy cơ cao về tai nạn, thương tích; đề xuất
với Chính phủ ban hành chủ trương, chính sách, những quy tắc, quy định mới
trong lĩnh vực giao thông để tăng cường trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu
tai nạn trong lĩnh vực này.
đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện chương trình sức khoẻ học
đường, trong đó có nội dung phòng, chống tai nạn, thương tích; xây dựng nhà trường
an toàn, biên soạn tài liệu giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích trong
nhà trường.
e) Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn và thường xuyên
kiểm tra các quy định về vệ sinh, an toàn lao động và thực hiện các biện pháp về
bảo đảm an toàn trong lao động, sản xuất.
g) Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện tốt các quy định
của pháp luật và biện pháp về phòng, chống bão lụt, bảo vệ đê điều, hướng dẫn
nông dân bảo quản, sử dụng an toàn các hoá chất trong nông nghiệp.
h) Bộ Công nghiệp chủ trì, phối
hợp với các Bộ ngành liên quan bảo đảm an toàn trong khai thác khoáng sản;
trong sản xuất, sử dụng hoá chất, sử dụng điện, đặc biệt ở nông thôn.
i) Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ
em Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn và thường
xuyên kiểm tra các quy định về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em.
k) Uỷ ban Thể dục Thể thao chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra
các quy định về phòng, chống tại nạn, thương tích và bảo đảm an toàn cho các vận
động viên, các hội viên tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
l) Các Bộ, ngành khác, địa
phương chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức phòng, chống tai nạn,
thương tích trong ngành, lĩnh vực thuộc quyền quản lý, chủ động bố trí kinh phí
thường xuyên của Bộ, ngành, địa phương mình thực hiện nhiệm vụ phòng chống tai
nạn, thương tích.
m) Đề nghị Uỷ Ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận phối hợp với các
ngành các cấp vận động nhân dân trong cả nước tham gia tích cực vào các hoạt động
phòng, chống tai nạn thương tích, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
n) Trên cơ sở chính sách quốc
gia phòng, chống tai nạn, thương tích, các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng Chương
trình hành động phòng, chống tai nạn, thương tích thuộc Bộ, ngành mình quản lý;
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Chương trình hành động phòng, chống tai nạn,
thương tích của địa phương mình.
o) Thành lập Ban chỉ đạo quốc
gia phòng, chống tai nạn, thương tích để giúp Thủ tướng chỉ đạo và tổ chức thực
hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trong toàn quốc.
Bộ trưởng Bộ Y tế là Trưởng Ban
chỉ đạo. Bộ Y tế là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống
tai nạn, thương tích.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định 197/2001/QĐ-TTg phê duyệt chính sách quốc gia phòng, chống tai nạn, thương tích giai đoạn 2002-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
|
No:
197/2001/QD-TTg
|
Hanoi, December 27, 2001
|
DECISION RATIFYING THE 2002-2010 NATIONAL POLICY FOR
ACCIDENT AND INJURY PREVENTION AND FIGHT THE PRIME MINISTER Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Minister of Health, DECIDES: Article 1.- To ratify the 2002-2010 national policy for
accident and injury prevention and fight, with the following major contents: 1. Objectives: a/ General objectives: To step by step restrict
accidents and injuries in all social life’s
fields, including communications and transport, labor and production, family
life, at schools and public places... so as to achieve positive results in
ensuring safety for people’s
life and the State’s properties,
ensuring people’s happiness, thus
contributing to the maintenance of sustainable development of the nation in all
economic, political and social aspects. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - To raise the awareness and sense of
responsibility of agencies, organizations and individuals, thus changing their
behaviors and life styles to the proper ones in order to restrict accidents and
injuries. - To socialize the accident and injury
prevention and fight work, raising a deep concern of the administrations of all
levels, social organizations and the entire people about accident and injury
prevention and fight. - To apply resolute and timely measures in order
to step by step restrict accidents and injuries, especially serious accidents. - To reduce, by 2010, the number of accidents at
schools by 40%, in labor and production by 30%, in family and community by 30%
as compared to figures of 2000. To reduce the number of traffic accident
fatalities from 14 to 11 by 2005 and to 9 by 2010, per 10,000 transport means. 2. Solutions: a/ To enhance the leadership and direction of
the ministries, branches and People’s
Committees of all levels for the accident and injury prevention and fight work,
ensuring safety for people. - To clearly determine accident and injury
prevention and fight as one of the important tasks of socio-economic
development strategies in localities, which must be concretized into action
plans and programs. To clearly determine concrete objectives and measures in
the resolutions of the People’s
Councils at all levels, the plans of the People’s
Committees at all levels as well as the ministries, branches, economic
organizations and social organizations. - The relevant ministries, branches and People’s Committees at all levels shall assign one of
their divisions to advise on and regularly monitor this work, which shall be
personally directed by a deputy head of the agency to organize the accident and
injury prevention and fight work. The advisory division shall work out a
specific program of action, conduct regular evaluation and review the
implementation thereof, and propose to the local Party committee and
administration active undertakings and measures to raise the efficiency of the
accident and injury prevention and fight work. - To make contents of the accident and injury
prevention and fight program one of the targets of emulation movements in
localities, branches and units and incorporate them into other movements such
as the building of cultured villages, cultured families, social evil prevention
and fight, etc. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. b/ To organize regular propagation and education
about accident and injury prevention and fight; incorporate and combine this
work with political activities of agencies, organizations and population
communities. The educational contents shall cover the Party’s undertakings and policies and the State’s laws on accident and injury prevention and fight,
ensuring safety in all domains of the social life. The education concurrently
aims to raise the people’s awareness of the
likely dangers and the ways to prevent and fight accidents and injuries in all
circumstances. To enhance educational activities regarding accident and injury
prevention and fight in schools. c/ To improve the environmental hygiene, working
conditions as well as working facilities and traffic..., doing away with
dangers so that people can live and work in a safer environment and under safer
conditions. - To upgrade traffic ways (motor roads,
railways, sea routes, river ways), including national, inter-provincial and
inter-district ways. Especially, to concentrate efforts on clearing traffic
accident-prone places on high-speed traffic routes. To strengthen and
supplement the system of traffic signals on traffic arteries. - To organize regular inspection of land, sea
and air communication and transport means, equipment and machinery at railway
stations, airports, seaports, factories, construction sites, irrigation
systems, civil constructions, power transmission systems and other fundamental
projects. To detect, promptly handle and redress technical errors in order to
ensure safety for the process of using and operating projects, equipment and
machinery. In each hamlet, village, residential quarter,
school and family, to regularly inspect and detect accident-prone dangers in
order to work out remedies. To enhance labor safety examination and
inspection work, ensuring the strict observance of labor discipline as well as
labor and production safety under the guideline "production must be safe,
safety for production". - To organize the management of social
environment, make localities clear of social evils and crimes, and family and
social relations healthy in order to preclude violence. To detect and promptly
settle family and community disputes in order to prevent and reconcile those
which may lead to the forced suicides or suicides, which seem to be on the
rise. d/ To elaborate, supplement and finalize the legislation
on accident and injury prevention and fight, ensuring social order, security
and safety, creating a legal corridor for all people to follow. To attach
special importance to the legislation on traffic, labor protection, irrigation
works protection, fire and explosion prevention and fight, use of chemicals in
agriculture, social order and security, environmental hygiene in production,
business and daily life. To raise the capability and sense of
responsibility of agencies evaluating the quality of motorized vehicles and
transport means of driver-training and driving license-granting establishments
as well as drivers of all types, thus avoiding serious consequences of negative
phenomena in this field. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. e/ To establish a system of monitoring, summing
up, analyzing and classifying accidents and injuries as well as losses incurred
in each geographical area and each period in order to grasp the development,
tendency and causes of accidents and injuries, thereby applying timely and
effective undertakings and measures. f/ The health service must make comprehensive
and thoughtful preparation of resources, including means, medicines and
manpower in order to give prompt first-aid to victims and well organize
treatment and functional rehabilitation. To organize first-aid systems where it is
necessary so that injured persons may be taken to the first-aid stations in the
quickest and safest manner. The medical establishments, especially those at
district and commune levels, should assess properly and accurately the
quantity, frequency and seriousness of accidents and injuries in their
respective localities, listing the regularly used means and medicines in order
to take initiative in preparing and arranging personnel to rescue victims
promptly and effectively. The medical establishments, including ward and
commune medical stations as well as hospitals near important transport
arteries, shall be more adequately equipped and medical workers shall be better
trained in first-aid skills. To organize first-aid skill-training for medical
workers and inhabitants in hamlets and villages. To strengthen the capacity of district-,
provincial- and central-level hospitals in giving first-aid to victims, paying
special attention to serious cases. To well organize treatment and functional
rehabilitation. 3. Organization of implementation: a/ The ministries and branches shall, according
to their functions and tasks, coordinate with administrations of all levels and
social organizations to create a combined strength of the entire society in the
work of accident and injury prevention and fight in all domains of the social
life. In such coordination, each ministry and branch shall, depending on their
functions have to play the key role in the field under their respective
management. The People’s
Committees at all levels shall have to direct and organize coordination among
agencies under their management and economic and social organizations in their
respective localities in order to perform the task of accident and injury
prevention and fight. b/ The Health Ministry shall assume the prime
responsibility and coordinate with the concerned agencies in directing the
organization of the rescue, treatment, health care and functional
rehabilitation for victims; guide the entire population to use medicines in a
safe manner and ensure food hygiene and safety, thus preventing and precluding
food poisoning; assume the prime responsibility and coordinate with other
agencies in monitoring, summing up and classifying accidents and injuries; take
the prime responsibility and coordinate with the other ministries and branches
as well as the People’s Committees of the
provinces and centrally-run cities in intensively deploying the accident and
injury prevention and fight work, in order to build up models of safe
community- provinces, cities, districts, provincial capitals, communes and
schools..., summing up experiences for the further formulation of safe
population communities in the whole country. c/ The Ministry of Culture and Information shall
assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries
and branches in programming and carrying out activities of information,
propagation and education about accident and injury prevention and fight on the
mass media. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. e/ The Ministry of Education and Training shall
assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries
and branches in implementing the program on schoolchildren’s health, including the contents on accident and
injury prevention and fight; building safe schools and compiling documents on
accident and injury-prevention and -fight education in schools. f/ The Ministry of Labor, War Invalids and
Social Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the
concerned ministries and branches in guiding and regularly inspecting the
implementation of regulations on labor hygiene and safety and applying measures
to ensure safety in labor and production. g/ The Ministry of Agriculture and Rural
Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the
concerned ministries and branches in well implementing law provisions and
applying measures on flood and storm prevention and fight as well as dyke
protection, guiding peasants to preserve and use chemicals in agriculture in a
safe manner. h/ The Ministry of Industry shall assume the
prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches
in ensuring safety for mineral exploitation; production and use of chemicals as
well as use of electricity, especially in rural areas. i/ Vietnam Committee for Child Protection and
Care shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned
ministries and branches in guiding and regularly inspecting the observance of
regulations on accident and injury prevention and fight for children. j/ The Committee for Physical Training and
Sports shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned
ministries and branches in guiding and regularly inspecting the implementation
of regulations on accident and injury prevention and fight and ensuring safety
for athletes and sport club members to participate in physical training and
sport activities. k/ The other ministries, branches and localities
shall take initiative in coordinating with the relevant ministries and branches
to organize accident and injury prevention and fight in the branches and fields
under their respective management, apportioning regular funding of their
respective ministries, branches and localities for the performance of the task
of accident and injury prevention and fight. l/ Vietnam Fatherland Front’s Central Committee and member organizations are
requested to coordinate with different branches and levels in encouraging
people throughout the country to actively participate in accident and injury
prevention and fight activities, thus contributing to raising the quality of
people’s life, accelerating the
process of national socio-economic development. m/ Basing themselves on the national policy on
accident and injury prevention and fight, the ministries and ministerial-level
agencies shall work out their own programs of action for accident and injury
prevention and fight; the provincial-level People’s
Committees shall elaborate programs of action for accident and injury
prevention and fight for their respective localities. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. The Minister of Health shall be the head of the
National Steering Committee. The Ministry of Health shall be the standing body
of the National Steering Committee for Accident and Injury Prevention and
Fight. Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its
signing. Article 3.- The ministers, the heads of the
ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the
Government and the presidents of the People’s
Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement
this Decision. PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Quyết định 197/2001/QĐ-TTg ngày 27/12/2001 phê duyệt chính sách quốc gia phòng, chống tai nạn, thương tích giai đoạn 2002-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
7.589
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|