ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2106/KH-UBND
|
Bình Thuận, ngày
5 tháng 6 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU,
BIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
Thực hiện Nghị định số
24/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện công tác Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh
như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; tăng cường hoạt động thông tin, truyền
thông, giáo dục về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và xã hội;
chính sách pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia tới cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân
trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo,
chỉ đạo của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển
khai và thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của ngành, địa phương; phát huy
tinh thần trách nhiệm, gương mẫu chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang trong thực thi công vụ và sinh hoạt,
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, góp phần ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Việc tuyên truyền, phổ biến,
triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đảm bảo chất lượng,
hiệu quả từ trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang đến cộng đồng dân
cư.
- Việc tuyên truyền, phổ biến,
triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia phải thực hiện thường
xuyên, bằng nhiều hình thức, phương pháp tuyên truyền phong phú, đa dạng phù hợp
với từng đối tượng.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các
cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến, triển khai thi
hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Quản lý, kiểm tra, theo dõi,
xử lý vi phạm trong việc thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
II. ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan đến hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận.
III. NỘI
DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tham mưu
xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác
hại của rượu, bia
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở
Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ
quan, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, địa phương có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Từ khi
ban hành và các năm tiếp theo.
2. Tuyên
truyền, phổ biến nội dung của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các
văn bản quy định chi tiết
a) Tổ chức thông tin, tuyên
truyền, phổ biến nội dung Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia tới toàn thể
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang và nhân dân
trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Các cơ quan,
ban ngành, các tổ chức đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020
và các năm tiếp theo.
b) Tuyên truyền, phổ biến trên
các phương tiện thông tin, truyền thông
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin
và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh
tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ
quan, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020
và các năm tiếp theo.
3. Thực hiện
các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia
a) Thông tin, giáo dục truyền
thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen có hại để phòng, chống tác hại
của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, trật tự, an toàn
xã hội.
- Đơn vị chủ trì: Sở Y tế.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin
và Truyền thông, các cơ quan thông tin, báo chí.
- Thời gian thực hiện: năm 2020
và các năm tiếp theo.
b) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị
trên địa bàn tỉnh tăng cường thực hiện và kiểm tra, xử lý vi phạm quy định cấm
sử dụng rượu, bia trước và trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, giữa hai buổi
trong ngày làm việc, ngày trực và đưa nội dung quy định về cấm sử dụng rượu,
bia vào nội quy, quy chế làm việc và tổ chức, giám sát việc thực hiện.
Thời gian thực hiện: năm 2020
và các năm tiếp theo.
c) Kiểm soát chặt chẽ việc quảng
cáo rượu, bia và việc thẩm định các tác phẩm sân khấu, điện ảnh trên địa bàn tỉnh;
đảm bảo việc quảng cáo rượu, bia và thực hiện các nội dung liên quan đến quy định
hạn chế hình ảnh diễn viên có sử dụng rượu, bia trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh
theo đúng quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và quy định khác
của pháp luật có liên quan.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: Sở Công
Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: năm 2020
và các năm tiếp theo.
4. Thực hiện
các biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia
a) Quản lý chặt chẽ việc cấp
phép sản xuất rượu nhằm mục đích kinh doanh, quản lý quy trình sản xuất, tiêu
chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm và nhãn hàng hóa đối với rượu.
- Đơn vị chủ trì: Sở Công
Thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế.
- Thời gian thực hiện: năm 2020
và các năm tiếp theo.
b) Tăng cường kiểm tra và thực
hiện nghiêm việc cấp giấy phép kinh doanh rượu, bia theo đúng quy định của Luật
Phòng, chống tác hại của rượu, bia và quy định khác của pháp luật về cấp phép
kinh doanh.
- Đơn vị thực hiện: Sở Công
Thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: năm 2020
và các năm tiếp theo.
c) Tăng cường biện pháp kiểm
soát, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với rượu, bia sản xuất trong
nước, nhập khẩu và biện pháp phòng, chống rượu, bia nhập lậu, giả và không đảm
bảo chất lượng.
- Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý
thị trường.
- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế,
Công an tỉnh.
- Thời gian thực hiện: năm 2020
và các năm tiếp theo.
5. Thực hiện
các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia
a) Sàng lọc, phát hiện sớm yếu
tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia; can thiệp giảm tác hại
cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe ở cộng đồng.
- Đơn vị thực hiện: Sở Y tế.
- Thời gian thực hiện: năm
2020, sau khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
b) Phòng ngừa, can thiệp, giảm
tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe; chẩn đoán, điều trị, phục hồi
chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu,
bia; phòng, chống nghiện, tái nghiện và chăm sóc sức khỏe cho mọi người nghiện
rượu, bia tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Đơn vị thực hiện: Sở Y tế.
- Thời gian thực hiện: năm
2020, sau khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
c) Tổ chức, hướng dẫn can thiệp
giảm tác hại của rượu, bia cho phụ nữ mang thai có hội chứng hoặc nguy cơ ngộ độc
ở thai nhi; tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, phụ nữ
đang cho con bú về tác hại của rượu, bia đối với thai nhi, trẻ em khi sử dụng dịch
vụ tại cơ sở y tế, cơ sở trợ giúp xã hội.
- Đơn vị thực hiện: Sở Y tế.
- Thời gian thực hiện: năm
2020, sau khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
d) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm
non và phổ thông tích hợp nội dung giáo dục về tác hại của lạm dụng rượu, bia
vào các tiết học, môn học phù hợp và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục
và Đào tạo.
- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020
và các năm tiếp theo.
đ) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp lồng ghép nội dung giáo dục về tác hại của lạm dụng rượu, bia vào
các môn học chính khóa và hoạt động ngoại khóa phù hợp.
- Đơn vị chủ trì: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội.
- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020
và các năm tiếp theo.
e) Tích hợp nội dung giáo dục về
tác hại của lạm dụng rượu, bia vào các bài giảng phù hợp và tuần lễ sinh hoạt
công dân.
- Đơn vị chủ trì: Trường Đại học
Phan Thiết.
- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020
và các năm tiếp theo.
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí thực hiện triển
khai Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh của các cơ quan,
đơn vị, tổ chức đoàn thể, UBND các cấp được bố trí từ ngân sách nhà nước.
2. Nguồn kinh phí hợp pháp
khác.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các
ngành, đơn vị liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ
tình hình thực tế tại địa phương, hàng năm xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch
công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử
lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định.
- Tham mưu, trình cấp có thẩm
quyền ban hành văn bản hướng dẫn biện
pháp thi hành pháp luật về
phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh.
- Định kỳ hàng năm, tổng hợp kết
quả thực hiện, báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thống kê số lượng hộ gia đình, tổ
chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công, sản lượng sản xuất rượu thủ công trên địa
bàn tỉnh, định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Công Thương theo quy định.
- Triển khai, hướng dẫn Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động sản xuất rượu thủ công.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan có thẩm quyền liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với các
hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh rượu; lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng rượu
thủ công được sản xuất, lưu hành trên địa bàn.
3. Cục Quản lý thị trường
- Tăng cường công tác kiểm tra
phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh, mua bán, vận chuyển bia, rượu không bảo
đảm tiêu chuẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Tăng cường thực hiện các biện
pháp phòng, chống rượu, bia nhập lậu, giả và không đảm bảo chất lượng.
4. Sở Thông tin và Truyền
thông
- Tăng cường kiểm tra, thanh
tra việc đăng tải thông tin, quảng cáo rượu, bia trên các phương tiện thông tin
đại chúng; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Sở Y
tế tổ chức thực hiện tuyên truyền phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin
đại chúng trong việc truyền thông, đăng tải thông tin vê sử dụng rượu, bia bảo
đảm phù hợp quy định của pháp luật; cảnh báo tác hại của lạm dụng rượu, bia; phổ
biến Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch
- Tăng cường công tác quản lý
nhà nước trong việc thẩm định các tác phẩm sân khấu, điện ảnh, và trong việc tiếp
nhận thông báo quảng cáo; đồng thời đẩy mạnh công tác hậu kiểm việc thực hiện
quy định của pháp luật về quảng cáo rượu, bia thuộc thẩm quyền phụ trách.
- Đưa nội dung cam kết không lạm
dụng rượu, bia trong đám tang, đám cưới, lễ hội vào hương ước, quy ước của địa
phương (thôn, khu phố, bản, ...).
6. Công an tỉnh
- Tham mưu, tổ chức thực hiện các
biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia.
- Tăng cường các biện pháp tuần
tra kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn trong máu và khí
thở của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục cho người dân kiến thức, pháp luật liên quan đến quy định về
nồng độ cồn trong máu và khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông cơ
giới, các chế tài xử phạt và vận động người dân tuân thủ quy định của pháp luật.
7. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán của Sở Y tế
và các Sở, ngành, địa phương tại thời điểm lập dự toán hàng năm, Sở Tài chính tổng
hợp, tham mưu UBND tỉnh giao dự toán để thực hiện phù hợp với khả năng cân đối
của ngân sách địa phương và theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo,
Trường Đại học Phan Thiết
- Xây dựng nội dung và tổ chức
thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại và phòng, chống tác hại của rượu,
bia phù hợp với lứa tuổi của trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên.
- Hướng dẫn kỹ năng tư vấn,
phát hiện trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên tại cơ sở giáo dục và đào tạo bị
ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
quy định cấm uống và bán rượu, bia trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp
luật.
9. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc phòng, chống tác
hại của rượu, bia đối với trẻ em, người cao tuổi.
- Xây dựng nội dung và tổ chức
thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại và phòng, chống tác hại của rượu,
bia phù hợp với lứa tuổi của người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ
chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông cho người lao động về tác hại của
rượu, bia, không uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ
giữa giờ làm việc, không vận hành máy móc sau khi uống rượu, bia.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
quy định cấm uống và bán rượu, bia trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp và quy định
không sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản
xuất, mua bán rượu, bia.
10. Sở Giao thông vận tải
- Tổ chức thực hiện các biện
pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia thuộc lĩnh vực
quản lý.
- Xây dựng nội dung và tổ chức
việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp
giấy phép lái xe.
11. Đài Phát thanh - Truyền
hình tỉnh, Báo Bình Thuận
Chủ trì, phối hợp với các Sở,
Ban, ngành thực hiện các phóng sự, tọa đàm, các đề tài báo chí phù hợp,... về phòng,
chống tác hại của rượu, bia nhằm kêu gọi cộng đồng tích cực hưởng ứng tham gia
thực thi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
12. UBND các huyện, thị xã,
thành phố
- Chịu trách nhiệm xây dựng và
tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa
phương; huy động các nguồn lực, bố trí ngân sách hàng năm cho việc tổ chức triển
khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra
các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể trên địa bàn, UBND cấp xã trong việc tổ
chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; tổ chức tuyên
truyền thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu,
bia, đặc biệt là hành vi sử dụng rượu, bia trong thanh, thiếu niên; tăng cường
quản lý nhà nước đối với sản xuất và kinh doanh rượu thủ công tại địa phương.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm
tra việc thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết theo định kỳ và báo cáo kết quả thực
hiện theo quy định.
- Vận động, tạo điều kiện thuận
lợi về thủ tục, hồ sơ để các hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công chưa
có giấy phép làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu theo quy định hoặc
đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
- Hướng dẫn các hộ gia đình, tổ
chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh thực hiện
kê khai sản lượng rượu theo hướng dẫn của Sở Công Thương, thực hiện theo mẫu
quy định tại Thông tư số 26/2019/TT-BCT ngày 14/11/2019 của Bộ Công Thương quy
định biểu mẫu kê khai của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm
mục đích kinh doanh.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở,
ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển
khai thực hiện.
Giao Sở Y tế theo dõi, đôn đốc
việc thực hiện, tổng hợp kết quả báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh theo
dõi, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh (Đ/c Hòa);
- Các cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- Mặt trận và các đoàn thể tỉnh;
- Báo Bình Thuận;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trường Đại học Phan Thiết;
- Trung tâm thông tin
- Lưu: VT, KGVXNV. Việt.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Hòa
|