ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
159/QĐ-UB
|
Lào
Cai, ngày 23 tháng 4 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH KHÁM CHỮA BỆNH
CHO NGƯỜI NGHÈO, THEO QUYẾT ĐỊNH 139 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật
tổ chức HĐND và UBND ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Quyết
định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám chữa bệnh
cho người nghèo;
Căn cứ Thông
tư số 14/2002/TTLT-BYT-BTC của Liên Bộ Y tế -Tài chính ngày 16/12/2002 hướng dẫn
về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày
15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị
của Sở Y tế Lào Cai,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Nay
ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về việc khám, chữa bệnh cho người
nghèo của tỉnh Lào Cai theo Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ
tướng Chính phủ.
Điều 2. Các
ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Sở Tài chính
- Vật giá; Thành viên Ban Quản lý quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã căn cứ Quyết định thi hành./.
Quyết định này
có hiệu lực từ ngày 1/5/2003.
|
TM.UỶ
BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
K/T. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Nguyên
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO THEO
QUYẾT ĐỊNH 139 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 159/QĐ-UB ngày 23/4/2003 của UBND tỉnh Lào Cai)
Căn cứ Quyết định
số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh
cho người nghèo.
Căn cứ vào
Thông tư số 14/2002/TTLT/BYT-BTC của Liên Bộ Y tế - Tài chính ngày 16 tháng 12
năm 2002 hướng dẫn tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định
139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Để đảm bảo cho
quỹ khám chữa bệnh được quản lý và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Ban quản
lý Quỹ khám chữa bệnh người nghèo ban hành quy định quản lý, điều hành quỹ khám
chữa bệnh người nghèo của tỉnh Lào Cai như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ KHÁM CHỮA BỆNH MIỄN PHÍ:
1. Người nghèo
trong toàn tỉnh tính theo chuẩn nghèo qui định tại Quyết định
1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ Lao động-TBXH.
2. Nhân dân các
dân tộc thiểu số đang sinh sống ở xã 135 không thuộc hộ nghèo và thôn vùng 135.
II. TỔ CHỨC KHÁM CHỮA BỆNH:
Các cơ sở y tế
Nhà nước: Bao gồm các Trạm y tế; Phòng khám đa khoa khu vực; Bệnh viện huyện,
thị; Bệnh viện tỉnh; các Bệnh viện Trung ương có trách nhiệm khám chữa bệnh cho
người nghèo. Trường hợp cấp cứu thì vào bất cứ cơ sở y tế nào đều phải cứu chữa
bệnh nhân.
Bệnh nhân phải
khám chữa bệnh đúng tuyến.
Trường hợp bệnh
nhẹ, thông thường: Điều trị ở Trạm y tế. Bệnh quá khả năng của trạm thì gửi
Phòng khám đa khoa khu vực hoặc Bệnh viện huyện, thị xã (chỉ chuyển thẳng Bệnh
viện tỉnh khi đã tiên lượng quá khả năng của Bệnh viện huyện).
Bệnh viện huyện,
thị xã phải hội chẩn tập thể mới quyết định chuyển Bệnh viện tỉnh (Trừ trường hợp
cấp cứu đặc biệt, vượt khả năng tuyến huyện).
Bệnh nhân điều
trị ở Bệnh viện tỉnh, nếu vượt khả năng điều trị tuyến tỉnh, muốn chuyển Bệnh
viện trung ương phải có hội chẩn tập thể quyết định.
Một số thôn bản
giáp danh giữa các xã, các khu vực, các huyện, bệnh nhân đến Phòng khám đa khoa
khu vực gần hơn lên Trạm xá và ra Bệnh viện tỉnh gần hơn đi Bệnh viện huyện thì
được đến khám tại cơ sở gần nhất (giao Sở Y tế quy định cụ thể).
Bệnh nhân đi
khám chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến không đúng quy định, hoặc chữa bệnh theo
yêu cầu riêng thì phải tự trả chi phí khám chữa bệnh. Trường hợp cấp cứu thì
vào bất cứ cơ sở y tế nào gần nhất sẽ được quỹ chi trả.
III. THỦ TỤC VÀ MỨC KÊ ĐƠN KHÁM CHỮA BỆNH MIỄN PHÍ:
1. Người được
hưởng chế độ đi khám chữa bệnh phải đúng đối tượng được UBND tỉnh qui định, có
thẻ khám chữa bệnh miễn phí do ngành y tế ban hành, thống nhất trong toàn tỉnh,
thẻ được cấp ở trạm xá xã.
2. Chuyển tuyến:
Phải có giấy chuyển viện, hoặc giấy giới thiệu của y tế cơ sở (y tế xã giới thiệu
đến y tế huyện, y tế huyện giới thiệu lên Bệnh viện tỉnh, Bệnh viện tỉnh giới
thiệu về trung ương. Giấy giới thiệu phải đúng mẫu quy định của ngành y tế)
3. Thẻ khám chữa
bệnh phải ghi đúng họ, tên, tuổi, địa chỉ (theo chứng minh nhân dân). Không được
tẩy xóa, không cho mượn, trường hợp cho mượn thẻ khám chữa bệnh nếu phát hiện sẽ
phải bồi thường chi phí khám chữa bệnh và thu hồi thẻ. Nếu để mất, không có lý
do chính đáng sẽ không được cấp lại.
4. Khi đến cơ sở
khám chữa bệnh, bệnh nhân phải trình thẻ khám chữa bệnh với nhân viên y tế nơi
đến khám chữa bệnh để theo dõi thanh toán. Khi hoàn thành cuộc khám bệnh hoặc đợt
điều trị, cơ sở khám chữa bệnh ghi đầy đủ các thông tin cần thiết vào sổ khám
chữa bệnh. Trả lại thẻ cho bệnh nhân và giữ lại giấy giới thiệu hoặc giấy chuyển
viện để làm căn cứ thanh toán (lưu vào hồ sơ bệnh án khi điều trị nội trú, ngoại
trú, lưu riêng khi chí cấp đơn).
5. Các thầy thuốc
có trách nhiệm khám bệnh, kê đơn cho bệnh nhân, cấp giấy giới thiệu chuyển viện
nếu cần. Trường hợp cần thiết cho xét nghiệm, nhưng xét nghiệm chỉ được chi trả
theo giá quy định của Bộ Y tế.
6. Qui định mức
kê đơn thuốc cho bệnh nhân:
- Bệnh nhân điều
trị ngoại trú:
+ Mỗi lần kê
đơn cấp thuốc tại trạm y tế xã không vượt quá 10.000 (mười nghìn) đồng, (cấp bằng
thuốc) .
+ Tại phòng
khám Đa khoa khu vực không quá 20.000 (Hai mươi nghìn) đồng.
+ Tại Bệnh viện
huyện, thị xã và tương đương không vượt quá 30.000 (Ba mươi nghìn) đồng.
+ Tại Phòng
khám bệnh các bệnh viện tuyến tỉnh:
Những đối tượng
đăng ký thường xuyên khám chữa bệnh tại các phòng khám bệnh tuyến tỉnh thì mỗi
lần cấp đơn điều trị ngoại trú không quá 40.000 (Bốn mươi nghìn) đồng.
Những đối tượng
là bệnh nhân do các bệnh viện huyện, thị xã và tương đương giới thiêu chuyển đến
khám chữa bệnh, nhưng xét thấy chưa phải vào viện điều trị nội trú thì cấp đơn
điều trị ngoại trú, mỗi đơn không quá 50.000 (năm mươi nghìn) đồng cho 1 người/1
lần khám.
Trường hợp cấp
đơn thuốc điều trị ngoại trú vượt định mức do nhu cầu thực tế của tình trạng bệnh
lý thì đơn đó phải có giám đốc hoặc phó giám đốc ký xác nhận mới được thanh
toán.Về sử dụng thuốc điều trị ngoại trú hoặc điều trị Nội trú tại Bệnh viện:
Ưu tiên sử dụng thuốc trong nước sản xuất, chỉ sử dụng thuốc sản xuất của nước
ngoài (thuốc ngoại nhập khẩu vào Việt Nam) khi các thuốc đó trong nước không sản
xuất được hoặc khi cấp cứu không thể có thuốc trong nước sản xuất. Nếu thầy thuốc
lạm dụng thuốc nước ngoài sản xuất. Tuy trường hợp có thể không được thanh
toán. Người quyết định sử dụng thuốc sẽ phải bồi thường.
Trường hợp bệnh
nhân tự yêu cầu sử dụng thuốc nước ngoài sản xuất thì bệnh nhân phải tự thanh
toán chi phí.
IV. THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM CHỮA BỆNH:
1. Phương thức
thanh toán: Thực thanh thực chi.
2. Định mức
thanh toán: Theo mức thanh toán của Bảo hiểm xã hội (trước là Bảo hiểm y tế)
trong cùng thời điểm. Phần vượt trần do kinh phí thường xuyên của Bệnh viện chi
trả.
Định mức cụ thể
là:
- Điều trị nội
trú tại Phòng khám đa khoa khu vực không quá 100.000 (một trăm nghìn)đồng cho 1
bệnh nhân/1 lần điều trị.
- Các Bệnh viện
tuyến huyện không vượt quá 200.000 (Hai trăm nghìn) đồng /cho 1 người/1lần điều
trị.
- Các Bệnh viện
tuyến tỉnh: Bệnh viện Đa khoa số 1, 2, Bảo Thắng định mức chung là không vượt
quá 320.000 (Ba trăm hai chục nghìn) đồng cho 1 người /1 lần điều trị nội trú.
Riêng Bệnh viện Y học cổ truyền không vượt quá 200.000 (Hai trăm nghìn) đồng
cho 1 người /1 lần điều trị nội trú.
Các hạng mục được
chi từ quỹ khám chữa bệnh người nghèo được sử dụng vào việc mua thuốc, hóa chất
xét nghiệm, dịch truyền, máu, phim X.quang và một số vật tư tiêu hao phục vụ bệnh
nhân. (Bông, băng các loại, cồn và thuốc sát trùng, thuốc khử trùng, các dung dịch
rửa vết thương, gạc các loại, găng cao su, bơm kim tiêm, kim chỉ phẫu thuật,
các loại ống dẫn lưu, túi nhựa đựng chất thải dẫn lưu, các loại dây tuyền dịch,
kim truyền dịch, bột bó gẫy xương, túi chườm một lần, các bộ đồ vô khuẩn dùng 1
lần cho phẫu thuật hoặc thay băng cho bệnh nhân ...)
Không được
trích bất kỳ tỷ lệ nào để thưởng CB-CNV.
Không trích nộp
bất kỳ khoản nào chi cho cấp quản lý.
Không được
trích thu khấu hao tài sản, vật tư thiết bị. Không trích trả công dịch vụ y tế.
Những cá nhân,
đơn vị nào chi sai chế độ phải chịu trách nhiệm bồi hoàn.
3. Cách thức
thanh toán:
- Tuyến xã: Để
10.000 đ/người/năm tính theo danh sách đối tượng được khám chữa bệnh người
nghèo để mua thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh người nghèo. Trạm y
tế dự trù thuốc, vật tư tiêu hao, Trung tâm y tế duyệt mua và quyết toán hàng
tháng, hàng quý với Trung tâm y tế. Trung tâm y tế tổng hợp báo cáo quyết toán
với Ban quản lý quỹ tính theo quý và năm.
Nếu tồn dư thuốc,
vật tư thì trừ số dư tồn để cấp tiếp.
- Tuyến huyện,
tỉnh: Được cấp 70% mức sẽ cấp trong quý, hết quý phải báo cáo quỹ, để cấp tiếp
quý sau. Nếu tồn dư thuốc, vật tư tiêu hao thì được trừ vào quý sau để cấp tiếp,
6 tháng quyết toán 1 lần, cuối năm báo cáo quyết toán năm. Quyết toán năm khóa
sổ vào ngày 31 tháng 12 hàng năm và báo cáo tổng quyết toán trong 30 ngày đầu
năm sau.
Trường họp thuốc,
vật tư tiêu hao tồn được trừ sang năm sau. Mọi thanh quyết toán tuyến huyện, tỉnh,
phải có phê duyệt của cơ quan tài chính và UBND đồng cấp.
- Thanh toán với
Bệnh viện Trung ương: 6 tháng 1 lần do Ban quản lý quỹ thực hiện.
Các đơn vị
không báo cáo. Không quyết toán đúng thời hạn sẽ không được cấp kinh phí quý tiếp
theo.
Ban quản lý quỹ
quyết toán 6 tháng, 1 năm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế và Bộ Tài chính.
- Giám sát:
Giám sát theo cơ chế giám sát hiện hành của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh (trước
là Bảo hiểm y tế)
- Chế độ kế
toán: Báo cáo quyết toán theo Quyết định 999/TC-QĐ/CĐKT ngày 02/11/1996 của Bộ
Tài chính và các biểu mẫu đã ban hành.
4. Quỹ khám chữa
bệnh cho người nghèo được đặt tại Sở Y tế; Ban quản lý Quỹ giao cho cơ quan Thường
trực là Sở Y tế mở tài khoán, khắc con dấu; Giao cho Giám đốc Sở Y tế làm chủ
tài khoản, kế toán, thủ quỹ là cán bộ Sở Y tế.
Về thời gian:
Thực hiện từ ngày 01/5/2003.
V. CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM:
- Thủ trưởng
đơn vị chịu trách nhiệm: Quản lý chỉ đạo hoạt động khám chữa bệnh cho các đối
tượng chính sách theo quy định: Duyệt thu, chi, duyệt miễn, giảm viện phí; Phê
duyệt thanh quyết toán, nếu làm sai phải bồi thường.
- Đối với các
Y. bác sĩ khám chữa bệnh, kê đơn phải đảm bảo đúng các quy định về thanh toán,
người ký đơn, ký hồ sơ điều trị cố ý làm sai thì phải bồi thường.
- Ban quản lý
quỹ có trách nhiệm:
+ Tổ chức triển
khai quỹ khám chữa bệnh, điều hành quỹ.
+ Kiểm tra,
giám sát cơ sở.
+ Tổng hợp
thanh quyết toán quý, năm.
+ Bổ sung điều
chỉnh các cơ chế quản lý, điều hành cho hợp lý, xử lý các vấn đề phát sinh
trong quá trình điều hành quỹ.
+ Báo cáo định
kỳ và đột xuất với UBND tỉnh, các Bộ, Ngành liên quan./.