Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2541/QĐ-UBND 2021 phê duyệt Đề án Xử lý chất thải rắn tỉnh Hải Dương

Số hiệu: 2541/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương Người ký: Lưu Văn Bản
Ngày ban hành: 31/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2541/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 31 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Chương trình hành động số 02-CTr/TU ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Căn cứ Thông báo số 384-TB/TU ngày 20 tháng 8 năm 2021 của Tỉnh ủy Hải Dương thông báo ý kiến Kết luận của Ban Thương vụ Tỉnh ủy về xây dựng “Đề án thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 807/TTr-STNMT ngày 30 tháng 8 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”. (Có Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện Đề án; đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện Đề án; tham mưu cho UBND tỉnh sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm (trước ngày 30/11) tổng hợp kết quả triển khai thực hiện báo cáo UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Báo Hải Dương, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy; (để báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (để báo cáo)
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; (để báo cáo)
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy;
- Trung tâm CNTT - VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN, Thành (25b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lưu Văn Bản

 

ĐỀ ÁN

XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2541/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)

MỞ ĐẦU

Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía Bắc, ở tọa độ 20°40'10’’ đến 21°14'20’’ vĩ độ Bắc, 106°7'35” đến 106°36'35” độ kinh Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Tây. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Đông giáp thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.

Tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính bao gồm 02 thành phố trực thuộc, 01 thị xã và 09 huyện (TP. Hải Dương, TP. Chí Linh, TX. Kinh Môn, Nam Sách, Kim Thành, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện). Diện tích của toàn tỉnh là 1.668,2 km2, dân số tính đến hết năm 2020 là 1.916.774 người, mật độ dân số là 1.149 người/km2.

Hiện nay, công tác quản lý và thu gom xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cố gắng, các cấp, các ngành các địa phương đã thật sự vào cuộc,... Sau 05 năm triển khai thực hiện Đề án Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 2559/QĐ-UBND ngày 21/9/2016 của UBND tỉnh, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, năm 2019 tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn đã đạt 85,62% (năm 2016 khi xây dựng và phê duyệt đề án, tỷ lệ này mới đạt 58,08%), tỉnh đã triển khai xây dựng và đưa vào vận hành 03 nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt với tổng công suất 498 tấn/ngày đêm. Tỉnh đã hỗ trợ 166 xã xây dựng 201 bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh (với kinh phí trung bình là 500 triệu đồng/xã), đã hỗ trợ 40 xã và 03 thị trấn kinh phí để vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các nhà máy (với khối lượng khoảng 120 tấn/ngày). Đối với khu vực đô thị, việc thu gom, xử lý đã đi vào ổn định, hầu hết chất thải rắn sinh hoạt tại các khu đô thị trên địa bàn tỉnh đều đã được thu gom, xử lý. Ngoại trừ thành phố Hải Dương (chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng phương pháp đốt triệt để), các khu vực đô thị còn lại (các thị trấn của các huyện, các phường của TP Chí Linh và TX Kinh Môn) trên địa bàn tỉnh chất thải rắn sinh hoạt hầu hết được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Các bãi chôn lấp ở các thị trấn hầu hết đã đầy, có nguy cơ cao trở thành các điểm gây ô nhiễm môi trường.

Công tác theo dõi, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường đối với các chủ nguồn thải cũng đã được các cấp Ủy và chính quyền địa phương quan tâm, về cơ bản, các chủ nguồn thải cũng đều đã có ý thức đối với việc thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình hoạt động. Tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng; tái chế và xử lý đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường trong thời gian vừa qua đã tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, gắn với sự phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hoạt động dịch vụ, áp lực các nguồn thải tới môi trường đặc biệt là chất thải rắn ngày càng gia tăng, công tác quản lý, các biện pháp thu gom, xử lý chất thải hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, cụ thể như: biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn đang áp dụng chủ yếu là chôn lấp; tỷ lệ và loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý tuy không nhiều so với lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tái chế, tái sử dụng nhưng tình trạng đổ, đốt vẫn còn diễn ra ở một số khu vực; sự phối hợp của các cấp, ngành trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung vẫn chưa đảm bảo yêu cầu của thực tiễn. Giải pháp và chế tài để xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng chưa được áp dụng đồng bộ. Vì vậy, việc đổi mới tổ chức, ban hành các cơ chế, chính sách, lựa chọn công nghệ áp dụng tổ chức thu gom, vận hành, xử lý chất thải rắn với trang thiết bị phù hợp để đem lại hiệu quả thu gom xử lý chất thải ngày càng cao, đảm bảo môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong công tác bảo vệ môi trường để ổn định an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng bền vững.

Thực hiện Luật bảo vệ môi trường và các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 27/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương, việc triển khai xây dựng và thực hiện Đề án Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 với đối tượng được xác định bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Thực trạng hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh

1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Theo kết quả thống kê sơ bộ dân số năm 2020 và căn cứ vào hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (khu vực đô thị: 0,84kg/người/ngày; khu vực nông thôn: 0,58kg/người/ngày), lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh năm 2020 khoảng 1.270 tấn/ngày (khu vực đô thị 508 tấn/ngày, khu vực nông thôn 762 tấn/ngày), cụ thể:

Bảng 1. Khối lượng CTR sinh hoạt theo đơn vị hành chính - năm 2020

TT

Đơn vị hành chính

Tổng khối lượng phát sinh
(tấn/ngày)

Khu vực đô thị
(tấn/ngày)

Khu vực nông thôn
(tấn/ngày)

1

TP Hải Dương

232

200

32

2

TP Chí Linh

139

122

17

3

TX Kinh Môn

131

95

36

4

Huyện Thanh Hà

86

7

79

5

Huyện Kim Thành

82

6

76

6

Huyện Nam Sách

77

10

67

7

Huyện Gia Lộc

83

15

68

8

Huyện Tứ Kỳ

102

7

95

9

Huyện Ninh Giang

88

6

82

10

Huyện Thanh Miện

84

11

73

11

Huyện Bình Giang

73

9

64

12

Huyện Cẩm Giàng

93

20

73

Tổng

1.270

508

762

* Dự báo lượng thải:

- Căn cứ hệ số phát thải chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương (tại khu vực đô thị trung bình 0,84kg/người/ngày, khu vực nông thôn trung bình 0,58kg/người/ngày) và dự báo tăng dân số đến năm 2025 (số liệu của Cục Thống kê tỉnh) xác định được tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt năm 2025 phát sinh khoảng 1.387 tấn/ngày (khu vực đô thị khoảng 726 tấn/ngày; khu vực nông thôn khoảng 661 tấn/ngày) tương đương 506.255 tấn/năm.

- Theo Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 958/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2018 thì dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh năm 2030 là khoảng 1.754 tấn/ngày đêm.

2. Thực trạng thu gom, vận chuyển

- Đối với khu vực đô thị:

Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị được thực hiện bởi 42 tổ thu gom, 07 Hợp tác xã, 05 Công ty.

Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của thành phố Hải Dương (đô thị loại I) hiện nay đạt 95%; đối với khu vực đô thị loại III (thành phố Chí Linh) tỷ lệ thu gom đạt 90%.

Tại các khu vực đô thị khác (thị trấn), tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại các khu vực đô thị khác đạt khoảng 85%. Đối với tần suất thu gom cho thấy tại thành phố Hải Dương, các phường của thành phố Chí Linh tần suất thu gom duy trì là 01 ngày/lần. Tại các khu vực thị trấn của các huyện tần suất thu gom trung bình từ 1 - 2 ngày/lần.

- Đối với khu vực nông thôn:

Tổng số đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn là 1.003 đơn vị. Trong đó có 985 tổ, đội (trung bình có từ 2 - 4 người); 11 Công ty; 07 hợp tác xã với tổng số người tham gia khoảng 2.509 người. Các xã trên địa bàn tỉnh hiện đều đã thành lập được các tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt cho từng thôn dân cư.

Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn hiện nay đạt khoảng 85%. Hiện nay tại khu vực nông thôn, tần suất thu gom chất thải rắn sinh hoạt dao động từ 1 - 3 ngày/ lần. Số lượng các xã có tần suất thu gom 3 ngày/lần là do các yếu tố như số lượng thôn dân cư ít, thiếu nhân lực thu gom.

- Về hình thức thu gom, vận chuyển:

Các tổ, đội thu gom sử dụng xe đẩy tay, hoặc xe cải tiến thu gom trực tiếp chất thải của các hộ gia đình trong khu dân cư. Đối với các địa bàn xử lý CTR sinh hoạt bằng biện pháp chôn lấp thì các tổ, đội thu gom chuyển trực tiếp chất thải ra bãi chôn lấp. Đối với các địa bàn xử lý CTR sinh hoạt bằng biện pháp đốt tiêu hủy thì tập kết tại các vị trí tập kết, trung chuyển để chuyển tiếp lên các xe vận chuyển về Nhà máy xử lý. Hiện tại, nhiều địa phương chưa bố trí vị trí tập kết, trung chuyển hoặc có bố trí nhưng không đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường nên còn tình trạng gây ô nhiễm cục bộ tại các vị trí này.

Về hoạt động vận chuyển chất thải từ các điểm tập kết, trung chuyển về Nhà máy xử lý, các đơn vị cơ bản đều sử dụng các xe cơ giới chuyên dùng, thực hiện vận chuyển hàng ngày đảm bảo tần suất, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

3. Thực trạng xử lý

Hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện tại áp dụng theo hai phương pháp: Đốt tiêu hủy tại các nhà máy và chôn lấp tại các bãi chôn lấp theo quy hoạch của UBND cấp huyện và cấp xã.

- Xử lý bằng phương pháp đốt tiêu hủy:

Hiện tại, chất thải rắn sinh hoạt của các địa bàn: Thành phố Hải Dương, 40 xã, 03 thị trấn đã được chuyển về các nhà máy đốt tiêu hủy với khối lượng khoảng 340 tấn/ngày, tương ứng 27,7 % lượng chất thải toàn tỉnh phát sinh.

- Xử lý bằng phương pháp chôn lấp:

Chất thải rắn của các địa bàn chưa được chuyển về nhà máy xử lý còn lại (167 xã, phường, thị trấn) được xử lý chôn lấp tại 756 bãi chôn lấp của các địa phương với khối lượng khoảng 887 tấn/ngày, tương ứng 72,3 % lượng chất thải toàn tỉnh phát sinh.

3.1. Thực trạng hoạt động xử lý tại các nhà máy

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 03 Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt với công suất thiết kế đốt tiêu hủy theo dự án đầu tư đã được phê duyệt là 498 tấn/ngày đêm, ủ mùn compost 90 tấn/ngày đêm, cụ thể:

- Nhà máy xử lý của Công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Hải Dương tại xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà

Công ty có 02 lò đốt công suất 05 tấn/giờ/lò tương ứng lượng đốt 240 tấn/ngày (theo dự án đầu tư được phê duyệt, công suất thiết kế của Nhà máy là 248 tấn/ngày đêm). Hoạt động sản xuất phân compost bằng 5% lượng chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận, Công ty chưa triển khai do chưa tiếp nhận được nhà xưởng ODA cũ. Hiện Công ty đang tiếp nhận xử lý chất thải rắn sinh hoạt trung bình khoảng 255 tấn/ngày (thành phố Hải Dương khoảng 230 tấn/ngày, thị trấn Thanh Hà, huyện Thanh Hà và thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng với khối lượng khoảng 12 tấn/ngày; lượng chất thải rắn sinh hoạt dịch vụ của các doanh nghiệp, đơn vị khoảng 13 tấn/ngày), trong đó, lượng chất thải xử lý trong lò đốt 235 tấn/ngày, lượng chất thải phân loại chờ để ủ phân hữu cơ 20 tấn/ngày. Theo công suất xử lý (đốt tiêu hủy) hiện tại, Công ty có khả năng tiếp nhận thêm chất thải rắn sinh hoạt là 05 tấn/ngày.

Tại Nhà máy còn lượng chất thải rắn tồn đọng 22.700 tấn. Nguyên nhân tồn đọng do tồn tại từ quá trình bàn giao nhà máy xử lý chất thải ODA cũ chuyển từ Công ty cổ phần môi trường APT-Seraphin Hải Dương sang Công ty Cổ phần quản lý công trình đô thị Hải Dương, các bên không thực hiện đúng tiến độ, trách nhiệm xử lý theo chỉ đạo của UBND tỉnh và biên bản bàn giao giữa các bên. Giải quyết xử lý lượng chất thải tồn theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Hải Dương đang tiến hành xử lý, đến nay đã đốt tiêu hủy được 2.700 tấn.

- Nhà máy xử lý của Công ty cổ phần môi trường APT-Seraphin Hải Dương tại xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà

Công ty có 03 lò đốt (02 lò 2,5 tấn/giờ, 01 lò 3 tấn/giờ) tương ứng lượng đốt 192 tấn/ngày (theo dự án đầu tư được phê duyệt, công suất thiết kế của Nhà máy là 200 tấn/ngày đêm). Trong đó lò đốt số 01 (03 tấn/giờ) đã dừng hoạt động từ tháng 12 năm 2018 do đã xuống cấp; lò đốt số 2 (2,5 tấn/giờ) và lò đốt số 3 (2,5 tấn/giờ) hoạt động luân phiên. Hoạt động ủ mùn hữu cơ sản xuất mùn compost: Công suất hoạt động 160 tấn/ngày (rác tươi đầu vào). Hiện Công ty đang tiếp nhận xử lý chất thải rắn sinh hoạt (khối lượng tính trong tháng 7 năm 2021) trung bình khoảng 115 tấn/ngày (chất thải rắn sinh hoạt của 33 xã và thị trấn Phú Thái khoảng 99 tấn/ngày, lượng chất thải rắn sinh hoạt dịch vụ của các doanh nghiệp, đơn vị khoảng 16 tấn/ngày). Theo công suất xử lý hiện tại (sau khi cải tạo, sửa chữa lò đốt 03 tấn/giờ), Công ty có khả năng tiếp nhận thêm chất thải rắn sinh hoạt để xử lý bằng phương pháp đốt khoảng 146 tấn/ngày.

Tuy nhiên, tại Nhà máy còn lượng chất thải sinh hoạt tồn đọng khoảng 37.800 tấn. Nguyên nhân chất thải tồn đọng do tiến độ đầu tư các lò đốt chậm so với nhu cầu xử lý thực tế và một phần do tranh chấp với Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hải Dương về lượng chất thải Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hải Dương thu gom của các doanh nghiệp.

Giải quyết xử lý lượng chất thải tồn theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Công ty cổ phần môi trường APT-Seraphin Hải Dương đang tiến hành xử lý, đến nay đã đốt tiêu hủy được trên 15.000 tấn.

- Nhà máy xử lý của Công ty cổ phần môi trường xanh Minh Phúc tại Khu 6 - TT Kẻ Sặt - huyện Bình Giang

Công ty có 01 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường công suất thiết kế đốt tiêu hủy là 90 tấn/ngày đêm (trong đó công suất xử lý chất thải rắn sinh hoạt 50 tấn/ngày đêm), hiện đang vận hành với công suất 26 tấn/ngày (chất thải rắn sinh hoạt của 07 xã được hỗ trợ theo Đề án xử lý chất thải nông thôn của tỉnh và chất thải rắn sinh hoạt của Thị trấn Kẻ Sặt).

Do vị trí của Nhà máy nằm trong quy hoạch phát triển đô thị của Thị trấn Kẻ Sặt, UBND huyện Bình Giang đã tổ chức làm việc với Công ty cổ phần môi trường xanh Minh Phúc, các đơn vị có liên quan (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng) và có báo cáo số 46/BC-UBND ngày 29/4/2021 gửi UBND tỉnh xin di chuyển Nhà máy xử lý chất thải của Công ty cổ phần môi trường xanh Minh Phúc, phương án đề xuất xin chuyển về vị trí mới tại xã Thái Dương và xã Thái Hòa, diện tích khoảng 11ha, nâng công suất xử lý chất thải rắn sinh hoạt lên 100 tấn/ngày. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các Sở, ngành liên quan và UBND huyện Bình Giang đang rà soát, hướng dẫn Công ty trình tự các bước thực hiện di dời Nhà máy.

- Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt của các Nhà máy cơ bản đáp ứng Quy chuẩn QCVN 61-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, trong quá trình tập kết, phân loại, xử lý còn phát sinh mùi, để giảm thiểu mùi phát sinh, các đơn vị đã làm kín nhà xưởng, lắp đặt thêm hệ thống phun chế phẩm vi sinh khử mùi và đảm bảo tính ổn định của nhà máy yêu cầu các đơn vị phải lắp đặt quan trắc tự động theo quy định.

3.2. Thực trạng hoạt động các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 756 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt động theo quy hoạch của UBND cấp huyện và cấp xã.

Theo tiêu chuẩn bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là bãi chôn lấp bố trí ô chôn lấp có vật liệu lót đáy, ống thoát khí và nước rỉ rác được xử lý đạt quy chuẩn môi trường cho phép. Tuy nhiên, do việc đầu tư trạm xử lý nước thải cho mỗi bãi chôn lấp là phương án không khả thi vì kinh phí đầu tư và chi phí quản lý vận hành rất lớn (tính ra chi phí lớn hơn so với biện pháp chuyển chất thải rắn sinh hoạt về nhà máy đốt tiêu hủy), việc đầu tư trạm xử lý nước thải phân tán là không phù hợp, nên tất cả các bãi chôn lấp trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ được áp dụng biện pháp lót đáy và thoát khí, nước thải chưa được xử lý gây ra tình trạng ô nhiễm nước thải cục bộ tại bãi chôn lấp và xung quanh.

Do nước rỉ rác chưa được xử lý, chứa trong ô chôn lấp nên quá trình vận hành, chất thải nổi trong ô chôn lấp dẫn đến ô chôn lấp rất nhanh được lấp đầy (từ 2-3 năm đã lấp đầy 1 ô chôn lấp quy mô cấp xã từ 500-1000 m2). Để giảm khối lượng và thể tích chất thải chôn lấp, tại các bãi chôn lấp đều thực hiện đốt trực tiếp gây tình trạng ô nhiễm không khí khu vực xung quanh.

(thông tin chi tiết về các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo Phụ lục đính kèm)

4. Về kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý

Kinh phí cho hoạt động thu gom rác (kinh phí trả cho các đơn vị thu gom rác từ hộ gia đình ra vị trí tập kết tập trung hoặc ra bãi chôn lấp rác), hiện tại các địa phương đều sử dụng từ nguồn thu phí vệ sinh môi trường của các hộ dân (trừ địa bàn thành phố Hải Dương, thành phố Chí Linh áp dụng gộp chung vào gói kinh phí dịch vụ công ích quét dọn, thu gom, vận chuyển chất thải).

Mức giá dịch vụ theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định số 29/2017/QĐ-UBND , mức thu theo địa bàn (thành phố, thị xã, thị trấn, xã), theo tần suất thu gom (1 ngày/lần; 2-3 ngày/lần); tần suất thu gom 1 ngày/lần khu vực nông thôn cao nhất là 4.000 đồng/khẩu/tháng, khu vực thành phố là 6.000 đồng/khẩu/tháng. Công ty cổ phần môi trường đô thị Hải Dương ban hành mức thu cụ thể trên địa bàn thành phố Hải Dương tại Quyết định số 361/QĐ- MTĐT ngày 21/11/2017 về việc ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Dương.

Thực tế tại nhiều địa phương mức thu không đủ chi trả cho hoạt động của các tổ thu gom nên có địa phương để đảm bảo duy trì được hoạt động thu gom rác trên địa bàn, đã thỏa thuận, thống nhất với người dân mức thu cao hơn mức tối đa tỉnh quy định.

- Kinh phí cho hoạt động vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt (kinh phí hỗ trợ cho đơn vị vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ điểm tập kết, trạm trung chuyển đến nhà máy xử lý), hiện tại mức hỗ trợ được xác định theo khoảng cách vận chuyển (Quyết định số 32/2019/QĐ-UBND ngày 12/7/2019 của UBND tỉnh), cụ thể:

+ Cự ly vận chuyển đến 15km là 165.000 đồng/tấn.

+ Cự ly vận chuyển trên 15km đến 20km là 174.000 đồng/tấn.

+ Cự ly vận chuyển trên 20km là 193.000 đồng/tấn.

- Kinh phí cho hoạt động xử lý:

+ Kinh phí cho hoạt động chôn lấp: Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không thực hiện xử lý nước rỉ rác nên chi phí chôn lấp không lớn, chỉ bao gồm chi phí san gạt và phun chế phẩm khử mùi, được UBND cấp huyện hỗ trợ theo nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường cấp về huyện.

+ Kinh phí cho hoạt động đốt rác, đốt chất thải rắn sinh hoạt tại nhà máy:

Hiện tại, tỉnh Hải Dương chưa xây dựng giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt do chưa ban hành được định mức kinh tế kỹ thuật; hiện nay, các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đốt được hỗ trợ mức kinh phí từ (447.000đồng- 470.000đồng/tấn), mức hỗ trợ giảm dần khi công suất nhà máy tăng (theo Quyết định số 483/QĐ-UBND ngày 05/02/2021).

5. Kết quả thực hiện Đề án Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự chủ động thực hiện của các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, việc triển khai Đề án “Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020” đã đạt được những kết quả nhất định, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Về cơ bản, các mục tiêu của Đề án đặt ra đều đã đạt được. Một số kết quả cụ thể như sau:

- Về công tác thu gom, vận chuyển: Tại thời điểm phê duyệt Đề án năm 2016, trên địa bàn tỉnh còn 162 thôn, khu dân cư không có đơn vị thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn sinh hoạt do người dân tại các địa phương này tự vận chuyển ra bãi chôn lấp hoặc xử lý tại gia đình hoặc đổ ra ngoài đồng, ao, kênh mương, ven đường tạo thành các bãi chôn lấp tự phát gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Sau khi triển khai Đề án, tới nay, 100% các thôn, khu dân cư trên địa bàn tỉnh hiện đều đã thành lập được các tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt, đã tăng 27% tỷ lệ chất thải được thu gom (trước khi thực Đề án, tỷ lệ thu gom 58%, sau Đề án tỷ lệ đạt 85%); đã cơ bản kiểm soát không để tình trạng phát sinh các bãi chôn lấp tự phát.

- Về xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn: Đã chuyển chất thải rắn sinh hoạt của 40 xã và 03 thị trấn có bãi chôn lấp đã quá tải, lấp đầy về các nhà máy xử lý đốt tiêu hủy (với khối lượng khoảng 120 tấn/ngày).

- Về thu hút các dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải: Đã thu hút 02 dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải đặt tại huyện Cẩm Giàng và huyện Tứ Kỳ, tuy nhiên dự án đã không triển khai được do người dân xung quanh không đồng thuận đặt nhà máy tại địa phương mình.

Quá trình thực hiện Đề án, đã đánh giá việc thực hiện áp dụng lò đốt công suất nhỏ quy mô cấp xã trên cơ sở kết quả thực hiện mô hình thí điểm lò đốt tại xã Cao An, huyện Cẩm Giàng và tham khảo kinh nghiệm đã triển khai trên diện rộng của tỉnh Nam Định cho thấy:

+ Lò đốt rất nhanh xuống cấp, đưa vào vận hành từ 2-3 năm đã bị hỏng do vật liệu xây dựng lò không chịu được theo chế độ hoạt động, vận hành của lò. Nếu thay đổi bằng vật liệu tốt hơn sẽ không tương xứng giữa suất đầu tư và đơn giá xử lý chất thải.

+ Lò đốt không có thiết bị, biện pháp xử lý khí thải nên đã trực tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.

+ Quy trình đốt theo phương pháp điều tiết hút khí tự nhiên, không sử dụng bổ sung nhiên liệu đốt nên quá trình vận hành thường không ổn định, không đảm bảo nhiệt độ đốt, trường hợp chất thải rắn tươi vào mùa mưa không đốt được phải thực hiện phơi hoặc kết hợp với chất thải công nghiệp gây ô nhiễm khí thải.

Đồng thời, qua thực trạng gây ô nhiễm môi trường của các lò đốt chất thải công suất nhỏ tại các địa phương, năm 2018, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo không triển khai thực hiện xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng lò công suất nhỏ quy mô cấp xã (văn bản số 3964/VPCP-KGVX ngày 02/5/2018 của Văn phòng Chính phủ). Qua đó, tỉnh Hải Dương đã không áp dụng mô hình lò đốt công suất nhỏ để xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

II. Thực trạng hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trên địa bàn tỉnh

1. Nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần CTR công nghiệp thông thường

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường là CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán ngoài khu, cụm, các làng nghề, không thuộc danh mục chất thải nguy hại.

+ Khu công nghiệp: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 10 KCN (bao gồm cả phần mở rộng) đã được thành lập, thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng và đang đi vào hoạt động khai thác, vận hành. Tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN trên địa bàn tỉnh đạt trên 81% trên diện tích đất công nghiệp được bàn giao. Các KCN đang hoạt động đều có hạ tầng đồng bộ bao gồm mặt bằng đã san lấp, hệ thống đường nội bộ, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải tập trung; kết nối giao thông với các tuyến đường thuận lợi như quốc lộ, tỉnh lộ,...

+ Cụm công nghiệp: Tính đến tháng 6 năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 50 cụm công nghiệp (CCN) được thành lập, trong đó có 33 CCN đã đi vào hoạt động. Trong tổng số 33 CCN đã đi vào hoạt động có 4 CCN có chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ Làng nghề: Các làng nghề ở Hải Dương có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời, được phân bố chủ yếu tại các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 65 làng nghề được công nhận làng nghề CN, TTCN trong đó nhóm làng nghề mộc chiếm tỉ lệ lớn nhất (23%), nhóm làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm (18%), nhóm làng nghề thêu ren (12%), nhóm làng nghề gốm sứ và nhóm làng nghề kim hoàn chiếm tỷ lệ thấp nhất (3%). Do đặc thù của các làng nghề là các hộ gia đình làm nghề nằm đan xen trong khu dân cư nên khó khăn trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng.

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại.

Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh năm 2020, theo số liệu tổng hợp báo cáo của 405 cơ sở (có khối lượng chất thải phát sinh lớn) khoảng 1.941.660 tấn, trong đó:

+ Lượng chất thải (xỉ hạt lò cao, vẩy cán, xỉ luyện thép) phát sinh của Công ty cổ phần thép Hòa Phát Hải Dương khoảng 921.508 tấn (chiếm 47,5% tổng lượng CTR công nghiệp thông thường phát sinh của các chủ nguồn thải).

+ Chất thải công nghiệp thông thường (tro bay, xỉ đáy, thạch cao) phát sinh của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại khoảng 873.679 tấn (chiếm 45% tổng lượng CTR công nghiệp thông thường phát sinh của các chủ nguồn thải).

+ Khoảng 7,5% lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh còn lại là các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường từ các hoạt động sản xuất công nghiệp khác (chất thải vệ sinh công nghiệp, tro, xỉ phát sinh từ lò hơi, sắt vụn, giấy, bìa, nilon, vải vụn, bavia da,…).

2. Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

Do đặc thù chất thải rắn công nghiệp hầu hết có thể thu hồi tái chế, tái sử dụng nên nếu xét lượng chất thải của doanh nghiệp phát sinh thì rất lớn nhưng lượng chất thải cần phải xử lý thì không nhiều. Lượng chất thải rắn thông thường phát sinh trong hoạt động sản xuất của Công ty cổ phần thép Hòa Phát (chiếm 47,5% tổng lượng CTR công nghiệp thông thường phát sinh của các chủ nguồn thải) được Công ty tự tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hoặc chuyển giao cho các đơn vị sản xuất xi măng: Xỉ hạt lò cao làm xỉ nghiền cung cấp phụ gia xi măng, vẩy cán phối trộn cùng nguyên phụ liệu khác đưa vào thiêu kết, xỉ luyện thép chuyển giao cho các đơn vị sản xuất xi măng; đối với chất thải rắn thông thường là tro bay, xỉ đáy, thạch cao của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (chiếm 45% tổng lượng CTR công nghiệp thông thường phát sinh của các chủ nguồn thải) được Công ty chuyển giao cho các cơ sở sản xuất tro bay làm phụ gia cho bê tông; vải vụn của các cơ sở may mặc đã được các cơ sở đồng xử lý trong lò hơi; các loại chất thải bìa carton, nilon, sắt thép, xỉ than,… đều có thể thu hồi tái chế, tái sử dụng.

Đối với vải vụn của các cơ sở may mặc đã được các cơ sở đồng xử lý trong lò hơi, trên địa bàn tỉnh hiện có 12 doanh nghiệp đã đầu tư lò hơi sử dụng nhiên liệu đốt là vải vụn; 04 doanh nghiệp (Công ty TNHH SXDVTM Môi Trường Xanh, Công ty cổ phần Môi trường xanh Minh Phúc, Công ty cổ phần Công nghệ Môi trường An Sinh và Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công) đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại có đủ chức năng, năng lực xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận theo Giấy phép đã được cấp. Trong đó, 03 cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp bằng phương pháp xử lý trong lò đốt hai cấp, riêng Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng, rất phù hợp để xử lý các loại chất thải đặc thù (bùn thải của hệ thống xử lý nước thải, tro, xỉ thải, bụi thải của hệ thống xử lý khí thải,...), đây là phương án xử lý tối ưu, có chi phí xử lý thấp, đồng thời đảm bảo việc xử lý triệt để, tận thu nguyên liệu, không phát sinh chất thải tro xỉ thứ cấp tiếp tục cần phương án xử lý.

Đối với các loại chất thải phải xử lý: Chất thải rắn vệ sinh công nghiệp, bùn thải thông thường phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải, bavia da giầy,… đã được các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hợp đồng chuyển giao xử lý cho các đơn vị vận chuyển, xử lý có đủ chức năng, năng lực (theo trách nhiệm của chủ nguồn thải đã được quy định). Tuy nhiên, còn có một số cơ sở chuyển giao xử lý cho đơn vị không có đủ năng lực nên đã xảy ra tình trạng đổ, đốt chất thải rắn công nghiệp thông thường không đúng quy định tại một số khu vực ngoài đê, bãi bồi ven sông,… của thị xã Kinh Môn, huyện Kim Thành, huyện Bình Giang. Ngoài ra, nhiều đơn vị thu gom, tái chế phế liệu thực hiện việc tập kết, phân loại chưa đảm bảo, vị trí tập kết lấn chiếm đường giao thông ảnh hưởng môi trường cũng như an toàn giao thông.

3. Đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường khác trên địa bàn tỉnh

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 05 Công ty tham gia xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường: Công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Hải Dương (xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường); Công ty TNHH sản xuất, dịch vụ, thương mại Môi Trường Xanh (xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại); Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công (xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại); Công ty cổ phần Môi trường xanh Minh Phúc (xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại); Công ty cổ phần Môi trường An Sinh (xử lý chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại).

(thông tin chi tiết về các cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trên địa bàn tỉnh theo Phụ lục đính kèm)

III. Nhận xét, đánh giá thực trạng

1. Đánh giá chung kết quả đạt được

Trong nhiệm kỳ vừa qua, cùng với việc triển khai Đề án thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh, sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, sự hưởng ứng của các tổ chức xã hội, đoàn thể, sự tham gia của các doanh nghiệp làm dịch vụ xử lý môi trường, sự tham gia của nhân dân, về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. UBND tỉnh cũng đã phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh và ban hành Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn làm cơ sở cho công tác triển khai thực hiện của các Sở, ngành và các địa phương.

- Về hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Tất cả các khu dân cư, thôn, xã đều đã thành lập các tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt, đã nâng cao tỷ lệ chất thải được thu gom trên địa bàn tỉnh. Các hộ gia đình đã cơ bản thực hiện bố trí dụng cụ chứa chất thải rắn sinh hoạt tại nhà để chuyển cho tổ thu gom và nộp phí vệ sinh môi trường theo quy định; việc đổ thải chất thải không đúng nơi quy định, hình thành các bãi chôn lấp tự phát đã cơ bản được kiểm soát.

- Về hoạt động vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt: Đã quy định cụ thể mức hỗ trợ cho hoạt động vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; các đơn vị vận chuyển từ điểm tập kết, trạm trung chuyển về nhà máy xử lý cơ bản đã đầu tư xe chuyên dụng đảm bảo kiểm soát, hạn chế tác động gây ô nhiễm trên tuyến đường vận chuyển; thực hiện đúng tần suất thu gom, vận chuyển không xảy ra tình trạng ùn ứ chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm trung chuyển gây ô nhiễm môi trường.

- Về hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Đã kiểm soát không để phát sinh các bãi chôn lấp tự phát; đầu tư thêm 01 nhà máy xử lý bằng phương pháp đốt tiêu hủy công suất 248 tấn/ngày của Công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Hải Dương tại khu xử lý Việt Hồng, huyện Thanh Hà để nâng cao công suất xử lý chất thải bằng phương pháp đốt, qua đó đã chuyển chất thải của 40 xã, 03 thị trấn về xử lý, giải quyết được tình trạng quá tải, lấp đầy bãi chôn lấp của các địa phương này.

- Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường: Tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng; tái chế và xử lý đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường trong thời gian vừa qua đã tăng lên đáng kể do lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh chủ yếu là xỉ thải, tro bay, thạch cao, bụi thải,...(chiếm khoảng 92,5%) đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, xây dựng nên đã được sử dụng làm nguyên vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng, sử dụng trong các công trình xây dựng và được quản lý như đối với sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng; bên cạnh đó, loại chất thải là vải vụn của các cơ sở may mặc đã được các cơ sở đồng xử lý trong lò hơi tại cơ sở.

2. Tồn tại, hạn chế

- Về hoạt động thu gom, vận chuyển:

+ Phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các xã còn thiếu, chủ yếu là phương tiện thủ công.

+ Các điểm trung chuyển, tập kết chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương hiện có nhiều điểm gần khu dân cư (đặc biệt là đối với các điểm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại TP Hải Dương và một số thị trấn) và thường không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, gây ảnh hưởng tới giao thông và cuộc sống của nhân dân khu vực xung quanh.

+ Các địa phương đã thành lập tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt, tuy nhiên việc tìm người tham gia lao động thu gom gặp nhiều khó khăn do thu nhập thấp, công việc nặng nhọc, môi trường làm việc tiếp xúc với chất thải nên chịu bị tác động ô nhiễm.

- Về hoạt động xử lý chất thải:

+ Tỷ lệ chất thải được chuyển về các nhà máy để xử lý còn thấp (mới đạt 27,7%), chưa đáp ứng tiến độ mục tiêu chuyển đổi phương pháp xử lý chất thải dừng hoạt động chôn lấp chuyển sang xử lý tại các nhà máy đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.

+ Quá trình xử lý của các đơn vị xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh còn để tồn đọng chất thải trong khuôn viên, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

+ Công nghệ xử lý đốt tiêu hủy đang thực hiện tại các nhà máy, quy trình lò đốt đã thực hiện đúng theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường nhưng thực tiễn hoạt động chung của nhà máy chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường: Quá trình vận hành thiết bị còn chưa ổn định; khu vực tập kết, lưu chứa chất thải trước khi xử lý phát sinh mùi.

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ tại các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt của các địa phương.

+ Khối lượng và loại chất thải rắn thông thường phải xử lý tuy không nhiều so với lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tái chế, tái sử dụng nhưng tình trạng đổ, đốt chất thải rắn công nghiệp thông thường đã xảy ra ở một số khu vực ngoài đê, bãi bồi ven sông, khu vực xa khu dân cư,… trên địa bàn thị xã Kinh Môn, thành phố Hải Dương, huyện Kim Thành, huyện Bình Giang.

3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

3.1. Nguyên nhân khách quan

- Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, về tỷ lệ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng tăng nhanh, thành phần chất thải thay đổi (tăng dần thành phần vô cơ, chất thải điện tử,...) trong khi sự thay đổi về phương pháp quản lý, xử lý chất thải chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn, đây là thực trạng chung của các tỉnh trong cả nước.

- Quy định về quản lý, hướng dẫn kỹ thuật của Trung ương còn chậm, chưa đầy đủ, có quy định khó áp dụng trong thực tiễn như hiện nay vẫn chưa có mô hình xử lý chất thải chuẩn cho các địa phương áp dụng; chế tài xử lý vi phạm chưa hợp lý (hành vi vi phạm không phân loại chất thải tại nguồn phạt tiền từ 15-20 triệu không phù hợp để áp dụng cho các hộ gia đình),...

3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức về BVMT của người dân trên địa bàn tỉnh nói chung đặc biệt các hộ dân về tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa tốt, chưa đồng thuận cao trong việc thực hiện các hạng mục xây dựng khu trung chuyển, khu chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, vị trí xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung. Dẫn đến tỉnh thu hút các nhà đầu tư để thực hiện dự án nhà máy xử lý (tại Cẩm Giàng và Tứ Kỳ) nhưng không triển khai được, đã không đảm bảo tiến độ chuyển đổi dừng hoạt động chôn lấp sang xử lý tiêu hủy tại nhà máy.

- Một số chủ doanh nghiệp chỉ coi trọng lợi ích kinh tế trước mắt mà không quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh; hợp đồng chuyển giao xử lý CTR công nghiệp thông thường không ghi cụ thể phương án vận chuyển, xử lý an toàn cho từng loại chất thải; mặt khác một số đơn vị thu gom, xử lý vì lợi nhuận nên đã không thực hiện xử lý đúng quy trình.

- Công tác nghiệm thu, giám sát quá trình vận chuyển và xử lý chất thải còn nhiều hạn chế, bất cập phát sinh tình trạng chất thải còn tồn đọng tại các nhà máy xử lý.

- Khối lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn trong khi đó giá dịch vụ VSMT thấp, mức thu không đáp ứng được các khoản chi phục vụ cho tổ thu gom dẫn đến tần suất hoạt động của các tổ thu gom thấp, chất thải rắn sinh hoạt tại một số địa phương vẫn chưa được thu gom triệt để. Kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (đầu tư lò đốt, xây dựng điểm tập kết, bãi xử lý tập trung,…) còn hạn chế.

- Hoạt động của các bãi chôn lấp là phương án tạm thời trong thời gian chuyển đổi sang phương pháp xử lý tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt tại nhà máy. Tuy nhiên, quá trình vận hành bãi chôn lấp tại một số địa phương còn chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật, thiếu lớp che phủ chất thải hàng ngày, các loại giấy vụn và túi nilon bị gió thổi, phát tán ra khu vực xung quanh. Một số địa phương xuất hiện tình trạng đốt chất thải tại các bãi chôn lấp để giảm thiểu kích thước, gây ô nhiễm môi trường không khí cho khu vực xung quanh.

4. Những vấn đề thách thức đối với hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong giai đoạn hiện nay

4.1. Thuận lợi:

- Hoạt động quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang được sự quan tâm của toàn xã hội, sự tham gia, vào cuộc, sát sao chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, sẽ là động lực, quyết tâm triển khai các hoạt động cụ thể để cải thiện, giải quyết triệt để vấn đề gây ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường, chuẩn hóa quy trình quản lý, xử lý chất thải đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ngày càng hoàn thiện, dễ hiểu và dễ áp dụng. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 đã bổ sung quy định cụ thể trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; định hướng thu phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại (sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước cho hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt như hiện nay). Các quy định trên phải được thực hiện chậm nhất từ ngày 31/12/2024.

4.2. Khó khăn, thách thức

- Thực tiễn cho thấy, vấn đề lựa chọn công nghệ phù hợp để xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang là ưu tiên hàng đầu trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Việc lựa chọn công nghệ cần phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí như: khả năng tiếp nhận các loại chất thải rắn sinh hoạt, phù hợp về quy mô, công suất, mức độ tự động hóa của dây chuyền công nghệ, tỷ lệ tái sử dụng, tái chế, chôn lấp chất thải sau xử lý, việc quản lý vận hành và bảo dưỡng, chi phí xử lý phù hợp, tiết kiệm và thu hồi năng lượng trong quá trình xử lý,... Qua đánh giá thực tế các địa phương đã áp dụng công nghệ xử lý chất thải phát điện có tính ổn định cao và công suất lớn.

- Vấn đề nâng mức thu phí vệ sinh môi trường (theo đúng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”), nâng mức phí hỗ trợ đối với việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

- Nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng của nhân dân đã được tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn chỉ coi trọng lợi ích kinh tế trước mắt, chưa quan tâm đúng mức tới công tác thu gom, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất.

- Về nguồn lực dành cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tiễn:

+ Cán bộ phụ trách môi trường tại các địa phương (đặc biệt là tại các xã, phường, thị trấn) hầu hết là kiêm nhiệm lại chưa được đào tạo về môi trường nên công tác quản lý còn gặp nhiều hạn chế.

+ Kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (đầu tư lò đốt, xây dựng điểm tập kết, bãi xử lý tập trung,…) còn hạn chế.

Trước tình hình thực trạng nêu trên, để hoạt động quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, yêu cầu bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng môi trường sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh cần thiết tiếp tục thực hiện Đề án thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định đối tượng cụ thể của Đề án bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường và cần tập trung vào 3 nội dung chính:

- Thu hút đầu tư từ 01 đến 02 nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường có công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường, có công suất lớn phù hợp với điều kiện của tỉnh.

- Tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật bảo vệ môi trường.

- Thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn để giảm thiểu khối lượng chất thải cần phải chuyển đến nhà máy xử lý, tăng tỷ lệ, giá trị thu hồi các thành phần có ích trong chất thải.

IV. Căn cứ pháp lý xây dựng đề án

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014.

- Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 (quy định UBND cấp tỉnh quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; quy định việc phân loại chất thải tại nguồn và việc tính toán giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân phải được thực hiện chậm nhất là ngày 31/12/2024).

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

- Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

- Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 02/01/2018 của Tỉnh ủy về tăng cường công tác BVMT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030.

- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 27/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

- Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương.

- Quyết định số 29/2017/QĐ-UBND ngày 20/10/2017 về việc quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

- Quyết định số 958/QĐ-UBND ngày 27/3/2018 của UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt “Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hải Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

- Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND ngày 27/3/2020 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Phần II

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường trên địa bàn tỉnh nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Ưu tiên lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, thân thiện môi trường phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Hoàn thiện các quy định, chính sách về quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

90% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường được thu gom và xử lý bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.

3. Định hướng đến 2030

100% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường được thu gom và xử lý bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.

II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thu gom, xử lý chất thải rắn của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về nội dung thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương và các hộ gia đình, cá nhân, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong công tác bảo vệ môi trường. Hàng năm, các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai sâu rộng công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và công tác thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong cộng đồng với nhiều hình thức phong phú, đảm bảo nhận thức của cộng đồng dân cư trên địa bàn, tạo ý thức tự giác phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân.

- Phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức,... trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn (sinh hoạt và công nghiệp thông thường). Đưa công tác bảo vệ môi trường và thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt trở thành tiêu chí thi đua của các cấp, các ngành, các địa phương, các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Xây dựng chương trình giáo dục về môi trường với nội dung và thời lượng phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi tại các cấp học phổ thông.

- Đưa nội dung quản lý chất thải rắn bao gồm ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải rắn, sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, thu gom, vận chuyển chất thải rắn theo đúng quy định vào chương trình tập huấn, bồi dưỡng đào tạo cán bộ tại các cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

2. Thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường tại nguồn

2.1. Đối với phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

2.1.1. Sự cần thiết thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

- Theo kết quả nghiên cứu, khảo sát thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương:

+ Thành phần chất thải hữu cơ, chiếm khoảng 66,98%.

+ Thành phần chất thải vô cơ chiếm 31,31%. Trong đó tổng chất thải có thể tái chế chiếm 26% về mặt khối lượng (gồm có giấy bìa các loại chiếm 8,01%; nhựa, túi nilon chiếm 12,28%; kim loại chiếm 4%; thủy tinh 1,71%); Thành phần chất thải không thể tái chế, tái sử dụng gồm có bụi, cát, sỏi các loại, xỉ than,… chiếm khoảng 5,31%.

+ Thành phần chất thải nguy hại (pin tiểu, vỏ hộp sơn, vỏ hộp dầu, bóng đèn huỳnh quang,...) chiếm khoảng 1,71 %.

Với thành phần chất thải trên, nếu thực hiện phân loại tại nguồn sẽ giảm phần lớn khối lượng chất thải phải đốt tiêu hủy - giảm chi phí xử lý, thu hồi, tái sử dụng được các thành phần có ích trong chất thải. Đồng thời giải quyết được vấn đề thiếu công suất đốt tiêu hủy chất thải hiện nay (công suất đốt của các nhà máy mới đạt được 40% lượng chất thải phát sinh hàng ngày), trong khi việc đầu tư thêm nhà máy xử lý gặp rất nhiều khó khăn trong việc bố trí được địa điểm do người dân không đồng thuận.

- Thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là xu thế tất yếu đối với hoạt động quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đã được thực hiện tại nhiều nước trên Thế Giới, tại Việt Nam nhiều tỉnh thành đang tổ chức thực hiện và Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định bắt buộc thực hiện trên toàn quốc, chậm nhất là ngày 31/12/2024.

- Vấn đề khó khăn khi thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn: Việc thay đổi hành vi, thói quen của người dân, trước đây "để chất thải đúng nơi quy định, tổ thu gom chất thải hàng ngày", nay phải thực hiện "lọc, phân loại chất thải để vào các bao bì đựng riêng, chuyển đúng loại, đúng thời điểm cho tổ thu gom"; triển khai đồng bộ từ hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường cho từng loại chất thải sau phân loại mới đảm bảo được hiệu quả của việc phân loại chất thải tại nguồn.

Qua đó, để triển khai thành công hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cần được sự đồng thuận tham gia của toàn dân, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự đầu tư nguồn lực đồng bộ cho hoạt động từ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sau phân loại, công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên để duy trì hiệu quả,…

- Việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn sẽ được giao cho UBND cấp huyện chủ trì và UBND cấp xã trực tiếp thực hiện. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, UBND cấp xã sẽ giao nhiệm vụ cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để triển khai (UB MTTQ, Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, …).

2.1.2. Mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Xét trên tính chất về thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và điều kiện thực tế giữa khu vực đô thị và nông thôn đề xuất phương án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn như sau:

- Chất thải rắn sinh hoạt được xác định phân loại làm 03 nhóm: Nhóm thành phần hữu cơ, nhóm tái chế và thành phần còn lại.

+ Đối với khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất nông nghiệp là trọng tâm, sẽ khuyến khích người dân thực hiện phân loại tại nguồn theo 03 nhóm, thành phần hữu cơ trong chất thải để ủ mùn tái sử dụng cải tạo đất canh tác tại địa phương.

+ Đối với khu vực đô thị (không có điều kiện thuận lợi cho việc phân loại tại nguồn thành phần chất thải hữu cơ) thực hiện phân loại theo 02 nhóm: nhóm chất thải tái chế và thành phần còn lại.

- Mô hình phân loại, thu gom, xử lý áp dụng ở khu vực nông thôn.

- Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình ở khu vực nông thôn, gắn với cơ chế hỗ trợ cho việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt, cụ thể như sau:

Hộ gia đình khu vực nông thôn bao gồm: 172 xã.

Đối với Hộ gia đình thực hiện mô hình ủ mùn compost tại nhà (ước tính khoảng 50% số hộ dân trong mỗi thôn, khu dân cư). Được hỗ trợ 01 thùng nhựa 03 ngăn (mỗi ngăn 20 lít) (chỉ hỗ trợ cho các hộ gia đình thực hiện mô hình thí điểm trong giai đoạn 2022-2023), nắp đậy hố ủ di động, chế phẩm vi sinh để thực hiện ủ. Hố ủ mùn compost di động (kích thước dài, rộng khoảng 0,7 m; sâu khoảng 1-1,2m), thực hiện theo mô hình thí điểm đã triển khai tại huyện Nam Sách, kỹ thuật ủ mùn ngành nông nghiệp có hướng dẫn cụ thể. Được giảm 50% phí vệ sinh môi trường của Hộ gia đình phải đóng hàng tháng.

Đối với Hộ gia đình không thực hiện mô hình ủ mùn compost tại nhà (ước tính khoảng 50% số hộ dân trong mỗi thôn, khu dân cư). Được hỗ trợ 01 thùng nhựa 03 ngăn (mỗi ngăn 20 lít) (chỉ hỗ trợ cho các hộ gia đình thực hiện mô hình thí điểm trong giai đoạn 2022-2023).

- Mô hình phân loại, thu gom, xử lý áp dụng ở khu vực đô thị.

2.1.3. Tiến độ thực hiện hoạt động phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn

Năm 2021: Thực hiện rà soát ban hành các văn bản quy định về quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cơ chế tài chính; chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động phân loại chất thải tại nguồn, vận chuyển, xử lý chất thải.

Năm 2022-2023: Do việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cần sự thay đổi thói quen đã hình thành lâu nay của người dân. Đề án xác định cần tối thiểu 02 năm để tiến hành thực hiện mô hình thí điểm, trong quá trình thực hiện có thể có phát sinh nhiều vấn đề cần điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế tại từng địa phương. Sau khi thực hiện thí điểm, cần có đánh giá và đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện cho những năm tiếp theo.

Thực hiện mô hình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn áp dụng trên địa bàn 22 xã (mỗi huyện, thị xã, thành phố thí điểm tại 02 xã trừ thành phố Hải Dương). Năm 2023 tổ chức đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện mô hình thí điểm để rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho giai đoạn 2024 - 2025 phù hợp với tình hình thực tiễn.

Năm 2024-2025: Triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn ở khu vực nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

Hiệu quả khi thực hiện phân loại tại nguồn là khối lượng chất thải phải thực hiện xử lý đối với khu vực nông thôn sẽ giảm 70% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh (20% lượng chất thải có thể thu hồi, tái chế và 50% lượng chất thải hữu cơ) tương ứng khoảng 533 tấn/ngày, đối với khu vực đô thị sẽ giảm 20% lượng chất thải rắn phát sinh tương ứng 102 tấn/ngày.

2.2. Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ nguồn phát sinh, công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp thông thường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

- Thúc đẩy việc phân loại, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn công nghiệp thông thường; xử lý chất thải kết hợp với việc thu hồi năng lượng, khuyến khích hoạt động đồng xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất.

3. Tập trung thu hút đầu tư nhà máy xử lý có công nghệ hiện đại, công suất cao, phù hợp với nhu cầu của tỉnh.

Việc thu hút đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, có công suất cao, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh là giải pháp mang tính đột phá của Đề án.

3.1. Về nhu cầu công suất xử lý

Theo dự báo về lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh, đến năm 2025 là 1.387 tấn/ngày; năm 2030 là 1.754 tấn/ngày.

Đề đảm bảo công suất dự phòng để xử lý chất thải khi nhà máy bảo trì, sửa chữa, việc xử lý chất thải đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường các thời điểm cao điểm phát sinh chất thải (các dịp lễ, tết) yêu cầu công suất thiết kế của nhà máy cao hơn tối thiểu 20% so với nhu cầu thực tế lượng chất thải xử lý hàng ngày. Đồng thời, yêu cầu tăng công suất để đáp ứng sự gia tăng khối lượng chất thải theo thời gian, theo đó, nhu cầu công suất xử lý năm 2025 là 1.700 tấn/ngày, năm 2030 là 2.000 tấn/ngày.

Công suất thiết kế của 3 nhà máy hiện có là 498 tấn/ngày. Tuy nhiên, quá trình hoạt động của 02 nhà máy xử lý của Công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Hải Dương và Công ty cổ phần môi trường APT-Seraphin Hải Dương hiện nay chưa ổn định, để tồn đọng chất thải ảnh hưởng môi trường xung quanh, có nhiều ý kiến phản ánh của nhân dân.

Qua các nội dung trên, xác định nhu cầu công suất của nhà máy thu hút đầu tư mới:

+ Nếu các nhà máy hiện tại không có kế hoạch, lộ trình cải tạo công nghệ, đầu tư mở rộng công suất xử lý thì Dự án đầu tư mới có nhu cầu công suất thiết kế là 1.500 tấn/ngày đêm, trong đó phân kỳ đầu tư: công suất giai đoạn 2025-2030 là 1.000 tấn/ngày đêm; giai đoạn sau 2030 đáp ứng đủ công suất 1.500 tấn/ngày đêm.

+ Nếu các nhà máy hiện tại có kế hoạch, lộ trình cải tạo công nghệ, đầu tư mở rộng công suất xử lý xong trước năm 2025 thì Dự án đầu tư mới có nhu cầu công suất thiết kế là 1.000 tấn/ngày đêm, trong đó phân kỳ đầu tư: Công suất giai đoạn 2025-2030 là 500 tấn/ngày đêm; giai đoạn sau 2030 đáp ứng đủ công suất 1.000 tấn/ngày đêm.

3.2. Về vị trí đặt nhà máy

Tại khu xử lý tập trung xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà hoặc vị trí khác theo quy hoạch của tỉnh.

3.3. Một số tiêu chí chính để xem xét, thu hút đầu tư đối với các dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh.

- Về thiết bị, công nghệ:

+ Ưu tiên dây chuyền công nghệ trong dự án có nguồn gốc, xuất xứ thuộc các nước phát triển (EU, G7), công nghệ hiện đại, khép kín, không tạo ra mùi hôi, có cam kết hoặc xác nhận công nghệ của bên sở hữu công nghệ hoặc bên cung cấp chuyển giao công nghệ. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất máy móc, thiết bị công nghệ trong dây chuyền xử lý phải đáp ứng được theo các quy định của QCVN của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

+ Mức độ tự động hóa của dây chuyền thiết bị công nghệ phải đảm bảo tự động hóa từ 75% trở lên.

+ Tỷ lệ xỉ, tro đáy và chất thải rắn còn lại sau đốt phải đem đi chôn lấp hoặc hóa rắn <10% tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được đưa đến xử lý tại nhà máy.

+ Ưu tiên công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường và phù hợp với điều kiện Việt Nam. Quản lý, vận hành, bảo dưỡng phù hợp với trình độ, năng lực của nguồn nhân lực tại địa phương.

+ Đảm bảo công suất xử lý từ 500 -1.000 tấn rác/ngày. Khuyến khích đầu tư xây dựng nhà máy có công suất lớn hơn để đảm bảo xử lý triệt để lượng chất thải rắn toàn tỉnh vào năm 2030.

- Về bảo vệ môi trường và xã hội:

+ Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

+ Tiết kiệm diện tích đất sử dụng.

+ Tiết kiệm năng lượng, khả năng thu hồi năng lượng trong quá trình xử lý.

+ Có phương án bảo đảm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố ngay khi xảy ra sự cố kỹ thuật môi trường.

- Yêu cầu về kinh tế:

Mức chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt được xác định tính toán cho Nhà máy xử lý bằng công nghệ, thiết bị đốt tối đa là 470.000 đồng/tấn, mức chi phí giảm dần khi công suất nhà máy tăng (Quyết định số 483/QĐ-UBND ngày 05/02/2021). Mức chi phi này đã bao gồm chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, tài sản cố định (nếu có) và không tính đến việc thu hồi chi phí về ngân sách nhà nước từ việc tiêu thụ sản phẩm của quá trình xử lý.

- Về kinh nghiệm và năng lực tài chính của nhà đầu tư: Nhà đầu tư phải có kinh nghiệm đầu tư xây dựng, khai thác, vận hành các dự án nhà máy xử lý chất thải rắn trong thực tế. Có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án và cam kết tiến độ triển khai đầu tư hoàn thiện đưa dự án vào hoạt động ổn định trước năm 2025.

4. Giải pháp cụ thể đối với việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ nay đến khi xây dựng được nhà máy xử lý mới.

- Tiếp tục duy trì thực hiện hỗ trợ kinh phí vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt về nhà máy đối với các địa phương đã được UBND tỉnh chấp thuận Đề án thu gom, xử lý chất thải rắn ở khu vực nông thôn giai đoạn 2016 - 2020.

- Theo thống kê từ phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố, trên địa bàn tỉnh hiện có 756 bãi chôn lấp (cụ thể theo phụ lục đính kèm), trong đó, có 303 bãi chôn lấp đã dừng hoạt động, 14 bãi đã lấp đầy (tuy nhiên vẫn đang hoạt động), 104 bãi chôn lấp đã lấp đầy trên 80%, 204 bãi chôn lấp đã lấp đầy từ 60 - 80%, còn lại 131 bãi chôn lấp có tỷ lệ lấp đầy dưới 60%.

Đối với các địa phương có bãi chôn lấp đã đầy, không thể tiếp tục sử dụng (hoặc có bãi chôn lấp đã gần đầy, nằm ở vị trí nhạy cảm về môi trường, chỉ tiếp tục sử dụng được trong thời gian ngắn), thực hiện phương án như sau:

+ Đối với các địa phương còn diện tích đất để quy hoạch bãi chôn lấp (hoặc đã quy hoạch nhưng chưa thực hiện), có vị trí cách xa các nhà máy xử lý và không thuận tiện cho việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tới các nhà máy xử lý hiện tại: Yêu cầu UBND các huyện rà soát cụ thể và báo cáo UBND tỉnh xem xét để hỗ kinh phí xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tạm thời trong thời gian chờ xây dựng nhà máy xử lý.

+ Đối với các địa phương không còn địa điểm để quy hoạch, xây dựng bổ sung bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để hỗ trợ kinh phí để vận chuyển và xử lý chất thải của các xã này tới Nhà máy xử lý chất thải tập trung và đóng cửa các bãi chôn lấp.

5. Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo của chính quyền đối với công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xác định là nhiệm vụ cần tập trung, ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành. Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường trên địa bàn mình quản lý, phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra ô nhiễm môi trường; đưa thành chỉ tiêu đánh giá thi đua của các cơ quan, đơn vị, địa phương hàng năm.

- Tăng cường kiểm tra đột xuất, thanh tra và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hướng dẫn việc lồng ghép các tiêu chí về bảo vệ môi trường vào việc bình xét các danh hiệu thi đua hàng năm. Chú trọng tổng kết thực tiễn, phổ biến những kinh nghiệm về nghiệp vụ công tác bảo vệ môi trường tới các tổ chức, cá nhân.

- Rà soát, kiểm tra năng lực và công tác chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường trên địa bàn tỉnh và có chế độ theo dõi, giám sát thường xuyên hoạt động của cơ sở đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.

6. Về nguồn lực đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường

- Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn về đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường và thu gom, xử lý chất thải; đầu tư cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị để phục vụ tốt công tác thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải, cụ thể:

Trong giai đoạn 2022-2025, hoàn thiện đầu tư mạng lưới điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung; đầu tư cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, nước, viễn thông,...) tới chân công trình cho nhà đầu tư thực hiện dự án nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung.

- Xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư các dự án có sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, tiêu tốn ít nguyên nhiên liệu, phát sinh ít chất thải.

- Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư bảo vệ môi trường, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường.

- Xây dựng đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định và phù hợp theo thời điểm, điều kiện thực tế của địa phương để thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dịch vụ cũng như yên tâm trong quá trình thực hiện dịch vụ.

- Xây dựng quy trình giám sát, nghiệm thu hoạt động dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý đảm bảo chính xác, khách quan, minh bạch, có cơ chế xử lý cụ thể các trường hợp vị phạm để không phát sinh tình trạng ùn ứ chất thải trong khâu thu gom, tồn đọng tại nhà mày xử lý. Xử lý dứt điểm vấn đề tồn đọng chất thải tại khu xử lý tập trung Việt Hồng hiện nay.

- Rà soát, điều chỉnh mức thu giá dịch vụ vệ sinh môi trường theo hướng xã hội hóa chi phí thu gom, xử lý chất thải, đáp ứng nguyên tắc bảo vệ môi trường “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, điều chỉnh mức thu theo lộ trình dần đáp ứng đủ chi phí cho hoạt động thu gom, xử lý chất thải, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, cụ thể:

Theo các đơn giá và mức thu phí hiện tại trên địa bàn tỉnh (chi phí xử lý bằng phương pháp đốt 470.000 đ/tấn, chi phí vận chuyển là 193.000 đ/tấn, chi phí thu gom chất thải tương ứng với mức thu phí vệ sinh tương ứng từ 4.000-6.000/khẩu/tháng) thì chi phí để thu gom, xử lý cho 01 kg chất thải rắn sinh hoạt là 890 - 901 đồng; tương ứng mức thu phí sinh hoạt của các hô gia đình hiện nay (4.000-6.000/khẩu/tháng) đáp ứng từ 25,8 - 26,5 % cho tổng chi phí thu gom, xử lý chất thải.

Để giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, áp dụng lộ trình điều chỉnh tăng mức thu giá dịch vụ vệ sinh môi trường đáp ứng cho tổng chi phí thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025 đạt 50%; năm 2030 đạt 75%.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến là 731,422 tỷ đồng

Trong đó:

- Kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Đề án

Bao gồm kinh phí cho tập huấn, xây dựng tài liệu, sổ tay hướng dẫn và các hoạt động tuyên truyền,...

Kinh phí: 1,469 tỷ đồng

- Kinh phí cho hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Bao gồm kinh phí hỗ trợ dụng cụ phân loại tại hộ gia đình (02 thùng/hộ), dụng cụ và chế phẩm ủ mùn compost tại hộ gia đình, ô ủ mùn compost tập trung tại địa phương.

Kinh phí: 229,511 tỷ đồng

- Kinh phí cho hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương

+ Kinh phí chi trả cho hoạt động của các tổ, đội thu gom: sử dụng nguồn thu phí vệ sinh môi trường của các hộ dân.

+ Kinh phí xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển chất thải: 15,120 tỷ đồng.

- Kinh phí cho hoạt động vận chuyển chất thải về nhà máy

Tính theo mức kinh phí hỗ trợ vận chuyển chất thải của tỉnh (tính theo cự ly vận chuyển xa nhất, trên 25 km, mức hỗ trợ 193.000/tấn).

Kinh phí: 116,037 tỷ đồng

- Kinh phí cho hoạt động xử lý chất thải tại nhà máy

Tính theo mức kinh phí hỗ trợ xử lý chất thải của tỉnh (xử lý phương pháp đốt theo đơn giá 470.000 đ/tấn).

Kinh phí: 282,577 tỷ đồng

- Kinh phí dự phòng: 86,708 tỷ đồng

- Đối với kinh phí hỗ trợ các địa phương xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tạm thời (trong khi chờ xây dựng nhà máy), kinh phí hỗ trợ các địa phương vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt: UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát và báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định (Đề án khái toán sơ bộ và đưa vào nội dung kinh phí dự phòng).

2. Phân kỳ theo năm

- Năm 2021: 5,556 tỷ đồng.

- Năm 2022: 179,390 tỷ đồng.

- Năm 2023: 110,965 tỷ đồng.

- Năm 2024: 256,192 tỷ đồng.

- Năm 2025: 179,319 tỷ đồng.

3. Nguồn kinh phí thực hiện

3.1 Ngân sách tỉnh

- Nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp tỉnh: Hỗ trợ việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, sổ tay hướng dẫn, bảng hướng dẫn trực quan thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt; kinh phí thí điểm trang bị thùng đựng rác, ô ủ chất thải rắn sinh hoạt tập trung sau khi phân loại.

- Nguồn vốn đầu tư XDCB cấp tỉnh: Hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng để đầu tư mở rộng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hỗ trợ các nhà máy cải tiến công nghệ, mở rộng quy mô xử lý.

3.2 Ngân sách cấp huyện

- Kinh phí mua mới và bảo trì trang thiết bị thu gom. Ngoài ra, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, cấp huyện bố trí hỗ trợ kinh phí trang bị nắp đậy hố rác, chế phẩm vi sinh, hóa chất, dụng cụ thu gom.

- Kinh phí cải tạo khu vực tập kết chất thải, chi phí vận chuyển và xử lý tại ô ủ chất thải rắn sinh hoạt tập trung.

3.3 Ngân sách cấp xã

- Hỗ trợ bảo trì trang thiết bị thu gom.

Nguồn kinh phí và dự toán kinh phí chi tiết giao Sở Tài chính bố trí trong dự toán ngân sách các cấp hàng năm vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách.

(Khái toán kinh phí thực hiện Đề án theo các Phụ lục đính kèm)

PHẦN III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giúp UBND tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác triển khai thực hiện của các Sở ngành, các địa phương đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.

2. Tổ chức thực hiện của các Sở, ngành, địa phương

2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan phổ biến nội dung Đề án, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, các địa phương và các hộ gia đình trong công tác phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn cấp huyện cụ thể về chủng loại, kích thước, quy cách, nội dung in trên thùng đựng chất thải rắn sinh hoạt, nắp đậy hố để các huyện, thành phố, thị xã làm cơ sở đấu thầu mua sắm theo quy định.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định, chính sách phù hợp để triển khai hiệu quả Đề án trên địa bàn tỉnh:

+ Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan, UBND cấp huyện tham mưu điều chỉnh quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh để phù hợp với tình hình thực tế áp dụng phương án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; quy định việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cồng kềnh.

+ Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan, UBND cấp huyện làm việc với các đơn vị vận chuyển, xử lý để thống nhất phương án vận chuyển, xử lý trình UBND tỉnh phê duyệt.

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập phương án giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

+ Chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban hành quy trình giám sát, nghiệm thu khối lượng hoạt động dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

+ Chủ trì xây dựng sổ tay hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và bảng hướng dẫn trực quan thực hiện phân loại chất thải.

- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, giám sát hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các cơ sở vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.

- Tham mưu công tác kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án.

- Chủ trì tổng hợp sơ kết, tổng kết và báo cáo Ban chỉ đạo, UBND tỉnh định kỳ hàng năm và đột xuất tình hình triển khai Đề án.

2.2. Sở Xây dựng

- Hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch hạ tầng phục vụ việc thu gom xử lý chất thải.

- Ban hành hướng dẫn việc lựa chọn, bố trí hạ tầng kỹ thuật đối với các điểm tập kết, nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo khoảng cách an toàn và yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, bổ sung vị trí xử lý chất thải rắn tập trung để tích hợp vào quy hoạch Tỉnh phục vụ cho giai đoạn tiếp theo.

- Tổ chức triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc quản lý.

2.3. Sở Tài chính

- Trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố, thị xã và căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Đề án.

- Chủ trì, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt phương án giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

2.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh trong việc cân đối, bố trí vốn từ nguồn vốn đầu tư công để hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì rà soát, trình UBND tỉnh bổ sung các dự án xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung vào danh mục dự án khuyến khích kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh.

2.5. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh trong việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn tại các nhà máy xử lý. Nghiên cứu đề tài xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ.

2.6. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương và các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác vệ sinh môi trường.

- Xây dựng chương trình quảng bá bằng pano, áp phích, tờ rơi và công tác vệ sinh môi trường tại các tuyến đường, nơi công cộng.

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền về thực hiện Đề án thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường và thu gom, phân loại xử lý chất thải rắn.

- Hướng dẫn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện Đề án thu gom, xử lý chất thải rắn (giám sát trực tuyến, tự động hoạt động vận chuyển, giao nhận, xử lý chất thải) cũng như công tác bảo vệ môi trường, góp phần thay đổi nhận thức về chất thải rắn, tạo cảnh quan, môi trường sống ngày càng xanh - sạch - đẹp.

2.7. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai kế hoạch thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn theo nội dung của Đề án đến các trường học, cơ sở giáo dục; lồng ghép giáo dục, truyền thông về phân loại chất thải rắn tại nguồn thông qua chương trình giảng dạy, các hoạt động chính khóa và ngoại khóa, các phong trào thi đua tại trường học.

2.8. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác vệ sinh môi trường.

- Lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường vào các hương ước, quy ước của các thôn, khu dân cư văn hóa.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện tăng cường bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, di tích và các lễ hội.

- Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn tại các khu du lịch, khu di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh.

2.9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện hướng dẫn nghiệp vụ trong hoạt động ủ mùn compost, hướng dẫn sử dụng sản phẩm sau khi ủ của các hộ gia đình.

- Đánh giá chất lượng, tham mưu định hướng tiêu thụ sản phẩm phân bón compost, sử dụng sản phẩm cho các dự án cải tạo đất trên địa bàn tỉnh cho đơn vị ủ mùn, sản xuất phân compost tập trung.

- Triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc 32 quản lý.

2.10. Sở Y tế

- Chỉ đạo, hướng dẫn các bệnh viện, cơ sở y tế triển khai thu gom, phân loại, lưu giữ vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định.

- Chủ trì tổ chức triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ phân loại chất thải rắn tại nguồn đối với các bệnh viện, cơ sở y tế.

2.11. Các Sở, ban, ngành khác

Chủ động triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ phân loại chất thải rắn tại nguồn đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc quản lý.

2.12. Ban Quản lý các khu công nghiệp

- Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện việc thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn theo quy định; phát hiện và kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát môi trường để thanh tra và xử lý các trường hợp vi phạm quy định về quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp.

2.13. Công an tỉnh

- Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ chức năng và Công an huyện, thành phố, thị xã triển khai các biện pháp công tác để chủ động nắm chắc tình hình địa bàn, lĩnh vực quản lý nhằm phòng ngừa, phát hiện, kiểm tra, xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền quy định.

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm các tổ chức, cá nhân không phân loại chất thải tại nguồn; không chuyển giao chất thải cho các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý; đổ thải chất thải không đúng quy định; thu gom, vận chuyển chất thải không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường; xử lý chất thải không đúng quy định.

2.14. UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương, các Hội và Tổ chức chính trị - xã hội khác trên địa bàn (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,…)

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt công tác thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái sử dụng để giảm thiểu tối đa lượng chất thải rắn sinh hoạt cần phải xử lý, ủng hộ việc xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt và nhà máy xử lý.

- Tham gia tích cực vào công tác xã hội hóa về công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn trên địa bàn.

- Thực hiện trách nhiệm giám sát việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân; chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hành động, mô hình điểm,… tham gia chung trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của địa phương.

2.15. Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương

- Xây dựng phóng sự tuyên truyền, ghi hình, đưa tin về các hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các Đài phát thanh và truyền hình cấp huyện dành thời lượng để tuyên truyền tại địa phương.

- Đa dạng các hình thức truyền thông nâng cao hiệu quả tuyên truyền, ý thức của người dân, thu hút sự tham gia của các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

2.16. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung Đề án tại địa phương. Có cơ chế hỗ trợ hoạt động của các đơn vị, tổ, đội thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, đảm bảo duy trì hoạt động hiệu quả.

- Kiểm tra, giám sát việc vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường của các cơ sở trên địa bàn theo quy định.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường làm việc với đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải xác định tuyến thu gom, tần suất thu gom chất thải phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Chỉ đạo tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn; xây dựng phương án đóng cửa các bãi chôn lấp đã đầy theo quy định.

- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân về bảo vệ môi trường trên địa bàn để nhân dân biết, ủng hộ việc xây dựng các địa điểm tập kết, trung chuyển, nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, ủng hộ việc thực hiện quy trình thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định trên địa bàn.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện mua sắm các trang thiết bị của Đề án theo quy định hiện hành.

- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

- Chỉ đạo UBND cấp xã:

+ Tổ chức thành lập các tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường và đưa vào hoạt động theo đúng lộ trình, kế hoạch đã được phê duyệt.

+ Đưa nội dung phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong xây dựng bảo vệ môi trường trên địa bàn; đưa nội dung bảo vệ môi trường, phân loại chất thải tại nguồn vào hương ước, quy ước của thôn, làng.

+ Tổ chức việc đăng ký tham gia thực hiện phân loại, xử lý chất thải hữu cơ tại hộ gia đình và yêu cầu các hộ tham gia cam kết thực hiện đúng các quy trình thu gom, phân loại.

+ Tuyên truyền các hộ gia đình tham gia thực hiện mô hình, hướng dẫn hộ dân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

+ Hướng dẫn UBND cấp xã trong việc bàn giao, nghiệm thu chất thải theo quy định.

2.17. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình về khu vực tập kết; thực hiện nghiệm thu, bàn giao chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

- Tổ chức thực hiện phân loại chất thải tại nguồn. Giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên,…).

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của các hộ gia đình, cá nhân; xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo thẩm quyền; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển chất thải.

- Chủ trì, phối hợp với cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở để xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt.

- Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho cơ sở thu gom, vận chuyển hoặc đến điểm tập kết đúng quy định; hướng dẫn cộng đồng dân cư giám sát và công khai trường hợp không tuân thủ quy định về phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt.

- Phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp huyện trong việc lựa chọn và xây dựng các điểm tập kết/trạm trung chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn.

- Thực hiện các trách nhiệm trong bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định.

- Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

3. Các cá nhân, hộ gia đình và các cơ quan, tổ chức phát sinh chất thải rắn

- Thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, thu gom và chuyển chất thải rắn đã được phân loại đến đúng nơi quy định.

- Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật.

- Chỉ chuyển giao chất thải rắn cho các đơn vị có đủ chức năng đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

- Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư.

4. Các tổ chức, cá nhân tham gia công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn

- Đảm bảo đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn tại những địa điểm đã quy định.

- Bố trí trang thiết bị, phương tiện phù hợp theo quy định để lưu giữ, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sau khi được phân loại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn phải là phương tiện chuyên dụng, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành. Trong quá trình vận chuyển, các phương tiện phải đi đúng tuyến đường, không làm rò rỉ, rơi vãi, phát tán bụi, nước, mùi. Các phương tiện vận chuyển phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình - thiết bị định vị theo quy định.

- Phối hợp với UBND cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn và công bố rộng rãi.

- Chỉ ký hợp đồng với chủ cơ sở xử lý chất thải rắn có đủ năng lực theo quy định và đáp ứng các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.

5. Trách nhiệm của chủ cơ sở xử lý chất thải rắn

- Thực hiện tiếp nhận và xử lý chất thải theo đúng hợp đồng dịch vụ với các tổ chức, cá nhân và chính quyền địa phương đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định.

- Quản lý, vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn theo đúng quy trình công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, đảm bảo hoạt động an toàn và vệ sinh môi trường.

- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động.

 

KẾT LUẬN

Đề án thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (với đối tượng là sinh hoạt và công nghiệp thông thường) được xây dựng trên cơ sở thực trạng thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn và kế thừa kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020. Đề án đã đánh giá được thực trạng thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh và đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi cao và sát thực.

Đề án được triển khai sẽ nâng cao được ý thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường và thu gom, phân loại xử lý chất thải rắn, phát huy được vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, các cơ sở, doanh nghiệp và các hộ dân trong công tác bảo vệ môi trường.

Đề án sau khi triển khai thực hiện sẽ thay đổi nhận thức của người dân về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường, tạo cảnh quan, môi trường sống của cộng đồng dân cư ngày càng xanh - sạch - đẹp, góp phần nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường trên địa bàn tỉnh, giảm thiểu và từng bước kiểm soát chặt chẽ vấn đề chất thải rắn./.

 

PHỤ LỤC 1

KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Hạng mục

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

 

1

2

3

4

I

Kinh phí tuyên truyền

 

 

1.469

1

Thiết kế maket bảng hướng dẫn trực quan và sổ tay hướng dẫn thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt; thiết kế bảng hướng dẫn trực quan thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt

10

1

10

2

Tổ chức tập huấn

30

25

750

2.1

Sổ tay hướng dẫn thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt (Dành cho cán bộ nòng cốt của xã, trưởng thôn để hướng dẫn trong các buổi nói chuyện, tuyên truyền người dân).

0,05

1.029

51

2.2

Bảng hướng dẫn trực quan thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

1,5

172

258

2.3

Tuyên truyền trên sóng phát thanh và truyền hình tỉnh và đăng tải trên trang thông tin điện tử (phóng sự, chuyên mục, tọa đàm)

100

4

400

II

Kinh Phí phân loại

229.511

1

Chế phẩm vi sinh (cấp cho hộ gia đình thực hiện ủ rác tại nhà).

0,15

471.382

70.707

2

Chế phẩm vi sinh hỗ trợ xử lý rác thải tại ô ủ tập trung trong 01 năm (chi phí 50.000 đồng/ 01 tấn rác -tham khảo giá thị trường, đối với vi sinh sử dụng là Chế phẩm vi sinh xử lý phế thải hữu cơ - EMUNIV dạng bột, gói 200g)

0,05

159.392

7.970

3

Kinh phí hỗ trợ xây dựng ô ủ rác cho 160 thôn của 22 xã thuộc các huyện, thành phố, thị xã ngoài thành phố Hải Dương khi thực hiện thí điểm (01 ô ủ rác 02 ngăn với dung tích chứa 20m3 cho 1,5 thôn/ khu dân cư, với giá hỗ trợ là 30,15 triệu đồng)

30,15

574

17.306

4

Thùng nhựa 03 ngăn, mỗi ngăn 20lít (cấp cho mỗi hộ gia đình thực hiện phân loại; 01 thùng/hộ)

0,458 (*)

75.401

34.534

5

Nắp đậy hố rác di động cấp cho các hộ gia đình thực hiện ủ rác tại nhà (bằng sắt, phun sơn chống rỉ bên ngoài; kích thước 0,7 x 0,7m)

0,5 (*)

197.988

98.994

III

Kinh phí cho hoạt động thu gom rác tại địa phương

15.120

1

Hỗ trợ chi phí cải tạo khu vực tập kết rác thải

20

756

15.120

IV

Kinh phí vận chuyển rác thải đến nhà máy

116.037

1

Kinh phí hỗ trợ vận chuyển rác thải đến nhà máy xử lý

0,193 (**)

601.228

116.037

V

Kinh phí xử lý bằng phương pháp đốt

282.577

1

Kinh phí hỗ trợ xử lý theo phương pháp đốt

0,47 (**)

601.228

282.577

VI

Kinh phí dự phòng

 

 

86.708

1

Bằng 10% kinh phí vận chuyển và xử lý đối với các xã đã được hỗ trợ theo đề án năm 2006-2020 và thành phố Hải Dương (Tính từ năm 2022-2024)

 

 

25.245

2

Hỗ trợ 30 xã xây dựng, mở rộng bãi chôn lấp rác có tỷ lệ lấp đầy trên 80% (Hỗ trợ năm 2022)

30

500

15.000

3

Hỗ trợ kinh phí vận chuyển và xử lý đối với 32 xã có bãi chôn lấp tỷ lệ lấp đầy trên 80% (Hỗ trợ năm 2022-2023)

32

1.452

46.463

Tổng cộng

731.422

Ghi chú:

- Giá trị cột (4) = Giá trị cột (2) x Giá trị cột (3.

- (*): tham khảo thị trường, dự kiến kinh phí tạm tính.

- (**): Đơn giá quy định của tỉnh.


PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP SỐ BÃI CHÔN LẤP RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

STT

Huyện, thị xã, thành phố

Tổng số bãi chôn lấp

Số bãi chôn lấp đã dừng hoạt động

Số bãi chôn lấp đã đầy 100% vẫn đang duy trì hoạt động

Số bãi chôn lấp có tỷ lệ lấp đầy 80 đến dưới 100%

Số bãi chôn lấp có tỷ lệ lấp đầy 60% đến dưới 80%

Số bãi chôn lấp có tỷ lệ lấp đầy 40% đến dưới 60%

Số bãi chôn lấp có tỷ lệ lấp đầy 5% đến dưới 40%

1

TP Hải Dương

19

19

0

0

0

0

0

2

Huyện Ninh Giang

96

23

0

8

33

10

22

3

Huyện Bình Giang

82

31

0

7

40

4

0

4

Huyện Cẩm Giàng

86

26

4

6

28

18

4

5

Huyện Gia Lộc

60

36

4

7

12

1

0

6

Huyện Kim Thành

49

32

3

4

6

3

1

7

Huyện Thanh Hà

47

23

0

7

9

3

5

8

Huyện Thanh Miện

70

18

0

16

19

10

7

9

Huyện Nam Sách

77

16

0

28

27

4

2

10

Huyện Tứ Kỳ

59

36

1

5

6

10

1

11

Thị xã Kinh Môn

75

12

0

14

23

15

11

12

Thành phố Chí Linh

36

31

2

2

1

0

0

 

Tổng

756

303

14

104

204

78

53


PHỤ LỤC 3

THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CÁC CƠ SỞ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT, CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP THÔNG THƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

STT

Tên cơ sở

Địa chỉ

Quy mô công suất xử lý CTR CNTT

1

Công ty TNHH SXDVTM Môi Trường Xanh

Cơ sở 1: Lô 15 KCN Nam Sách, phường Ái Quốc, TP Hải Dương

Lò đốt CTNH và CTCN số 01: 200kg/giờ

Lò đốt CTNH và CTCN số 02: 1.000kg/giờ

Cơ sở 2: Xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà

Lò đốt CTNH và CTCN số 03: 1.300kg/giờ

Lò đốt CTNH và CTCN số 04: 1.000kg/giờ Hệ thống hóa rắn: 10m3/ngày

2

Tên mới: Công ty CP Môi trường xanh Minh Phúc

Tên cũ: Công ty CP Môi trường Tình Thương

Khu 6, thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang

Lò đốt CTNH và CTCN: 1.000 - 1.200 kg/giờ

Xử lý CTR sinh hoạt:50 tấn/ngày (công nghệ đốt)

Xử lý CTR CNTT: 40 tấn/ngày(công nghệ đốt)

3

Công ty CP Công nghệ Môi trường An Sinh

Thôn Phong Lâm, xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc

Lò đốt CTNH và CTCN: 500kg/giờ

Hệ thống ổn định, hóa rắn: 1.200kg/giờ

4

Công ty CP Tập Đoàn Thành Công

CCN Hiệp Sơn, phường Hiệp Sơn, thị xã Kinh Môn

Đồng xử lý CTR CNTT trong lò nung xi măng.

Lò quay sản xuất xi măng: 1.350 tấn clinker/ngày

Hệ thống bầu đốt: 1.400kg/giờ

5

Công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Hải Dương

Xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà

Xử lý CTR sinh hoạt công suất: 183 tấn/ngày.

Xử lý CTR CNTT: 65 tấn/ngày

Công nghệ: Đốt

6

Công ty cổ phần môi trường APT - Seraphin Hải Dương

Xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà

Xử lý CTR sinh hoạt: 200 tấn/ngày

Công nghệ: Đốt và ủ mùn hữu cơ.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2541/QĐ-UBND ngày 31/08/2021 phê duyệt Đề án “Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.009

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.200.78
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!