ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2391/QĐ-UBND
|
Tiền
Giang, ngày 04 tháng 8 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC VÀ GIẢI QUYẾT
HẬU QUẢ SỰ CỐ HÓA CHẤT ĐỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số
26/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc;
Xét đề nghị của Sở Công
Thương tại Tờ trình số 1524/TTr-SCT ngày 21 tháng 7 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy chế hoạt động ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả
sự cố hóa chất độc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Giám đốc Sở
Công Thương có trách nhiệm phối hợp các sở, ngành có liên quan triển khai thực
hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Anh Tuấn
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC VÀ GIẢI QUYẾT HẬU
QUẢ SỰ CỐ HÓA CHẤT ĐỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2391/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2017
của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định hoạt động
ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố hóa chất độc và trách nhiệm
của các tổ chức, cá nhân đối với sự cố hóa chất độc trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các
sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và tổ chức, cá nhân có liên
quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, vận
chuyển, sử dụng hóa chất độc, các sự cố hóa chất độc xảy ra trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Hóa chất độc là hóa
chất có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm sau: Độc cấp
tính; độc mãn tính; gây kích ứng với con người; gây ung thư hoặc có
nguy cơ gây ung thư; gây biến đổi gen; độc đối với sinh sản; tích lũy
sinh học; ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy; độc hại đến môi trường.
Danh mục hóa chất độc tại
Phụ lục kèm theo Quy chế này.
2. Cơ sở hóa chất độc
là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh
doanh, cất giữ, bảo quản, vận chuyển, sử dụng hóa chất độc.
3. Sự cố hóa chất
độc là tình trạng rò rỉ, cháy, nổ, phát tán hóa chất độc gây hại hoặc có
nguy cơ gây hại cho người, tài sản và môi trường.
4. Ứng phó
sự cố hóa chất độc là các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết
bị, vật tư nhằm xử lý kịp thời, giảm thiểu tối đa thiệt hại do sự cố hóa chất độc gây ra.
5. Khắc phục hậu quả sự cố hóa chất độc là các hoạt động nhằm làm sạch đất, nước, hệ sinh
thái khu vực bị nhiễm hóa chất độc và các biện pháp hạn chế thiệt
hại, phục hồi môi sinh, môi trường sau sự cố hóa chất độc.
6. Hoạt động ứng
phó sự cố hóa chất độc là tất cả các hoạt động từ việc chuẩn bị, ứng
phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố hóa chất độc.
7. Kế hoạch
hoặc biện pháp ứng phó sự cố hóa chất là dự kiến các nguy cơ, tình huống
sự cố có khả năng xảy ra sự cố hóa chất cùng các phương án ứng phó trong
tình huống dự kiến đó, các chương trình huấn luyện, diễn tập để đảm bảo sự sẵn
sàng các nguồn lực kịp thời ứng phó khi sự cố hóa chất xảy ra trên thực tế.
8. Hiện trường ứng
phó sự cố hóa chất độc là khu vực triển khai các hoạt động ngăn chặn,
ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hóa chất độc.
9. Chỉ huy hiện
trường là người được phân công hoặc được chỉ định trực tiếp chỉ huy mọi hoạt
động ứng phó tại nơi xảy ra sự cố hóa chất độc. Quyền hạn và trách
nhiệm của chỉ huy hiện trường được quy định cụ thể trong Kế hoạch
ứng phó sự cố hóa chất độc các cấp.
10. Cơ quan chủ
trì ứng phó sự cố hóa chất độc là cơ quan điều phối, huy động
các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc.
11. Lực lượng
ứng phó sự cố hóa chất độc (sau đây gọi là lực lượng ứng phó sự
cố) là các đơn vị, tổ chức có trang thiết bị ứng phó sự cố hóa chất
độc và nhân lực được huấn luyện, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để tiến hành
hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc.
12. Đầu mối
liên lạc địa phương về sự cố hóa chất độc (viết tắt là Đầu mối
liên lạc địa phương) là đầu mối thường trực chịu trách nhiệm tiếp
nhận và xử lý các báo cáo khẩn cấp, các thông tin có liên quan đến
sự cố hóa chất độc từ các tổ chức, cá nhân.
Điều 4. Nguyên tắc trong hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc
1. Tích cực phòng
ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, đầu tư trang thiết bị, các phương án hợp đồng
để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố hóa chất độc.
2. Tổ chức tiếp nhận,
xử lý thông tin sự cố hóa chất độc kịp thời, ưu tiên bảo đảm thông tin cho
hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng
phó.
3. Phối hợp, huy động
mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị và ứng phó sự cố hóa
chất độc, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
4. Chủ động ứng
phó gần nguồn hóa chất độc để ngăn chặn, hạn chế hóa chất độc rò
rỉ, phát tán ra môi trường. Giám sát chặt chẽ nguy cơ lan tỏa hóa
chất độc vào đường bờ để xác định thứ tư ưu tiên và tiến hành các
biện pháp bảo vệ các khu vực ưu tiên bảo vệ.
5. Đảm bảo an
toàn, phòng chống cháy nổ trong ứng phó sự cố.
6. Chỉ huy thống
nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham
gia hoạt động ứng phó.
7.
Bên gây ra sự cố hóa chất độc phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố
hóa chất độc gây ra theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Phân cấp thực hiện ứng phó sự cố hóa chất độc
Căn cứ vào mức độ
sự cố hóa chất độc, việc tổ chức, thực hiện ứng phó được tiến hành ở 3 cấp sau đây:
1.
Cấp cơ sở:
Sự
cố hóa chất độc xảy ra trong phạm vi quản lý của cơ sở hóa
chất độc hoặc liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tồn trữ,
bảo quản, vận chuyển và sử dụng hóa chất độc của cơ sở hóa chất
độc, trong khả năng ứng phó của cơ sở.
2.
Cấp tỉnh, khi xảy ra một trong các trường hợp:
a)
Sự cố hóa chất độc vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở.
b)
Sự cố hóa chất độc nhưng chưa xác định được nguồn gốc trong phạm vi
quản lý của tỉnh.
3.
Cấp Quốc gia, khi xảy ra một trong các trường hợp:
a)
Sự cố hóa chất độc có nguy cơ phát tán lượng hóa chất vượt ngưỡng
khối lượng quy định tại Phụ lục kèm theo Quy chế này hoặc vượt quá
khả năng ứng phó của tỉnh.
b)
Sự cố hóa chất độc xảy ra trên biển ngoài phạm vi quản lý hành chính
của tỉnh hoặc sự cố hóa chất độc nhưng chưa xác định được nguồn
gốc có nguy cơ ảnh hưởng đến nhiều tỉnh.
c)
Sự cố hóa chất độc xảy ra tại các công trình trọng điểm quốc gia
trong phạm vi quản lý của tỉnh.
Chương II
CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ SỰ CỐ
HÓA CHẤT ĐỘC
Điều 6. Xây
dựng và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc
1. Sở Công
Thương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, rà soát, cập nhật, bổ sung Kế hoạch
phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tỉnh, trong đó nêu rõ phương án ứng phó
sự cố hóa chất độc.
2. Các cơ sở hoạt động hóa chất
phải rà soát Danh mục các loại hóa chất sản xuất, sử dụng, kinh doanh, tồn trữ,
bảo quản để xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
theo quy định của Luật Hóa chất.
3. Việc ứng phó sự cố hóa chất độc
của tàu, phương tiện vận chuyển hóa chất trên biển, đường thủy nội địa, đường bộ
thực hiện theo quy định của Bộ Luật Hàng hải, các quy định pháp luật trong lĩnh
vực giao thông vận tải và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 7. Nguồn
lực ứng phó sự cố hóa chất độc
1. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng lực lượng ứng phó sự cố hóa chất của tỉnh,
thiết lập chương trình và tổ chức huấn luyện, diễn tập ứng phó, khắc phục hậu
quả sự cố hóa chất của tỉnh.
2. Các lực lượng ứng phó sự cố
hóa chất, các cơ quan phòng cháy, chữa cháy địa phương phải bảo đảm cho cán bộ,
nhân viên được đào tạo, huấn luyện về chuyên
môn, nghiệp vụ đáp ứng khả năng sẵn sàng triển khai các hoạt động ứng phó
khẩn cấp khi xảy ra sự cố hóa chất độc.
3. Cơ sở hóa chất
độc phải đầu tư xây dựng lực lượng, trang thiết bị, vật tư, tổ chức huấn luyện,
diễn tập theo Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cấp
thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận.
Điều
8. Tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc
1. Sở Công
Thương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất
của tỉnh được phê duyệt và kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng
phó sự cố hóa chất của cơ sở thuộc địa bàn quản lý.
2. Các lực lượng
ứng phó sự cố hóa chất thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc đã được
phê duyệt và phối hợp các cơ quan có thẩm
quyền của địa phương kiểm tra thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố hóa
chất độc của các cơ sở tại địa phương trong khu vực.
3. Định kỳ 6 tháng và hàng
năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa
chất của tỉnh về Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và Bộ Công Thương.
Chương III
TỔ CHỨC ỨNG PHÓ SỰ CỐ
HÓA CHẤT ĐỘC
Điều 9. Đầu
mối tiếp nhận thông tin về sự cố hóa chất độc
1. Cơ sở
hóa chất độc để xảy ra sự cố hóa chất độc có trách nhiệm báo cáo ngay đến
một trong các cơ quan sau đây:
a) Chính quyền địa phương nơi gần nhất (cấp xã hoặc cấp huyện);
b) Ban Chỉ
huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện;
c) Phòng Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Tiền
Giang (sự cố cháy, nổ hóa chất độc).
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân gây ra hoặc phát hiện ra sự cố
hóa chất độc trên vùng biển Tiền Giang có trách nhiệm báo cáo ngay cho
một trong các cơ quan sau đây:
a) Đài thông tin duyên hải Thành phố Hồ Chí Minh;
b) Cảng vụ hàng hải Mỹ Tho;
c) Trung tâm phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải khu vực III
(trong trường hợp yêu cầu cứu hộ, cứu nạn trên biển).
3. Ngoài các đầu mối trên, khi để xảy ra sự cố hóa chất độc hoặc
phát hiện sự cố hóa chất độc, tổ chức, cá nhân có thể thông tin đến bất
kỳ địa chỉ liên lạc nào như: Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp xã, các đơn vị
hải quân, bộ đội biên phòng, cảnh sát đường thủy để xử lý hoặc chuyển
tiếp thông tin về cơ quan chủ trì ứng phó.
Điều 10. Xử lý thông tin, báo cáo về sự cố hóa chất độc
1. Khi nhận được
thông tin, báo cáo về sự cố hóa chất độc, các cơ quan tiếp nhận thông tin
quy định tại Điều 9 Quy chế này phải thông báo Ban Chỉ huy
phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
2. Thường trực
Ban chỉ huy (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phải:
a) Đánh giá
tính xác thực của thông tin về sự cố;
b) Sơ bộ đánh
giá tính chất, phạm vi, mức độ và hậu quả có thể của sự cố hóa chất độc;
c) Triển khai
phương án, biện pháp ứng phó khẩn cấp với tình huống sự cố;
d) Thông báo cho
các cơ quan, đơn vị liên quan về kế hoạch, biện pháp phối hợp ứng phó khẩn cấp
và ký kết hoặc quyết định các hoạt động triển khai ứng phó;
đ) Thông báo
cho các cơ quan, đơn vị và người dân trong vùng, khu vực bị ảnh hưởng hoặc có khả
năng bị ảnh hưởng về sự cố hóa chất độc để chủ động ứng phó, khắc phục hậu
quả;
e) Báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh về tình hình xử lý thông tin và các biện pháp triển khai phối
hợp ứng phó cụ thể và các đề xuất, kiến nghị.
Điều 11. Công bố tình trạng sự cố hóa chất độc
1. Khi xảy ra sự
cố hóa chất độc, cơ quan thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều này xem xét
mức độ sự cố hóa chất độc để công bố tình trạng sự cố hóa chất độc đến các
cơ quan, đơn vị liên quan và cộng
đồng dân cư nơi xảy ra sự cố.
2. Thẩm quyền
công bố tình trạng sự cố hóa chất độc: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố
tình trạng sự cố hóa chất độc cấp tỉnh.
3. Nội dung
công bố tình trạng sự cố hóa chất độc
a) Thời gian, địa
điểm xảy ra sự cố;
b) Mức độ ảnh
hưởng và khả năng phát triển sự cố.
Điều 12. Công tác báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố hóa
chất độc
1. Báo cáo sự cố
hóa chất độc duy trì liên tục từ lúc phát hiện sự
cố đến khi kết thúc hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc, bao gồm:
a) Báo cáo ban
đầu sự cố hóa chất độc: Thực hiện khi phát hiện về sự
cố hóa chất độc;
b) Các báo cáo
sự cố hóa chất độc tiếp theo: Thực hiện định kỳ hàng
ngày trong quá trình ứng phó sự cố hóa chất độc;
c) Báo cáo kết
thúc sự cố hóa chất độc: Thực hiện khi kết thúc các
hoạt động ứng phó;
d) Báo cáo tổng
hợp sự cố hóa chất độc: Thực hiện để tổng hợp tình
hình ứng phó sự cố hóa chất độc từ lúc phát hiện sự cố
đến khi kết thúc các hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc.
2. Nội dung báo
cáo gồm:
a) Thời gian xảy
ra hoặc phát hiện sự cố;
b) Vị trí sự cố,
tọa độ (nếu có);
c) Loại hóa
chất độc;
d) Ước tính khối
lượng và tốc độ rò rỉ, phát tán hóa chất độc;
đ) Điều kiện thời
tiết (sóng, gió, dòng chảy...);
e) Các thông
tin liên quan khác;
g) Các hoạt động
đã và dự kiến triển khai;
h) Các yêu cầu,
đề nghị trợ giúp, cứu hộ, ứng phó sự cố hóa chất độc.
3. Trong quá
trình ứng phó và khắc phục sự cố hóa chất độc, Ban Chỉ huy phòng
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thường xuyên
báo cáo theo phân cấp quy định, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Trung tâm ứng
phó sự cố hóa chất khu vực phía Nam, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn để chỉ
đạo, phối hợp ứng phó.
Điều 13. Ứng phó sự cố hóa chất độc cấp cơ sở
1. Khi
xảy ra sự cố hóa chất độc, cơ sở triển khai ngay lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng
phó kịp thời, hiệu quả sự cố hóa chất độc ở mức độ tương ứng với khả năng rò rỉ,
phát tán hóa chất độc do cơ sở gây ra theo Kế
hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cấp thẩm
quyền phê duyệt hoặc xác nhận.
2. Trường hợp
vượt quá khả năng ứng phó, cơ sở phải thông báo với Ban Chỉ huy phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.
3. Trường hợp sự
cố hóa chất độc xảy ra trên biển thực hiện theo quy định về hàng hải.
Điều 14. Ứng phó sự cố hóa chất độc cấp tỉnh
1. Khi xảy ra sự cố hóa chất độc vượt quá khả năng ứng phó của
cơ sở, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh triển
khai thực hiện Kế hoạch phòng
ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tỉnh đã phê duyệt.
2. Trường hợp sự
cố hóa chất độc vượt quá khả năng ứng phó hoặc có nguy cơ lan sang địa
bàn của tỉnh khác, Ban Chỉ huy
phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ động
thông báo cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng để phối hợp ứng
phó, đồng thời báo cáo Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn để chuẩn bị phương án hỗ
trợ khi cần thiết.
Điều 15. Ứng
phó sự cố hóa chất độc cấp quốc gia
1. Trường
hợp sự cố hóa chất độc xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh,
xảy ra trên diện rộng mang tính liên vùng hoặc sự cố hóa chất độc
nghiêm trọng, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn tỉnh kịp thời báo cáo để Ủy ban Quốc gia
Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo các hoạt động ứng phó sự cố.
2. Ứng phó sự cố hóa chất độc trên diện rộng được phân chia theo khu vực ứng phó và tại
các địa phương xảy ra sự cố hóa chất độc.
a) Ban Chỉ huy phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trực tiếp chủ trì tổ chức ứng phó sự cố
hóa chất độc tại khu vực thuộc phạm vi của tỉnh;
b) Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu
nạn chỉ định chỉ huy hiện trường để ứng phó theo từng khu vực căn cứ tình hình,
diễn biến cụ thể của sự cố hóa chất độc.
Điều 16. Thông
báo về khu vực hạn chế hoạt động
1. Trong trường hợp cần thiết, để
tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu nạn, cứu hộ và ứng phó sự cố hóa chất độc, cơ quan chủ trì ứng phó có thể thiết lập khu vực hạn chế
hoạt động để ưu tiên cho các hoạt động cứu nạn, cứu hộ, ứng phó sự cố hóa
chất độc.
2. Việc xác định và thông báo
khu vực hạn chế hoạt động về khu vực cứu nạn, cứu hộ, ứng phó sự cố hóa chất độc tại địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định
theo đề nghị của cơ quan chủ trì ứng phó.
Điều 17. Đảm
bảo an toàn phòng chống cháy, nổ trong ứng phó sự cố hóa chất độc
1. Ứng phó sự cố hóa chất độc phải tuân thủ các quy định về an toàn, phòng chống cháy,
nổ.
2. Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và Cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về
phòng chống cháy, nổ trong các hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc.
3. Chỉ huy lực lượng phòng cháy
và chữa cháy tại hiện trường trực tiếp chỉ huy hoạt động phòng chống cháy, nổ
trong ứng phó sự cố hóa chất độc.
Điều 18. Tạm
dừng và kết thúc hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc
Cơ quan chủ trì ứng phó sự cố
hóa chất độc có trách nhiệm:
1. Quyết định tạm dừng hoạt động
ứng phó sự cố hóa chất độc khi xuất hiện tình huống
gây mất an toàn, có nguy cơ xảy ra tiếp các tai nạn, sự cố nghiêm trọng hoặc việc
ứng phó không đem lại hiệu quả.
2. Quyết định tiến hành giám
sát, theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của sự cố hóa chất độc để tiếp tục triển khai khi điều kiện cho phép.
3. Quyết định tiếp tục triển
khai các hoạt động ứng phó khi đã loại bỏ được tình huống gây mất an toàn hoặc
khi thấy hoạt động ứng phó tiếp tục đem lại hiệu quả.
4. Quyết định kết thúc các hoạt
động ứng phó khi hóa chất độc đã được làm sạch
5. Căn cứ từng tình huống cụ thể
để quyết định việc tạm dừng, tiếp tục triển khai, kết thúc hoạt động ứng phó sự
cố hóa chất độc tại một, nhiều khu vực hay toàn bộ
chiến dịch ứng phó.
Chương IV
KHẮC PHỤC VÀ GIẢI QUYẾT
HẬU QUẢ SỰ CỐ HÓA CHẤT ĐỘC
Điều 19. Xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc
1. Trách nhiệm
xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc
Sở Công Thương
chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức xác định nguyên nhân
sự cố hóa chất độc cấp tỉnh và sự cố hóa chất độc cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh
thuộc phạm vi quản lý.
2. Trong quá
trình xác định nguyên nhân, nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm
thì thông báo cho cơ quan cảnh sát điều tra để phối hợp điều tra.
3. Báo cáo tổng
hợp về xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc phải gửi Ban Chỉ huy phòng
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các cơ quan có liên quan.
Điều 20. Tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở xảy ra sự cố
hóa chất độc để khắc phục tai nạn, sự cố và phục vụ điều tra, xác định nguyên
nhân sự cố hóa chất độc
1. Trong trường
hợp cần thiết, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ
sở xảy ra sự cố hóa chất độc để khắc phục sự cố và phục vụ điều tra, xác định
nguyên nhân sự cố hóa chất độc.
2. Việc tạm
đình chỉ và phục hồi hoạt động trở lại đối với cơ sở xảy ra sự cố hóa chất
độc thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 21.
Xác định thiệt hại do sự cố hóa chất độc gây ra
Thiệt hại do sự
cố hóa chất độc gây ra (gọi tắt là thiệt hại) là tổn thất gây ra đối với người,
tài sản, kinh tế và môi trường gồm có:
1. Tổn thất gây
ra thương tích hoặc tử vong;
2. Tổn thất đối
với tài sản của mọi tổ chức hoặc cá nhân;
3. Tổn thất gây
ra cho môi trường, nuôi trồng thủy sản, du lịch, sinh thái;
4. Chi phí ứng phó do tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố hóa
chất độc;
5. Chi phí để
thực hiện các biện pháp hợp lý nhằm khắc phục lại môi trường, môi sinh;
6. Tổn thất về lợi nhuận do ảnh hưởng của thiệt hại do sự cố hóa chất
độc gây ra.
Điều 22. Xác định trách nhiệm bồi thường
1. Sở Tài
nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên
quan xác định thiệt hại và tham mưu Ủy ban dân dân tỉnh yêu cầu cơ sở gây sự cố
hóa chất độc bồi thường thiệt hại đối với sự cố cấp tỉnh.
2. Cơ sở gây sự
cố hóa chất độc phải chịu trách nhiệm chi trả chi phí ứng phó, bồi
thường thiệt hại và hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết việc bồi
thường thiệt hại.
3. Cơ quan chủ
trì ứng phó sự cố hóa chất độc có trách nhiệm tổng hợp chi phí do tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố hóa chất
độc và yêu cầu bên gây sự cố chi trả.
Điều 23. Sử dụng ngân sách nhà
nước cho các hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc
1. Cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm thanh toán tạm thời chi phí tham gia ứng
phó sự cố hóa chất độc cho các tổ chức, cá nhân được huy động, đồng thời yêu cầu
cơ sở gây ra sự cố hóa chất độc phải hoàn lại các chi phí đã thanh toán.
2. Việc thanh
toán tạm thời chi phí ứng phó sự cố hóa chất độc thực hiện theo Quy chế quản
lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm
họa. Chi phí ứng phó do cơ sở gây ra sự cố hóa chất độc phải hoàn lại nguồn
thanh toán tạm thời.
3. Trường hợp
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu lại được số tiền bồi thường ít
hơn số tiền đã thanh toán tạm thời theo quy định của pháp luật thì ngân
sách nhà nước sẽ thanh toán phần bị thiếu còn lại.
4. Trường hợp
chưa xác định được đối tượng gây ra sự cố hóa chất độc thì ngân sách nhà
nước sẽ thanh toán toàn bộ số tiền đã thanh toán tạm thời cho các hoạt động ứng
phó do cơ quan nhà nước huy động.
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN ĐỐI VỚI SỰ CỐ HÓA CHẤT ĐỘC
Điều 24. Nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương
1. Ban
Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì, tổ chức hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc theo Kế hoạch
phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tỉnh để huy động lực lượng, phương
tiện của tỉnh và của các Sở, ngành trên địa bàn tham gia ứng phó sự cố hóa
chất độc.
2. Các sở, ban,
ngành liên quan và các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội hóa học, Cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát Phòng
chống tội phạm về môi trường đóng quân trên địa bàn tham mưu điều động lực lượng
tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả.
3. Các đơn vị cứu
nạn, cứu hộ, ứng phó sự cố hóa chất độc tham gia vào Kế hoạch phòng ngừa, ứng
phó sự cố hóa chất của tỉnh có trách nhiệm thực hiện các hoạt động phối hợp
cứu nạn, cứu hộ, ứng phó sự cố hóa chất độc khi được huy động.
Điều 25. Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn tỉnh
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc.
2. Chỉ đạo, huy động và điều phối lực lượng, phương tiện của
các Sở, ngành, địa phương, các lực lượng ứng phó sự cố tham gia ứng phó sự cố
hóa chất độc xảy ra theo phân cấp quy định tại Điều 5 Quy chế này.
3. Báo cáo kịp thời về sự cố hóa
chất độc xảy ra trên địa bàn tỉnh; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh công bố tình
trạng sự cố hóa chất độc.
Điều 26. Nhiệm vụ của Sở Công Thương
1. Chủ trì, phối
hợp Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh
hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
2. Xử lý chuyên
môn, nắm tình hình và đặc điểm các hóa chất độc (tràn đổ, rò rỉ, cháy nổ) đề
xuất các biện pháp ngăn chặn tràn đổ, cháy lan và khống chế một cách hiệu quả.
3. Tổ chức
tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục,
giải quyết hậu quả sự cố hóa chất độc.
Điều 27. Nhiệm vụ của Công an tỉnh
1. Phối hợp Ban
Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh
trong công tác xử lý các sự cố hóa chất độc (sự cố cháy, nổ hóa chất độc).
Thông báo và phối hợp với các cơ quan liên quan, nếu cần thiết thì yêu cầu hoặc
huy động theo thẩm quyền đối với lực lượng, phương tiện của cơ quan, tổ chức,
cá nhân để phục vụ công tác chữa cháy.
2. Triển khai các biện pháp đảm
bảo an ninh, trật tự xung quanh khu vực xảy ra sự cố và tổ chức di tản nhân dân
ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng của sự cố hóa chất độc.
3. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện,
trang thiết bị thực hiện ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố hóa chất độc; quyết định các biện pháp chữa cháy ban đầu; sử dụng mọi
biện pháp để cứu người bị nạn, di chuyển tài sản và ngăn chặn cháy lan. Đảm bảo
an toàn cho con người, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về con người
và tài sản.
4. Phối hợp với cơ sở hóa chất độc nắm tình hình, đặc điểm khu vực xảy ra cháy, diễn biến
cháy, đặc điểm kiến trúc xây dựng, giao thông, chất cháy và tổ chức cứu chữa của
lực lượng ứng phó sự cố hóa chất độc tại chỗ.
Điều 28. Nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Phối hợp Ban
Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trong công tác
giải quyết các hậu quả của sự cố hóa chất độc gây ảnh
hưởng lên môi trường.
2. Hướng dẫn cơ sở, địa phương
đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường, xây dựng và thực hiện kế hoạch phục
hồi môi trường do ô nhiễm hóa chất độc.
3. Tuyên truyền, nâng cao nhận
thức cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy
cơ, hiểm họa của sự cố hóa chất độc để bảo vệ môi trường.
Điều 29. Nhiệm vụ của Sở Y tế
1. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện,
thuốc và lực lượng y, bác sĩ cứu chữa người bị nạn.
2. Phối hợp trong điều tra
nguyên nhân xảy ra sự cố hóa chất độc.
Điều 30. Nhiệm vụ của Ban Quản lý các khu công nghiệp
Phối hợp các cơ quan chức năng
tham gia xử lý sự cố hóa chất độc trong các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp.
Điều 31. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị:
Chủ trì, phối hợp các đơn vị
liên quan khi xảy ra sự cố hóa chất độc trên địa bàn
quản lý.
Điều 32.
Trách nhiệm của chủ cơ sở
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch hoặc
Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa
chất, sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố hóa chất độc theo sự
điều động, chỉ huy thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền.
2. Hàng năm phải
có kế hoạch tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng
phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó. Định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần
phải triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố hóa chất độc tại hiện trường.
3. Có kế hoạch
đầu tư trang thiết bị, vật tư để từng bước nâng cao năng lực tự ứng phó cơ sở
theo quy định; tiến hành ký kết thỏa thuận, hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố hóa
chất độc với các cơ quan, đơn vị thích
hợp để triển khai khi có tình huống.
4. Chủ động triển
khai các hoạt động ứng phó, huy động nguồn lực ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy
ra sự cố hóa chất độc.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 33. Khen thưởng
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện
Quy chế này sẽ được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Điều 34. Xử lý vi phạm
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm quy định
tại Quy chế này thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của
pháp luật.
Điều 35. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng
các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; các tổ chức,
cá nhân liên quan có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế này. Những
nội dung không nêu tại Quy chế này được thực hiện theo Quyết định số
26/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc.
2. Giao Sở Công
Thương theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện
Quy chế theo định kỳ 06 (sáu) tháng và hàng năm; chủ trì, phối hợp với các cấp
và các ngành liên quan tổng hợp đánh giá những khó khăn, vướng mắc đề xuất hướng
giải quyết, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong quá trình
triển khai thực hiện, trường hợp có phát sinh khó khăn, vướng mắc các cơ quan,
đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời phản ánh về Sở Công Thương để tổng
hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC LOẠI HÓA CHẤT ĐỘC
(Kèm theo Quy chế hoạt động ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả sự
cố hóa chất độc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tại Quyết định số 2391/QĐ-UBND
ngày 04 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
STT
|
Tên
hóa chất theo tiếng Việt
|
Tên hóa
chất theo tiếng Anh
|
Công
thức hóa học
|
Mã
số CAS
|
Ngưỡng
(kg)
|
1
|
Tepp - tetraetyl pyrophotphat
|
T.E.P.P. (Tetraethyl
pyrophosphate)
|
C8H20O7P2
|
107-49-3
|
100
|
2
|
Tetrametylen disulphotetramin
|
Tetramethylenedisulpho
tetramine
|
C4H8N4O4S2
|
80-12-6
|
1
|
3
|
Lưu huỳnh tetraflorua
|
Sulfur tetrafluoride
(Sulfur fluoride)
|
SF4
|
7783-60-0
|
1.135
|
4
|
Telu hexaflorua
|
Tellurium hexafluorite
|
TeF6
|
7783-80-4
|
1.000
|
5
|
Lưu huỳnh trioxit
|
Sulfur trioxide
|
SO3
|
11/9/7446
|
15.000
|
6
|
Tirpate (2,4-DimetyI-2-
formyl-1,3-dithiolan oxim metylcarbamat)
|
Tirpate(2,4-dimethyl-1,3-dithioIane-2-
carboxaldehydeo-methylcarbamoyloxime)
|
C8H14N2O2S2
|
26419-73-8
|
100
|
7
|
Trietylenemelamin
|
Triethylenemelamine
|
C9H12N6
|
51-18-3
|
10
|
8
|
Tetrametyl silan
|
Tetramethylsilane (Silane,
tetramethyl-)
|
C4H12Si
|
75-76-3
|
4.540
|
9
|
Tert-butyIperoxy pivalat
(>77%)
|
Tert-butylperoxy pivalate
(>77%)
|
C9H18O3
|
927-07-1
|
5.000
|
10
|
Tert-butyl peroxyaxetat
(>70%)
|
Tert-butyl peroxyacetate
(>70%)
|
C6H12O3
|
107-71-1
|
5.000
|
11
|
Thionazin
|
Thionazin
|
C8H13N2O3PS
|
297-97-2
|
100
|
12
|
Tert-butylperoxy isopropyl
carbonat (>80%)
|
Tert-butylperoxy
isopropylcarbonate (>80%)
|
C8H16O4
|
2372-21-6
|
5.000
|
13
|
Titan tetraclorua
|
Titanium tetrachloride
(Titanium chloride (TiCl4) (T-4)-)
|
TiCl4
|
7550-45-0
|
1.135
|
14
|
Tert-butyl peroxy
isobutyrat (>80%)
|
Tert-butyl peroxy isobutyrate
(>80%)
|
C8H16O3
|
109-13-7
|
5.000
|
15
|
Lưu huỳnh diclorua
|
Sulphur dichloride
|
SCl2
|
10545-99-0
|
1.000
|
16
|
Toluen 2,6-diisoxyanat
|
Toluene 2,6-diisocyanate
(Benzene, 1,3-diisocyanato-2-methyl-)1
|
C9H6N2O2
|
91-08-7
|
4.540
|
17
|
Tetranitro metan
|
Tetranitromethane (Methane,
tetranitro-)
|
CN4O8
|
509-14-8
|
4.540
|
18
|
Triclo silan
|
Trichlorosilane (Silane,
trichloro-)
|
SiHCl3
|
10025-78-2
|
4.540
|
19
|
Phot pho vàng
|
Phosphorus
(White, yellow)
|
P4
|
7723-14-0
|
1.000
|
20
|
Amoniac
|
Ammonia (anhydrous)
|
NH3
|
7664-41-7
|
4.540
|
21
|
Carbonyl clorua (photgen)
|
Carbonyl dichloride (phosgene)
|
CCl2O
|
75-44-5
|
300
|
22
|
Clo
|
Chlorine
|
Cl2
|
7782-50-5
|
10.000
|
23
|
Formaldehit (Nồng độ ≥ 90%)
|
Formaldehyde (Conc. > 90 %)
|
CH2O
|
50-00-0
|
5.000
|
24
|
Furan
|
Furan
|
C4H4O
|
110-00-9
|
2.270
|
25
|
Hydro sulfua
|
Hydrogen sulfide
|
H2S
|
6/4/7783
|
4.540
|
26
|
Metanol
|
Methanol
|
CH4O
|
67-56-1
|
500.000
|
27
|
Oxy
|
Oxygen
|
O2
|
7782-44-7
|
200.000
|
28
|
Amoni nitrat (trên 98%)
|
Ammonium nitrate
|
NH4NO3
|
6484-52-2
|
50
|
29
|
Clo dioxit
|
Chlorine dioxide (Chlorine
oxide (ClO2))
|
ClO2
|
10049-04-4
|
454
|
30
|
Flo
|
FIuorine
|
F2
|
7782-41-4
|
10.000
|
31
|
Cloroform
|
ChIoroform (methane,
trichloro-)
|
CHCl3
|
67-66-3
|
9.080
|