ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1187/QĐ-UBND
|
Nghệ
An, ngày 03 tháng 04
năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ DƯỢC LIỆU TỈNH NGHỆ AN
ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội;
Căn cứ
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ
Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược
liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ
Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn
tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ
trình số 480/TTr-SYT ngày 13/3/2018, Báo cáo thẩm định số 479/BC-SYT ngày
13/3/2018 về việc thẩm định quy hoạch tổng thể phát
triển dược liệu tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu
tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, như sau:
1. Quan điểm quy hoạch
- Quy hoạch tổng thể phát triển dược
liệu tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 dựa trên chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội
của tỉnh, của vùng và quy hoạch của các ngành, lĩnh vực
trong tỉnh.
- Quy hoạch phát triển dược liệu dựa
trên các lợi thế về nguồn lực tại chỗ, về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế
xã hội và thị trường, phát triển cây dược liệu hàng hóa theo hướng ổn định, lâu
dài, quy mô diện tích lớn, tập trung, chuyên canh, áp dụng
các công nghệ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm dược liệu từ khâu trồng trọt, thu hái và chế biến sản phẩm, từ
đó tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, tăng khả năng cạnh
tranh, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
2. Mục tiêu quy hoạch
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Quy hoạch khu bảo tồn cây dược liệu
quý hiếm đặc hữu của tỉnh Nghệ An, quy hoạch khai thác cây thuốc tự nhiên và
vùng trồng cây thuốc đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Quy hoạch, phát triển dược liệu
thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn để từng bước và chủ
động đảm bảo cung ứng đủ số lượng, chủng loại dược liệu công nghiệp sản xuất,
bào chế thuốc, công nghiệp hóa dược và dùng trong YHCT.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu chọn tạo,
di thực, thuần hóa, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống cây thuốc cho năng suất, chất lượng, đặc biệt là đối với
các cây dược liệu có nhu cầu sử dụng lớn và giá trị kinh tế cao nhằm góp phần
tăng nhanh năng suất, chất lượng dược liệu và tăng thu nhập của người nuôi trồng
cây thuốc một cách bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Bảo tồn và
phát triển nguồn gen dược liệu đặc hữu, bản địa, có giá trị và có nguy cơ bị
tuyệt chủng. Tăng cường bảo tồn tại chỗ các loài cây dược liệu tại 03 vùng vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên: Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt.
Xây dựng 03 khu bảo tồn chuyển vị (ngoài vùng phân bố tự nhiên) một
số cây thuốc đặc hữu quý hiếm tại 03 huyện: Quỳ Hợp, Quế
Phong, Kỳ Sơn.
- Quy hoạch các vùng rừng có cây dược
liệu mọc tự nhiên tại 3 vùng sinh thái là vùng núi cao,
vùng núi trung bình, vùng thấp và đồng bằng để khai thác bền
vững 17 loài hoặc nhóm loài có tiềm năng tạo nguồn dược liệu làm thuốc
- Quy hoạch vùng trồng tập trung 14
loài hoặc nhóm loài phù hợp với 3 vùng sinh thái là vùng
núi cao, vùng núi trung bình, vùng thấp và đồng bằng. Phấn đấu đến năm 2025, diện
tích trồng cây dược liệu tập trung là 885 ha, 60% diện tích và sản lượng đảm bảo
tiêu chuẩn GACP-WHO. Đến năm 2030, tăng diện tích trồng lên 905 ha, 100% diện tích và sản lượng đạt GACP-WHO,
đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng dược liệu trong tỉnh.
- Quy hoạch cơ sở sản xuất giống cây
dược liệu tại 05 huyện: Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Hợp, Nghĩa
Đàn và Nghi Lộc đảm bảo đến năm 2025, cung ứng được 60% và
đến năm 2030 là 80% giống dược liệu sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao.
- Xây dựng các cơ sở sơ chế, đóng gói
và bảo quản sản phẩm từ cây dược liệu ở các huyện đưa vào
quy hoạch trồng cây thuốc (Con Cuông, Kỳ Sơn, Nghi Lộc,
Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Hợp/Quỳ Châu, Thị xã Hoàng Mai, Tân Kỳ, Tương Dương, Yên Thành).
- Xây dựng 01 nhà máy chiết xuất dược
liệu cho toàn tỉnh.
- Xây dựng 01 khu chế biến và bảo quản
nông sản và dược liệu tại thành phố Vinh.
3. Nội dung quy hoạch tổng thể
phát triển dược liệu đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030
3.1. Quy hoạch vùng bảo tồn và khai
thác cây dược liệu tự nhiên
a. Quy hoạch vùng bảo tồn cây dược liệu
- Đề xuất quy hoạch
bảo tồn tại chỗ (tại vùng phân bố tự nhiên) 38 loài cây
thuốc thuộc diện bảo tồn và các nguồn gen cây thuốc đặc hữu, quý hiếm, có giá
trị tại các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên và Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An.
- Tiến hành điều tra, đánh giá các
nguồn gen cây thuốc đặc hữu, quý hiếm, có giá trị làm
cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển dược liệu bền vững.
- Xây dựng 03
Khu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây dược liệu để bảo tồn và chuyển vị
(ngoài vùng phân bố tự nhiên) các loài thuộc diện bảo tồn và các nguồn gen đặc hữu,
quý hiếm của tỉnh Nghệ An gắn với những cơ sở, dự án đã có hoặc đã quy hoạch ở
03 huyện Quỳ Hợp, Quế Phong và Kỳ Sơn. Tổng diện tích dự kiến: 15 ha. Địa điểm
dự kiến: tại huyện Quỳ Hợp (Liên Hợp), Quế Phong (Hạnh Dịch)
và Kỳ Sơn (Mường Lống). Số lượng nguồn gen và diện tích bảo tồn tùy vào điều kiện
của từng vườn.
(Danh sách các loài cây thuốc thuộc diện bảo tồn và các nguồn
gen cây thuốc đặc hữu, quý hiếm cùng địa điểm đề xuất bảo tồn tại tỉnh Nghệ An
tại Phụ lục 02 kèm theo)
b. Quy hoạch vùng khai thác
- Quy hoạch 13 vùng khai thác tại 13
huyện/thị xã để khai thác bền vững 17 loài hoặc nhóm loài cây dược liệu mọc tự
nhiên có trữ lượng tương đối lớn và đặc trưng ở Nghệ An tạo nguồn nguyên liệu
làm thuốc. Trong đó:
+ Vùng núi cao gồm 02 huyện: Kỳ Sơn,
Quế Phong là những vùng có tiềm năng khai thác 08 loài hoặc nhóm loài: Khúc khắc,
Na rừng, Nhóm loài Kê huyết đằng, Ngũ gia bì chân chim,
Thiên niên kiện, Thảo đậu khấu nam, Cẩu tích, Ba chạc.
+ Vùng núi trung bình gồm 05 huyện:
Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ là những vùng có tiềm năng
khai thác 12 loài hoặc nhóm loài: Ba chạc, Bách bộ, Câu đằng, Hà thủ ô trắng,
Khúc khắc, Sa nhân, Thiên niên kiện, Tơ xanh, Kê huyết đằng,
Thảo đậu khấu nam, Na rừng, Khúc khắc.
+ Vùng trung du và đồng bằng ven biển
gồm 06 huyện/thị xã: Quỳnh Lưu, Thị xã Hoàng Mai, Yên
Thành, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thị xã Cửa Lò có tiềm năng
khai thác 6 loài: Cỏ gấu biển, Mạn kinh tử, Sài hồ nam, Tơ xanh, Khúc khắc, Hà thủ ô trắng.
- Căn cứ vào danh mục các cây có tiềm
năng khai thác, thực hiện xây dựng kế hoạch khai thác và quy trình trình khai
thác bền vững trước khi tổ chức khai thác các loài cây dược liệu tự nhiên tạo
nguồn nguyên liệu làm thuốc. Việc khai thác phải đảm bảo tái sinh tự nhiên và
không gây ra các tác động lớn đối với hệ sinh thái, việc khai thác cây dược liệu
mọc tự nhiên trong các vùng rừng đã được quy hoạch cần kết hợp với các tiêu chuẩn
GACP - WHO.
(Danh mục các cây dược liệu có tiềm
năng khai thác tại tỉnh Nghệ An tại Phụ lục 03 kèm theo)
3.2. Quy hoạch vùng trồng cây dược liệu
a. Quy hoạch cây dược liệu trồng tập
trung
* Cây dược liệu quy hoạch mới:
- Đề xuất tập trung phát triển 14
loài hoặc nhóm loài cây thuốc tại 11 huyện/thị xã trên địa
bàn tỉnh theo 03 vùng: vùng núi cao, vùng núi trung bình,
vùng thấp và đồng bằng với tổng diện tích trồng 905 ha. Cụ thể:
+ Vùng núi cao gồm 04 huyện: Quế
Phong, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp trồng 08 loài hoặc nhóm
loài: Thảo đậu khấu, Hoàng tinh vòng, Bảy lá một hoa, Sâm
Puxailaileng, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn, Đương quy và nhóm cây dược liệu
khác với tổng diện tích trồng 520ha.
+ Vùng núi trung bình gồm 04 huyện:
Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, trồng 03 loài hoặc nhóm loài: Sa
nhân tím, Trà hoa vàng, Ý dĩ và nhóm cây dược liệu khác với tổng diện tích trồng 100ha.
+ Vùng thấp và đồng bằng gồm 06 huyện/ thị xã: Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Thị xã Hoàng Mai, Tân Kỳ, Yên Thành, trồng 03 loài hoặc nhóm loài: Bồ bồ, Hành
tăm, Nghệ và nhóm cây dược liệu khác với tổng diện tích trồng khoảng 285ha.
- Sản lượng dược liệu quy hoạch của tỉnh
Nghệ An được chia thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (đến năm 2025): sản lượng
cây dược liệu đạt 4.578 tấn sản phẩm.
+ Giai đoạn 2 (đến năm 2030): sản lượng
cây dược liệu đạt 4.585 tấn sản phẩm
(Danh mục cây dược liệu chính đề xuất quy hoạch trồng ở tỉnh Nghệ An đến
năm 2025 và định hướng đến năm 2030 tại Phụ lục 04 kèm theo).
* Cây dược liệu
đã quy hoạch:
- Rà soát lại diện tích trồng của 03
loài cây dược liệu đã được quy hoạch là Chanh leo, Gấc và Quế tại 04 huyện Quế
Phong, Tương Dương, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn. Tập trung chọn tạo
giống (Quế), hoàn thiện quy trình nhân giống, trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh
(Chanh leo, Quế, Gấc) đảm bảo sản xuất dược liệu đạt năng
suất và chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường hướng tới xuất
khẩu.
b. Các huyện, thị
xã mở rộng quy hoạch
- Ngoài 11 huyện/thị xã được quy hoạch,
xác định 8 huyện/thị xã (Anh Sơn, Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thị
xã Thái Hòa, Thanh Chương, Thị xã Cửa Lò) cũng có tiềm năng phát triển một số
cây dược liệu (Sa nhân, Ý dĩ, Nghệ, Bồ bồ, Cà gai leo, Náng hoa trắng, rau Đắng
biển, Bạch tật lê,..) với diện tích
quy hoạch cho mỗi huyện/ thị xã từ 20-50ha.
(Danh sách huyện, thị xã có
tiềm năng mở rộng quy hoạch tại Phụ lục 05 kèm theo).
(Danh sách các huyện quy hoạch địa
điểm bảo tồn chuyển vị (ngoài vùng phân bố tự nhiên), vùng khai thác và vùng trồng tại Phụ lục 01 kèm theo).
3.3. Quy hoạch các cơ sở sản xuất giống
dược liệu.
Quy hoạch cơ sở sản xuất giống cây dược
liệu tại 5 huyện: Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và Nghi Lộc với quy mô 10ha, công suất 5-7 triệu cây giống/năm.
3.4. Quy hoạch các cơ sở sơ chế, chế
biến và chiết xuất dược liệu
- Quy hoạch cơ sở sơ chế, đóng gói và
bảo quản sản phẩm cây dược liệu ở 10 huyện/ thị xã đưa vào quy hoạch trồng cây
thuốc (Con Cuông, Kỳ Sơn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Hợp/Quỳ Châu, Thị
xã Hoàng Mai, Tân Kỳ, Tương Dương, Yên Thành).
+ Giai đoạn 1 (đến năm 2025): 5 cơ sở
+ Giai đoạn 2 (2026 đến năm 2030): 5
cơ sở
Quy mô mỗi khu sơ chế, đóng gói và bảo
quản sản phẩm cây dược liệu khoảng 500 - 1000 m2,
tùy theo quy mô vùng sản xuất
- Xây dựng 01 nhà máy chiết xuất dược
liệu cho toàn tỉnh với công suất đạt khoảng 10.000 tấn dược liệu thô/năm, lộ
trình xây dựng từ 2018 đến 2025.
- Xây dựng 01 khu chế biến và bảo quản
nông sản, dược liệu với diện tích dự kiến 0,7ha tại thành phố Vinh.
3.5. Quy hoạch
kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm
- Dự kiến phương
án tiêu thụ sản phẩm bằng hợp đồng bao tiêu sản phẩm qua các kênh: các tổ chức kinh tế là các Công ty kinh doanh dược liệu; các hình
thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Công ty thương mại,... cụ thể
như sau:
+ Giai đoạn 1 (đến năm 2025): Dự kiến
khoảng 2.746 tấn sản phẩm tương đương với 60% sản lượng dược
liệu vùng quy hoạch được tiêu thụ theo hình thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
+ Giai đoạn 2 (từ
2026 đến năm 2030): Dự kiến khoảng 4.125 tấn sản phẩm tương đương với 90% sản
lượng dược liệu vùng quy hoạch được tiêu thụ theo hình thức hợp đồng bao tiêu sản
phẩm.
- Dự kiến phương án tiêu thụ sản phẩm
tự do (không thông qua hợp đồng thỏa thuận trước):
+ Giai đoạn 1 (đến năm 2025): Dự kiến
khoảng 1.830 tấn sản phẩm, tương đương khoảng 40% sản lượng dược liệu vùng quy
hoạch được tiêu thụ theo hình thức này.
+ Giai đoạn 2 (từ 2026 đến năm 2030):
Dự kiến khoảng 458,3 tấn sản phẩm, tương đương khoảng 10% sản lượng dược liệu
vùng quy hoạch được tiêu thụ theo hình thức này.
3.6. Quy hoạch nguồn nhân lực cho
lĩnh vực phát triển dược liệu
Quy hoạch nguồn nhân lực cho lĩnh vực
phát triển dược liệu đảm bảo về số lượng, cơ cấu hợp lý giữa
các vùng, các lĩnh vực và có chất lượng cao. Trong đó, chú
trọng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược liệu
theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn; quy trình kỹ thuật khai thác và trồng trọt theo
GACP-WHO (thực hành tốt trồng trọt và thu hái). Phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao trong công tác khai thác, trồng trọt, chế biến, sản xuất, tiêu thụ
theo chuỗi giá trị, tạo nguồn gen và giống dược liệu.
3.7. Các dự án ưu tiên đầu tư phát
triển dược liệu
- Triển khai các chương trình, dự án
cơ bản nhằm điều tra, đánh giá, bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu đặc hữu,
quý hiếm và có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Nghệ An.
- Xây dựng các chương trình, dự án
kêu gọi huy động vốn đầu tư về nghiên cứu chế biến, sản xuất,
đa dạng hóa các dạng bào chế, các sản phẩm từ dược liệu; xây dựng các cơ sở sơ
chế, chế biến dược liệu thu hái tự nhiên và trồng tại chỗ; nhân trồng dược liệu
theo các vùng quy hoạch; chuyển giao công nghệ trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế
và bảo quản dược liệu; xây dựng thương hiệu và quảng bá sản
phẩm dược liệu, kết nối
sản xuất với thị trường tiêu thụ.
(Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư phát triển dược liệu tại Phụ lục 06 kèm theo)
4. Giải pháp thực hiện quy hoạch
4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
a, Chính sách khuyến khích và thu hút
đầu tư
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế
tham gia đầu tư phát triển cây dược liệu. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân,
các doanh nghiệp... liên doanh, liên kết đầu tư phát triển sản xuất, chế biến
và tiêu thụ sản phẩm dược liệu trên địa bàn. Khuyến khích các hộ nông dân chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, từ những cây trồng sản xuất không hiệu quả sang trồng dược
liệu.
- Khuyến khích hỗ trợ, bảo tồn và
phát triển dược liệu trong nước. Đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu dược liệu.
- Thu hút đầu tư trực tiếp vào công
tác nghiên cứu, tuyển chọn và sản xuất giống cây dược liệu phục vụ công tác
nuôi trồng và phát triển dược liệu ở quy mô lớn; Đầu tư cho công tác bảo tồn, bảo
vệ và tái sinh dược liệu; xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho công tác nghiên
cứu tại các vùng dược liệu trọng điểm; Thu hút đầu tư có trọng điểm xây dựng,
nâng cấp các cơ sở chiết xuất dược liệu, sản xuất nguyên
liệu làm thuốc.
b, Chính sách hỗ trợ phát triển dược
liệu
Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ giá
giống dược liệu mới cho các hộ trồng mới và giống dược liệu cho các hộ trồng dược
liệu dưới tán rừng; hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật, thương mại, tiêu thụ sản phẩm,
nghiên cứu, bảo tồn cây dược liệu, xây dựng thương hiệu.
4.2. Giải pháp về khoa học và công
nghệ
- Tập trung nghiên cứu sản xuất giống
sạch bệnh, cho năng suất, chất lượng cao trên quy mô lớn. Tiếp thu nhanh những
thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới. Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa
học, chủ động chuyển giao các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật
và dây chuyền thiết bị mới, tiên tiến để chiết xuất cao dược liệu, tinh chế các
sản phẩm từ dược liệu thành nguyên liệu dùng trong công nghiệp dược và trong các ngành khác.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin vào công tác quản lý, điều hành từ khâu nuôi trồng, khai thác đến chế biến,
sử dụng dược liệu trong sản xuất thuốc. Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm đáp ứng
nhu cầu thị trường, nâng cao chuỗi giá trị của cây dược liệu.
4.3. Giải pháp về phát triển và đào tạo
nguồn nhân lực
- Xây dựng chính sách nhằm thu hút
nguồn nhân lực có kinh nghiệm, tri thức về dược học cổ truyền từ khâu nuôi trồng đến khai thác, chế biến, sử dụng.
- Đào tạo, tập
huấn, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực dược, thực hiện đào tạo theo địa chỉ, theo mục đích (nuôi trồng, sản xuất, chế biến,...) để
khắc phục sự mất cân đối nguồn nhân lực dược giữa các vùng, đặc biệt chú ý bảo
đảm đủ nhân lực cho các vùng khai thác dược liệu lớn, các dự án trọng điểm phát
triển.
- Tăng cường huấn
luyện, đào tạo các tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực sản xuất và kinh
doanh dược liệu các tiêu chuẩn, quy chuẩn; quy trình kỹ thuật
khai thác và trồng trọt theo GACP-WHO (thực hành tốt trồng trọt và thu hái).
- Huy động nguồn lực từ các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào việc nuôi trồng, phát
triển dược liệu.
4.4. Giải pháp về tổ chức sản xuất,
sơ chế, chế biến
- Khuyến khích quy hoạch các khu vực
trồng tập trung để đảm bảo hiệu quả cho công tác quản lý. Vận
động nông dân góp quyền sử dụng đất, lao động, liên kết với các doanh nghiệp để
có diện tích đất tập trung liền khoảnh để sản xuất dược liệu.
- Khuyến khích tham gia, tăng cường
liên kết bốn nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh
nghiệp và nhà nông để triển khai sản xuất và kinh doanh
trong lĩnh vực dược liệu theo qui định của
pháp luật.
- Đẩy mạnh xây dựng mô hình liên kết.
Sớm tập trung xây dựng và kiện toàn các mô hình nông nghiệp - công nghiệp - dịch
vụ (tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ) trong từng vùng sản xuất dược liệu tập
trung. Đa dạng hóa các hình thức liên kết giữa 4 nhà: nhà
quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Khuyến khích phát triển
liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với hợp tác xã (Doanh nghiệp cộng đồng)
trong đó, doanh nghiệp chế biến làm nòng cốt hướng dẫn,
giúp đỡ các thành phần kinh tế khác. Đảm bảo liên kết bền vững, ưu tiên lợi
ích đối với nông dân, hợp tác xã, những người sản xuất nguyên liệu.
- Các mô hình liên kết cần triển khai
từ thấp đến cao, trên cơ sở các yếu tố đầu vào của sản xuất và đầu ra của sản phẩm gắn với nhau một cách đồng bộ,
thống nhất; khuyến khích các phương thức liên kết bằng các hợp đồng kinh tế và cao hơn là góp vốn cổ phần.
- Các cấp chính quyền địa phương cần
chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các chính sách phát triển vùng nguyên liệu, nâng
cao chất lượng chế biến dược liệu và ký kết hợp đồng sản
xuất, chế biến, tiêu thụ dược liệu; kiểm tra, phát hiện kịp thời những vướng mắc, những trường hợp vi phạm hợp đồng. Hướng dẫn nông
dân liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp. Chính quyền
cấp huyện, nhất là cấp xã tích cực chỉ đạo, hỗ trợ nông dân thực hiện bố trí sản xuất theo quy hoạch vùng nguyên liệu; giải quyết kịp thời các tranh chấp.
4.5. Giải pháp về liên kết thị trường
và tiêu thụ sản phẩm
- Đảm bảo mối
liên kết chặt chẽ giữa tổ chức, cá nhân trồng/thu thái dược
liệu và tổ chức, cá nhân (thương lái, HTX, doanh nghiệp) bao tiêu
sản phẩm dưới hình thức hợp đồng pháp
lý giữa bên thu hái/trồng trọt với bên thu mua.
- Xây dựng hệ thống quảng bá tiếp thị
thương hiệu.
- Kêu gọi các nhà đầu tư trong và
ngoài nước tham gia đầu tư tại Nghệ An
- Tăng tỷ trọng sử dụng dược liệu và
các thuốc từ dược liệu sản xuất trong nước và tại địa phương trong hoạt động
khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
4.6. Giải pháp
huy động vốn đầu tư
Sử dụng vốn ngân sách nhà nước, huy động
vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp, vốn từ người dân: hỗ trợ về mức vay, lãi
suất vay, thời gian vay cho các thành phần tham gia đầu tư dự án, trồng, bao
tiêu sản phẩm dược liệu.
4.7. Giải pháp về nghiên cứu và hợp
tác trong nước, quốc tế
- Thực hiện các đề tài, dự án hợp tác
với các quốc gia, tổ chức, cá nhân khoa học nước ngoài, để nghiên cứu bảo tồn
và phát triển nguồn gen, giống cây thuốc quý hiếm, có giá trị kinh tế cao hạn
chế việc khai thác nguyên liệu thô từ tự nhiên, nhất là các loài khai thác với số lượng lớn xuất khẩu sang Trung Quốc.
- Tăng cường hợp tác đa phương và
song phương với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức ngân
hàng quốc tế và Chính phủ các nước đã và đang có chính sách hỗ trợ, hợp tác với
Việt Nam về duy trì đa dạng sinh học. Chủ động xây dựng và
thực hiện các chương trình, đề tài, dự án hợp tác quốc tế, nhất là với các nước
quan tâm đến dược liệu Việt Nam để tranh thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm, trí lực, tài lực và thu hút đầu tư nhằm phát triển nhanh, mạnh và bền vững
khoa học công nghệ trong lĩnh vực dược
liệu và ngành công nghiệp dược của nước ta.
- Tăng cường đào tạo nhân lực tại các
nước có thể mạnh trong công tác nuôi trồng, chế biến, tạo nguồn gen, giống dược
liệu nhằm sớm tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả cao các thành quả tiến bộ khoa học
trên thế giới.
Điều 2. Trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, đơn vị
1. Sở Y tế có trách nhiệm:
- Tổ chức công bố quy hoạch theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ
chức triển khai thực hiện quy hoạch theo đúng lộ trình. Định kỳ báo cáo tiến độ
và kết quả thực hiện quy hoạch theo quy định.
Trong đó, chú trọng đến các nội dung:
+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban,
ngành và các đơn vị có liên quan trong việc lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ đầu
tư, nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu theo kế hoạch hàng năm trình
UBND tỉnh phê duyệt.
+ Phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan trong việc định
kỳ điều tra, thu thập thông tin về tình hình khai thác,
kinh doanh, sử dụng dược liệu và vị thuốc từ dược liệu cả trong và ngoài hệ thống
khám chữa bệnh để có những số liệu cập nhật và đầy đủ định
hướng cho công tác bảo tồn và phát triển dược liệu của tỉnh
Nghệ An.
+ Tăng cường quản lý chất lượng dược
liệu và thuốc từ dược liệu, đặc biệt là dược liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Tăng
cường quản lý các cơ sở sơ chế/chế biến, sản xuất, chiết
xuất dược liệu và thuốc từ dược liệu.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn có trách nhiệm:
- Tham mưu UBND tỉnh rà soát, điều chỉnh,
bổ sung các loài cây trồng để phù hợp với quy hoạch phát triển cây dược liệu
trên địa bàn tỉnh; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao
phát huy hiệu quả các cây trồng có lợi thế.
- Chỉ đạo thực hiện công tác phát triển giống, kỹ thuật trồng cây thuốc,
thu hoạch sản phẩm và các vật tư phục vụ sản xuất cây thuốc.
- Chỉ đạo lồng ghép vấn đề bảo tồn
cây thuốc vào các chương trình bảo tồn tài nguyên, bảo tồn nguồn gen cây thuốc ở
địa phương. Chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động bảo tồn tại chỗ đối với cây thuốc
thuộc diện bảo tồn.
- Quản lý các hoạt động khai thác cây
thuốc tự nhiên đặc biệt là những cây thuốc khai thác với
khối lượng lớn.
- Phối hợp với Sở Y tế nghiên cứu, đề xuất cơ chế quản lý bảo vệ rừng vùng quy hoạch một cách có hiệu
quả, tránh bị tác động.
- Phối hợp với Sở Y tế và các sở,
ban, ngành, các đơn vị có liên quan trong việc
định kỳ điều tra, thu thập thông tin về tình hình khai
thác và phát triển cây thuốc tự nhiên để có những số liệu cập nhật và đầy đủ định
hướng cho công tác bảo tồn và phát triển dược liệu của tỉnh Nghệ An.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
- Tham mưu UBND tỉnh phối hợp các
chương trình nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển dược liệu vào các nhiệm
vụ, chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ. Ưu tiên các đề tài, dự án sản
xuất thử nghiệm các sản phẩm từ dược liệu trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2018-2025.
- Chỉ đạo triển khai các đề tài, dự
án nghiên cứu phát triển dược liệu và các sản phẩm từ dược
liệu áp dụng công nghệ - kỹ thuật hiện đại đạt tiêu chuẩn trong nước và thế
giới, đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo phát triển bền vững và
bảo vệ môi trường.
- Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân
hoàn thiện hồ sơ xác lập quyền Sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm dược liệu
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Phối hợp với các Bộ ngành trung
ương xây dựng và phát triển sản phẩm dược liệu Nghệ An thành thương hiệu quốc
gia nhằm quảng bá thương hiệu và tăng giá bán sản phẩm dược
liệu trên thị trường trong nước và quốc tế.
4. Các Sở, ngành có liên quan: Theo
chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với cơ quan chủ trì
triển khai công việc liên quan để thực hiện quy hoạch.
5. UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chỉ đạo các chủ rừng, UBND các xã, các hộ
dân xung quanh vùng quy hoạch thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng trong vùng quy
hoạch.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Y tế trong quá trình triển khai các nội dung của quy hoạch dược
liệu tại địa phương cũng như các hoạt động có liên quan
khác.
- Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trồng
cây dược liệu triển khai các hoạt động phát triển cây dược
liệu tại địa phương.
6. Các tổ chức, cá nhân có các hoạt động
liên quan đến phát triển dược liệu phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan
để triển khai thực hiện đúng nội dung quy hoạch được phê
duyệt.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng
các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y tế (để b/c),
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT. UBND tỉnh;
- Các PVP. UBND tỉnh;
- CV: VX (c.Hương); NN; TH;
- Trung tâm Tin học- Công báo tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ
TỊCH
Nguyễn Xuân Đường
|
PHỤ LỤC 01:
DANH SÁCH CÁC HUYỆN QUY HOẠCH ĐỊA ĐIỂM BẢO
TỒN CHUYỂN VỊ (NGOÀI VÙNG PHÂN BỐ TỰ NHIÊN), VÙNG KHAI THÁC VÀ VÙNG TRỒNG
(Kèm theo Quyết định số 1187/QĐ-UBND
ngày 03/04/2018 của UBND tỉnh Nghệ An)
STT
|
Huyện,
thị xã
|
Quy
hoạch địa điểm bảo tồn ngoại vi
|
Quy
hoạch vùng khai thác
|
Quy
hoạch vùng trồng
|
1
|
Con Cuông
|
|
x
|
x
|
2
|
Diễn Châu
|
|
x
|
|
3
|
Kỳ Sơn
|
x
|
x
|
x
|
4
|
Nghi Lộc
|
|
x
|
x
|
5
|
Nghĩa Đàn
|
|
|
|
6
|
Quế Phong
|
x
|
x
|
x
|
7
|
Quỳ Châu
|
|
x
|
x
|
8
|
Quỳ Hợp
|
x
|
x
|
x
|
9
|
Quỳnh Lưu
|
|
x
|
x
|
10
|
Tân Kỳ
|
|
x
|
x
|
11
|
Tương Dương
|
|
x
|
x
|
12
|
Yên Thành
|
|
x
|
x
|
13
|
Thị xã Hoàng Mai
|
|
x
|
x
|
14
|
Thị xã Cửa Lò
|
|
x
|
x
|
Tổng
cộng:
|
3
|
13
|
11
|
PHỤ LỤC 02:
DANH MỤC ĐỀ XUẤT ĐỊA ĐIỂM BẢO TỒN CÁC LOÀI
CÂY THUỐC THUỘC DIỆN BẢO TỒN VÀ CÁC NGUỒN GEN CÂY THUỐC QUÝ HIẾM, ĐẶC HỮU CỦA TỈNH
NGHỆ AN
(Kèm theo Quyết định số 1187/QĐ-UBND
ngày 03/04/2018 của UBND tỉnh Nghệ An)
STT
|
Tên cây thuốc
|
Tên
khoa học
|
Địa
điểm bảo tồn
|
Tại
chỗ
|
Chuyển vị
|
VQG
Pù Mát
|
KBTTN
Pù Hoạt
|
KBTTN
Pù Huống
|
Quỳ
Hợp
|
Quế
Phong
|
Kỳ
Sơn
|
I. Các loài cây thuốc thuộc diện bảo tồn (38 nguồn gen)
|
1
|
Ba gạc lá nhỏ
|
Rauwolfia verticillata (Lour.) Baill.
|
|
x
|
x
|
|
|
|
2
|
Ba gạc lá to
|
Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pitard
|
|
x
|
x
|
|
|
|
3
|
Ba gạch lá mỏng
|
Rauvolfia micrantha Hook. f.
|
|
x
|
x
|
|
|
|
4
|
Báo sâm
|
Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
5
|
Bảy lá một hoa
|
Paris polyphylla Smith
|
x
|
|
x
|
|
|
x
|
8
|
Cốt toái bổ
|
Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J. Sm.
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
9
|
Đảng sâm
|
Codonopsis javanica (Blume) Hook.
|
x
|
|
|
x
|
|
x
|
10
|
Đỉnh tùng
|
Cephalotaxus mannii Hook.f.
|
|
|
x
|
|
|
|
12
|
Giảo cổ lam
|
Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino
|
x
|
x
|
x
|
|
|
x
|
13
|
Hà thủ ô đỏ
|
Falloppia multifiora (Thunb.) Haraldson
|
x
|
|
|
|
|
x
|
14
|
Hoàng tinh
cách
|
Disporopsis longifolia Craib.
|
|
x
|
|
x
|
x
|
x
|
15
|
Hoàng tinh hoa đỏ
|
Polygonatum kingianum
Coll. & Hemsl.
|
|
x
|
|
x
|
x
|
x
|
16
|
Hồi nước
|
Linmophila rugosa (Roth) Merr.
|
|
x
|
x
|
|
|
|
17
|
Huệ đá
|
Peliosanthes teta Andr.
|
x
|
|
|
|
|
|
18
|
Khôi lá to
|
Ardisia gigantifolia Stapf
|
x
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
19
|
Khôi tía
|
Ardisia silvestris Pitard
|
|
x
|
x
|
|
|
|
20
|
Kim cang
nhiều tán
|
Smilax
elegantissima Gagnep.
|
|
x
|
x
|
|
|
|
22
|
Kim tuyến tơ
|
Anoectochilus setaceus Blume
|
x
|
|
|
x
|
|
|
23
|
Lan gấm
|
Ludisia discolor (Ker-Gawl.) A.Rich.
|
x
|
|
|
|
|
|
24
|
Mã tiền láng
|
Strychnos nitida G. Don
|
x
|
|
|
|
|
|
25
|
Mã tiền lông
|
Strychnos ignatii Bergius
|
x
|
|
|
|
|
|
26
|
Ngân đằng đứng
|
Codonopsis celebica (Blume) Thuan
|
x
|
|
|
|
|
|
27
|
Ngọc trúc hoàng tinh
|
Disporopsis aspera Hua
|
x
|
|
|
|
|
|
28
|
Ngũ gia bì gai
|
Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr.
|
x
|
|
|
|
|
x
|
29
|
Phá lủa
|
Tacca subflabellata P. P. Ling & C. T. Ting
|
|
x
|
x
|
|
|
|
30
|
Pơ mu
|
Fokienia hodginsii (Dunn.) A. Henry et Thoms.
|
|
x
|
x
|
|
|
|
31
|
Rau sắng
|
Melientha suavis Pierre
|
x
|
|
|
|
|
|
32
|
Re cambốt, Re lá dày
|
Cinnamomum cambodianum Lecomte
|
|
x
|
x
|
|
|
|
33
|
Sa mộc dầu
|
Cunninghamia
konishii Hayata
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
34
|
Sì to
|
Valeriana jatamansi Jones
|
|
|
|
|
|
x
|
35
|
Tắc kè đá
|
Drynaria bonii C. Christ
|
|
x
|
x
|
|
|
|
36
|
Thiên lý hương
|
Embelia parviflora Wall, ex A. DC.
|
|
x
|
x
|
|
|
|
37
|
Trám đen
|
Canarium tramdenum Dai & Yakovl.
|
|
x
|
x
|
|
|
|
38
|
Trầm hương
|
Aquylaria crassna Pierre ex Lec.
|
|
x
|
x
|
|
|
|
II. Các nguồn gen quý hiếm, đặc
hữu (6 loài)
|
1
|
Bình vôi đỏ
|
Stephania venosa (Blume) Spreng.
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Gió đất hoa thưa
|
Balanophora spp.
|
|
|
x
|
|
|
|
3
|
Mú từn
|
Rourea oligophlebia Merr.
|
|
|
|
|
x
|
|
4
|
Sâm Pu xai lai leng
|
Panax
sp.
|
|
|
|
|
x
|
x
|
5
|
Thổ phục linh
|
Smilax
glabra Wall, ex Roxb.
|
|
x
|
|
x
|
|
|
6
|
Trà hoa vàng
Quế Phong
|
Camellia quephongensis Hakoda et Ninh.
|
|
|
|
|
x
|
|
|
Cái loài hoặc nhóm loài đặc hữu quí
hiếm khác mới được phát hiện
|
|
|
x
|
x
|
x
|
|
Ghi chú: đánh dấu địa điểm bảo tồn x
(Ký hiệu nguồn gen tương ứng)
PHỤ LỤC 03:
DANH MỤC CÂY DƯỢC LIỆU CÓ TIỀM NĂNG KHAI
THÁC TẠI TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 03/04/2018 của UBND tỉnh Nghệ An)
STT
|
Tên
Việt Nam
|
Tên
Khoa học
|
Địa
điểm khai thác
|
Ước tính khối lượng có khả năng khai thác (tấn/năm)
|
1.
|
Ba chạc
|
Euodia lepta (Spreng.) Merr.
|
Quỳ Hợp, Yên Thành
|
100
|
2.
|
Hà thủ ô trắng
|
Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.
|
Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, Con
Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳnh Lưu, Thị xã Hoàng Mai,
Tân Kỳ
|
100
|
3.
|
Khúc khắc
|
Heterosmilax spp.
|
Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế
Phong, Tương Dương, Yên Thành, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Thị xã
Hoàng Mai, Con Cuông
|
100
|
4.
|
Na rừng*
|
Kadsura
spp.
|
Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con
Cuông
|
100
|
5.
|
Nhóm loài Thảo đậu khấu nam (Bo bo)
|
Alpinia spp.
|
Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ...
|
100
|
6.
|
Thiên niên kiện
|
Homalomena occulta (Lour.) Schott
|
Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, Tương Dương, Yên Thành, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Thị xã Hoàng
Mai, Con Cuông
|
50
|
7.
|
Bách bộ
|
Stemona tuberosa Lour.
|
Quỳ Hợp, Yên
Thành
|
50
|
8.
|
Nhóm loài Câu đằng
|
Uncaria spp.
|
Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông,
Thanh Chương
|
50
|
9.
|
Cẩu tích
|
Cibotium
barometz J. Sm.
|
Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, Tương
Dương, Yên Thành
|
50
|
10.
|
Cỏ gấu biển
|
Cyperus stoloniferus L.
|
Phổ biến trên bãi cát ở vùng ven biển
|
50
|
11.
|
Kê huyết đằng
|
Spatholobus suberectus Dunn
|
Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, Tương
Dương, Yên Thành, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Thị xã Hoàng Mai
|
50
|
12.
|
Sài hồ nam
|
Pluchea
pteropoda Hemsl.
|
Phổ biến ở các huyện ven biển
|
50
|
13.
|
Mạn kinh biển
|
Vitex rotundifolia L. f.
|
Phổ biến trên bãi cát ở vùng ven biển
|
20
|
14.
|
Ngũ gia bì chân chim
|
Schefflera heptaphylla (L.) Frodinfs
|
Vùng núi trung bình: Kỳ Sơn, Tương
Dương, Con Cuông
|
20
|
15.
|
Sa nhân
|
Amomum villosum Lour.
|
Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, Kỳ
Sơn, Tương Dương, Con Cuông
|
20
|
16.
|
Chè vằng
|
Jasminum nervosum Lour.
|
Thanh Chương, Đô Lương, Yên Thành, Nghĩa Đàn
|
20
|
17.
|
Tơ xanh
|
Cassytha filiformis L.
|
Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, Tương
Dương, Yên Thành, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Thị xã Hoàng Mai
|
10
|
|
Tổng
cộng:
|
940
|
* Nhóm loài thuộc
chi Kadsura trừ loài Kadsura heteroclita (Roxburgh) Craib đã được
đưa vào Sách đỏ Việt Nam (2007) không được khai thác.
PHỤ LỤC 04:
DANH MỤC CÁC CÂY DƯỢC LIỆU CHÍNH ĐỀ XUẤT
QUY HOẠCH TRỒNG Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1187/QĐ-UBND
ngày 03/04/2018 của UBND tỉnh Nghệ An)
TT
|
Tên
Việt Nam
|
Nơi trồng
|
Tổng
Diện tích quy hoạch (ha)
|
I.
|
Vùng núi cao (8 nhóm loài)
|
520
|
A
|
Nhóm cây trồng dưới tán rừng (4 nhóm loài)
|
445
|
1.
|
Thảo đậu khấu nam (Bo bo) - (Alpinia malaccensis (Burm. f.) Rose., A. menghaiensis S.Q.Tong & Y.M.Xia, A. kwangsiensis T.L.Wu & S.J.Chen và 1 số loài
khác thuộc chi Alpinia có giá trị làm thuốc tương tự)
|
Quế Phong (Nậm Nhoóng, Châu Thôn, Hạnh Dịch), Kỳ
Sơn (Mường Lống, Huồi Tụ)
|
400
|
2.
|
Hoàng tinh vòng - Polygonatum kingianum Coll. & Hemsl.
|
Núi Bù Khạng (Quỳ Châu, Quỳ Hợp)
|
10
|
3.
|
Bảy lá một hoa - Paris
polyphylla var. chinensis (Franch.) H.Hara và Paris polyphylla var. yunnanensis (Franch.) Hand.-Mazz.
|
Kỳ Sơn (Mường Lống, Na Ngoi), Quế
Phong (Quang Phong, Khu BTTN Pù Hoạt…)
|
10
|
4.
|
Sâm Puxailaileng - Panax sp.
|
Kỳ Sơn (Mường Lống), Núi Bù Khạng
(Quỳ Châu, Quỳ Hợp)
|
10
|
|
Nhóm cây dược liệu khác
|
Núi Bù Khạng (Quỳ Châu, Quỳ Hợp), Quế
Phong (Quang Phong)
|
15
|
B
|
Nhóm cây trồng tập trung (4 loài hoặc nhóm loài)
|
75
|
5.
|
Đảng sâm - Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.
|
Kỳ Sơn (Mường Lống, Na Ngoi), Quế
Phong (Thông Thụ)
|
20
|
6.
|
Hà thủ ô đỏ - Fallopia
multiflora (Thunb.) Haraldson
|
Kỳ Sơn (Mường Lống, Na Ngoi), Núi
Bù Khạng (Quỳ Châu, Quỳ Hợp)
|
20
|
7.
|
Tục đoạn - Dipsacus asper Wall. ex C.B. Clarke
|
Kỳ Sơn (Mường Lống, Na Ngoi), Quế Phong
(Nậm Nhoóng, Châu Thôn, Hạnh Dịch, Quang Phong)
|
10
|
8.
|
Đương quy - Angelica acutiloba
(Sieb, et Zucc) Kitagawa và Angelica sinensis (Oliv.) Diels
|
Kỳ Sơn (Mường Lống, Na Ngoi), Núi
Bù Khạng (Quỳ Châu, Quỳ Hợp)
|
10
|
|
Nhóm cây dược liệu khác
|
Quỳ Hợp (núi Bù Khạng), Quế Phong
(Quang Phong...)
|
15
|
II
|
Vùng
núi trung bình (3 nhóm loài)
|
100
|
A
|
Nhóm cây trồng dưới tán rừng (1 loài hoặc nhóm loài)
|
65
|
9.
|
Sa nhân tím - Amomum longiligulare T. L. Wu
|
Con Cuông (Yên Khê), Tương Dương
(Tam Hợp, Tam Định, Tam Quang, Tam Thái), Quế Phong (Đồng Văn, Hạnh Dịch), Kỳ
Sơn (Chưu Lưu, Phà Đánh)
|
50
|
|
Nhóm cây dược
liệu khác
|
Vùng đệm VQG Pù Mát (Tương Dương,
Con Cuông), Quế Phong (Đồng Văn, Hạch Dịch, Mường Nọc, Thông Thụ)
|
15
|
B
|
Nhóm cây trồng tập trung (2 loài)
|
35
|
10.
|
Trà hoa vàng -
(Camelia quephongensis Hakoda et Ninh và 1 số loài có giá trị khác thuộc chi Camellia)
|
Quế Phong (Đồng Văn, Hạch Dịch, Mường
Nọc, Thông Thụ)
|
10
|
11.
|
Ý dĩ - Coix lacryma-jobi L.
|
Quế Phong (Đồng Văn, Hạch Dịch, Mường
Nọc, Thông Thụ)
|
10
|
|
Nhóm cây dược liệu khác
|
Vùng đệm VQG Pù Mát (Tương Dương,
Con Cuông), Quế Phong (Đồng Văn, Hạch Dịch, Mường Nọc, Thông Thụ)
|
15
|
Ill
|
Vùng
thấp và đồng bằng (3 loài)
|
285
|
|
Nhóm cây trồng tập trung
|
|
|
12.
|
Bồ bồ - Adenosma indianum
(Lour.) Merr.
|
Nghi Lộc (Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi
Lâm): 15 ha;
Yên Thành (Tiến Thành, Mã Thành):
15 ha
|
30
|
13.
|
Hành tăm - Allium schoenoprasum L.
|
Nghi Lộc (Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi
Lâm). Tổng số 50 ha, trong 15 ha trồng luân canh với cây Bồ bồ ở trên
|
35
|
14.
|
Nghệ - Curcuma longa L.
|
Thị xã Hoàng Mai (Quỳnh Vinh); Tân Kỳ
(Tân Hợp, Giai Xuân, Nghĩa Dũng, Kỳ Tân, Kỳ Sơn), Nghi Lộc (Ninh Kiều...)
|
200
|
|
Nhóm cây dược liệu khác
|
Nghĩa Đàn (Nghĩa Minh...)
|
20
|
|
Tổng
cộng (14 nhóm loài):
|
905
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 05:
DANH SÁCH HUYỆN, THỊ XÃ CÓ TIỀM NĂNG MỞ RỘNG
QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 03/04/2018 của UBND tỉnh Nghệ An)
STT
|
Huyện
|
Xã
dự kiến
|
Loài
dược liệu phù hợp
|
Vùng
trồng
|
Diện
tích dự kiến
|
1.
|
Anh Sơn
|
Phúc Sơn
|
Sa nhân, Ý dĩ, Nghệ và Nhóm cây dược
liệu khác
|
Vùng núi trung bình và đồng bằng
|
20-50
|
2.
|
Diễn Châu
|
Diễn Trung, Diễn Thành, Diễn Kim
|
Rau đắng biển, Náng hoa trắng, Cà
gai leo và Nhóm cây dược liệu khác
|
Đồng bằng
|
20-50
|
3.
|
Đô Lương
|
Lam Sơn
|
Bồ Bồ, Cà gai leo và Nhóm cây dược
liệu khác
|
Đồng bằng
|
20-50
|
4.
|
Hưng Nguyên
|
|
Bồ Bồ và Nhóm cây dược liệu khác
|
Đồng bằng
|
20-50
|
5.
|
Nam Đàn
|
Vân Diên
|
Cà gai leo và Nhóm cây dược liệu
khác
|
Đồng bằng
|
20-50
|
6.
|
Thị xã Thái Hòa
|
Nghĩa Đàn - Nghĩa Thuận, Nghĩa Tiến
|
Nghệ, Nhóm cây dược liệu khác
|
Vùng thấp và và đồng bằng
|
20-50
|
7.
|
Thanh Chương
|
Thanh Thịnh, Thanh Hương, Thanh Thủy
|
Sa nhân tím, Ý dĩ, Nghệ và Nhóm cây
dược liệu khác
|
Vùng núi trung bình và vùng thấp
& đồng bằng
|
20-50
|
8.
|
Thị xã Cửa Lò
|
|
Náng hoa trắng, Rau đắng biển, Bạch
tật lê
|
Vùng đồng bằng, ven biển
|
20-50
|
Tổng
cộng:
|
200-500
|
PHỤ LUC 06:
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN DƯỢC LIỆU
(Kèm theo Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 03/04/2018 của UBND tỉnh Nghệ An)
STT
|
TÊN
CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
|
I
|
Các chương trình, dự án cơ
bản
|
1
|
Nghiên cứu bảo tồn và phát triển
các nguồn gen đặc hữu, quí, hiếm và có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Nghệ An.
Thống kê đánh giá, bảo tồn và khai
thác, phát triển nguồn gen các loài cây, con đặc sản, đặc hữu thuộc loại quý hiếm hoặc có giá trị kinh tế.
|
2
|
Nghiên cứu xây dựng các quy trình
khai thác và trồng trọt cây dược theo GACP-WHO các loài
cây dược liệu được đưa vào quy hoạch, bao gồm 17 loài
cây dược liệu khai thác tự nhiên và 14 loài cây dược liệu trồng.
|
II
|
Các chương trình, dự án kêu gọi
đầu tư
|
1
|
Dự án đầu tư chế biến, sản xuất, đa dạng hóa các dạng bào chế và các sản phẩm từ dược liệu hướng tới khách hàng nhằm nâng cao chuỗi giá trị
của cây dược liệu.
|
2
|
Dự án xây dựng các cơ sở sơ chế, chế
biến dược liệu thu hái tự nhiên và dược liệu trồng tại
chỗ đáp ứng được yêu cầu chất lượng của thị trường
|
3
|
Dự án phát triển trồng dược liệu
theo các vùng quy hoạch trọng điểm Bảo tồn và trồng dược liệu chất lượng cao
gắn với phát triển bền vững
|
4
|
Dự án xây dựng các mô hình vườn ươm
giống và chuyển giao công nghệ
|
5
|
Dự án chuyển giao công nghệ và trồng, chăm sóc thu hái, sơ chế và bảo quản một số dược
liệu được quy hoạch trọng điểm
|
6
|
Dự án quảng bá sản phẩm dược liệu
và kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ.
|