ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 355/KH-UBND
|
Bắc
Ninh, ngày 04 tháng 6 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỞ RỘNG TẦM SOÁT, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH,
TẬT TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Quyết định số 1999/QĐ-TTg
ngày 07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mở rộng
tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm
2030.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban
hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một
số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030, cụ thể như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Kết quả thực hiện giai đoạn
2016 - 2020
- Tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được
tư vấn, khám sức khoẻ trước kết hôn bình quân 28,1% giai đoạn 2016 - 2020, năm
2020 là 30%.
- Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống:
chưa phát hiện có trường hợp nào.
- Chương trình phát hiện, can thiệp sớm
bệnh, tật ở thai nhi và trẻ sơ sinh:
+ Tỷ lệ sàng lọc trước sinh tăng từ
25% năm 2016 lên 45% năm 2019. Năm 2020 có 14.509/22.116 phụ nữ có thai tham
gia sàng lọc, tỷ lệ 65,6% - có 01 ca nghi ngờ Thalasemia.
+ Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh tăng từ 12%
năm 2016 lên 71,7% năm 2020. Năm 2020, có 14.289/19.939 trẻ sơ sinh được sàng lọc,
trong đó 389 trẻ được phát hiện có nguy cơ cao mắc các bệnh bẩm sinh, tỷ lệ
2,7%. Riêng sàng lọc khiếm thính bẩm sinh mới được thực hiện ở Bệnh viện Sản
Nhi Bắc Ninh từ tháng 7/2020 đến tháng 3/2021, tỷ lệ không đạt 2 tai là 5,2%,
không đạt 1 tai là 4 và 5,6%, tỷ lệ không đạt chung là 14,8% trên tổng số bé được
đo đáp ứng thính giác thân não.
- Số cơ sở y tế công lập đủ điều kiện
cung cấp các dịch vụ sàng lọc trước sinh:
Các dịch vụ cơ bản trong sàng lọc trước
sinh gồm:
+ Siêu âm phát hiện bất thường hình
thái thai nhi;
+ Xét nghiệm tổng phân tích tế bào
máu ngoại vi để sàng lọc, chẩn đoán bệnh Thalassemia;
+ Xét nghiệm Double test, Triple test
sàng lọc phát hiện nguy cơ cao thai nhi bị bất thường nhiễm sắc thể (hội chứng
Down - 3 nhiễm sắc thể 21, Edwards - 3 nhiễm sắc thể 18, Patau - 3 nhiễm sắc thể
13); hoặc có thể xét nghiệm không xâm lấn NIPT (kỹ thuật sàng lọc tìm ADN thai
nhi lưu hành trong máu mẹ) - hiện tỉnh Bắc Ninh không thực hiện kỹ thuật này.
Đến nay mới có 01 cơ sở y tế công lập
là Bệnh viện Sản Nhi gần đủ điều kiện (không thực hiện kỹ thuật NIPT). Bệnh viện
Đa khoa tỉnh, các Trung tâm Y tế tuyến huyện chưa triển khai kỹ thuật xét nghiệm
Double test, Triple test. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu của người dân, để đạt chỉ
tiêu sàng lọc trước sinh, các đơn vị đã phối hợp với các cơ sở y tế tư nhân thực
hiện kỹ thuật xét nghiệm này, kinh phí do người dân tự chi trả.
- Số cơ sở y tế công lập đủ điều kiện
cung cấp các dịch vụ sàng lọc sơ sinh:
Các dịch vụ cơ bản trong sàng lọc sơ
sinh gồm:
+ Kỹ thuật đo âm ốc tai hoặc đo đáp ứng
thính giác thân não sàng lọc khiếm thính bẩm sinh.
+ Đo độ bão hoà oxy máu qua da sàng lọc
tim bẩm sinh.
+ Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh 24 -
72 giờ tuổi (kỹ thuật xét nghiệm trên mẫu máu khô) sàng lọc chẩn đoán bệnh thiếu
men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng sản thượng thận bẩm sinh và một số rối loạn
chuyển hoá bẩm sinh khác.
Hiện tỉnh chưa có cơ sở y tế công lập
nào đủ điều kiện sàng lọc sơ sinh.
- Tỷ lệ người khuyết tật trong cộng đồng
được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội năm 2016 là 1,29% giảm xuống còn 1,34% năm
2019, đến năm 2020 là 1,40%.
2. Sự cần thiết
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,1 triệu
em bé được sinh ra, có gần 25 nghìn trẻ mắc các dị tật bẩm sinh khác nhau, tỷ lệ
khoảng 2,3%. Trong đó có 1.400-1.800 trẻ bị mắc bệnh Down, khoảng 250 trẻ mắc hội
chứng Edwards, có 1.000-1.500 trẻ bị dị tật ổng thần kinh, 300-400 trẻ bị suy
giáp bẩm sinh... Đặc biệt, có khoảng 15.000-30.000 trẻ bị thiếu men G6PD (một dạng
rối loạn trao đổi chất di truyền), 100 trẻ bị tăng sản tuyến thượng thận bẩm
sinh, khoảng 2.200 trẻ bị bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia.
Nguyên nhân chính dẫn tới hậu quả này
là do việc tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh còn hạn chế.
Tỉnh Bắc Ninh bắt đầu triển khai
chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh ở 100% xã, phường, thị trấn từ năm
2013. Mới chỉ sàng lọc 2 bệnh ở trẻ sơ sinh có tần suất mắc cao trong cộng đồng
là thiếu men G6PD và suy giáp trạng bẩm sinh, được hỗ trợ miễn phí từ ngân sách
Nhà nước cho đối tượng trong diện hộ nghèo, cận nghèo, bảo trợ xã hội. Còn các
đối tượng khác muốn tham gia sàng lọc đều phải tự chi trả kinh phí sàng lọc.
Tư vấn, khám sức khoẻ trước kết hôn
phát hiện bệnh lý di truyền; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ
sinh để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh, tật, các rối loạn chuyển
hoá, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh giúp cho trẻ sinh ra
phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất và trí
tuệ, nhằm giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp
phần nâng cao chất lượng dân số.
Như vậy, một kế hoạch tổng thể tăng
cường tuyên truyền thông tin, kiến thức; đầu tư trang thiết bị, nhân lực cung cấp
dịch vụ và tạo cơ hội tiếp cận cho người dân được tư vấn, khám sức khoẻ trước kết
hôn, được khám tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh là vô
cùng cần thiết, chính là bước đi lâu dài của cả xã hội nói chung và ngành y tế
nói riêng vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng dân số Việt Nam, theo tinh
thần Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII và Chương trình hành động số 45-CTr/TU ngày
26/01/2018 của Tỉnh ủy Bắc Ninh thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số
trong tình hình mới.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG
1. Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết 21-NQ/TW ngày
25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công
tác dân số trong tình hình mới;
- Quyết định số 1999/QĐ-TTg ngày
07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn
đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030;
- Quyết định số 1807/QĐ-BYT ngày 21/4/2020
của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật trong sàng lọc,
chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh;
- Công văn số 7375/BYT-TCDS ngày
31/12/2020 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Chương trình mở rộng tầm
soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030.
- Chương trình hành động số
45-CTr/TU ngày 26/01/2018 của Tỉnh ủy Bắc Ninh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình
hình mới;
- Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày
04/6/2018 của UBND tỉnh, Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW
ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Nghị quyết số
137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động của Tỉnh ủy
thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới;
- Kế hoạch số 510/KH-UBND ngày
26/11/2020 của UBND tỉnh về Kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Bắc
Ninh thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
2. Cơ sở thực tiễn
- Nhu cầu của người dân về chăm sóc sức
khỏe nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng cả về thể chất, tinh thần
và trí tuệ ngày càng cao.
- Tại tỉnh Bắc Ninh, hơn 2% trẻ sơ sinh
nghi ngờ mắc bệnh, tật bẩm sinh qua sàng lọc hàng năm; số con trung bình của
các cặp vợ chồng giảm dần từ 2,72 con năm 2015 xuống 2,53 con năm 2019, thu nhập
bình quân đầu người tăng từ 46,4 triệu đồng năm 2015 lên 79,9 triệu đồng năm
2020, do đó rất quan tâm đến việc sinh con khoẻ mạnh và chăm sóc con tốt nhất về
thể lực, trí tuệ, tinh thần, xã hội.
- Nhận thức và cơ hội tiếp cận tư vấn,
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản của nam nữ thanh niên trước kết hôn, của một
bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là người lao động thu nhập thấp ở các
làng nghề, khu công nghiệp, khu vực điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Kỹ thuật, công nghệ trong y học
ngày càng tiên tiến, độ chính xác cao trong thực hiện tầm soát, chẩn đoán và điều
trị một số bệnh, tật bẩm sinh.
- Kỹ năng tuyên truyền, tư vấn của
cán bộ dân số, cộng tác viên dân số-y tế còn hạn chế cùng sự biến động liên tục
của đội ngũ này nên một bộ phận người dân chưa nhận thức được rõ những lợi ích
của việc tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh.
- Hệ thống y tế chưa đủ điều kiện về
cơ sở, vật chất và kỹ thuật để thực hiện các hoạt động tầm soát, chẩn đoán, điều
trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh.
- Công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng
kiến thức cho người thực hiện cung cấp dịch vụ tầm soát, chẩn đoán, điều trị một
số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh ở các cơ sở y tế còn hạn chế.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe
trước kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ
sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số góp phần thực hiện thành công Kế hoạch
hành động giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Bắc Ninh thực hiện Chiến lược Dân số Việt
Nam đến năm 2030.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được
tư vấn, khám sức khoẻ trước kết hôn đạt 80% năm 2025, 95% năm 2030.
- Duy trì không có tảo hôn, hôn nhân
cận huyết thống.
- Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm
soát (sàng lọc trước sinh) ít nhất 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt
60% năm 2025; 80% năm 2030.
- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát
(sàng lọc sơ sinh) ít nhất 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 80% năm
2025; 90% năm 2030.
- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có điểm,
cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khoẻ trước khi kết hôn; sàng lọc trước
sinh; sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 60% năm 2025; 90% năm
2030.
- Tỷ lệ cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện
đủ năng lực cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, sàng lọc
trước sinh và sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 70% đến năm 2025, đạt 90% đến
năm 2030.
IV. THỜI GIAN, PHẠM
VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
1. Thời gian: Từ năm 2021 đến 2030, được chia thành 2 giai đoạn, cụ thể:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2021-2025.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2026-2030.
2. Phạm vi: Thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.
3. Đối tượng
- Đối tượng thụ hưởng: Vị thành niên,
thanh niên, nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ; phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh, đang
sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh.
- Đối tượng tác động: Mọi người dân
trong toàn xã hội; Lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các Sở, ban, ngành,
đoàn thể; cán bộ y tế, dân số; tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương
trình.
V. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP
1. Giai đoạn 1: Từ
năm 2021 - 2025
Xây dựng kế hoạch và ban hành các văn
bản tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động tầm soát, chẩn đoán, điều trị một
số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh công tác truyền
thông, vận động thay đổi nhận thức và chuyển đổi hành vi của người dân từ thụ động
sang chủ động tham gia các dịch vụ của Chương trình; chú trọng nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ y tế, dân số trực tiếp tham gia tư vấn vận động và cung cấp các
dịch vụ của Chương trình; Tổ chức Sơ kết đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 1
trên cơ sở đó đưa ra giải pháp khắc phục những khó khăn, hạn chế.
1.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách,
quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật
- Xây dựng và ban hành các cơ chế,
chính sách, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình.
- Vận động các tổ chức, cá nhân, các
cơ sở y tế ngoài công lập tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước
khi kết hôn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ
sinh theo cơ chế xã hội hóa.
- Xây dựng và ban hành danh mục các bệnh,
tật thuộc gói dịch vụ cơ bản của dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết
hôn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh theo
hướng dẫn chuyên môn. Danh mục mở rộng các bệnh tật ngoài gói dịch vụ cơ bản
phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, chuyên môn, kỹ thuật.
1.2. Tuyên truyền vận động, tạo
môi trường đồng thuận của xã hội
- Định kỳ cập nhật, cung cấp thông
tin về các hoạt động của Chương trình đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức
đoàn thể, những người có uy tín trong cộng đồng và người dân tham gia thực hiện
Chương trình.
- Tăng cường các hoạt động phổ biến,
giáo dục pháp luật, vận động người dân thực hiện nghiêm túc các quy định về cấm
tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các
hoạt động của Chương trình để người dân có đầy đủ thông tin về các dịch vụ và
chủ động tham gia thực hiện. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như truyền
thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông trực tiếp.
- Truyền thông, tư vấn tại cộng đồng
nhằm thay đổi nhận thức và chuyển đổi hành vi của nam, nữ thanh niên trong độ tuổi
kết hôn tham gia dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; phụ nữ mang
thai thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh; trẻ sơ
sinh được thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật bẩm sinh.
- Lồng ghép có hiệu quả các hoạt động
của Chương trình với các hoạt động của các chương trình, đề án, dự án liên quan
khác.
1.3. Phát triển mạng lưới dịch
vụ
- Phát triển mạng lưới cung cấp dịch
vụ nhằm tăng cơ hội tiếp cận của người dân với các dịch vụ đảm bảo chất lượng qua
hệ thống cộng tác viên dân số - y tế; khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các cơ
sở y tế ngoài công lập tham gia cung cấp dịch vụ của Chương trình.
- Lồng ghép hoạt động Sàng lọc, chẩn
đoán trước sinh và sơ sinh vào các hoạt động chuyên môn của đơn vị y tế.
- Thành lập Trung tâm, Đơn nguyên
Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tuyến tỉnh, huyện. Đầu tư trang thiết
bị đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ khám sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ
sinh ở tuyến tỉnh và Trung tâm Y tế tuyến huyện.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ
y tế, dân số, cộng tác viên dân số - y tế và người cung cấp dịch vụ thuộc các tổ
chức, cá nhân, các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia Chương trình, cụ thể:
+ Tổ chức các lớp tập huấn, chuyển
giao công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động sàng lọc, chẩn đoán, điều trị
trước sinh và sơ sinh cho các đối tượng là cán bộ y tế, người trực tiếp cung cấp
các dịch vụ.
+ Liên tục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
phục vụ cho công tác tuyên truyền, tư vấn về các dịch vụ của Chương trình cho đội
ngũ cán bộ dân số, cộng tác viên dân số - y tế.
- Tổ chức giám sát chất lượng dịch vụ
của các cơ sở y tế trong và ngoài công lập, các tổ chức, cá nhân tham gia cung
cấp các dịch vụ của Chương trình.
1.4. Các hoạt động thực hiện
nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát
- Tổ chức hoạt động giám sát chất lượng
cung cấp dịch vụ của các cơ sở y tế trong và ngoài công lập, các tổ chức, cá
nhân tham gia cung cấp dịch vụ của Chương trình theo định kỳ, đột xuất để kịp
thời hỗ trợ.
- Tổ chức các hội nghị triển khai Kế
hoạch, sơ kết và tổng kết giai đoạn.
1.5. Huy động nguồn lực xã hội
hoá
- Thực hiện các hoạt động đẩy mạnh
công tác xã hội hóa cung ứng dịch vụ tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh
tật trước sinh, sơ sinh; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham
gia cung cấp các dịch vụ của Chương trình.
- Tăng cường vận động các nguồn lực
xã hội hóa để thực hiện có hiệu quả các hoạt động, hoàn thành mục tiêu của
Chương trình.
2. Giai đoạn 2: Từ
năm 2026 - 2030
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện
các hoạt động của giai đoạn 1, tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động nhằm đạt chỉ
tiêu đặt ra đến năm 2030 để biến các dịch vụ của Chương trình trở thành nhu cầu
thiết yếu trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Tổng kết thực hiện Kế hoạch.
VI. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện kế hoạch do ngân
sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành và khả năng cân đối
ngân sách trong từng thời kỳ, được bố trí trong dự toán chi của các cơ quan,
đơn vị được giao nhiệm vụ theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và từ các
nguồn kinh phí hợp pháp khác. Lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc
gia, chương trình, kế hoạch và dự án khác.
Dự kiến tổng kinh phí: 37.125.560.000
đồng
(Ba mươi bảy tỷ một trăm hai mươi lăm
triệu năm trăm sáu mươi nghìn đồng).
Nhu cầu theo từng năm:
- Nhu cầu năm 2021 là: 238.840.000 đồng;
- Nhu cầu năm 2022 là: 25.096.300.000
đồng;
- Nhu cầu năm 2023 là: 3.456.140.000
đồng;
- Nhu cầu năm 2024 là: 2.923.840.000
đồng;
- Nhu cầu năm 2025 là: 2.904.640.000
đồng;
- Nhu cầu năm 2026 là: 1.571.440.000
đồng;
- Nhu cầu năm 2027 là: 243.540.000 đồng;
- Nhu cầu năm 2028 là: 236.440.000 đồng;
- Nhu cầu năm 2029 là: 243.540.000 đồng;
- Nhu cầu năm 2030 là: 210.840.000 đồng.
(Có biểu Dự trù kinh phí và Kế hoạch
hoạt động chi tiết kèm theo).
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban,
ngành, các tổ chức đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển
khai thực hiện Kế hoạch theo từng năm đạt hiệu quả.
- Chỉ đạo các Bệnh viện tuyến tỉnh,
Trung tâm Y tế tuyến huyện và các đơn vị y tế liên quan triển khai các nhiệm vụ
và giải pháp của Chương trình.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch và dự
toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh cấp kinh phí để triển
khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các đơn
vị trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ, xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện
kế hoạch nhằm đạt các mục tiêu của Kế hoạch đề ra.
- Kiểm tra, giám sát định kỳ, tổ chức
sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
theo quy định.
2. Sở Tài chính
Hằng năm, căn cứ vào các chế độ,
chính sách hiện hành và khả năng cân đối ngân sách của địa phương, phối hợp với
Sở Y tế và các đơn vị có liên quan rà soát các hoạt động của kế hoạch theo nhiệm
vụ chi của địa phương, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện, theo
quy định về phân cấp ngân sách của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện
hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tổng hợp các dự án đầu tư công về mở
rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trình
UBND tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
4. Sở Tư pháp
Tuyên truyền giáo dục pháp luật về
hôn nhân và gia đình, xây dựng bổ sung điều kiện và kiểm soát chặt chẽ thủ tục
đăng ký kết hôn, khuyến khích có chứng nhận khám sức khoẻ trước khi đăng ký kết
hôn.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế triển
khai có hiệu quả hoạt động giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình
dục, giới và giới tính cho học sinh phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi theo định
hướng của Chương trình.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền
thông của tỉnh và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền,
phổ biến thông điệp về lợi ích của việc khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh; tư
vấn, khám sức khỏe trước kết hôn.
7. Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh
Đăng tải, phát sóng tin bài, phóng sự,
chuyên đề và quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về tầm soát, chẩn
đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; tư vấn, khám sức khỏe
trước khi kết hôn.
8. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ
chức đoàn thể nhân dân tỉnh
Phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai
thực hiện Kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận
thức cho cán bộ, hội viên, đoàn viên và cộng đồng tích cực tham gia và vận động
người thân tham gia Chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh, thực hiện khám sức
khỏe trước khi kết hôn; tham gia giám sát việc thực hiện Chương trình.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch
theo các nội dung của Chương trình tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật
trước sinh và sơ sinh, tư vấn và khám sức khoẻ trước khi kết hôn; kiểm tra,
giám sát, đánh giá thực hiện Kế hoạch và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn
ngân sách của địa phương cho các xã, phường, thị trấn để triển khai thực hiện
các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phù hợp tình hình thực tế.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND
các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Kế hoạch theo hướng dẫn của ngành
Y tế; lồng ghép nội dung hoạt động của Kế hoạch với các hoạt động của các
chương trình, dự án khác có liên quan trên địa bàn để triển khai thực hiện đảm
bảo hiệu quả và tiết kiệm.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương
trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ
sinh tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030.
UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, Ngành,
các tổ chức đoàn thể nhân dân, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển
khai thực hiện; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả về Sở Y tế trước ngày 05/12 để
tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.
Trong quá trình triển khai, thực hiện
nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo
UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Tổng cục Dân số - KHHGĐ;
- Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể nhân dân tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VP UBND tỉnh: NC, KHTH, LĐVP;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh (đăng tải);
- Lưu: VT, KGVX.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vương Quốc Tuấn
|
PHỤ LỤC 1:
DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỞ
RỘNG TẦM SOÁT, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH, TẬT TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH TỈNH
BẮC NINH ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 355/KH-UBND ngày 04/6/2021 của UBND tỉnh Bắc
Ninh)
Đơn vị
tính: đồng
STT
|
Hoạt
động
|
Số
lượng
|
Đơn vị tính
|
Định
mức
|
Thành
tiền
|
|
Tổng
cộng
|
|
|
|
37.125.560.000
|
1
|
Hoàn thiện cơ chế chính sách, quy
trình, tiêu chuẩn kỹ thuật
|
0
|
2
|
Tuyên truyền, vận động tạo môi
trường đồng thuận của xã hội
|
1.836.800.000
|
2.1
|
Tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng
|
|
800.000.000
|
|
- Phối hợp với Đài PT&TH tỉnh xây
dựng phát các phóng sự, chuyên mục tuyên truyền về các dịch vụ trong Chương
trình
|
2
|
phóng
sự
|
10
|
năm
|
30.000.000
|
600.000.000
|
|
- Phối hợp với Báo BN đăng tải tin,
bài, ảnh
|
8
|
tin/bài,
ảnh
|
10
|
năm
|
2.500.000
|
200.000.000
|
2.2
|
Tổ chức truyền thông, tư vấn tại
cộng đồng về các hoạt động của Chương trình nhằm thay đổi nhận thức và chuyển
đổi hành vi của các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, PN có thai,... (02 lớp/xã,
mỗi lớp 60 người)
|
216
|
xã
|
2
|
lần
|
2.400.000
|
1.036.800.000
|
|
- Kinh phí 01 lớp tổ chức tại xã
|
1
|
lớp
|
1
|
buổi
|
|
2.400.000
|
|
Tiền báo cáo viên cấp huyện
|
1
|
người
|
1
|
buổi
|
500.000
|
500.000
|
|
Tiền thuê hội trường, điện, loa,
mic, tăng âm
|
|
|
1
|
buổi
|
|
1.000.000
|
|
Tiền nước uống
|
60
|
người
|
1
|
buổi
|
15.000
|
900.000
|
3
|
Củng cố và phát triển mạng lưới
cung cấp dịch vụ, huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, các cơ sở y
tế ngoài công lập.
|
|
35.221.460.000
|
3.1
|
Tập huấn chuyển giao công nghệ,
kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện, xã (10 lớp chia làm 2
giai đoạn, 60 người/lớp)
|
10
|
lớp
|
1
|
lần
|
10.300.000
|
103.000.000
|
|
- Kinh phí 01 lớp tổ chức tại tỉnh
|
60
|
người
|
1
|
ngày
|
|
10.300.000
|
|
Tiền báo cáo viên cấp tỉnh
|
1
|
người
|
1
|
ngày
|
2.000.000
|
2.000.000
|
|
Tiền tài liệu
|
60
|
bộ
|
1
|
ngày
|
15.000
|
900.000
|
|
Tiền thuê hội trường, loa, mic,
tăng âm
|
|
|
1
|
ngày
|
|
5.000.000
|
|
Tiền nước uống
|
60
|
người
|
1
|
ngày
|
40.000
|
2.400.000
|
3.2
|
Tập huấn chuyển giao công nghệ,
kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ y tế thuộc các cơ sở y tế ngoài công lập và các tổ
chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ (4 lớp chia làm 2 giai đoạn, 60 người/lớp)
|
4
|
lớp
|
1
|
lần
|
10.300.000
|
41.200.000
|
|
- Kinh phí 01 lớp tổ chức tại tỉnh
|
60
|
người
|
1
|
ngày
|
|
10.300.000
|
|
Tiền báo cáo viên cấp tỉnh
|
1
|
người
|
1
|
ngày
|
2.000.000
|
2.000.000
|
|
Tiền tài liệu
|
60
|
bộ
|
1
|
ngày
|
15.000
|
900.000
|
|
Tiền thuê hội trường, loa, mic,
tăng âm
|
|
|
1
|
ngày
|
|
5.000.000
|
|
Tiền nước uống
|
60
|
người
|
1
|
ngày
|
40.000
|
2.400.000
|
3.3
|
Tập huấn cung cấp kiến thức về
các dịch vụ của Chương trình cho đội ngũ cán bộ dân số, cộng tác viên dân số
- y tế
|
|
|
|
|
|
319.500.000
|
3.3.1
|
Tập huấn đội ngũ cán bộ dân số cấp
huyện và cán bộ dân số cấp xã (04 lớp, 60 người/lớp):
|
4
|
lớp
|
2
|
lần
|
8.700.000
|
69.600.000
|
|
- Kinh phí 01 lớp tổ chức tại huyện
|
60
|
người
|
1
|
ngày
|
|
8.700.000
|
|
Tiền báo cáo viên cấp huyện
|
1
|
người
|
1
|
ngày
|
1.000.000
|
1.000.000
|
|
Tiền tài liệu
|
60
|
bộ
|
1
|
ngày
|
15.000
|
900.000
|
|
Tiền thuê hội trường, loa, mic,
tăng âm
|
|
|
1
|
ngày
|
|
5.000.000
|
|
Tiền nước uống
|
60
|
người
|
1
|
ngày
|
30.000
|
1.800.000
|
3.3.2
|
Tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên
dân số-y tế (80 người/lớp; năm đầu triển khai tập huấn 05 lớp, các năm còn lại
đến năm 2029 mỗi năm tập huấn 02 lớp cho các đối tượng chưa được tập huấn hoặc
tập huấn bổ sung các nội dung, kiến thức mới của Chương trình...)
|
21
|
lớp
|
1
|
lần
|
11.900.000
|
249.900.000
|
|
- Kinh phí 01 lớp tổ chức tại huyện
|
80
|
người
|
1
|
buổi
|
|
11.900.000
|
|
Tiền báo cáo viên
|
1
|
người
|
1
|
buổi
|
500.000
|
500.000
|
|
Tiền tài liệu
|
80
|
bộ
|
1
|
buổi
|
15.000
|
1.200.000
|
|
Tiền thuê hội trường, loa, mic,
tăng âm
|
|
|
1
|
buổi
|
|
5.000.000
|
|
Tiền nước uống
|
80
|
người
|
1
|
buổi
|
15.000
|
1.200.000
|
|
Hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ không hưởng
lương
|
80
|
người
|
1
|
buổi
|
50.000
|
4.000.000
|
3,4
|
Đầu tư trang thiết bị y tế tuyến
tỉnh, huyện
|
34.757.760.000
|
|
Máy đo âm ốc tai OAE - hãng GSI - Mỹ
|
1
|
Bộ
|
8
|
|
165.000.000
|
1.320.000.000
|
|
Máy đo đáp ứng thính giác thân não
ABR
|
1
|
Bộ
|
1
|
|
360.000.000
|
360.000.000
|
|
Máy đo độ bão hoà oxygen- hãng Nellcor-Mỹ
|
1
|
chiếc
|
8
|
|
35.000.000
|
280.000.000
|
|
Máy siêu âm 3D đầu dò tim
|
1
|
chiếc
|
7
|
|
1.085.000.000
|
7.595.000.000
|
|
Máy xét nghiệm sinh miễn dịch
|
1
|
chiếc
|
7
|
|
50.000.000
|
350.000.000
|
|
Nhu cầu của BV Sản Nhi (có phụ lục
riêng)
|
|
|
|
|
|
24.852.760.000
|
4
|
Các hoạt động thực hiện nhiệm vụ
quản lý, kiểm tra, giám sát
|
67.300.000
|
4.1
|
Tổ chức kiểm tra, giám sát
|
40.400.000
|
4.1.1
|
Giám sát tại huyện (Mỗi năm 2 cuộc
tại 8 huyện, tx, tp)
|
2
|
cuộc/năm
|
10
|
năm
|
740.000
|
14.800.000
|
|
- Chi cho 1 cuộc
|
1
|
cuộc
|
1
|
lần
|
|
740.000
|
|
Phụ cấp công tác phí
|
1
|
người
|
8
|
lần
|
80.000
|
640.000
|
|
Xăng xe
|
1
|
cuộc
|
|
|
100.000
|
100.000
|
4.1.2
|
Giám sát tại xã (04 xã/huyện/năm)
|
8
|
huyện
|
10
|
năm
|
320.000
|
25.600.000
|
|
- Chi cho 1 huyện
|
1
|
huyện
|
1
|
năm
|
|
320.000
|
|
Phụ cấp công tác phí
|
4
|
người
|
1
|
lần
|
80.000
|
320.000
|
4.2
|
Tổ chức các hội nghị
|
|
|
|
|
|
26.900.000
|
4.2.1
|
Hội nghị triển khai (01 buổi, khoảng
140 đại biểu gồm đại biểu tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã)
|
140
|
người
|
1
|
Hội
nghị
|
|
9.900.000
|
|
Tiền tài liệu
|
140
|
bộ
|
1
|
buổi
|
15.000
|
2.100.000
|
|
Tiền thuê hội trường, loa, mic,
tăng âm
|
|
|
1
|
buổi
|
|
5.000.000
|
|
Tiền nước uống
|
140
|
người
|
1
|
buổi
|
20.000
|
2.800.000
|
4.2.2
|
Hội nghị sơ kết, hội nghị tổng kết (01
buổi, 140 đại biểu gồm đại biểu tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã)
|
|
|
2
|
Hội
nghị
|
8.500.000
|
17.000.000
|
|
- Chi cho 01 hội nghị
|
140
|
người
|
1
|
buổi
|
|
8.500.000
|
|
Tiền tài liệu
|
140
|
bộ
|
|
buổi
|
5.000
|
700.000
|
|
Tiền thuê hội trường, loa, mic,
tăng âm
|
|
|
1
|
buổi
|
|
5.000.000
|
|
Tiền nước uống
|
140
|
người
|
1
|
buổi
|
20.000
|
2.800.000
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2:
DỰ TRÙ NHU CẦU KINH PHÍ TRANG THIẾT BỊ BỆNH
VIỆN SẢN NHI
(Kèm theo Kế hoạch số 355/KH-UNND ngày 04/6/2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
TT
|
Nội
dung sàng lọc
|
Tên
trang thiết bị
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng hiện có
|
Đề
nghị bổ sung
|
Dự
kiến đơn giá
|
Thành
tiền
|
Ghi
chú
|
1
|
SÀNG LỌC TRƯỚC SINH/ SƠ SINH CƠ BẢN
|
Hệ thống sàng lọc trước sinh/sơ
sinh
|
Hệ
thống
|
0
|
1
|
2.150.000.000
|
2.150.000.000
|
|
2
|
SÀNG LỌC SƠ SINH MỞ RỘNG
|
Hệ thống điện di đẳng điện sàng lọc
sàng lọc các bệnh huyết sắc tố
|
Hệ
thống
|
0
|
1
|
950.000.000
|
950.000.000
|
|
3
|
CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH
|
3.1. Hệ thống kính hiển vi lập
nhiễm sắc thể đồ
|
Hệ
thống
|
0
|
1
|
2.871.131.000
|
2.871.131.000
|
Xét
nghiệm nhiễm sắc
|
3.2. Hệ thống giải trình tự gen
|
Hệ
thống
|
0
|
1
|
11.881.629.000
|
11.881.629.000
|
Thực
hiện xét nghiệm
|
4
|
TRANG THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH
|
Máy siêu âm 4D (4 đầu dò)
|
Chiếc
|
0
|
1
|
7.000.000.000
|
7.000.000.000
|
|
Tổng
cộng đầu tư trang thiết bị
|
24.852.760.000
|
|
PHỤ LỤC 3:
KẾ HOẠCH CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH
MỞ RỘNG TẦM SOÁT, CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH, TẬT TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH TỈNH
BẮC NINH ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 355/KH-UBND ngày 04/6/2021 của UBND tỉnh Bắc
Ninh)
STT
|
Tên
hoạt động
|
Thời
gian thực hiện
|
Đơn
vị thực hiện
|
Đơn
vị phối hợp
|
Dự
kiến Kinh Phí (1000đ)
|
Ghi
chú
|
1
|
Hoàn thiện cơ chế chính sách,
quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật
|
Năm 2021
|
Sở Y
tế
|
|
0
|
|
2
|
Tuyên truyền, vận động tạo môi
trường đồng thuận của xã hội
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng
|
|
|
|
|
|
|
- Xây dựng phát các phóng sự,
chuyên mục tuyên truyền về các dịch vụ trong Chương trình
|
Hằng năm
|
Đài
PTTH
|
Sở Y tế
|
60.000/năm
|
|
|
- Báo Bắc Ninh đăng tải tin, bài, ảnh
|
|
Báo
BN
|
Sở Y tế
|
20.000/năm
|
|
2.2
|
Tổ chức truyền thông, tư vấn tại cộng
đồng về các hoạt động của Chương trình nhằm thay đổi nhận thức và chuyển đổi
hành vi của các đối tượng (02 lớp/xã, mỗi lớp 60 người)
|
2021:27 lớp
2022-2030: 45 lớp/năm
|
Sở Y
tế
|
|
1.036.800
|
|
3
|
Củng cố & phát triển mạng lưới
cung cấp dịch vụ, huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, các cơ sở y
tế ngoài công lập.
|
|
Sở Y
tế
|
|
35.221.460
|
|
3.1
|
Tập huấn chuyển giao công nghệ, kỹ
thuật cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện, xã (10 lớp chia 2 giai đoạn,
60 người/lớp)
|
1 lớp/năm x 10
năm
|
Sở Y
tế
|
|
103000
|
|
3.2
|
Tập huấn chuyển giao công nghệ, kỹ
thuật cho đội ngũ cán bộ y tế thuộc các cơ sở y tế ngoài công lập và các tổ
chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ (4 lớp chia làm 2 giai đoạn, 60 người/lớp)
|
Năm 2021, 2024, 2026, 2028
|
Sở Y
tế
|
|
41.200
|
|
3.3
|
Tập huấn đội ngũ cán bộ dân số cấp
huyện và cán bộ dân số cấp xã (04 lớp, 60 người/lớp):
|
Năm 2022, 2024, 2027, 2029: 1 lớp/năm
|
Sở Y
tế
|
|
69.600
|
|
|
Tập huấn cho đội ngũ CTY DS - y tế
(80 người/lớp; năm đầu triển khai tập huấn 05 lớp, các năm còn lại đến năm
2029 mỗi năm tập huấn 02 lớp cho các đối tượng chưa được tập huấn hoặc tập huấn
bổ sung các nội dung, kiến thức mới của Chương trình...)
|
2021: 5 lớp
2022-2029: 2 lớp/năm
|
Sở Y
tế
|
|
249.900
|
|
3.4
|
Đầu tư TTB y tế tuyến tỉnh, huyện
|
2022: BVSN
2023: BVĐK&2h
2024: 2 huyện
2025: 2 huyện
2026: 1 huyện
|
Sở Y
tế
|
Sở TC
Sở KH-ĐT
|
34.757.760
|
|
4
|
Các hoạt động thực hiện nhiệm vụ
quản lý, kiểm tra, giám sát
|
|
Sở Y
tế
|
|
67.300
|
|
4.1
|
Tổ chức kiểm tra, giám sát
|
Hằng năm
|
|
|
40.400
|
|
4.2
|
Tổ chức các hội nghị
|
|
|
|
|
|
|
- Hội nghị triển khai
|
2021
|
|
|
9.900
|
|
|
- Hội nghị sơ kết, tổng kết
|
2025, 2030
|
|
|
17.000
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
37.125.560
|
|