ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
79/2000/QĐ-UB
|
Bình
Phước, ngày 07 tháng 09 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
“VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KÝ QUỸ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21/06/1994.
Căn cứ Luật khoáng sản ban hành ngày 20/03/1996 và Nghị định 68/CP ngày
01/11/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật khoáng sản.
Căn cứ Thông tư liên tịch số: 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22/10/1999 của
Liên Bộ Tài chính – Công nghiệp – Khoa học Công nghệ & Môi trường V/v Hướng
dẫn việc ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
Theo đề nghị của Liên Sở Công nghiệp, Tài Chính - Vật giá, Khoa học Công Nghệ
& Môi trường ( Tờ trình số: 405/TTr-LN ngày 21/08/2000)
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Ban hành kèm theo quyết định này quy định về việc ký quỹ phục hồi môi trường
trong khai thác khoáng sản trên địa bàn Tỉnh Bình Phước.
Điều 2:
Giao cho Giám đốc Sở Công nghiệp phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ & Môi
trường, Sở Tài chính - Vật giá tuyên truyền, giáo dục cho các tổ chức, cá nhân
khai thác khoáng sản thực hiện đúng quy định ban hành kèm theo quyết định này.
Điều 3:
Các Ông (Bà) Chánh văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Công nghiệp, Tài chính - Vật
giá, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan ban ngành liên
quan, Chủ tịch UBND các Huyện, các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa
bàn Tỉnh Bình Phước có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau
15 ngày kể từ ngày ký.
|
TM.UỶ
BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tấn Hưng
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC KÝ QUỸ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết đinh số 79/2000/QĐ-UB ngày 7/9/2000 của Ủy ban Nhân
dân Tỉnh Bình Phước)
Chương I:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Đối
tượng ký quỹ.
Các tổ chức, cá nhân được phép
khia thác khoáng sản ( kể cả khai thác tận thu) trên địa bàn Tỉnh Bình Phước.
Điều 2: Mục
đích ký quỹ.
Các tổ chức, cá nhân được phép
khai thác khoáng sản có nghĩa vụ gửi một khoản tiền bắt buộc (hoặc vàng hoăc
ngoại tệ được quy đổi ra tiền Việt Nam) vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức
tín dụng nhằm đảm bảo nghĩa vụ phục hồi môi trường do hoạt động khai thác
khoáng sản gây ra.
Chương II:
TRÌNH TỰ - THỦ TỤC KÝ QUỸ
Điều 3:
Ngay sau khi được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép, kèm theo thông báo mức ký quỹ
một lần (Nếu thời hạn khai thác trên ba năm), tổ chức, cá nhân được phép khai
thác khoáng sản căn cứ mức tiền ký quỹ đã nên trong thông báo để tiến hành nộp
tiền ký quỹ.
Điều 4: Thời
hạn nộp tiền ký quỹ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày tố chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhận được thông báo phải
thực hiện nộp tiền ký quỹ. Khi nộp tiền ký quỹ xong phải thông báo bằng văn bản
cho Sở Công nghiệp, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường
biết để theo dõi và sau đó mới được tiến hành khai thác khoáng sản.
Điều 5: Về
gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản.
Đối với trường hợp đã ký quỹ cho
toàn bộ diện tích đã khai thác theo đề án đã được phê duyệt ban đầu nhưng khai
thác hết thời gian theo giấy phép mà diện tích vẫn còn thì cơ quan tham mưu
trình cấp có thẩm quyền gia hạn giấy phép mà cơ quan quản lý Nhà nước về môi
trường không nhất thiết phải thẩm định, xác nhận. Trường hợp có ảnh hưởng xấu đến
môi trườngng do phát sinh mới trong quá trình khai thác, cơ quan quản lý Nhà nước
về môi trường thẩm định, yêu cầu ký quỹ bổ sung để phục hồi môi trường.
Điều 6: Về
đóng cửa mỏ, thu hồi, trả lại giấy phép khai thác.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác hết
diện tích hoặc trả lại giấy phép bị thu hồi theo quy định của pháp luật thì
trong thời gian từ 01 đến 03 tháng phải tiến hành phục hồi môi trường. Khi hoàn
thành việc phục hồi môi trường phải báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà nước về môi
trường thẩm định và xác nhận. Sau khi có ý kiến xác nhận của cơ quan quản lý
Nhà nước về môi trường, cơ quan có thẩm quyền ra thông báo hoàn trả lại số tiền
đã ký quỹ cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
Điều 7:
Khi tổ chức, cá nhân khai thác đã ký quỹ nhưng không thực hiện việc phục hồi
môi trường hoặc bị phá sản, giải thể hoặc chết không có người thừa kế thì cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy phép ra quyết định chỉ định thầu hoặc đấu thầu lựa
chọn đơn vị thi công để phục hồi môi trường. Kinh phí phục hồi môi trường này lấy
trong tiền ký quỹ. Khi phục hồi môi trường xong, tiền ký quỹ nếu không sử dụng
hết sẽ được trả lại cho tổ chức, cá nhân hoặc sung vào công quỹ.
Chương
III:
CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP
XÁC ĐỊNH MỨC TIỀN KÝ QUỸ
Điều 8: Căn
cứ xác định mức tiền ký quỹ.
Đối với khai thác khoáng sản
theo hình thức công nghiệp, căn cứ mức tổng chi phí phục hồi môi trường được
tính toán trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và thời
gian được cấp giấy phép khai thác khoáng sản để xác định mức tiền ký quỹ lần đầu
và các lần kế tiếp theo khoản b mục 2 phần II của Thông tư liên tịch số:
126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22/10/1999 của Liên Bộ Tài chính – Công nghiệp
– Khoa học Công nghệ & Môi trường.
Đối với khai thác khoáng sản
theo hình thức tận thu phải ký quỹ một lần bằng 100% tổng chi phí dùng để phục
hồi môi trường được xác định, tính toán trong Bảng đăng ký đạt tiêu chuẩn môi
trường dựa trên diện tích và dạng địa hình từng mỏ khoáng sản để xem xét.
Điều 9: Thủ
tục, chi phí, lãi suất tiền gửi ký quỹ.
+ Thủ tục: Đối tượng khai thác
khoáng sản đăng ký mở tài khoản theo mẫu quy định tại Ngân hàng đầu tư &
Phát triển Tỉnh Bình Phước kèm theo giấy phép khai thác khoáng sản, giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh (Nếu là tổ chức), giấy phép kinh doanh ( Nếu là cá
nhân). Những văn bản photo phải có công chứng nhà nước.
+ Chi phí dịch vụ ký quỹ: tối
thiểu là 100.000đ (một trăm ngàn đồng) và tối đa không quá 200.000đ (hai
trămngàn đồng)cho một lần ký quỹ.
+ Lãi suất tiền ký quỹ theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chương IV:
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
Điều 10:
Giao Sở Công nghiệp:
+ Chủ trì phối hợp cùng các
ngành có liên quan phổ biến yêu cầu của việc ký quỹ phục hồi môi trường cho các
tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
+ Tham mưu cho UBND Tỉnh xem xét
các việc sau đây:
Ra thông báo mức tiền ký quỹ phải
nộp.
Chấp thuận cho tổ chức, cá nhân
rút tiền ký quỹ sau khi đã phục hồi môi trường đạt yêu cầu.
Hoàn tra cho tổ chức,cá nhân số
tiền ký quỹ không sử dụng hết.
Quyết định sung vào công quỹ số
tiền không sử dụng hết nếu không có người thừa kế.
Quyết định đấu thầu hoặc chỉ định
thầu để chọn đơn vị thi công phục hồi môi trường.
Điều 11:
Giao Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường phối hợp cùng Sở Tài chính - Vật
giá thẩm định, xác định mức tiền ký quỹ để phục hồi môi trường đối với các tổ
chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
Điều 12:
Giao Sở Công nghiệp, Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường phối hợp cùng Sơ
Tài chính - Vật giá xác định mức chi phí phục hồi môi trường đối với các tổ chức,
cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản kể từ ngày 31/8/2000 trở về
trước nếu chưa ký quỹ. Đồng thời tham mưu cho UBND Tỉnh ra thông báo cho các
đơn vị nêu trên tiến hành nộp tiền ký quỹ theo quy định của Quyết định này.
Các tổ chức phát sinh mới sau
ngày 31/8/200 căn cứ điều 8 chương III của quy định này để tiến hành thực hiện.
Điều 13:
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
Các đối tượng phải ký quỹ theo
quy định này nếu không thực hiện việc ký quỹ để phục hồi môi trường sẽ không được
phép tiến hành khai thác khoáng sản. Nếu khai thác mà không tiến hành ký quỹ sẽ
bị xử phạt hành chính hoặc bị thu hồi giấy phép theo quy định của pháp luật.
Giao Sở Công nghiệp, Sở Khoa học
Công nghệ & Môi trường phối hợp cùng Sở Tài chính - Vật giá và UBND các Huyện,
Thị phối hợp triển khai thực hiện tốt quy định này.
Điều 14: Điều
khoản thi hành.
Quy định này có hiệu lực sau 15
ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo UBND tỉnh
xem xét, điều chỉnh bổ sung.