Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1742/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Trịnh Quân Huấn
Ngày ban hành: 19/05/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự d
o - Hạnh phúc
-------

Số: 1742/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 26/11/2007;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh tay- chân - miệng”

Điều 2. “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh tay- chân - miệng” là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trong các cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở khám, chữa bệnh Nhà nước và tư nhân trên toàn quốc.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và Thủ trưởng Y tế ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Quân Huấn

 

HƯỚNG DẪN

GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY- CHÂN - MIỆNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1742 /QĐ-BYT ngày 19 /5/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH

Bệnh tay - chân - miệng (Hand, foot and mouth disease- HFMD) là một bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, đau miệng; loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Bệnh đã phổ biến ở một số nước trong khu vực và đang trở thành vấn đề y tế cộng đồng quan trọng tại Việt Nam.

1. Tác nhân gây bệnh

Bệnh tay - chân - miệng do nhóm vi rút đường ruột (enterovirus) gây nên. Nhóm vi rút đường ruột gây bệnh cho người gồm: Poliovirus, Coxsackievirus A (24 chủng), Coxsackievirus B (6 chủng), Echovirus và enterovirus 68-71. Trong đó các vi rút gây bệnh tay-chân-miệng: 11 chủng thuộc Coxsackievirus A (từ 2 đến 8, 10, 12, 14, 16); 4 chủng thuộc Coxsackievirus B (1, 2, 3, 5)Enterovirus 71, phổ biến là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71.

Bệnh tay-chân-miệng do các chủng enterovirus khác thường ở thể nhẹ, ít có biến chứng; do Enterovirus 71 nguy hiểm hơn và thường gây các biến chứng thần kinh nặng và có thể dẫn đến tử vong.

2. Thời kỳ ủ bệnh

Từ 3 đến 7 ngày.

3. Phân bố của bệnh

Bệnh tay-chân-miệng xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Trong thời gian gần đây dịch Tay-chân-miệng chủ yếu do Enterovirus 71 gây ra ở các nước Đông Nam á. Enterovirus 71 được phân lập lần đầu tiên ở một trẻ viêm màng não tại California vào năm 1969. Vào thời kỳ đó Enterovirus 71 đã gây dịch tại Mỹ, úc, Thụy Điển, Nhật Bản, Bungary, Hungary. Vào những năm 1998 - 1999 Enterovirus 71 tiếp tục gây dịch tại các quốc gia châu á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc. Vụ dịch tại Đài Loan năm 1998 được coi là vụ dịch lớn với hơn 100.000 người mắc, hơn 400 trẻ phải nhập viện với các biến chứng ở hệ thần kinh trung ương và 78 trẻ đã tử vong.

Tại Việt Nam, bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương trong cả nước; tại các tỉnh phía Nam, số mắc tập trung từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.

4. Nguồn lây và thời kỳ lây truyền

Nguồn bệnh là người bệnh, người lành mang vi rút trong các dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc phân của bệnh nhân.

Thời gian lây nhiễm từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi hết loét miệng và các phỏng nước, thường dễ lây nhất trong tuần đầu của bệnh.

5. Đường lây truyền

Bệnh tay - chân - miệng lây truyền bằng đường “phân-miệng” và tiếp xúc trực tiếp, nhưng chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà,…. Đặc biệt khi bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp, thì việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho vi rút lây lan trực tiếp từ người sang người.

6. Tính cảm nhiễm và sức đề kháng

Mọi người đều có cảm nhiễm với vi rút gây bệnh tay - chân - miệng, không phải tất cả mọi người nhiễm vi rút đều có biểu hiện bệnh; bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn.

7. Điều trị bệnh

Theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng ban hành kèm theo Quyết định số 1732/QĐ-BYT ngày 16/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

II. HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT BỆNH TAY-CHÂN-MIỆNG

1. Giám sát ca bệnh

1.1. Định nghĩa ca bệnh:

Trẻ em dưới 15 tuổi với các biển hiện:

– Sốt (>37,50C);

– Loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi lưỡi) và/hoặc

– Phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối.

1.2. Tiêu chuẩn xét nghiệm:

Các trường hợp có triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm dương tính với vi rút (Coxsackievirus A (từ 2 đến 8, 10, 12, 14, 16), Coxsackievirus B (1, 2, 3, 5), Enterovirus 71).

1.3. Phân loại

- Ca lâm sàng: Như định nghĩa ca bệnh tại mục II.1.1.

- Ca bệnh xác định: là ca lâm sàng và được xác định bằng xét nghiệm có sự xuất hiện của vi rút.

2. Thu thập, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm

2.1. Loại bệnh phẩm:

- Mẫu phân: phân lập vi rút

- Dịch ngoáy họng hoặc dịch nốt phỏng: Xác định RNA của vi rút

- Máu

2.2. Thời gian lấy mẫu

- Càng sớm càng tốt, ngay sau khi xuất hiện nốt phỏng.

- Yêu cầu: <= 3 ngày kể từ khi khởi bệnh

- Bảo quản và vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm

2.3. Phương pháp lấy mẫu

2.3.1. Mẫu phân: Lấy vào tuýp đư­ợc cung cấp

- Lấy khoảng 4 gram phân

- Cho vào tuýp và vặn chặt nắp.

2.3.2. Dịch ngoáy họng và dịch phỏng nước:

- Dùng tăm bông ngoáy xung quanh thành họng bệnh nhân, cần miết mạnh tăm bông vào thành họng để lấy đ­ược nhiều niêm dịch họng

- Dùng tăm bông khác chấm mạnh vào vết loét ở miệng

- Dùng bơm kim tiêm hút dịch nốt phỏng

- Cho 2 tăm bông và dịch nốt vào tuýp có sẵn môi trường vận chuyển, bẻ phần tăm còn thừa, đậy chặt nắp.

2.3.3. Lấy máu:

- Thắt dây bên trên chỗ lấy máu.

- Khử khuẩn vùng da lấy máu bằng chà bông cồn, xoay tròn từ tâm ra ngoài, đợi khô.

- Dùng bơm kim tiêm rút máu tĩnh mạch: trẻ nhỏ 1-2 ml, trẻ lớn 3-5 ml

- Rút kim, bơm nhẹ máu vào thành ống nghiệm, đậy nút kín.

- Đặt thẳng đứng ống nghiệm trên giá khi vận chuyển.

- Để 4-80C hoặc nhiệt độ phòng/1-2 giờ cho máu đông.

2.4. Bảo quản và vận chuyển mẫu

Nhiệt độ bảo quản: Phụ thuộc vào thời gian vận chuyển mẫu

- Chuyển mẫu <= 3 ngày: Nhiệt độ bảo quản 4-80C. Để bệnh phẩm vào phích đá có 4 bình tích lạnh bên trong, đậy chặt nắp và chuyển về Phòng thí nghiệm Trung tâm.

- Chuyển mẫu > 3 ngày kể từ ngày lấy: Nhiệt độ bảo quản -200C. Để bệnh phẩm vào tủ -200C và chuyển bệnh phẩm đến Phòng thí nghiệm Trung tâm trong điều kiện còn đông đá.

- Không làm đông tan băng nhiều lần.

3. Thông tin, báo cáo

- Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm B. Thực hiện việc giám sát, thông tin, báo cáo theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ban hành ngày 26/11/2007; Quy chế thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch ban hành kèm theo Quyết định số 4880/2002/QĐ-BYT ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các văn bản khác về thông tin, báo cáo dịch.

- Báo cáo ca bệnh theo phụ lục 1.

- Báo cáo tuần bệnh tay-chân-miệng thực hiện theo mẫu 1a, 1b và báo cáo tháng thực hiện theo mẫu 2a, 2b của Quy chế thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch ban hành kèm theo Quyết định số 4880/2002/QĐ-BYT ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các văn bản thay thế, bổ sung.

III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH

1. Định nghĩa dịch

Một nơi được gọi là ổ dịch khi ghi nhận từ 2 ca lâm sàng trở lên (trong đó có ít nhất 1 ca được phòng xét nghiệm xác định dương tính), trong thời gian 7 ngày.

2. Nguyên tắc phòng bệnh tay-chân-miệng

 Bệnh tay-chân-miệng chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu; chủ yếu lây lan qua tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng, phân nhiễm vi rút do đó nguyên tắc phòng chống dịch quan trọng là:

- Phát hiện sớm các trường hợp mắc để xử lý và điều trị kịp thời.

- Cách ly ngay các trường hợp mắc, không để lây lan ra cộng đồng.

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nâng cao thể trạng.

- Làm sạch bề mặt và khử trùng dụng cụ sinh hoạt, nhà vệ sinh bị nhiễm chất tiết và bài tiết của bệnh nhân tay-chân-miệng

- Điều trị đúng phác đồ Bộ Y tế đã ban hành.

3. Các biện pháp xử lý ổ dịch

3.1. Tại nhà trẻ, mẫu giáo

- Trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước. Khi có từ 2 trẻ trở lên trong một lớp bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày, thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng để cắt đứt đường lây truyền.

- Thầy, cô giáo, hoặc người hướng dẫn tại nhà trẻ phải theo dõi hàng ngày, đặc biệt khi trẻ đến lớp, các biểu hiện sốt, xuất hiện loét miệng, phỏng nước để thông báo cho gia đình, y tế xử lý kịp thời.

- Bảo đảm tất cả trẻ em, người lớn thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: như vệ sinh răng miệng, rửa tay sạch và thường xuyên trước, sau khi nấu ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là mỗi lần thay tã cho trẻ. Thực hiện một số biện pháp hạn chế lây truyền theo đường “phân-miệng” khác như ăn chín, uống sôi.

- Làm sạch các dụng cụ, vật dụng thường xuyên sờ mó của trẻ, nhà vệ sinh bằng nước và xà phòng, sau đó lau bằng chloramin B 2% hàng ngày;

- Làm sạch dụng cụ học tập, đồ chơi và các dụng cụ khác bị nhiễm dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng và lau bằng chloramin B 2%; để xa khỏi tầm tay trẻ em.

- Dụng cụ ăn uống như bát, đũa, cốc: ngâm, tráng nước sôi trước khi ăn, sử dụng.

- Thường xuyên làm thông gió lớp học.

3.2. Tại gia đình bệnh nhân

- Bệnh nhân phải được cách ly. Khi có các biểu hiện biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao (>=39,50C), thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

- Bệnh nhân đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác; che miệng khi ho, hắt hơi và giữ khoảng cách khi nói chuyện, không để vi rút lây lan sang người khác.

- Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được khử trùng bằng chloramin B;

- Quần áo, chăn màn dụng cụ của bệnh nhân phải được khử trùng bằng đun sôi, ngâm dung dịch chloramin B 2%;

- Đối với người chăm sóc bệnh nhân: hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân, đặc biệt rửa tay ngay khi thay tã cho trẻ; thường xuyên vệ sinh răng miệng.

- Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh.

- Khi trẻ còn triệu chứng bệnh tay-chân-miệng, không cho phép tham gia các hoạt động, gặp gỡ đông trẻ em khác như đến lớp, đi bơi,...

- Theo dõi các biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em để có thông báo cho cơ quan y tế xử lý, điều trị kịp thời.

- Điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Bệnh tay-chân-miệng ban hành kèm theo Quyết định số 1732/QĐ-BYT ngày 16/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3.3. Tại các cơ sở điều trị bệnh nhân

Cán bộ y tế phải áp dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm qua đường tiếp xúc để phòng ngừa lây lan trong bệnh viện:

- Rửa tay ngay bằng dung dịch sát trùng khi có tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân dù có hay không có mang găng tay.

- Mang trang phục phòng hộ cá nhân khi làm những thủ thuật trên bệnh nhân có nguy cơ tạo giọt bắn tới niêm mạc.

3.4. Đối với cộng đồng

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân đặc biệt là những phụ huynh học sinh, người làm công tác hậu cần ở nhà trường các kiến thức về đường lây truyền, vệ sinh cá nhân, cách ly bệnh nhân và các biện pháp phòng chống bệnh tay- chân- miệng:

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: như rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và vệ sinh răng miệng, thông gió nhà cửa hàng ngày.

- Làm sạch bề mặt và khử trùng các dụng cụ nhiễm bẩn chất tiết và bài tiết của bệnh nhân bằng dung dịch chloraminB 2% hoặc các dung dịch khử trùng khác.

- Che miệng khi ho, hắt hơi và giữ khoảng cách khi nói chuyện, không để vi rút lây lan.

- Khi có biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối đặc biệt kèm theo biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao (>=39,50C), thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

 

PHỤ LỤC 1

BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP MẮC BỆNH TAY- CHÂN- MIỆNG

1. Ngày báo cáo:...............................................................................................................

2. Tên bệnh nhân:.............................................................................................................

3. Tuổi:..............................................................................................................................

4. Giới tính:.......................................................................................................................

5. Dân tộc:..........................................................................................................................

6. Địa chỉ:...........................................................................................................................

7. Quận/huyện:..................................................................................................................

8. Tỉnh:...............................................................................................................................

9. Tên trường học/mẫu giáo/nhà trẻ:.................................................................................

10. Địa chỉ trường học/mẫu giáo/nhà trẻ:..........................................................................

11. Ngày khởi bệnh:...........................................................................................................

12. Những triệu chứng chính:.............................................................................................

13. Tiền sử tiếp xúc với các trường hợp bị bệnh tay- chân- miệng:...................................

14. Nơi tiếp xúc :.................................................................................................................

15. Tên của cơ sở điều trị/bệnh viện:.................................................................................

16. Ngày nhập viện:............................................................................................................

17. Ngày ra viện:.................................................................................................................

18. Ngày tử vong:................................................................................................................

 

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ DUYỆT

NGƯỜI BÁO CÁO

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1742/QĐ-BYT ngày 19/05/2008 về việc ban hành "Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh tay- chân - miệng” của Bộ Y tế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.312

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.70.205
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!