Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 389/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 389/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trần Lưu Quang
Ngày ban hành: 09/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hoàn chỉnh hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá vào năm 2030

Ngày 09/5/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hoàn chỉnh hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá vào năm 2030

Theo đó, mục tiêu tổng quát đến năm 2030 trong quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản sẽ là:

- Bảo vệ, bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản trên các loại hình thủy vực và bảo tồn đa dạng sinh học biển góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018;

- Phát triển khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế;

- Bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể sẽ là:

- Đối với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

+ 27 khu bảo tồn biển được thành lập và hoạt động hiệu quả với tổng diện tích vùng biển được khoanh vùng bảo tồn khoảng 463.587 ha, chiếm khoảng 0,463% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia (các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia).

+ 149 khu vực ở vùng biển (59 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 63 khu vực cấm khai thác thủy sản cỗ thời hạn, 27 khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản) và 119 khu vực nội địa (66 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 53 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn) được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống của các loài thủy sản.

- Đối với khai thác thủy sản:

+ Tổng số tàu cá tối đa khoảng 83.600 chiếc.

+ Cơ cấu nghề khai thác thủy sản như sau: Nghề lưới kéo chiếm 10,0%; nghề lưới vây chiếm 6,1%; nghề lưới rê chiếm 40,3%; nghề câu chiếm 18,9%, nghề lưới chụp chiếm 3,0%; nghề lồng bẫy chiếm 2,9%; nghề khác chiếm 16,6% và nghề hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản chiếm 2,2% tổng số tàu cá.

+ Tổng số lao động giảm xuống còn khoảng 600 nghìn người.

+ Hoàn chỉnh hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thành một hệ thống liên hoàn, liên vùng nhằm đáp ứng nhu cầu neo đậu, dịch vụ hậu cần nghề cá.

Xem chi tiết Quyết định 389/QĐ-TTg ngày 09/5/2024.

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 389/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuỷ sản;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 541/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Báo cáo thẩm định số 14/BC-HĐTĐQH ngày 26 tháng 01 năm 2023 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:

I. PHẠM VI QUY HOẠCH

Các thuỷ vực thuộc vùng nội địa và các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, bao gồm vùng biển huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Quan điểm

- Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thuỷ sản, kinh tế biển; phù hợp quy hoạch tổng thể quốc gia, không gian biển quốc gia, sử dụng đất quốc gia và các quy hoạch có liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng và an ninh.

- Bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; bảo tồn đa dạng sinh học, tăng diện tích thủy vực được bảo vệ, bảo tồn tại các vùng biển, vùng nội địa dựa trên tiếp cận thận trọng và tiếp cận dựa vào hệ sinh thái.

- Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản gắn với lợi ích, trách nhiệm của cộng đồng và phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từng vùng, các ngành kinh tế; góp phần bảo đảm an sinh xã hội, bình đẳng giới, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc hưởng lợi từ khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản hoặc hoạt động trong ngành, nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản.

- Khai thác thủy sản phù hợp với tiềm năng nguồn lợi thủy sản, theo hướng hiệu quả, bền vững, có trách nhiệm, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, dinh dưỡng, nâng cao giá trị, thu nhập cho người dân trên cơ sở ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tổ chức lại sản xuất thủy sản.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát đến năm 2030

Bảo vệ, bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản trên các loại hình thủy vực và bảo tồn đa dạng sinh học biển góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát triển khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Đối với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

+ 27 khu bảo tồn biển được thành lập và hoạt động hiệu quả với tổng diện tích vùng biển được khoanh vùng bảo tồn khoảng 463.587 ha, chiếm khoảng 0,463% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia (các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia).

+ 149 khu vực ở vùng biển (59 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 63 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, 27 khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản) và 119 khu vực nội địa (66 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 53 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn) được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống của các loài thủy sản.

- Đối với khai thác thủy sản

+ Tổng số tàu cá tối đa khoảng 83.600 chiếc.

+ Cơ cấu nghề khai thác thủy sản như sau: Nghề lưới kéo chiếm 10,0%; nghề lưới vây chiếm 6,1%; nghề lưới rê chiếm 40,3%; nghề câu chiếm 18,9%; nghề lưới chụp chiếm 3,0%; nghề lồng bẫy chiếm 2,9%; nghề khác chiếm 16,6% và nghề hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản chiếm 2,2% tổng số tàu cá.

+ Tổng số lao động giảm xuống còn khoảng 600 nghìn người.

+ Hoàn chỉnh hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thành một hệ thống liên hoàn, liên vùng nhằm đáp ứng nhu cầu neo đậu, dịch vụ hậu cần nghề cá.

c) Tầm nhìn đến năm 2050

Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, tương đương với các nước có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới; đa dạng sinh học biển và các thủy vực nội địa được bảo tồn và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; góp phần bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

III. ĐỊNH HƯỚNG BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN

1. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

a) Định hướng phát triển

- Phục hồi nguồn lợi thủy sản đặc biệt các loài thủy sản có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản đặc hữu; tăng cường công tác quản lý, đánh giá, bảo tồn, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các loại hình thủy vực ở vùng nội địa và vùng biển.

- Tăng quy mô, diện tích các khu vực biển được bảo tồn và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thành lập mới và tổ chức quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển; gắn bảo tồn với phát triển du lịch sinh thái biển, góp phần bảo vệ, sử dụng bền vững hệ sinh thái biển và các nguồn tài nguyên biển; bảo vệ không gian di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, phát triển kinh tế du lịch biển.

- Xác định các khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn là khu vực thủy sản tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống; khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản gây nguy hại, hủy diệt nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản và hệ sinh thái thủy sinh.

- Hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu trên các vùng biển.

- Lưu giữ, bảo tồn và phát triển nguồn gen của các loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm, loài bản địa, loài đặc hữu, loài có giá trị kinh tế. Đa dạng hình thức lưu giữ nguồn gen, lựa chọn đối tượng tiềm năng, đầu tư nghiên cứu sản xuất giống để chủ động trong công tác tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản và phát triển kinh tế.

- Giám sát, dự báo môi trường sống của các loài thủy sản; kịp thời phát hiện, xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trường trên các thủy vực vùng nội địa và vùng biển.

- Ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong công tác quản lý, bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ các loài rùa biển, thú biển và giảm thiểu đánh bắt không chủ ý đối với các loài thủy sản.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp trong hoạt động bảo tồn, bảo vệ, tái tạo, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo tồn biển, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn cao; thành lập lực lượng kiểm ngư địa phương theo quy định của Luật Thủy sản 2017; bố trí lực lượng kiểm ngư tuần tra, kiểm soát tại các khu bảo tồn biển.

b) Nội dung quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030

- Đối với vùng biển

+ Chuyển tiếp 06 khu bảo tồn biển đã được thành lập và thành lập mới 21 khu bảo tồn biển; trong đó, có 11 khu bảo tồn biển cấp quốc gia và 16 khu bảo tồn biển cấp tỉnh (Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo).

+ Xác định 59 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo).

+ Xác định 63 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn (Chi tiết tại Phụ lục III kèm theo).

+ Hình thành 27 khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản (Chi tiết tại Phụ lục IV kèm theo).

+ Thực hiện lưu giữ 138 nguồn gen loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản bản địa, đặc hữu, loài thủy sản có giá trị kinh tế và khoa học trong môi trường tự nhiên, nhân tạo và trong phòng thí nghiệm.

+ Xác định và bảo vệ đường di cư tự nhiên của 16 loài thủy sản, bao gồm 07 loài cá, 05 loài rùa biển, 03 loài mực và 01 loài ghẹ.

- Đổi với vùng nội địa

+ Xác định 66 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trong đó có 14 khu trên hồ và 52 khu trên sông (Chi tiết tại Phụ lục V kèm theo).

+ Xác định 53 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, trong đó có 19 khu trên hồ và 34 khu trên sông (Chi tiết tại Phụ lục VI kèm theo).

+ Thực hiện lưu giữ nguồn gen của 94 loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản bản địa, đặc hữu, loài thủy sản có giá trị kinh tế và khoa học trong môi trường tự nhiên, nhân tạo và trong phòng thí nghiệm.

+ Tiếp tục bảo vệ đường di cư tự nhiên của 05 loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, bao gồm: Cá mòi cờ chấm, cá mòi cờ hoa, cá chình bông, cá chình mun, cá cháy.

+ Xác định và bảo vệ đường di cư tự nhiên của 07 loài thủy sản, bao gồm: cá anh vũ, cá lăng chấm, cá chiên, cá tra dầu, cá hô, cá vồ cờ, cá chài.

2. Khai thác thủy sản

a) Định hướng quy hoạch

- Giảm dần sản lượng thủy sản khai thác, điều chỉnh tỷ trọng sản lượng khai thác giữa các vùng biển, phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản; khai thác có chọn lọc các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao.

- Điều chỉnh số lượng tàu cá khai thác thủy sản, chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản ở các thủy vực vùng nội địa, vùng biển phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản, đặc biệt giảm tỷ trọng nghề lưới kéo trên biển; gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí.

- Củng cố, đổi mới các tổ, đội, hợp tác xã, nghiệp đoàn nghề cá; tổ chức sản xuất thủy sản khai thác theo chuỗi giá trị, chú trọng tăng về giá trị sản xuất. Đến năm 2030, khoảng 80% tàu cá khai thác thủy sản ở vùng lộng và vùng khơi tham gia chuỗi liên kết sản xuất trên biển.

- Ứng dụng khoa và học công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý, hoạt động khai thác thủy sản, bảo quản sản phẩm khai thác, hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển.

- Hình thành nguồn nhân lực tham gia khai thác thủy sản chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghệ và hội nhập quốc tế.

- Khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng thủy sản tại các hồ tự nhiên, hồ chứa, sông, suối; gắn khai thác với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm sinh kế cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, người có thu nhập thấp tại các vùng trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

- Đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác thủy sản.

b) Nội dung quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030

- Tàu cá khai thác thuỷ sản

+ Đến năm 2030, tổng số tàu cá khoảng 83.600 chiếc, cụ thể như sau:

. Tàu cá theo vùng khai thác thủy sản: Vùng ven bờ (tàu cá từ 6-<12 m) khoảng 39.000 chiếc, chiếm 46,6%; vùng lộng (tàu cá từ 12-<15m) khoảng 17.060 chiếc, chiếm 20,4%; vùng khơi (tàu cá ≥15 m) khoảng 27.540 chiếc, chiếm 33,0% tổng số tàu cá cả nước.

. Tàu theo nghề khai thác thủy sản: Nghề lưới kéo là 8.360 chiếc, chiếm 10,0%; nghề lưới vây là 5.110 chiếc, chiếm 6,1%; nghề lưới rê là 33.700 chiếc, chiếm 40,3%; nghề nghề câu là 15.840 chiếc, chiếm 18,9%; nghề lưới chụp là 2.480 chiếc, chiếm 3,0%; nghề lồng bẫy là 2.450 chiếc, chiếm 2,9%; nghề khác là 13.840 chiếc, chiếm 16,6% và nghề hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản là 1.820 chiếc, chiếm 2,2% tổng số tàu cá cả nước.

+ Cơ cấu nghề theo các vùng khai thác thủy sản đến năm 2030 như sau:

. Vùng ven bờ: Nghề lưới rê chiếm 57,0%, nghề câu chiếm 16,2%, nghề lồng bẫy chiếm 2,2%, nghề khác chiếm 24,6% tổng số tàu cá vùng ven bờ.

. Vùng lộng: Nghề lưới kéo chiếm 15,5%, nghề lưới rê chiếm 29,1%, nghề lưới vây chiếm 7,3%, nghề câu chiếm 28,2%, nghề lưới chụp chiếm 3,1%, nghề lồng bẫy chiếm 5,3%, nghề khác chiếm 9,2%, nghề hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản chiếm 2,3% tổng số tàu cá vùng lộng.

. Vùng khơi: Nghề lưới kéo chiếm 20,7%, nghề lưới rê chiếm 23,6%, nghề lưới vây chiếm 14,2%, nghề câu chiếm 17,1%, nghề lưới chụp chiếm 7,1%, nghề lồng bẫy chiếm 2,5%, nghề khác chiếm 9,6%, nghề hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản chiếm 5,2% tổng số tàu cá vùng khơi.

. Theo lộ trình điều chỉnh cơ cấu nghề, giảm số lượng tàu cá của cả nước; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh giảm tối thiểu 12% tổng số tàu cá so với năm 2020 để bảo đảm phát triển khai thác thủy sản hiệu quả và bền vững.

- Lao động khai thác thủy sản

+ Ứng dụng khoa học và công nghệ, cơ giới hóa trên tàu cá để giảm số lượng lao động trực tiếp trên tàu cá.

+ Tổ chức đào tạo, tập huấn cho lao động khai thác thủy sản, thuyền trưởng và máy trưởng tàu cá.

- Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản

+ Đầu tư xây dựng, hoàn thiện các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, đặc biệt tại các tuyến đảo, vùng biển khơi. Hình thành hệ thống liên hoàn, liên vùng cho dịch vụ hậu cần nghề cá, tận dụng vị trí địa lý phù hợp điều kiện tự nhiên và gắn với ngư trường khai thác thủy sản.

+ Xây dựng trạm cung cấp dịch vụ, hậu cần, sơ chế, bảo quản, trung chuyển sản phẩm trên các hải đảo. Tiếp tục tập trung đầu tư 5 trung tâm nghề cá lớn tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang gắn với các ngư trường trọng điểm và trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ gắn với vùng nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long.

+ Phát triển dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác thủy sản trên biên, chợ đầu mối, chợ đấu giá thủy sản và đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ khai thác thủy sản.

+ Ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ; thiết bị thông tin, các công cụ, thiết bị phục vụ khai thác thủy sản.

3. Nhu cầu sử dụng đất, mặt nước đến năm 2030

- Tổng diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo tồn đa dạng sinh học khoảng 2,79 triệu ha (tương ứng khoảng 2,79% diện tích vùng biển).

- Tổng diện tích khu vực được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông, hồ chính khoảng 44.570 ha mặt nước.

- Các cơ sở lưu giữ gen, giống thương phẩm thuộc phạm vi không gian của các khu bảo tồn biển và các viện nghiên cứu.

- Tổng nhu cầu sử dụng đất và mặt nước cho phát triển hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão tối thiểu là 5.504 ha, trong đó nhu cầu sử dụng đất khoảng 630 ha và sử dụng mặt nước khoảng 4.874 ha.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản, nhất là đảm bảo chất lượng tàu cá, vùng hạn chế tàu cá được phép hoạt động trên biển, quy định quản lý nghề cá giải trí gắn với việc phát triển cộng đồng ngư dân, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Thuỷ sản, Luật Đa dạng sinh học và thực tiễn của ngành, địa phương và luật pháp quốc tế.

- Nghiên cứu xây dựng một số chính sách sau:

+ Chính sách về đầu tư hạng mục hạ tầng thiết yếu cho khu bảo tồn biển; hỗ trợ thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản có thời hạn trên phạm vi cả nước; hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác thủy sản thân thiện với môi trường hoặc chuyển ra ngoài lĩnh vực khai thác; hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động chuyển đổi nghề từ khai thác thủy sản sang các ngành nghề khác hoặc khai thác thủy sản gắn với các hoạt động dịch vụ khác.

+ Chính sách khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng ngư dân tham gia đầu tư, hình thành, quản lý và phát triển các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản.

+ Chính sách sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết, liên doanh, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khai thác, bảo quản sản phẩm trên tàu cá nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy sản.

+ Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, khai thác cảng cá; xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng cá và hạng mục công trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nghề cá.

+ Chính sách đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên tàu cá; kiến thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ tiên tiến trên tàu cá; hỗ trợ đào tạo cho con em ngư dân theo học tại các trường dạy nghề, cao đẳng và đại học trên cả nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

2. Giải pháp về tài chính, đầu tư

- Huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hệ thống thông tin nghề cá, phát triển khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Tăng cường xã hội hóa, thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách vào các hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản, thành lập và quản lý khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản.

- Tăng ngân sách đầu tư của Nhà nước cho quản lý, xây dựng và phát triển các khu bảo tồn biển, khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thuỷ sản; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; khuyến ngư, đào tạo nguồn nhân lực; đầu tư xây dựng cảng cá loại I-II, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; bảo đảm việc tăng ngân sách đầu tư theo đúng quy định và trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.

- Chủ động rà soát, đánh giá sự cấp bách, cần thiết đầu tư của các dự án phát triển thủy sản trong giai đoạn tới. Ưu tiên bố trí vốn thực hiện khởi công và hoàn thành sớm các dự án đầu tư, dự án phục vụ chống khai thác IUU; bảo đảm đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các dự án cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá đáp ứng nhiệm vụ chống khai thác IUU.

- Nguồn lực thực hiện quy hoạch được huy động, bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác, vốn ngân sách nhà nước bố trí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về đầu tư công. Các nguồn vốn huy động khác phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý các hoạt động bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản (phân vùng quản lý, giám sát tàu cá, nhật ký khai thác, truy xuất nguồn gốc, dự báo ngư trường khai thác thủy sản...).

- Xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu số, bản đồ số, bảo đảm tính tích hợp, có khả năng kết nối liên thông giữa các bộ, ngành và địa phương để phục vụ việc chia sẻ dữ liệu liên quan đến các hoạt động bảo tồn, bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản, giám sát môi trường sống của các loài thủy sản trên các vùng biển, vùng nội địa của Việt Nam.

- Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, vật liệu thân thiện với môi trường (ứng dụng năng lượng mặt trời, gió hoặc từ sóng biển, sử dụng đèn tiết kiệm điện...) trong khai thác và bảo quản sản phẩm thủy sản; cơ giới hóa, tự động hóa trong khai thác, đóng vỏ tàu bằng các vật liệu mới; cải tiến ngư cụ, quy trình kỹ thuật, trang thiết bị, ngư cụ chọn lọc để tăng năng suất, chất lượng và giảm sức lao động, rủi ro.

- Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong lưu giữ nguồn gen, sinh sản nhân tạo các giống loài thủy sản bản địa, đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị khoa học, kinh tế.

- Xây dựng, ban hành kế hoạch quản lý môi trường và thực hiện các giải pháp thu gom, giảm thiểu chất thải từ các hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Áp dụng khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật đảm bảo sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, nguồn tài nguyên thiên nhiên thủy sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các hoạt động thủy sản.

4. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tại các địa phương; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng, đặc biệt là ngư dân làm nghề khai thác thủy sản, thanh thiếu niên, học sinh các cấp tại các địa phương.

- Huy động các tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia hoạt động, tuyên truyền, từng bước nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngư dân trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản; nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu đến các cấp chính quyền, chủ phương tiện, thuyền viên và cộng đồng ngư dân.

- Tuyên truyền tới người dân sinh sống trong nước và nước ngoài, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, khu vực và người Việt Nam ở nước ngoài đối với việc thực hiện các chủ trương, chính sách bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, qua đó hạn chế những thông tin tiêu cực, bất lợi.

- Sử dụng hình thức tuyên truyền phù hợp với tập quán văn hóa, điều kiện và đối tượng của từng địa phương như: Ứng dụng, khai thác các lợi thế của công nghệ số, mạng xã hội, hệ thống thông tin cơ sở; xây dựng phim truyền hình, tiểu phẩm, ấn phẩm; phát thanh, truyền hình trên báo, đài của địa phương; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu với sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương.

- Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp trên cả nước, đặc biệt là các tổ chức tôn giáo đẩy mạnh tuyên truyền đến các tăng ni, phật tử và cộng đồng người dân, - doanh nghiệp tham gia thả phóng sinh các đối tượng thuỷ sản phù hợp trong các dịp lễ, tết hàng năm vào các thủy vực nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền các quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cho cán bộ quản lý thủy sản, cộng đồng dân cư tại các địa phương.

- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản vào chương trình giảng dạy, chương trình ngoại khóa của trường học các cấp trong hệ thống giáo dục quốc gia.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân, nhất là các doanh nghiệp hoạt động kinh tế trên biển như du lịch, năng lượng tái tạo tham gia hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản.

5. Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực

- Đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng, trình độ cho thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên tàu cá; chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại trong khai thác và bảo quản sản phẩm thủy sản; vận hành, sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại trên tàu cá.

- Thu hút các nguồn lực trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho bảo vệ và khai thác thủy sản; nâng cao năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về thủy sản, ban quản lý các khu bảo tồn biển, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

6. Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Tăng cường hợp tác quốc tế về điều tra, nghiên cứu nguồn lợi thủy sản (cả trên biển và nội địa), quản lý các loài cá di cư, quản lý các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản xuyên quốc gia, chống đánh bắt bất hợp pháp; hỗ trợ, viện trợ tài chính, kỹ thuật cho các dự án liên quan đến khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Thực hiện hiệu quả điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là Hiệp định thực thi các quy định Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa (UNFSA) và Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng (PSMA), Công ước về Đa dạng sinh học... và tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

- Xây dựng chương trình, dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao (ODA, FDI) và tích cực tham gia hoạt động đa phương, song phương thu hút hoạt động hợp tác từ các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng nghề cá, nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại trong bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

- Chủ động, tích cực chuẩn bị và tham gia đàm phán với các quốc gia trong khu vực về phân định các vùng biển chồng lấn; thỏa thuận cho phép ngư dân đi khai thác ở vùng biển của nước khác và hợp tác về nghề cá trên cơ sở luật pháp quốc tế, lợi ích quốc gia, dân tộc; thiết lập, duy trì đường dây nóng với các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; ứng phó với biến đổi khí hậu, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đảm bảo an toàn cho ngư dân khai thác trên biển; hợp tác chia sẻ thông tin, sử dụng cơ sở hạ tầng với các nước trong khu vực để hỗ trợ tàu cá, thuyền viên Việt Nam khai thác an toàn trên các vùng biển.

- Hợp tác quốc tế về chia sẻ nguồn nước, quản lý loài thủy sản di cư xuyên biên giới.

- Chủ động tham gia chuỗi cung ứng thuỷ sản toàn cầu; hài hòa các quy định về thuỷ sản của quốc gia với quốc tế.

7. Giải pháp về tổ chức sản xuất

- Tăng cường công tác quản lý tàu cá, bảo đảm an toàn trong phòng, chống thiên tai, quản lý cường lực, cơ cấu nghề, mùa vụ, ngư trường khai thác phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản đối với từng vùng biển và vùng nước nội địa gắn với số lượng tàu cá hoạt động theo nghề, chiều dài, đối tượng khai thác.

- Xây dựng và triển khai hiệu quả Đề án về Ngư nghiệp, Ngư dân và Ngư trường đến năm 2030.

- Thống nhất về cơ cấu tổ chức, bộ máy đối với các khu bảo tồn biển, ban quản lý cảng cá.

- Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết, tổ chức chuỗi sản xuất.

- Thành lập và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tại các vùng biển trở thành điểm tựa cho ngư dân, góp phần nâng cao đời sống cộng đồng, hỗ trợ nhau trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và an toàn trong phòng, chống thiên tai.

- Xây dựng cơ chế liên kết, phối hợp giữa các địa phương, các ngành kinh tế để sử dụng hiệu quả, chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm trong bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản.

- Phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

8. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch

- Công bố Quy hoạch theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá thực hiện quy hoạch, kế hoạch hành động thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.

- Xây dựng kế hoạch bố trí vốn, huy động các nguồn lực triển khai thực hiện các chương trình, đề án dự án ưu tiên.

- Định kỳ hằng năm, năm (05) năm tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện quy hoạch; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong kỳ quy hoạch; kiến nghị điều chỉnh quy hoạch (nếu có) để phù hợp với tình hình thực tế sản xuất của ngành và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, giải quyết kịp thời các kiến nghị liên quan đến nội dung quy hoạch và pháp luật về bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản.

V. DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

1. Nhóm dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển (bao gồm 06 dự án tương ứng với 06 khu bảo tồn biển “Chuyển tiếp” (đã được thành lập) tại Phụ lục I kèm theo).

2. Nhóm dự án thành lập mới khu bảo tồn biển (bao gồm 21 dự án tương ứng với 21 khu bảo tồn biển “Thành lập mới” tại Phụ lục I kèm theo).

3. Nhóm dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu bảo tồn biển (bao gồm 27 dự án tương ứng với 27 khu bảo tồn biển tại Phụ lục I kèm theo).

4. Nhóm dự án đầu tư hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ở biển Việt Nam (bao gồm 27 dự án tương ứng với 27 khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản tại Phụ lục IV kèm theo).

(Chi tiết tại Phụ lục VII kèm theo)

VI. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

Nhu cầu vốn thực hiện Quy hoạch đến năm 2030 khoảng 8.166 tỷ đồng, được huy động, bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tổ chức công bố quy hoạch; xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch; cung cấp dữ liệu có liên quan để cập nhật vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch theo quy định.

- Ban hành Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn; Danh mục khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định tại Luật Thủy sản.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch; tăng cường thực hiện các hoạt động điều tra để cung cấp số liệu phục vụ lập, điều chỉnh quy hoạch.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch; định kỳ đánh giá thực hiện quy hoạch, rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, phù hợp với các quy định chung của khu vực và quốc tế.

- Báo cáo, đánh giá tình hình triển khai quy hoạch khi kết thúc từng giai đoạn trung hạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030, đồng thời tổng kết tình hình thực hiện các mục tiêu Quy hoạch để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh các nội dung quy hoạch phù hợp với thực tiễn quy hoạch (nếu có).

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án, chương trình liên quan đến bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản phù hợp với mục tiêu Quy hoạch.

- Xem xét, phê duyệt, tổ chức triển khai các dự án ưu tiên bảo đảm theo đúng quy định, đúng quy hoạch đã được phê duyệt, hiệu quả, khả thi, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ

Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí nguồn nhân lực, đề xuất cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng ngành và địa phương.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật có liên quan tại địa phương.

- Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, rà soát, điều chỉnh, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch này; cập nhật nội dung quy hoạch tỉnh bảo đảm tuân thủ các định hướng phát triển bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản địa phương theo quy hoạch này.

- Bố trí quỹ đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động của các khu bảo tồn biển được xác định tại Danh mục khu bảo tồn biển thời kỳ 2021 - 2030.

- Bố trí ngân sách và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định để tổ chức triển khai hiệu quả các nội dung của Quy hoạch phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án, chương trình liên quan đến bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản phù hợp với mục tiêu Quy hoạch.

- Xem xét, phê duyệt, tổ chức triển khai các dự án ưu tiên bảo đảm theo đúng quy định, đúng quy hoạch đã được phê duyệt, hiệu quả, khả thi, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.

4. Các Hội, Hiệp hội ngành hàng trong ngành thủy sản

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền, giáo dục, phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp, ngư dân các quy định của pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản, bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm.

- Tham gia xây dựng và phản biện định hướng quy hoạch, giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển thủy sản; tham gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản, hoạt động xúc tiến thương mại, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ; tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin thị trường cho cộng đồng doanh nghiệp và ngư dân; tham gia đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, tập huấn cho ngư dân phát triển sinh kế, chuyển đổi nghề phù hợp; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, tổ chức sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị, có trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả và bền vững.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2) Khánh.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Lưu Quang

PHỤ LỤC I

DANH MỤC KHU BẢO TỒN BIỂN THỜI KỲ 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên khu bảo tồn

Phân hạng

Tỉnh/ Thành phố

Diện tích vùng biển[1] (ha)

Ghi chú

I

CẤP QUỐC GIA

1

Khu bảo tồn biển Vịnh Hạ Long

Khu dữ trữ thiên nhiên

Quảng Ninh

8.500

Thành lập mới

2

Khu bảo tồn biển Bái Tử Long

Khu dữ trữ thiên nhiên

Quảng Ninh

11.575

Thành lập mới

3

Khu bảo tồn biển Cát Bà - Long Châu

Khu dữ trữ thiên nhiên

Hải Phòng

8.000

Thành lập mới

4

Khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ

Khu dữ trữ thiên nhiên

Hải Phòng

27.000

Chuyển tiếp

5

Khu bảo tồn biển gò, đồi ngầm Quảng Bình

Khu dữ trữ thiên nhiên

Quảng Bình

27.390

Thành lập mới

6

Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang

Khu dữ trữ thiên nhiên

Khánh Hòa

17.000

Thành lập mới

7

Khu bảo tồn biển Núi Chúa

Vườn Quốc gia

Ninh Thuận

7.262

Thành lập mới

8

Khu bảo tồn biển Côn Đảo

Vườn Quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu

34.500

Thành lập mới

9

Khu bảo tồn biển Song Tử

Khu dữ trữ thiên nhiên

Khánh Hòa

13.850

Thành lập mới

10

Khu bảo tồn biển Nam Yết

Khu dữ trữ thiên nhiên

Khánh Hòa

22.610

Thành lập mới

11

Khu bảo tồn biển Thuyền Chài

Khu dữ trữ thiên nhiên

Khánh Hòa

83.440

Thành lập mới

II

CẤP TỈNH

1

Khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

Quảng Ninh

18.500

Thành lập mới

2

Khu bảo tồn biển Hòn Ngư - Đảo Mắt

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

Nghệ An

3.000

Thành lập mới

3

Khu bảo tồn biển Cồn Cỏ

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

Quảng Trị

4.302

Chuyển tiếp

4

Khu bảo tồn biển Bắc Hải Vân - Sơn Chà

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

Thừa Thiên Huế

3.570

Thành lập mới

5

Khu bảo tồn biển Sơn Trà

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

Đà Nẵng

4.450

Thành lập mới

6

Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm

Khu dự trữ thiên nhiên

Quảng Nam

23.488

Chuyển tiếp

7

Khu bảo tồn biển Lý Sơn

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

Quảng Ngãi

8.100

Chuyển tiếp

8

Khu bảo tồn biển vịnh Quy Nhơn

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

Bình Định

6.500

Thành lập mới

9

Khu bảo tồn biển Vũng Rô

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

Phú Yên

3.320

Thành lập mới

10

Khu bảo tồn biển Hòn Cau

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

Bình Thuận

12.500

Chuyển tiếp

11

Khu bảo tồn biển Phú Quý

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

Bình Thuận

13.000

Thành lập mới

12

Khu bảo tồn biển Cà Mau

Khu dự trữ thiên nhiên

Cà Mau

27.000

Thành lập mới

13

Khu bảo tồn biển Phú Quốc

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

Kiên Giang

40.909,72

Chuyển tiếp

14

Khu bảo tồn biển Thổ Chu

Khu dự trữ thiên nhiên

Kiên Giang

20.000

Thành lập mới

15

Khu bảo tồn biển Nam Du - Hòn Sơn

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

Kiên Giang

9.120

Thành lập mới

16

Khu bảo tồn biển Hải Tặc

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

Kiên Giang

4.700

Thành lập mới

Tổng cộng

463.587

PHỤ LỤC II

DANH MỤC KHU BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở VÙNG BIỂN THỜI KỲ 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên khu vực

Phạm vi/Địa danh

Tỉnh/Thành phố

Diện tích (ha)

1

Khu vực thị trấn Cô Tô

Thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô

Quảng Ninh

147

2

Khu vực xã Thanh lân

Xã Thanh Lân, huyện Cô Tô

Quảng Ninh

32

3

Khu vực xã Đại Bình

Xã Đại Bình, huyện Đầm Hà

Quảng Ninh

270

4

Khu vực xã Tân Bình

Xã Tân Bình, huyện Đầm Hà

Quảng Ninh

36

5

Khu vực xã Quảng Minh

Xã Quảng Minh, huyện Hải Hà

Quảng Ninh

1.070

6

Khu vực xã Vạn Ninh

Xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái

Quảng Ninh

450

7

Khu vực xã Minh Châu

Xã Minh Châu, huyện Vân Đồn

Quảng Ninh

500

8

Khu vực xã Quan Lạn

Xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn

Quảng Ninh

340

9

Khu vực xã Đài Xuyên

Xã Đài Xuyên, huyện Vân Đồn

Quảng Ninh

190

10

Khu vực xã Đông Hải

Xã Đông Hải, huyện Tiên Yên

Quảng Ninh

100

11

Khu vực xã Đồng Rui

Xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên

Quảng Ninh

190

12

Khu vực xã Tiên Lãng

Xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên

Quảng Ninh

60

13

Khu vực xã Đông Ngũ

Xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên

Quảng Ninh

55

14

Vùng biển ven bờ Thái Bình

Huyện Thái Thụy

Thái Bình

7.713

15

Vùng biển cửa sông Đáy

Huyện Kim Sơn

Ninh Bình

875

16

Vùng biển Hòn Mê

Huyện Tĩnh Gia

Thanh Hóa

6.717

17

Vùng biển Hòn La - Vũng Chùa

Huyện Quảng Trạch

Quảng Bình

11.362

18

Khu vực Điền Hải

Xã Điền Hải, huyện Phong Điền

Thừa Thiên Huế

514

19

Khu vực Vũng Mệ

Xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền

Thừa Thiên Huế

589

20

Khu vực Cồn Máy Bay

Xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền

Thừa Thiên Huế

299

21

Khu vực Doi Trộ Kèn

Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền

Thừa Thiên Huế

157

22

Khu vực An Xuân

Xã Quảng An, huyện Quảng Điền

Thừa Thiên Huế

78

23

Khu vực Cồn Sầy

Xã Hương Phong, huyện Hương Trà

Thừa Thiên Huế

368

24

Khu vực Cồn Chìm

Xã Vinh Phú, huyện Phú Vang

Thừa Thiên Huế

256

25

Khu vực Doi Chỏi

Xã Phú Diễn, huyện Phú Vang

Thừa Thiên Huế

663

26

Khu vực Doi Mai Bống

Xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang

Thừa Thiên Huế

323

27

Khu vực Vũng Bùn

Xã Phú Đa, huyện Phú Vang

Thừa Thiên Huế

235

28

Khu vực Vũng Điện

Xã Phú Xuân, huyện Phú Vang

Thừa Thiên Huế

649

29

Khu vực Cồn Giá - Vinh Hà

Xã Vinh Hà, huyện Phú Vang

Thừa Thiên Huế

293

30

Khu vực Đầm Hà Trung

Xã Vinh Hà, huyện Phú Vang

Thừa Thiên Huế

373

31

Khu vực Đập Tây - Chùa Ma

Xã Giang Hải, huyện Phú Lộc

Thừa Thiên Huế

1.002

32

Khu vực Hòn Núi Quện

Xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc

Thừa Thiên Huế

987

33

Khu vực Đập Làng - Gành Lăng

Xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc

Thừa Thiên Huế

367

34

Khu vực Hà Nã

Xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc

Thừa Thiên Huế

1.154

35

Khu vực Đá Miếu

Xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc

Thừa Thiên Huế

566

36

Khu vực Đá Dầm

Xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc

Thừa Thiên Huế

714

37

Khu vực Đình Đôi - Cửa Cạn

Xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc

Thừa Thiên Huế

340

38

Khu vực Hòn Voi - Vũng Đèo

Xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc

Thừa Thiên Huế

557

39

Khu vực Nam Hòn Đèo

Thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc

Thừa Thiên Huế

1.156

40

Vùng biển Tam Tiến

Xã Tam Tiến, huyện Núi Thành

Quảng Nam

1.053

41

Vùng biển Tam Hải

Xã Tam Hải, huyện Núi Thành

Quảng Nam

2.664

42

Vùng biển Gành Yến

Huyện Bình Sơn

Quảng Ngãi

5.209

43

Cửa biển An Dũ

Xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn

Bình Định

165

44

Vùng biển Hoài Mỹ - Mỹ Đức

Xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn và xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ

Bình Định

2.160

45

Đầm Đề Gi

Huyện Phù Mỹ

Bình Định

1.250

46

Vùng biển Phù Cát

Huyện Phù Cát

Bình Định

5.115

47

Đầm Thị Nại

Huyện Tuy Phước

Bình Định

2.128

48

Vùng biển Nhơn Lý

Xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn

Bình Định

2.110

49

Vùng biển Hòn Yến

Xã An Hòa, huyện Tuy An

Phú Yên

1.107

50

Vùng biển Đông Hòa

Huyện Đông Hòa

Phú Yên

13.830

51

Vịnh Vân Phong

Huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa

Khánh Hòa

39.100

52

Vùng biển Cam Lâm - Cam Ranh

Ven bờ huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh

Khánh Hòa

35.540

53

Vịnh Phan Rang

Huyện Ninh Hải, thành phố Phan Rang và huyện Ninh Phước

Ninh Thuận

49.650

54

Vùng biển Hàm Thuận Nam - La Gi

Thị xã La Gi và huyện Hàm Thuận Nam

Bình Thuận

33.727

55

Vùng lộng Bến Tre

Huyện Bình Đại, Ba Tri, Thanh Phú

Bến Tre

185.900

56

Ven bờ Sóc Trăng

Huyện Vĩnh Châu

Sóc Trăng

52.600

57

Ven bờ Trần Văn Thời

Xã Khánh Bình Tây Bắc và xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời

Cà Mau

28.280

58

Vùng biển quần đảo Bà Lụa

Huyện Kiên Lương

Kiên Giang

38.230

59

Ven bờ phía đảo Đông Phú Quốc

Xã Hàm Ninh, thành phố Phú Quốc

Kiên Giang

32.450

Tổng cộng

574.015

PHỤ LỤC III

DANH MỤC KHU VỰC CẤM KHAI THÁC THỦY SẢN CÓ THỜI HẠN Ở VÙNG BIỂN THỜI KỲ 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên khu vực

Phạm vi/Địa danh

Tỉnh/Thành phố

Thời gian cấm (ngày/tháng - ngày/tháng)

Diện tích (ha)

1

Vùng biển ven Đảo Trần

Xã Thanh Lân, huyện Cô Tô

Quảng Ninh

01/5 - 30/6

20.330

2

Vùng biển ven Đảo Cô Tô

Huyện Cô Tô

Quảng Ninh

01/4 - 30/6

25.200

3

Vùng biển phía Nam đảo Ngọc Vừng

Thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn

Quảng Ninh

01/3 - 30/6;

01/8 - 31/8;

01/11 - 30/11

29.320

4

Vùng biển phía Nam đảo Hạ Mai

Huyện Vân Đồn

Quảng Ninh

01/3 - 30/4

4.805

5

Vùng ven biển Cát Bà

Huyện Cát Bà

Hải Phòng

01/1 - 31/5;

01/7 - 31/7

4.468

6

Vùng biển Tây Nam Long Châu

Huyện Cát Bà

Hải Phòng

01/4 - 30/6;

01/11 - 30/11

7.719

7

Vùng ven biển Hải Phòng

Quận Đồ Sơn, huyện Kiến Thụy và huyện Tiên Lãng

Hải Phòng

01/3 - 31/5;

01/10 - 31/10

24.080

8

Vùng ven biển Thái Bình

Huyện Tiền Hải

Thái Bình

01/4 - 31/5

6.911

9

Vùng ven biển Quất Lâm

Huyện Giao Thủy, huyện Hải Hậu

Nam Định

01/4 - 30/6

19.860

10

Vùng ven biển Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa

Huyện Nghĩa Hưng, huyện Kim Sơn, huyện Hậu Lộc, huyện Hoằng hóa

Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa

01/4 - 30/6

56.251

11

Vùng ven biển Quảng Xương

Huyện Quảng Xương

Thanh Hóa

01/4 - 30/5;

01/8 - 31/8

28.010

12

Vùng ven biển Hòn Mê

Huyện Tĩnh Gia

Thanh Hóa

01/3 - 31/7

31.910

13

Vịnh Diễn Châu

Huyện Diễn Châu

Nghệ An

01/4 - 30/6

9.161

14

Vùng ven biển Nghi Lộc - Cửa Lò

Huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò

Nghệ An

01/4 - 31/5

6.594

15

Vùng ven biển Nghi Xuân - Can Lộc

Huyện Nghi Xuân và huyện Can Lộc

Hà Tĩnh

01/3 - 30/6

37.010

16

Vùng ven biển Cẩm Xuyên

Huyện Cẩm Xuyên

Hà Tĩnh

01/3 - 31/7

24.830

17

Vùng ven biển Kỳ Anh

Huyện Kỳ Anh

Hà Tĩnh

01/5 - 30/6

7.969

18

Vùng ven biển Quảng Trạch

Huyện Quảng Trạch

Quảng Bình

01/2 - 31/7

60.860

19

Vùng ven biển Quảng Trị

Huyện Vĩnh Linh và huyện Giao Linh

Quảng Trị

01/3 - 31/8

64.830

20

Vùng ven biển Phong Điền - Quảng Điền

Huyện Phong Điền và huyện Quảng Điền

Thừa Thiên Huế

01/6 - 31/8;

01/11 - 30/11

24.640

21

Vùng ven biển Phú Vang

Từ xã Vinh Mỹ đến xã Lộc Vinh, huyện Phú Lộc

Thừa Thiên Huế

01/6 - 30/6;

01/11 - 30/11

7.369

22

Vùng ven biển Lăng Cô

Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc

Thừa Thiên Huế

01/4 - 30/6;

01/8 - 30/8

12.240

23

Vùng biển phía Nam Bán đảo Sơn Trà

Quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn

Đà Nẵng

01/3 - 31/7

6.655

24

Đông Bắc Hòn Dài, Cù Lao Chàm

Xã Tân Hiệp, thành phố Hội An

Quảng Nam

01/5 - 31/7

2

25

Vùng ven biển Cửa Đại

Thành phố Hội An và huyện Thắng Bình

Quảng Nam

01/4 - 30/6

4.085

26

Vùng biển phía Nam Hòn Ông

Huyện Tam Kỳ

Quảng Nam

01/6 - 30/6

6.702

27

Vùng biển phía Nam đảo Lý Sơn

Huyện Bình Sơn

Quảng Ngãi

01/11 - 31/11

7.624

28

Vùng biển ven huyện Đức Phổ

Huyện Đức Phổ

Quảng Ngãi

01/11 - 31/11

7.439

29

Vùng ven biển Quy Nhơn

Huyện Phù Cát và thành phố Quy Nhơn

Bình Định

01/6 - 30/6

8.435

30

Hòn Cao - Mũi Còng Cọc, Nhơn Lý

Xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn

Bình Định

01/1 - 28/2;

01/5 - 30/6;

01/11 - 31/12

6

31

Hòn Khô lớn - Bờ Đập - Mũi Yến, Nhơn Hải

Xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn

Bình Định

01/1 - 28/2;

01/5 - 30/6,

01/11 - 31/12

124

32

Bắc Bãi xếp, Ghềnh Ráng

Phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn

Bình Định

01/4 - 31/8

50

33

Hòn Ngang - Hòn Sâu - Hòn Nhàn - Hòn Đất, Ghềnh Ráng

Phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn

Bình Định

01/1 - 30/6;

01/11 - 31/12

101

34

Bãi Làng - Mũi Lăng Bà, Nhơn Châu

Xã Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn

Bình Định

01/1 - 30/6;

01/11 - 31/12

50

35

Hòn Chùa

Xã An Phú, thành phố Tuy Hòa

Phú Yên

01/1 - 31/3;

01/12 - 31/12

30

36

Vùng ven biển Tuy Hòa

Thành phố Tuy Hòa

Phú Yên

01/11 - 31/11

4.013

37

Vùng ven biển Nha Trang

Huyện Ninh Hòa và thành phố Nha Trang

Khánh Hòa

01/5 - 31/5;

01/7 - 31/8;

01/11 - 31/11

61.490

38

Vùng ven biển vịnh Cam Ranh

Thành phố Cam Ranh

Khánh Hòa

01/2 - 31/3;

01/5 - 31/5;

01/8 - 31/8;

01/10 - 31/10

49.923

39

Vùng ven biển vịnh Phan Rí

Huyện Tuy Phong

Bình Thuận

01/2 - 30/4;

01/8 - 31/8;

01/11 - 30/11

29.020

40

Vùng ven biển vịnh Phan Thiết

Thành phố Phan Thiết

Bình Thuận

01/1 - 30/4;

01/7 - 31/7;

01/11 - 30/11

80.560

41

Vùng ven biển La Gi

Thị xã La Gi

Bình Thuận

01/11 - 31/11

8.372

42

Vùng ven biển Xuyên Mộc

Xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc

Bà Rịa - Vũng Tàu

01/10 - 31/10

8.479

43

Vùng ven biển Vũng Tàu - Tiền Giang

Huyện Long Điền, thành phố Vũng Tàu, huyện Tân Thành, huyện Cần Giờ, huyện Gò Công Đông

Vũng Tàu, Thành Phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang

01/1 - 31/4;

01/7 - 31/8;

01/11 - 30/11

184.300

44

Vùng ven bờ Bến Tre

Huyện Bình Đại, huyện Ba Tri, huyện Thạnh Phú

Bến Tre

01/4 - 01/9

114.400

45

Sân Nghêu Đồn, Thạnh Phong

Huyện Thạnh Phú

Bến Tre

01/1 - 31/1;

01/5 - 31/7;

01/11 - 31/12

87

46

Vùng ven biển cửa Cung Hầu

Huyện Thạnh Phú, huyện Duyên Hải

Bến Tre, Trà Vinh

01/6 - 30/6;

01/11 - 31/11

41.440

47

Vùng ven biển cửa Trần Đề

Huyện Duyên Hải, huyện Cù Lao Dung, huyện Long Phú

Trà Vinh, Sóc Trăng

01/2 - 31/3;

01/4 - 30/6;

01/11 - 31/11

45.540

48

Cửa sông Định An và Trần Đề

Huyện Duyên Hải, huyện Cù Lao Dung

Trà Vinh, Sóc Trăng

01/4 - 30/6

5.555

49

Vùng ven biển Vĩnh Châu

Huyện Vĩnh Châu

Sóc Trăng

01/2 - 31/5;

01/11 - 30/11

52.800

50

Vùng ven biển Bạc Liêu - Hòa Bình

Thành phố Bạc Liêu và huyện Hòa Bình

Bạc Liêu

01/3 - 30/6;

1/10 - 30/11

67.480

51

Vùng ven biển Năm Căn - Ngọc Hiền

Huyện Năm Căn, huyện Ngọc Hiển

Cà Mau

01/3 - 31/5;

01/10 - 30/11

33.560

52

Vùng ven biển Tân An - Viên An Đông

Xã Tân An, Thị trấn Rạch Gốc, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển

Cà Mau

01/2 - 31/5;

01/10 - 31/11

46.120

53

Vùng ven biển Đất Mũi - Viên An

Xã Viên An, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển

Cà Mau

01/2 - 29/2;

01/5 - 30/6;

01/10 - 31/11

57.640

54

Vùng ven biển Phú Tân - Trần Văn Thời

Huyện Phú Tân và huyện Trần Văn Thời

Cà Mau

01/6 - 30/6;

01/8 - 30/8;

01/11 - 30/11

38.830

55

Vùng ven biển U Minh

Huyện U Minh

Cà Mau

01/6 - 30/6;

01/10 - 30/11

35.450

56

Vùng biển ven đảo Hòn Sơn

Xã Lại Sơn, huyện Kiên Hài

Kiên Giang

01/2 - 31/3;

01/7 - 31/7;

01/11 - 30/11

53.160

57

Vùng biển phía Tây Bắc đảo Hòn Tre

Xã Hòn Tre, huyện Kiên Hải

Kiên Giang

01/11 - 30/11

5.412

58

Vùng biển ven đảo Hòn Tre

Xã Hòn Tre, huyện Kiên Hải

Kiên Giang

01/1 - 31/12

2.630

59

Vùng ven bờ Kiên Giang

Huyện An Minh, An Biên, thành phố Rạch Giá, huyện Hòn Đất, huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên

Kiên Giang

01/1 - 31/12

109.900

60

Vùng biển quần đảo Hà Tiên

Xã Tiên Hải, thị xã Hà Tiên

Kiên Giang

01/4 - 30/6

5.412

61

Vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hà Tiên

Xã Tiên Hải, thị xã Hà Tiên

Kiên Giang

01/1 - 31/1;

01/3 - 31/3;

01/5 - 31/5;

01/7 - 31/7;

01/11 - 30/11

10.160

62

Vùng ven biển phía Đông An Thới

Phường An Thới, thành phố Phú Quốc

Kiên Giang

01/11 - 30/11

5.412

63

Vùng biển ven bờ phía Tây đảo Phú Quốc

Thành phố Phú Quốc

Kiên Giang

01/1 - 31/12

16.880

Tổng cộng

1.729.695

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC KHU VỰC CƯ TRÚ NHÂN TẠO CHO LOÀI THỦY SẢN Ở VÙNG BIỂN THỜI KỲ 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên khu vực

Phạm vi/Địa danh

Tỉnh/Thành phố

Diện tích (ha)

1

Vùng biển phía Tây Nam đảo Ngọc Vừng

Huyện Vân Đồn

Quảng Ninh

1.394

2

Vùng biển phía Nam Quần đảo Cát Bà

Huyện Cát Hải

Hải Phòng

964

3

Vùng biển phía Tây Nam Quần đảo Long Châu

Huyện Cát Hải

Hải Phòng

865

4

Ven bờ Tiền Hải

Huyện Tiền Hải

Thái Bình

928

5

Ven bờ Quảng Xương

Huyện Quảng Xương

Thanh Hóa

1.018

6

Ven bờ phía Đông Bắc Mũi Gà

Huyện Nghi Lộc

Nghệ An

965

7

Ven bờ Nghi Xuân

Huyện Nghi Xuân

Hà Tĩnh

790

8

Ven bờ Kỳ Anh

Huyện Kỳ Anh

Hà Tĩnh

1.021

9

Ven bờ Quảng Trạch

Huyện Quảng Trạch

Quảng Bình

783

10

Ven bờ Lệ Thủy

Huyện Lệ Thủy

Quảng Bình

910

11

Ven bờ Cửa Việt

Huyện Triệu Phong

Quảng Trị

862

12

Ven bờ Phú Vang

Huyện Phú Vang

Thừa Thiên Huế

894

13

Ven bờ Phú Lộc

Huyện Phú Lộc

Thừa Thiên Huế

635

14

Ven bờ vịnh Lăng Cô

Huyện Phú Lộc

Thừa Thiên Huế

964

15

Ven bờ Ngũ Hành Sơn

Quận Ngũ Hành Sơn

Đà Nẵng

975

16

Ven bờ phía Tây Bắc Hòn Khô

Thành phố Hội An

Quảng Nam

738

17

Ven bờ Thăng Bình

Huyện Thăng Bình

Quảng Nam

744

18

Ven bờ mũi Bàn Than

Xã Tam Hải, huyện Núi Thành

Quảng Nam

138

19

Ven bờ Phù Cát

Huyện Phù Cát

Bình Định

907

20

Ven bờ Xuyên Mộc

Huyện Xuyên Mộc

Bà Rịa - Vũng Tàu

1.013

21

Ven bờ Đông Nam mũi Nghinh Phong

Thành phố Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu

1.050

22

Ven bờ Vĩnh Châu

Huyện Vĩnh Châu

Sóc Trăng

1.036

23

Vùng bờ khu vực Nhà Mát

Thành phố Bạc Liêu

Bạc Liêu

1.201

24

Ven bờ phía Đông Hòn Khoai

Huyện Ngọc Hiển

Cà Mau

1.038

25

Ven bờ phía Tây Bắc Mũi Cà Mau

Huyện Phú Tân

Cà Mau

1.121

26

Vùng biển Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc

Huyện Trần Văn Thời

Cà Mau

188

27

Ven bờ vịnh Cây Dương

Huyện Hòn Đất

Kiên Giang

508

Tổng cộng

23.650

PHỤ LỤC V

DANH MỤC KHU BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở VÙNG NỘI ĐỊA THỜI KỲ 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên khu vực

Phạm vi/Địa danh

Tỉnh/Thành phố

Diện tích (ha)

1

Hồ Núi Cốc

Vùng lòng hồ Núi Cốc (trên hệ thống sông Công)

Thái Nguyên

242

2

Hồ Hòa Bình

Các tiểu khu từ các sông, suối đổ vào hồ thuộc huyện Mai Sơn, huyện Bắc Yên, huyện Phù Yên, huyện Mộc Châu

Sơn La

790

3

Hồ Thác Bà

Huyện Yên Bình và huyện Lục Yên

Yên Bái

722

4

Hồ thủy điện Sơn La

21 tiểu khu thuộc huyện Mường La (5); huyện Thuận Châu (3); huyện Quỳnh Nhai (13)

Sơn La

2.960

5

Hồ suối Hai

Xã Cẩm Lĩnh, Ba Trại, Thụy An, Tản Lĩnh, huyện Ba Vì

Hà Nội

950

6

Hồ Đồng Mô

Xã Kim Sơn, phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây và xã Tản Lĩnh huyện Ba Vì

Hà Nội

900

7

Hồ Xuân Khanh

Xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây

Hà Nội

150

8

Đầm Trà Ô

Xã Mỹ Châu, Mỹ Thắng, Mỹ Đức, Mỹ Lợ huyện Phù Mỹ

Bình Định

1.140

9

Hồ Lăk

Thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk

Đắk Lắk

122

10

Hồ Phước Hòa

Khu vực tập trung sinh sản, eo ngách, bãi bồi thuộc thị xã Chơn Thành

Bình Phước

23

11

Hồ Thác Mơ

Khu vực bãi đẻ, bãi giống tự nhiên các eo, ngách, đảo trên hồ

Bình Phước

1.660

12

Hồ Dầu Tiếng

Huyện Dương Minh Châu: Khu vực bãi đẻ, bãi giống tự nhiên các eo, ngách, đảo trên hồ

Tây Ninh

4.000

13

Hồ Trị An

Khu vực Sa Mách xã Thanh Sơn, huyện Định Quán

Đồng Nai

1.465

14

Hồ Trị An

Khu vực Hồ Phụ, xã Mã Đà, Hiếu Liêm và Trị An thuộc huyện Vĩnh Cửu

Đồng Nai

671

15

Suối Lê Nin

Từ khu di tích lịch sử Pác Bó đến khu di tích lịch sử Kim Đồng thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng

Cao Bằng

15

16

Từ đập thủy điện Thác Xăng đến cầu Văn Mịch

Xã Bắc La, huyện Văn Lãng đến xã Hồng Phong, huyện Bình Gia

Lạng Sơn

328

17

Sông Chảy

Từ xã Xuân Thượng đến xã Long Khánh, huyện Bảo Yên

Lào Cai

100

18

Sông Chảy

Suối Ngòi Thi, huyện Trạm Tấu

Yên Bái

47

19

Sông Đà

Xã Ka Lăng, huyện Mường Tè

Lai Châu

95

20

Sông Đà

Từ xã Mường Tè đến xã Mường Mô và thị trấn Nậm Nhùn huyện Nậm Nhùn (thuộc thủy điện Lai Châu)

Lai Châu

1.267

21

Sông Đà

Khu vực thị xã Mường Lay đến huyện Tủa Chùa

Điện Biên

727

22

Sông Đà

Khu vực xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa

Điện Biên

1.637

23

Sông Đà

Xã Chiềng Lao đến xã Nậm Giôn huyện Mường La

Sơn La

1.994

24

Sông Đà

Xã Mường Chiên đến xã Chiềng Ơn, Chiềng Bằng, Mường Sại Nậm Ét huyện Quỳnh Nhai

Sơn La

2.587

25

Sông Đà

Các cửa suối thuộc huyện Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu thuộc hồ Hòa Bình

Hòa Bình

44

26

Sông Đà

Cửa suối Vôi, phường Thái Bình, TP. Hòa Bình

Hòa Bình

400

27

Sông Đà

Từ cầu Đồng Luận, xã Đồng Luận, huyện Thanh Thủy đến xã Hồng Đà, huyện Tam Nông

Phú Thọ

1.160

28

Sông Gâm

Từ Thị trấn Yên Phú đến xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê

Hà Giang

164

29

Sông Gâm

Từ xã Trung Hòa đến xã Quí Quân huyện Yên Sơn

Tuyên Quang

347

30

Sông Lô

Từ sau hồ thủy điện sông Lô thành phố Hà Giang đến xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên

Hà Giang

153

31

Sông Lô

Từ bến Đền, xã Bạch Xa đến cửa Ngòi Tèo chảy vào sông Lô, xã Minh Dân, huyện Hàm Yên

Tuyên Quang, Phú Thọ

770

32

Sông Lô

Từ ngã ba sông Gâm chảy vào sông Lô trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đến cầu Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Tuyên Quang, Phú Thọ

1.406

33

Sông Văn Úc

Từ xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng ra đến cửa biển

Hải Phòng

89

34

Sông Đa Độ

Từ xã Bát Trang huyện An Lão đến tại Cống Cổ tiểu, xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy

Hải Phòng

450

35

Sông Gía

Huyện Thủy Nguyên

Hải Phòng

310

36

Sông Hồng

Khu vực Ngòi Đum, Cốc Lếu, thành phố Lào Cai

Lào Cai

45

37

Sông Hồng

Ngòi Bo, bãi Soi Cờ từ xã Thái Niên đến xã Gia Phú huyện Bảo Thắng

Lào Cai

414

38

Sông Hồng

Xã Cố Đô, huyện Ba Vì

Hà Nội

62,4

39

Sông Hồng

Xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì

Hà Nội

12,8

40

Sông Hồng

Xã Phong Vân, huyện Ba Vì

Hà Nội

90

41

Sông Mía - Văn Úc

Xã An Thanh, Chi Minh huyện Tứ Kỳ

Hải Dương

230

42

Sông Mía - Văn Úc

Xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà

Hải Dương

62

43

Sông Mía - Văn Úc

Xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà

Hải Dương

117

44

Sông Hoàng Long

Xã Gia Trung đến xã Gia Lạc huyện Gia Viễn

Ninh Bình

62

45

Sông Mã

Khu vực sông Lò tại ngã ba sông Lò - sông Mã, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa

Thanh Hóa

19

46

Sông Mã

Khu vực suối Hòn Tra, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước

Thanh Hóa

150

47

Sông Mã

Khu vực cửa Lạch Trường, xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa

Thanh Hóa

10

48

Sông Mã

Khu vực cửa Hới, xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa

Thanh Hóa

23

49

Sông Mã

Khu vực gò Song, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy

Thanh Hóa

10

50

Sông Mã

Khu vực hạ lưu, xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy

Thanh Hóa

44

51

Sông Mã

Khu vực cửa Lạch Sung, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc

Thanh Hóa

58

52

Sông Mã

Từ xã Chiềng Khương đến xã Bó Sinh, huyện Sông Mã

Sơn La

632

53

Sông Mã

Từ xã Chiềng Xơ đến xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông

Điện Biên

80

54

Sông Lam

Yên Na (dưới chân đập thủy điện Bản Vẽ) đến Cầu Cửa Rào

Nghệ An

112

55

Sông Lam

Cửa Hội

Nghệ An

144

56

Sông Ba

Khu vực chân cầu Sông Ba nối xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh và thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa

Phú Yên

132

57

Sông Cái

Từ cầu Ngân Sơn đến cửa biển huyện Tuy An

Phú Yên

130

58

Sông Krong Ana

Từ xã Ea Na, thị trấn Buôn Trấp, xã Bình Hòa, xã Quảng Điền huyện Krông Ana

Đắk Lắk

400

59

Sông Krông Pách

Từ xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk đến xã Cư Bông, huyện Ea Kar

Đắk Lắk

150

60

Sông Vàm Nao

Đoạn chảy qua địa phận tỉnh An Giang

An Giang

280

61

Sông Hậu

Đoạn chảy qua địa phận tỉnh An Giang

An Giang

2.053

62

Vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long

Xã Phú Hội, huyện An Phú

An Giang

25

63

Vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long

Ấp 7, xã Khánh Lâm, huyện U Minh

Cà Mau

652

64

Sông Mê Kông

Đoạn sông thuộc địa phận các xã Long Khánh A, Long Khánh B, Long Thuận, Phú Thuận B huyện Hồng Ngự

Đồng Tháp

660

65

Sông Mê Kông

Đoạn sông thuộc địa phận 3 phường: An Lạc, An Thạnh, An Lộc thành phố Hồng Ngự

Đồng Tháp

140

66

Vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long

Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông

Đồng Tháp

7.206

Tổng cộng

44.570

PHỤ LỤC VI

DANH MỤC KHU VỰC CẤM KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VÙNG NỘI ĐỊA THỜI KỲ 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên khu vực

Phạm vi/Địa danh

Tỉnh/Thành phố

Diện tích (ha)

Thời gian cấm (ngày/tháng- ngày/tháng)

1

Hồ Cốc Ly

Xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà

Lào Cai

600

15/7 - 30/9

2

Hồ Ba Bể

Pác Ngòi xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể

Bắc Kạn

14

15/7 - 30/9

3

Hồ Ba Bể

Cốc Tộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể

Bắc Kạn

10

15/7 - 30/9

4

Hồ Ba Bể

Bó Lù xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể

Bắc Kạn

11

15/7 - 30/9

5

Hồ Thác Bà

Ngòi Biệc xã Mông Sơn, huyện Yên Bình

Yên Bái

90

15/5 - 30/7

6

Hồ Thác Bà

Xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình

Yên Bái

27

15/5 - 30/7

7

Hồ Thác Bà

Xã Xuân Long, huyện Yên Bình

Yên Bái

79

15/5 - 30/7

8

Hồ Hòa Bình

Cửa suối Roi, suối Ké xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc

Hòa Bình

50

01/4 - 30/7

9

Hồ Hòa Bình

Khu đảo cá và đảo cô Tiên xã Tiền Phong và xã Suối Hoa

Hòa Bình

50

01/4 - 30/7

10

Hồ Hòa Bình

Cửa suối xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Hòa Bình

50

01/4 - 30/7

11

Hồ Lắk

Buôn M'lieng, Buôn Drung, Buôn B’Hốc (Liên Sơn, Yang Tao)

Đắk Lắk

52

Cả năm

12

Hồ Ya Ly

Yaly 1 - xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy

Kon Tum

36

01/4 - 31/6

13

Hồ Ya Ly

Yaly 2 - xã Yaly, huyện Sa Thầy

Kon Tum

17

01/4 - 31/6

14

Hồ Ya Ly

Yaly 3 - xã La Chim, huyện Sa Thầy

Kon Tum

20

01/4 - 31/6

15

Hồ YaLy

Yaly 4 - xã Đắk Năng, huyện Sa Thầy

Kon Tum

14

01/4 - 31/6

16

Hồ Phước Hòa

Xã Nha Bích và Minh Thắng, huyện Chơn Thành

Bình Phước

31

01/4 - 15/10

17

Hồ Phước Hòa

Xã Minh Thắng, huyện Chơn Thành

Bình Phước

10

01/4 - 15/10

18

Hồ Phước Hòa

Xã Minh Thắng, huyện Chơn Thành

Bình Phước

3

01/4 - 15/10

19

Búng Bình Thiên Lớn

Xã Khánh Bình, Nhơn Hội và thị trấn Long Bình, huyện An Phú

An Giang

122

01/4 - 15/9

20

Sông Quây Sơn

Từ đoạn sông chảy vào địa phận xã Đàm Thủy đến khu vực Thác Bản Giốc thuộc huyện Trùng Khánh

Cao Bằng

78

01/2 - 30/4

21

Sông Bằng

Đoạn chảy qua các khu vực xã Hồng Nam, huyện Hòa An; xã Tiên Thành và thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa

Cao Bằng

205

01/2 - 30/4

22

Sông Hiến

Khu vực chảy qua địa phận xã Lê Chung, huyện Hòa An

Cao Bằng

13

01/2 - 30/4

23

Sông Bắc Vọng

Khu vực sông chảy qua xã Đoài Dương, huyện Trùng Khánh

Cao Bằng

32

01/2 - 30/4

24

Sông Gâm

Từ xã Cô Ba đến thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc

Cao Bằng

59

Từ 01/4 - 30/7

25

Sông Gâm

Từ xóm Nà Xiêm đến xóm Nà Ròa thuộc xã Bảo Toàn, huyện Bảo Lạc

Cao Bằng

65

Từ 01/4 - 30/7

26

Sông Đà

Xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn (thủy điện Lai Châu); xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ (thủy điện Sơn La địa phận Lai Châu)

Lai Châu

5.693

Từ 01/4 - 30/7

27

Sông Đà

Sông Nậm Mu: Khu vực các xã Khoen On, Ta Gia, huyện Than Uyên (thuộc thủy điện Huổi Quảng)

Lai Châu

870

Từ 01/4 - 31/8

28

Sông Đà

Sông Nậm Mu: Khu vực từ các xã Tà Hừa, Pha Mu, Mường Kim, Mường Cang, Mường Mít, huyện Than Uyên đến các xã Nậm Cần, Tà Mít huyện Tân Uyên (thuộc thủy điện Bản Chát)

Lai Châu

2.500

Từ 01/4 - 31/8

29

Sông Chảy

Từ xã Xuân Thượng đến xã Long Khánh, huyện Bảo Yên

Lào Cai

197

15/5 - 30/7

30

Sông Chảy

Suối Ngòi Thi, huyện Lục Yên

Yên Bái

5,5

15/5 - 30/7

31

Sông Hồng

Khu vực ven bờ từ của sông Ba Lạt (Nam Định, Thái Bình) tới ngã ba sông Hồng - Đà - Lô -Thao (Việt Trì, Phú Thọ)

Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định

14.900

01/3 - 15/5

32

Sông Hồng

Từ tổ Phú Long 1, 2 đến tổ Phú Thịnh 2, 3 thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng

Lào Cai

90

01/4 - 30/7

33

Sông Hồng

Thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng đến ngã ba sông Hồng (Việt Trì, Phú Thọ)

Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ

6.500

01/3 - 31/7

34

Sông Văn Úc

Từ xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đến xã Thanh Cường, huyện Thanh Hà, Hải Dương

Hải Phòng

1.210

01/3 - 31/6

35

Sông Rạng

Toàn bộ sông (xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà)

Hải Dương

291

15/3 - 31/5

36

Sông Thái Bình

Tiếp giáp với sông Văn Úc đến hết địa phận thành phố Hải Dương

Hải Dương

800

15/3 - 31/5

37

Sông Thái Bình

Phụ lưu sông Cầu huyện Phú Bình

Thái Nguyên

327

01/3 - 31/5

38

Sông Thái Bình

Phụ lưu sông Thương

Bắc Giang

900

01/3 - 31/5

39

Sông Mã

Hạ lưu xã Định Công, huyện Yên Định đến khu vực thượng lưu xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng hóa

Thanh Hóa

1.053

15/3 - 30/6

40

Sông Mã

Từ ngã ba sông Luồng, Hồi Xuân đến khu vực cồn Thác Voi, xã Xuân Phú, huyện Quan Hóa

Thanh Hóa

968

01/4 - 31/7

41

Sông Mã

H. Sông Mã từ Chiềng Khương đến hết thị trấn Sông Mã

Sơn La

311

01/4 - 31/7

42

Sông Lam

Cửa Hội - Khai Sơn (Anh Sơn)

Nghệ An

4.992

01/3 - 15/5

43

Sông Lam

Ngã ba sông (sông Hiếu - sông Lam)

Nghệ An

26

01/6 - 15/9

44

Sông Ba

Ven bờ từ cửa sông Đà Rằng tới khu vực Hòa Định, huyện Phú Hòa

Phú Yên

1.250

01/4 - 15/8

45

Sông Ba

Khu vực chân cầu Sông Ba nối xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh và thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa

Phú Yên

85

01/4 - 15/8

46

Sông Ba

Khu vực ven bờ đoạn sông chảy qua thị xã Ayun Pa

Gia Lai

53

01/4 - 15/8

47

Sông Ba

Xã Yang Nam, huyện Kông Chro

Gia Lai

6

01/4 - 15/8

48

Sông Serepok

Đoạn sau nhà máy thủy điện Đray H’Linh đến hồ chứa thủy điện Srêpốk 3 - Hòa Phú, Hòa Xuân (BMT), Ea Nuôl (Buôn Đôn)

Đắk Lắk

80

01/06 - 31/12

49

Vùng ngập lụt Krông Ana

16 khu vực sông, suối, cánh đồng ngập lụt huyện Krông Ana

Đắk Lắk

703

01/6 - 30/8

50

Sông Đồng Nai

Từ đập Trị An qua sông Đồng Nai

Đồng Nai

3.680

01/6 - 30/8

51

Sông Đồng Nai

Sông Nhà Bè qua thị trấn Nhà Bè, xã Phú Xuân huyện Nhà Bè và qua xã Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn huyện cần Giờ

Thành phố Hồ Chí Minh

6.779

01/6 - 30/8

52

Sông Đồng Nai

Khu vực Lộc Bảo, huyện Bảo Lộc

Lâm Đồng

157

01/6 - 30/8

53

Sông Đồng Nai

Xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh

Lâm Đồng

100

01/6 - 30/8

Tổng cộng

56.060

PHỤ LỤC VII

DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN QUY HOẠCH THỜI KỲ 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên Dự án

Mục tiêu chính

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Nguồn vốn

Thời gian thực hiện

1

Nhóm dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển, bao gồm:

Lập hồ sơ trình điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển theo quy định pháp luật

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Các Viện nghiên cứu và tổ chức liên quan

Chi thường xuyên ngân sách địa phương; các nguồn vốn hợp pháp khác

2025 - 2028

1.1

Dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

1.2

Dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển Cồn Cỏ

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị

1.3

Dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam

1.4

Dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển Lý Sơn

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi

1.5

Dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển Hòn Cau

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận

1.6

Dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển Phú Quốc

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang

2

Nhóm dự án thành lập mới khu bảo tồn biển, bao gồm:

Lập hồ sơ trình thành lập khu bảo tồn biển theo quy định pháp luật

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Các Viện nghiên cứu và tổ chức liên quan

Chi thường xuyên ngân sách địa phương; các nguồn vốn hợp pháp khác

2025 - 2030

2.1

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Vịnh Hạ Long

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh

2.2

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Bái Tử Long

2.3

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần

2.4

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Cát Bà - Long Châu

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

2.5

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển gò đồi ngầm Quảng Bình

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình

2.6

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang

Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa

2.7

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Song Tử

2.8

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Nam Yết

2.9

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Thuyền Chài

2.10

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Núi Chúa

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận

2.11

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Côn Đảo

Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

2.12

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Hòn Ngư - Đảo Mắt

Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An

2.13

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Bắc Hải Vân - Sơn Chà

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

2.14

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Sơn Trà

Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng

2.15

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Vịnh Quy Nhơn

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định

2.16

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Vũng Rô

Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

2.17

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Phú Quý

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận

2.18

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Cà Mau

Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau

2.19

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Thổ Chu

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang

2.20

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Nam Du - Hòn Sơn

2.21

Dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Hải Tặc

3

Nhóm dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu bảo tồn biển, bao gồm:

Hình thành cơ sở hạ tầng bảo đảm hoạt động hiệu quả các khu bảo tồn biển

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Các Viện nghiên cứu và tổ chức liên quan

Chi đầu tư ngân sách địa phương; các nguồn vốn hợp pháp khác

2025 - 2030

3.1

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Vịnh Hạ Long

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh

3.2

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Bái Tử Long

3.3

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần

3.4

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Cát Bà - Long Châu

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

3.5

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ

3.6

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển gò, đồi ngầm Quảng Bình

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình

3.7

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang

Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa

3.8

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Song Tử

3.9

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Nam Yết

3.10

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Thuyền Chài

3.11

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Núi Chúa

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận

3.12

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Côn Đảo

Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

3.13

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Hòn Ngư - Đảo Mắt

Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An

3.14

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Cồn Cỏ

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị

3.15

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Bắc Hải Vân - Sơn Chà

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

3.16

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Sơn Trà

Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng

3.17

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam

3.18

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Lý Sơn

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi

3.19

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Vịnh Quy Nhơn

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định

3.20

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Vũng Rô

Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

3.21

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Hòn Cau

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận

3.22

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Phú Quý

3.23

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Cà Mau

Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau

3.24

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Phú Quốc

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang

3.25

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Thổ Chu

3.26

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Nam Du - Hòn Sơn

3.27

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển Hải Tặc

4

Nhóm dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ở biển Việt Nam, bao gồm:

- Phục hồi, phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Góp phần ngăn chặn hoạt động khai thác thủy sản của nghề lưới kéo ở vùng biển ven bờ.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Các Viện nghiên cứu và tổ chức liên quan

Chi đầu tư ngân sách địa phương; các nguồn vốn hợp pháp khác

2026 - 2030

4.1

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản vùng biển phía Tây Nam đảo Ngọc Vừng

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh

4.2

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản vùng biển phía Nam Quần đảo Cát Bà

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

4.3

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản vùng biển phía Tây Nam Quần đảo Long Châu

4.4

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ Tiền Hải

Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình

4.5

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ Quảng Xương

Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa

4.6

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ Đông Bắc Mũi Gà

Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An

4.7

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ Nghi Xuân

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

4.8

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ Kỳ Anh

4.9

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ Quảng Trạch

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình

4.10

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ Lệ Thủy

4.11

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ Cửa Việt

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị

4.12

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ Phú Vang

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

4.13

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ Phú Lộc

4.14

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ vịnh Lăng Cô

4.15

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ Ngũ Hành Sơn

Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng

4.16

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ phía Tây Bắc Hòn Khô

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam

4.17

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ Thăng Bình

4.18

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ mũi Bàn Than

4.19

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ Phù Cát

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định

4.20

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ Xuyên Mộc

Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

4.21

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ Đông Nam mũi Nghinh Phong

4.22

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ Vĩnh Châu

Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng

4.23

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản vùng bờ khu vực Nhà Mát

Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu

4.24

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ phía Đông Hòn Khoai

Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau

4.25

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ phía Tây Bắc Mũi Cà Mau

4.26

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản vùng biển Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc

4.27

Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ven bờ vịnh Cây Dương

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang



[1] Diện tích đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động của khu bảo tồn biển được xác định trong quá trình lập dự án thành lập mới/điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo tình hình điều chỉnh ranh giới, diện tích các khu bảo tồn biển trong kỳ quy hoạch theo quy định.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 389/QĐ-TTg ngày 09/05/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.435

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.0.57
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!