Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 307/2005/QĐ-TTG Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 25/11/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 307/2005/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH 

BAN HÀNH QUY CHẾ BÁO ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO, LŨ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 20 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão sửa đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 24/CP ngày 19 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ.
Về lũ quét: các Bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thực hiện Chỉ thị số
32/2004/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp phòng tránh lũ quét ở các tỉnh miền núi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 581/TTg ngày 25 tháng 7 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế báo bão, lũ.

Mọi quy định trước đây về chế độ trách nhiệm báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chủ trì hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Chủ tịch ủy ban Quốc gia Tìm kiếm - Cứu nạn, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

THỦ TƯỚNG




Phan Văn Khải

 
 

QUY CHẾ

BÃO ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO, LŨ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 307/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các ngành, các cấp trong công tác báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ; được áp dụng đối với:

a) Những cơn áp thấp nhiệt đới, bão hoạt động trên Biển Đông và các cơn bão phát sinh từ phía đông kinh tuyến 120o Đông nhưng có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong khoảng từ 12 đến 24 giờ tới (Phụ lục số 1);                                  

b)  Lũ trên các sông chính trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam (Phụ lục số 2).

2. Nội dung công tác báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ quy định trong Quy chế này bao gồm việc thường xuyên theo dõi, thu thập, xử lý thông tin, ra các thông báo, dự báo về bão, áp thấp nhiệt đới, lũ và truyền phát kịp thời các tin đó đến các cơ quan lãnh đạo, các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế, xã hội và toàn thể cộng đồng nhằm phục vụ tốt công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

Điều 2. Giải thích từ ngữ 

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Xoáy thuận nhiệt đới là vùng gió xoáy, đường kính có thể tới hàng trăm km, hình thành trên biển nhiệt đới, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, áp suất khí quyển (khí áp) trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn xung quanh, có mưa, đôi khi kèm theo dông, tố, lốc.

2. Tâm xoáy thuận nhiệt đới là nơi có trị số khí áp thấp nhất trong xoáy thuận nhiệt đới, nơi hội tụ của các luồng gió xoáy từ xung quanh thổi vào.

3. Sức gió mạnh nhất trong xoáy thuận nhiệt đới là tốc độ gió trung bình lớn nhất xác định trong thời gian 2 phút quan trắc (tính bằng cấp gió Bô - pho).

4. Gió giật là tốc độ gió tăng lên tức thời được xác định trong khoảng 2 giây.

5. Áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật.

6. Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão từ cấp 10 đến cấp 11 được gọi là bão mạnh; từ cấp 12 trở lên được gọi là bão rất mạnh.

7. Bão đổ bộ là khi tâm bão đã vào đất liền.

8. Bão tan là bão đã suy yếu thành vùng áp thấp, sức gió mạnh nhất dưới cấp 6.

9. Vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão hoặc áp thấp nhiệt đới là vùng có gió mạnh từ cấp 6 trở lên do bão hoặc áp thấp nhiệt đới gây ra.

10. Nước dâng là hiện tượng nước biển dâng cao hơn mực nước triều bình thường do ảnh hưởng của bão.

11. Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống và được phân thành các loại sau đây:

a) Lũ nhỏ là lũ có đỉnh lũ thấp hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm;

b) Lũ vừa là lũ có đỉnh lũ tương đương mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm;

c) Lũ lớn là lũ có đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm;

d) Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc;

đ) Lũ lịch sử là lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được.

12. Đỉnh lũ là mực nước cao nhất quan trắc được trong một trận lũ tại một tuyến đo. Đỉnh lũ năm là đỉnh lũ cao nhất trong năm. Đỉnh lũ trung bình nhiều năm là trị số trung bình của các đỉnh lũ năm trong thời kỳ quan trắc.

13. Biên độ lũ là trị số chênh lệch mực nước giữa đỉnh lũ và mực nước ngay trước lúc lũ lên.

14. Cường suất lũ là trị số biến đổi mực nước lũ trong một đơn vị thời gian.

15. Mùa lũ là thời gian thường xuất hiện lũ, được quy định như sau:

a) Trên các sông thuộc Bắc Bộ từ  ngày 15 tháng 6 đến ngày 15 tháng 10;

b) Trên các sông từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh từ ngày 15 tháng 7 đến ngày 15 tháng 11;

c) Trên các sông từ Quảng Bình đến Ninh Thuận từ ngày 01 tháng 9 đến ngày 15 tháng 12;

d) Trên các sông thuộc Bình Thuận, Nam Bộ và Tây Nguyên từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 30 tháng 11.

Điều 3. Trách nhiệm thực hiện công tác báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác báo  áp thấp nhiệt đới, bão, lũ.

2. Các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam phải được phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Các cơ quan nhà nước, các cơ quan thông tin đại chúng và các tổ chức, cá nhân, khi truyền phát tin dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ phải theo đúng nội dung của các tin do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp.

Chương 2:

CHẾ ĐỘ BÁO ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO, LŨ

Điều 4. Phát tin áp thấp nhiệt đới, bão, lũ

Khi phát hiện có áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải phát tin theo quy định tại Quy chế này.

Điều 5. Báo áp thấp nhiệt đới

1. Tin áp thấp nhiệt đới:

Khi áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta trên 500 km, hoặc khi còn cách bờ biển đất liền nước ta từ 300 đến 500 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong 24 giờ tới hoặc khi bão đã đổ bộ vào đất liền nhưng sức gió mạnh nhất vẫn còn cấp 6, cấp 7 thì phát “Tin áp thấp nhiệt đới”.

2. Tin áp thấp nhiệt đới gần bờ:

Khi vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta dưới 300 km, hoặc khi vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách bờ biển đất liền nước ta từ 300 đến 500 km nhưng có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta trong 24 giờ tới thì phát “Tin áp thấp nhiệt đới gần bờ”.

3. Tin cuối cùng về áp thấp nhiệt đới:

Khi áp thấp nhiệt đới đã tan hoặc không còn khả năng ảnh hưởng đến nước ta thì phát “Tin cuối cùng về áp thấp nhiệt đới”. 

Điều 6. Báo bão

1. Tin bão theo dõi:

Khi bão hoạt động ở phía đông kinh tuyến 1200  Đông, có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong khoảng 24 giờ tới và hướng về phía bờ biển nước ta thì phát “Tin bão theo dõi”.

2. Tin bão xa:

Khi tâm bão vượt qua kinh tuyến 1200 Đông, vào Biển Đông và cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta trên 1.000 km, hoặc khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 500 đến 1.000 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta thì phát “Tin bão xa”.

3. Tin bão gần:

Khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 500 đến 1.000 km và có hướng di chuyển về phía đất liền nước ta, hoặc khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 300 đến dưới 500 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong 24 đến 48 giờ tới thì phát “Tin bão gần”.

4. Tin bão khẩn cấp:

"Tin bão khẩn cấp" được phát khi:

a) Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 300 đến 500 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong 24 đến 48 giờ tới, hoặc khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta dưới 300 km;

b) Bão đã đổ bộ vào đất liền nước ta và sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên, hoặc khi bão đã đổ bộ vào nước khác nhưng sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta trong 24 giờ tới.

5. Tin cuối cùng về cơn bão:

Khi bão đã tan hoặc bão không còn khả năng ảnh hưởng đến nước ta thì phát “Tin cuối cùng về cơn bão”.

Điều 7. Báo lũ

1. Thông báo lũ:

Khi mực nước lũ trong sông có khả năng lên  mức báo động III thì phát “Thông báo lũ”.

2. Thông báo lũ khẩn cấp:

Khi mực nước lũ trong sông trên mức báo động III và có khả năng tiếp tục lên cao thì phát “Thông báo lũ khẩn cấp”.

Điều 8. Nội dung tin áp thấp nhiệt đới

Nội dung tin áp thấp nhiệt đới bao gồm:

1. Tiêu đề tin áp thấp nhiệt đới được xác định theo loại tin áp thấp nhiệt đới quy định tại Điều 5 Quy chế này. Không đặt số hiệu cho các cơn áp thấp nhiệt đới.

2. Thực trạng áp thấp nhiệt đới dựa theo số liệu có được tại thời điểm gần nhất với các yếu tố cụ thể như quy định tại khoản 2 Điều 9 của Quy chế này.

3. Dự báo diễn biến của áp thấp nhiệt đới trong 24 giờ tới gồm các yếu tố cụ thể như quy định tại khoản 3 Điều 9 của Quy chế này. Trường hợp “Tin áp thấp nhiệt đới gần bờ” có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta trong 24 giờ tới thì phải dự báo thêm về thời gian và khu vực có thể bị  ảnh hưởng trực tiếp, khả năng gây gió mạnh, mưa vừa, mưa to (Phụ lục số 3 và Phụ lục số 4).

Điều 9. Nội dung tin bão

Nội dung tin bão bao gồm:

1. Tiêu đề tin bão được xác định theo loại tin bão quy định tại Điều 6 Quy chế này kèm theo số hiệu cơn bão được xác định theo thứ tự các cơn bão trong năm. Không đặt số hiệu cho những cơn bão theo dõi.

2. Thực trạng của bão dựa theo số liệu có được tại thời điểm gần nhất với các yếu tố cụ thể sau đây:

a) Diễn biến của cơn bão trong 12 hoặc 24 giờ qua về hướng và tốc độ di chuyển (đổi hướng, nhanh, chậm, dừng), cường độ bão (mạnh lên, yếu đi...) nếu có;

b) Vị trí tâm bão (xác định theo toạ độ kinh, vĩ với độ chính xác đến 1/10 độ). Khi không có điều kiện định vị tâm bão tại một điểm toạ độ thì xác định vị trí tâm bão trong ô vuông, mỗi cạnh bằng 1 độ kinh, vĩ. Trong “Tin bão khẩn cấp”, ngoài vị trí tâm bão xác định theo toạ độ, phải ghi thêm khoảng cách từ vị trí tâm bão đến điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta hoặc đến vùng bờ biển có khả năng bị ảnh hưởng trực tiếp của bão;

c) Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão, kèm theo gió giật, nếu có (Phụ lục số 3).

3. Dự báo diễn biến của bão trong 24 giờ tới bao gồm các yếu tố cụ thể  sau đây:

a) Hướng di chuyển của bão ghi theo 1 trong 16 hướng chính hoặc giữa 2 hướng chính. Các hướng chính là Bắc, Bắc Đông Bắc, Đông Bắc, Đông Đông Bắc, Đông, Đông Đông Nam, Đông Nam, Nam Đông Nam, Nam, Nam Tây Nam, Tây Nam, Tây Tây Nam, Tây, Tây Tây Bắc, Tây Bắc, Bắc Tây Bắc;

b) Tốc độ di chuyển của bão;

c) Nhận định khả năng diễn biến của bão trong 24 giờ tới.

4. Đối với “Tin bão khẩn cấp”, ngoài các yếu tố dự báo quy định tại  khoản 3 Điều này, nếu bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta trong 24 giờ tới thì phải dự báo thêm:

a) Thời gian và khu vực có thể bị ảnh hưởng trực tiếp;

b) Khả năng gây gió mạnh ở một số vùng;

c) Khả năng gây mưa vừa, mưa to (Phụ lục số 4);

d) Khả năng nước biển dâng và độ cao nước biển dâng (m).

Điều 10. Nội dung thông báo lũ

Nội dung thông báo lũ:

1. Tiêu đề thông báo lũ được xác định theo loại thông báo lũ quy định tại  Điều 7 của Quy chế này kèm theo tên sông và tên địa điểm được thông báo lũ quy định tại Phụ lục số 2.

2. Thực trạng diễn biến lũ trong 24 giờ qua và số liệu thực đo về mực nước tại thời điểm gần nhất.

3. Nhận định khả năng, mức độ diễn biến lũ trong thời gian dự kiến, trong đó có dự báo mực nước tại địa điểm thông báo lũ; so sánh trị số mực nước dự báo với trị số mực nước các cấp báo động hoặc các trận lũ đặc biệt lớn.

Điều 11. Chế độ phát tin áp thấp nhiệt đới, bão, lũ

1. Tin bão theo dõi:

Mỗi ngày phát 2 tin vào 9 giờ 30 và 15giờ30.

2. Tin áp thấp nhiệt đới, tin bão xa:

a) Mỗi ngày phát 4 tin chính vào 3 giờ 30, 9giờ30, 14 giờ 30 và 21 giờ 30;

b) Trường hợp bão, áp thấp nhiệt đới diễn biến phức tạp, ngoài 4 tin chính, khi cần thiết có thể phát một số tin bổ sung xen kẽ giữa các tin chính.

3. Tin bão gần.

Mỗi ngày phát 7 tin chính vào 03giờ30, 05giờ30, 09giờ30, 11giờ30,                 14  giờ 30, 17giờ30 và  21giờ30.

4. Tin bão khẩn cấp, tin áp thấp nhiệt đới gần bờ

Mỗi ngày phát 8 tin chính vào 03giờ30, 05giờ30, 09giờ30, 11giờ30, 14giờ30, 17giờ30,  21giờ30 và 23giờ30.

5. Thông báo lũ

a) Lũ trên sông Hồng, sông Thái Bình mỗi ngày phát 1 tin vào 10giờ30. Trường hợp lũ diễn biến phức tạp thì phát thêm một (1) tin bổ sung vào 21giờ;

b) Lũ trên sông Tiền, sông Hậu, 5 ngày phát 1 tin vào 10giờ30;

c) Lũ trên các sông khác tại Phụ lục số 2, thời gian phát tin là thời điểm nhận định được khả năng lũ lên mức báo động III.

6. Thông báo lũ khẩn cấp

a) Lũ trên sông Hồng, sông Thái Bình mỗi ngày phát 2 tin chính vào 10giờ30 và 21giờ00. Trường hợp lũ đặc biệt lớn hoặc khi lũ diễn biến phức tạp, ngoài 2 tin chính, mỗi ngày phát một số tin bổ sung xen kẽ giữa các tin chính;

b) Lũ trên sông Tiền, sông Hậu, 5 ngày phát 1 tin vào 10giờ30. Trong trường hợp lũ diễn biến phức tạp, phát tin bổ sung xen kẽ giữa các tin chính;

c) Lũ trên các sông khác tại Phụ lục số 2, thời gian phát tin là thời điểm lũ trên mức báo động III và còn tiếp tục lên cao.

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM BÁO ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO, LŨ

Điều 12. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan trực tiếp và các cơ quan thông tin, báo chí

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia thuộc Bộ tổ chức theo dõi thường xuyên tình hình thời tiết, thuỷ văn, phát các tin chính thức về áp thấp nhiệt đới, bão, lũ trên các sông chính trong cả nước theo quy định tại Chương II Quy chế này và cung cấp các tin đó cho các cơ quan  được quy định tại Phụ lục số 5.

b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bão, áp thấp nhiệt đới, lũ và hướng dẫn sử dụng tin bão, áp thấp nhiệt đới, lũ nhằm nâng cao ý thức chủ động phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, khẩn trương tổ chức nghiên cứu hoàn thiện các nội dung liên quan đến quy chế báo lũ trên hệ thống sông cả nước.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và sau khi thống nhất với các cơ quan liên quan, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định ban hành những nội dung bổ sung về báo lũ trên hệ thống sông cả nước trước tháng 12 năm 2007;

d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương xây dựng dự án hoàn thiện cơ sở vật chất nhằm thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ; trình duyệt theo quy định hiện hành trước tháng 12 năm 2006;

2. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương:

a) Tiếp nhận và xử lý theo chức năng, nhiệm vụ các tin báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp;

b) Cung cấp kịp thời thông tin thực tế liên quan về áp thấp nhiệt đới, bão,  lũ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm - Cứu nạn:

a) Tiếp nhận, xử lý theo chức năng, nhiệm vụ các tin báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp;

b) Cung cấp kịp thời thông tin thực tế liên quan về áp thấp nhiệt đới, bão,  lũ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Đài Tiếng nói Việt Nam:

a) Khi nhận được “Tin áp thấp nhiệt đới”, “Tin bão xa”, “Tin bão gần” và  “Thông báo lũ” quy định tại các khoản 2, 3 và 5 Điều 11 của Quy chế này phải tổ chức phát tin 2 giờ một lần vào đầu giờ, liên tục cả ngày và đêm trên các hệ phát sóng của Đài. Khi chưa nhận được tin mới thì tiếp tục phát lại;

b) Khi nhận được “Tin áp thấp nhiệt đới gần bờ”,“Tin bão khẩn cấp”,  “Thông báo lũ khẩn cấp” và Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, ủy ban Quốc gia Tìm kiếm - Cứu nạn, phải tổ chức phát ngay (đọc 2 lần), sau đó cứ mỗi giờ phát lại 1 lần vào đầu giờ, liên tục cả ngày và đêm trên các hệ phát sóng của Đài cho đến khi nhận được tin mới, hoặc khi có yêu cầu thay đổi thời gian phát tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, ủy ban Quốc gia Tìm kiếm - Cứu nạn;

c) Phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đài phát thanh địa phương liên quan thực hiện nghiêm chỉnh  những quy định của Quy chế này.

5. Đài Truyền hình Việt Nam:

a) Khi nhận được “Tin áp thấp nhiệt đới”, “Tin bão xa”, “Tin bão gần” và  “Thông báo lũ” quy định tại các khoản 2, 3 và 5  Điều 11 của Quy chế này phải tổ chức phát tin vào các buổi truyền hình thời sự gần nhất trên các kênh của Đài;

b) Khi nhận được “Tin bão khẩn cấp'', “Tin áp thấp nhiệt đới gần bờ”, “Thông báo lũ khẩn cấp”, Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, ủy ban Quốc gia Tìm kiếm - Cứu nạn, phải tổ chức phát ngay trên các kênh của Đài và sau 2 giờ phát lại l lần cho đến khi có tin mới hoặc khi có yêu cầu thay đổi thời gian phát tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, ủy ban Quốc gia Tìm kiếm - Cứu nạn;

c) Phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đài truyền hình địa phương liên quan thực hiên nghiêm chỉnh  những quy định của Quy chế này.

6. Các báo ra hàng ngày ở Trung ương và địa phương:

Khi nhận được tin báo bão, áp thấp nhiệt đới, lũ quy định tại các Điều 5, 6 và 7 của Quy chế này, thông tin chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, ủy ban  Quốc gia Tìm kiếm - Cứu nạn, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm - Cứu nạn các cấp, các báo ra hàng ngày ở Trung ương và địa phương liên quan phải đăng ngay trên số báo phát hành sớm nhất.

7. Bộ Bưu chính, Viễn thông:

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, các chủ doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, các mạng bưu chính, viễn thông chuyên dùng và dùng riêng phối hợp với cơ quan thông tin chuyên ngành của các Bộ, ngành giành ưu tiên cao nhất cho việc thu, nhận và chuyển tin  áp thấp nhiệt đới, bão, lũ do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp, thông tin chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, ủy ban Quốc gia Tìm kiếm - Cứu nạn, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm - Cứu nạn các cấp liên quan tới các ngành, các cấp, các địa phương, các chủ tàu thuyền hoạt động trên biển, các cộng đồng dân cư  để chủ động phòng, tránh.

8. Bộ Quốc phòng:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan chọn địa điểm bắn pháo hiệu báo áp thấp nhiệt đới, bão; tổ chức thực hiện việc bắn pháo hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới theo quy định (Phụ lục số 10);

b) Xây dựng quản lý và chỉ đạo sử dụng hệ thống các cột tín hiệu báo áp thấp nhiệt đới, bão, cột mốc báo lũ tại các khu vực quân sự, quân cảng, hải đảo do Bộ quản lý; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc treo tín hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới trên các tàu thuyền thuộc lực lượng quốc phòng;

c) Tổ chức các chuyến bay quan sát, thông báo, bắn pháo hiệu báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ;

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, khẩn trương tổ chức nghiên cứu hoàn thiện các giải pháp khoa học, công nghệ để việc bắn pháo hiệu bảo đảm độ cao, độ sáng, thời gian chiếu sáng.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và sau khi thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng triển khai phương án bắn pháo hiệu báo áp thấp nhiệt đới, bão trước tháng 12 năm 2007.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Xây dựng, quản lý và chỉ đạo sử dụng hệ thống cột mốc báo lũ tại những vùng thường xuyên bị ngập lụt và những địa điểm cần thiết khác trên các sông trong cả nước.

10. Bộ Thuỷ sản:

a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc treo tín hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới trên các tầu cá của ngư dân, tàu kiểm ngư, tàu cá của các đơn vị, tổng công ty thuộc Bộ trong cả nước;

b) Xây dựng, quản lý và chỉ đạo sử dụng hệ thống cột tín hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới tại  các bến cá, cảng cá ven sông, ven biển, hải đảo trên cả nước.   

11. Bộ Giao thông vận tải:

a) Xây dựng, quản lý và chỉ đạo sử dụng hệ thống cột tín hiệu báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ tại các trạm hải đăng, cảng sông, cảng biển do Bộ quản lý; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc treo tín hiệu báo áp thấp nhiệt đới, bão trên các tàu, thuyền vận tải của dân và của các tổng công ty thuộc Bộ trong cả nước;         

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện việc phát tin  áp thấp nhiệt đới, bão trên các kênh thông tin của Đài thông tin duyên hải Việt Nam cho chủ tàu, thuyền hoạt động trên biển.

12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính:

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giành ưu tiên  cao nhất cho việc bảo đảm kế hoạch và tài chính, đầu tư trước một bước cho các cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện Quy chế này, góp phần thực sự có hiệu quả  việc phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

Điều 13. Trách nhiệm của các Bộ, ngành ở Trung ương

Khi nhận được tin áp thấp nhiệt đới, bão, lũ do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp, các Bộ, ngành ở Trung ương phải tổ chức thông báo ngay và sau đó chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tới tận cơ sở các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành mình nằm trong vùng có khả năng chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão, lũ để kịp thời triển khai công tác phòng, chống.

Điều 14. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chỉ đạo Đài Phát thanh, Truyền hình địa phương, các cơ quan chức năng truyền đạt kịp thời đến các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân trong tỉnh các thông tin báo bão, áp thấp nhiệt đới, lũ quy định tại Điều 11 của Quy chế này, tin do các cơ quan nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường ở địa phương (các Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực hoặc các Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh) cung cấp, Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, ủy ban Quốc gia Tìm kiếm - Cứu nạn, các Bộ, ngành.

2. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chọn địa điểm xây dựng, quản lý và chỉ đạo sử dụng hệ thống cột tín hiệu báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cột mốc báo lũ thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ theo quy định tại các khoản 8, 9, 10 và 11 thuộc Điều 12 của Quy chế này.

3. Giành ưu tiên cao nhất bảo đảm kế hoạch và tài chính, đầu tư đi trước một bước cho các cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện đầy đủ nhiệm vụ báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ  theo Quy chế này tại địa phương mình; góp phần phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra thực sự có hiệu quả.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Tổ chức thực hiện Quy chế

1. Tổ chức, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao thì được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

2. Tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc cản trở việc thi hành Quy chế này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này trong phạm vi cả nước; báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Quy chế và đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung cần thiết.

 


PHỤ LỤC SỐ 1

SƠ ĐỒ KHU VỰC THEO DÕI VÀ DỰ BÁO ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI,
BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG

Chú thích:

 Bắc Vịnh Bắc Bộ      

‚ Nam Vịnh Bắc Bộ

ƒ Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi         

„ Vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận

…Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau  

† Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang.

‡ Vịnh Thái Lan           

ˆ Bắc Biển Đông

‰ Giữa Biển Đông        

Š Nam Biển Đông


PHỤ LỤC SỐ 2

DANH SÁCH CÁC SÔNG CHÍNH ĐƯỢC THÔNG BÁO LŨ

 

TT

Tên sông

Trạm thuỷ văn

Mực nước (m) ở cấp báo động

Thời gian dự kiến

I

II

III

1

Hồng

Hà Nội

9,5

10,5

11,5

24h- 36h-48h

2

Đà

Hoà Bình

21,0

22,0

23,0

12h-24h

3

Thao

Yên Bái

30,0

31,0

32,0

12h-24h

4

Thao

Phú Thọ

17,5

18,2

18,9

12h-24h

5

Tuyên Quang

22,0

24,0

26,0

12h-24h

6

Vụ Quang

18,3

19,5

20,5

12h-24h

7

Thái Bình

Phả Lại

3,5

4,5

5,5

24h- 36h

8

Cầu

Đáp Cầu

3,8

4,8

5,8

12h-24h

9

Thương

Phủ Lạng Thương

3,8

4,8

5,8

12h-24h

10

Lục Nam

Lục Nam

3,8

4,8

5,8

12h-24h

11

Hoàng Long

Bến Đế

3,0

3,5

4,0

12h-24h

12

Giàng

3,5

5,0

6,5

24h

13

Cả

Nam Đàn

5,4

6,9

7,9

24h

14

La

Linh Cảm

4,0

5,0

6,0

12h-24h

15

Gianh

Mai Hoá

3,0

5,0

6,0

6h-12h

16

Hương

Huế

0,5

1,5

3,0

6h-12h

17

Thu Bồn

Câu Lâu

2,1

3,1

3,7

12h-24h

18

Trà Khúc

Trà Khúc

2,7

4,2

5,7

6h-12h

19

Côn

Tân An

5,5

6,5

7,5

12h-24h

20

Đà Rằng

Tuy Hoà (Phú Lâm)

2,0

2,8

3,5

12h- 24h

21

Tiền

Tân Châu

3,0

3,6

4,2

5 ngày

22

Hậu

Châu Đốc

2,5

3,0

3,5

5 ngày

 


PHỤ LỤC SỐ 3

BẢNG CẤP GIÓ VÀ CẤP SÓNG

                          

Cấp gió

Tốc độ gió

Độ cao sóng trung bình

Mức độ nguy hại

Bô-pho

m/s

km/h

M

0

1

2

3

0-0.2

0,3-1,5

1,6-3,3

3,4-5,4

<1

1-5

6-11

12-19

-

0,1

0,2

0,6

Gió nhẹ.

Không gây nguy hại.

4

5

5,5-7,9

8,0-10,7

20-28

29-38

1,0

2,0

- Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động. ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu

- Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm.

6

7

10,8-13,8

13,9-17,1

39-49

50-61

3,0

4,0

- Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió.

- Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

8

9

17,2-20,7

20,8-24,4

62-74

75-88

5,5

7,0

- Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió.

- Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

10

11

24,5-28,4

28,5-32,6

89-102

103-117

9,0

11,5

- Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng.

- Biển động dữ dội. Làm đắm tàu biển.

12

13

14

15

16

17

32,7-36,9

37,0-41,4

41,5-46,1

46,2-50,9

51,0-56,0

56,1-61,2

118-133

134-149

150-166

167-183

184-201

202-220

14,0

- Sức phá hoại cực kỳ lớn.

- Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.


PHỤ LỤC SỐ 4

BẢNG PHÂN CẤP LƯỢNG MƯA

 

Cấp mưa

Tổng lượng mưa trong 24h

Mưa nhỏ

Khoảng từ 1 đến 5 mm

Mưa

Khoảng từ 6 đến 15 mm

Mưa vừa

Khoảng từ 16 đến 50mm

Mưa to

Khoảng từ 51 đến 100mm

Mưa rất to

Trên 100 mm

 


PHỤ LỤC SỐ 5

DANH SÁCH CƠ QUAN ĐƯỢC CUNG CẤP TIN
ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO, LŨ

 

TT

Tên cơ quan

Phương thức cung cấp tin

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

Văn phòng Trung ương Đảng

Văn phòng Chính phủ

Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương

Bộ Quốc phòng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Bưu chính, Viễn thông

Bộ Giao thông vận tải

Bộ Thuỷ sản

ủy ban Quốc gia Tìm kiếm - Cứu nạn

Đài Tiếng nói Việt Nam

Đài Truyền hình Việt Nam

Thông tấn xã Việt Nam

Báo Nhân dân

 

 

 

 

 

Trung tâm 

Khí tượng Thuỷ văn quốc gia thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chuyển tin đến

14

Các cơ quan khác

Theo thoả thuận với Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

 


PHỤ LỤC SỐ 6

TÍN HIỆU BÁO ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO

 

Tín hiệu

Hình dạng tín hiệu

Ý nghĩa của từng loại tín hiệu

 

Tín hiệu số 1

Một đèn nhấp nháy màu đỏ

 

 

 

 

 

 


Đang có áp thấp nhiệt đới (sức gió mạnh cấp 6, cấp 7) trên Biển Đông

 

 

Tín hiệu số 2

Hai đèn nhấp nháy màu đỏ

 

 

 

 

 

 

 


Đang có bão (sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên) trên Biển Đông

 

 

 

 

Ban ngày tàu, thuyền trên biển dùng cờ đuôi nheo thay tín hiệu đèn

 

 


PHỤ LỤC SỐ 7

TÍN HIỆU BÁO LŨ

 

Tín hiệu

Hình dạng tín hiệu

Ý nghĩa của từng loại tín hiệu

 

 

Báo động số 1

Một đèn nhấp nháy  màu xanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mực nước trên khu vực khống chế đạt mức Báo động số 1

 

 

Báo động số 2

Hai đèn nhấp nháy màu xanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mực nước trên khu vực khống chế đạt mức Báo động số 2

 

 

Báo động số 3

Ba đèn nhấp nháy màu xanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mực nước trên khu vực khống chế đạt mức Báo động số 3

 


PHỤ LỤC SỐ 8

GIỜ PHÁT THANH TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO, LŨ
TRÊN ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

 

1. “Tin áp thấp nhiệt đới”, “Tin bão xa”, “Tin bão gần” và tin “Thông báo lũ” được phát thanh kèm theo tin dự báo thời tiết hàng ngày vào 5giờ00, 6giờ00, 12giờ00, 18giờ00, 21giờ30. Đồng thời cứ cách 2 giờ thông báo thêm một lần trên cả 3 hệ thống phát thanh như sau:

- Hệ I phát vào 8giờ00, 10giờ00, 12giờ00, 14giờ00, 16giờ00, 20giờ00, 22giờ00.

- Hệ II phát vào 7giờ00, 9giờ00, 11giờ00, 13giờ00, 15giờ00, 17giờ00, 19giờ00, 21giờ00, 23giờ00.

- Trên sóng FM cứ qua 2 giờ phát 1 lần (vào đầu giờ).

2. “Tin áp thấp nhiệt đới gần bờ”, “Tin bão khẩn cấp”, tin “Thông báo lũ khẩn cấp”, Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, ủy ban Quốc gia Tìm kiếm - Cứu nạn được phát thanh như sau:

- Cả hệ I và II cứ qua một giờ phát một lần (vào đầu giờ) liên tục trong 24giờ (cả ngày lẫn đêm).

- Chế độ phát thanh được duy trì cho đến khi kết thúc tin khẩn cấp.

- “Tin áp thấp nhiệt đới gần bờ”, “Tin bão khẩn cấp” do Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp vào 23giờ30 và 3giờ30 chỉ thông báo trên sóng FM.

 

 

 

 


PHỤ LỤC SỐ 9

GIỜ VÀ TẦN SỐ PHÁT THANH NỘI BỘ CỦA TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA THUỘC BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

                                                                       

Giờ phát

Tần số

Nội dung phát thanh

 

9giờ30 và 14giờ30

 

6920 KHZ và 5450 KHZ

Tin áp thấp nhiệt đới, bão, lũ; phân tích hình thế sy- nốp và dự báo thời tiết, thuỷ văn trong phạm vi cả nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC SỐ 10

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CỘT TÍN HIỆU BÁO ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO, LŨ, BẮN PHÁO HIỆU

                                                                                            

I. Tín hiệu báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ

1. Tín hiệu báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ bằng đèn.

- Tuỳ thuộc vào đặc điểm địa hình và tầm nhìn từ ven bờ biển, hải đảo, các cột tín hiệu báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ có thể được xây dựng với chiều cao khác nhau, bảo đảm để mọi người trong khu vực, nhất là phía ven biển, cửa sông nhìn thấy được.

- Những nơi cần thiết và thích hợp thì kết hợp sử dụng các cột hải đăng để lắp đặt, phát tín hiệu báo  áp thấp nhiệt đới, bão.

2. Thiết bị báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 và Phụ lục 7. Để phân biệt với các loại đèn tín hiệu khác, đèn tín hiệu báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ được thiết kế theo kiểu đèn quay, có trục thẳng đứng và nhấp nháy liên tục.

3. Để phù hợp với điều kiện trên biển vào ban ngày, các tàu thuyền đang hoạt động trên biển được dùng cờ đuôi nheo thay cho đèn tín hiệu để báo tin áp thấp nhiệt đới, bão.

Cờ đuôi nheo (dạng tam giác vuông) có chiều dài từ 1,00 m đến 1,50 m; chiều rộng bằng 1/2 chiều dài và phân biệt như sau:

- Báo tin áp thấp nhiệt đới dùng cờ đuôi nheo màu xanh lục.

- Báo tin bão dùng cờ đuôi nheo màu đỏ.

4. Chế độ phát tín hiệu báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ

Khi có áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, các đơn vị trực tiếp quản lý cột tín hiệu phải treo đèn tín hiệu theo quy định tại Phụ lục 6 và Phụ lục 7.

II. Chế độ bắn pháo hiệu báo áp thấp nhiệt đới, bão

1. Khi có “Tin bão xa”, bắn pháo hiệu số 1 gồm 9 phát pháo hiệu màu xanh, chia làm 3 lần, mỗi lần bắn liền 3 phát, lần bắn trước cách lần bắn sau 3 phút.

Giờ bắn pháo hiệu từ 19giờ30 đến 20giờ00, từ 4giờ30 đến 5giờ00.

2. Khi có “Tin bão gần”, bắn pháo hiệu số 2 gồm 9 phát, chia làm 3 lần, mỗi lần bắn liền 3 phát (2 phát pháo hiệu màu đỏ, 1 phát pháo hiệu màu xanh),  lần bắn trước cách lần bắn sau 3 phút.

Giờ bắn pháo hiệu từ 19giờ30 đến 20giờ00, từ 22giờ30 đến 23giờ00, từ 4giờ30 đến 5giờ00.

3. Khi có “Tin áp thấp nhiệt đới gần bờ” hoặc “Tin bão khẩn cấp”, bắn pháo hiệu số 3 gồm 9 phát pháo hiệu màu đỏ, chia làm 3 lần, mỗi lần bắn liền 3 phát, lần bắn trước cách lần bắn sau 3 phút.

Giờ bắn pháo hiệu từ 19giờ30 đến 20giờ00, từ 22giờ30 đến 23giờ00, từ 0giờ30 đến 1giờ00, từ 4giờ30 đến 5giờ00.

III. Địa điểm bắn pháo hiệu báo áp thấp nhiệt đới, bão

1. Quân khu 3 bắn pháo hiệu 10 điểm:

- Tỉnh Quảng Ninh tại đảo Cô Tô (Đồn Biên phòng (BP) 16) và đảo Ngọc Vừng (Đồn BP 24).

- Thành phố Hải Phòng tại đảo Cát Bà (Đồn BP 54), đảo Hòn Dấu/thị xã Đồ Sơn (Đồn BP 38), Trạm kiểm soát Long Châu/Cát Hải (Đồn BP 54).

- Tỉnh Thái Bình tại Cửa Diêm Điền/Thái Thụy (Đồn BP 64).

- Tỉnh Nam Định tại Ngọc Lâm/Nghĩa Hưng (Đồn BP 100), cửa Ba Lạt (Cồn Lu)/Xuân Thuỷ (Đồn BP 84), Doanh Châu/Hải Hậu (Đồn BP 92).

- Tỉnh Ninh Bình tại Cửa Đáy/Kim Sơn (Đồn BP 104).

2. Quân khu 4 bắn pháo hiệu 11 điểm:

- Tỉnh Thanh Hoá tại núi Đầu Bò/Hoàng Trường (Đồn BP 118), Hòn Mê, Trường Lệ/Sầm Sơn (Đồn BP 122), núi Du Xuyên/Tĩnh Gia (Đồn BP 126).

- Tỉnh Nghệ An tại Hòn Mát (do bộ đội trên đảo bắn).

- Tỉnh Hà Tĩnh tại Cửa Sót/Thạch Hà (Đồn BP 164).

- Tỉnh Quảng Bình tại Cửa Sông Gianh (Đồn BP cửa khẩu cảng Cửa Gianh), Cửa Ròn/Quảng Trạch (Đồn BP 184), Trạm kiểm soát BP cửa Nhật Lệ/Đồng Hới (Đồn BP 196).

- Tỉnh Quảng Trị tại đảo Cồn Cỏ (do bộ đội trên đảo bắn), Cửa Việt/Gio Linh (Đồn BP cửa khẩu cảng Cửa Việt).

- Tỉnh Thừa Thiên - Huế tại cửa Thuận An/Hướng Điền (Đồn cửa khẩu cảng Thuận An).

3. Quân khu 5 bắn pháo hiệu 16 điểm:

- Thành phố Đà Nẵng tại bán đảo Sơn Trà (Đồn BP 252), đèo Hải Vân/Liên Chiểu (Phòng Tham mưu BP Đà Nẵng).

- Tỉnh Quảng Nam tại Cù Lao Chàm/Hội An (Đồn BP 276), mũi Bàn Than/Núi Thành (Đồn BP cửa khẩu cảng Kỳ Hà), Cửa Đại/thị xã Hội An (Đồn BP 260).

- Tỉnh Quảng Ngãi tại đảo Lý Sơn (Đồn BP 328), Sa Huỳnh/Đức Phổ (Đồn BP 304), Sơn Trà/Bình Sơn (Đồn BP cửa khẩu cảng Dung Quất).

- Tỉnh Bình Định tại Cù Lao Xanh/thành phố Quy Nhơn (Đồn BP 332).

- Tỉnh Phú Yên tại cửa Sông Cầu/Sông Cầu (Đồn BP 348).

- Tỉnh Khánh Hoà tại Bình Ba/Cam Ranh (Đồn BP 392), Hòn Mun/thành phố Nha Trang (Đồn BP 388), Đầm Môn/Vạn Ninh (Đồn BP 358).

- Tỉnh Ninh Thuận tại Sơn Hải/Ninh Phước (Đồn BP 416), Nhơn Hải/Ninh Hải (Đồn BP 408), Vĩnh Hy/Ninh Hải (Đồn BP 404).

4. Quân khu 7 bắn pháo hiệu 7 điểm:

- Tỉnh Bình Thuận tại núi Cao Cát/Phú Quý (Đồn BP 464), Thanh Hải/Phan Thiết (Đồn BP 444).

- Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tại Côn Đảo (Đồn BP 540), Bến Đá/thành phố Vũng Tàu (Đồn BP 522).

- Thành phố Hồ Chí Minh tại xã Thạch An/Cần Giờ (Đồn BP 554), Lý Nhơn/Cần Giờ (Đồn BP 554), Đông Hoà/Cần Giờ (Đồn BP 562).

5. Quân khu 9 bắn pháo hiệu 19 điểm:

- Tỉnh Tiền Giang tại Vàm Láng/Gò Công Đông (Đồn BP 578), Cửa Tiểu/Gò Công Đông (Đồn BP 582).

- Tỉnh Bến Tre tại cửa Hàm Luông/An Thuỷ (Đồn BP 598).

- Tỉnh Trà Vinh tại thị trấn Mỹ Long/Cầu Ngang (Đồn BP 618).

- Tỉnh Sóc Trăng tại cửa Trần Đề/Long Phú (Đồn BP 638), Vĩnh Châu/ thị trấn Vĩnh Châu (Đồn BP 646).

- Tỉnh Bạc Liêu tại cửa Gành Hào/thị trấn Gành Hào (Đồn BP 668).

- Tỉnh Cà Mau tại Hòn Khoai/Ngọc Hiển (Đồn BP 700), cửa sông Ông Đốc/thị trấn Ông Đốc (Đồn BP 692), Hòn Chuối/Trần Văn Thời (Đồn BP 704), Kinh Hội/U Minh (Đồn BP 696).

- Tỉnh Kiên Giang tại An Thới/Phú Quốc (Đồn BP 750), đảo Thổ Chu/Phú Quốc (Đồn BP 770), Nam Du/Kiên Hải (Đồn BP 742), phường Vĩnh Lạc/Rạch Giá (Bộ Chỉ huy BP tỉnh Kiên Giang).

- Tỉnh An Giang tại Vĩnh Xương/Tân Châu (Đồn BP 905), Vĩnh Ngươn/Châu đốc (Đồn BP 945).

- Tỉnh Đồng Tháp tại Thông Bình/Tân Hồng (Đồn BP 905), Cầu Ván/Hồng Ngự (Đồn BP 917).

6. Quân chủng Hải Quân bắn pháo hiệu 13 điểm:

- Đảo Bạch Long Vĩ.

- Nam Long Châu 20 hải lý.

- Nam Hạ Mai 20 hải lý.

- Đông - Đông Nam Sơn Trà 25 - 30 hải lý.

- Đông Nam hòn Tre 20 hải lý.

- Đông Nam mũi Đá Vách 20 hải lý.

- Đông Nam Thổ Chu 30 hải lý.

- Đảo Đá Tây: 1 điểm.

- Lô 3/Phúc Tần: 1 điểm.

- Lô 1/Tư Chính: 1 điểm.

- Đảo Tốc Tan: 1 điểm.

- Bãi cạn Cà Mau (DK1/10).

- Đảo Đá Lớn.

7. Quân chủng Phòng không - Không quân 

Địa điểm các máy bay trực để sẵn sàng ứng cứu khi có thiên tai xảy ra:

- Sân bay Hoà Lạc.

- Sân bay Gia Lâm.

- Sân bay Đà Nẵng.

- Sân bay Tân Sơn Nhất.

8. Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng.

Ngoài việc triển khai bắn pháo hiệu theo sự phân công của quân khu và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm - Cứu nạn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng triển khai bắn pháo hiệu tại 04 điểm: Hải đoàn 38 tại thành phố Hải Phòng, Hải đoàn 48 tại tỉnh Bình Định, Hải đoàn 28 tại tỉnh Kiên Giang, Hải đoàn 18 tại thành phố Vũng Tàu và 27 Hải đội Biên phòng của 27 tỉnh ven biển.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 307/2005/QĐ-TTG ngày 25/11/2005 về quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.263

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.88.137
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!